You are on page 1of 25

Buổi thảo luận thứ năm: Trách nhiệm dân sự, vi phạm hợp đồng

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra
Nghiên cứu:

- Điều 360 và tiếp theo, Điều 419 BLDS 2015 (Điều 302 và tiếp theo BLDS
2005) và các quy định liên quan khác (nếu có);

- Tình huống: Ông Lại (bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) và bà Nguyễn
thỏa thuận phẫu thuật ngực với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, Thâu nhỏ ngực lại,
Bỏ túi nhỏ vào, Không được đụng đến núm vú. Ba ngày sau phẫu thuật, bà
Nguyễn phát hiện thấy núm vú bên phải sưng lên, đau nhức và đen như than.
Qua 10 ngày, vết mổ hở hết phần vừa cắt chỉ, nhìn thấy cả túi nước đặt bên
trong và ông Lại tiến hành mổ may lại. Được vài ngày thì vết mổ bên tay phải
chữ T lại hở một lỗ bằng ngón tay, nước dịch tuôn ướt đẫm cả người. Sau đó
ông Lại mổ lấy túi nước ra và may lại lỗ hổng và thực tế bà Nguyễn mất núm
vú phải.
Và cho biết:
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt
Nam:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do
hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra cho phía bên kia
tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong pháp luật Việt Nam, các căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ (Điều 351 BLDS 2015).
 Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 BLDS 2015).
 Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 BLDS 2015).
 Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều
357 BLDS 2015).
 Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều
358 BLDS 2015).
 Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 359 BLDS 2015).
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ (Điều 369 BLDS 2015).
Những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Tại Điều 307 BLDS 2005 đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, quy định vừa nêu không đưa ra căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, mà chỉ đề cập đến hai loại trách nhiệm. Đó là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh
thần. BLDS 2005 chưa rõ về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
BLDS 2015 bổ sung thêm Điều 360 với với tiêu đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm nghĩa vụ”, hướng sửa đổi phù hợp với thực tiễn dể giải quyết tranh chấp về
bồi thường thiệt hại.
2. Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn
không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ
chưa? Vì sao?
Theo khoản 3 Điều 33 BLDS 2015 thì trong tình huống trên, không có yếu tố xâm
phạm tới nhân thân của bà Nguyễn, vì khi ông Lại phẫu thuật cho bà, đã có sự đồng ý của
bà và làm theo ý muốn của bà. Cho nên nếu muốn xét về xâm phạm tới yếu tố nhân thân
trong tình huống trên là không có căn cứ.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ, ông Lại
đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, trong thỏa thuận 2 người thì bà Nguyễn
yêu cầu không được đụng đến núm vú, sau nhiều lần tiến hành phẫu thuật lại thì ông Lại
đã làm mất núm vú của bà Nguyễn, theo đó tại Điều 360 BLDS 2015 quy định: “Trường
hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”, như vậy đã đủ
căn cứ để ông Lại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn.

3. Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây
ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Dựa vào khoản 2 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật
chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”.
Như vậy để xác định những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được
bồi thường thì cần phải xác định căn cứ sau:
 Có hành vi vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý nên trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng và áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm đó. Hành vi vi phạm hợp
đồng có thể là hành động hoặc không hành động.
 Có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại được coi là yếu tố bắt buộc và tiền đề để quyết
định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không. Thiệt hại trong vi phạm
hợp đồng được hiểu là thiệt hại về vật chất. Có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp và
việc xác định thiệt hại là điều vô cùng quan trọng.
 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra: giữa
hai yếu tố này phải có mối liên hệ nội tại, tất yếu trong đó hành vi vi phạm trên thực tế
phải là nguyên nhân gây ra hậu quả. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra
do nguyên nhân khác thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm
hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
BLDS 2015 cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm
hợp đồng vì theo Điều 361 BLDS 2015 quy định thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tại khoản
1: “Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần”
và theo Điều 419 quy định thiệt hại bồi thường do vi phạm tại khoản 3: “Theo yêu cầu
của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh
thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ
việc”.
5. Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần
không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo BLDS 2015 tại khoản 3 Điều 361: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần
do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân
thân khác của một chủ thể” và theo khoản 3 Điều 419 “Theo yêu cầu của người có quyền,
Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có
quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc"; mà trong
tình huống trên rõ ràng ông Lại đã vi phạm yêu cầu của bà Nguyễn được ghi trong hợp
đồng phẫu thuật thẩm mỹ, làm mất núm vú phải của bà Nguyễn, bị hở viết mổ bằng ngón
tay thấy cả túi nước bên trong, phải tiến hành mổ lại may lại, ảnh hưởng đến sức khỏe,
thân thể của bà Nguyễn. Vì thế bà Nguyễn sẽ được bồi thường tổn thất về tinh thần nếu
có yêu cầu.
VẤN ĐỀ 2: Phạt vi phạm hợp đồng

Tóm tắt Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Toà án nhân dân
TP.HCM.

Nguyên đơn: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt (Hóc Môn –
TP.HCM)

Bị đơn: Công ty TNHH Tường Long (Tân Phú – TP.HCM)

Nguyên đơn trình bày: Công ty Tân Việt và Công ty Tường Long ký Hợp đồng số 01-
10/TL-TV ngày 01/10/2010 và phụ lục ngày 07/10/2010 để mua vài thành phẩm:

- Tên hàng: Vải thành phẩm


- Đơn giá: 38.000đ/m cho 2000m và 38.800đ/m cho 33.000m còn lại với tổng số
lượng 35.000m
- Trị giá: 1.356.400.000đ
- Giao hàng: Từ ngày 31/10 đến 01/11/2010 giao 2.000m vải mẫu. Nếu được chấp
nhận sẽ giao tiếp;

Từ 08-10/11/2010 giao 10.000m.

Từ 17-22/11/2010 giao 10.000m.

Từ 29/11 – 05/12/2010 giao phần còn lại.

Thanh toán: Công ty Tân Việt trả trước 30% đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, 40% giá trị
khi Công ty Tường Long giao hoàn tất, 30% còn lại thanh toán trong 30 ngày kể từ ngày
thanh toán cuối cùng.

Ngày 19/10/2010 Công ty Tân Việt thanh toán trước 30% giá trị là 406.920.000đ.

Ngày 12/11/2010 Công ty Tường Long giao lô đầu số lượng 16933m là 70.779.940đ
(gồm VAT).

Công ty Tường Long gửi công văn đến Công ty Tân Việt yêu cầu tăng giá lên
62.500đ/m. Công ty Tân Việt gửi công văn phản hồi không chấp nhận.

Ngày 03/12/2010 Công ty Tường Long có thông báo số 04/PC-TL gửi Công ty Tân
Việt về việc hủy bỏ Hợp đồng kinh tế.

Ngày 08/12/2010 Công ty Tường Long trừ số tiền đã giao (70.779.940đ) và hoàn trả
số tiền 336.140.060đ cho Công ty Tân Việt.

Ngày 07/10/2011 hai công ty trên đã có biên bản thương lượng việc hủy bỏ hợp đồng
nhưng không thành.

Do Công ty Tường Long đã vi phạm tự ý hủy Hợp đồng kinh tế. Nay Công ty Tân Việt
yêu cầu Công ty Tường Long thanh toán 509.769.640đ gồm:

- Tiền phạt cọc: 406.920.000đ.


- Tiền phạt hợp đồng đối với hàng chưa giao (8%) 102.849.604đ.

Bị đơn trình bày:

Xác nhận ngày 12/11/2010 Công ty Tường Long giao lô hàng đầu với số lượng
16933m thành tiền 70.779.940đ (gồm VAT).

Sau khi hủy hợp đồng, ngày 08/12/2010 Công ty Tường Long đã trừ số tiền hàng đã
giao và hoàn trả cho Công ty Tân Việt số tiền còn lại là 336.140.060đ (406.920.000đ –
70.779.940đ).

Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam.

Công ty TNHH Thương mại Hà Việt (Nguyên đơn) và Công ty TNHH Thương mại
Shanghai CJS International (Bị đơn) đã ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số FK-JSC
02/2006 vào ngày 13/09/2006. Theo Hợp dồng, bị đơn có nghĩa vụ xếp hàng trước ngày
20/10/2006, nhưng đến ngày 20/10/2006, bị đơn vẫn chưa thực hiện việc xếp hàng.
Trong ngày 20/10/2006 ông Jung có gửi email yêu cầu tăng giá nhưng nguyên đơn
không chấp nhận. Ngày 27/10/2006 nguyên đơn nhận được email hủy Hợp đồng từ ông
Michael Jung-Giám đốc điều hành công ty Fako International (Người bán gián tiếp).
Nguyên đơn cho rằng, bị đơn đã không thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng dẫn
đến phá vỡ Hợp đồng, gây thiệt hại và tổn thất cho phía nguyên đơn. Do vậy nguyên đơn
đã khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

1. Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về phạt vi phạm hợp
đồng.

Về mức phạt vi phạm, tại khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 quy định:

“2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”.

Và tại khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 quy định:


“2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác”.

BLDS 2015 có bổ sung quy định về mức phạt vi phạm trong trường hợp “luật liên
quan có quy định” ngoài trường hợp các bên thỏa thuận so với BLDS 2005. BLDS 2015
bổ sung quy định trên bởi lẽ hiện nay vẫn có luật quy định khác về mức phạt như Luật
xây dựng (12%), Luật thương mại (8%) có quy định về mức phạt tối đa (các bên không
được hoàn toàn tự do thỏa thuận).

-Tại khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 quy định:

“3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.

Và theo khoản 3 Điều 418 BLDS 2015:

“3. Các bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc
vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải chịu phạt vi phạm”.

BLDS 2015 đã bỏ đi quy định “nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường
thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” của BLDS 2005, quy định này được bỏ đi
vì đây là vấn đề bồi thường thiệt hại và đã có quy định khác điều chỉnh (Điều 13 và Điều
360 BLDS 2015).
Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS 2015 vẫn theo
hướng nếu không có thỏa thuận cụ thể về việc kết hợp hai chế tài này thì thỏa thuận phạt
vi phạm loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có thỏa thuận về phạt vi phạm mà
không có thỏa thuận về sự kết hợp thì chỉ áp dụng phạt vi phạm).

 Đối với vụ việc thứ nhất:


2. Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng?
- Về đối tượng thực hiện: là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên.
- Về hình thức: đều được lập thành văn bản.
- Về hậu quả pháp lý: bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm hoặc
phạt cọc), và không căn cứ vào thiệt hại thực tế.
3. Khoản tiền trả trước 30% được Toà án xác định là tiền đặt cọc hay là nội
dung của phạt vi phạm hợp đồng?
- Khoản tiền trả trước 30% được Toà án xác định là tiền đặt cọc.
- Đoạn trong bản án cho thấy:
“Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010
các bên đã thỏa thuận: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua (Công ty Tân Việt) phải thanh
toán trước cho bên bán (Công ty Tường Long) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc,
40% giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên Công ty Tường Long giao hàng hoàn
tất, 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng. Do
vậy số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị đơn hàng (406.920.000) được xác định là tiền
đặt cọc.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án liên quan đến khoản
tiền trả trước 30%?

Theo quan điểm của em thì cách giải quyết của Toà án là chưa hợp lí và thiếu sự
thống nhất trong cách giải quyết.

Về khoản tiền trả trước 30%, Toà án đã căn cứ theo khoản 7 Điều 292 Luật Thương
mại và Điều 358 BLDS 2005 (khoản 2 Điều 328 BLDS 2015) để xác định đây là tiền đặt
cọc. Khoản tiền trên được dùng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, sau
đó Toà án nhận định rằng phía bị đơn đã không từ chối thực hiện hợp đồng mà hai bên đã
đi vào thực hiện hợp đồng cho nên khoản tiền 30% được xác định là khoản tiền dùng để
thanh toán cho đợt giao hàng lần thứ nhất. Theo hai bên thỏa thuận thì sau khi ký hợp
đồng, Công ty Tân Việt (bên mua) phải thanh toán trước cho Công ty Tường Long (bên
bán) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc. Do đó theo quy định tại khoản 2 Điều 358
BLDS 2005 (Điều 328 BLDS 2015) thì số tiền 30% trên thuộc về bên bán khi bên mua từ
chối thực hiện hợp đồng nhưng trên thực tế thì hai bên đã đi vào thực hiện hợp đồng nên
khoản tiền trên phải được trả lại cho bên mua (Công ty Tân Việt) chứ không được dùng
vào việc thanh toán cho giá trị đơn hàng thứ nhất.

Như vậy, cách giải quyết như trên của Toà án đã làm cho quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên đơn không được đảm bảo.

 Đối với vụ việc thứ hai:


5. Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn
như thế nào?

Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn ở mức
8% giá trị hợp đồng theo Điều 301 Luật Thương mại 2005. Do vậy mức phạt thỏa thuận
của hai bên 30% giá trị hợp đồng là không phù hợp và điều kiện này vô hiệu phần mức
phạt hợp đồng cao hơn 8% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài còn nhận định thêm nếu các bên đã có thỏa thuận về
mức bồi thường thiệt hại thực tế tối đa là 30% tổng giá trị hợp đồng thì có thể xem xét
bồi thường thiệt hại thực tế cho Nguyên đơn, tổng mức bồi thường và phạt vi phạm
không cao quá 30% giá trị hợp đồng (theo Điều 301 Luật Thương mại 2005).

6. So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục
không? Vì sao?

So với văn bản, mức phạt vi phạm trong Quyết định là thuyết phục.
Trước hết, Toà án đã căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định
về “mức phạt vi phạm”. Vì mức thỏa thuận cao hơn nên Toà áp dụng mức phạt 8% giá trị
của hợp đồng là phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho bên vi phạm. Mặc dù khoản 2 Điều 422
BLDS 2005 (khoản 2 Điều 418 BLDS 2015) có quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên
quy định” nhưng mức phạt như trong thỏa thuận là quá cao. Quy định về mức phạt trong
Bộ luật dân sự để cho thấy các bên được tự do về mức phạt còn việc dẫn Luật Thương
mại cho thấy các bên bị giới hạn trong việc định đoạt mức phạt. Vì vậy, Luật Thương mại
sẽ được ưu tiên hơn.

Vậy, theo Luật Thương mại thì mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định là đúng
pháp luật, thuyết phục. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 (khoản 2
Điều 418 BLDS 2015) quy định thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
“Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận” thì Quyết định trên lại trái với quy định trong
Bộ luật dân sự.

7. Trong pháp luật dân sự và pháp luật Thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có
được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về
vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong pháp luật dân sự, phạt vi phạm hợp đồng không được kết hợp với bồi thường
thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về
việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc
vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải chịu phạt vi phạm”. Như vậy, theo BLDS thì phạt vi phạm hợp đồng chỉ được kết
hợp với bồi thường thiệt hại khi các bên có thỏa thuận về vấn đề này.
Theo pháp luật thương mại thì căn cứ theo khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại 2005
sửa đổi, bổ sung: “2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm
có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
Luật này có quy định khác.” Như vậy, theo Luật Thương mại thì có thể kết hợp phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

8. Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường
thiệt hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm được kết hợp với bồi thường thiệt hại.

Đoạn của Quyết định trọng tài: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại cũng quy định
ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế. Do
các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị Hợp
đồng,nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho Bị đơn. HĐTP cho
rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế cho Nguyên đơn, song tổng mức bồi thường
thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng”.

9. Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do không
thực hiện đúng hợp đồng.

Điểm giống:

- Là biện pháp chế tài mà luật dân sự quy định để áp dụng cho các trường hợp vi
phạm hợp đồng.

- Cơ sở để áp dụng hai biện pháp này là phải có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế
và phải có lỗi của bên vi phạm.

- Mục đích chung của việc quy định cũng như áp dụng biện pháp này là nhằm ngăn
ngừa sự vi phạm hợp đồng.

Tiêu chí Phạt vi phạm hợp đồng Bồi thường thiệt hại do không thực
hiện đúng hợp đồng
Cơ sở áp Phải có sự thỏa thuận của Không cần có sự thỏa thuận.
dụng các chủ thể về việc áp dụng Biện pháp này sẽ được áp dụng khi có
biện pháp phạt hợp đồng. hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho
Không cần có thiệt hại do chủ thể bị vi phạm trên thực tế.
hành vi vi phạm cũng có
thể áp dụng.
Mục đích Ngăn ngừa vi phạm. Khắc phục hậu quả thiệt hại do vi
chủ yếu phạm.
Mức độ thiệt Do thỏa thuận của các bên. Tùy theo mức độ thiệt hại. Thiệt hại
hại về vật Tối đa không quá 5% - 8% được tính bao gồm cả thiệt hại thực tế
chất của giá trị phần hợp đồng bị vi và trực tiếp do hành vi vi phạm hợp
người bị áp phạm. đồng gây ra, những khoản lợi mà
dụng người bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi phạm.

10. Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có
bị giới hạn không? Vì sao?

Theo văn bản, khoản tiền kết hợp phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại là
không giới hạn do việc phạt kết hợp này là do cả hai bên thỏa thuận. Các chủ thể tự do
thỏa thuận các điều khoản về phạt kết hợp sao cho phù hợp với lợi ích các bên chứ Nhà
nước không can thiệp vào việc này. Nếu không có thỏa thuận thì chỉ có thể phạt vi phạm.
Vì trong trường hợp này, giải pháp này sẽ bộc lộ nhược điểm đối với các thiệt hại lớn hơn
mức phạt mà các bên thảo thuận thì bên bị vi phạm sẽ phải chịu lỗ.

11. Trong Quyết định của Trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi
thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh chị về giải pháp trong
Quyết định về vấn đề này?
Theo Quyết định của Trọng tài khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường
thiệt hại thì bị giới hạn vì trong Quyết định có đoạn: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương
mại 2005 cũng quy định ngoài mức phạt như trên bên thiệt hại có quyền đòi bồi thường
thiệt hại thực tế. Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa 30% tổng
giá trị hợp đồng nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn.
HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế”

Theo hướng giải quyết của HĐTT thì khá hợp lý vì theo Điều 301 Luật Thương mại
2005 quy định phạt vi phạm tối đa 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm còn
HĐTT cho rằng mức phạt vi phạm tối đa 8% tổng giá trị hợp đồng. Còn theo Điều 418 về
thỏa thuận phạt vi phạm trong BLDS 2015 thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng. Như vậy HĐTT tôn trọng quyết định thỏa thuận của các bên là tổng mức
phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại là không quá 30% do các bên thỏa thuận. Vì theo
BLDS năm 2015 không quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại mà chỉ để cho các bên
tự do thoải mái thỏa thuận với nhau và HĐTT đã làm đúng theo quy định của BLDS.

12. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền giảm mức phạt vi
phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.

Tòa án có thể căn cứ theo quy định của Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 “Mức
phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do
các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này” để giảm mức phạt xuống
còn 8% đối với bên vi phạm. Vì quy định về mức phạt ở khoản 2 Điều 418 BLDS 2015
đã bổ sung thêm “trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” cho nên bên vi phạm
và bên bị vi phạm ngoài thỏa thuận mức phạt trên hợp đồng vẫn có thể căn cứ theo các
điều khoản mà bộ luật liên quan đang có quy định hiện hành khác.Ngoài ra, Tòa án còn
có thể xem các thỏa thuận mức phạt trên 8% là thỏa thuận vô hiệu, vì vậy khi giải quyết
tranh chấp về yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, không chấp nhận yêu cầu này bởi vì xem
như hai bên không có thỏa thuận.
VẤN ĐỀ 3: Sự kiện bất khả kháng
Nghiên cứu:

- Điều 156 và Điều 351 BLDS 2015 (Điều 161, 302 và 546 BLDS 2005); Điều 292
Luật thương mại sửa đổi và các quy định khác liên quan (nếu có).
- Tình huống sau: Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy. Anh
Văn có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình.
Trên đường vận chuyển, tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng toàn bộ.

Đọc:

- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 24;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb.Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2018(xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 196-198;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
1. Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên
có thể thoả thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu
rõ cơ sở khi trả lời.

Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung này tại Điều 156 “Sự kiện bất khả kháng là
sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Điều kiện để một sự kiến coi là bất khả kháng.

Theo quy định này, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố:
Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có
hành vi vi phạm hợp đồng.

Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được tại thời điểm
giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi
vi phạm.

Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép.

Như vậy, trong quan hệ dân sự, bên có hành vi gây ra thiệt không phải bồi thường
thiệt hại trong mọi trường hợp. Đối với những hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng
xảy ra, bên có lỗi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 294 Luật Thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm
trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy
định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên
vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.

Luật không quy định cấm việc thỏa thuận trong trường hợp bất khả kháng giữa các
bên, vậy nên các bên có quyền thỏa thuận riêng đối với trường hợp bất khả kháng.

2. Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện do sự kiện
bất khả kháng trong BLDS và Luật Thương mại sửa đổi.

Hệ quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng.

Như đã trình bày ở trên, ngoại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, BLDS 2015
không quy định rõ những loại trách nhiệm nào mà bên vi phạm không phải chịu. Trong
khi đó, Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) quy định rộng hơn về vấn đề này và
miễn trách nhiệm của bên vi phạm đối với hầu hết các biện pháp khắc phục, bao gồm bồi
thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt hợp đồng.
Dựa trên các quy định của pháp luật về hợp đồng và thông lệ thị trường, trong trường
hợp vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục liên
quan đến trách nhiệm tài chính và không liên quan đến trách nhiệm tài chính. Các biện
pháp khắc phục liên quan đến trách nhiệm tài chính bao gồm: (i) bồi thường thiệt hại, (ii)
phạt vi phạm, (iii) lãi chậm trả, (iv) tiền thanh toán trước, (v) yêu cầu mọi khoản thanh
toán chưa đến hạn phải đến hạn và thanh toán, (vi) bù trừ nghĩa vụ và (vii) yêu cầu thanh
toán đối với các khoản thanh toán khác. Biện pháp khắc phục không liên quan đến trách
nhiệm tài chính bao gồm: (i) buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, (ii) tạm ngừng thực hiện
hợp đồng, (iii) hủy bỏ hợp đồng và (iv) đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do BLDS 2015
và LTM 2005 liệt kê cụ thể một số biện pháp khắc phục được miễn không áp dụng khi có
sự kiện bất khả kháng như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng, vậy nên có cơ sở pháp lý rõ
ràng để miễn không áp dụng các biện pháp khắc phục này. Tuy nhiên, việc miễn không
áp dụng các biện pháp khắc phục không được liệt kê cụ thể tại BLDS 2015 và LTM 2005
lại kém rõ ràng hơn. Theo chúng tôi, có lẽ nên hiểu là nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng,
về lý thuyết, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm với tất cả
các biện pháp khắc phục được quy định trong pháp luật về hợp đồng. Do vậy, nếu các
bên muốn miễn trừ trách nhiệm đối với các biện pháp khắc phục khác (ngoài các biện
pháp được liệt kê cụ thể tại BLDS 2015 và LTM 2005), các bên cần quy định cụ thể về
vấn đề này trong hợp đồng.

3. Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều
kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên

Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố:

Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có
hành vi vi phạm hợp đồng.
Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được tại thời điểm
giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi
vi phạm.

Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép.

Căn cứ vào đó ta xác định đây là trường hợp bất khả kháng, cụ thể:

 Việc tàu bị gió nhấn chìm là sự kiện khách quan, nằm ngoài khả năng của anh
Văn.
 Anh Văn nhận giao hàng nhưng không lường trước được tàu bị chìm.
 Hàng hóa đã hư hỏng toàn bộ, không thể khắc phục được.

4. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho
anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong trường hợp có thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng, ta căn cứ vào thỏa thuận để
xử lý.

Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2
Điều 351 BLDS 2015, cụ thể: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa
vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Do vậy anh Văn không phải chịu bồi
thường nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi
thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty
bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản
và thực tiễn xét xử.

Căn cứ vào Điều 580 BLDS 2005 về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
“1. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả
thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên
mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại
mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc
theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định này, nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa
thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn được yêu cầu Công ty
bảo hiểm thanh toán khoản tiền này.

Tuy vậy, thực tiễn xét xử vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau. Cụ thể được
nêu tại hai bản án:

+ Tại bản án 110/2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh:

Anh Lê Văn Khen nhận chở thuê hàng bằng đường thủy. Anh Khen có mua bảo hiểm
thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba của Công ty Bảo Việt cho việc
vận chuyển bằng tàu của mình. Trên đường vận chuyển, tàu bị gió lốc nhấn chìm và gây
thiệt hại đến tài sản hàng hóa. Trong hợp đồng nhận chuyển hàng, anh Khen thỏa thuận
chịu trách nhiệm trường hợp này và đã bồi thường cho chủ hàng anh chở thuê số tiền
40.950.000 đồng. Tại bán án này, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh khẳng định việc gây
thiệt hại cho các chủ hàng là do hiện tượng bất khả kháng. Trong vụ tai nạn trên, sau khi
sự việc xảy ra anh Khen có thông báo cho Bảo Việt biết và cung cấp thông tin yêu cầu
Công ty Bảo Việt hoàn lại cho anh số tiền anh đã bồi thường. Nhưng theo Tòa, anh Khen
mặc dù đã nhận được thông tin từ Công ty Bảo Việt nhưng anh Khen tự nguyện bồi
thường (trái với quy định của pháp luật và quy tắc bảo hiểm) nên anh phải tự chịu trách
nhiệm.

+ Tại Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/5/2003 của Toà dân sự TANDTC:

Ông Khóm nhận chuyển 2.600 con vịt cho ông Điền và ông Trình bằng tàu của mình.
Ông Khóm tham gia bảo hiểm dân sự của chủ tàu và trong hợp đồng có nêu rõ điều kiện
bảo hiểm dân sự của chủ tàu, thuyền. Theo phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì Bảo Việt
nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu,
thuyền được bảo hiểm. Trên đường vận chuyển, do mưa gió to, nước chảy mạnh, tàu va
vào chân cầu bị chìm làm tổn thất trị giá đến 79.100.000 đồng số tiền vịt. Vì ông Khóm
thỏa thuận trong hợp đồng với ông Trình ông Điền nên đã bồi thường số tiền trên. Nay
ông Khóm yêu cầu Bảo Việt hoàn trả ông số tiền nói trên. Về vụ việc trên, theo Tòa vì
các bên có nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm nói trên và theo Điều 546 BLDS 2005 vẫn
cho phép người vận chuyển và bên thuê vận chuyển được thỏa thuận về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp bất khả kháng. Do đó, thỏa thuận giữa ông
Khóm và ông Trình, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo
Việt An Giang, Công ty Bảo Việt phải có trách nhiệm bảo hiểm cho ông Khóm.

Thiết nghĩ, để uy tín trong các quan hệ tương tự như trên, tốt hơn hết các bên nên nêu
rõ trong hợp đồng bảo hiểm là có hay không bảo hiểm trong trường hợp thiệt hại do sự
kiện bất khả kháng.

VẤN ĐỀ 4: Tìm kiếm bản án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán

Mỗi nhóm tìm ít nhất 01 bản án (quyết định) của Tòa án liên quan đến việc chậm
thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà Tòa án đã áp dụng BLDS 2015.

Cho biết suy nghĩ của nhóm về hướng giải quyết của Tòa án trong bản án (quyết
định) liên quan đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà nhóm đã tìm thấy.

Bản án liên quan đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Bản án
74/2018/DS_PT ngày 11/08/2018 về tranh chấp hợp đồng vay và yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ trả tiền.

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau là hợp lý. Vì theo Tòa sơ thầm đã
xác định sai lãi suất khi tính tiền lãi gây tổn thất về lợi ích cho bị đơn và Tòa phúc thẩm
đã xác định đúng mức lãi suất nên có vào thời điểm đó, tức là 9,0%/năm tương đương
0,75%/tháng. Theo đó số tiền bị đơn phải trả cả vốn lẫn lãi là 517.642.000 đồng.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU


BẢN ÁN 74/2018/DS-PT NGÀY 11/04/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY
VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN
Ngày 11 tháng 4 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm
công khai vụ án dân sự thụ lý số: 16/2018/TLPT- DS ngày 07 tháng 02 năm 2018 về việc
tranh chấp hợp đồng vay và thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 01/2018/DS-ST ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tòa án
nhân dân thành phố C bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 39/2018/QĐXXPT-DS ngày 26
tháng 02 năm 2018 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Phạm Văn B, sinh năm 1957.
Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1963.
Cùng cư trú tại: Số nhà X, L, khóm Y, phường Z, thành phố C, tỉnh Cà Mau.
Người đại diện theo ủy quyền của ông B và bà H: Ông Trương Minh K , sinh năm
1965 (Có mặt). Địa chỉ cư trú tại: Số nhà A, đường G, khóm X, phường Z, thành phố C ,
tỉnh Cà Mau. (Có mặt)
- Bị đơn: Ông Lý Hữu Qu (X), sinh năm 1965 (có mặt)
Bà Trần Lệ T, sinh năm 1971 (vắng mặt).
Cùng cư trú tại: Số X, đường N, Khóm X, Phường Y, thành phố C , tỉnh Cà Mau.
- Người kháng cáo:
1. Ông Trương Minh K là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Phạm
Văn B và bà Nguyễn Thị H.
2. Bị đơn là ông Lý Hữu Qu, bà Trần Lệ T.
- Viện kiểm sát kháng nghị: Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C, tỉnh Cà Mau.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Ông Trương Minh K là người đại diện theo ủy quyền của ông Phạm Văn B và bà
Nguyễn Thị H trình bày: Ông B và bà NguyễnThị H có chuyển nhượng diện tích đất
4.309m2 cho ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T với giá 330.000.000 đồng vào ngày
21/6/2012, ông Qu thanh toán 130.000.000 đồng và còn nợ lại 200.000.000
đồng. Đến ngày 23/9/2015 ông Qu làm biên nhận nợ Ông B 200.000.000 đồng và cam
kết hàng tháng đóng lãi cho Ông B theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Ngày 29/01/2016
ông Qu tiếp tục vay của Ông B số tiền 200.000.000 đồng với lãi suất thỏa thuận
2%/tháng, hẹn không quá 01 năm trả nhưng sau đó ông Qu không thanh toán tiền vốn và
lãi. Nay ông B, bà H yêu cầu ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T trả tiền mua đất còn nợ
200.000.000 đồng và tiền lãi 2%/tháng từ 23/9/2015 đến nay là 104.000.000 đồng
và khoản tiền vay 200.000.000 đồng, cùng với tiền lãi 2%/tháng từ ngày 29/01/2016 đến
nay là 84.000.000 đồng. Tổng cộng hai khoản là 588.000.000 đồng (trong đó tiền
vốn 400.000.000 đồng và lãi 188.000.000 đồng). Ông Ký thừa nhận đã qua ông B và
bà H có nhận của ông Qu tổng số tiền lãi là 122.000.000 đồng.
Ông Lý Hữu Qu trình bày: Trước đây ông có mua của ông Phạm Văn B và bà
Nguyễn Thị H một phần đất và còn nợ lại ông B và bà H   200.000.000 đồng, ông có làm
biên nhận nợ ngày 23/9/2015 cho Ông B và thỏa thuận trả lãi theo lãi suất Ngân hàng.
Sau đó, ông có vay thêm của ông B, bà H 200.000.000 đồng, lãi suất thỏa thuận
2%/tháng, ông có làm biên nhận ngày 29/01/2016 cho ông B. Đã qua vợ chồng ông đã
thanh toán cho ông B, bà H 50.000.000 đồng vốn của số tiền vay ngày 29/01/2016, nên
hiện nay ông thừa nhận còn nợ ông B, bà H số tiền mua đất là 200.000.000 đồng và tiền
vay là 150.000.000 đồng, tổng cộng vốn còn nợ là 350.000.000 đồng. Đối với tiền lãi ông
đã nộp lãi đủ từ khi làm biên nhận đến tháng 8/2017, số nợ tiền nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, ông đã thanh toán tiền lãi cho ông B, bà H mỗi tháng 1.500.000 đồng
và số tiền vay ông thanh toán tiền lãi mỗi tháng 4.000.000 đồng. Nay ông chỉ chấp nhận
trả lãi từ tháng 8/2017 đến khi xét xử sơ thẩm.
Bà Trần Lệ T trình bày: Bà thống nhất với lời trình bày của chồng bà là ông Lý Hữu
Qu, ngoài ra bà xác định hàng tháng vợ chồng bà có thanh toán tiền lãi đầy đủ cho ông B,
bà H, hiện chỉ còn nợ lãi từ tháng 8/2017 đến nay. Ngoài ra vợ chồng bà đã thanh toán
tiền vốn cho khoản vay được 50.000.000 đồng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 01/2018/DS-ST ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tòa
án nhân dân thành phố C quyết định:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị H.
Buộc ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T hoàn trả cho ông Phạm Văn B và bà Nguyễn
Thị H số tiền 398.847.998 đồng.
2. Không chấp nhận yêu cầu của ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị H yêu cầu ông
Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T trả số tiền lãi là 188.000.000 đồng.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về lãi suất chậm trả, án phí và quyền kháng cáo của
các đương sự.
Ngày 15/01/2018 ông Trương Minh K  là người đại diện theo ủy quyền của nguyên
đơn có đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm, đến
ngày 22/02/2018 ông Ký có yêu cầu kháng cáo bổ sung, yêu cầu tính lãi của số tiền ông
Qu và bà T nợ tiền mua đất 200.000.000 đồng, tính lãi từ khi hai bên ký hợp đồng chuyển
nhượng đất là ngày 21/6/2012 với lãi suất 2%/tháng và số tiền vay 200.000.000 đồng
ngày 29/01/2016 với lãi suất 2%/tháng. Tổng cộng vốn và lãi là 702.000.000 đồng,
đối trừ với số tiền ông Qu trả lãi tổng cộng 122.000.000 đồng, còn lại yêu cầu trả
580.080.000 đồng.
Ngày 15/01/2018 bị đơn ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T có đơn kháng cáo yêu cầu
điều chỉnh số tiền 200.000.000 đồng nợ tiền mua đất tính với lãi suất 0,75%/tháng và số
tiền vay 200.000.000 đồng tính lãi suất 2%/tháng, thời gian tính lãi tính từ ngày làm biên
nhận đến tháng 8/2017. Đối trừ với số tiền đã trả 50.000.000 đồng vốn và số tiền lãi đã
trả.
Ngày 25/01/2018 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C có Quyết định kháng nghị số
02/QĐKNPT-VKS-DS ngày 25/01/2018 kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng sửa một
phần bản án sơ thẩm. Buộc ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T trả cho ông Phạm Văn B, bà
Nguyễn Thị H số tiền là 352.801.999 đồng và điều chỉnh lại phần án phí đương sự phải
chịu theo luật định.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông K, ông Qu, bà T giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau vẫn giữ nguyên Quyết định kháng nghị
số 02/QĐKNPT-VKS-DS ngày 25/01/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau tham gia phiên toà phát biểu: Về tố
tụng, Thẩm phán và Hội đồng xét xử tiến hành đúng theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự và các đương sự thực hiện đúng với quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định.
Về nội dung, đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố
C.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Xét yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả tiền bị đơn nợ tiền
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 200.000.000 đồng vào ngày 26/01/2012 và
tính lãi suất 2%/tháng tính từ ngày 26/01/2012 đến ngày 26/01/2018.
Hội đồng xét xử xét thấy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên
đơn và bị đơn được lập ngày 26/01/2012 với giá chuyển nhượng 330.000.000 đồng. Tại
hồ sơ và tại phiên tòa, nguyên đơn và bị đơn thừa nhận bị đơn đã trả cho nguyên đơn
được 130.000.000 đồng, bị đơn còn nợ lại nguyên đơn 200.000.000 đồng. Đến ngày
23/9/2015 ông Qu đã làm biên nhận nợ cho ông B.
Tại hồ sơ thể hiện một biên nhận nợ vào ngày 23/9/2015 (BL 03) do
nguyên đơn cung cấp. Ông Qu thừa nhận đã viết và ký tên vào biên nhận nợ
ngày 23/9/2015, biên nhận thể hiện hàng tháng ông Qu đóng lãi cho ông B theo lãi suất
Nhà nước. Tại hồ sơ và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn cũng
thừa nhận số tiền nợ 200.000.000 đồng được ông Qu làm biên nhận ngày 23/9/2015 mỗi
tháng ông Qu nộp lãi cho nguyên đơn là 1.500.000 đồng.
Như vậy mức lãi suất mà nguyên đơn thống nhất cho ông Qu trả hàng tháng là 0,75%/
tháng tương đương với 9%/năm. Mức lãi suất này phù hợp với mức lãi suất do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Do đó, hiện nay nguyên đơn yêu cầu tính lãi theo
mức lãi 2%/tháng là không có cơ sở.
Xét thấy, bản án sơ thẩm tính lãi suất theo mức lãi suất 20%/năm theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015 là không phù hợp, vì thời điểm các bên thỏa thuận việc vay
và trả theo lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm các bên làm biên nhận
nhưng tại thời điểm các bên thỏa thuận về lãi suất là trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015
có hiệu lực. Do đó, mức lãi suất được tính tại thời điểm ông Qu làm biên nhận cho Ông B
là 9%/năm là phù hợp.
Về thời gian tính lãi, nguyên đơn kháng cáo yêu cầu tính lãi từ ngày 26/01/2012 đến
ngày 26/01/2018. Hội đồng xét xử xét thấy: Tại đơn khởi kiện và tại phiên tòa sơ thẩm,
nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lãi từ ngày ông Qu làm biên nhận là ngày 23/9/2015 đến
ngày xét xử sơ thẩm. Do đó cấp sơ thẩm đã tính lãi cho ông Qu từ ngày 23/9/2015 đến
ngày xét xử sơ thẩm là ngày 02/01/2018 là phù hợp. Tuy nhiên thời gian từ ngày
23/9/2015 đến ngày 02/01/2018 là 27 tháng 9 ngày, nhưng cấp sơ thẩm tính là 25 tháng 9
ngày là không chính xác. Vì vậy, cần điều chỉnh lại thời gian tính lãi cho phù hợp. Cụ thể
200.000.000 đồng x 0,75%/tháng 27 tháng 9 ngày = 40.950.000 đồng.
Số tiền lãi từ ngày 26/01/2012 đến ngày 23/9/2015 do nguyên đơn không yêu cầu, cấp
sơ thẩm không giải quyết nên cấp phúc thẩm không xem xét yêu cầu kháng cáo này của
nguyên đơn.
Đối với yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn về số tiền lãi của số tiền vay 200.000.000
đồng vào ngày 29/01/2016, nguyên đơn cho rằng nếu tính lãi đến ngày 29/01/2018 là 24
tháng và yêu cầu tính lãi theo mức lãi suất 2%/ tháng.
Hội đồng xét xử xét thấy, ông Qu làm biên nhận vay tiền của nguyên
đơn 200.000.000 đồng vào ngày 29/01/2016, nếu tính lãi đến ngày xét xử sơ thẩm là ngày
02/01/2018 là 23 tháng 3 ngày nhưng cấp sơ thẩm tính 11 tháng 3 ngày là không chính
xác, do đó cần điều chỉnh lại thời gian tính lãi là 23 tháng 3 ngày.
Về số tiền lãi, mặc dù các bên có thỏa thuận theo biên nhận nợ là 2%/tháng nhưng
mức lãi suất này là cao hơn mức lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm
2015 nên cấp sơ thẩm đã điều chỉnh lại theo quy định của pháp luật là 1,66%/tháng là
đúng.
Cụ thể số tiền vay 200.000.000 đồng x 1,66% x 23 tháng 3 ngày = 76.692.000 đồng.
Tổng cộng hai khoản tiền vốn là 400.000.000 đồng.
Tổng cộng hai khoản tiền lãi là 117.642.000 đồng (40.950.000 đồng + 76.692.000
đồng = 117.642.000 đồng).
Tổng cộng vốn và lãi là 517.642.000 đồng.
[2] Xét kháng cáo của bị đơn, Hội đồng xét xử xét thấy bị đơn cho rằng số tiền
200.000.000 đồng là tiền bị đơn nợ tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
nguyên đơn và đã được chuyển thành tiền vay từ ngày 23/9/2015, bị đơn đã nộp lãi mỗi
tháng 1.500.000 đồng, nộp đến tháng 8/2017. Đối với số tiền vay 200.000.000 đồng vào
ngày 29/01/2016 bị đơn đã nộp lãi mỗi tháng 4.000.000 đồng, nộp lãi đến tháng 8/2017
và bị đơn đã trả cho nguyên đơn 50.000.000 đồng tiền vốn nhưng bị đơn không có giấy tờ
và cũng không có chứng cứ chứng minh, hiện nay nguyên đơn không thừa nhận lời trình
bày này của bị đơn mà nguyên đơn chỉ thừa nhận đã nhận của bị đơn nhiều lần tiền lãi
với tổng số tiền 122.000.000 đồng, do đó chấp nhận số tiền bị đơn đã trả cho nguyên đơn
là 122.000.000 đồng để đối trừ với tổng số tiền vốn và lãi buộc bị đơn phải trả cho
nguyên đơn là phù hợp. Cụ thể 517.642.000 đồng - 122.000.000 đồng = 395.642.000
đồng.
[3] Xét kháng nghị của của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C, Hội đồng xét xử xét
thấy: Mức lãi suất của số tiền bị đơn nợ của nguyên đơn theo biên nhận nợ ngày
23/9/2015 mà bản án sơ thẩm buộc nguyên đơn trả cho bị đơn theo mức lãi suất 1,66%/
tháng là không đúng, theo nhận định trên thì lãi suất được tính là 0,75%/ tháng. Do đó,
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C đề nghị Tòa án điều chỉnh lãi mức lãi suất là phù
hợp được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên về thời gian tính lãi được tính từ ngày 23/9/2015
đến ngày xét xử sơ thẩm là ngày 02/01/2018 là 25 tháng 9 ngày với số tiền lãi là
37.995.000 đồng là không chính xác vì thời gian tính lãi từ ngày 23/9/2015 đến ngày
02/01/2018 là 27 tháng 9 ngày, số tiền lãi được tính là 40.950.000 đồng.
Số tiền vay 200.000.000 đồng vào ngày 29/01/2016 tính đến ngày xét xử sơ thẩm là
02/01/2018 là 23 tháng 3 ngày nhưng bản án sơ thẩm tính 11 tháng 3 ngày là không đúng,
do đó Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C đề nghị chấp nhận số tiền lãi của khoản tiền
vay ngày 20/01/2016 là 36.851.000 đồng là không chính xác mà phải điều chỉnh lại với
số tiền lãi là 76.692.000 đồng. Vì vậy, chấp nhận một phần kháng nghị của Viện Kiểm
sát nhân dân thành phố C về mức lãi suất, không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm
sát nhân dân thành phố C về thời gian tính lãi suất.
[4] Xét đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau tại phiên tòa là phù hợp nên
Hội đồng xét xử chấp nhận.
[5] Từ phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên
đơn, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn và chấp nhận một phần kháng
nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C.
[6] Án phí dân sự sơ thẩm bị đơn phải chịu án phí có giá ngạch trên tổng số tiền bị
đơn phải trả cho nguyên đơn.
Nguyên đơn phải chịu án phí có giá ngạch trên số tiền lãi nguyên đơn yêu cầu không
được chấp nhận.
[7] Án phí phúc thẩm: Do yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn được chấp
nhận một phần nên nguyên đơn, bị đơn không phải chịu.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308,  Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự; áp dụng Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định về án phí, lệ phí Toà án;
Chấp nhận một phần yêu kháng cáo của ông Trương Minh K là người đại diện theo ủy
quyền của nguyên đơn là ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị H. Chấp nhận một phần
yêu cầu kháng cáo bị đơn là ông Lý Hữu Qu (X) và bà Trần Lệ T. Chấp nhận một phần
kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C, tỉnh Cà Mau.
Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 01/2018/DS-ST ngày 02/01/2018 của Tòa án nhân dân
thành phố C, tỉnh Cà Mau.
1. Buộc ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T trả cho ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị
H tổng số tiền 395.642.000 đồng (Ba trăm chín mươi lăm triệu, sáu trăm bốn mươi hai
nghìn đồng).
2. Không chấp nhận yêu cầu của ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị H yêu cầu ông
Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T trả số tiền lãi là 184.438.000 đồng.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến
khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải
chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản
2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Về án phí:
-Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch ông Lý Hữu Qu và bà Trần Lệ T  phải nộp là
19.782.000 đồng (chưa nộp). Ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị H phải nộp là
9.222.000 đồng, ngày 17/10/2017 ông B và bà H đã dự nộp 13.760.000 đồng theo biên lai
thu tiền số 0003831 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Cà Mau được đối trừ, ông B
và bà H được hoàn lại 4.538.000 đồng.
- Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Phạm Văn B và bà Nguyễn Thị H không phải chịu,
đã qua ông Trương Minh K có dự nộp 300.000 đồng theo biên lai số 0000242 ngày
15/01/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Cà Mau được nhận lại. Ông Lý
Hữu Qu và bà Trần Lệ T không phải chịu, ngày 25/01/2018 ông Qu và bà T đã dự nộp
300.000 đồng lai thu số 0000290 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Cà Mau được
nhận lại.
Các quyết định khác của án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp
luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

You might also like