You are on page 1of 3

1. Dân tộc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.1 Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc.


-Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu
dài của xã hội loài người, hình thức của cộng đồng cũng có sự biến hoá, từ
phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, tồn tại qua các hình thái kinh tế-xã hội,
được mình chứng qua các biểu hiện sau:
+Thị tộc: là hình thức cộng đồng tồn tại trong xã hội nguyên thuỷ
Ví dụ: Tộc người tinh khôn, tộc người Rama, tộc O, Hadza, Masai ở Châu Phi.
(Những tộc người này có những đặc điểm chung như có cùng quan hệ huyết
thống, cùng ngôn ngữ. Ở giai đoạn này lực lượng sản xuất chưa phát triển , lao
động chủ yếu là phân công lao động tự nhiên nam thì săn bắt, nữ hái lượm. Sản
xuất dựa trên cơ sở sở hữu công cộng va lao động tập thể. Ban đầu thị tộc theo
chế độ mẫu hệ vì vai trò người phụ nữ được đề cao hơn đàn ông, về sau thị tộc
sống định cư hơn trồng trọt và chăn nuôi phát triển thì vai trò người đàn ông
được đánh giá cao hơn, thị tộc mẫu quyền nhượng chỗ cho chế độ thị tộc phụ
quyền.)
+ Bộ lạc: Cũng là hình thức cộng đồng tồn tại trong cộng xã nguyên thuỷ
nhưng với mức độ cao hơn thị tộc, nhiều thị tộc liên kết lại thành cộng đồng
rộng lớn hơn.
Ví dụ: Bộ lạc Dani, Bộ lạc Kayan ở Myanmar.
(Bộ lạc tồn tại trong hình thái kinh tế-xã hội công xã nguyên thuỷ khi xã hội
bước đầu có phân công lao động xã hội. Các bộ lạc bước đầu biết thành lập tổ
chức có người đứng đầu gọi là thủ lĩnh. Hội nghị bộ lạc là hình thức dân chủ
nguyên thuỷ).
+ Bộ tộc: Hình thức cộng đồng tồn tại phổ biến trong hình thái kinh tế-xã hội
chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
Ví dụ: Bộ tộc KonYak, bộ tộc Drokpa ở Ấn độ, Bộ tộc Wodaabe ở Châu phi
(Bộ tộc là sự liên kết nhiều bộ lạc sống trong 1 lãnh thổ nhất định, cùng ngôn
ngữ, kinh tế mang tính tự túc tự cấp, chủ nô nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất
và nô lệ, quan hệ sản xuất tư hữu đất đai)
+ Dân tộc: là cộng đồng người ổn định, bền vững, có lịch sử hình thành lâu dài
dựa trên cơ sở cộng đồng về lãnh thổ, sở hữu kinh tế, tiếng nói, văn hoá...
(Dân tộc xuất hiện sau khi có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Từ
nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá giản đơn rồi đến
Kinh tế tư bản chủ nghĩa.)
? Câu hỏi tương tác: Qua phần trình bày và những ví dụ được nêu trên, bạn nào
có thể cho mình biết nguyên nhân nào quyết định sự biến đổi của cộng đồng
dân tộc?
Đáp án: Sự biến đổi phương thức sản xuất.
(Như đã trình bày, từ xã hội nguyên thuỷ hình thành thị tộc với phương thức
sản xuất chưa phát triển, phân công lao động tự nhiên là săn bắt hái lượm, rồi
đến hình thành bộ lạc là bước đầu có phân công lao động xã hội, phương thức
sản xuất phong kiến hình thành trong bộ tộc, từ đó dần hình thành phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, phương thức
sản xuất cộng sản.
Chẳng hạn ở phương tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Điển hình là
chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu âu và phát triển trong lòng xã hội
phong kiến châu âu, rồi chính thức xác lập ở Hà Lan vào thế kỉ XVII. Dần dần
chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu âu và lan khắp thế giới.
Ở phương đông, dân tộc hình thành trên cơ sở 1 nền văn hoá, 1 tâm lý dân tộc
phát triển tương đối cao và cộng đồng kinh tế nhìn chung kém phát triển và ở
trạng thái phân tán.)
Phần của Dũng
-Theo nghĩa hẹp: Khái niệm dân tộc có nội hàm như sau:
+1 cộng đồng người hình thành trong lịch sử lâu dài
+Cộng đồng này có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững
+Có chung ý thức tự giác
+Cùng ngôn ngữ, văn hoá.
(nếu theo khái niệm nghĩa rộng về dân tộc: Dân tộc xuất hiện cùng Thị tộc, bộ
lạc, bộ tộc thì theo khái niệm nghĩa hẹp dân tộc xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc và
có kế thừa và phát triển cao hơn các cộng đồng trước đó. Với nghĩa này dân tộc
là 1 bộ phận, thành phần của quốc gia.)
-Theo nghĩa hẹp dân tộc-tộc người có các đặc trưng cơ bản sau đây:
+Cộng đồng về ngôn ngữ: (bao gồm tiếng nói và chữ viết) là tiêu chí cơ bản để
phân biệt các tộc người với nhau
Ví dụ: Việt Nam có 54 dân tộc, là một quốc gia đa ngôn ngữ, 54 dân tộc nước
ta có ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên giữa 54 dân tộc cũng có 1 mối liên hệ
giữa dân tộc và ngôn ngữ. Chẳng hạn như có cả từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa
phương hài hoà giữa ngôn ngữ chung và riêng.
+Cộng đồng về văn hoá: Mỗi tộc người phản ánh truyền thống lối sống phong
tục tập quán tôn giáo khác nhau. Những giá trị văn hoá bao gồm vật thể và phi
vật thể.
VD: Trên đây là một số hình ảnh của dân tộc thái ở vn và dân tộc hán ở TQ.
Việt nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc co các phong tục tập quán đặc
trưng khác nhau, trên hình ảnh là tục kéo vợ của ng Hmong và tục nấu cơm lam
của ng thái. Đây là những phong tục tập quán làm nên bản sắc từng dân tộc
(ngày nay với xu thế hội nhập toàn cầu hoá, nhu cầu giao lưu văn hoá diễn ra
mạnh mẽ song chúng ta chỉ tiếp thu một cách có chọn lọc, đảm bảo những đặc
trưng văn hoá riêng vẫn còn được bảo tồn và phát triển, chúng ta hoà nhập chứ
không hoà tan)
+Ý thức tự giác tộc người: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định tộc
người và vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Sự
hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người, liên quan trực tiếp đến
các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người.
(Các tộc người ở Việt Nam đều ý thức về dân tộc mình qua những truyền
thuyết về nguồn cội chung, quê hương, tổ tiên, lịch sử... Việc xác định thành
phần tộc người, để từng tộc người vừa có ý thức là thành viên của từng tộc
người, vừa có ý thức xác định 1 quốc gia thống nhất, từ đó đoàn kết để tạo nên
sức mạnh của quốc gia)
-2 khái niệm dân tộc trên tuy không thống nhất nhưng có sự gắn bó mật thiết
với nhau, không tách rời nhau.
+Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc tộc người
+Dân tộc tộc người là bộ phận hình thành dân tộc quốc gia
+Những nhân tố hình thành dân tộc tộc người không tách rời với những nhân tố
hình thành quốc gia.

You might also like