You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG
----------

Báo cáo môn học:


THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Đề tài:
PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

GVHD: PGS.TS Dương Việt Dũng


Lớp HP: 17Nh18
Nhóm: 4
SVTH:
1. Đinh Xuân Thắng 17C4A 103170039
2. Dương Hiển Pháp 17C4A 103170029
3. Trần Danh Quốc 17C4A 103170033
4. Phan Viết Sao 17C4A 103170035
5. Nguyễn Văn Tài 17C4A 103170036
6. Bùi Chí Trung 17C4A 103170050
7. Dương Quang Trình 17C4A 103170049
8. Lê Nhật Trường 17C4A 103170051
9. Nguyễn Mạnh Việt 17C4A 103170055
10.Trương Quang Vinh 17C4A 103170056
11.Hồ Lê Nguyên Ý 17C4A 103170058
12.Lưu Văn Hiền 17C4B 103170070

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2020


PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL


Nhóm trưởng: Đinh Xuân Thắng
Phân công nhiệm vụ:
1. Dương Hiển Pháp
- Đặc điểm hệ thống nhiên liệu.
2. Trương Quang Vinh
- Kết cấu bơm cao áp.
3. Hồ Lê Nguyên Ý
- Kết cấu vòi phun kín + Vòi phun hở.
4. Nguyễn Mạnh Việt
- Đặc điểm cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật đối với những chi tiết chính của vòi
phun.
5. Phan Viết Sao
- Kết cấu bơm chuyển nhiên liệu.
6. Trần Danh Quốc
- Kết cấu lọc nhiên liệu.
7. Bùi Chí Trung
- Vật liệu bơm cao áp + bơm chuyển nhiên liệu.
8. Dương Quang Trình
- Vật liệu vòi phun.
9. Lê Nhật Trường
- Vật liệu lọc nhiên liệu.
10. Đinh Xuân Thắng
- Tính toán bơm cao áp.
11. Nguyễn Văn Tài
- Tính toán vòi phun
12. Lưu Văn Hiền
- Tính toán bơm chuyển nhiên liệu.

PHẦN I

SVTH: NHÓ M 4 Trang 2


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL
I. ĐẶC ĐIỂM.
Diễn biến chu trình công tác của động cơ diesel chủ yếu dựa vào tình hình hoạt
động của thiết bị cung cấp nhiên liệu.

Tốc độ tỏa nhiệt của nhiên liệu và dạng đường cong của áp suất môi chất công tác
trong quá trình cháy biến thiên theo góc quay trục khuỷu chủ yếu phụ thuộc vào
những yếu tố sau:

- Thời điểm bắt đầu phun nhiên liệu.


- Biến thiên của tốc độ phun ( quy luật cấp nhiên liệu).
- Chất lượng phun ( thể hiện ở mức phun nhỏ và đều).
- Sự hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí trong buồng cháy.

Góc phun sớm của các loại động cơ diesel vào khoảng 10÷30 0 góc quay trục khuỷu
trước điểm chết trên. Thời gian cung cấp nhiên liệu kéo dài khoảng 20÷45 0 góc
quay trục khuỷu. Trong khoảng thời gian ấy áp suất nhiên liệu trong ống dẫn nhiên
liệu đến bơm cao áp tăng từ 0,15 ÷ 0,2 [MN/m 2] đến vài chục MN/m2 trong vòi
phun.

Áp suất phun nhỏ nhất cần đảm bảo yêu cầu phun nhỏ và đều của nhiên liệu, nó phụ
thuộc vào cấu tạo của vòi phun và cường độ vận động xoáy lốc của môi chất trong
buồng cháy khi phun nhiên liệu.

Trên thực tế áp suất phun thường không nhỏ hơn 10 [MN/m 2]. Áp suất lớn nhất
thường không vượt quá 40 ÷ 50 [MN/m 2] vì nếu lớn hơn nữa sẽ gây ra những khó
khăn không cần thiết về mặt công nghệ chế tạo, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ của bơm
cao áp và vòi phun mặc dù chất lượng phun có thể được cải thiện chút ít. Tuy nhiên
do yêu cầu cao về tốc độ cấp nhiên liệu, nên trong 1 vài trường hợp đặt biệt áp suất
phun cực đại có thể tới 150 ÷ 200 [MN/m2].

 Nhiệm vụ:

SVTH: NHÓ M 4 Trang 3


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

- Chứa nhiên liệu dự trữ, đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong 1 khoảng
thời gian quy định.
- Lọc sạch nước và các tạp chất cơ học nhiên liệu
- Cung cấp lượng nhiên liệu cần thiết cho mỗi chu trình ứng với chế độ làm việc
quy định của động cơ.
- Cung cấp nhiên liệu đồng đều vào các xi lanh theo trình tự làm việc quy định
của động cơ.
- Cung cấp nhiên liệu vào động cơ đúng lúc theo một quy luật đã định.
- Phun tơi và phân bố đều hơi nhiên liệu trong thể tích môi chất trong buồng
cháy.
 Yêu cầu:
- Bền và có độ tin cậy cao.
- Dễ chế tạo, giá thành chế tạo rẻ.
- Dễ dàng và thuận tiện trong việc tháo lắp, bảo dưỡng.

Hình 1: Sơ đồ bố trí hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.


1 – Đường dẫn nhiên liệu hồi; 2 – Bơm cao áp; 3 – Đường ống cao áp; 4 –
Vòi phun; 5 – Xylanh động cơ; 6 – Miệng hút nhiên liệu; 7 – Thùng chứa
nhiên liệu; 8 – Đường ống thấp áp; 9 – Bầu lọc tinh; 10 – Bơm chuyển nhiên
liệu; 11 – Bầu lọc thô.
II. KẾT CẤU CÁC CỤM CHI TIẾT.
SVTH: NHÓ M 4 Trang 4
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

1. Bơm cao áp.

Hình 2: Kết cấu bơm cao áp.


1 - Bulông xả khí; 2 - Vít hãm; 3 - Đầu nối ống nhiên liệu đến vòi phun; 4 -
Đầu nối ống nhiên liệu vào bơm; 5 - Vỏ bộ hạn chế nhiên liệu; 6 - Khớp nối của
trục cam; 7 - Đĩa chắn dầu; 8 - Trục bơm; 9 - Ổ bi; 10 - Vỏ bộ điều tốc; 11 - Lò xo
van cao áp; 12 - Van cao áp; 13 - Xilanh bơm cao áp; 14 - Lỗ xả; 15 - Piston bơm
cao áp; 16 - Vít; 17 - Ống xoay; 18 - Đĩa trên; 19 - Lò xo bơm cao áp; 20 – Đĩa
dưới; 21 - Bulông điều chỉnh; 22 - Con đội; 23 - Con lăn; 24 - Cam.
Nguyên lý hoạt động: Piston đi xuống nhờ lực đẩy lò xo 19, van cao áp 12
đóng kín, nhờ độ chân không được tạo ra trong không gian phía trên piston, khi
mở các lỗ A, B nhiên liệu được nạp đầy vào không gian này cho tới khi piston nằm
ở vị trí thấp nhất.
Piston đi lên nhờ cam 24, lúc đầu nhiên liệu bị đẩy qua các lỗ A, B ra ngoài; khi
đỉnh piston che kín hai lỗ A, B thì nhiên liệu ở không gian ở phía trên piston 15
tăng áp suất, đẩy mở van cao áp 12, nhiên liệu đi vào đường cao áp tới vòi phun.
Quá trình cấp nhiên liệu được tiếp diễn tới khi rãnh nghiêng trên đầu piston mở lỗ
xả B thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu, từ lúc ấy nhiên liệu từ không gian phía trên
piston qua rãnh dọc thoát qua lỗ B ra ngoài khiến áp suất trong xilanh giảm đột

SVTH: NHÓ M 4 Trang 5


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

ngột, van cao áp được đóng lại. Hình 2 giới thiệu kết cấu của bơm cao áp thẳng
hàng.
Loại bơm này được sử dụng rất rộng rãi vì chế tạo đơn giản, sử dụng tin cậy,
việc phân phối và điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình cũng rất đơn
giản.
Tuy nhiên có nhược điểm sau: Kích thước và khối lượng lớn, có nhiều cặp
chi tiết chính xác, khó chế tạo. Trong sử dụng phải thường xuyên kiểm tra độ không
đồng đều về nhiên liệu cung cấp cho chu trình của các tổ bơm.
Xác định các thông số cơ bản của bơm cao áp
a. Bộ đôi piston và xylanh bơm cao áp:
Để có thể tạo áp suất cao và hoạt động bền lâu bộ đôi piston và xylanh phải được
chế tạo chính xác và dùng vật liệu có độ chống mài mòn:
- Độ bóng bề mặt ma sát không nhỏ hơn ∇ 11 , mặt đầu xylanh không nhỏ hơn∇ 10
.
- Sai lệch hình dạng, hình học đối với đỉnh và gờ xả của piston không quá 0,02
trên chiều dài làm việc.
- Độ côn piston và xylanh không quá 0,0006 trên chiều dài 20mm làm việc
- Độ ovan không quá 0,0005mm.
- Không có vết xước trên bề mặt làm việc của bộ đôi.
b. Bộ đôi van cao ấp và đế van
Nhiệm vụ:
- Ngăn không cho không khí từ buồng cháy vào xylanh bơm cao áp.
- Giúp quá trình cung cấp nhiên liệu được ổn định.
- Giảm và dập dao động áp suất trên đường ống cao áp sau khi kết thúc cung cấp
nhiên liệu.
Đặc điểm cấu tạo:
Diện tích lưu thông qua van
Diện tích lưu thông quan van phải đủ lớn để dòng chảy gặp cản trở nhỏ:
φ
f k =π . hk . ( d k + hk ) . sin
2
hk – hành trình nâng của van.
dk - Đường kính lớn nhất của mặt côn tỳ.
SVTH: NHÓ M 4 Trang 6
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

 - góc côn mặt tỳ.


Đường kính trong của ống cao áp:
d PT
d 0=
4,5−6
dPT - Đường kính của piston bơm.
Thể tích nhiên liệu được van giảm áp hút:
d 02
∆ V =π . .h
4 0
h0 - Hành trình hút của van.
c. Cam dẫn động bơm cao áp
- Quy luật cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp thể hiện qua hàm lượng lưu lượng
thay đổi theo góc quay của trục khuỷu phụ thuộc chính vào biến dạng cam.
- Hệ số C0 là thông số đặt trưng cho mỗi biên dạng cam.
- C0 là tốc độ piston bơm cao áp khi trục khuỷu ở số vòng quay n=1000
vòng/phút.
- Tốc độ thực tế của piston bơm cao áp C p phụ thuộc vào số vòng quay thực tế
của trục cam nc được tính theo công thức Cp= 0,001C0.nc.

2. Bơm chuyển nhiên liệu.


a. Bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 7


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Hình 3: Bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston.


1 - Thân bơm; 2- Xupap; 3-nút; 4 - Xylanh của bơm; 5 - Nắp xilanh bơm
tay; 6 - Núm; 7 - Cần bơm; 8 - Piston bơm tay; 9 - Bị chặn; 10, 17, 19 - Lò xo;
12 - Bạc bảo vệ; 13 – Bulong; 14 - Thân con đội; 15 - Chốt, 16 - Trục;
18, 20 - Rãnh nhiên liệu; 22 - Piston bơm; 23 - Cần con đội; 24 - Con lăn;
- Gồm thân 1 làm bằng gang, thân piston 22, lò xo và cần đẩy ra, con đội, rãnh
hút và rãnh đẩy, bơm tay. Bề mặt làm việc của piston được xemetit hóa và tôi.
Khe hở giữa piston và thân bơm bằng (0,015  0,048) mm. Để cho nhiên liệu rò
rỉ qua khe hở có thể lọt qua bên ngoài, trong bơm có rảnh xả 18.
- Cần 23 tỳ vào con đội gồm thân 14, trục 16 và con lăn 24. Lò xo ép con đội vào
trục cam bơm. Con đội được giữ cho khỏi rơi nhờ chốt 15. Khe hở giữa thân
bơm và cần khoảng 0,005 mm.
- Trong bơm chuyển nhiên liệu có các van hình nấm bằng techtolit hoặc capron 2
và van 11. Các van được ép vào thân bơm bằng lò xo. Do ổ van bị mài mòn rất
nhiều nên trong khi bơm có đặt những rãnh bằng thép và nút 3 trong phần dưới
được làm dài hơn. Kết quả là chiều cao nâng của các van vào thời điểm nhiên
liệu đi qua sẽ bị giảm đi, dẫn đến hành trình của các van giảm, ổ ít bị mài mòn
hơn.
- Để đẩy nhiên liệu khi động cơ không làm việc thì trong bơm có một bơm tay.
Nó gồm xilanh 4, piston 8 với viên bi 9, cần 7 và nút 6. Khe hở giữa piston và
xilanh khoảng 0.03mm.
- Xilanh 4 được vặn vào bơm. Để không khí không lọt vào bơm, dưới vai gờ của
xilanh được đặt thêm một đệm khít, còn viên bi 9 nhờ núm 6 được ép chặt vào
ổ. Xilanh 4 nhờ lò xo 10 ép van vào thân bơm.
- Để cung cấp nhiên liệu qua bơm tay, cần phải xoay núm 6 ra và dịch chuyển lên
xuống như một cần piston trong một bơm piston thông thường để đẩy nhiên
liệu. Bơm tay thường được dùng trong trường hợp cần được nạp nhiều nhiên
liệu và hệ thống xả không khí ở các rãnh của hệ thốn nhiên liệu (khi động cơ
làm việc lâu ngày).
b. Bơm chuyển nhiên liệu kiểu màng.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 8


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Cấu tạo gồm 2 phần: phần trên và phần dưới:


- Một màng 4 được ép bởi hai phần theo chu vi, ở giữa lò xo 3, thanh đẩy 8, đòn
gánh truyền động 1 và van hút 5, van đẩy 6 tự động tác động vào hai hướng
ngược nhau. Màng bơm xê dịch từ vị trí trên xuống vị trí dưới do tác dụng của
cam lệch tâm của trục phân phối của trục động cơ hoặc trục cam của bơm cao
áp. Khi đó thể tích của khoang trên màng tăng lên và nhiên liệu đi qua van hút 5
để vào khoang này, qua một lưới lọc. Không khí ở phần trên lưới lọc, dùng làm
bộ phân giảm chấn dập tắt dao động áp suất nhiên liệu do màng tạo nên.
- Hành trình đẩy của van 4 được thực hiện dưới tác dụng của lò xo 3 khi đó nhiên
liệu được đẩy từ khoang trên màng, qua van đẩy 6, ốc nối 7 để tới bầu lọc tinh
nhiên liệu.
- Trong phân dưới của thân bơm được đặt một trục vắt, trục này liên kết với tay
đòn ngoài, tay đòn này được điều khiển bằng một thanh móc đùng để bơm
nhiên liệu, dùng trong trường hợp động cơ dừng hoạt động lâu ngày.

Hình 4: Bơm chuyển nhiên liệu


kiểu màng của hãng CAV.
1 – Đòn gánh; 2 – Đĩa; 3 - Lò xo;
3 – Màng; 4 – Van hút; 5 - Van đẩy;
6 - Ốc nối; 7 – Thanh đẩy.

c. Bơm chuyển nhiên liệu


kiểu bánh răng.
Nhiên liệu chảy vào rãnh 5 vào rãnh 8 do các bánh răng quay 2 và 4 đẩy đi. Nhiên
liệu dưới áp suất theo rãnh 8 đi tới bình lọc. Nếu chi phí nhiên liệu nhỏ hoặc lực cản
của các bình lọc tăng thì áp suất trong rãnh 8 hoặc dưới van 7 tăng lên. Van giảm áp
thắng lực lò xo, làm mở một phần nhiên liệu từ rãnh 8 vào rãnh thoát 6. Áp suất
trong rãnh 8 giảm đi tới trị số ổn định. Nếu nhiên liệu rò rỉ qua vòng khít sẽ theo
ống 11 đi ra.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 9


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Hình 5: Sơ đồ bơm chuyển nhiên


liệu
kiểu bánh răng
1 – Thân bơm; 2 – Bánh răng chủ
động; 3 – Trục chủ động; 4 – Bánh
răng chủ động; 5 – Rãnh dẫn nhiên
liệu vào; 6 – Rãnh thoát nhiên liệu;
7 – Van giảm áp; 8 – Rãnh dẫn
nhiên liệu ra; 9 – Đệm làm kín; 10
– Thân vòng đệm; 11 - Ống dẫn
nhiên liệu ra;

3. Vòi phun.
a. Vòi phun hở.
Xét về mặt cấu tạo thì vòi phun hở là đơn giản nhất. Ở vòi phun hở, một
miếng phun có một hoặc vài lỗ phun. Đường kính lỗ phun thường là 0,3 ÷
1,2mm.

Hình 6: Cấu tạo vòi phun hở.


1 - Thân vòi phun; 2 - Êcu
tròng;

SVTH: NHÓ M 4 Trang 10


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

3 - Đầu vòi phun;

Vòi phun hở có những nhược điểm sau:


- Thời gian đầu và cuối phun mỗi lần phun áp suất nhiên liệu thường thấp nên
khó phun tơi.
- Sau mỗi lần phun nhiên liệu vẫn tiếp tục nhỏ giọt qua lỗ phun gây kết cốc trên
đầu vòi phun.
- Do dao động áp suất trên đường nhiên liệu cao áp giữa hai lần phun liên tiếp,
một phần nhiên liệu bị chèn khỏi vòi phun và nhường chỗ cho không khí nóng
từ xylanh đi vào.
- Do không có van ngăn khí thể từ xylanh vào đường nhiên liệu cao áp nên phần
khí thể ấy sẽ gây trở ngại cho quá trình cấp nhiên liệu vào xylanh động cơ.
Những nhược điểm trên gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của quá trình phun
nhiên liệu, làm giảm công suất và hiệu suất động cơ, tạo muội than ở miệng lỗ
phun và buồng cháy. Vì vậy ngày nay ít dùng vòi phun hở.
b. Vòi phun kín.
Hiện nay hầu hết động cơ Diesel đều dùng vòi phun kín. Vòi phun kín được
chia thành ba loại: Vòi phun kín tiêu chuẩn, vòi phun kín có chốt trên kim
phun và vòi phun kín loại van lỗ phun.
 Vòi phun kín tiêu chuẩn:

SVTH: NHÓ M 4 Trang 11


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

- Vòi phun kín tiêu chuẩn có hai mặt tiết lưu: Một thay đổi tiết diện tại đế tỳ mặt
côn của kim và một không thay đổi tiết diện tại lỗ phun.

Hình 7: Kết cấu vòi phun kín


tiêu chuẩn.
4 - Lỗ phun; 5 - Đế kim; 6 -
Kim phun;
7 - Êcu tròng; 8 - Chốt; 9 - Đũa
đẩy;
10 - Đĩa lò xo; 11 - Lò xo; 12 -
Cốc;
13 - Vít điều chỉnh; 14 - Êcu
hãm;
15 - Đầu nối; 16 - Chụp; 17 -
Lưới lọc; 18 - Thân vòi phun;
19 - Đường nhiên liệu; 20 - Thân kim.

- Thân kim 20 và van kim 6 là cặp chi tiết chính xác được chọn lắp với khe hở
phần dẫn hướng khoảng 2-3μm.
- Mặt côn 5 của kim tỳ lên đế côn của thân dùng để đóng mở đường thông của
nhiên liệu từ đường ống cao áp tới các lỗ phun 4.
- Các lỗ phun được phân bố đều xung quanh với góc nghiêng 75° so với đường
tâm kim.
- Êcu tròng bắt chặt thân kim 20 vào thân vòi phun 18 với 2 chốt định vị.
Hai mặt tiếp xúc của thân kim và thân vòi phun được mài bóng, bao kín cho
đường nhiên liệu 8 và 9, cốc 12.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 12


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

- Với vít điều chỉnh 13 và êcu hãm 14 được vặn chặt vào đầu trên của thân vòi
phun.
- Độ nâng kim được hạn chế bằng khe hở giữa mặt trên của kim và mặt dưới của
thân vòi phun khi kim đóng kín. Khe hở này thường vào khoảng 0,3 ÷ 0,5mm.
 Vòi phun kín có chốt trên kim:

Hình 8: Vòi phun kín có chốt trên


kim
1 - Thân kim phun; 2 - Kim phun;

Cấu tạo:
- Thân kim có một lỗ phun lớn đường kính từ 0,8 ÷ 2mm.
- Mũi kim có một chốt dài nhô ra khỏi lỗ khoảng 0,4-0,5mm.
- Ở trạng thái mở, lỗ phun và chốt của kim tạo nên một khe hở hình vành khuyên
rộng khoảng 0,1 ÷ 0,2mm.
- Tia nhiên liệu qua lỗ phun này có dạng hình côn rỗng mà đỉnh côn đặt tại miệng
ra của lỗ phun. Góc côn của tia nhiên liệu phụ thuộc góc côn đặt tại miệng ra
của lỗ phun. Góc côn của tia nhiên liệu phụ thuộc góc côn của đầu chốt kim
phun và độ nâng của kim. Góc côn của chốt dao động trong khoảng 1° ÷ 6°. Độ
nâng kim được giới hạn từ 0,3 ÷ 0,5mm.
- Vòi phun này được sử dụng rộng rãi trên các động cơ Diesel có buồng cháy
ngăn cách.
 Vòi phun kín loại van lỗ phun.
SVTH: NHÓ M 4 Trang 13
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Tương tự vòi phun kín tiêu chuẩn, vòi phun kín dùng van cũng có hai mặt
tiết lưu: Một mặt không đổi tiết diện tại lỗ phun và một mặt thay đổi tiết diện
tại đế van. Điểm khác cơ bản so với vòi phun tiêu chuẩn là van mở cùng
chiều so với dòng nhiên liệu, từ đó có thể dùng lò xo yếu, vì áp suất môi chất
từ phía buồng cháy động cơ cũng tác dụng lên ép van tỳ lên đế van. Miệng
vòi phun kín dùng van có thể dùng một hoặc nhiều lỗ phun.

Hình 9: Vòi phun kim loại van lỗ phun.

 Vòi phun điện từ.


Vòi phun điện từ dùng trên hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển điện tử và
động cơ Diesel có tốc độ cao. Hoạt động theo nguyên tắc chuyển xung điện
do trung tâm điều khiển ECU truyền tới thành xung thủy lực để phun nhiên
liệu vào xylanh.

Hình 10: Vòi phun điện từ


a. Loại điều khiển kim phun.
b. Loại điều khiển van.
1 - Kim phun; 2 - Lò xo;

SVTH: NHÓ M 4 Trang 14


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

3 - Cuộn dây; 4 – Van.

4. Đặc điểm cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật đối với những chi tiết chính của
vòi phun.

9 18
Hình 11: Cấu tạo của vòi phun động cơ
8 17
11
7 2KD-FTV
10

6
1 - Lỗ phun ; 2 - Kim phun ; 3 - Khoang chứa
Diesel kim phun ; 4 - Lò xo ; 5 - Piston điều
khiển ; 6 - Đầu nối ống dầu hồi ; 7 - Khoang
điều khiển ; 8 - Van từ ; 9 - Cuộn dây từ ;
10 - Lỗ tiết lưu ;11 - Đầu nối đường ống cao
16
12
áp ; 12 - Thân vòi phun ; 13 - Ecu ;14 - Đầu
5

nối đến EDU ;15 - Đường dầu vào ;


16 - Đường dầu hồi ; 17 - Lỗ xả ; 18 - Lò xo.
4
13

15
3

- Động cơ 2KD-FTV sử dụng vòi phun kín,


thời điểm phun và lượng phun được điều khiển bằng van điện từ dưới sự điều
khiển của ECU. Kim phun 6 lỗ tia, đường kính lỗ tia 0.14mm, hoạt động với
điện áp 85V.
- Mỗi kim phun khi chế tạo sẽ có sai số về kích thước lỗ tia, điện trở cuộn dây ….
Các sai số này sẽ ảnh hưởng đến lượng nhiên liệu phun ra. Vì vậy, các sai số
của kim phun sẽ được mã hóa thành một dãy số gồm 30 chữ số. Khi lắp đặt kim

SVTH: NHÓ M 4 Trang 15


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

phun vào hệ thống cần phải nạp mã số hiệu chỉnh vào bộ nhớ ECM bằng thiết
bị chẩn đoán của Toyota (IT-II) , ECM dùng mã số này để chọn chế độ điều
khiển hợp lý cho kim phun đó nhằm đảm bảo lượng phun luôn luôn tối ưu.
 Lò xo.
- Trong các vòi phun kín và tiêu chuẩn và vòi phun có chốt trên kim, nhiên liệu
rò rĩ qua khe hở giữa kim và thân kim được dẫn ra lỗ trên thân vòi phun rồi đưa
ra ngoài. Do đó vòi phun hoạt động trong môi trường thể hơi dễ bị rỉ.
- Trong các loại vòi phun mới, lỗ dẫn nhiên liệu rò rĩ qua khe hở giữa kim và
thân kim được đặt trên chụp vòi phun, nhờ đó lò xo được làm việc trong môi
trường nhiên liệu Diesel nên không bị gỉ, giảm được phụ tải dao động và do đó
kéo dài được tuổi thọ. Thông thường, sau một thời gian làm việc độ cứng của lò
xo giảm đi, vì vậy làm giảm lực ép ban đầu của lò xo và làm giảm áp suất ban
đầu của phun nhiên liệu. Đặc điểm hoạt động của lò xo điều chỉnh là tốc độ đặt
tải rất nhanh và lò xo biến dạng rất ít. Thời gian đặt tải chỉ vào khoảng 0,5 
1,50 góc quay trục khuỷu. Biến dạng lúc đó bằng độ nâng của van kim, vào
khoảng 0,3  1,1 mm. Phụ tải tác dụng lên các vòng lò xo phân bố khác nhau,
các vòng lò xo trên cùng và dưới cùng chịu ứng suất lớn.
- Lò xo thường được làm bằng dây thép lò xo (thép 50XA), bề mặt được thấm
Nitơ hoặc phun bi làm chai cứng bề mặt. Đường kính sợi thép lò xo phụ thuộc
vào đường kính kim phun.

 Thân và đầu vòi phun.


- Trong vòi phun có hai cum chi tiết chính là thân và đầu vòi phun. Trên cùng
một thân vòi phun có thể lắp nhiều đầu vòi phun khác nhau phù hợp với mức độ
cường hóa, phương pháp hình thành khí hổn hợp của từng loại động cơ.
- Khi chế tạo, người ta làm thân và đầu vòi phun thành cụm riêng, đảm bảo một
dãy kích thước có thể lắp một loại đầu phun bất kỳ lên bất kỳ một thân vòi phun
nào. Khi thiết kế cần biết cấu tạo và kích thước chính của thân và đầu vòi phun
đã tiêu chuẩn hóa.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 16


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

- Vòi phun bị đốt nóng do phải tiếp xúc với khí nóng trong xi lanh động cơ.
- Nếu nhiệt độ vòi phun vượt quá giới hạn cho phép thì độ cứng mặt tựa của kim
và đế van sẽ giảm đi rất nhanh và bị mòn. Biến dạng do nhiệt có thể làm van
kim kẹt gây kết muội ở lỗ phun và làm cho động cơ làm việc không ổn định. Vì
vậy, mức độ tin cậy của vòi phun phụ thuộc vào ứng suất nhiệt của vòi phun.
5. Lọc nhiên liệu.
a. Bầu lọc thô.
Bầu lọc thô thường dùng để tách những tạp chất có kích thước từ 20-40
μm hoặc lớn hơn và nước ra khỏi nhiên liệu. Nó thường được đặt giữa
thùng nhiên liệu và bơm chuyển nhiên liệu. Bầu lọc này có sức cản thủy
lực tương đối nhỏ và có khoảng trống đủ làm lắng cặn bẩn và nước .Có
nhiều bầu lọc thô khác nhau được sử dụng trong hệ thống nhiên liệu động
cơ diesel:
 Bầu lọc kiểu tấm khe hở.

Hình 12: Bầu lọc kiểu rảnh khe hở.


1, 2, 6 - Các đệm làm kín; 5 - Nắp bầu lọc; 9 –
Bulong siết; 10 - Vòng siết; 3 - Đai ốc; 4 - Giá
đỡ; 7 - Phần tử lọc loại khe; 8 - Cốc; 11 - lò
xo; 12 - Nút xả.

Chi tiết chính của bầu lọc này là cốc lăng trụ
8 với bề mặt lượn sóng có quấn 1 lớp dây
dày sát nhau thành một dãy. Giữa các vòng
dây có những rãnh với kích thước từ 0,04 
0,09mm. Phần tử lọc đặt trong cốc thứ ba,
được bắt chặt với vít trên thân của bầu lọc.
 Bầu lọc kiểu tấm khe hở.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 17


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Hình 13: Bầu lọc kiểu tấm khe hở.


1 - Phiến hình sao; 2 - Phiến tròn; 3 - Cốc; 4 - Phiến kim loại; 5 - Nắp bầu
lọc ; 6 - Đầu nối ống ra; 7 – Gugông; 8 - Đầu nối ống vào; 9 - Lục lõi lăng; 10
- Ống dẫn nhiên liệu; 11 – Lõi lọc.

Phần tử lọc của bầu lọc này bao gồm một thanh 9 có sáu cạnh trên thanh, theo thứ
tự lắp những tấm lá đồng thanh hình sao 1 và các tấm lá đồng thau hình đĩa 2. Khe
hở của đĩa không áp sát vào vành đai của tấm. Ở dạng đã lắp ghép rồi thì giữa các
tấm với nhau có những khe hở bằng kích thước chiều dày đĩa.
 Bầu lọc kiểu lưới.
Bầu lọc kiểu lưới gồm có cốc bằng chất dẻo 11 ở phía trong cốc có chứa lưới
lọc 1 làm theo hình dạng côn rỗng. Thiết bị phân phối 2 được lắp ở phía trên
lưới lọc để chia đều nhiên liệu bẩn trên toàn chu vi của bầu loc. Phía dưới
lưới lọc là phễu làm lắng 12. Nhiên liệu được đưa vào bầu lọc ,đến thiết bị
phân phối 2, từ đó nhiên liệu chảy vào khoang của cốc 11, đi qua khoảng
không gian tạo bởi vách thành của cốc và lưới lọc.

Hình 14. Bầu lọc kiểu lưới.


1 - Phần tử lọc; 2 - Đĩa phân phối;
3 - Lỗ dẫn nhiên liệu vào; 4 - Lỗ dẫn
nhiên liệu ra; 5 - Đệm; 6 - Bulông bắt
ống dẫn nhiên liệu; 7 - Bạc; 8 - Nắp
bầu lọc; 9 - Đệm; 10 - Vòng ép;
SVTH: NHÓ M 4 Trang 18
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

11 - Cốc; 12 - Phễu làm lặng;


13 - Nút xả.

b. Bầu lọc tinh.


- Giữa các chi tiết chính xác của các thiết bị trong hệ thống nhiên liệu có những
khe hở cho nên những tạp chất cơ khí chứa trong nhiên liệu không được lớn
hơn khe hở trên. Nếu không đảm bảo thì bề mặt làm việc của các chi tiết sẽ mài
mòn rất nhanh.
- Bầu lọc tinh dùng để lọc lần cuối cùng các phần tử mài mòn trong nhiên liệu.
Bầu lọc tinh thường được làm dưới dạng một cấp và hai cấp. Bầu lọc hai cấp
đảm bảo chất lượng lọc tốt hơn.
- Vật liệu dùng trong các bầu lọc tinh là gốm xilicat và kim loại, gỗ, cuộn chỉ,
bông giấy, giấy lọc đặc biệt…
- Các phần tử lọc được đặt vào thân của bầu lọc tinh, và được gắn chặt vào động
cơ. Về mặt cấu tạo có 2 loại lọc phổ biến: Loại lọc bằng giấy và loại lọc bằng
bông.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 19


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Hình 15: Bầu lọc tinh.


a - phần tử lọc làm bằng sợi bông; b - Phần tử lọc bằng giấy;
1 - Khung cốt; 2 - Giấy lọc; 3 - Sợi; 4 - Vòng đệm chặn; 5-thân; 6 - Lõi;
7 - Van; 8 - Phần tử lọc; 9 - Áo bọc; 10 - Cốc; 11 - Nút xả;
12 - Van đổi hướng;
A - Nhiên liệu vào; B - Không khí ra; C - Không khí ra.
 Phần tử lọc bằng sợi bông
Cấu tạo gồm một khung lưới, trên đó quấn một lớp giấy bọc 2. Trên lớp giấy lọc
quấn chéo nhau nhiều sợi bông có đường kính 1,4  1,8mm. Phía dưới phần tử lọc
tựa vào vòng đệm chặn 4. Phần tử lọc này có lõi 6. Nhờ áp suất do bơm chuyển tạo
ra, nhiên liệu đi vào thân 5 của bầu lọc. Nhiên liệu đi qua các lớp sợi của phần tử
lọc, giấy lọc rồi đi lên khe hở giữa lõi 6 và khung lưới cốt 1 của phần tử lọc.
 Loại bầu lọc có phần tử lọc bằng giấy.
- Bao gồm các phần tử lọc hình trụ bằng giấy đặc biệt, bọc bằng áo các-tông 9 có
khoét lỗ để nhiên liệu đi qua.
- Đặc điểm của bầu lọc tinh loại này được thể hiện trên hình. Nó gồm có 2 phần
với một nắp đậy chung trong đó lắp hai cốc làm bằng chất dẻo 10 và các phần
tử lọc.
- Trong thời gian làm việc, nhiên liệu từ bơm chuyển vào nắp bầu lọc, chảy vào
hai cốc nhờ van đổi hướng 12. Van 7 dùng để xả không khí ra khỏi bầu lọc.

III. VẬT LIÊU CHẾ TẠO.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 20


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

1. Bơm cao áp.


Bơm cao áp gồm một hoặc nhiều tổ bơm xếp thành một hay nhiều dãy. Mỗi tổ
bơm có những chi tiết cơ bản sau: piston, xylanh, trục cam bơm, van cao áp…

 Pittông và xilanh: có hình dạng, hình học và chống mòn tốt, chịu áp suất cao,
phải chống ăn mòn hoá học, có độ bền cao…
- Vật liệu chế tạo bộ đôi piston xilanh phải là thép hợp kim làm ổ bi hoặc dụng
cụ cắt gọt như các thép: X15, XBT, 25X5M.
- Thép X15 có cấu trúc tế vi ổn định hơn thép XBT nên chế tạo bằng thép X15
thì kích thước hình học của chi tiết ổn định hơn. Nếu chế tạo bằng thép 25X5M
thì thép phải được thấm Nitơ.
- Phải nhiệt luyên để đạt được các yêu cầu các mặt ma sát của piston và xylanh
có độ cứng không nhỏ hơn HRC58, các mặt đầu không nhỏ hơn HRC 55.
 Lò xo: phải có tính đàn hồi, thường chế tạo bằng thép cacbon cao ( thép hợp
kim).
 Van cao áp và đế van.
- Vật liệu: thép hợp kim X15, XBT.
- Độ cứng sau nhiệt luyện: độ cứng của van phải đạt HRC 56  62, của đế
van HRC 60 64.
 Trục cam bơm: Sử dụng thép ít cacbon như thép 30, thép cacbon trung bình
như thép 40, 45 hoặc thép hợp kim như thép 15 Cr, 15Mn...

2. Vòi phun.
Thân kim phun , van kim phun lò xo là các chi tiết chính:
- Thân vòi phun được đúc bằng thép 45 đầu dưới của thân được tôi và gia công
cứng.
- Van kim phun làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao được chế tạo bằng
thép hợp kim và được tôi cứng.
- Lò xo kim phun làm việc trong điều kiện chịu tải trong thay đổi, thường được
làm bằng dây thép lo xo hoặc vật liệu tương đương bề mặt được thấm Nito hoặc
phun bi làm chai cứng bề mặt.
3. Lọc nhiên liệu.
 Vật liệu chế tạo bầu lọc thô:
SVTH: NHÓ M 4 Trang 21
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

- Phiến kim loại: là những tấm lá đồng thau.


- Lưới lọc: làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ, áp suất cao, chịu sự mài mòn
cao. Vật liệu chế tạo thường là thép không gỉ.
- Phần tử lọc: được làm bằng sợi bông, giấy.
- Cốc : được chế tạo với khả năng chịu nhiệt độ, áp suất nhưng không bị biến
dạng. Nên thường được chế tạo bằng chất dẻo.
- Vỏ: để chịu nhiệt độ ,áp suất khi làm việc và tính chống mài mòn nên vật liệu
chế tạo thường là thép hợp kim.
 Vật liệu chế tạo bầu lọc tinh:
- Lõi lọc: làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ, áp suất cao, chịu sự mài mòn
cao. Vật liệu chế tạo thường là thép không gỉ.
- Phần tử lọc: thường là sợi bông, giấy, sợi vải tổng hợp …

PHẦN II.
TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL
I. BƠM CAO ÁP.
Nếu biết công suất thiết kế của động cơ N e (kW), số xyanh i, số vòng quay
thiết kế n (vòng/ phút) và suất tiêu hao nhiên liệu ge (g/kW.h).

SVTH: NHÓ M 4 Trang 22


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Thể tích nhiên liệu cung cấp cho một chu trình ở chế độ thiết kế là:
ge . N e . τ
V ct =
120. n. i. ρnl

Trong đó:  - Số kỳ động cơ.


nl – Khối lượng của nhiên liệu (g/dm3)..
pe . V h .n . i
Thay giá trị công suất Ne: N e = vào công thức trên ta được:
30. τ
ge . pe . V h
V ct =
3600. ρnl
pk .❑c
Nếu thay ge bằng biểu thức: ge =432000.
α . M 0 . pe . T k

Trong đó: k và Tk – áp suất và nhiệt độ không khí trước xupap nạp.


c – Hệ số cung cấp.
M0 - Lưu lượng không khí lý thuyết (kmol/kgnl).
Ta được:
p k . V h .❑c
V ct =120.
α . M 0 .T k . ρnl
Để cho việc tính toán được thuận lợi ta có thể dùng lượng nhiên liệu cấp cho
chu trình tính theo một đơn vị thể tích công tác xylanh (l):
V ct p k .❑c
v ct = =120.
Vh α . M 0 .T k . ρ nl

Nếu lấy: p0 = 0,1 MN/m2; T0 = 297 K; nl = 0,85 (kg/dm3); M0 = 0,5


(kmol/kg)
Ta được:
❑c
v ct =95 .
α
Một thông số cơ bản của bơm cáo áp khoảng thời gian phun nhiên liệu (tính
từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc) thể hiện bằng góc quay trục khuỷu p hoặc

φp
bằng giây, t p= .
6n
Giá trị p được xác định từ điều kiện đảm bảo cho động cơ khi chạy ở chế độ
thiết kế tốn ít nhiên liệu nhất. Trên thức tế p rất ít khí vượt quá 300  350
góc quay trục khuỷu. Khi chọn p cần thấy rằng khoảng thời gian phun nhiên

SVTH: NHÓ M 4 Trang 23


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

liệu thực tế phụ thuộc vào áp suất trong hệ thống nhiên liệu, số vòng quay
của động cơ và thường vượt quá thời gian phun nhiên liệu hình học ph
khoảng 1,3  1,7 lần. Khi chọn p có thể chọn theo đồ thị trên hình 1.

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa p/ph và áp suất phun lớn nhất pnlmax.
Sau khi chọn p có thể xác định tốc độ cấp nhiên liệu trung bình hoặc lưu
lượng trung bình của một tổ bơm.
V ct V ct
=Q tb = .6 n
tp φp
Dựa vào phương trình lưu động liên tục ta có thể xác định đường kính piston
bơm cao áp.
4 V 6. n c
d p=
√ π
. k . ct .
φ p ❑c . C p

Trong đó: c – Hệ số cung cấp của bơm cao áp.


 Đối với hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp kiểu van
piston có vành giảm áp trên van cao áp. c = 0,6  0,95.
 Đối với hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp có van riêng
và không có vành giảm áp trên van cao áp.
c = 0,75  0,85.
Cp – Tốc độ piston bơm cao áp.

Hình 2.2. Mối quan hệ giữa


hệ số cung cấp và đường kính
piston dp của bơm cao áp.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 24


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Hành trình có ích của piston bơm cao áp của bơm cao áp kiểu van piston.
V ct π . d 2p
h a= Với: f p=
f p .❑c 4
II. VÒI PHUN.
1. Tiết diện lưu thông fk.
αk 2 αk αk
f k =π . x k .(d x . sin −x k . si n . cos )
2 2 2
Trong đó: dx = d1 - Khi không có lỗ phun trên mặt tỳ.
dx = d2 - Khi có lỗ phun trên mặt tỳ.

Hình 2.3: Sơ đồ tính toán vòi phun.

Mặt côn với góc αk = 600 được sử dụng cho hầu hết các vòi phun hiện nay, vì
với góc đó vòi phun rất kín khít và làm tăng tiết diện lưu thông thực tế của
vòi phun.

fk
Tỷ số trong khoảng 2,5 ÷ 3,5:
fx
fk
 Nếu < 1,5: Gây sức cản phụ ảnh hưởng xấu tới chất lượng phun,
fx
fk
 Nếu > 3,5: Làm tăng kích thước của vòi phun.
fx
2 2 π
Tính diện tích vành khăn : f v = .(d k −d x )
4

SVTH: NHÓ M 4 Trang 25


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL


Tiết diện thân kim phun : f k = . d k
4
fv
 Tỷ số : δ = . trong các vòi phun kín hiện nay δ = 0,32 – 0,82. Nếu δ nhỏ sẽ
fk
làm phụ tải tác dụng lên lò xo vòi phun tăng tiết diện lưu thông, nhưng sẽ làm
giảm áp suất khi kim phun bắt đầu tỳ lên đế.
 Hành trình nâng kim phun giới hạn trong khoảng 0,3 - 1,1 mm.
2. Tốc độ lý thuyết cực đại của tia phun nhiên liệu phun ra từ vòi phun.
W '=ξ . √ 2 g . ¿ ¿ ¿
Trong đó:
p - Áp suất trước lỗ phun lúc tốc độ trung bình của piston Cm(max).
p’’c - Áp suất trung bình trong xylanh trong giai đoạn phun nhiên liệu.
ρ - Khối lượng riêng của nhiên liệu (kg/m3).
Đối với động cơ tốc độ thấp : p = 32  40 (MN/m2), (320 – 400 KG/cm2)
Đối với động cơ tốc độ cao : p = 45 (MN/m2), (450 KG/cm2)
ξ = 0,8  0,9 ( Hệ số tốc độ).
Đối với buồng cháy thống nhất: W’ = 250 – 350 (m/s).
3. Thời gian phun.
∆φ
∆ t= .
6n
Trong đó:
∆φ - Góc quay TK ứng với t/gian phun (0) thường chọn trong khoảng
từ 10  250.
n - Số vòng quay trục khuỷu ( v/ph).
4. Xác định tổng tiết diện lỗ phun.
V 'x
F=
φ .W ' . ∆ t . 103
Trong đó :
φ = 0,7 – 0,85 Hệ số thắt dòng của lỗ phun.
F - Tổng tiết diện của lỗ phun.
5. Đường kính lỗ phun.
4F
d 0=
√ π .i
với i - Số lỗ phun

SVTH: NHÓ M 4 Trang 26


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

6. Kiểm tra các thông số lò xo phun.


- Diện tích chịu lực tác dụng của áp suất nhiên liệu để nâng kim phun:
S=π (d 2k −d 2x )
- Lò xo chịu phụ tải khi áp suất nhiên liệu p0: p1= p0 . S
1000. ρ4
- Ứng lực lò xo trên 1mm có độ biến dạng là: p=
i. d 3
Trong đó:
d = đường kính lò xo (mm).
δ= đường kính dây lò xo (mm).
i = số vòng lò xo làm việc.
p1
- Biến dạng ban đầu cần thiết của lò xo: h0 =
p
- Lực lớn nhất tác dụng lên lò xo khi mở kim phun: P2= p( h1+ h0 )
Trong đó : h1 – hành trình kim phun lớn nhất (Mm)
Phụ tải cho phép lớn nhất:
δ3
- Đối với lò xo làm bằng vật liệu thép cácbon: P=7,86
d
δ3
- Đối với thép hợp kim sẽ là: P=11,8
d
- Chiều dài lò xo khi mở kim phun: l 1=iδ +ie (mm).
Trong đó : e = 2mm khe hở nhỏ nhất giữa các vòng lò xo.
- Chiều dài lò xo khi đóng kim phun: : l 2=l 1+ h1 (mm).
- Chiều dài lò xo ở trạng thái tự do: l 3=l 2+ h 0 (mm).

III. BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU.


Lưu lượng thực tế của bơm chuyển nhiên liệu được tính theo công thức :
Q=❑Q .Q1
Trong đó :
Q - Hiệu suất lưu lượng, kể tới các tổn thất của bơm.
Thông thường Q = (0,8 - 0,9), chọn Q = 0,85.
Q1 - Lưu lượng lý thuyết trung bình của bơm trong một đơn vị thời gian.

SVTH: NHÓ M 4 Trang 27


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

D2
Q 1=7. .b . n (lít/ph)
Z
Ở đây:
D - Đường kính vòng lăn (mm)
Z - Số răng của hai bánh răng (bằng nhau).
b - Bề rộng răng.
n - Số vòng quay trong một đơn vị thời gian.

Hình 2.4. Sơ đồ tính toán lưu lượng bơm.

Tính toán lưu lượng bơm các loại bơm chuyễn tiếp nhiên liệu:
 Bơm bánh răng:

Hình 2.5. Bơm bánh răng.

Thể tích công tác được tạo thành giữa các mép bánh răng với thành vỏ máy
trong một vòng quay:
V =m. z . h . b . π
trong đó
m - Modul bánh răng;
z - Số răng;
b - Chiều dài răng;
h - Chiều cao răng;

SVTH: NHÓ M 4 Trang 28


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

Giả sử bơm có tốc đọ quay n vòng phút:


 Q lưu lượng bơm cung cấp: Q= V.n (lít/phút)
Hiệu suất bơm thông thường của bơm: Q = 0.85  0.95;
 Bơm bánh răng ăn khớp trong (bơm lệch trục).
Rotor thực hiện chuyển động hành tinh va ăn khớp trong với stato. Số răng ăn
khớp của rotor nhỏ hơn số răng stato một răng.
V = z.(Amax – Amin).b
z – số răng của rotor;
b – bề dày của rang;
A – diện tích của khoang trống;

Hình 2.6. Bơm cánh


răng ăn khớp trong.

 Bơm cánh gạt:


V=2∙π ∙b∙e∙D
Trong đó:
b - Bề dày của cánh gạt;
e - Độ lệch tâm giữa hai trục bơm;
 Q =V.n.Q

Hình 2.7. Bơm cánh gạt.

 Bơm piston:

SVTH: NHÓ M 4 Trang 29


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

π . D2
Q tb= . S .n
4
Trong đó:
D - Kích thước đường kính piston xylanh;
S - Hành trình piston trong xylanh;
n - Số vòng quay trong đơn vị thời gian;
Nếu bơm có số piston làm việc i và hiệu suất lưu lượng là Q:
π . D2
Q tb= . S .i .n .❑Q
4

SVTH: NHÓ M 4 Trang 30

You might also like