You are on page 1of 157

LIỆU PHÁP THẦN KINH CỘT SỐNG

Tài liệu
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Biên soạn: Nguyễn Đình Thảo
NGUYỆN VỌNG & TÂM SỰ (không thuộc mục lục của tài liệu)

1. Tài liệu này đã được ký hợp đồng, chế bản và biên tập tại NXB Y học, là tài liệu tham khảo
lý thuyết Phương pháp Tác động cột sống (có thể phù hợp hơn với người đã theo học Phương
pháp). Bạn đọc quan tâm tham khảo, bớt chút thời gian tham gia hiệu đính: chỉnh sửa góp ý và
phản hồi để tài liệu sớm được hoàn chỉnh, nội dung đóng góp gồm:
- Sửa lỗi: số trang, số dòng (từ trên xuống/từ dưới lên), lỗi và thay thế
- Góp ý về nội dung và ý kiến liên quan.

2. Phương pháp Tác động cột sống có giá trị kiến thức khá đồ sộ, càng quan tâm tìm hiểu càng
thấy kiến thức sâu, rộng và độc đáo. Vì vậy, để áp dụng Phương pháp đạt hiệu quả, anh chị cần
theo các chương trình/ lớp học, cần có các chuyên gia đủ kinh nghiệm hướng dẫn và thực hành
công phu – “không Thầy đố Mày làm nên” , “học Thầy không tày học bạn”.

3. Nếu bạn đã nhận được tài liệu, hãy nhắn tin (0918260196 hoặc facebook Thảo Sen Nam
hoặc Email: sennam.thao@gmail.com ) xác nhận “đã nhận tài liệu TĐCS”. Việc này giúp
chúng ta có cơ hội giao lưu, trao đổi tốt hơn (nếu bạn quan tâm) trong các chủ đề, tài liệu tiếp
theo của tôi. Các chủ đề đã và đang thực hiện tiếp:

- Thực hành cơ bản liệu pháp Tác động cột sống (sẽ có các video chia sẻ trực tuyến)
- Phương pháp Tác động cột sống – câu hỏi và đáp án (câu hỏi cơ bản và chuyên sâu)
- Phương pháp Tác động cột sống với sức khỏe TÂM THỂ TRÍ.

4. Nếu Bạn chia sẻ tài liệu này cho người khác: Đề nghị hãy chuyển các nguyện vọng của tôi
đến họ (tôi không khuyến khích điều này, trừ trường hợp đặc biệt). Rất trân trọng khi bạn
thông báo cho tôi theo địa chỉ ở mục 3 về người được bạn cho/chuyển tài liệu.

5. Tôi cùng một số Thầy bạn có chung tâm nguyện, sẵn sàng và rất vui mừng nếu được tham
gia các buổi, các chương trình hội thảo giới thiệu, hỏi đáp hay chia sẻ kiến thức về Phương
pháp Tác động cột sống đến với anh chị – thời lượng và chủ đề dựa theo mục đích và ý nguyện
của anh chị …Tôi cũng rất quan tâm đến các bạn đã tham gia các chương trình, các lớp học về
Phương pháp Tác động cột sống, nhưng vì lí do nào đó mà chưa hiểu rõ, chưa tự tin.

6. Khi làm công việc liên quan đến sức khỏe nói chung và Phương pháp Tác động cột sống nói
riêng, giúp tôi có trạng thái thật sự tích cực. Tôi nhận thấy lòng tin và tự hào về Thầy tổ
Nguyễn Tham Tán và về Phương pháp. Thầy bạn, đồng môn và Quý bạn đọc nếu chưa hài lòng
điều gì, kính mong độ lượng và chỉ dạy…

Câu chữ không nói hết tâm nguyện, xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Thầy bạn, kính chúc
Quý bạn đọc cùng gia đình luôn Hạnh phúc, luôn vui khỏe.

Nguyễn Đình Thảo

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 1


LỜI MỞ ĐẦU

“Phương pháp Tác động cột sống (PP TĐCS) trị bệnh của lương y Nguyễn Tham Tán
có hiệu quả cao nhưng chưa được phổ biến và phát huy hết hiệu quả đáng có trong xã hội. Việc
phát triển của liệu pháp này đang gặp nhiều trở ngại như tác giả đã thừa nhận. Không có trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học thật sự có căn cứ.

Chưa có cơ sở điều trị nội trú nào chuyên trách chữa bệnh theo PPTĐCS để có điều kiện
theo dõi và tổng kết có hệ thống các phác đồ điều trị đã được thực hiện. Các thành công bước
đầu trong điều trị một số bệnh nan y chưa nhiều về số lượng, còn cần thêm nhiều trường hợp
đạt kết quả tốt mới khẳng định được tác dụng thực sự của phương pháp.

Chương trình đào tạo cán bộ hiện nay mang tính chất bổ túc ngắn hạn, chủ yếu nặng về
thực hành đã ảnh hưởng đến chất lượng của các thầy thuốc được đào tạo. Số thầy thuốc tác
động cột sống có trình độ cao chưa nhiều là mặt hạn chế đáng kể của tình hình hiện nay.

Mặt khác, tác giả chưa công bố các phát hiện mới, các căn cứ khoa học của phương
pháp chữa bệnh của mình nên đã hạn chế việc tham gia của các cán bộ khoa học vào nghiên
cứu các đề tài khoa học về cột sống.

Trong hoàn cảnh một nước nghèo như nước ta, đưa PPTĐCS vào y tế cộng đồng để
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, lợi ích kinh tế và xã hội sẽ hết sức to lớn. Tuy nhiên
phải đưa các công tác nghiên cứu khoa học lên một trình độ mới, đi đôi với việc đào tạo cán bộ
ở trình độ cao hơn mới phát huy được tác dụng thiết thực.

Qua lần tổng kết này có thể thấy hướng đi thích hợp để bảo tồn và phát triển PPTĐCS
Việt Nam, đồng thời cần tạo các điều kiện thuận lợi cho PPTĐCS phát triển lên tầm cao mới, ở
phạm vi rộng hơn”

Đáng tiếc là văn bản gốc các bài giảng về PPTĐCS do Thầy tổ Nguyễn Tham Tán
truyền dạy chưa được sưu tầm đầy đủ. Các tài liệu giảng dạy hiện thời về Phương pháp Tác
động cột sống chủ yếu do các học sinh của Thầy Tán soạn thảo, có thể liệt kê một số văn bản
chính như sau:

(1) “Bài giảng Tác động cột sống”, Tập I, gồm 127 trang, HVYDH Cổ Truyền Việt
Nam – Chủ biên PGS. TS. Trương Việt Bình (NXB Y Học – 2010)
(2) “Tài liệu Hướng dẫn phổ cập Phương pháp Tác động cột sống của Lương Y
Nguyễn Tham Tán”, Phần I Đại Cương, gồm 76 trang, Tài liệu lưu hành nội bộ
của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Phương pháp Tác động cột sống - Tháng
4 năm 2013
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 2
(3) “Phương pháp Tác động cột sống Việt Nam”, gồm 59 trang của Hội Tác động
cột sống Hà Nội.
(4) “Cẩm nang về Phương pháp Tác động cột sống” , gồm 177 trang, tháng
6/2002, biên soạn Bùi Đức Cương.
(5) “Phương pháp Tác động cột sống” tập I , gồm 142 trang, biên soạn Lương y
Nguyễn Xuân Trang.
(6) “Phương pháp Tác động Đầu và cột sống”, gồm 189 trang, 2001, biên soạn
Công Kim Thắng.
(7) “Chữa bệnh bằng Phương pháp Tác động cột sống”, gồm 64 trang, tháng
12/2001, biên soạn Đỗ Đình Thi…
Các tài liệu trên có chung kiến thức cơ sở là tài liệu “Bài giảng Phương pháp Tác động cột
sống” , 1991, Giáo trình dùng trong nhà trường của và tài liệu “Các phương thức chẩn bệnh
và trị bệnh” , 1998, tác giả - Nguyễn Tham Tán. Tùy theo từng quan điểm, công phu biên soạn
và tài liệu tham khảo... mà mỗi tài liệu có những ưu điểm riêng tuy nhiên có một số nội dung
chưa nhất quán … cụ thể một số nội dung chính chưa thống nhất là:

- Thủ thuật miết: Hầu hết các tài liệu có đề cập đến thủ thuật miết nhưng tại nội dung
các thủ thuật không có nội dung của thủ thuật miết.
- Nguyên tắc thăm dò tiên lượng: Hầu hết các tài liệu đề đề cập đến vai trò tiên lượng
của Phương pháp Tác động cột sống, nhưng ở phần nội dung của các nguyên tắc chẩn
bệnh không có nội dung của nguyên tắc này.
- Phương thức đối nhiệt: Hầu hết các tài liệu đều đề cập đến tầm quan trọng và vai trò
của nhiệt độ, tuy nhiên rất ít tài liệu đưa ra phương thức chẩn bệnh cụ thể liên quan đến
nhiệt độ da và trọng điểm…

Trên cơ sở tham khảo trọn lọc, kế thừa và tổng kết các tài liệu hiện có chúng tôi soạn thảo
cuốn sách này với tham vọng cung cấp cho các bạn đọc quan tâm những kiến thức cơ bản nhất
về Phương pháp Tác động cột sống của cố lương y Nguyễn Tham Tán.

Phần “Giới thiệu về Tác giả và Phương pháp” được trích từ bài giới thiệu của chuyên gia
Bùi Đức Cương trong cuốn cuốn “Cẩm nang về Phương pháp Tác động cột sống”

Bác Cương SN 1928, là một trong những học trò xuất sắc của Thầy tổ Nguyễn Tham
Tán. Bác Cương theo Thầy từ năm 1979 để được Thầy chữa bệnh, khỏi bệnh bác xin
được theo Thầy học nghề. Năm 1994, Thầy Tán mở Trung tâm Tác động cột sống, Bác

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 3


Cương được bổ nhiệm là một trong hai Phó giám đốc – Bác lại tiếp tục theo học Thầy,
vừa học vừa hành vừa làm trợ lý cho Thầy đến khi Thầy đi xa.

Phần Nội dung của Phương pháp Tác Động Cột Sống, chúng tôi biên soạn gồm:

(1) Biên soạn từ tài liệu gốc: Tài liệu “Bài giảng Phương pháp Tác động cột sống” – Giáo
trình dùng trong nhà trường, phát hành tháng 9/ 1991 của Trường Y học Dân tộc Tuệ
Tĩnh và Tài liệu “Các phương thức chẩn và trị bệnh” của Lương y Nguyễn Tham Tán –
tháng 10/1998, gồm:
- Nội dung 4 đặc trưng và thể loại;
- Nội dung 9 thủ thuật chẩn và trị bệnh;
- Nội dung 8 nguyên tắc chẩn và trị bệnh;
- Nội dung 8 phương thức trị bệnh cùng 66 tư thế.
(2) Phần bổ sung: Được biên soạn trên cơ sở tham khảo và chọn lọc từ các các tài liệu. Nội
dung bổ sung gồm : Nguyên tắc thăm dò tiên lượng; Thủ thuật miết; Phương thức đối
nhiệt
(3) Các phụ lục tham khảo: - Mối liên quan giữa đốt sống và nội tạng;- Điều nhiệt với các
đốt sống liên quan; Cắt cơn đau cơ năng; Thể loại lớp cơ – các lưu ý và bệnh chứng;
Mối liên quan giữa nhiệt độ và bệnh chứng; Các đề tài đã được nghiên cứu…

Ghi chú: Trong số tài liệu tham khảo, có một số tài liệu ký hiệu đốt sống lưng (12 đốt) là
D trong khi một số tài liệu khác ký hiệu là T, chúng tôi không thay đổi ký hiệu, vì vậy ký hiệu D
và T trong tài liệu này cùng đại diện cho đốt sống lưng.

Chúng tôi đã nỗ lực sưu tầm, tìm hiểu và so sánh đối chiếu, mong tài liệu đến với Quý bạn
đọc một cách chất lượng - đáng tin và hiệu quả cao nhất, nhưng do lượng tài liệu để tham khảo
phát hành nhiều, đa dạng từ nhiều nguồn, và cũng như kiến thức và thời gian có giới hạn… nên
chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Kính mong được Quý bạn đọc lượng thứ và
đóng góp - chỉnh sửa, bổ sung để nội dung tài liệu về Phương pháp được ngày một phát triển
và hoàn thiện, ứng dụng được hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, theo đúng
mong muốn của Tác giả - Thầy Nguyễn Tham Tán.

Trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Đình Thảo

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 4


PHẦN TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP

Bài 1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP.

“Nguồn gốc của Phương pháp Tác động cột sống Việt Nam.

Lương y Nguyễn Tham Tán sinh năm 1915 ở xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Là thầy thuốc Đông y, Thầy rất coi trọng những bài thuốc quý trong dân gian. Trong nhiều
năm, Thầy để nhiều tâm lực trèo lên núi cao, rừng sâu tìm hiểu các loại thuốc quý để chữa
bệnh.

Những năm đi tìm thuốc, Thầy thấy các cụ cao tuổi hay dùng vôi tôi, hoặc lấy lá cây trà xát lên
cột sống người bệnh. Khi cột sống có những vết đỏ, các cụ dùng bột hoặc lá thuốc hay cua
đồng giã ra đắp vào những vết đỏ, có khi đun sôi thuốc lá để xông cho người bệnh. Chỉ có thế
mà khỏi bệnh.

Sự việc trên làm Thầy suy nghĩ : Tại sao cột sống lại chữa được bệnh? Tại sao Đông - Tây y
lại không chữa vào cột sống? Sách Nội Kinh ghi: “Tủy sống không sờ thấy, không trông thấy
nên không thể chữa được bệnh”. Còn Tây y chỉ chữa được một số rất ít bệnh của cột sống.
Nhưng không chữa được các bệnh nội tạng. Phải chăng đây là một khe hở mà Đông – Tây y
chưa đi sâu nghiên cứu, ta nên nghiên cứu thử xem? Thầy nghĩ “Cột sống là một thực thể, là
một hiện tượng sinh lý, mà đã là hiện tượng sinh lý thì tất yếu phải có hiện tượng bệnh lý?”.

Từ đây, Thầy bỏ tìm thuốc, quyết tâm đi sâu vào cột sống. Thầy đã nghiên cứu các sách về cơ
thể học, sách Tây y, Đông y, châm cứu, bấm huyệt v.v..

Khi Thầy là Chủ tịch UBND xã, đánh bóng chuyền bị ngã, đau lưng, chữa mãi chẳng khỏi.
Một hôm bạn bẻ bão cho. Thế là khỏi đau lưng. Lần khác, Thầy bị kiết lỵ, uống thuốc mãi
không khỏi, lại nhờ bạn bẻ bão cho – bệnh khỏi. Thầy càng thấy rõ cột sống liên quan đến
bệnh tật. Lần lượt Thầy mua 9 con khỉ, mổ từng con để xem cấu tạo cột sống của chúng? Đặc
biệt thầy rất coi trọng việc tìm hiểu cột sống của nhiều người bệnh xem có những biến đổi bất
thường. Thầy ghi lại các hiện tượng của từng bệnh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp lại thành
từng bệnh và tìm cách chữa bệnh trên cột sống. Thầy tìm hiểu những người mới chết xem cột
sống ra sao? Bệnh đầu tiên tìm chữa là bệnh đau bụng. Hễ trong gia đình hoặc họ hàng hay
người trong làng trong xã, hễ ai đau bụng là Thầy đến khám và đã chữa khỏi bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 5


Cho đến nay, một số người vẫn còn nghi hoặc? Có phải thầy đã tìm ra phương pháp tác động
cột sống này hay không? Có thể do một người nào đó đã dạy Thầy? Một người có học vấn như
Thầy làm gì có khả năng nghiên cứu ra nhiều vấn đề hóc búa như nội dung của phương pháp?
Hoặc có người cho rằng Thầy xem sách báo phương Tây để áp dụng? Sự thật khi Thầy nghiên
cứu Phương pháp Tác động cột sống là trong thời kỳ kháng chiến ác liệt, làm gì có sách báo
mà nghiên cứu, nơi thôn xã đã làm gì có phương tiện để học hỏi.

Đến năm 2000, Thầy đã có hơn 300 học trò. Nhưng chưa có ai đóng góp gì cho phương pháp.
Chính lương y Nguyễn Tham Tán đã tự mình nghiên cứu, đúc kết lại và sáng tạo ra phương
pháp chữa bệnh kỳ diệu này. Nó khác hẳn với các trường phái khác của chữa bệnh ở Việt Nam
và trên thế giới. Tôi cũng như nhiều người đã thấy: Thầy Tán rất thông minh, học đâu nhớ đó.
Trước ngày đi sâu vào cột sống Thầy có nhiều sáng tạo. Làm được máy gieo hạt được tỉnh Phú
Thọ khen thưởng. Thầy lại biết phân tích, tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm, vừa làm, vừa học.
Đặc biệt là do có quyết tâm cao, đã tìm được bệnh, nên Thầy kiên trì, nhẫn nại, say sưa, ngày
đêm quên ăn, quên ngủ tìm cho được cách chữa bệnh có hiệu quả nhất.

Thực vậy, xuất phát từ những kinh nghiệm cổ truyền dân tộc và trên nhiều cột sống của người
bệnh, lương y Nguyễn Tham Tán đã nhận thức được những đặc điểm của hệ cột sống liên quan
đến sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Biểu hiện bằng những biến đổi tăng và giảm ở trên đầu gai
sống và ở ngoại vi. Từ đó xây dựng thành phương pháp chẩn và trị bệnh trên cơ sở xác định sự
biến đổi của hệ cột sống để quy nạp, chẩn đoán bệnh và tái lập sự cân bằng các thủ thuật rung
phần mềm đầu ngón tay tác động tại trọng điểm trên hệ cột sống, sau đó dán cao, đắp bột trên
những điểm đã chữa, không dùng dụng cụ, không đưa thuốc trực tiếp vào cơ thể.

Công trình của lương y Nguyễn Tham Tán là một công trình đồ sộ, độc đáo, khác hẳn với các
trường phái chữa bệnh khác. Thầy đã có gần 500 bài thuốc chữa trị các loại bệnh thuộc các hệ
trong cơ thể. 54 đề tài có thể làm luận chứng khoa học, xác định hiệu quả của phương pháp.
Nội dung của phương pháp tác động cột sống thật là phong phú gồm có: Các nguyên tắc, các
thủ thuật, các phương thức và các tư thế chẩn trị bệnh hoàn hảo.

Thầy đã nói ở bệnh viện Vĩnh Phúc: “Tôi vô sư, vô sách, không được Thầy nào dạy dỗ, không
có kinh nghiệm gia truyền, không dựa vào sách vở. Tôi tự tìm tòi, nghiên cứu những kinh
nghiệm cổ truyền dân tộc và trên hàng trăm cột sống của người bệnh mà sáng tạo thành
Phương pháp Tác động cột sống”.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 6


Hiệu quả của Phương pháp Tác động cột sống

Rất tiếc là Thầy không còn có sổ ghi cảm tưởng của người bệnh. Chỉ xin nêu một số rất ít bệnh
điển hình, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót đối với hiệu quả của phương pháp.

Năm 1947, Thầy bắt đầu chữa bệnh bằng Phương pháp Tác động cột sống. Vài năm đầu, chữa
bệnh trong gia đình. Bệnh nhân đến chữa rất đông, nhiều người khỏi bệnh. Sau UBND xã
Hoàng Xá mời Thầy ra chữa bệnh ở trạm xá xã. Các tỉnh đến chữa phải có giấy giới thiệu của
bệnh viện huyện.

Một số cán bộ cấp cao được Thầy chữa khỏi đã góp ý: “Cụ nên chữa những bệnh nhân mà
bệnh viện Tây y đã chữa, nhưng không khỏi để Thanh tra y tế tỉnh về kiểm tra thì tốt hơn.”

Thầy đã lấy 5 bệnh nhân mắc bệnh tim đã chữa ở các bệnh viện Tây y, nhưng chưa khỏi. Có
người suy tim, tim to, ngoại tâm thu, xơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, huyết áp thấp,
nhịp tim nhanh v.v… Số bệnh nhân này đều được các bệnh viện xét nghiệm chiếu, chụp đầy đủ.
Thầy chữa 5 bệnh nhân này khỏi hẳn. Cả 5 người đã đến các bệnh viện cũ để chiếu chụp lại,
các bệnh viện đã xác nhận không còn bệnh tim nữa.

Ban thanh tra y tế Tỉnh Vĩnh Phú đến để kiểm tra do ông Trưởng Ti y tế tỉnh làm trưởng đoàn.
Lúc đầu Thầy đưa ra 4 hồ sơ có đầy đủ các xét nghiệm. Xem xong ông trưởng ban phát
biểu: “Bệnh tim là bệnh khó chữa, dùng các ngón tay chữa trên cột sống thì khỏi hẳn thế nào
được. Có thể các bệnh viện trước đã đoán sai”. Cuối cùng Thầy đưa ra bệnh án do chính ông
thanh tra này khi còn làm giám đốc bệnh viện tỉnh khám, ông cười nói: “Có thể lúc đó tôi đã
khám sai”.

Tức quá, Thầy định đem tất cả tài liệu đã nghiên cứu đốt sạch. May thay nhờ có cụ bà Đặng
Thị Loan đã khuyên giải Thầy, Thầy đã nguôi ngoai. Thầy nghĩ: “Đã thế ta phải chữa các
bệnh nhân mà ai cũng biết – Đó là những bệnh câm, liệt”.

Số bệnh nhân câm, liệt có lúc đông tới hơn 40 người. Thầy đã chữa câm cho em gái của cố
Tổng bí thư Trường Trinh khỏi bệnh. Một bà ở Sơn Tây có 2 con gái câm đến chữa. Hết gạo bà
về lấy gạo. Đến cổng nhà Thầy, con gái chạy ra gọi mẹ: “Mẹ ơi”, đột ngột quá bà mẹ ngất đi,
tỉnh lại bà nói “Nuôi con 18 năm nay lần đầu tiên nghe cháu mới nói được”.

Chú Tạ Văn Lý ở huyện Vĩnh Lạc tỉnh Vĩnh Phú bị liệt, hai chân teo co lại. Từ nhỏ chỉ ngồi và
lê bằng hai bàn tay, đi học phải nhờ các bạn thay nhau cõng. Năm chú chữa bệnh đã 13 tuổi.
Thầy chữa 6 tháng chú Lý đứng lên đi lại bình thường. Về làng người làng nô nức ra đón
người liệt đã đi lại bình thường. Gia đình làm 12 mâm cỗ ăn mừng, đón Thầy về, ai cũng muốn

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 7


nhìn thấy đôi bàn tay vàng của Thầy. Đến tuổi nhập ngũ chú Lý nặng 60 cân, nhập ngũ 3 năm
trở về lấy vợ sinh 3 cháu đều khỏe mạnh. Chú Lý xin Thầy được làm con nuôi.

Bác sĩ Thùy Linh ở Bệnh viện Hữu Nghị bị bệnh tâm thần phân liệt. Có lúc cởi truồng chạy ra
ngoài phố, Thầy đã chữa khỏi. Bác sĩ trở lại công tác, vài năm sau, bác sĩ Thùy Linh cho biết
đã có 3 đề tài nghiên cứu khoa học, được hội đồng khoa học của bệnh viện khen thưởng.

Năm 1972, giặc Mỹ bắn phá ác liệt khắp nơi, thế mà có lúc hơn 200 người đến chữa bệnh. Họ
đi lại lung tung, Bộ công an cử 6 cán bộ giả làm bệnh nhân đến kiểm tra, 6 đồng chí này có
bệnh gì Thầy đều chữa khỏi. Sau đó một số thứ trưởng Bộ Công an và gia đình con cháu đã
đến chữa khỏi nhiều bệnh, nên chính các Thủ trưởng bộ đã đề nghị lên cố Tổng bí thư Trường
Trinh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cố Bộ trưởng y tế Vũ Văn Cẩn mời Thầy về Hà Nội
chữa bệnh.

Về Hà Nội, Thầy vào chữa bệnh ở Bộ tư lệnh Thông tin được 3 năm. Nhiều bệnh nhân trung
cao dân sự và quân sự được Thầy chữa khỏi bệnh.

Bà An là vợ một thứ trưởng Bộ Công an bị suy tim, tim to huyết áp cao, suy động mạnh vành,
ngoại tâm thu. Chữa khắp nơi không khỏi. Bà định nghỉ hưu. Lúc Thầy chữa bà mới là đại úy.
Chữa khỏi bệnh bà tiếp tục công tác cho đến khi nghỉ hưu là đại tá công an…

Thầy đã chữa cho cố Đại tướng Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội
nhân dân Việt Nam bị liệt một cánh tay. Chữa ở các bệnh viện Hà Nội không khỏi, phải sang
Cộng hòa Dân chủ Đức chữa 6 tháng cũng không khỏi. Thầy chữa bệnh Đại tướng đã đánh
bóng bàn được.

Ông Nguyễn Đức Thuận cố Chủ tịch Hội Liên hiệp Công đoàn Việt Nam giới thiệu 1 cán bộ
cấp cao Liên Xô sang giúp ta xây dựng Cung văn hóa Hữu nghị. Ông này bị một mắt đã 17
năm không nhắm được. Mắt cứ mở trừng trừng kể cả lúc bão tuyết làm rất rát mắt, chữa khắp
nơi ở Liên Xô không khỏi. Ông cho biết: “Nếu cụ không chữa khỏi cho tôi thì vợ tôi sẽ bỏ tôi,
có lần đang ngủ, cô thức dậy thấy mắt tôi cứ mở trừng trừng, cô ấy giật mình khóc thét lên”.
Thầy chữa một thời gian ngắn ông nhắm mắt bình thường.

Thầy chữa bệnh cho bà Cúc - vợ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bà Cúc bị bệnh tâm thần cả
ngày chỉ vuốt áo, không phân biệt được người thân. Đại tiện táo bón phải chịu đau đớn, lăn
lộn trên giường rất khổ sở. Thầy chữa cho bà ổn định tinh thần khỏi táo bón. Bà đã biết được
người thân, còn biết hát cả một số bài ca hồi trước cách mạng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
mời cơm Thầy và một tiến sĩ y học. Thủ tướng rất ca ngợi Phương pháp Tác động cột sống.
Thủ Tướng nói: “Bác đã chữa khỏi bệnh cho nhiều cán bộ cách mạng, tức là bác đã cứu cách
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 8
mạng”. Ông tiến sĩ y học góp ý: “Bác nói rõ thêm nguyên nhân vì sao tác động cột sống lại
chữa được bệnh”. Thủ Tướng trả lời ngay: “Chúng ta đang dùng điện cho các ngành khoa
học. Đến nay vẫn chưa tìm ra bản chất của điện. Nhưng ta vẫn dùng điện rất tốt”. Lúc ra về
thư ký riêng của Thủ tướng nói: “Chưa bao giờ Thủ tướng mời cơm và nói chuyện với bác lâu
đến thế – 1giờ 15 phút”.

Ở khách sạn Đường Thành, Thầy chữa bệnh nhân bị di tinh – tinh trùng tự động thoát ra liên
tục, chưa nơi nào chữa được. Bệnh nhân xanh sao không học hành được. Thầy chữa khỏi anh
này ra nước ngoài học tập, đỗ đạt cao. Một chị phục vụ khách sạn đã ngoài 20 tuổi, bị bệnh
đái dầm chữa nhiều nơi không khỏi, cô không dám lấy chồng. Thầy chữa khỏi bệnh cô lấy
chồng sinh con. Thầy chữa khỏi bệnh cao huyết áp cho Trung tướng Nguyễn Hùng Phong –
Chính ủy Quân khu 1. Đã gần 20 năm bệnh không tái phát. Năm 1978 Thầy được về Bệnh viện
Bạch Mai làm nghiên cứu chuyên đề, xác minh hiệu quả tại Khoa Y học dân tộc. Thầy nhận
chữa bệnh “viêm cột sống dính khớp” do giáo sư Đặng Văn Trung Chủ nhiệm Khoa nội chủ
trì. Viêm cột sống dính khớp là bệnh nan y, các bác sỹ quen thân với Thầy khuyên Thầy nên
chọn đề tài khác, vì bệnh này thế giới đã chịu, nếu Thầy không thành công thì còn đâu là sự
nghiệp. Nhưng Thầy cảm ơn và tin rằng Thầy sẽ chữa khỏi. Kết quả Thầy chữa khỏi viêm cột
sống dính khớp đạt kết quả trên 90%. Thầy thành công tiếp trong đề án nghiên cứu bệnh “viêm
thần kinh tọa” đạt trên 90%.

Thầy chữa khỏi bệnh rối loạn thần kinh thực vật cho giáo sư tiến sĩ Vũ Tuyên Hoàng – Chủ
tịch Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật đã gần 20 năm nay không tái phát.

Thầy làm đề tài nghiên cứu chuyên đề với Viện Sinh lý-Hóa sinh do Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn
Tài Lương – Viện trưởng chủ trì đề tài “Phục hồi nguồn sữa mẹ”, kết quả đạt trên 90%. Điều
đặc biệt là: Khi vắt sữa của các bà mẹ đủ sữa thì hằng số sinh lý của Glucide là 7%, Lipide là
1,5% và Protit là 0,5%. Còn sữa của các bà mẹ thiếu sữa, các hằng số sinh lý đều cao hoặc
thấp hơn. Những bà thiếu sữa được Thầy chữa có sữa rồi thì hằng số sinh lý lại trở về bình
thường. Giáo sư Nguyễn Tài Lương đã làm một báo cáo kết quả 25 trang gửi lên Ban Khoa
giáo Trung ương.

Bắc sĩ Nguyễn Thị Hải lúc đó đã 42 tuổi, Trưởng phòng Y tế Trường Cán bộ Y tế của Bộ Y tế,
chửa 6 lần, cả 6 lần thai đều bị chết lưu. Thầy chữa cho cả hai vợ chồng đã có hiện tượng suy
sinh dục. Chữa 6 tháng bác sĩ Hải thụ thai. Chữa liên tục đến khi đẻ. Thầy kết hợp với Khoa
Sản Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện C để theo dõi kết quả. Cháu Nguyễn Ngọc Châu sinh ra
rất thông minh và khỏe mạnh. Lúc đẻ cháu cả khoa sản tới thăm. Họ rất ngạc nhiên vì Khoa
Sản đã tiêm thuốc cho các bà mẹ có thai chết lưu, khi đẻ ra các cháu này đều bị khuyết tật,
riêng cháu Ngọc Châu lại khỏe mạnh bình thường, hiện cháu đang học tại Nhạc viện Hà Nội.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 9
Một bênh nhân nam đã hơn 30 tuổi bị liệt dương, dương vật bị thụt hẳn vào trong, không lấy
được vợ. Thầy chữa dương vật trở lại bình thường, chú này đã lấy vợ sinh con. Ông Tiến, cán
bộ Phủ Thủ tướng, bị liệt dương đã lâu. Ông đến yêu cầu Thầy chữa vì sau một tháng ông sẽ
cưới vợ. Thầy chữa khỏi ông sinh liên tiếp 2 cháu trai.

Thầy chữa nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau hàng chục năm không có con. Chú Tâm đại úy
phi công và cô vợ là giáo viên xinh xắn nhưng không có con. Bố mẹ chồng bắt đại úy phải bỏ
vợ, cho rằng cô này không đẻ được. Thầy chữa khỏi cô giáo có 2 cháu gái khỏe mạnh.

Thầy chữa bệnh suy tủy. Thông thường cả 3 dòng máu đều thiếu hụt. Đông y chịu, Tây y chỉ
còn duy nhất một cách là tiếp máu tươi, nhưng đến một chừng mực nào cơ thể không tiếp thu
được bệnh nhân chết đau đớn vô cùng. Thầy đã yêu cầu phải kết hợp với Tây y cho tiếp máu.
Các cháu ở Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi ra chữa Thầy. Nhiều cháu ở các tỉnh cả 3
miền đều chữa khỏi bệnh.

Một điển hình là cụ Nguyễn Thị Kiệm năm nay hơn 80 tuổi ở 70 Hàng Chiếu Hà Nội. Khi cụ
hơn 60 thì bị suy tủy. Vào Bệnh viện CuBa lúc đó có 9 người suy tủy. Riêng cụ Kiệm ra chữa
Thầy, cụ Kiệm khỏi bệnh gần 20 năm nay không tái phát, còn 8 người kia đã vĩnh viễn ra đi ở
Bệnh viện CuBa.

Chú Tạ Văn Lý - bị liệt giới thiệu em họ là Trần Văn Tiến xã Yên Động, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh
Phú bị suy tủy chữa các nơi không khỏi Thầy đã chữa khỏi bệnh chú Tiến khỏe mạnh lấy vợ có
con hơn chục năm nay bệnh không tái phát.

Một trung tá quân đội ở Vĩnh Phú thoái hóa đốt sống cổ, tay chân bị liệt, Bệnh viện 103 hẹn
mổ nhưng phải chờ, chú Tạ Văn Lý ở Vĩnh Lạc giới thiệu đến Thầy. Đến phải có người dìu.
Thầy chữa 20 hôm khỏi bệnh. Ông trung tá đến 103, các bác sĩ báo vào mổ ông ấy chạy nhẩy
vung chân tay tại chỗ. Hỏi chữa ai? Chữa cụ Tán. Mọi người đã biết cụ nên rất hoan nghênh.

Một nữ bệnh nhân ngoài 20 tuổi bị to bụng như người có thai 4 – 5 tháng, cả nhà lo sợ. Bệnh
viện Bạch Mai mời Thầy cùng đến chẩn đoán. Bác sĩ khám nhưng không thấy tim thai nên
không kết luận được. Thầy khám và cho rằng: “Đây là bệnh chửa giả, tôi nhận chữa”. Thầy
chữa bụng nhỏ lại bình thường.

Thầy chữa được nhiều bệnh ung thư, nhưng Thầy yêu cầu không tuyên truyền. Vì nói ra sẽ sinh
rắc rối nên Thầy bảo: “Chúng ta cứ chữa, bệnh nhân sẽ tuyên truyền cho chúng ta.”

Chính tôi đã giới thiệu cô Hà Nhi công nhân hưu trí ở số nhà 307 K1 tập thể In Tiến Bộ bị ung
thư Amidan. Cô ấy chữa ở bệnh viện K nhưng không nói được, không ăn được, ngồi chờ chết ở

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 10


nhà. Tôi đã đưa vợ chồng cô chú ấy đến, Thầy chữa bệnh đã khỏi. Cô đến bệnh viện khám lại
không còn bị ung thư nữa. Đã hơn chục năm nay cô vẫn còn sống.

Một cháu ở Thanh Hóa bị ung thư Amindan đang chữa ở bệnh viện K. Cháu không ăn không
uống, không nói được. Bác sỹ bệnh viện gọi mẹ cháu vào báo cho biết là bệnh viện không còn
khả năng chữa cho cháu. Bác phải cho cháu về ngay hôm nay. Nếu không đi ngay thì cháu sẽ
chết ở dọc đường. Mẹ con sợ quá đến nhờ Thầy. Chữa 12 lần, cháu lại bình thường, khám ở
bệnh viện K không thấy ung thư Amidan nữa.

Tôi giới thiệu một bệnh nhân có giấy nhập viện của bệnh viện K đề là: “K vú ngày mai vào
mổ”. Thầy đã chữa khỏi bệnh – Cô Nguyễn Thị Nhân hiện đã sống hơn 10 năm khỏe mạnh,
bệnh không tái phát, cô ở ngõ Lương Sử A, số nhà 33, phố Quốc Tử Giám.

Ông nguyễn Văn Hồng, nguyên trưởng phòng tổng hợp Bộ GTVT, đi bệnh viện Hữu Nghị khám
chẩn đoán là ung thư trung thất phổi, được điều trị nhưng bệnh càng nặng thêm. Hồi đó, Bộ
trưởng Y tế là Phạm Song, lúc đó là giám đốc bệnh viện đã nói với ông Hồng: “Anh bị bệnh
này, nhưng anh có tiền sử bệnh gan nên không uống được thuốc Rephamicine, vì vậy bệnh viện
không có cách gì giúp anh. Anh nên về nghỉ tại nhà thôi”. Ông Hồng thất vọng, ông đã đến
nhờ Thầy chữa, Thầy chữa khoảng gần 2 năm, đi khám lại chỗ ung thư chỉ còn lại một điểm
nhỏ. Ông Hồng được Bộ cho nghỉ ở nhà chữa bệnh, dần dần ông khỏe ra, ông xin đi làm nửa
ngày, sau ông xin đi làm cả ngày cho đến khi về hưu. Ông còn sống được 12 năm, bệnh ung
thư không tái phát. Ông Hồng đã mất vì một bệnh khác.

Từ 1981 đến 1985, ở Bệnh viện Bạch Mai , Thầy đã chữa 847 bệnh nhân với 23 loại bệnh
thuộc các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa, sinh dục, đau cơ năng và các
bệnh cơ xương khớp. Kết quả tốt và khá từ 87 đến 90%.

Thầy vào trường Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh từ năm 1981 làm chủ nhiệm khoa Tác động cột
sống. Nhà trường tổ chức được 11 khóa học đào tạo về Phương pháp tác động cột sống. Riêng
Bộ Công an đã có nhiều Y bác sỹ ở các Trung tâm Y tế tỉnh về dự. Chất lượng các khóa đều
đạt loại khá và giỏi. Các học viên đều say sưa học tập. Cục Y tế và Giám đốc bệnh viện Y học
dân tộc Cổ truyền Bộ Công an đã mời Thầy dạy hai khóa. Tổng cộng là 13 khóa có hơn 300
học viên. Trong gia đình Thầy đã có 5 lớp hơn 40 học viên. Trong thời gian ở trường, Thầy
cũng chữa được bệnh cho nhiều bệnh nhân.

Thầy chữa cho bà vợ ông A-Li-Da-Đê, Bí thư thứ nhất Đại sứ qán Liên Xô, bà nặng 103 kg, đi
lại khó khăn, Thầy chữa rút xuống được 12,5 kg. Bà còn bị vỡ kế hoạch, có thai, Thầy đã điều
hòa kinh nguyệt cho nên được bình thường.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 11


Thầy được mời sang chữa bệnh ở Mát-Xcơ–Va 2 lần, có thêm 3 cộng sự cùng đi, trong 3
tháng, chữa được 210 bệnh nhân. Kết quả đạt loại khá và tốt 91,5 %. Có bệnh nhân liệt dương,
hai vợ chồng cùng chữa, hôm sau, bà vợ đến chữa đã nói ngay: “Bác sỹ Việt Nam tuyệt vời,
tuyệt vời”. Một bệnh nhân nặng 82 kg, chữa giảm được 17 kg. Viện Thần kinh trung ương Pi-
Gô-Rốp đã ký 3 hợp đồng với Thầy, mời sang chữa bệnh, nhưng vì bất ổn chính trị phải ngừng
lại.

Xưởng phim tài liệu Trung ương quay một cuốn phim tài liệu nói về Thầy đang thực hành chữa
bệnh. Các đài phát thanh, truyền hình, đài tiếng nói Việt nam, tiếng nói đêm khuya phát đi
nhiều bài tiếng nước ngoài tuyên truyền ở trong nước và nước ngoài. Các báo Nhân dân,
Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Phụ nữ Hà nội, Khoa học và đời sống, Hà nội mới, Công an
Nhân dân, Báo công giáo… đã nhiều lần ca ngợi Phương pháp “Tác động cột sống”

Từ lâu, Thầy đã có mong ước: “Thuốc Nam ta có một số bài thuốc hay, nhưng không có
phương pháp chẩn bệnh, nên việc chẩn bệnh phải nhờ vào Đông y. Tôi muốn để lại cho Dân
tộc ta một phương pháp chữa bệnh mới - có cả chẩn và trị bệnh, nhưng tôi cũng mới chỉ là
người lính chiến. Rất mong các nhà khoa học, dùng ánh sáng khoa học để chứng minh hiệu
quả và xây dựng phương pháp Tác động cột sống trở thành một nền Y học cột sống Việt Nam
hiện đại, kết hợp hai nền y học Đông Y và Tây Y để tạo ra một chất mới, chữa trị cho Nhân
dân ta ngày càng mạnh khỏe để Xây dựng và bảo vệ Đất nước ta ngày càng phồn vinh và hạnh
phúc.”

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 12


Bài 2. TIẾP CẬN TỐNG QUAN PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp tác động Cột sống tiếp cận người bệnh thông qua bốn yếu tố gồm: CỘT SỐNG,
LỚP CƠ, NHIỆT ĐỘ, CẢM GIÁC và được gọi là bốn ĐẶC TRƯNG. Người khỏe mạnh bình
thường, bốn yếu tố trên được gọi là các đặc trưng SINH LÍ, còn đối với người bệnh, bốn yếu tố
trên được gọi là các đặc trưng BỆNH LÝ. Hội tụ của bốn đặc trưng bệnh lý được Phương pháp
quy định là TRỌNG ĐIỂM. Trọng điểm nằm trên đầu gai sau của cột sống, việc xác định đúng
Trọng điểm (khám bệnh) có vai trò chi phối quyết định sự thành công của việc trị liệu. Giải
tỏa Trọng điểm (chữa bệnh) có nghĩa là đưa bốn đặc trưng BỆNH LÝ trở về SINH LÝ giúp cơ
thể người bệnh tự điều chỉnh cân bằng và khỏe mạnh.

Công cụ chủ yếu và quan trọng của Phương pháp là ĐÔI BÀN TAY của Người chuyên gia, lấy
NHU THUẬT là chủ đạo. Đôi bàn tay đủ năng lực để cứu giúp người bệnh phải là đôi bàn tay
hội tụ đầy đủ các yếu tố AN TOÀN, KHÉO LÉO hay nói cách khác đôi bàn tay phải là sứ giả
của TRÁI TIM và KHỐI ÓC của người Thầy Chữa tâm huyết – Của người chuyên gia có đủ
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG và THÁI ĐỘ tích cực.

Thao tác của đôi tay trị liệu được Phương pháp quy định gọi là THỦ THUẬT. Có năm (5) thủ
thuật khám bệnh (ÁP, VUỐT, ẤN, VÊ, MIẾT) và sáu (6) thủ thuật trị bệnh (ĐẨY, XOAY,
BẬT, RUNG, BỈ, LÁCH). Để liệu pháp đạt được HIỆU QUẢ, AN TOÀN, Phương pháp được
xây dựng trên cơ sở một hệ thống các NGUYÊN TẮC và PHƯƠNG THỨC trong chẩn và trị
bệnh. Ngoài việc khám và chữa bệnh, Phương pháp còn có giá trị trong việc PHÒNG BỆNH,
TIÊN LƯỢNG BỆNH trên cơ sở đó giúp Người chuyên gia của Phương pháp đưa ra ý kiến,
hành động đúng đắn, hiệu quả và thuyết phục nhất đối với người bệnh.

Để phát huy hiệu quả, ngoài dùng Thủ thuật trị liệu, Phương pháp còn dùng CAO để dán, đắp,
xông. Với các bệnh NAN Y thì Phương pháp chỉ có giá trị hỗ trợ nâng cao sức khỏe giúp cơ
thể tự điều chỉnh nên Người bệnh vẫn cần uống thuốc theo chỉ định của Bệnh viện. Ngoài ra
Phương pháp còn quy định Người bệnh không ăn THỊT TRÂU, BÒ, TÔM và không tắm
NƯỚC LẠNH trong quá trình điều trị.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 13


Phương pháp Tác Động cột sống là Liệu pháp Y Học Dân tộc, là hội tụ của sự kết tinh giữa Y
học Cổ Truyền và ứng dụng thành tựu của Y Học hiện Đại, hướng đến SỨC KHỎE – là tài
sản vô giá của mỗi người. Phương pháp dựa trên cơ chế và khả năng tự thay đổi thích nghi, khả
năng TỰ CHỮA LÀNH không giới hạn của cơ thể để phụ hồi, để KHỎE MẠNH.

Đây là một phương pháp có khối lượng kiến thức khá đồ sộ và càng đi sâu thì càng phức
tạp. Vì vậy, bất cứ đối tượng nào, để thực hành liệu pháp có hiệu quả cũng như tránh được
các hậu quả không mong muốn đều cần phải được các Chuyên gia có kinh nghiệm của
Phương pháp hướng dẫn và cần có thời gian học hỏi, thực hành lâu dài và hợp lý cũng như
cần phối hợp các kiến thức Cổ Kim từ các nguồn hợp lý … đặc biệt tránh tình trạng CHỦ
QUAN, nóng vội và trên hết là phải tuân thủ Hiến Pháp và Pháp Luật.

Cùng với các thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và các phát minh sáng chế
về máy móc hỗ trợ, về dược phẩm mới trong ngành y tế nên ngày càng có nhiều Phương pháp
chữa bệnh tiên tiến, hiện đại và hiệu quả. Tuy nhiên cũng không khó để cảm nhận được vai trò
quan trọng của các liệu pháp cổ truyền đối với người dân như Châm cứu bấm huyệt, Tác Động
Cột Sống, Thập Chỉ Đạo... Việc học tập và ứng dụng các liệu pháp Y học Dân tộc, YHCT
trong công cuộc chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân, của gia đình và của cộng đồng phải là
cuộc cánh mạng tổng hợp, liên tục và cần sự quan tâm, hành động của các Nhà khoa học, của
chính quyền các cấp và của toàn thể Người Dân chúng ta.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 14


Phần 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA 4 ĐẶC TRƯNG
Phần giới thiệu về đặc điểm sinh lí và bệnh lí của 4 đặc trưng bao gồm:

1. CỘT SỐNG 2. LỚP CƠ


2. NHIỆT ĐỘ DA 4. CẢM GIÁC

Bài 1. CỘT SỐNG


I. HÌNH THÁI SINH LÍ BÌNH THƯỜNG
Cột sống có 33 đến 34 đốt sống hợp thành, chia ra:
- 7 đốt sống cổ
- 12 đốt sống lưng
- 5 đốt sống thắt lưng
- 5 đốt sống hông
- 4 hay 5 đốt xương cụt
Các đốt sống hông dung hợp lại thành một liên tảng, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại
thành một liên tảng. Giữa các đốt sống có đĩa đệm.

Trên cột sống, đốt sống cổ thứ nhất (C1) và đốt sống cổ thứ hai (C2) có hình thù hết sức đặc
biệt.

Đốt C1 nâng đỡ hộp sọ nên có hình một vòng tròn dẹt, thân đốt không rõ và lỗ đốt rất rộng,
đảm bảo cho hộp sọ có thể quay chuyển được dễ dàng.

Vì thế chúng ta gọi đốt C1 là đốt đội, người Châu Âu gọi là đốt Atlas (lấy tên Atlas là một đại
lực sĩ trong điển tích thần thoại Hy-Lạp)

Đốt cổ thứ hai (C2) được gọi là đốt trục. Đốt C2 có hình khuyên tròn, phía trên và trước
khuyên này lồi lên một mỏm gọi là mấu răng khế - giải phẫu học hiện đại gọi là mỏm răng
(apophyse odontoide).

Đốt trục khớp với đốt đội giúp cho hộp sọ chuyển động, quay phải, quay trái được dễ dàng.
Ngay cả khi ta gật đầu, cúi đầu ra phía trước cũng là nhờ trục của đốt C2 nghiêng về phía
trước. Vì thế người Châu Âu đặt tên cho nó là Axis (trục).

Khi khám một cột sống, thầy thuốc cần chú ý đến đốt sống cổ thứ 6 và thứ 7 (C6 và C7).

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 15


Ở mỏm ngang đốt sống C6 có một chỗ lồi cao, ta gọi là lồi trên, người Châu Âu gọi là củ Sát-
xe-nhắc (tubercule de Chasaignas). Ở mỏm gai C7 cũng có một lồi cao rất rõ, trội hơn cả củ
Sát-xe-nhắc, ta gọi là lồi dưới.

Các đốt sống cổ, nếu lấy đốt C1 và C7 làm mốc, thì đều cong về phía trước và đốt C4 là đốt
cong sâu nhất.

Các đốt sống lưng, do cần tiếp xúc với các đầu sườn ra sau, nên mỗi đốt có tới 4 diện khớp để
tiếp giáp với xương sườn. Các lỗ đốt đều tròn. Thân đốt khá dầy, mỏm gai rất dài và thõng sâu,
do đó khi ta sờ thấy đuôi gai của đốt sống nào đó thì ngón tay của ta đã đặt ngang tầm với đốt
dưới rồi.

Để tìm đốt sống, ta phải dựa vào các xương bả vai, xương sườn cụt và bờ xương hông, dùng
các góc cạnh của các xương đó làm mốc để tìm.

Đốt D1 nằm dưới lồi dưới của C7.

Đốt D3 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong trên của hai xương bả.

Đốt D7 nằm trên đường thẳng nối hai góc dưới của xương bả.

Từ đốt D1 trở xuống, cột sống lưng có xu thế cong về phía sau và D4 là điểm thứ nhất nhô cao
lên. Từ D8 trở đi, cột sống có hình cong lướt và D10 là điểm thứ hai nhô cao lên.

Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng khỏe hơn rất nhiều vì chúng phải chịu toàn bộ
sức nặng của con người gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng và ngang thân đốt sống to,
không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt hình tam giác.

Đốt thắt lưng thứ hai (L2) nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (nhìn phía ngoài
mặt da, đó là nơi cơ lưng bắt đầu thắt lại.)

Đốt thắt lưng thứ tư (L4) nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông.

Về mặt hình thái, từ L1 đến L5, cột sống có xu thế thẳng đều, nhưng cần chú ý:
- Ở nam giới, L4 và L5 đưa về phía trước.
- Ở nữ giới, L4 và L5 vẫn thẳng đều.
(và nếu không như vậy là hiện tượng bệnh)

Từ S1 đến S5, cột sống có xu hướng đưa về phía sau. Điểm cao nhất là S5.

Riêng xương cụt đưa về phía trước.

Giải phẫu học hiện đại chia cột sống ra làm 5 khu vực:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 16


1/ Khu vực thứ nhất là khu cổ, kí hiệu bằng chữ C (do lấy mẫu kí tự C, bắt đầu của từ Cervicalis
V., có nghĩa là đốt sống cổ), gồm 7 đốt.
2/ Khu vực thứ hai là khu lưng, kí hiệu bằng chữ D (Doralis), gồm 12 đốt.
3/ Khu vực thứ ba là khu thắt lưng, kí hiệu bằng chữ L (Lombalis), gồm 5 đốt.
4/ Khu vực thứ tư là khu hông, kí hiệu bằng chữ S (Sacrilis), gồm 5 đốt.
Khu vực thứ năm là khu cụt, vẫn dùng nguyên từ coccyx.Để ứng
dụng các thủ thuật thích hợp, Phương Pháp Tác Động Cột Sống căn
cứ vào đường cong sinh lí của cột sống để chia hệ cột sống thành 9
vùng khác nhau:
1/ Khu cổ trên: từ C1 đến C3 gồm 3 đốt
2/ Khu cổ dưới: từ C4 đến C7 gồm 4 đốt
3/ Khu lưng trên: từ D1 đến D3 gồm 3 đốt
4/ Khu dưới lưng trên: từ D4 đến D7 gồm 4 đốt
5/ Khu lưng dưới: từ D8 đến D12 gồm 5 đốt
6/ Khu thắt lưng trên: từ L1 đến L3 gồm 3 đốt
7/ Khu thắt lưng dưới: từ L4 đến L5 gồm 2 đốt
8/ Khu hông: từ S1 đến S5 gồm 5 đốt
9/ Khu cụt: Coccyx
(Đã điều chỉnh 9 khu vực phân chia so với bản gốc năm 1991)

Hình thái cột sống nhìn nghiêng:

A - Lưng tròn lướt B - Gù trên


C - Lưng tròn chung D - Gù dưới
E - Gù chính giữa

Rõ ràng giải phẫu học hiện đại phân chia cột sống theo hình thái học là chủ yếu, còn Phương
Pháp Tác Động Cột Sống phân chia theo yêu cầu xử lí và tác động thích hợp cho từng khu vực.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 17


Điều đó không gây ra trở ngại gì phức tạp cho thủ thuật viên, vì tên gọi và kí hiệu chúng tôi
vẫn giữ nguyên như y học hiện đại đang sử dụng.

Khi đứng trước người bệnh, người thầy thuốc theo Phương pháp Tác động Cột sống cũng cần
quan sát hình thái cột sống của người bệnh như các trường hợp phái cột sống thế giới đã làm.

Phương pháp của chúng tôi trùng hợp với một số hình vẽ của André de Sambucy (Pháp) về
mặt hình học, còn những điểm khác biệt chúng tôi sẽ trình bày ở phần dưới.

a) Lưng vẹo trái hoàn toàn


b) Vẹo vùng thắt lưng bên trái, phía trên hầu như vô sự
c) Lưng vẹo phải hoàn toàn
d) Vẹo vùng thắt lưng bên phải
e) Vẹo lưng trái (ít gặp)
f) Vẹo hình chữ S với hai khoảng cong (một ở vùng thắt lưng bên trái và một ở vùng lưng phải)
g) Vẹo lưng phải (hay gặp ở học sinh)
h) Cột sống không bình thường (nhiều đường cong nhỏ chạy dích-dắc)

Những điểm khác biệt của Phương pháp Tác động Cột sống trị bệnh so với các trường
phái cột sống thế giới

Phương pháp Tác động Cột sống trị bệnh không chỉ quan sát hình thái của cột sống và còn tìm
hiểu kĩ càng về sự biến đổi của từng đốt sống nhìn nghiêng và nhìn thẳng. Chẳng hạn khi đi
sâu về hình thái, chúng tôi phân biệt đốt sống lồi và đốt sống lõm khi nhìn nghiêng, và phân
biệt đốt sống lệch, lõm lệch, lồi lệch khi nhìn thẳng. Những biểu hiện này trên hình thái cột
sống cộng với những phản ứng và phản xạ cụ thể về nhiệt độ da tại các khu vực, về hiện tượng
co cơ, và cảm giác chủ quan của người bệnh mới hợp thành những cơ sở để thầy thuốc đoán
định các khu vực bệnh lí cần xử lí.

Do đó việc quan sát những biến đổi về cấu trúc của cột sống là một khâu quan trọng trong quá
trình chẩn và trị bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 18


Nhưng cao hơn thế, người thầy thuốc trong trường phái cột sống Việt Nam không được bỏ qua
và không được sao nhãng việc rèn luyện ngón tay để thăm khám trực tiếp trên cột sống người
bệnh, để có thể đi sâu vào những chi tiết nhỏ bé nhất trong khu vực bệnh lí biểu hiện trên cột
sống.

Cảm giác chủ quan trên đầu ngón tay của thầy thuốc phải được coi là một trong những công
cụ quan trọng nhất trong kĩ thuật chẩn và trị bệnh theo Phương pháp Tác động Cột sống.

II. HIỆN TƯỢNG ĐỐT SỐNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG


Hiện tượng đốt sống không bình thường gồm 2 phần:
1 Hình thái đầu gai đốt xương sống không bình thường
2 Hình thái lớp cơ trên đầu gai sống không bình thường
A - ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG.

1. Hình thái đốt sống Lồi


Đốt sống Lồi ra phía sau bao gồm các hiện tượng:
a) (Đầu gai sống) lồi ra phía sau toàn phần.
b) Đầu gai sống lồi cân phần trên ra phía sau.
c) Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau.
d) Nhiều đốt sống liền nhau lồi ra phía sau.
2. Hình thái đốt sống Lồi lệch
Đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có:
a) Đầu gai sống lồi ra phía sau và lệch cân về một bên phải hoặc trái.
b) Đầu gai sống có một góc trên lồi và lệch về một bên phải hoặc trái.
c) Đầu gai sống có một góc dưới lồi và lệch về một bên phải hoặc trái.
d) Nhiều đốt sống liền nhau lồi và lệch về một bên phải hoặc trái.

3. Hình thái đốt sống Lệch


Đốt sống không lồi, không lõm mà lệch về một bên phải hoặc trái gồm có:
a) Đầu gai sống lệch cân về một bên phải hoặc trái.
b) Đầu gai sống lệch một góc trên về một bên phải hoặc trái.
c) Đầu gai sống lệch một góc dưới về một bên phải hoặc trái.
d) Nhiều đốt sống lệch về một bên phải hoặc trái.

4. Hình thái đốt sống Lõm lệch


Đầu gai sống lõm đưa về phía trước và lệch về một bên phải hoặc trái, gồm có:
a) Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về một bên phải hoặc trái.
b) Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch một góc trên về bên phải hoặc trái.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 19


c) Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch một góc dưới về bên phải hoặc trái.
d) Nhiều đốt sống liền nhau lõm về phía trước và lệch về bên phải hay bên trái.

5. Hình thái đốt sống Lõm


Đầu gai sống lõm cân đưa về phía trước gồm có:
a) Đầu gai sống lõm cân toàn phần đưa về phía trước.
b) Đầu gai sống lõm cân , phần trên đưa về phía trước.
c) Đầu gai sống lõm cân, phần dưới đưa về phía trước.
d) Nhiều đốt sống lõm liền nhau đưa về phía trước.

B- HÌNH THÁI ĐẦU GAI SỐNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG

1. Đầu gai sống của đốt lồi có hình thái to lớn hơn các đầu gai sống của các đốt bình thường.
2. Đầu gai sống của đốt lồi lệch có hình thái to và đưa lệch về một phía phải hoặc trái.
3. Đầu gai sống của đốt sống lệch có hình thái bình thường như những đốt khác nhưng lệch về
một phía phải hoặc trái.
4. Đầu gai sống của đốt sống Lõm Lệch có hình thái nhỏ hơn các đầu gai của đốt sống bình
thường nhưng lệch về một phía phải hoặc trái.
5. Đầu gai sống của đốt sống Lõm có hình thái nhỏ hơn các đầu gai của đốt sống bình thường
nhưng đầu gai của các đốt còn có các dạng như sau:
a) Đầu gai sống sần sùi như những mẩu xương.
b) Đầu gai sống nhẵn nhụi như bình thường .
c) Đầu gai sống có lớp gai như răng cá ở hai bên phải hoặc trái của gai sống.
d) Đầu gai sống lõm xuống, ở đốt trên và đốt dưới của đốt sống lõm nổi lên thành hai gờ trên và
dưới đè đốt sống lõm xuống.

C - ĐẶC TÍNH CỦA ĐỐT SỐNG BỆNH LÍ

1. Các đốt sống bệnh lí có thể phục hồi được qua thao tác điều trị.
Theo kinh nghiệm điều trị bằng Tác Động Cột Sống, các hình thái mất bình thường như
Lồi, Lệch, Lõm... nếu rối loạn ít thì có thể phục hồi ngay qua một lần điều trị, nếu rối loạn lớn
hơn thì có thể phục hồi dần dần trong quá trình điều trị. Như vậy có nghĩa là trong quá trình
điều trị đốt sống bệnh lí có hình thái lồi sẽ bớt và hết Lồi, đốt sống bệnh lí có hình thái lệch sẽ
bớt và hết Lệch, đốt sống bệnh lí có hình thái lõm sẽ bớt và hết Lõm.
Điều này chứng minh rằng thao tác trị bệnh khi tuân thủ các nguyên tắc định lực, định hướng,
định lượng, và các phương thức, các thủ thuật của Phương Pháp Tác Động Cột Sống đã có hiệu
lực tức khắc với hiện tượng bệnh lí, rằng thủ thuật có khả năng kích thích sự tự điều chỉnh của
cơ thể chống lại bệnh tật bằng cách giải tỏa các ổ bệnh trên hệ cột sống và các điểm rối loạn
liên quan tương ứng ở ngoại vi cột sống.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 20


2. Khi đã gọi là đốt sống bệnh lí thì dù ở hình thái nào (Lồi, Lệch hay Lõm) bao giờ
cũng có hiện tượng dính cứng ở một hay nhiều đốt sống.
Có trường hợp đốt sống chỉ bị dính phần trên hoặc góc trên với đốt trên, hoặc các trường
hợp đốt sống chỉ bị dính phần dưới hoặc góc dưới với đốt dưới (hình thái đơn lệch), lại có
trường hợp đốt sống bệnh lí bị dính cả phần trên với đốt sống trên và cả phần dưới với đốt sống
dưới (hình thái lệch cân toàn phần). Dựa vào hình thái của đốt sống và đặc tính này, khi chẩn
bệnh ta phải căn cứ vào cơ sở của các đốt sống bị dính cứng ấy để quy nạp chẩn đoán, đề ra
phương hướng điều trị.

3. Chỉ khi thầy thuốc tuân thủ đúng các nguyên tắc về định lực, định hướng và định
lượng, ứng dụng đúng các phương thức và thủ thuật để tác động tại trọng điểm thì các đốt sống
bệnh lí ấy mới khắc phục được tình trạng dính cứng và phục hồi được nguyên trạng.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 21


Bài 2. LỚP CƠ
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THÁI LỚP CƠ TRÊN CÁC ĐỐT SỐNG BỆNH LÍ
Khi các đốt sống có hiện tượng không bình thường thì lớp cơ trên đầu gai sống cũng thay đổi
hình thái khác thường tùy thuộc vào 5 hiện tượng của đốt sống không bình thường, ở lớp cơ
đầu gai sống thể hiện dày cộm hay teo mỏng như sau:

1. Hình thái lớp cơ trên đốt sống Lồi

a) Đầu gai sống lồi ra phía sau toàn phần thì lớp cơ trên đốt sống đó dày cộm hẳn lên, dầy
hơn lớp cơ trên các đốt sống bình thường.
b) Đầu gai sống có hiện tượng lồi cân ở phần trên ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó
dầy cộm hơn các khu vực bình thường
c) Đầu gai sống có hiện tượng lồi cân ở phần dưới ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó
dầy cộm hơn các khu vực bình thường.
d) Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lồi ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm
hơn các khu vực bình thường.

2. Hình thái lớp cơ trên đốt sống Lồi Lệch


Đốt sống lồi ra phía sau và Lệch về một bên phải hoặc trái gồm có các hình thái:
a) Đầu gai sống lồi ra phía sau và Lệch cân về một bên thì lớp cơ bên Lồi Lệch đó dày
cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng hơn các
khu vực bình thường.
b) Đầu gai sống có một góc trên Lồi ra phía sau và Lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp
cơ ở góc lồi của đốt sống dày cộm hơn các khu vực bình thường, và bên đối xứng của
đốt sống lớp cơ bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.
c) Đầu gai sống có một góc dưới bị lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp
cơ ở góc lồi của đốt sống dày cộm hơn các khu vực bình thường, và bên đối xứng của
đốt sống lớp cơ bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.
d) Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái
thì lớp cơ ở khu vực lồi lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, và lớp cơ bên
đối xứng của các đốt sống lệch bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

3. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lệch


Đốt sống lệch là đốt không lồi, không lõm, nhưng lệch về một bên phải hoặc trái, gồm có các
hình thái:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 22


a) Đầu gai sống lệch cân về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở bên lệch đó dầy cộm hơn
các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết mỏng hơn
khu vực bình thường.
b) Đầu gai sống lệch một góc trên về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở trên góc lệch đó
dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết
mỏng hơn lớp cơ của các khu vực bình thường.
c) Đầu gai sống lệch một góc dưới về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở trên góc lệch đó
dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết
mỏng hơn lớp cơ của các khu vực bình thường.
d) Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở khu
vực lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của các đốt
sống lệch bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.

4. Hình thái lớp cơ trên đốt sống Lõm Lệch


a) Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu
gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ ở các khu vực bình thường, đặc biệt là phía bên
lệch lớp cơ bị co cứng, và lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết lõm.
b) Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch về một góc phần trên ở phía bên phải hoặc bên
trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ ở các khu vực bình thường,
ngoài ra lớp cơ ở phía góc lệch đó bị co cứng, và lớp cơ phía bên đối xứng của đốt sống
bị lõm khuyết.
c) Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch về một góc phần dưới về bên phải hoặc bên trái
thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ ở các khu vực bình thường, đặc
biệt là phía góc lệch đó, lớp cơ bị co cứng, và lớp cơ phía bên đối xứng của đốt sống bị
lõm khuyết.
d) Nhiều đốt sống liền nhau lõm về phía trước và lệch về bên phải hoặc bên trái thì lớp cơ
ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ ở các khu vực bình thường, đặc biệt là lớp cơ
bên lệch bị co cứng và lớp cơ phía bên đối xứng của các đốt sống lệch bị lõm khuyết.

5. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm


Đầu gai sống lõm cân toàn phần đưa về phía trước gồm có các hình thái:
a) Đốt sống lõm cân về phía trước thì lớp cơ ở đầu đốt sống lõm bị teo mỏng hơn lớp cơ ở
các đốt sống bình thường.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 23


b) Đốt sống lõm phần trên đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm bị teo mỏng hơn lớp cơ
ở các đốt sống bình thường.
c) Đốt sống lõm phần dưới đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm bị teo mỏng hơn lớp cơ
ở các đốt sống bình thường.
d) Nhiều đốt sống lõm liền nhau đưa về phía trước thì lớp cơ cả một khu vực lõm đó đều bị
teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống bình thường

6. Hình thái lớp cơ dầy cộm


Lớp cơ dầy cộm ở đốt sống không bình thường có các hình thái: Hình thái thư nhuận, hình thái
cứng hơn thư nhuận, hình thái mềm hơn thư nhuận, như sau:
a) Hình thái cơ thư nhuận: Khi ấn, miết và vê trên lớp cơ co cộm ta cảm thấy lớp cơ có vẻ
thư nhuận như những lớp cơ bình thường. Đặc biệt là lớp cơ này bị cộm. Còn có cộm ít
là mỏng, và cộm nhiều là dầy. Hình thái này đẩy không chuyển động.
b) Hình thái lớp cơ cứng: Khi ấn, miết và vê trên lớp cơ co cộm ta cảm thấy lớp cơ có bị
cứng hơn các lớp cơ thư nhuận. Đặc biệt là lớp cơ này còn có cộm ít (tức là mỏng) và
cộm nhiều (tức là dầy). Hình thái này đẩy không chuyển động.
c) Hình thái lớp cơ mềm: Khi ấn, miết và vê trên lớp cơ co cộm ta cảm thấy lớp cơ có bị
mềm và nát hơn các lớp cơ thư nhuận bình thường. Đặc biệt là lớp cơ này còn có cộm ít
(tức là mỏng) và cộm nhiều (tức là dầy). Hình thái này đẩy không chuyển động.

7. Hình thái lớp cơ thành sợi.


Lớp cơ thành sợi ở trên đốt sống không bình thường có các hình thái: sợi tròn to (như dây
thừng), sợi xơ nhỏ (thành lớp lăn tăn), sợi xơ rối (như cục tóc rối kết lại), sợi dẹt to thành dải
dai chắc, sợi dẹt mỏng thành lớp lăn tăn.
a) Hình thái sợi tròn to: Khi miết ta cảm thấy chuyển động, trật trẹo, có hình dáng tròn
thành sợi như sợi dây thừng cứng, ấn không tan và dai chắc.
b) Hình thái sợi xơ cứng: Khi miết ta cảm thấy những sợi xơ nhỏ này căng và cứng, ấn
không tan và dai chắc, có trường hợp thể hiện lên thành đám (rộng, hẹp khác nhau)
nhưng xếp theo một chiều như ta xếp nắm tăm. Miết trượt trên lớp này thấy lăn tăn và
chuyển động.
c) Hình thái sợi xơ rối: Khi miết và vê ở trên thể này ta cảm thấy lăn tăn rất nhỏ, hình
dung như cục tóc rối kết lại thành khối và bám chắc ở đầu gai sống.
d) Hình thái sợi dẹt, dày to: Khi miết và vê ta cảm thấy như dải dẹt dai chắc, miết trượt
cảm thấy chuyển động hình dung như một sợi dẹt dài ngắn khác nhau.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 24
e) Hình thái sợi dẹt mỏng: Khi miết và vê ta cảm thấy nhiều lớp mỏng co cứng xếp lại
chồng lên nhau không thành sợi dài. Khi miết trượt cảm thấy chuyển động và thành lớp
lăn tăn co cứng. Những hình thái sợi dải nói trên đây có nhiều trường hợp khác nhau:
sợi dài bắt chéo từ cột sống sang cơ lưng, từ cơ lưng nằm ngang đè lên đầu gai sống và
nằm dọc ở cột sống dài hay ngắn, to hay nhỏ khác nhau.

8. Hình thái lớp cơ teo mỏng


Lớp cơ teo mỏng trên đốt sống không bình thường có các hình thái:
a) Hình thái teo mỏng: Khi miết và vê trên đốt sống không bình thường ta cảm thấy lớp cơ
trên đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống bình thường. Chú ý là khi đặt
ngón tay trên đầu gai sống chỉ cảm thấy có một lớp da mỏng phủ trên đầu đầu gai sống
mà không cảm thấy lớp cơ đệm.
b) Hình thái khuyết lõm: Khi miết và vê trên đốt sống không bình thường ta cảm thấy đầu
gai sống như bị khuyết đi mà lớp cơ ở chỗ khuyết đó bị lõm sâu xuống khác thường.

II. ĐẶC TÍNH LỚP CƠ


1/ Có thể dùng thủ thuật trị bệnh ứng dụng theo các nguyên tắc, các phương thức của Phương
pháp Tác động Cột sống để làm thay đổi hình thái lớp cơ.

Trong khi thao tác trị bệnh thầy thuốc cần tập trung theo dõi cảm giác trên đầu ngón tay của
mình để có thể nhận thấy khi lớp cơ có thay đổi trong lúc thao tác, cụ thể là lớp cơ co cứng,
dầy sẽ bớt cứng rồi mềm trở lại độ thư nhuận bình thường, lớp cơ nhược sẽ phục hồi dần dần,
hết nhược rồi trở lại thư nhuận bình thường.

2/ Khi lớp cơ đã thư nhuận bình thường là ổ bệnh đã được giải toả, thao tác đến ngưỡng phải
dừng ngay.

Sở dĩ thầy thuốc cần theo dõi sự biến đổi của lớp cơ trong khi thao tác vì khi đã có hiện tượng
báo đến ngưỡng của định lượng mà vẫn cứ tiếp tục thao tác thì lớp cơ bị tác động quá ngưỡng
tiếp thu của cơ thể sẽ có phản vệ co lại, hiệu quả vừa đạt được sẽ bị xoá hoàn toàn, lớp cơ bị
tác động quá nhiều có thể bị xưng đau, người bệnh lại có cảm giác khó chịu như ban đầu.

3/ Lớp cơ co căng cứng như mặt trống. Những trường hợp này chỉ có thể làm lớp cơ thay đổi
bằng cách đắp bột cua đồng phối hợp với thủ thuật mới phục hồi được sự thư nhuận của lớp cơ.

4/ Lớp cơ co dầy gây cảm giác rất đau nhưng khả năng phục hồi rất nhanh. Có khi thầy thuốc
dùng thủ thuật thao tác chỉ một lần điều trị tại trọng điểm đã hết co.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 25


5/ Lớp cơ co mỏng phải điều trị lâu dài mới hồi phục được. Những lớp cơ này tương ứng với
những bệnh mạn tính, với những ổ bệnh đã có tổn thương thực tế.

6/ Lớp cơ mềm dày tương ứng với các dạng nhiễm trùng lao vì vậy phải kết hợp dùng thuốc
chống lao trong quá trình điều trị mới giải toả được.

7/ Lớp cơ mềm mỏng không gặp trong hình thái bệnh lí mà chính là hậu quả biến đổi đột ngột
của sự tác động quá lực, nếu không điều chỉnh lại sẽ gây ra một sự rối loạn mới. Vì vậy gặp
trường hợp này thầy thuốc phải tập tức tác động ngay bên đối xứng của trọng điểm để cho lớp
cơ mềm mỏng đó được phục hồi lại ngay.

8/ Lớp xơ sợi chỉ gặp trong lớp cơ sâu của các đốt sống bị khuyết Lõm, ít gặp trong các đốt
sống Lệch, và không gặp trong các đốt sống Lồi. Hình thái này chỉ thay đổi khi thầy thuốc đã
giải toả được các đốt sống Lồi hoặc Lồi Lệch ở phía trên của các đốt sống Lõm bệnh lí ấy.

9/ Lớp cơ teo nhược chỉ phục hồi khi đã giải toả được những lớp cơ co cộm ở phía trên của chỗ
cơ teo nhược.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 26


Bài 3. NHIỆT ĐỘ DA
NHIỆT ĐỘ DA CÁC VÙNG CƠ THỂ VÀ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ NHIỆT ĐỘ DA
TRONG TÌNH TRẠNG BỆNH LÍ

Phương pháp Tác động cột sống coi nhiệt độ da các vùng cơ thể bình thường là sự biểu hiện
của cơ thể lành mạnh, và nhiệt độ không bình thường là biểu hiện cơ thể đang ở trong tình
trạng bệnh lí.

Khi cơ thể có bệnh, nhiệt độ da biểu hiện ba trạng thái cao, thấp hay rối loạn.

I. NHIỆT ĐỘ DA Ở CƠ THỂ KHỎE MẠNH


Nhiệt độ da của cơ thể bình thường được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo từng vùng
như sau:

1 Vách mũi, ngón chân cái Trung bình 25 – 28 độ C


2 Ngón tay trỏ
3 Mu bàn chân
4 Cổ chân
5 Mu bàn tay, thắt lưng
6 Bắp chân
7 Cẳng tay
8 Cơ mông
9 Cổ tay
10 Lưng, vai, cánh tay
11 Ngực, bụng
12 Trán, gò, má
13 Cổ, gáy
14 Vùng nách, dưới lưỡi, hậu môn, Trung bình 36,9 độ C
Nhiệt độ da ở cơ thể khỏe mạnh có thể thay đổi tạm thời trong các trường hợp lao động, nghỉ
ngơi, có sự thay đổi đột ngột về tâm lý (buồn, lo sợ, suy nghĩ, tức giận …) tùy tình trạng cơ thể
(đói, no…) tùy theo thời gian sáng, trưa, tối, tùy theo mùa mà có thể có những thay đổi khác
nhau ở từng cá thể con người, tùy theo vị trí và các bộ phận cơ thể.

Những trường hợp thay đổi nhiệt độ da tức thời như đã nói ở trên thường nhiệt độ ấy không
kéo dài và vẫn được coi là nhiệt độ sinh lí bình thường.

Chẳng hạn khi người mẹ đang cho con bú thì nhiệt độ vùng vai phải và vùng thắt lưng nóng
cao. Khi con ngừng bú thì nhiệt độ trở lại bình thường. Hiện tượng này được coi là hoạt động
sinh lí bình thường mà không phải là hiện tượng bệnh lí.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 27
Phương pháp Tác động Cột sống coi nhiệt độ da là cơ sở cơ bản để chẩn bệnh và theo dõi
trong khi trị bệnh nên đã chia nhiệt độ da ở tình trạng bệnh lí thành ba lĩnh vực:

A.Nhiệt độ trọng khu – trọng điểm:


Là nhiệt độ trên phạm vi cột sống trong phạm vi có ổ rối loạn.

B.Nhiệt độ vùng tương ứng với nội tạng chia ra 11 vùng:

1. Vùng cổ, vai, ngực trái Liên quan đến chức năng tim mạch
2. Vùng cổ phải Liên quan đến chức năng hô hấp
3. Vùng dưới vú phải Liên quan đến chức năng gan
4. Vùng vai phải Liên quan đến chức năng mật
5. Vùng mỏ ác Liên quan đến chức năng dạ dày
6. Vùng lưng giữa Liên quan đến chức năng lá lách, các tuyến
nội tiết, tuyến tụy, tuyến giáp trạng, tuyến
thượng thận.
7. Vùng thắt lưng bên phải Liên quan đến chức năng thận
8. Vùng khe mông Liên quan đến chức năng tử cung, vòi trứng
9. Vùng bụng non Liên quan đến chức năng bang quang, tiết
niệu
10. Vùng trước rốn Liên quan đến chức năng ruột non
11. Vùng chẩm Liên quan đến chức năng ruột già, trực tràng

C.Nhiệt độ địa phương được chia ra 14 vùng sắp xếp theo nhiệt độ sinh lí lúc bình thường từ
thấp đến cao nhất để làm nhiệt độ chuẩn so sánh với nhiệt độ bệnh lí. (Xem bảng nhiệt độ da
của cơ thể khỏe mạnh)

II. NHIỆT ĐỘ DA THAY ĐỔI DO TÌNH TRẠNG BỆNH LÍ


Khi trong cơ thể có bệnh thì nhiệt độ da có thể biểu hiện:

1. Nhiệt độ da cao hơn bình thường


2. Nhiệt độ da thấp hơn bình thường
3. Nhiệt độ da rối loạn

1/ Nhiệt độ da cao hơn bình thường

Nhiệt độ da cao hơn bình thường có thể biểu hiện:

a) Nhiệt độ da cao toàn thân: Khi áp dụng thủ thuật Áp thấy không có vùng nào ở nhiệt độ bình
thường (Thông thường biểu hiện khi người bệnh sốt cao).
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 28
b) Nhiệt độ da cao ở từng vùng nhất định: Nhiệt độ da cao hoặc không ổn định thường biểu
hiện ở 3 nơi:
- Trên cột sống ở vùng đốt sống lồi.
- Ở hai bên cơ lưng có hiện tượng co, cộm, phù…
- Ở từng vùng ngoài thân mình (đầu, mặt, cổ, chân).

2/ Nhiệt độ da thấp hơn bình thường

Nhiệt độ da thấp hơn bình thường có thể biểu hiện:

a) Toàn thân nhiệt độ da thấp: Khi áp dụng thủ thuật Áp tại các vùng da trên cơ thể thấy có cảm
giác lạnh hoặc lạnh ngắt.
b) Nhiệt độ da thấp thể hiện từng vùng nhất định: Nhiệt độ da thấp hoặc không ổn định thường
biểu hiện ở 3 nơi:
- Trên cột sống ở vùng đốt sống lõm
- Ở hai bên cơ lưng tại các cơ có trạng thái mềm duỗi
- Từng vùng nhiệt độ da thấp có liên quan đến bệnh tật thuộc nội tạng và các bộ phận cơ thể
tương ứng

Hiện tượng nhiệt độ da thấp có thể rộng hẹp tùy theo diện tích khuyết tật của cột sống và diện
tích của các cơ mềm duỗi trên cơ lưng.

3/ Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn:

Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn là có những vùng nhiệt độ da cao trong lúc đó có những vùng
nhiệt độ da thấp, lại có những vùng nhiệt độ da ổn định trên cùng cơ thể một người bệnh.

Biểu hiện của sự rối loạn này thường đối xứng theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc trên
dưới.

a) Nhiệt độ da rối loạn ở hai bên cột sống: một bên có nhiệt độ da cao, một bên nhiệt độ da
thấp có liên quan đến tật của đốt sống lồi và tình trạng các cơ, da nhiệt cao xuất hiện ở đốt
sống lồi và vùng cơ co cứng, da nhiệt thấp xuất hiện ở đốt sống khuyết và vùng cơ mềm duỗi.

b) Nhiệt độ da rối loạn đối xứng trên dưới: thông thường khi vùng trên có nhiệt độ da cao thì
vùng dưới có nhiệt độ da thấp. Hiện tượng da nhiệt cao cũng có ở các đốt sống lồi và lớp cơ co
cứng, và nhiệt độ thấp có ở các đốt sống lõm và khuyết, các lớp cơ mềm duỗi như đã nói ở
trên.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 29


KẾT LUẬN
Hiện tượng thay đổi nhiệt độ da có liên quan chặt chẽ tới:
- Tổn thương cột sống.
- Tình trạng cứng, mềm của lớp cơ.
- Tật bệnh ở các phủ tạng và các bộ phận cơ thể cũng có ảnh hưởng đến nhiệt
độ da của từng vùng tương ứng.

ĐẶC TÍNH CỦA NHIỆT ĐỘ DA

Nhiệt độ da giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn và trị bệnh theo Phương pháp Tác
động cột sống. Bởi vậy, thủ thuật đầu tiên được ứng dụng là thủ thuật ÁP để tìm nhiệt độ trọng
khu và trọng điểm, nhiệt độ vùng tương ứng nội tạng, qua đó ứng dụng các thủ thuật khác để
xác định chính xác trọng điểm để điều trị (giải tỏa).

Cơ sở để so sánh là nhiệt độ sinh lí bình thường của từng vùng nhiệt độ da trên cơ thể con
người.

Vì vậy trong khi điều trị bằng Phương pháp Tác động cột sống, người thầy thuốc phải chú
trọng tới những đặc tính sau đây về nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh:

1/ Chỉ khi cơ thể có bệnh thì nhiệt độ sinh lí mới thay đổi.

Phương pháp Tác động cột sống phân biệt nhiệt độ địa phương, nhiệt độ trọng khu – trọng
điểm, và nhiệt độ vùng tương ứng nội tạng. (Xem phần trên về nhiệt độ)

Căn cứ vào đặc tính này, Phương pháp Tác động cột sống chẩn bệnh nhanh và chính xác vì
thầy thuốc có cơ sở là nhiệt độ da để kiểm tra lời kể bệnh, mà không có lời kể bệnh thì thầy
thuốc căn cứ vào nhiệt độ da biến đổi vẫn chẩn bệnh được chính xác.
2/ Nhiệt độ da biến đối rất nhậy trên cơ thể người bệnh trong khi thao tác trị bệnh.

Cụ thể là trên cùng một người bệnh, có lần thầy thuốc mới chỉ tác động độ 2, 3 giây đồng hồ
thì nhiệt độ cơ thể đã có thay đổi, nhưng cũng có lần tác động đến 20 hay 30 giây mới có phản
xạ báo đến ngưỡng định lượng mà cơ thể người bệnh có thể tiếp nhận được.
3/ Nhiệt độ da biến đổi không phụ thuộc vào ngưỡng tiếp nhận định lượng của cơ thể người bệnh.

Căn cứ vào đặc tính này, người thầy thuốc phải chú ý tới hai trường hợp sau:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 30


a) Khi tác động đúng trọng điểm, nhiệt độ da có biến đổi nhưng chưa đến ngưỡng của định
lượng thì phải chẩn để tìm trọng điểm mới, tiếp tục điều trị cho đến ngưỡng của định lượng
mới ngừng thao tác.

b) Mặc dầu nhiệt độ da đã biến đổi nhưng chưa giải tỏa hoàn toàn được ổ bệnh mà cơ thể
người bệnh đã có phản xạ đến ngưỡng định lượng thì vẫn phải ngừng thao tác, chờ đến lần
điều trị sau.
4/ Nhiệt độ da biến đổi thuận chiều khi thao tác bệnh đúng trọng điểm.

Trong khi thao tác trị bệnh, thầy thuốc thường xuyên phải thăm dò nhiệt độ tại những vùng có
nhiệt độ bệnh lí. Biến đổi thuận chiều có nghĩa là nhiệt độ bệnh lí nếu cao hơn nhiệt độ sinh lí
bình thường thì trong quá trình điều trị nhiệt độ sẽ hạ dần đến mức nhiệt độ sinh lí bình thường
(chẳng hạn trong khi chữa bệnh huyết áp cao); hoặc là nhiệt độ bệnh lí thấp hơn nhiệt độ bình
thường thì trong quá trình điều trị nhiệt độ sẽ tăng dần lên đến mức nhiệt độ sinh lí bình
thường (chẳng hạn trên những lớp cơ teo nhược). Nhiệt độ biến đổi thuận chiều chứng minh
rằng ta đã tác động đúng trọng điểm, nguyên tắc, phương thức và thủ thuật.
5/ Nhiệt độ chỉ chở lại bình thường khi ổ rối loạn đã được giải tỏa hoàn toàn.

Sau khi thao tác, khi thăm dò thấy nhiệt độ đã trở lại đúng nhiệt độ sinh lí bình thường là ổ rối
loạn đã hết rối loạn, chẳng hạn như trên cơ thể người mẹ mất sữa, hoặc trên bệnh nhân hen,
thầy thuốc rất dễ nhận biết sự thay đổi nhậy bén trong khi thao tác trị bệnh.

Căn cứ vào những đặc tính trên đây của nhiệt độ da, Phương pháp Tác động cột sống quy định
một nguyên tắc quan trọng trong khi trị bệnh:

Khi tác động trị bênh mà nhiệt độ bệnh lí không thay đổi thì tuyệt đối không được tác động
nữa vì một vùng nhiệt độ da không chỉ liên quan đến một đốt sống mà liên quan đến nhiều
đốt sống, do đó trong khi điều trị phải luôn luôn theo dõi sự biến đổi của nhiệt độ da. Khi
đã có tác động mà nhiệt độ bệnh lý không thay đổi chứng tỏ rằng tác động chưa đúng trọng
điểm, khi đó phải xác định lại trọng điểm thật chính xác mới được tiếp tục tác động trị bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 31


Bài 4. CẢM GIÁC
Cơ thể con người có nhiều cảm giác khác nhau nhưng Phương pháp Tác động cột sống chỉ căn
cứ vào giác đau tăng hoặc giảm trên hệ cột sống để làm cơ sở chẩn đoán và trị bệnh.

Bởi vậy sự bình thường và mất bình thường về cảm giác trên hệ cột sống là một trong bốn đặc
trưng để xác định về sinh lí và bệnh lý của cơ thể.

I. PHÂN LOẠI CẢM GIÁC ĐAU


Phương pháp tác động cột sống lại phân biệt cảm giác đau tăng hoặc giảm thành hai
dạng khác nhau:

1/ Cảm giác đau khu trú ở một vùng nhất định trên cột sống mà người bệnh tự nhận biết
được gọi là cảm giác đau bệnh lí.
2/ Cảm giác đau trên cột sống mà người bệnh chỉ nhận biết được khi thầy thuốc dùng thủ
thuật tác động đúng vị trí đó gọi là cảm giác đau của hiện tượng bệnh lí.
Cảm giác đau bệnh lý là cảm giác đau thuộc về bệnh của cột sống như: cột sống có hình gai
đôi, cột sống vôi hóa hay thoái hóa, trượt đĩa đệm, trật khớp, viêm cột sống dính khớp và nhiều
trường hợp khác nữa.

Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lí là hiện tượng có liên quan đến bệnh lí của các cơ quan
nội tạng và mọi bộ phận cơ thể.

Trong khi chẩn bệnh, phương pháp Tác động cột sống còn chú ý tới mối liên quan của cảm
giác đau hoặc cảm giác giảm với các đặc trưng bệnh lí.

Các đặc trưng bệnh lí gồm có sự biến đổi về các đốt xương sống, lớp cơ đệm, nhiệt độ và cảm
giác như sau:

1/ Trên các đốt sống Lồi, Lồi Lệch và Lệch thì ở nơi cao nhất hoặc lệch nhất trên đầu gai sống
biểu hiện lớp cơ co cộm, nhiệt độ nóng cao. Khi đặt ngón tay tác động trên lớp cơ co thì người
bệnh có cảm giác đau tăng.

2/ Trên các đốt sống Lõm hoặc Lõm Lệch thì ở nơi lõm sâu nhất trên đầu gai sống biểu hiện
lớp cơ teo nhược, nhiệt độ thấp và cảm giác giảm. Khi dùng thủ thuật tác động tại chỗ đó thì
người bệnh cũng không nhận biết được rõ ràng về cảm giác đau.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 32


II. ỨNG DỤNG CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHẨN VÀ TRỊ BỆNH
Ở đây chúng tôi muốn nhắc lại rằng khi cơ thể người bệnh có cảm giác đau mỏi, bạc nhược thì
bao giờ trên hệ cột sống cũng biểu hiện cảm giác đau của hiện tượng bệnh lí, tức cảm giác đau
khi có tác động bằng thủ thuật.

Phương pháp Tác động cột sống căn cứ vào tính chất đau của cảm giác để chẩn đoán bệnh.

Tính chất đau:

Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lí thường khu trú trên một diện rộng, có thể từ một đến
nhiều đốt liền nhau nhưng trong đó bao giờ cũng phải có một điểm nhỏ có cảm giác đau nhất.
Điểm đau này thầy thuốc có thể nhận biết được bằng sự phản ứng của cơ thể người bệnh như
giật thót mình, hoặc phản ứng của hệ cột sống như oằn lún lưng, cong gù lưng, hoặc vặn vẹo
qua phải hay qua trái v..v..

Điểm đau nhất này được coi là trung tâm của hiện tượng bệnh lí khu trú ở trên hệ cột sống mà
phương pháp Tác động quy định là trọng điểm. Trọng điểm được coi như là căn cứ để chẩn
đoán quy nạp mối liên quan của các bộ phận của cơ thể bị rối loạn vì có liên quan với các đặc
trưng bệnh lí: lớp cơ co dầy nhất, đốt sống lồi, lệch nhất, nhiệt độ cao nhất.

Điểm đau của hiện tượng bệnh lí là một đặc điểm không chỉ riêng khu trú ở trọng điểm trên hệ
cột sống mà còn biểu hiện ở nhiều khu vực khác nữa, cụ thể như:

1/ Khi ta đã phát hiện trên hệ cột sống có điểm đau thường khu trú trên những đốt sống Lồi
bệnh lí thì ngay trên hệ cột sống cũng có điểm đau liên quan ở phía trên hoặc phía dưới điểm
đau ấy.

2/ Khi ta phát hiện trên hệ cột sống có điểm đau trên những đốt sống Lồi Lệch và Lệch thì
ngoài phạm vi cột sống cũng có điểm đau khu trú hoặc ở gần, hoặc ở xa cột sống, tương ứng
với trọng điểm gọi là điểm đối động. Những điểm đau ở ngoài phạm vi cột sống này thường
khu trú ở vị trí khác nhau theo độ ngang, chếch chéo lên hoặc chéo xuống, có nhiều trường hợp
chạy lan vòng quanh thân mình ra phía trước, tận cùng ở bờ xương ức, xương mu hoặc xương
chậu phía bên kia.

Những điểm đối động này thường liên quan với lớp cơ co gợn, dai chắc và cũng là cơ sở để
quy nạp chẩn đoán bệnh theo phương thức đối động.

III. ĐẶC TÍNH VỀ CẢM GIÁC


Phương pháp Tác động cột sống căn cứ vào cảm giác đau hoặc cảm giác giảm trên hệ cột
sống người bệnh để chẩn và trị bệnh, chủ yếu là cảm giác đau của hiện tượng bệnh lí, nghĩa là
cảm giác đau khi thầy thuốc tác động bằng thủ thuật tại trọng điểm.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 33
Đặc tính của cảm giác trong quá trình điều trị là:

1/ Khi thầy thuốc tác động tại trọng điểm người bệnh cảm thấy đau nhưng dễ chịu và trong quá
trình thao tác trị bệnh, người bệnh cảm thấy bớt đau dần, từ đau nhiều đến đau ít, và khi hết
đau là lúc ổ bệnh được giải tỏa.

2/ Cảm giác đau cùng với nhiệt độ cao biểu hiện trên đốt sống Lồi bệnh lí và điểm đau liên
quan ở trên hoặc dưới trọng điểm, cùng bên với trọng điểm.

3/ Cảm giác đau cùng với nhiệt độ cao biểu hiện trên đốt sống Lồi Lệch hoặc Lệch bệnh lí và
điểm đối động gần hoặc xa, khác bên với trọng điểm.

4/ Cảm giác tê biểu hiện khác bên với trọng điểm.

5/ Cảm giác giảm cùng với nhiệt độ thấp biểu hiện trên đốt sống Lõm hoặc Lõm Lệch.

Căn cứ vào đặc tính của cảm giác nói trên, phương pháp Tác động cột sống quy định
trong quá trình thao tác, nếu người bệnh cảm thấy đau tăng và khó chịu thì phải ngừng ngay
thao tác, vì như vậy thao tác chưa đúng trọng điểm (chẳng hạn tác động đúng mỏ gai đôi là
điểm đau bệnh lí, trong khi phương pháp Tác động cột sống nhằm giải tỏa điểm đau của hiện
tượng bệnh lí).

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 34


Phần 2

PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ

Các LOẠI là sự phân biệt về hình thái của đốt sống mất bình thường như đốt sống LỒI, đốt
sống LỒI LỆCH, đốt sống LỆCH, đốt sống LÕM, đốt sống LÕM- LỆCH.

Về hình thái lớp cơ đệm thì các LOẠI phân biệt lớp cơ trên đầu gai sống mất bình thường như
lớp cơ DẦY, lớp cơ MỎNG, lớp cơ CO, lớp cơ CỨNG, lớp cơ MỀM, lớp cơ XƠ, lớp cơ SỢI,
lớp cơ TEO v…v…

Các THỂ là sự phân biệt về vị trí của lớp cơ bệnh lí khu trú nông hay sâu ở lớp ngoài, lớp giữa
hay lớp trong, và bề mặt phát triển Hẹp, Rộng hay Lớn sang cơ lưng.

Ngoài các thể Đơn còn có những thể Liên có định nghĩa riêng ở phần sau.

Ngoài hai hình thái về đốt sống và lớp cơ nói trên, ở khu vực đó còn có trạng thái nhiệt độ da
cao hoặc thấp, cảm giác đau tăng hoặc giảm ở trên đầu các đốt sống bệnh lí.

Các loại và thể là cơ sở cho chẩn đoán bệnh, kết luận bệnh, tiên lượng bệnh và đề ra phương
hướng điều trị của Phương pháp Tác động cột sống.

Hình thái các loại và thể của đốt sống và lớp cơ mất bình thường gồm có:

I. Hình thái đốt sống LỒI


II. Hình thái đốt sống LỒI-LỆCH
III. Hình thái đốt sống LỆCH
IV. Hình thái đốt sống LÕM-LỆCH
V. Hình thái đốt sống LÕM

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 35


Bài 1. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI
LOẠI đốt sống Lồi là hình thái của đốt sống cong lồi ra phía sau ảnh hưởng đến đường cong
sinh lí của cột sống, biểu hiện bằng các hình thái như:

1. Loại Đơn Lồi 2. Loại Liên Lồi


3. Loại Lồi Trên 4. Loại Lồi Dưới

Hình thái lớp cơ đệm trên đầu đốt sống Lồi gồm: Co, Cứng, Mềm, Dày, Mỏng, Xơ Rối, chia ra
làm nhiểu Thể .

THỂ: Các loại đốt sống Lồi đều có thể biểu hiện 1 trong 3 thể:

- Thể Hẹp Ngoài, viết tắt là HN


- Thể Rộng Ngoài, viết tắt là RN
- Thể Lớn Ngoài, viết tắt là LN
Ngoài hai hình thái nói trên còn có các trạng thái như nhiệt độ da cao, cảm giác đau ở trên đầu
các đốt sống bệnh lí.

I. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LỒI

ĐƠN LỒI là biểu hiện của một đốt sống lồi ra phía sau: trên đầu gai sống Lồi, lớp cơ đệm biểu
hiện Co, Cứng, Mềm, Dầy, Mỏng, Xơ rối, nhiệt độ da tăng, cảm giác đau, phân chia thành các
loạt như sau:

1/ Loại Đơn Lồi Co Dầy 2/ Loại Đơn Lồi Cứng Dầy


3/ Loại Đơn Lồi Mềm Dầy 4/ Loại Đơn Lồi Co Mỏng
5/ Loại Đơn Lồi Cứng Mỏng 6/ Loại Đơn Lồi Mềm Mỏng
7/ Loại Đơn Lồi Xơ Rối

II. HÌNH THÁI LOẠI LIÊN LỒI

LIÊN LỒI là biểu hiện của nhiều đốt sống liền nhau bị dính cứng lồi ra phía sau, trên đầu gai
các đốt sống Lồi, lớp cơ đệm biểu hiện Co, Cứng, Mềm, Dầy, Mỏng, Xơ rối, nhiệt độ da tăng,
cảm giác đau, phân chia thành các loại như sau:

1/ Loại Liên Lồi Co Dầy 2/ Loại Liên Lồi Cứng Dầy


3/ Loại Liên Lồi Mềm Dầy 4/ Loại Liên Lồi Co Mỏng
5/ Loại Liên Lồi Cứng Mỏng 6/ Loại Liên Lồi Mềm Mỏng
7/ Loại Liên Lồi Xơ Rối

III. HÌNH THÁI LOẠI LỒI TRÊN

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 36


Lồi Trên là biểu hiện của phần trên một đốt sống LỒI ra phía sau, trên đầu gai đốt sống lồi
Trên, lớp cơ đệm biểu hiện Co, Cứng, Mềm, Dầy, Mỏng, Xơ rối, nhiệt độ da tăng, cám giác
đau, phân chia thành các loạt như sau:

1/ Loại Lồi Trên Co Dầy 2/ Loại Lồi Trên Cứng Dầy


3/ Loại Lồi Trên Mềm Dầy 4/ Loại Lồi Trên Co Mỏng
5/ Loại Lồi Trên Cứng Mỏng 6/ Loại Lồi Trên Mềm Mỏng
7/ Loại Lồi Trên Xơ Rối

IV. HÌNH THÁI LOẠI LỒI DƯỜI

Lồi Dưới là biểu hiện của phần dưới một đốt sống LỒI ra phía sau; trên đầu gai đốt sống lồi
dưới, lớp cơ đệm biểu hiện Co, Cứng, Mềm, Dầy, Mỏng, Xơ rối, nhiệt độ da tăng, cám giác
đau, phân chia thành các loạt như sau:

1/ Loại Lồi Dưới Lồi Dầy 2/ Loại Lồi Dưới Cứng Dầy
3/ Loại Lồi Dưới Mềm Dầy 4/ Loại Lồi Dưới Co Mỏng
5/ Loại Lồi Dưới Cứng Mỏng 6/ Loại Lồi Dưới Mềm Mỏng
7/ Loại Lồi Dưới Xơ Rối

Bài 2. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI- LỆCH


Đốt sống Lồi- Lệch là hình thái của đốt sống mất bình thường lồi ra phía sau và lệch về một
bên phải hoặc trái, ảnh hưởng đến đường cong và đường thẳng sinh lí của hệ cột sống biểu hiện
bằng nhiều hình thái khác nhau. Lớp cơ đệm trên đốt sống Lồi- Lệch cũng biểu hiện thành
nhiều hình thái mất bình thường khác nhau. Ngoài các hình thái nói trên, ở khu vực này còn có
cảm giác đau khi có tác động và nhiệt độ nóng cao hơn bình thường biểu hiện bằng các hình
thái như:

1. Loại Đơn Lồi- Lệch 2. Loại Liên Lồi- Lệch


3. Loại Lồi- Lệch Trên 4. Loại Lồi- Lệch Dưới

I. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LỒI – LỆCH

Đơn Lồi – Lệch là biểu hiện của một đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái,
bên đối xứng bị khuyết, trên đầu gai sống phía bên bị khuyết, lớp cơ đệm biểu hiện Teo,
Nhược và phía bên Lệch biểu hiện các hình thái: Co, Cứng, Mềm, Dày, Mỏng, Xơ, Sợi; phân
chia thành các loại như sau:

1. Loại Đơn Lồi - Lệch co dày.


2. Loại Đơn Lồi - Lệch cứng dày.
3. Loại Đơn Lồi - Lệch mềm dày.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 37
4. Loại Đơn Lồi - Lệch co mỏng.
5. Loại Đơn Lồi - Lệch cứng mỏng.
6. Loại Đơn Lồi - Lệch mềm mỏng.
7. Loại Đơn Lồi - Lệch xơ rối.
8. Loại Đơn Lồi - Lệch xơ dọc.
9. Loại Đơn Lồi - Lệch sợi tròn dọc.
10. Loại Đơn Lồi - Lệch sợi dẹt dọc.
11. Loại Đơn Lồi - Lệch xơ ngang.
12. Loại Đơn Lồi - Lệch sợi tròn ngang.
13. Loại Đơn Lồi - Lệch sợi dẹt ngang.
14. Loại Đơn Lồi - Lệch xơ chéo.
15. Loại Đơn Lồi - Lệch sợi tròn chéo.
16. Loại Đơn Lồi - Lệch sợi dẹt chéo

II. HÌNH THÁI LOẠI LIÊN LỒI – LỆCH

Liên Lồi – Lệch là biều hiện của nhiều đốt bị dính cứng lồi ra phía sau và lệch về một bên phải
hoặc trái , bên đối xứng bị khuyết. Lớp cơ đệm bên khuyết thường bị Teo, Nhược; cảm giác
giảm, nhiệt độ thấp; phía bên lệch biểu hiện các hình thái Co, Cứng, Mềm, Dày, Mỏng, Xơ,
Sợi; cảm giác đau, nhiệt độ cao; phân chia thành các loại như sau:

1. Loại Liên Lồi - Lệch co dày.


2. Loại Liên Lồi - Lệch cứng dày.
3. Loại Liên Lồi - Lệch mềm dày.
4. Loại Liên Lồi - Lệch co mỏng.
5. Loại Liên Lồi - Lệch cứng mỏng.
6. Loại Liên Lồi - Lệch mềm mỏng.
7. Loại Liên Lồi - Lệch xơ rối.
8. Loại Liên Lồi - Lệch xơ dọc.
9. Loại Liên Lồi - Lệch sợi tròn dọc.
10. Loại Liên Lồi - Lệch sợi dẹt dọc.
11. Loại Liên Lồi - Lệch xơ ngang.
12. Loại Liên Lồi - Lệch sợi tròn ngang.
13. Loại Liên Lồi - Lệch sợi dẹt ngang.
14. Loại Liên Lồi - Lệch xơ chéo.
15. Loại Liên Lồi - Lệch sợi tròn chéo.
16. Loại Liên Lồi - Lệch sợi dẹt chéo

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 38


III. HÌNH THÁI LOẠI LỒI – LỆCH TRÊN

Lồi – Lệch trên là biểu hiện phần trên đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc
trái, bên đối xứng bị khuyết. Lớp cơ đệm trên đầu gai sống bên khuyết bị teo nhược, cảm giác
giảm , nhiệt độ thấp. Lớp cơ đệm trên đầu gai sống bên Lệch có hình thái: Co, Cứng, Mềm,
Dày, Mỏng, Xơ, Sợi; nhiệt độ tăng, cảm giác đau, phân chia thành các loại như sau:

1. Loại Lồi - Lệch trên co dày.


2. Loại Lồi - Lệch trên cứng dày.
3. Loại Lồi - Lệch trên mềm dày.
4. Loại Lồi - Lệch trên co mỏng.
5. Loại Lồi - Lệch trên cứng mỏng.
6. Loại Lồi - Lệch trên mềm mỏng.
7. Loại Lồi - Lệch trên xơ rối.
8. Loại Lồi - Lệch trên xơ dọc.
9. Loại Lồi - Lệch trên sợi tròn dọc.
10. Loại Lồi - Lệch trên sợi dẹt dọc.
11. Loại Lồi - Lệch trên xơ ngang.
12. Loại Lồi - Lệch trên sợi tròn ngang.
13. Loại Lồi - Lệch trên sợi dẹt ngang.
14. Loại Lồi - Lệch trên xơ chéo.
15. Loại Lồi - Lệch trên sợi tròn chéo.
16. Loại Lồi - Lệch trên sợi dẹt chéo

IV. HÌNH THÁI LOẠI LỒI – LỆCH DƯỚI

Lồi – Lệch dưới là biểu hiện phần dưới đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc
trái, bên đối xứng bị khuyết. Lớp cơ đệm trên đầu gai sống bên khuyết bị teo nhược, cảm giác
giảm , nhiệt độ thấp. Lớp cơ đệm trên đầu gai sống bên Lệch có hình thái: Co, Cứng, Mềm,
Dày, Mỏng, Xơ, Sợi; nhiệt độ tăng, cảm giác đau, phân chia thành các loại như sau:

1. Loại Lồi - Lệch dưới co dày.


2. Loại Lồi - Lệch dưới cứng dày.
3. Loại Lồi - Lệch dưới mềm dày.
4. Loại Lồi - Lệch dưới co mỏng.
5. Loại Lồi - Lệch dưới cứng mỏng.
6. Loại Lồi - Lệch dưới mềm mỏng.
7. Loại Lồi - Lệch dưới xơ rối.
8. Loại Lồi - Lệch dưới xơ dọc.
9. Loại Lồi - Lệch dưới sợi tròn dọc.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 39


10. Loại Lồi - Lệch dưới sợi dẹt dọc.
11. Loại Lồi - Lệch dưới xơ ngang.
12. Loại Lồi - Lệch dưới sợi tròn ngang.
13. Loại Lồi - Lệch dưới sợi dẹt ngang.
14. Loại Lồi - Lệch dưới xơ chéo.
15. Loại Lồi - Lệch dưới sợi tròn chéo.
16. Loại Lồi - Lệch dưới sợi dẹt chéo

V. PHÂN BIỆT HÌNH THÁI CÁC THỂ CỦA CÁC LOẠI LỒI – LỆCH

THỂ là sự phân biệt về vị trí của lớp cơ bệnh lý khu trú nông hay sâu ở LỚP NGOÀI, LỚP
GIỮA hay LỚP TRONG và về mặt phát triển HẸP, RỘNG hay LỚN sang cơ lưng.

Đốt sống Lồi – Lệch gồm các thể như sau:

1. Thể ngoài hẹp


2. Thể Ngoài – Giữa hẹp
3. Thể ngoài rộng
4. Thể Ngoài – Giữa rộng
5. Thể ngoài lớn
6. Thể Ngoài – Giữa lớn

Định nghĩa:

1/ Thể Ngoài Hẹp là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp ngoài và không phát triển ra rãnh
sống, viết tắt là (NH)

2/ Thể Ngoài – Giữa Hẹp là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp cơ ngoài và lớp cơ giữa,
nhưng không phát triển ra rãnh sống, viết tắt là (NGH)

3/ Thể Ngoài Rộng là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp ngoài nhưng phát triển rộng ra
rãnh sống, viết tắt là (NR)

4/ Thể Ngoài – Giữa Rộng là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp cơ ngoài và lớp cơ giữa,
nhưng phát triển rộng ra rãnh sống, viết tắt là (NGR)

5/ Thể Ngoài Lớn là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp cơ ngoài, nhưng lan rộng ra ngoài
cơ thẳng lưng, viết tắt là (NL).

6/ Thể Ngoài Giữa Lớn là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp cơ ngoài và lớp cơ giữa,
nhưng lan rộng ra ngoài cơ thẳng lưng, viết tắt là (NGL)

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 40


Bài 3. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỆCH
Đốt sống lệch là hình thái của đốt sống không lồi, không lõm nhưng lệch về một bên phải hoặc
trái, ảnh hưởng đến đường thẳng sinh lí của hệ cột sống, biểu hiện cụ thể bằng các hình thái
như:

A- Đơn Lệch ( tức một đốt lệch phải hoặc lệch trái)
B- Liên Lệch ( nhiều đốt lệch phải hoặc lệch trái)
C- Lệch Trên ( phần trên đốt lệch phải hoặc lệch trái)
D- Lệch Dưới ( phần dưới đốt lệch phải hoặc lệch trái)

Hình thái của lớp cơ đệm ở trên đầu gai đốt sống lệch gồm: Co, Cứng, Mềm, Dầy, Mỏng, Xơ,
Sợi dọc, Sợi ngang, Sợi chéo.

Ngoài hai hình thái ở trên còn có các trạng thái như nhiệt độ da tăng hoặc giảm, cảm giác đau
tăng hoặc giảm trên đầu gai các đốt sống bệnh lí.

I. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LỆCH

Đơn Lệch là hình thái của một đốt sống mất bình thường lệch về một bên phải hoặc trái và
khuyết ở bên đối xứng. Lớp cơ đệm trên đầu gai sống bên lệch biểu hiện Co, Cứng, Mềm, Dày,
Mỏng, Xơ, Sợi; nhiệt độ da tăng; cảm giác đau. Bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược,
nhiệt độ thấp; cảm giác đau giảm; phân chia thành các loại như sau:
1. Loại Đơn Lệch co dày.
2. Loại Đơn Lệch cứng dày.
3. Loại Đơn Lệch mềm dày.
4. Loại Đơn Lệch co mỏng.
5. Loại Đơn Lệch cứng mỏng.
6. Loại Đơn Lệch mềm mỏng.
7. Loại Đơn Lệch xơ rối.
8. Loại Đơn Lệch xơ dọc.
9. Loại Đơn Lệch sợi tròn dọc.
10. Loại Đơn Lệch sợi dẹt dọc.
11. Loại Đơn Lệch xơ ngang.
12. Loại Đơn Lệch sợi tròn ngang.
13. Loại Đơn Lệch sợi dẹt ngang.
14. Loại Đơn Lệch xơ chéo.
15. Loại Đơn Lệch sợi tròn chéo.
16. Loại Đơn Lệch sợi dẹt chéo.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 41


II. HÌNH THẠI LOẠI LIÊN LỆCH

Liên Lệch là hình thái của nhiều đốt sống liền nhau bị dính cứng lệch về một bên phải hoặc trái
và bên đối xứng bị khuyết. Trên đầu gai các đốt sống bên lệch biểu hiện lớp cơ đệm Co, Cứng,
Mềm, Dày, Mỏng, Xơ, Sợi; nhiệt độ da tăng; cảm giác đau. Bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện
teo nhược; nhiệt độ thấp; cảm giác giảm; phân chia thành các loại như sau:
1. Loại Liên Lệch Co Dày.
2. Loại Liên Lệch Cứng Dày.
3. Loại Liên Lệch Mềm Dày.
4. Loại Liên Lệch Co Mỏng.
5. Loại Liên Lệch Cứng Mỏng.
6. Loại Liên Lệch Mềm Mỏng.
7. Loại Liên Lệch Xơ rối.
8. Loại Liên Lệch Xơ dọc.
9. Loại Liên Lệch Sợi tròn dọc.
10. Loại Liên Lệch Sợi dẹt dọc.
11. Loại Liên Lệch Xơ ngang.
12. Loại Liên Lệch Sợi tròn ngang.
13. Loại Liên Lệch Sợi dẹt ngang.
14. Loại Liên Lệch Xơ chéo.
15. Loại Liên Lệch Sợi tròn chéo.
16. Loại Liên Lệch Sợi dẹt chéo.

III. HÌNH THÁI LOẠI LỆCH TRÊN.

Lệch Trên là hình thái phần trên của một đốt sống bị lệch về một bên và bên đối xứng bị
khuyết. Trên đầu gai đốt sống bên lệch lớp cơ đệm biểu hiện Co, Cứng, Mềm, Dày, Mỏng, Xơ,
Sợi; nhiệt độ da tăng; cảm giác đau. Trên đầu gai sống bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện teo
nhược; nhiệt độ thấp; cảm giác giảm; phân chia thành các loại như sau:
1. Loại Lệch Trên Co dày.
2. Loại Lệch Trên Cứng dày.
3. Loại Lệch Trên Mềm dày.
4. Loại Lệch Trên Co mỏng.
5. Loại Lệch Trên Cứng mỏng.
6. Loại Lệch Trên Mềm mỏng.
7. Loại Lệch Trên Xơ rối.
8. Loại Lệch Trên Xơ dọc.
9. Loại Lệch Trên Sợi tròn dọc.
10. Loại Lệch Trên Sợi dẹt dọc.
11. Loại Lệch Trên Xơ ngang.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 42
12. Loại Lệch Trên Sợi tròn ngang.
13. Loại Lệch Trên Sợi dẹt ngang.
14. Loại Lệch Trên Xơ chéo.
15. Loại Lệch Trên Sợi tròn chéo.
16. Loại Lệch Trên Sợi dẹt chéo.

IV. HÌNH THÁI LOẠI LỆCH DƯỚI

Lệch Dưới là hình thái phần dưới của đốt sống bị lệch về một bên phải hoặc trái và bên đối
xứng bị khuyết. Trên đầu gai đốt sống bên lệch lớp cơ đệm biểu hiện Co, Cứng, Mềm, Dày,
Mỏng, Xơ, Sợi; nhiệt độ da tăng; cảm giác đau. Trên đầu gai sống bên khuyết lớp cơ đệm biểu
hiện teo nhược; nhiệt độ thấp; cảm giác giảm; phân chia thành các loại như sau:
1. Loại Lệch Dưới Co dày.
2. Loại Lệch Dưới Cứng dày.
3. Loại Lệch Dưới Mềm dày.
4. Loại Lệch Dưới Co mỏng.
5. Loại Lệch Dưới Cứng mỏng.
6. Loại Lệch Dưới Mềm mỏng.
7. Loại Lệch Dưới Xơ rối.
8. Loại Lệch Dưới Xơ dọc.
9. Loại Lệch Dưới Sợi tròn dọc.
10. Loại Lệch Dưới Sợi dẹt dọc.
11. Loại Lệch Dưới Xơ ngang.
12. Loại Lệch Dưới Sợi tròn ngang.
13. Loại Lệch Dưới Sợi dẹt ngang.
14. Loại Lệch Dưới Xơ chéo.
15. Loại Lệch Dưới Sợi tròn chéo.
16. Loại Lệch Dưới Sợi dẹt chéo.

V. SỰ PHÂN BIỆT VỀ HÌNH THÁI CÁC THỂ THUỘC CÁC ĐỐT SỐNG LỒI LỆCH

Các THỂ là sự phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm và sự phát triển của lớp cơ bệnh lí ở
trên đầu gai đốt sống lệch, gồm có THỂ như sau:
1. Thể Giữa Hẹp, viết tắt là GH.
2. Thể Giữa - Ngoài Hẹp, viết tắt là GNH.
3. Thể Giữa - Trong Hẹp, viết tắt là GTH.
4. Thể Giữa – Ngoài – Trong Hẹp, viết tắt là GNTH.
5. Thể Giữa Rộng, viết tắt là GR.
6. Thể Giữa – Ngoài Rộng, viết tắt là GNR.
7. Thể Giữa – Trong Rộng, viết tắt là GTR.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 43
8. Thể Ngoài – Giữa – Trong rộng, viết tắt là NGTR.
9. Thể Giữa Lớn, viết tắt là GN.
10. Thể Giữa – Ngoài Lớn, viết tắt là GNL.
11. Thể Giữa – Trong Lớn, viết tắt là GTL.
12. Thể Giữa – Trong – Ngoài Lớn, viết tắt là GTNL.

Bài 4. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LÕM - LỆCH.


Đốt sống Lõm – Lệch là hình thái của đốt sống lõm và lệch về một phía phải hoặc trái, ảnh
hưởng đến đường thẳng và đường cong sinh lí của hệ cột sống, phân chia thành các hình thái:
A. Đơn Lõm - Lệch
B. Liên Lõm - Lệch
C. Lõm - Lệch Trên
D. Lõm - Lệch Dưới
Trên đầu gai sống lõm lệch lớp cơ đệm biểu hiện Xơ rối, Xơ, Sợi, Teo.

Ngoài ra tại khu vực này còn có trạng thái nhiệt độ cao hoặc thấp, cảm giác đau hoặc giảm ở
trên đầu gai sống bệnh lí.

I. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LÕM – LỆCH

Đơn Lõm – Lệch là hình thái một đốt sống Lõm và Lệch về một bên phải hoặc trái và bên đối
xứng bị khuyết.
Trên đầu gai sống Lõm – Lệch lớp cơ đệm biểu hiện Xơ, Sợi, nhiệt độ cao, cảm giác đau ở bên
lệch.
Trên đầu gai sống bên khuyết, lớp cơ đệm biểu hiện Teo, nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm,
phân chia thành các loại như:
1. Loại đơn Lõm - Lệch Xơ rối.
2. Loại đơn Lõm - Lệch Xơ dọc.
3. Loại đơn Lõm - Lệch Sợi tròn dọc.
4. Loại đơn Lõm - Lệch Sợi dẹt dọc.
5. Loại đơn Lõm - Lệch Xơ ngang.
6. Loại đơn Lõm - Lệch Sợi tròn ngang.
7. Loại đơn Lõm - Lệch Sợi dẹt ngang.
8. Loại đơn Lõm - Lệch Xơ chéo.
9. Loại đơn Lõm - Lệch Sợi tròn chéo.
10. Loại đơn Lõm - Lệch Sợi dẹt chéo.
11. Loại đơn Lõm - Lệch Teo sần sùi.
12. Loại đơn Lõm - Lệch Teo răng cá.
13. Loại đơn Lõm - Lệch Teo nhẵn.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 44


14. Loại đơn Lõm - Lệch Teo gờ.
15. Loại đơn Lõm - Lệch Teo hở.

II. HÌNH THÁI LOẠI LIÊN LÕM LỆCH

Liên Lõm Lệch là hình thái của nhiều đầu gai sống liền nhau bị dính cứng, lõm và lệch về một
bên phải hoặc trái, bên đối xứng bị khuyết.
Trên đầu gai sống Liên Lõm Lệch phía lệch lớp cơ đệm biểu hiện Xơ, Sợi, Teo, nhiệt độ tăng,
cảm giác đau.
Trên đầu gai sống bên bị khuyết lớp cơ đệm biểu hiện Teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác
giảm, phân chia thành các loại như sau:

1. Loại Liên Lõm Lệch Xơ rối.


2. Loại Liên Lõm Lệch Xơ dọc.
3. Loại Liên Lõm Lệch Sợi tròn dọc.
4. Loại Liên Lõm Lệch Sợi dẹt dọc.
5. Loại Liên Lõm Lệch Xơ ngang.
6. Loại Liên Lõm Lệch Sợi tròn ngang.
7. Loại Liên Lõm Lệch Sợi dẹt ngang.
8. Loại Liên Lõm Lệch Xơ chéo.
9. Loại Liên Lõm Lệch Sợi Tròn chéo.
10. Loại Liên Lõm Lệch Sợi dẹt chéo.
11. Loại Liên Lõm Lệch Teo sần sùi.
12. Loại Liên Lõm Lệch Theo răng cá.
13. Loại Liên Lõm Lệch Teo nhẵn.
14. Loại Liên Lõm Lệch Teo gờ.
15. Loại Liên Lõm Lệch Teo hở.

III. HÌNH THÁI LOẠI LÕM LỆCH TRÊN

Lõm lệch trên là hình thái của phần trên của đầu gai sống bị lõm và lệch về một bên phải hoặc
trái, bên đối xứng bị khuyết.
Trên đầu gai sống Lõm Lệch trên về bên lệch lớp cơ đệm biểu hiện Xơ, Sợi, nhiệt độ cao, cảm
giác đau.
Trên đầu gai sống Lõm Lệch trên bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp,
cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:
1. Loại Lõm Lệch trên Xơ rối.
2. Loại Lõm Lệch trên Xơ dọc.
3. Loại Lõm Lệch trên Sợi tròn dọc.
4. Loại Lõm Lệch trên Sợi dẹt dọc.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 45


5. Loại Lõm Lệch trên Xơ ngang.
6. Loại Lõm Lệch trên Sợi tròn ngang.
7. Loại Lõm Lệch trên Sợi dẹt ngang.
8. Loại Lõm Lệch trên Xơ chéo.
9. Loại Lõm Lệch trên Sợi tròn chéo.
10. Loại Lõm Lệch trên Sợi dẹt chéo.
11. Loại Lõm Lệch trên Teo sần sùi.
12. Loại Lõm Lệch trên Teo răng cá.
13. Loại Lõm Lệch trên Teo nhẵn.
14. Loại Lõm Lệch trên Teo gờ.
15. Loại Lõm Lệch trên Teo hở.

IV. HÌNH THÁI LOẠI LÕM LỆCH DƯỚI

Lõm Lệch Dưới là hình thái của phần dưới ở đầu gai sống bị lõm và lệch về một bên phải hoặc
trái, bên đối xứng bị khuyết.
Trên đầu gai sống Lõm Lệch dưới lớp cơ đệm biểu hiện Xơ, Sợi, nhiệt độ tăng, cảm giác đau.
Trên đầu gai sống Lõm Lệch dưới bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện Teo nhược, nhiệt độ thấp,
cảm giác giảm, phân chia thành các loại sau:

1. Loại Lõm Lệch dưới Xơ rối.


2. Loại Lõm Lệch dưới Xơ dọc.
3. Loại Lõm Lệch dưới Sợi tròn dọc.
4. Loại Lõm Lệch dưới Sợi dẹt dọc.
5. Loại Lõm Lệch dưới Xơ ngang.
6. Loại Lõm Lệch dưới Sợi tròn ngang.
7. Loại Lõm Lệch dưới Sợi dẹt ngang.
8. Loại Lõm Lệch dưới Xơ chéo.
9. Loại Lõm Lệch dưới Sợi tròn chéo.
10. Loại Lõm Lệch dưới Sợi dẹt chéo.
11. Loại Lõm Lệch dưới Teo sần sùi.
12. Loại Lõm Lệch dưới Teo răng cá.
13. Loại Lõm Lệch dưới Teo nhẵn.
14. Loại Lõm Lệch dưới Teo gờ.
15. Loại Lõm Lệch dưới Teo hở.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 46


V. SỰ PHÂN BIỆT HÌNH THÁI CÁC THỂ THUỘC LOẠI LÕM - LỆCH

THỂ là sự phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm ở lớp ngoài, lớp giữa hoặc lớp trong, và sự
phát triển của sợi xơ bệnh lí Hẹp, Rộng hay Lớn bám ở trên đầu gai sống bệnh lí gồm có:
1. Thể Trong Hẹp, viết tắt là TH.
2. Thể Giữa – Trong Hẹp, viết tắt là GTH.
3. Thể Trong Rộng, viết tắt là TR.
4. Thể Giữa – Trong Rộng, viết tắt là GTR.
5. Thể Trong Lớn, viết tắt là TN.
6. Thể Giữa – Trong Lớn, viết tắt là GTN.

Định nghĩa của các THỂ sẽ giới thiệu ở mục riêng.

Bài 5. HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG LÕM.


Đốt sống Lõm là hình thái của đốt sống Lõm đưa ra phía trước, làm ảnh hưởng đến đường
cong sinh lí của hệ cột sống, biểu hiện bằng các hình thái như sau:
A – Loại Đơn Lõm.
B – Loại Liên Lõm.
C – Loại Lõm Trên.
D – Loại Lõm Dưới.
E – Các thể thuộc loại Lõm.
Hình thái lớp cơ đệm trên đốt sống Lõm bị Teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm.
Sau đây là sự phân biệt về từng loại và thể của đốt sống Lõm.

I. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LÕM

Đơn lõm là hình thái một đốt sống bị Lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường cong sinh lí
của hệ cột sống. Trên đầu gai đốt sống Lõm, lớp cơ đệm biểu hiện Teo nhược, nhiệt độ thấp,
cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:
1 – loại đơn Lõm sần sùi.
2 – loại đơn Lõm răng cá.
3 – loại đơn Lõm nhẵn.
4 – Loại đơn Lõm gờ.

II. HÌNH THÁI LOẠI LIÊN LÕM


Liên lõm là hình thái nhiều đốt sống liền nhau bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường
cong sinh lí của hệ cột sống . Trên đầu gai đốt sống Lõm, lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược,
nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:
1 – loại Liên Lõm sần sùi.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 47


2 – loại Liên Lõm răng cá.
3 – loại Liên Lõm nhẵn.
4 – loại Liên Lõm gờ.
5 – loại Liên Lõm hở.

III. HÌNH THÁI LOẠI LÕM TRÊN


Lõm trên là hình thái phần trên của đốt sống bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường
cong sinh lí của hệ cột sống. Trên đầu gai sống Lõm Trên, lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ
thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:
1 – loại Lõm Trên Nhẵn.
2 – loại Lõm Trên Hở.

IV. HÌNH THÁI LOẠI LÕM DƯỚI.


Lõm dưới là hình thái phần dưới của đốt sống bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường
cong sinh lí của hệ cột sống. Trên đầu gai sống Lõm Dưới, lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ
thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:
1 – loại Lõm Dưới Nhẵn.
2 – loại Lõm Dưới Hở.

V. SỰ PHÂN BIỆT HÌNH THÁI CÁC THỂ THUỘC LOẠI LÕM


THỂ là sự phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm và sự phát triển lớp xơ bệnh lí ở trên đầu
gai sống Lõm, gồm các THỂ như sau:
1 – Thể Trong Hẹp, viết tắt là TH.
2 – Thể Trong Rộng, viết tắt là TR.
3 – Thể Trong Lớn, viết tắt là TL.
Định nghĩa về từng thể xem mục riêng.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 48


BẢNG TÓM TẮT CÁC LOẠI BỆNH LÍ.

Thứ tự Tên loại Số loại Cộng Số thể Ghi chú


1 Loại Đơn Lồi 7
2 Loại Liên Lồi 7
28 3
3 Loại Lồi Trên 7
4 Loại Lồi Dưới 7
5 Loại Đơn Lồi - Lệch 16
6 Loại Liên Lồi - Lệch 16
64 6
7 Loại Lồi - Lệch Trên 16
8 Loại Lồi - Lệch Dưới 16
9 Loại Đơn Lệch 16
10 Loại Liên Lệch 16
64 12
11 Loại Lệch Trên 16
12 Loại Lệch Dưới 16
13 Loại Đơn Lõm - Lệch 15
14 Loại Liên Lõm - Lệch 15
60 6
15 Loại Lõm - Lệch Trên 15
16 Loại Lõm - Lệch Dưới 15
17 Loại Đơn Lõm 4
18 Loại Liên Lõm 5
13 3
19 Loại Lõm Trên 2
20 Loại Lõm Dưới 2
TỔNG CỘNG 229 229

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 49


Bài 6. ĐỊNH NGHĨA VỀ THỂ.
THỂ là sự phân biệt về chiều sâu và bề rộng của vị trí khu trú của trọng điểm, cụ thể là lớp xơ
bệnh lí tại đốt sống bệnh lí.

a) Chiều sâu:

Lớp Ngoài: lớp xơ bệnh lí bám trên đầu gai sống.


Lớp Giữa: lớp xơ bệnh lí bám ở phía sâu hơn đầu gai đốt sống.
Lớp Trong: lớp xơ bệnh lí bám ở sâu phía trong đốt sống.

b) Bề Rộng:

Hẹp là bề mặt phát triển của lớp xơ chỉ bám trên đầu gai sống.
Rộng là lớp xơ bám ở đầu gai sống và lan rộng sang rãnh sống.
Lớn là lớp xơ bám ở đầu gai sống và lan rộng qua rãnh sống sang đến cơ thẳng lưng.
Tóm lại, Loại và Thể của các đốt sống bệnh lí chính là sự xác định vị trí của lớp xơ bệnh lí cần
giải tỏa dựa vào chiều sâu và bề rộng khu trú.
Chính vì vậy, Phương pháp Tác động cột sống đã căn cứ vào các LOẠI và THỂ đã giới thiệu
trên đây để đề ra phương hướng điều trị và tiên lượng sau khi đã ứng dụng các nguyên tắc, các
phương thức và các thủ thuật để chẩn bệnh, phù hợp với từng loại và từng Thể.

Thể Ngoài

Định nghĩa: Lớp xơ bệnh lí bám nông ở trên đầu gai sống bệnh lí, phân chia thành:

1 - Thể Ngoài Hẹp, viết tắt là NH, tức là lớp xơ bệnh lí chỉ bám nông trên đầu gai sống.

2 - Thể Ngoài Rộng, viết tắt là NR, tức là lớp xơ bệnh lí bám nông trên đầu gai sống nhưng lan
ra rãnh sống.

3 - Thể Ngoài Lớn, viết tắt là NL, tức là lớp xơ bệnh lí bám nông đầu gai sống nhưng lan qua
rãnh sống sang cơ thẳng lưng.

Thể Giữa.

Định nghĩa: lớp xơ bệnh lí bám ở giữa lớp cơ nông và lớp cơ sâu của đốt sống bệnh lí, phân
chia thành:

1 - Thể Giữa Hẹp, viết tắt là GH, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ giữa nhưng không lan xa.

2 - Thể Giữa Rộng, viết tắt là GR, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ giữa nhưng lan ra rãnh
sống.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 50
3 - Thể Giữa Lớn, viết tắt là GL, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ giữa nhưng lan qua rãnh
sống sang cơ thẳng lưng.

Thể Trong.

Định nghĩa: lớp xơ bệnh lí bám ở rất sâu ở phía trong của đốt sống bệnh lí, phân chia thành:

1 - Thể Trong Hẹp, viết tắt là TH, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng không lan xa.

2 - Thể Trong Rộng, viết tắt là TR, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng lan ra rãnh
sống.

3 - Thể Trong Lớn, viết tắt là TL, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng lan qua rãnh
sống sang cơ thẳng lưng.

Các Thể Liên

Định nghĩa: Lớp xơ bệnh lí bám ở nhiều lớp cơ, phân chia thành các thể Liên như sau:

1 - Thể Liên Ngoài - Giữa Hẹp, viết tắt là LNGH.


2 - Thể Liên Ngoài - Giữa - Trong Hẹp, viết tắt là LNGTH.
3 - Thể Liên Giữa - Trong Hẹp, viết tắt là LGTH.
4 - Thể Liên Ngoài - Giữa Rộng, viết tắt là LNGR.
5 - Thể Liên Ngoài - Giữa - Trong Rộng, viết tắt là LNGTR.
6 - Thể Liên Giữa - Trong Rộng, viết tắt là LGTR.
7 - Thể Liên Ngoài - Giữa Lớn, viết tắt là LNGL.
8 - Thể Liên Ngoài - Giữa - Trong Lớn, viết tắt là LNGTL.
9 - Thể Liên Giữa - Trong Lớn, viết tắt là LGTL.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 51


Phần 3

CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH.

Phương pháp Tác động cột sống trị bệnh căn cứ vào 8 nguyên tắc chẩn và trị sau đây: (Bổ
sung nguyên tắc số IV, tổng cộng có 09 nguyên tắc).
(1) Nguyên tắc đối xứng.
(2) Nguyên tắc hưng phấn.
(3) Nguyên tắc định khu định điểm.
(4) Nguyên tắc thăm dò và tiên lượng (bổ sung)
(5) Nguyên tắc tạo sóng cảm giác.
(6) Nguyên tắc định lực.
(7) Nguyên tắc định hướng.
(8) Nguyên tắc định lượng.
(9) Nguyên tắc điều nhiệt.
Những nguyên tắc này là cơ sở cho người thầy thuốc chẩn và trị bệnh.

Chương 1

CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN BỆNH


Bài 1. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG.
Nguyên tắc đối xứng dựa trên nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột sống để so sánh sự đối
xứng, đối lập và thống nhất ở trên hệ cột sống và giữa hệ cột sống với ngoại vi bằng các đặc
trưng sinh lí và bệnh lí mà phương pháp tác động cột sống đã quy định.
Sau đây chúng tôi xin trình bày về phạm vi của nguyên tắc đối xứng trong phương pháp Tác
động cột sống .
1 - Đặc trưng sinh lí và bệnh lí.
2 - Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng.
3 - Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí.
4 - Nguyên tắc đối xứng trong chẩn bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 52


5 - Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh.
6- Tóm tắt.
I. ĐẶC TRƯNG SINH LÍ VÀ BỆNH LÍ

Cơ sở để xây dựng phương pháp chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh của phương pháp Tác
động cột sống là căn cứ vào sự đối lập và thống nhất các đặc trưng ở trên hệ cột sống và ngoại
vi sau đây:
+ Đặc trưng cột sống:
- Thống nhất: cột sống thẳng ngay, đốt tiết kín khít.
- Đối lập: đốt sống lồi, lõm, lệch lạc, thưa rão.
+ Đặc trưng về gân cơ:
- Thống nhất: thư nhuận, kể cả lớp cơ đệm cột sống và ngoại vi.
- Đối lập: cường - nhược, cứng - mềm, dầy - mỏng, kể cả trên hệ cột sống và ngoại vi.
+ Đặc trưng về nhiệt độ da:
- Thống nhất: bình thường cả cột sống và ngoại vi.
- Đối lập: quá cao, quá thấp, cả cột sống và ngoại vi.
+ Đặc trưng về cảm giác:
- Thống nhất: không xuất hiện khác thường về cảm giác.
- Đối lập: cảm giác đau tê khi có tác động khách quan, cả cột sống và ngoại vi.
Phương pháp Tác động cột sống quy định những đặc trưng thống nhất ghi trên đây là đặc trưng
sinh lí, và những đặc trưng đối lập là đặc trưng bệnh lí, có thể tóm tắt như sau:
1.1 Đặc trưng sinh lí
Hệ cột sống: thẳng ngay, đốt tiết kín khít.
Nhiệt độ da: toàn thân bình thường.
Cảm giác cột sống và ngoại vi: nhanh nhậy.
Gân cơ cột sống và ngoại vi: thư nhuận.
1.2 Đặc trưng bệnh lí:
Hệ cột sống: tật, khuyết.
Nhiệt độ da cột sống và ngoại vi: cao, thấp.
Cảm giác cột sống và ngoại vi: đau, tê, giảm.
Gân cơ cột sống và ngoại vi: cường, nhược.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 53


II. CƠ SỞ SO SÁNH THEO QUY ĐỊNH CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG

Khi chẩn và trị bệnh theo phương pháp Tác động cột sống trước tiên phải căn cứ vào nguyên
tắc đối xứng. Nguyên tắc đối xứng phải dựa vào sự phân bố đối xứng của hệ cột sống để phân
khu, phân ranh giới cho hai bên phải trái của hệ cột sống, để so sánh các đặc trưng sinh lí và
bệnh lí khu trú tại điểm và khu vực đối xứng, hoặc so sánh giữa hệ cột sống với ngoại vi có đặc
trưng sinh lí và bệnh lí đối xứng:
- So sánh khu vực đối xứng.
- So sánh đặc trưng đối xứng
2.1 So sánh khu vực đối xứng giữa bên phải và bên trái

- Hai bên của vùng đầu đối xứng


- Hai cơ thang đối xứng
- Hai cơ vai đối xứng
- Hai chi trên đối xứng
- Hai cơ lưng đối xứng
- Hai bên cơ thắt lưng đối xứng
- Hai bên cơ mông đối xứng
- Hai bên cơ ngực đối xứng
- Hai bên cơ hạ sườn đối xứng
- Cơ vùng bụng trên và dưới đối xứng
- Hai chi chi dưới đối xứng…
2.2 So sánh đặc trưng đối xứng với đốt sống và ngoại vi

- Đốt sống với đốt sống


- Cảm giác đốt sống với cảm giác ngoại vi
- Nhiệt độ da cột sống với nhiệt độ da ngoại vi
- Gân cơ đốt sống với gân cơ ngoại vi

III. SỰ ĐỐI XỨNG VÀ ĐỐI LẬP CÁC ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ

Nguyên tắc đối xứng quy định:


- Đối xứng các đặc trưng bệnh lí
- Đối lập các đặc trưng bệnh lí
- So sánh sự đối xứng và đối lập bệnh lí
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 54
3.1 Đối xứng các đặc trưng bệnh lí
Trên người bệnh bao giờ cũng xuất hiện các hiện tượng bệnh lí trên cột sống. Mà khi trên hệ
cột sống đã có hiện tượng bệnh lí thì nhất thiết ngoại vi cũng phải có các hiện tượng bệnh lí đối
xứng.
- Hệ cột sống có cảm giác đau do tác động khách quan thì ngoại vi cũng có cảm giác đau như
thế.
- Hệ cột sống có lớp cơ co cứng thì ngoại vi cũng có lớp cơ co cứng.
- Hệ cột sống có nhiệt độ da cao thì ngoại vi cũng có nhiệt độ da cao.
- Hệ cột sống có cảm giác tê thì ngoại vi cũng có cảm giác tê.
- Hệ cột sống có lớp cơ gân cơ mềm nhược thì ngoại vi cũng có gân cơ mềm nhược.
- Hệ cột sống có nhiệt độ da thấp thì ngoại vi cũng có nhiệt độ da thấp.
Nhưng có điều đặc biệt là các hiện tượng trên đây có hiện tượng thì khu trú cố định, có hiện
tượng thì khu trú không cố định:

Khu trú cố định:


- Các hiện tượng có cảm giác đau, nhiệt độ da cao, gân cơ co cứng, cường, cùng khu trú tại
một điểm ở trên đốt sống lồi và lệch.
- Các hiện tượng cảm giác tê, nhiệt độ da thấp, gân cơ mềm nhược, cũng khu trú tại một điểm
ở trên đốt sống lõm.
Khu trú không cố định:
- Ở ngoại vi các hiện tượng bệnh lí không tập trung khu trú tại một điểm như ở trên hệ cột
sống, mà khu trú rải rác ở ngoại vi, mỗi nơi một hiện tượng khác nhau.
Do đó mà các hiện tượng bệnh lí ở trên hệ cột sống gọi là ổ rối loạn mà các hiện tượng bệnh lí
ở ngoại vi gọi là hiện tượng bệnh lí đối xứng.
3.2 Đối lập các đặc trưng bệnh lí:
Phương pháp Tác động cột sống quy định những hiện tượng bệnh lí có hai mặt đối lập nhau,
bao giờ cũng khu trú ở hai khu vực đối xứng theo nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột
sống:
3.2.1 Trên hệ cột sống: Đốt sống Lệch đối lập với đốt sống khuyết, đối sống lồi đối lập với đốt
sống lõm.
Hai hiện tượng đối lập cư trú trên khu vực đối xứng đốt sống là:
- Bên phải đốt sống có hiện tượng lệch thì bên trái đốt sống có hiện tượng khuyết.
- Phía trên đốt sống có hiện tượng lồi thì phía dưới đốt sống có hiện tượng lõm, hoặc ngược lại,
phía trên đốt sống có hiện tượng lõm thì bên dưới đốt sống có hiện tượng lồi.
3.2.2 Trên hệ gân cơ: hai biện tượng bệnh lí đối lập trên hệ cột sống và ngoại vi là:
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 55
- Gân cơ cường đối lập với gân cơ nhược
- Gân cơ dầy đối lập với gân cơ mỏng
- Gân cơ cứng đối lập với gân cơ mềm
- Gân cơ teo đối lập với gân cơ xơ
Hai hiện tượng đối lập khu trú đối xứng trên hệ cột sống và ngoại vi như sau:
a. Gân cơ trên đốt sống:

- Bên phải đốt sống có lớp cơ cường thì bên trái đốt sống có lớp cơ nhược.
- Bên trên đốt sống có lớp cơ cường thì bên dưới đốt sống có lớp cơ nhược.
- Bên phải đốt sống có lớp cơ co dầy thì bên trái đốt sống có lớp cơ mỏng/ khuyết.
- Bên phải đốt sống có lớp gân cơ cứng thì bên trái đốt sống có lớp gân cơ mềm.
- Bên trên đốt sống có lớp cơ co cứng thì bên dưới đốt sống có lớp cơ co mềm.
- Bên phải đốt sống có hiện tượng xơ thì bên trái đốt sống có hiện tượng teo.
- Bên trên đốt sống có hiện tượng xơ thì bên dưới đốt sống có hiện tượng teo. v.v
b. Gân cơ thuộc ngoại vi

Gân cơ thuộc ngoại vi là lớp gân cơ ngoài phạm vi của hệ cột sống như cơ thang, cơ vai, cơ
lưng, cơ ngực v.v... điển hình là hiện tượng cụ thể:
- Cơ thang bên phải có hiện tượng cường thì cơ thang bên trái có hiện tượng nhược (hoặc
ngược lại); hay phần trên cơ thang có hiện tượng cường thì phần dưới cơ thang có hiện tượng
nhược.
- Bên phải cơ thang có hiện tượng co dầy thì bên trái đối xứng cơ thang có hiện tượng mỏng
mềm; hay phần trên cơ thang có hiện tượng co dầy thì phần dưới cơ thang có hiện tượng co
mỏng.
- Bên phải cơ thang có hiện tượng xơ thì bên trái cơ thang có hiện tượng teo v.v...
3.2.3 Về cảm giác: Hai mặt đối lập về bệnh lí là cảm giác đau nhiều với cảm giác đau tê, cảm
giác đau ít với cảm giác giảm. Hai hiện tượng đối lập này khu trú đối xứng ở hệ cột sống và
ngoại vi như sau:

a. Trên hệ cột sống:

- Bên phải đốt sống có cảm giác đau nhiều thì bên trái đốt sống có cảm giác tê (do tác động
khách quan).

- Bên trên có cảm giác đau nhiều thì bên dưới có cảm giác tê.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 56
- Bên phải đốt sống có cảm giác đau ít thì bên trái đốt sống có cảm giác giảm.
- Bên trên có cảm giác đau ít thì bên dưới đốt sống có cảm giác giảm.
b. Ngoại vi: tức là cảm giác đau, tê ở ngoài phạm vi cột sống như vùng đầu, vùng cổ, vùng tai,
vùng lưng v.v...

Thí dụ tại vùng trên lưng trên:

- Bên phải của phần trên lưng trên có cảm giác đau nhiều thì bên trái của phần trên lưng trên có
cảm giác tê.
- Phần trên lưng trên có cảm giác đau nhiều thì phần dưới của lưng trên có cảm giác tê.
- Phần trên lưng trên có cảm giác đau ít thì phần dưới của lưng trên có cảm giác giảm.
- Bên phải của phần trên lưng trên có cảm giác đau ít thì bên trái của phần trên lưng trên có
cảm giác giảm v.v...
3.2. 4 Nhiệt độ da: Hai hiện tượng đối lập về bệnh lí là nhiệt độ da cao và nhiệt độ da thấp
thường khu trú đối xứng trên hệ cột sống và ngoại vi như sau:

a. Trên hệ cột sống: Bên phải đốt sống có nhiệt độ da cao thì bên trái đốt sống có nhiệt độ da
thấp; hoặc bên trên đốt sống có nhiệt độ da cao thì bên dưới đốt sống có nhiệt độ da thấp.

b. Ngoại vi: Nhiệt độ da cao và thấp ở ngoài phạm vi cột sống như vùng đầu, vùng cổ, vùng
vai v.v... biểu hiện:

- Bên phải vùng vai có nhiệt độ da cao thì bên trái có nhiệt độ da thấp.
- Vùng dưới của vai phải có nhiệt độ da thấp thì vùng trên của vai phải có nhiệt độ da
cao v.v..
3.3. So sánh đối xứng và đối lập về đặc trưng bệnh lí

Cơ sở để so sánh sự đối xứng của các đặc trưng bệnh lí là hệ cột sống với ngoại vi. Cơ sở để so
sánh sự đối lập các đặc trưng bệnh lí là các khu vực đối xứng theo nguyên tắc phân bố đối
xứng của hệ cột sống mà phương pháp tác động cột sống đã quy định.

IV. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG TRONG CHẨN BỆNH

Phương pháp tác động cột sống quy định trong chẩn bệnh nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so
sánh các hiện tượng hoạt động thống nhất và đối lập của hệ gân cơ, thân nhiệt, cảm giác trên hệ
cột sống và các vùng ngoại vi, căn cứ vào đó phát hiện các định hình bệnh lí khu trú trên hệ cột
sống có ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền và chi phối mọi chức năng hoạt động thống nhất
của các bộ phận cơ thể mà thành bệnh.

Nguyên tắc đối xứng giữ vai trò quan trọng trong các nguyên tắc chẩn bệnh như:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 57


- Nguyên tắc hưng phấn
- Nguyên tắc định khu, định điểm.

Phương pháp thực hiện cụ thể:

Phương pháp tác động cột sống quy định rằng trong chẩn bệnh dựa vào nguyên tắc đối xứng
không được bỏ sót một hiện tượng nào đối lập trong các đặc trưng bệnh lí. Do đó mà phương
pháp chẩn bệnh đề ra các phương thức như sau:

1) Nếu có điều kiện dùng máy móc, ta nên dùng các loại máy đo thích hợp để so sánh sự chênh
lệch của các hiện tượng đối lập bằng các chỉ số cụ thể, như máy đo sự hoạt động của gân cơ,
máy đo nhiệt độ da, máy và phim chụp các vùng cảm giác đau v.v...

2) Nếu không có điều kiện dùng máy, ta nên áp dụng bằng các thủ thuật cũng có thể nhận biết
được, nhưng không ghi được các chỉ số cụ thể mà chỉ có thể phân biệt được sự chênh lệch của
hai mặt đối lập như gân cơ cường so sánh với gân cơ nhược, nhiệt độ cao so sánh với nhiệt độ
thấp, đốt sống lệch so sánh với đốt sống khuyết v.v...

Lẽ tất nhiên phải qua một thời gian luyệt tập thì mới bảo đảm được sự quy định của nguyên tắc
đã đề ra. Trong điều kiện hiện nay, công trình nghiên cứu chưa được trang bị những thiết bị
theo yêu cầu, sự so sánh chênh lệch của các đặc trưng ghi trên đây là căn cứ vào sự nhận biết
được của các thủ thuật đã được luyện tập.

V. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG TRONG TRỊ BỆNH

Trong trị bệnh nguyên tắc đối xứng có những vai trò sau:

- Theo dõi sự thay đổi độ chênh lệch của các đặc trưng đối lập để đánh giá sự tiến triển của
bệnh.

- Là cơ sở để áp dụng thủ thuật song chỉnh trong thao tác trị bệnh

5.1 Sự thay đổi độ chênh lệch của hiện tượng đối lập

Trong trị bệnh các hiện tượng đối lập thường thay đổi ngay khi thao tác trong:

- Hệ gân cơ
- Nhiệt độ da
- Cảm giác cột sống
Trên hệ gân cơ, những hiện tượng đối lập là:

- gân cơ co với gân cơ duỗi


- Gân cơ cứng với gân cơ mềm

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 58


- Gân cơ dầy với gân cơ mỏng
Trong khi thao tác thì khu vực gân cơ co sẽ trở thành thư nhuận, khu vực gân cơ duỗi đối xứng
sẽ trở thành lực cơ tăng, khu vực gân cơ cứng đối xứng và khu vực gân cơ mềm sẽ thay đổi,
cứng trở thành thư nhuận, mềm nhược sẽ tăng lực cơ. Như vậy chức năng hoạt động của gân
cơ sẽ trở lại cân bằng, nghĩa là xóa được hai hiện tượng đối lập, và bệnh hết v.v...

Nhiệt độ da: Hai hiện tượng đối lập là nhiệt độ da quá cao và quá thấp sẽ được điều chỉnh trở
lại cân bằng trong khi thao tác, khu vực nhiệt độ quá cao sẽ giảm dần xuống bình thường, khu
vực nhiệt độ quá thấp sẽ tăng dần trở lại nhiệt độ bình thường, bệnh hết v.v...

Cảm giác trên cột sống: Hai hiện tượng đối lập trên cột sống là cảm giác đau và cảm giác tê.

Trong khi thao tác trị bệnh thì khu vực đau nhiều sẽ giảm đau dần rồi hết đau, khu vực tê đối
xứng từ tê nhiền đến tê ít rồi hết tê, trở lại cảm giác nhanh nhạy bình thường, bệnh hết v.v...

Do đó nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh sự tiến triển của bệnh.

5.2 Cơ sở của song chỉnh

Phương pháp tác động cột sống quy định về phương thức thao tác trị bệnh có đơn chỉnh và
song chỉnh.

Đơn chỉnh là chỉ tác động tại một điểm ở trên hệ cột sống. Song chỉnh là tác động đồng thời tại
hai khu vực một lúc (một là ở khu vựng cột sống và một là ở ngoại vi).

Cơ sở của phương pháp song chỉnh là đối xứng đặc trưng.

- Ở bên phải đốt sống có ổ rối loạn (tức là có cảm giác đau và cơ co cộm) thì ở bên cơ lưng
phía trái đốt sống nhất thiết phải có khu vực có cảm giác đau, tức là hai điểm đau đối xứng.

- Hai điểm đau đối xứng còn có liên quan tương ứng với nhau: nếu tác động ở điểm đau của
ngoại vi thì ta sẽ thấy điểm đau ở trên đốt sống máy động, nếu tác động ở điểm đau trên cột
sống thì điểm đau ở ngoại vi giảm đau và thay đổi hình thái. Nếu hai điểm đau được tác động
cùng một lúc thì ổ rối loạn trên cột sống mau giải tỏa và ổ rối loạn ngoại vi cũng tiêu tan, bệnh
hết.

Do đó mà nguyên tắc đối xứng là cơ sở của phương thức song chỉnh trong trị bệnh.

VI. TÓM TẮT

Nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh sự đối lập và thống nhất mọi hoạt động của khu vực
và đặc trưng theo quy định của phương pháp, là cơ sở của chẩn bệnh và trị bệnh, là cơ sở để
xây dựng và phát triển phương pháp tác động cột sống ngày một phong phú, và chính nguyên

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 59


tắc đối xứng trong phương pháp tác động cột sống lại là trung tâm để kết hợp được với các
trường phái và các ngành trong y học.

Bài 2. NGUYÊN TẮC HƯNG PHẤN


Theo quy định của nguyên tắc đối xứng thì hưng phấn và ức chế là hai mặt cân bằng của cột
sống có thể xuất hiện ở cả một khu vực rộng lớn, hoặc chỉ ở một phần nhỏ trên cột sống.

Cơ sở để so sánh những hiện tượng hưng phấn và ức chế là các đặc trưng:

1) Hưng phấn: đốt sống lồi, lệch, lớp cơ đệm co, cứng, cảm giác đau tăng, nhiệt độ da
cao.

2) Ức chế: đốt sống lõm, lớp cơ đệm teo, nhược, cảm giác giảm, nhiệt độ da thấp.

Phương pháp tác động cột sống trị bệnh dựa vào nguyên lý ức chế sự phát triển hưng phấn tại
điểm hưng phấn, tạo điều kiện cho cơ chế tự điều chỉnh, phục hồi sự cân bằng giữa quá trình
hưng phấn và ức chế trên hệ cột sống bằng cách tác động tại khu vực hưng phấn. Tuyệt đối
không tác động tại điểm ức chế.

Dựa vào nguyên lý trên, phương pháp tác động cột sống căn cứ vào điểm hưng phấn làm cơ sở
cho chẩn đoán, phân loại và xác định trọng điểm.

Khu vực ức chế không có trọng điểm.

Do đó nguyên tắc hưng phấn là một trong những cơ sở để chẩn bệnh theo phương pháp tác
động cột sống.

Để phân biệt được khu vực hưng phấn và ức chế, phương pháp tác động cột sống dùng thủ
thuật ÁP để xác định sự biến đổi về nhiệt độ da quá cao và quá thấp.

Sau đó áp dụng thủ thuật VUỐT để xác định hình thái đốt sống lồi, lõm; lệch và lớp cơ đệm co,
cứng hoặc teo, nhược...

Nguyên tắc hưng phấn là cơ sở để xác lập nguyên tắc định điểm sau này.

Bài 3. NGUYÊN TẮC ĐỊNH KHU - ĐỊNH ĐIỂM


Cơ sở để xác định bệnh là nhiệt độ trên cột sống. Nhiệt độc cột sống bị biến đổi là một hiện
tượng của cơ thể bệnh lí. Một khi cơ quan nội tạng hay một bộ phận nào của cơ thể bị bệnh thì
sự biến đổi về nhiệt độ cột sống biểu hiện ở các khu vực tương ứng, cụ thể bệnh huyết áp
thường biểu hiện ở vùng cổ, bệnh về tuần hoàn, hô hấp thường biểu hiện ở vùng lưng trên,
bệnh về tiêu hóa thường biểu hiện ở vùng giữa lưng, và bệnh về thận thường biểu hiện ở vùng
thắt lưng.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 60
Nhưng trên một cơ thể bệnh ít gặp trường hợp chỉ có sự biến đổi về nhiệt độ của một vùng, mà
trên hệ cột sống thường thấy nhiều vùng có biến đổi về nhiệt độ.

Trên hệ cột sống của từng người bệnh cụ thể bao giờ cũng có ổ rối loạn. Rối loạn trên một đốt
sống gọi là đơn, và rối loạn trên nhiều đốt sống liền nhau gọi là liên.

Nhưng ít có người bệnh chỉ có một ổ rối loạn mà phần lớn người bệnh có nhiều ổ rối loạn trên
hệ cột sống, gọi là khu vực rối loạn.

Trong các ổ rối loạn đó bao giờ cũng phải có một ổ rối loạn lớn nhất được coi là nguồn gốc của
các hiện tượng rối loạn ngưng tụ trên hệ cột sống người bệnh, và cũng có thể nói là "gốc bệnh".

Do đó định khu là tìm ra khu vực tập trung các ổ rối loạn, trong đó khu vực có ổ rối loạn lớn
nhất gọi là trọng khu; định điểm là tìm ra điểm có rối loạn, trong các điểm rối loạn lại tìm ra ổ
rối loạn lớn nhất gọi là trọng điểm.

Vấn đề trọng khu và trọng điểm được đề cập ở đây là một trong các nguyên tắc của Phương
pháp Tác động cột sống.

Các thủ thuật viên cần nắm vững nguyên tắc này thì khi tác động trị bệnh mới tránh được sai
sót vì:

- Khi xử lý các ổ rối loạn trên hệ cột sống người bệnh, nếu tác động đúng trọng khu thì
chỉ cần xử lý ở một trọng điểm cũng đủ làm cho trọng khu mau thay đổi, các ổ rối loạn khác
tiêu tan.

- Nếu xử lý không đúng trọng khu và trọng điểm thì triệu trứng bệnh có thể giảm nhẹ
nhưng không hết được bệnh, có thể đến một thời gian nào đó bệnh lại tái phát. Hơn nữa mức
độ thuyên giảm chậm kéo dài thời gian điều trị vô ích.

ĐẶC ĐIỂM: Trọng khu và trọng điểm dễ xê dịch trong khi thao tác.

- Có khi tác động tại một trọng điểm thì trọng khu thay đổi tức thời, nghĩa là nhiệt độ giảm, lớp
cơ đỡ co, cảm giác đỡ đau. Lúc này thủ thuật viên cần tìm lại trọng khu mới - tức là điểm tập
trung các rối loạn cao nhất lúc đó - và tìm trọng điểm mới trong trọng khu mới để tiếp tục thao
tác.

- Có trường hợp mới tác động ngắn, trọng khu chưa thay đổi, nhưng trọng điểm thay đổi tức
thì, thủ thuật viên phải luôn thăm dò nhiệt độ và kịp thời xác định trọng điểm mới để trị bệnh,
tiếp tục đến khi giải tỏa được ổ rối loạn

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 61


- Phương pháp tác động cột sống căn cứ vào nguyên tắc hưng phấn để xác định trọng khu và
trọng điểm, nghĩa là trọng khu và trọng điểm nằm trong khu vực hưng phấn, và không quy
định trọng điểm ở điểm ức chế.

Bài 4. NGUYÊN TẮC THĂM DÒ TIÊN LƯỢNG (bổ sung)


Nguyên tắc thăm dò tiên lượng giúp kiểm tra xác định chính xác trọng điểm, đây là yêu cầu
đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp. Tiếp đến là việc xác định rõ loại và thể của trọng
điểm để tiên lượng khả năng điều trị, dự đoán thời gian điều trị .. cũng như áp dụng các thủ
thuật và phương thức phù hợp giúp việc điều trị được hiệu quả.

Việc điều trị không đúng trọng điểm ngoài việc không khỏi bệnh mà có thể còn gây rối loạn
mới, bệnh nhân mất lòng tin, hoang mang.

Thực hành nguyên tắc: Sau khi xác định được trọng khu trọng điểm thì cần kiểm tra xác định
chắc chắn trọng điểm bằng thủ thuật miết. Khi miết trọng điểm theo đúng nguyên tắc thì vùng
nhiệt độ tương ứng sẽ biến đổi thuận chiều. (Tùy theo thể loại mà thời gian miết và thủ thuật
kết hợp khác nhau, như xoay, bật, rung…)

Vai trò của nguyên tắc thăm dò tiên lượng:

1. Kiểm tra, xác định chính xác trọng điểm.

2. Để tiên lượng bệnh: Căn cứ vào hiệu quả điều nhiệt và thể loại trọng điểm để tiên lượng khả
năng điều trị, đưa ra thủ thuật, phương thức cũng như dự định thời gian điều trị thích hợp.

Việc thực hành nguyên tắc Thăm dò tiên lượng được thông qua thủ thuật Miết và Áp trong
phương thức Song chỉnh – một tay miết tại trọng điểm và một tay áp kiểm tra tại vùng nhiệt độ
tương ứng. Nội dung cụ thể được thực hiện theo hướng dẫn được đề cập tại Thủ thuật miết và
Phương thức đối nhiệt – Vai trò của đặc trưng nhiệt độ.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 62


Chương 2

CÁC NGUYÊN TẮC TRỊ BỆNH


Bài 1. NGUYÊN TẮC TẠO SÓNG CẢM GIÁC
Cảm giác đau ở hệ cột sống gồm có:

- Cảm giác đau do hệ cột sống.


- Cảm giác đau do bệnh của các tổ chức khác trong cơ thể.
Cảm giác đau do hệ cột sống

Cảm giác đau do hệ cột sống do chính cột sống có bệnh gây ra đau đớn, mặc dầu không có sự
tác động của khách quan (cụ thể như gai đôi, lồi đĩa đệm, vôi hóa, thoái hóa và các bệnh khác
về đốt xương sống v.v...).

Cảm giác đau do bệnh của các tổ chức khác trong cơ thể

Khi một tổ chức nào đó của cơ thể bị bệnh, người bệnh không tự cảm thấy đau ở cột sống, chỉ
khi nào có sự tác động khách quan thì người bệnh mới cảm thấy đau.

Về hình thức, tác động là nhu thuật, cho nên nó chỉ có giá trị tạo được cảm giác đau đối với
trọng điểm ở trong ổ rối loạn, ngoài ra hình thức tác động này không có giá trị tạo được cảm
giác đau đối với khu vực bình thường.

Đặc tính cảm giác đau ở trọng điểm cột sống

Điểm cảm giác đau tại trọng điểm của cột sống nếu được tác động thì ở điểm đó cảm giác đau
sẽ từ đau nhất đến giảm đau rồi đến hết đau hoàn toàn.

Cảm giác đau với phản ứng co cơ

Điểm cảm giác đau ở trong trọng điểm cụ thể cho thấy một khi được tác động tới thì có liền sự
phản ứng của gân cơ gây co. Khi ngừng tác động thì gân cơ buông trùng lại. Nếu tác động mau
thì gân cơ co và trùng mau, tác động thưa thì gân cơ co và trùng thưa. Nếu tác động gây cảm
giác đau kéo dài thì gân cơ gây co kéo dài.

Do đó phương pháp tác động cột sống đã lấy cảm giác đau tại trọng điểm để gây sự phản ứng
của gân cơ co trùng xen kẽ nhịp nhàng thành lớp lớp sóng thích hợp nhất giải tỏa ổ rối loạn
khu trú trên hệ cột sống, và qua đó cũng chính là đồng thời phục hồi lại sự cân bằng của cơ thể.

Từ đó đã hình thành tên gọi sóng cảm giác.

Sau đây xin giới thiệu về sự phản ứng gây co cơ khi tác động tạo sóng cảm giác tại trọng điểm.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 63


Sự phản ứng của cơ thể trong khi tác động trị liệu

Trong khi tác động trên cột sống để trị bệnh, tạo cảm giác đau tại trọng điểm, bao giờ trên cơ
thể người bệnh cũng có những phản ứng nhất định chia thành hai loại:

- Loại phản ứng dương tính


- Loại phản ứng âm tính

I. PHẢN ỨNG DƯƠNG TÍNH

Loại phản ứng dương tính dương tính có các thể:

1. Thể phản ứng dương tính toàn thân là khi tác động tới trọng điểm thì người bệnh liền có sự
phản ứng co giật toàn thân, gân cơ cứng lại, khi không tác động thì gân cơ trùng lại.

2. Thể phản ứng dương tính cục bộ là khi tác động tới trọng điểm thì người bệnh liền có sự
phản ứng co giật gân cơ từ vùng trọng điểm lan tỏa sang tới các khu vực nhất định, khi ngừng
tác động thì gân cơ trùng lại (chức năng vận động).

3. Thể phản ứng dương tính hệ cột sống là khi tác động tới trọng điểm thì người bệnh liền có
sự phản ứng co lồi ở trên hệ cột sống, khi ngừng tác động thì gân cơ trùng lại, hệ cột sống trở
lại bình thường (thích hợp với bệnh ở trên các đốt sống lõm) .

4. Thể phản ứng dương tính trên trọng điểm là khi tác động tới trọng điểm thì người bệnh liền
có sự phản ứng cơ co máy động ở trọng điểm, khi ngừng tác động thì lớp cơ co ở trọng điểm
cũng ngừng máy động (thích hợp với các đốt sống lệch).

II. PHẢN ỨNG ÂM TÍNH

Loại phản ứng âm tính có các thể:

1) Thể phản ứng âm tính hệ cột sống là khi tác động tại trọng điểm thì người bệnh liền có sự
phản ứng co oằn cột sống, tại cột sống không có hiện tượng máy động. Khi ngừng tác động thì
sự phản ứng cũng ngưng lại.

Khi điều trị gặp phản ứng này là biểu hiện sự điều trị gần đến ngưỡng, cần giải tỏa hết ổ rối
loạn, thầy thuốc phải nhanh chóng tác động tiếp để giải tỏa ổ bệnh, không được bỏ lỡ cơ hội.

2) Thể phản ứng âm tính tại trọng điểm là khi tác động tại trọng điểm thì người bệnh liền có sự
phản ứng co lõm tại trọng điểm, không có sự lan tỏa. Trường hợp này thích hợp với đốt sống
lồi.

Từ cơ sở trên, Phương pháp Tác động cột sống đã xây dựng các nguyên tắc, các phương thức,
các tư thế và các thủ thuật trị liệu riêng.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 64
Bài 2. NGUYÊN TẮC ĐỊNH LỰC THAO TÁC
Định lực thao tác là sự quy định sức mạnh của thầy thuốc được phép dồn vào đầu ngón tay để
thao tác trị bệnh. Sức mạnh này từ nhẹ nhất đến mạnh nhất được quy định như sau:

1) Sức mạnh của một ngón tay ứng dụng cho các trọng điểm khu trú tại vùng lưng trên từ D1
đến D7 và vùng cụt.

Hình thức của thủ thuật thao tác

Đặt nghiêng bàn tay trên lưng người bệnh, ngón tay út và ngón tay thứ tư co vào lòng bàn tay,
dùng ngón giữa để thao tác tại trọng điểm. Tùy theo loại, thể rối loạn mà dùng lực nhẹ nhất đến
mạnh nhất của ngón tay.

2) Sức mạnh của một bàn tay ứng dụng cho các trọng điểm khu trú tại vùng cổ từ C1 đến C7

Hình thức của thủ thuật thao tác:

Đặt úp lòng bàn tay trên lưng người bệnh, dùng dận bàn tay làm điểm tì, lấy ngón giữa hoặc
ngón cái tác động tại trọng điểm, tùy theo loại, thể và rối loạn mà dùng lực từ nhẹ nhất là bằng
lực nhẹ nhất của ngón tay cho đến lực tối đa của bàn tay.

3) Sức mạnh của một cánh tay co ứng dụng cho các trọng điểm khu trú tại vùng lưng từ D8 đến
D12.

Hình thức của thủ thuật thao tác:

Co cánh tay thành góc thước thợ, cánh tay trên khép sát thân mình theo phương dây rọi, dùng
ngón tay cái hoặc ngón tay giữa để thao tác tại trọng điểm. Tùy theo các loại và thể rối loạn mà
dùng lực từ nhẹ nhất bằng lực nhẹ nhất của một ngón tay và mạnh nhất bằng lực của cánh tay
co.

4) Sức mạnh của cánh tay thẳng ứng dụng cho các trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1
đến L5.

Hình thức của thủ thuật thao tác:

Duỗi thẳng cánh tay, dùng ngón tay cái hoặc dận bàn tay để thao tác tại trọng điểm, tùy theo
loại và thể rối loạn mà dùng lực từ nhẹ nhất bằng lực nhẹ nhất của một ngón tay, và mạnh nhất
bằng lực của cả một cánh tay.

5) Sức mạnh của toàn thân thầy thuốc ứng dụng cho các trọng điểm khu trú tại vùng hông từ
S1 đến S5.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 65


Hình thức của thủ thuật thao tác:

Duỗi thẳng cánh tay dồn toàn bộ trọng lượng của mình vào dận bàn tay để thao tác tại trọng
điểm. Tùy theo loại và thể rối loạn mà dùng lực nhẹ bằng lực nhẹ nhất của ngón tay, cho đến
mạnh nhất là toàn lực của thầy thuốc.

Các trường hợp ngoại lệ

(1) Loại mỏng, mềm, thể Ngoài thì bất cứ ở khu vực nào trên cột sống cũng chỉ áp dụng
bằng lực của một ngón tay, tác động nhẹ nhàng.

(2) Loại xơ, cứng bất cứ ở thể nào và khu trú ở khu vực nào trên cột sống cũng chỉ áp
dụng bằng lực của cánh tay co.

(3) Loại co cứng, dầy, thể Ngoài ngón tay không ấn tới đầu gai sống được thì phải đắp
cua đồng cho giãn cơ rồi mới dùng lực thao tác như đã nói ở trên.

Bài 3. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG


Khi tác động trị bệnh phải có một hướng nhất định. Phương pháp tác động cột sống căn cứ vào
trục cột sống làm chỗ dựa để tìm tòi các thuật trị thích hợp, đồng thời dùng trục cột sống làm
cơ sở để hướng mọi kích thích như gân cơ, đốt xương trở lại cân bằng.

Trục theo phương pháp tác động cột sống quan niệm là ống tủy, các hiện tượng co cơ, các biến
đổi hình thái của đốt sống, các rối loạn về nhiệt độ và cảm giác ở trên cột sống đều lấy trục nói
trên làm đường đối xứng để so sánh giữa hai bên.

Để ứng dụng cho các hướng thích hợp với các thể và loại rối loạn cụ thể, phương pháp tác
động cột sống đã quy định như sau:

1) Đốt sống lồi tác động theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.

2) Lồi phần trên, dưới khuyết: tác động theo hướng từ trên xuống. Ngược lại, nếu phần
dưới lồi, phần trên khuyết thì tác động theo hướng từ dưới lên.

3) Phần trên lồi, dưới không khuyết, hoặc dưới lồi, trên không khuyết đều tác động theo
hướng thẳng từ ngoài vào trong.

4) Đốt sống lồi lệch một phần (trên hoặc dưới), hay lồi lệch cả đốt: tác động theo hướng
chếch 450 từ ngoài vào trong lực đẩy phía lồi lệch sang phía khuyết.

5) Đốt sống lệch (lệch trên, lệch dưới hoặc lệch cả đốt): tác động theo hướng ngang từ
ngoài vào trục.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 66


6) Đốt sống lệch lõm (một phần hoặc cả đốt): tác động theo hướng lực đưa ngang từ
ngoài vào rồi tiếp từ trong ra theo đường cuộn tròn (thủ thuật bỉ).

7) Đốt sống lõm: tác động song chỉnh bằng thủ thuật bỉ ở cả hai bên trong cùng một lúc,
đưa lực từ hai bên hướng trục rồi lại tiếp tục đưa lực từ trục tiếp ra ngoài theo hướng cuộn tròn.

CHÚ Ý: Khi ứng dụng hướng thao tác trị bệnh cần chú trọng đến nguyên tắc điều nhiệt để
định hướng thao tác cho chính xác.

Bài 4. NGUYÊN TẮC ĐỊNH LƯỢNG


Nguyên tắc định lượng là một quy định về lượng tác động tính theo thời gian dài hay ngắn.

Thời gian tác động tại trọng điểm có tính quyết định vì thời gian tác động đáp ứng đúng với
mức tiếp nhận của cơ thể người bệnh thì hiệu quả cao, chưa đúng với mức tiếp nhận thì hiệu
quả thấp, hoặc quá mức tiếp nhận thì cơ thể có sự phản ứng ngược lại, mà những kết quả điều
trị ban đầu lại mất hết.

Do đó phương pháp tác động cột sống quy định thời gian thao tác cho từng buổi chữa, và thời
gian quá trình điều trị trở thành một nguyên tắc.

I. THỜI GIAN THAO TÁC

Thời gian thao tác là một quy định cho thầy thuốc dùng thủ thuật tác động tại trọng điểm dài
hay ngắn.

Thời gian cho một lần điều trị không xuất phát từ sự áp đặt chủ quan tùy tiện của thầy thuốc
mà phải căn cứ vào sự phản ứng của cơ thể người bệnh để ứng dụng cho thích hợp.

Sự phản ứng đó biểu hiện bằng hiện tượng khô se của mặt da chuyển sang ẩm ướt tại trọng
điểm mà người thầy thuốc có thể nhận biết ngay trên đầu ngón tay đang thao tác. Phương pháp
tác động cột sống định nghĩa mức độ này là ngưỡng thao tác.

Trong khi tác động phải chú ý theo dõi:

1) Khi trọng điểm còn khô se là thời gian tác động chưa đúng yêu cầu, chưa đến ngưỡng thao
tác, nếu ngừng thì hiệu quả ít.

2) Khi trọng điểm đã ẩm ướt là hiệu quả tác động cao nhất và đúng ngưỡng thao tác, đáp ứng
đúng mức độ tiếp thu của cơ thể người bệnh. Vì vậy cần ngừng ngay thao tác.

3) Khi mặt da tại trọng điểm đã chuyển sang ẩm ướt mà vẫn tiếp tục thao tác là quá ngưỡng,
quá mức tiếp nhận của cơ thể, tạo nên một phản xạ ngược lại do bị kích thích quá mức, mà
những kết quả ban đầu bị xóa hết, việc điều trị lần đó trở nên vô hiệu.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 67
Sau đây là kết quả điển hình trong việc điều trị bệnh huyết áp cao, chứng minh những hiện
tượng nói trên:

(1) Khi thao tác mà trọng điểm chưa ẩm ướt, huyết áp cũng có thể xuống, nếu ngừng thao tác,
hiệu quả không cao và tác dụng không kéo dài.

(2) Khi ngừng thao tác lúc trọng điểm đã ẩm ướt là đúng mức tiếp nhận của cơ thể người bệnh,
thao tác đã đến ngưỡng. Huyết áp giảm xuống và hiệu quả điều trị kéo dài.

(3) Khi trọng điểm đã ẩm ướt mà vẫn thao tác tiếp thì huyết áp không những không giảm
xuống mà còn tăng lên trở lại trạng thái ban đầu.

Trong khi điều trị, thầy thuốc cần tập trung theo dõi cao độ về phản ứng cơ thể của người bệnh
vì dễ lầm lẫn ngưỡng thao tác. Chẳng hạn như trường hợp rối loạn quá lớn thầy thuốc muốn
tập trung thao tác để giải tỏa tức thời ổ rối loạn nên thường bị vượt quá ngưỡng.

Khi gặp những trường hợp ổ rối loạn quá lớn này, thầy thuốc cần xác định rằng mặc dù còn rối
loạn lớn, nhưng khi trọng điểm đã ẩm ướt thì phải ngừng thao tác để tránh tác dụng phản ứng
ngược lại của cơ thể người bệnh. Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh để giải tỏa ổ bệnh và chỉ
tiếp thu đến mức nhất định trong từng lần điều trị. Ngưỡng thao tác này có thể rất khác nhau,
có lần cơ thể bệnh nhân tiếp nhận thao tác được 30 phút, nhưng có lần chỉ 2 phút đã có thay đổi
ẩm ướt.

Tóm lại, trong việc điều trị, thầy thuốc không những phải chú ý đến hình thái và vị trí khu trú
của trọng điểm, triệu chứng cơ năng và con người cụ thể mà còn phải chú trọng đến nguyên tắc
định lượng nói trên để áp dụng thủ thuật thao tác trong thời gian thích hợp nhất cho cơ thể
người bệnh, và đó cũng chính là đạt tới ngưỡng thao tác thích hợp trị bệnh, và hiệu quả thu
lượm được cao nhất trong điều trị.

II. THỜI GIAN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ.

Trong phần A chúng tôi đã trình bày về quá trình thời gian thao tác cho một lần chữa. Sau đây
là quy định về thời gian của quá trình thao tác giải tỏa hình thái của trọng điểm để trị bệnh.

Đặc điểm và hình thái của trọng điểm bao giờ cũng biểu hiện trên lớp cơ đệm bị xơ, co, tạo nên
sự dính cứng giữa các đốt gọi là khe đốt, có trường hợp chỉ tác động một lần điều trị thì các đốt
bị dính cứng đã chuyển động, cũng có trường hợp tác động nhiều lần mới chuyển động.

Sự chuyển động của các đốt sống bị dính cứng là cơ sở để kết thúc thời gian của quá trình điều
trị

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 68


Khi tác động bằng thủ thuật sóng mà đốt sống đã chuyển động thì phải ngưng điều trị. Nhưng
khi tác động bằng thủ thuật nén mà đốt sống đã chuyển động thì phải tiếp tục áp dụng thủ thuật
sóng cho đến khi sự chuyển động trở lại bình thường hẳn, mời hoàn thành quá trình điều trị.

CHÚ Ý:

(1) Khi điều trị mà các khe đốt của trọng điểm còn dính cứng là chưa giải tỏa được ổ bệnh, cần
tiếp tục điều trị mặc dầu triệu chứng cơ năng đã hết. Lúc này nếu ngừng điều trị thì bệnh có
khẳ năng tái phát.

(2) Khi các khe đốt của trọng điểm đã chuyển động bình thường mặc dầu các triệu chứng cơ
năng chưa hết thì thôi điều trị, vì một thời gian sau triệu chứng cơ năng cũng dần dần tan biến
do khả năng tự điều chỉnh của cơ thể.

(3) Khi các khe đốt của trọng điểm đã chuyển động mà vẫn tiếp tục thao tác trị bệnh thì sự dính
cứng sẽ trở lại, các triệu chứng cơ năng sẽ lại lúc ẩn lúc hiện bất thường, bệnh dây dưa không
dứt hẳn.

Tóm lại khi thao tác đã tách được sự dính cứng của đốt sống là ngưỡng để kết thúc quá trình
điều trị. Cần tránh sự lầm lẫn trong khi trị bệnh thì hiệu quả mới đạt được cao.

Bài 5. NGUYÊN TẮC ĐIỀU NHIỆT


Phương pháp Tác động cột sống quy định sự biến đổi nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh là cơ
sở để chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh. Do đó việc điều hòa nhiệt độ da trên cơ thể người
bệnh để trị bệnh được nêu thành một nguyên tắc trong khi thăm dò, tiên lượng và theo dõi sự
tiến triển của bệnh.

Sau đây là một số đặc điểm về điều nhiệt trên cơ thể người bệnh:

1) Các vùng trên cơ thể người bệnh có nhiệt độ da thay đổi quá cao hay quá thấp đều biến
chuyển trong phạm vi 20 giây khi thấy thuốc đã áp dụng thủ thuật thăm dò, hoặc tác động trị
bệnh tại trọng điểm trên cột sống.

2) Nhiệt độ da thay đổi thuận chiều, nghĩa là nếu vùng đó có nhiệt độ quá cao thì sẽ giảm
xuống, quá thấp thì sẽ nóng lên. Sự thay đổi này có thể nhận biết được qua cảm giác bàn tay
của thầy thuốc hay dùng máy đo nhiệt độ da.

3) Nếu gặp trường hợp thao tác mà nhiệt độ da không thay đổi thì có thể do một trong những
nguyên nhân sau:

a) Tác động chưa đúng trọng điểm.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 69


b) Thao tác chưa đúng thủ thuật.

c) Chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc đã quy định.

d) Do cơ thể người bệnh vì một nguyên nhân nào đó không còn thích nghi được với Tác động
cột sống nữa ( như cơ thể quá suy nhược, bị nhiễm độc…)

Vì vậy trong khi thao tác trị bệnh, thầy thuốc phải luôn luôn thăm dò nhiệt độ tại trọng khu,
vùng nhiệt độ tương ứng và kiểm tra thao tác trị bệnh.

CHÚ Ý: Từ những đặc điểm trên, Phương pháp Tác động cột sống quy định rằng khi tác động
mà không điều hòa được nhiệt độ thì tuyệt đối không được thao tác.

4) Trong quá trình điều trị, nhiệt độ da của vùng quá cao hoặc quá thấp cũng đều tiến triển theo
chiều thuận trong cả quá trình điều trị, ngày một tốt dần lên.

Nhưng cũng có trường hợp nhiệt độ chỉ thay đổi ngay khi thao tác, hoặc tác dụng chỉ kéo dài
thêm một vài tiếng đồng hồ sau. Những trường hợp này có thể do:

a) Người bệnh chưa nhận được một liều lượng tác động thích hợp, có thể thời gian còn quá ít,
hoặc cũng có thể do thủ thuật thiếu chính xác, chưa đúng với quy định của phương pháp.

b) Cũng có trường hợp nhiệt độ thay đổi thuận chiều, nhưng chưa trở lại bình thường, dừng lại
ở trạng thái bệnh lí trong một thời gian dài.

Trường hợp này phần lớn do có điểm đối động ngoài phạm vi cột sống có liên quan tới trọng
điểm chưa được giải tỏa.

Phương pháp Tác động cột sống trị bệnh căn cứ vào đặc điểm trên đây mà đề ra phương thức
theo dõi sự tiến triển của bệnh.

CHÚ Ý: Cần phải căn cứ chủ yếu vào sự thay đổi của nhiệt độ da để đánh giá sự tiến triển của
bệnh, còn các triệu chứng cơ năng chỉ là phối hợp đánh giá mà thôi.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 70


Phần 4

THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH

Chương 1

THỦ THUẬT CHẨN BỆNH


Phương pháp tác động cột sống ứng dụng 5 thủ thuật chẩn bệnh là: ÁP, VUỐT, ẤN, VÊ, MIẾT
(bổ sung thủ thuật MIẾT)
Bài 1. THỦ THUẬT ÁP

Thủ thuật Áp là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trước tiên trong phương pháp Tác động
cột sống để chẩn bệnh
Mục đích của thủ thuật Áp là phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ da (cao hoặc thấp hơn bình
thường) ở trên hệ cột sống và ngoài phạm vi cột sống để làm cơ sở chẩn đoán, tiên lượng và
theo dõi sự tiến triển của bệnh trong điều trị.
Hình thức của thủ thuật Áp là dùng lòng bàn tay (thùy thuộc vào cảm giác của mỗi người mà
có thể dùng mu bàn tay) đặt sát với lớp da của những vùng đã quy định, hoặc có yêu cầu trên
người bệnh để thao tác theo trình tự của thủ thuật, để xác định được đầy đủ những yêu cầu của
phương pháp. Ngoài ra còn có thể dùng máy đo nhiệt độ để thay thế cho thủ thuật Áp.
Các hình thức của thủ thuật Áp gồm có: Áp định khu và Áp không định khu
1/Áp định khu tức là hình thức bàn tay thao tác đặt nhẹ sát tới lớp da không quá 5 giây, nhấc
bổng tay lên độ độ 5 giây, rồi lại đặt xuống và nhấc lên, cứ như thế 5-7 lần, có thể đủ để xác
định được vùng đó có nhiệt độ cao hay thấp hơn bình thường. Hình thức thao tác này áp dụng
với những vùng trong những trường hợp có định khu.
2/Áp không định khu là hình thức dùng bàn tay đặt nhẹ sát tới lớp da rồi xê dịch liên tục từ
nhanh đến chậm tại khu có yêu cầu, độ vài ba lần qua lại là có thể xác định được vùng nhiệt độ
đó cao hay thấp hơn bình thường. Hình thức này áp dụng với những trường hợp không định
khu.
Trước khi thao tác cần chuẩn bị về tư thế và thủ thuật như sau:
1) Tùy thuộc vào những hạn chế của mỗi người bệnh mà ứng dụng các tư thế đứng, nằm hay
ngồi cho thích hợp với việc chẩn bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 71


2) Trước khi thao tác cần qua khâu chuẩn bị để tạo cho bàn tay và ngón tay thêm khả năng
nhanh nhậy với cảm giác nóng lạnh khách quan bằng các động tác: xoa hai bàn tay với nhau
liên tục, khi cảm thấy bàn tay đã đạt được yêu cầu là mềm mại và nóng ấm (đặc biệt là về mùa
đông) mới tiền hành thao tác.
Trình tự thao tác được tiền hành trên các khu vực như sau:
1. Áp dụng hình thức Áp định khu để xác định nhiệt độ da địa phương, tức là phát hiện sự
biến đổi về nhiệt độ da ở trên những khu vực mà người bệnh có cảm giác đau hoặc cảm giác
giảm khu trú, như đầu, mình, chân tay vvv…
2. Áp dụng hình thức Áp không định khu để xác định nhiệt độ da cột sống, tức là phát hiện sự
biến đổi về nhiệt độ da trên cột sống để xác định trọng khu, tạo điều kiện tiến hành thủ thuật
VUỐT.
3. Áp dụng hình thức Áp định khu để xác định nhiệt độ da vùng tương ứng nội tạng tức là sự
biến đổi về nhiệt độ da tại các vùng tương ứng với nội tạng đã được ghi trong phần đặc trưng
về nhiệt độ da so với nhiệt độ bình thường của những vùng ấy.
Bài 2. THỦ THUẬT VUỐT

Thủ thuật VUỐT là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành thao tác trong phạm vi trọng khu sau
khi đã xác định bằng thủ thuật Áp.
Mục đích của thủ thuật VUỐT là phát hiện những hiện tượng bệnh lí khu trú trên hệ cột sống
như:

- Về hình thái đốt sống: Lồi, lõm, lệch (đơn hoặc liên)
- Về hình thái lớp cơ đệm: Co, Cứng, Mềm, Xơ, Sợi, Teo.
Ngoài ra còn phát hiện các sợi cơ bệnh lí tại các vùng có liên quan với trọng khu để xác định
điểm Đối động theo quy định của phương thức đối động và phân định các thể Hẹp, Rộng, Lớn
làm cơ sở tiến hành thủ thuật Ấn.
Thủ thuật VUỐT dùng đầu ngón hoặc cả thân ngón của các ngón tay chỏ, giữa, nhẫn; có thể
dùng 1,2 hoặc cả 3 ngón đặt trên cơ lưng hoặc cột sống người bệnh, thao tác theo hướng kéo
hất ngón tay vào lòng bàn tay, tùy theo yêu cầu của phương pháp đã quy định mà có thể thao
tác từ nhanh đến chậm, dài hay ngắn, nông hay sâu.
Thủ thuật VUỐT có 4 hình thức:
1) VUỐT DỌC tức là vuốt dọc theo hệ cột sống từ trên xuống dưới, trong những trường hợp
lớp cơ bệnh lí biểu hiện ngang cơ lưng.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 72


2) VUỐT NGANG tức là vuốt từ cột sống kéo ngang ra cơ lưng, trong những trường hợp lớp
cơ bệnh lí biểu hiện dọc theo hệ cột sống.
3) VUỐT CHÉO RA tức là vuốt chéo chếch xuống từ cột sống kéo chéo ra ngoài lưng để phát
hiện những trường hợp lớp cơ bệnh lí biểu hiện từ cột sống chếch hoặc chéo ngược lên phía
trên.
4) VUỐT CHÉO VÀO tức là đặt tay từ ngoài cơ lưng kéo chếnh xuống từ cơ lưng vào cột
sống, phát hiện trong những trường hợp lớp cơ bệnh lí biểu hiện từ cột sống chéo hoặc chếch
xuống phía dưới
CHÚ Ý: khi cần phát hiện hình thái bệnh lí ở lớp cơ trong thì phối hợp với VUỐT NGẮN ở
lớp trong.
Trước khi thao tác cần chuẩn bị về thủ thuật và tư thế như sau:
Thủ thuật: Tạo cho bàn tay được mềm mại và nóng ấm bằng các động tác nắm vào mở ra
nhiều lần, khi các ngón tay hết cứng ngượng thì mới tiến hành thao tác.
Tư thế: Căn cứ vào trọng khu, tức là khu vực nhiệt độ cao nhất trên hệ cột sống mà áp dụng
các tư thế thích hợp.
a) Trọng khu ở vùng cổ từ C1 đến C7 thì áp dụng tư thế Ngồi đầu cúi gục.
b) Trọng khu ở vùng lưng trên từ D1 đến D7 thì áp dụng tư thế Ngồi ngay lưng.
c) Trọng khu ở vùng giữa lưng từ D8 đến D12 thì áp dụng tư thế Ngồi cong lưng.
d) Trọng khu ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 thì áp dụng tư thế Ngồi ngửa người, Đứng cong lưng
hoặc Nằm nghiêng.
e) Trọng khu ở vùng hông từ S1 đến S5 thì áp dụng tư thế Nằm sấp, nằm chân co, duỗi, hoặc
Ngồi ngửa người.
f) Trọng khu ở vùng cụt thì áp dụng tư thế Nằm sấp.
A. Trình tự thao tác: Trình tự được tiến hành trên các khu vực như sau:

1/ Thao tác ở phía ngoài cơ thẳng lưng để phân định Thể bệnh lí (tức Thể lớn)
2/ Thao tác ở phía trong cơ thẳng lưng vào cột sống (tức rãng sống) để phân định Thể bệnh lí
(tức Thể rộng)
3/ Thao tác trên hệ cột sống để phân định loại hình thái bệnh lí của đốt sống (Lồi, Lõm, Lệnh
(đơn hoặc liên) và phân định thể (tức Thể hẹp)
B. Hình thức thao tác:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 73


1/ Thao tác dài, nhanh, nông, sâu để có khái niệm ban đầu về các hiện tượng bệnh lí trong
phạm vi trọng khu và các vùng tương ứng với trọng khu, lớp ngoài và lớp trong.
2/ Thao tác dài, chậm, nông, sâu để phát hiện về hình thái bệnh lí trong phạm vi trọng khu, lớp
ngoài và lớp trong.
3/ Thao tác ngắn, nhanh, nông, sâu để có khái niệm về hình thái lớp có bệnh lí ở lớp trong và
lớp ngoài.
4/ Thao tác ngắn, chậm, nông, sâu để xác định hình thái bệnh lí của đối sống và lớp cơ bệnh lí
xơ, sợi, dọc, ngang, chéo vvv…
C. Trình tự thủ thuật:

1/ VUỐT TRƯỢT tức là dùng đầu ngón tay vuốt phẩy trượt trên lớp cơ bệnh lí trên một diện
hẹp.
2/ VUỐT CHÌM tức là đặt tĩnh ngón tay thao tác trên một diện rộng.
3/ VUỐT DÀI tức là vuốt dọc cột sống và cơ lưng, có những trường hợp vuốt dọc hết cột sống,
để có khái niệm ban đầu về các khu vực có hiện tượng bệnh lí (có thể vuốt nhanh, chậm, nông,
sâu tùy ý).
4/ VUỐT NGẮN tức là vuốt trên khu vực bệnh lí, thao tác có thể ngắn nhất chỉ trong phạm vi
của một đối sống, nhanh, chậm, nông, sâu tùy ý.
5/ VUỐT NÔNG phối hợp thao tác dài, ngắn, nhanh, chậm chủ yếu để phát hiện hình thái bệnh
lí khu trú ở lớp cơ ngoài.
6/ VUỐT SÂU phối hợp với thao tác dài, nhanh, khi vuốt chậm có thể vuốt dài hay ngắn, chủ
yếu là để phát hiện hình thái bệnh lí khu trú ở lớp cơ trong.
7/ VUỐT NHANH phối hợp với vuốt dài ở lớp ngoài, nông để có thể khái niệm về các khu vực
có hiện tượng bệnh lí ở lớp cơ ngoài.

- Vuốt nhanh phối hợp với dài ở lớp cơ trong để có khái niệm về các khu vực có hiện
tượng bệnh lí ở lớp cơ trong.
- Vuốt nhanh phối hợp với vuốt ngắn và nông trên khu vực bệnh lí để phát hiện hình thái
của những hiện tượng bệnh lí, các đốt sống và cơ lưng ở lớp ngoài.
- Vuốt nhanh phối hợp với vuốt ngắn và sâu trên khu vực bệnh lí để phát hiện hình thái
bệnh lí của các đốt sống và cơ lưng ở lớp trong.
8/ VUỐT CHẬM phối hợp với vuối dài ở lớp nông để phát hiện các khu vực bệnh lí khu trú ở
lớp ngoài.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 74


- Vuốt chậm phối hợp với vuốt dài ở lớp trong để phát hiện các khu vực bệnh lí khu trú ở
lớp trong.
- Vuốt chậm phối hợp với vuốt ngắn ở lớp nông để phát hiện hình thái của đốt sống và cơ
lưng ở lớp ngoài
Tóm lại mục đích chủ yếu của thủ thuật VUỐT là phát hiện các hình thái bệnh lí của đốt sống
và lớp cơ.
Bài 3. THỦ THUẬT ẤN

Thủ thuật Ấn là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành thao tác trên lớp cơ bệnh lí khu trú trên hệ
cột sống sau khi đã được xác định bằng thủ thuật Vuốt.
Mục đích của thủ thuật Ấn là phát hiện:

- Hình thái lớp cơ bệnh lí: Loại không di động, dầy hoặc mỏng, co cứng hoặc mềm
- Cảm giác: đau hoặc giảm
- Vị trí khu trú: lớp cơ ngoài, lớp giữa hoặc lớp trong để tạo điều kiện cho thủ thuật Vê
tiến hành xác định trọng điểm.
- Thủ thuật dùng phầm mềm ở đầu ngón tay (dùng ngón cái hoặc ngón giữa) thao tác trên
lớp cơ bệnh lí bằng hình thức Ấn từ lớp cơ ngoài vào lớp cơ trong, nhanh hoặc chậm,
nông hoặc sâu để thực hiện yêu cầu trên.
Hình thức thao tác:

1. Thao tác nhanh để có một khái niệm ban đầu về khu vực có hiện tượng bệnh lí khu trú.
2. Thao tác chậm để xác định loại di động hoặc không di động, lớp cơ dầy hoặc mỏng,
cứng hoặc mềm.
3. Thao tác nông để xác định hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp cơ ngoài.
4. Thao tác sâu để xác định hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp cơ trong.
Chuẩn bị thao tác:

1. Tư thế vẫn áp dụng tư thế trong thủ thuật Vuốt.


2. Thủ thuật: Dùng ngón cái và ngón giữa búng bật vào nhau năm bảy lần tạo cho ngón co
vào duỗi ra được dễ dàng và mềm mại.
Trình tự thao tác:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 75


1. Thao tác ở hai bên cạnh đốt để xác định các hiện tượng đối xứng và mất đối xứng bệnh
lí khu trú ở lớp ngoài, lớp giữa hoặc lớp trong.
2. Thao tác ở giữa thân đốt để xác định về hình thái của đốt sống Lồi, Lõm, Lệch (đơn
hoặc liên).
3. Thao tác nông để phát hiện hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp ngoài.
4. Thao tác sâu để phát hiện hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp cơ trong.
5. Thao tác nhanh để phát hiện hiện tượng bệnh lí đối xứng và mất đối xứng.
6. Thao tác chậm để phát hiện về hình thái cảm giác và vùng khu trú của hiện tượng bệnh
lí.
Bài 4. THỦ THUẬT VÊ

Thủ thuật Vê là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành sau thủ thuật Ấn.
Mục đích của thủ thuật Vê là xác định trọng điểm khu trú trên hệ cột sống làm cơ sở cho chẩn
đoán và phương hướng tác động trị bệnh theo quy định của nguyên tắc trọng điểm trong
phương pháp tác động cột sống.
Trọng điểm được quy định bằng hình thái của đốt sống, của lớp cơ đệm, trạng thái về cảm giác
và nhiệt độ da.
1/ Về Đốt sống:
- Điểm lồi nhất trên đốt sống Lồi.
- Điểm lồi nhất trên đốt sống Lõm nhất.
- Điểm lệnh nhất trên đốt sống Lệch.
2/ Về lớp cơ:
- Điểm co nhất trong lớp cơ co.
- Điểm cứng nhất trong lớp cơ cứng.
- Điểm dầy nhất trong lớp cơ dầy.
- Điểm dầy nhất trong lớp cơ teo và các loại xơ, sợi vvv…
3/ Về cảm giác: điểm đau nhất trong các điểm đau

4/ Về nhiệt độ: Điểm có nhiệt độ cao nhất trong trọng khu.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 76


Bốn (4) đặc trưng trên đây đều khu trú tại một điểm nhỏ ở trên hệ cột sống gọi là TRỌNG
ĐIỂM. Phương pháp tác động cột sống đã căn cứ vào trọng điểm để phân thành loại hình rối
loạn (gọi là Loại) để có phương hướng xử lý giải tỏa để trị bệnh.
Thủ thuật Vê dùng phần mềm ở đầu ngón tay đặt trên lớp có bệnh lí đã được xác định bằng thủ
thuật Ấn.
Hình thức của thao tác là tác động trên một diện hẹp bằng hình thức VÊ di-di, day-day, xoay-
xoay, đẩy-đẩy để xác định trọng điểm đã nêu ở trên, chi tiết như sau:
DI-DI: Di chuyển ngón tay trên lớp cơ bệnh lý để xác định hình thái của đốt sống và lớp
cơ bệnh lý Co, Cứng, Mềm
DAY-DAY: Đặt tĩnh ngón tay trên lớp cơ bệnh lí, thao tác day- day tạo cho lớp cơ bệnh
lí di chuyển theo yêu cầu để xác định hình thái cơ bệnh lí Dầy, Mỏng, Xơ, Sợi, Teo.
ĐẨY-ĐẨY: Đặt tĩnh ngón tay trên lớp cơ bệnh lí, thao tác bằng hình thức đẩy đẩy để
xác định loại di động hoặc không di động.
XOAY-XOAY: đặt tĩnh ngón tay trên lớp cơ bệnh lí thao tác bằng hình thức xoay tròn
theo hướng trục, rộng, hẹp, nông, sâu tùy ý để xác định điểm có cảm giác đau nhất trong trọng
khu.
Xác định cảm giác trong những trường hợp cơ cường, khi thao tác chỉ cần căn cứ vào hệ cơ và
sự phản ứng của tiết đoạn biểu hiện ở những sợi cơ bệnh lí cũng đủ để xác định được điểm có
cảm giác đau nhất, không cần phải hỏi người bệnh. Những trường hợp có teo nhược phải căn
cứ vào cảm giác của người bệnh, do đó khi thao tác phải hỏi người bệnh để xác định trọng
điểm.
Chuẩn bị thao tác: Tư thế: Vẫn áp dụng tư thế trong thủ thật Vuốt.

Thủ thuật không có khâu chuẩn bị riêng khi chuyển từ thủ thuật Ấn sang thủ thuật Vê.
Trình tự thao tác: Các khu vực tiến hành thao tác gồm thân đốt (gồm giữa thân đốt và cạnh
thân đốt) và khe đốt.
- Thao tác ở giữa thân đốt để xác định về hình thái lớp cơ bệnh lí và điểm bệnh lí khu trú ở giữa
thân đốt hoặc ở phần trên hay phần dưới.
- Thao tác ở cạnh thân đốt để xác định hình thái lớp cơ bệnh lí khu trú ở phía phải hoặc phía trái,
trên hoặc dưới.
Khe đốt gồm giữa và cạnh của khe đốt:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 77


- Thao tác ở phần giữa khe đốt để phân biệt hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lí khu trú ở
phần trên và dưới của khe đốt.
- Thao tác ở phần cạnh khe đốt để phân biệt hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lí khu trú ở
phần trên và dưới của khe đốt
- Thao tác ở phần cạnh khe đốt để phần biệt về hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lí khu trú ở
phía phải hoặc phía trái, trên hoặc dưới khe đốt.
CHÚ Ý: Những trường hợp liên đốt cũng phải thao tác theo trình tự trên đây thì mới xác định
được trọng điểm một cách chính xác.
Cách thức của thủ thuật được tiến hành theo trình tự:
1/ Vê di-di để xác định lớp cơ co, cứng, mềm.

2/ Vê day-day để xác định loại lớp cơ dầy, mỏng, xơ, sợi, teo.
3/ Về đẩy-đẩy để xác định loại di động và không di động.

4/ Vê xoay-xoay để xác định điểm có cảm giác đau nhất trong trọng khu.
Bài 5. THỦ THUẬT MIẾT (BỔ SUNG)

Thủ thuật miết vừa là thủ thuật chẩn bệnh sau khi đã áp dụng các thuật Áp, Vuốt, Ấn, Vê; và
cũng là một thủ thuật để kiểm tra, thăm dò tiên lượng và đồng thời là thủ thuật trị bệnh khi
phối hợp với thủ thuật khác trong điều trị.

Mục đích của thủ thuật miết là làm cơ sở cho quy nạp, chẩn đoán bệnh, thăm dò tiên lượng,
điều trị và phương hướng điều trị.

Hình thức của thủ thuật miết là dùng phần mềm của ngón tay giữa (hoặc ngón trỏ, ngón cái)
đặt tĩnh tại vị trí đã được xác định là trọng điểm bằng thủ thuật vê để thao tác bằng thủ thuật
Miết Xoay, Miết Đẩy, Miết Bật, Miết Rung.

1. Thủ thuật Miết xoay


a. Mục đích: là để xác định và áp dụng với trọng điểm thuộc loại co mỏng không di động.
b. Thao tác: dùng phần mềm của ngón tay giữa (hoặc ngón trỏ, ngón cái) thao tác nhẹ tại
vị trí đã được xác định bằng thủ thuật Vê, vừa Miết vừa Xoay.
c. Vị trí: Tại trọng điểm - ở trên đầu gai sống bị biến đổi.
d. Hướng thao tác: Hướng trục.
e. Thời gian thao tác: Không quy định.
f. Tốc độ thao tác: Chậm
g. Cường độ tác động (lực tác động): nhẹ

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 78


Ghi chú: Khi thao tác cần theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ da, nếu nhiệt độ da (vùng tương
ứng) thay đổi thuận chiều thì điểm thao tác trên đốt sống được gọi là trọng điểm.

2. Thủ thuật Miết Bật


a. Mục đích của thủ thuật Miết Bật là xác định và áp dụng với trọng điểm có hình thái cơ
bệnh lý thuộc loại xơ, sợi di động.
b. Thao tác: dùng phần mềm của ngón tay giữa (hoặc ngón cái) đặt ở vị trí cần thao tác để
thao tác nhẹ bằng thủ thuật Miết. Nếu thấy hình thái xơ sợi thì áp dụng thủ thuật Bật
phối hợp.
c. Vị trí thao tác: ở lớp cơ biến đổi trên đầu gai sống biến đổi.
d. Hướng thao tác: Hướng trục.
e. Thời gian thao tác: Không quy định.
f. Tốc độ thao tác: Từ chậm đến nhanh.
g. Cường độ tác động: Từ nhẹ đến mạnh.

Ghi chú: Khi thao tác nếu nhiệt độ da (vùng tương ứng) thay đổi thuận chiều thì khẳng định
điểm thao tác trên đốt sống đó là trọng điểm.

3. Thủ thuật Miết rung


a. Mục đích của thủ thuật Miết Rung là để xác định và áp dụng với trọng điểm thuộc loại
teo nhược (không di động).
b. Thao tác: dùng phần mềm của ngón tay giữa (hoặc ngón cái) đặt ở vị trí đã được xác
định bằng thủ thuật Vê, thao tác nhẹ ở lớp ngoài bằng thủ thuật Miết. Nếu thấy hình thái
teo nhược thì áp dụng thủ thuật rung để thao tác.
c. Vị trí thao tác: ở trên vùng lớp cơ biến đổi và ở trên đầu gai sống biến đổi
d. Hướng thao tác: Hướng trục.
e. Thời gian thao tác: Không quy định.
f. Tốc độ thao tác: Từ chậm đến nhanh.
g. Cường độ tác đông: Từ nhẹ đến mạnh dần.

Ghi chú: Khi thao tác, nếu nhiệt độ vùng tương ứng thay đổi thuận chiều thì xác định điểm
thao tác là trọng điểm.

4. Thủ thuật Miết, Đẩy, Rung


a. Mục đích của thủ thuật Miết, Đẩy, Rung là để xác định và áp dụng với trọng điểm thuộc
loại co cộm dày (Không di động).
b. Thao tác: dùng phần mềm của ngón tay giữa (hoặc ngón cái) đặt ở vị trí đã được xác
định, thao tác từ nhẹ đến mạnh bằng thủ thuật Miết. Nếu thấy hình thái cơ biến đổi thì
áp dụng thủ thuật Miết, Đẩy, Rung để thao tác.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 79


c. Vị trí thao tác: ở lớp cơ biến đổi (co cộm dầy) trên đầu gai sống và trên đầu gai sống
biến đổi.
d. Hướng thao tác: Hướng trục.
e. Thời gian thao tác: Không quy định.
f. Tốc độ thao tác: Từ chậm đến nhanh.
g. Cường độ tác động: Từ lực nhẹ tăng dần đến lực mạnh từ ngoài đến trong cho ngón tay
ấn thấu đến đầu gai sống.

Ghi chú: Khi thao tác cần theo dõi nhiệt độ da vùng tương ứng và sự biến đổi của lớp cơ co
cộm dày ở trên đầu gai sống tác động. Nếu nhiệt độ da thay đổi thuận chiều và lớp cơ bớt co
cộm dày thì xác định vị trí thao tác là trọng điểm.

Chú ý chung: Thực hành thủ thuật miết luôn áp dụng phương thức song chỉnh (thao tác bằng
hai tay) . Khi thao tác ta cần theo dõi sự biến đổi của nhiệt độ da vùng tương ứng bằng thủ
thuật Áp

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 80


Chương 2

CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH


Căn cứ vào các nguyên tắc trị bệnh của Phương pháp Tác động cột sống để giải tỏa hình thái
của trọng điểm, yêu cầu của các thủ thuật là:
1) Tạo cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được.
2) Tạo cho trọng điểm có một cảm giác đau thích hợp để giải tỏa các hình thái của trọng điểm.
Do hai yêu cầu trên đây đã hình thành các thủ thuật trị bệnh.
1. Thủ thuật ĐẨY.
2. Thủ thuật XOAY.
3. Thủ thuật BẬT.
4. Thủ thuật RUNG.
5. Thủ thuật BỈ.
6. Thủ thuật LÁCH.
Sau đây là phần chi tiết của từng thủ thuật.

Bài 1. THỦ THUẬT ĐẨY

A. Đại cương: Thủ thuật ĐẨY ứng dụng phương thức NÉN, phối hợp với thủ thuật XOAY và BỈ
trong phương thức SÓNG để giải tỏa lớp cơ bệnh lí, tạo cho đốt sống bị dính cứng chuyển
động được theo yêu cầu của thầy thuốc.
B. Hình thức: Theo nguyên tắc định lực cho 9 vùng đã quy định của Phương pháp Tác động cột
sống, tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm mà ứng dụng lực của ngón tay cái hay hai ngón tay,
hoặc dận của bàn tay đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác với lực nén từ nhẹ đến nặng.
Dù cho đốt sống bị dính cứng nhiều cũng không được dùng quá lực đã quy định.
C. Thao tác: - Khi thao tác chú ý đẩy từ ngoài vào trong theo hướng trục.
-Tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm mà chọn tư thế cho bệnh nhân: nằm xấp, chống tay trên
điểm tỳ để oằn lưng hoặc ngồi gục để thao tác…
Các tư thế này đều tạo cho gân cơ của người bệnh buông trùng, thích hợp cho sự tiếp nhận lực
thao tác.
D. Thủ thuật: Thủ thuật ĐẨY ứng dụng trong phương thức NÉN và phương thức SÓNG:

1- Phương thức NÉN


- NÉN TĨNH:
Tư thế: Người bệnh nằm xấp trong trường hợp đốt sống LỒI hoặc nằm nghiêng trong
trường hợp đốt sống LỆCH.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 81
Đốt sống Lệch về phía nào thì người bệnh nằm nghiêng phía đó lên trên để thầy thuốc
dùng lực thao tác đẩy từ trên xuống hướng trục.
Thao tác: Thầy thuốc xòe rộng bàn tay úp trên lưng người bệnh, dùng hai ngón cái đặt
tĩnh tại trọng điểm, đẩy theo hướng từ ngoài vào trong cho đốt sống lồi, hoặc từ trên xuống
dưới cho đốt sống lệch.
Khi thao tác thầy thuốc dùng lực từ nhẹ đến nặng xen kẽ nhịp nhàng , không nén nặng
liên tục.
- NÉN NÂNG:
Tư thế: Theo quy định trong tư thế, người bệnh nằm xấp hoặc ngồi tùy theo vị trí khu
trú của trọng điểm.
Thao tác: Dùng một bàn tay để nén xuống, kết hợp với tay kia thao tác nâng chân hoặc
tay người bệnh trong cùng một lúc, áp dụng cho hình thái đốt sống LIÊN LỒI.
- NÉN KÉO:
Tư thế: Đã quy định tư thế nén kéo cho người bệnh và thầy thuốc.
Thao tác: Thầy thuốc dùng một ngón tay cho đốt sống LỆCH và cả bàn tay cho hình
thái đốt sống LIÊN LỆCH, thao tác theo quy định trong tư thế nén kéo.
2- Trong phương thức Sóng
Thủ thuật ĐẨY còn phối hợp với các thủ thuật thuộc phương thức sóng như thủ thuật
XOAY, BỈ, LÁCH, RUNG để tạo cho trọng điểm có một sóng cảm giác thích hợp nhất để cơ
thể tự điều chỉnh, giải tỏa hình thái lớp cơ bị rối loạn.
E. GIỚI HẠN: Không được dùng thủ thuật ĐẨY cho vùng cổ (từ C1 đến C7), vùng lưng trên (từ
D1 đến D7) và xương cụt, mà chỉ được phối hợp với thủ thuật XOAY và BỈ - nghĩa là XOAY
và BỈ với một lực thích hợp theo quy định.
F. TÓM TẮT: Thủ thuật ĐẨY thuộc phương thức NÉN thường phối hợp với các thủ thuật thuộc
phương thức SÓNG để trị bệnh. Khi thao tác phải tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp
Tác động Cột sống.

Bài 2. THỦ THUẬT XOAY

A. ĐẠI CƯƠNG: Thủ thuật XOAY là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương
thức SÓNG được phương pháp Tác động Cột sống quy định ứng dụng cụ thể với những loại
trọng điểm có hình thái đốt sống LỒI, LỒI LỆCH và LỆCH, và hình thái lớp cơ CO DÀY, CO
MỎNG, MỀM DÀY và MỀM MỎNG.
Mục đích của thủ thật XOAY là dùng lực tác động tạo cho người bệnh có một cảm giác đau
thích hợp tại trọng điểm – nghĩa là ban đầu đau nhiều, rồi đau vừa, cuối cùng hết đau – để cơ
thể người bệnh tự điều chỉnh, điều hòa thân nhiệt và giải tỏa các hình thái của trọng điểm, phục
hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 82


B. HÌNH THỨC: Hình thức của thủ thuật XOAY là dùng phần mềm ở đầu ngón tay cái hoặc
ngón tay giữa, đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác bằng một lực thích hợp theo trình tự:
1. Xoay vòng tròn ở trên lớp cơ bệnh lí theo chiều kim đồng hồ đối với những trường hợp trọng
điểm khu trú ở phần dưới đầu gai sống lệch phải và phần trên đầu gai sống lệch trái.
2. Xoay vòng tròn ở trên lớp cơ bệnh lí ngược chiều kim đồng hồ đối với những trường hợp trọng
điểm khu trú ở phần dưới đầu gai sống lệch trái và phần trên đầu gai sống lệch phải.
3. Xoay vòng tròn trên lớp cơ bệnh lí không quy định chiều xoay đối với những trường hợp trọng
điểm khu trú ở đầu gai sống không phân biệt ở phần trên hay phần dưới và ở điểm đối động
C. THAO TÁC: Những quy định trên đây ứng dụng cụ thể với những Loại và Thể của trọng
điểm thao tác như sau:
a) Thao tác ở một diện hẹp đối với những trường hợp ở thể Hẹp.
b) Thao tác ở một diện rộng đối với những trường hợp ở thể Rộng hoặc Lớn.
c) Thao tác dùng một lực nhẹ đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở lớp cơ ngoài.
d) Thao tác dùng một lực trung bình đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở lớp cơ giữa.
e) Thao tác dùng một lực nặng đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở lớp cơ trong.
D. THỦ THUẬT: Khi dùng thủ thuật XOAY thao tác trị bệnh cần phối hợp thủ thuật
ĐẨY với lực từ tối thiểu đến tối đa theo quy định của nguyên tắc định lực, phối hợp với thủ
thuật LÁCH khi trọng điểm đã thay đổi.
E. GIỚI HẠN
1. Thủ thuật XOAY được áp dụng rộng rãi với tất cả các khu vực khác nhau trên hệ cột sống
(theo quy định của nguyên tắc định lực) từ vùng cổ đến xương cụt.
2. Thủ thật XOAY không có giá trị đối với những trường hợp hình thái của trọng điểm di động
như các loại Xơ và Sợi hoặc loại không di động như các loại dính cứng.
F. TÓM TẮT
1. Thủ thuật XOAY là một thủ thuật chủ yếu để giải tỏa lớp cơ bệnh lí có hình thái CO MỀM
không di động.
2. Khi thao tác cần áp dụng các tư thế thích hợp và phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc trị bệnh
đã quy định.

Bài 3. THỦ THUẬT BẬT

A. ĐẠI CƯƠNG: Thủ thuật bật là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức sóng.
Phương pháp trị bệnh quy đinh thủ thuật bật ứng dụng cụ thể với những loại trọng điểm có
hình thái lớp cơ bệnh lí XƠ và SỢI để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh giải tỏa các hình thái
của trọng điểm và điều hòa thân nhiệt, phục hồi lại sự cân bằng đốt sống để trị bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 83


1) Mục đích của thủ thuật này là dùng thao tác trị bệnh tạo cho người bệnh có cảm giác
đau nẩy người và đột ngột đối với những trường hợp lớp cơ bệnh lí có hình thái SỢI
tròn hoặc dẹt.
2) Tạo cho người bệnh có cảm giác đau thích hợp với những trường hợp lớp cơ bệnh lí có
hình thái Xơ tròn, Xơ dẹt.
B. HÌNH THỨC: Dùng phần mềm của đầu ngón tay cái, ngón giữa hoặc cũng có thể dùng
nhiều ngón , bật trượt trên sợi cơ bệnh lí bằng một lực thích hợp để thao tác, trình tự như sau:

C. THAO TÁC:
1. Không kể sợi cơ bệnh lí nằm theo hướng dọc, ngang hay chéo, thầy thuốc dùng một hoặc nhiều
ngón tay bật trượt nhanh và mạnh ở trên sợi cơ bệnh lí theo hướng cắt ngang với sợi cơ đối với
những trường hợp thuộc Thể và Loại SỢI TRÒN hoặc DẸT.
2. Dùng một ngón tay bật trượt nhẹ và chậm ở trên sợi cơ bệnh lí theo hướng cắt ngang với sợi cơ
đối với những trường hợp thuộc Thể và Loại SỢI TRÒN hoặc DẸT
D. THỦ THUẬT: Khi dùng thủ thuật BẬT trị bệnh, cần phải phối hợp với thủ thuật ĐẨY,
theo quy định của nguyên tắc định lực mà ứng dụng lực từ tối thiểu tới tối đa.
E. GIỚI HẠN:
a) Thủ thuật BẬT được áp dụng rộng dãi đối với trọng điểm khu trú ở trên hệ cột sống từ vùng
cổ đến xương cụt. Tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm mà áp dụng theo quy định của nguyên
tắc định lực.
b)Thủ thuật BẬT chỉ có giá trị đối với những Thể và những Loại XƠ và SỢI, không có giá trị
đối với những hình thái không di động như CO CỨNG, CO MỀM.
F. TÓM TẮT
- Thủ thuật BẬT giữ vai trò chủ yếu về giải tỏa các loại XƠ và SỢI bệnh lí.
- Khi thao tác phải tuân thủ các quy định của nguyên tắc trị bệnh của Phương pháp Tác động cột
sống.

Bài 4. THỦ THUẬT RUNG

A. ĐẠI CƯƠNG: Thủ thuật Rung là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức
SÓNG, ứng dụng cụ thể với những trọng điểm có hình thái thuộc loại MỀM DÀY, MỀM
MỎNG, CO DÀY, CO MỎNG.
Mục đích của thủ thuật này là dùng thao tác trị bệnh tạo cho người bệnh có cảm giác thoải mái,
dễ chịu.
Từ những cảm giác này, cơ thể người bệnh có thể tự điều chỉnh, giải tỏa trọng điểm, phục hồi
lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 84
B. HÌNH THỨC: Hình thức của thủ thuật RUNG là dùng phần mềm ở đầu ngón tay cái
hoặc ngón giữa, đặt tĩnh tại trọng điểm, bằng một lực thích hợp rung bàn tay lắc qua lại liên
tục, tạo cho ngón tay thủ thuật có sự rung chuyển nhẹ nhàng tại đầu ngón tay đặt trên trọng
điểm.

C. THAO TÁC: 1) RUNG MẠNH tức là động bàn tay lắc ngang rộng, áp dụng đối với
những trường hợp có trọng điểm thuộc loại CO MỎNG và MỀM MỎNG.
2)RUNG NHẸ tức là động bàn tay lắc ngang hẹp, áp dụng đối với những trường hợp có trọng
điểm thuộc loại CO DÀY và MỀM DÀY.
D. THỦ THUẬT: - Khi thao tác trị bệnh bằng thủ thuật RUNG bằng lực nhẹ hay mạnh
cũng cần phải phối hợp với thủ thuật ĐẨY – tức là vừa ĐẨY vửa RUNG. Khi thao tác cần
theo đúng quy định của nguyên tắc định lực.
- Thủ thuật RUNG được phối hợp với thủ thuật LÁCH khi trọng điểm đã thay đổi, mục đích để
xác định trọng điểm mới.
- Thủ thuật RUNG còn kết hợp với thủ thuật BỈ và thủ thuật ĐẨY trong khi thao tác giải tỏa
trọng điểm ở lớp cơ trong.
E. GIỚI HẠN: - Thủ thuật RUNG chỉ có giá trị về thao tác giải tỏa hình thái trọng điểm
loại MỀM MỎNG, MỀM DÀY và CO MỎNG, CO DÀY.
- Thủ thuật RUNG không có giá trị với những loại CỨNG và XƠ, SỢI.
- Thủ thuật RUNG thích hợp với những trường hợp suy nhược như suy nhược thần kinh, suy
nhược cơ thể,…
F. TÓM TẮT
- Thủ thuật RUNG là một thủ thuật tạo cho người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu, êm ái và
ngọt ngào, được coi là thủ thuật BỔ.
- Khi thao tác trị bệnh cần phải thực hiện đầy đủ các quy định của nguyên tác.
- Khi thao tác cần phải chọn tư thế thích hợp cho người bệnh và thầy thuốc.

Bài 5. THỦ THUẬT BỈ

A. ĐẠI CƯƠNG: Thủ thuật BỈ là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức
SÓNG, ứng dụng cụ thể trong những trường hợp khú trú ở lớp cơ trong.
Mục đích của thủ thuật BỈ là khi thao tác trị bệnh tạo cho người bệnh có cảm giác đau thích
hợp tại trọng điểm khu trú ở lớp trong. Cảm giác đau thích hợp này có thể nhận biết bằng các
hiện tượng UỐN CONG và VẶN cột sống.
Từ những cảm giác trên, cơ thể người bệnh có thể tự điều chỉnh, giải tỏa các hình thái của
trọng điểm , phục hồi lại sự cân bằng của cột sống để trị bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 85


B. HÌNH THỨC: Hình thức của thủ thuật BỈ là dùng phần mềm của đầu ngón tay giữa đặt
tĩnh tại trọng điểm để thao tác ấn sâu vào lớp cơ bệnh lí bên trong.
Nếu trọng điểm ở bên phải cột sống thì thầy thuốc dùng ngón tay giữa của bàn tay phải, nếu
trọng điểm ở bên trái cột sống thì bác sỹ dùng ngón tay giữa của bàn tay trái để thao tác. Nếu
gặp trường hợp trọng điểm ở cả hai bên phải và trái thì thầy thuốc phải dùng cả hai ngón tay
giữa mà thao tác SONG CHỈNH tại hai trọng điểm bên phải và bên trái của đốt sống.
C. THAO TÁC: - Ngón tay thủ thuật lúc nào cũng phải đặt sát với gai sống, ấn cho lớp cơ
bệnh lí miết vào gai sống và lăn ngửa ngón tay, vừa lăn vừa miết theo hướng vòng tròn; lúc
đầu đưa lực từ ngoài hướng trục và tiếp theo đưa lực từ trong bỉ ra ngoài.
-Tùy theo trọng điểm khu trú ở lớp cơ giữa hay lớp cơ trong để dùng lực nặng vừa hay nặng để
lực thấu tới trọng điểm, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của nguyên tắc định lực và các
nguyên tắc trị bệnh của Phương pháp.
D. THỦ THUẬT: - Thủ thuật BỈ phối hợp với thủ thuật ĐẨY bằng một lực thích hợp từ
trong bỉ ra ngoài.
- Phối hợp với thủ thuật RUNG để tạo cho trọng điểm có một cảm giác đau nhưng cảm thấy
đau thành sóng lắn tăn, nhẹ nhàng. Tránh cho người bệnh có một cảm giác đau cứng đờ.
- Phối hợp với thủ thuật LÁCH khi thấy hình thái của trọng điểm đã thay đổi để kịp thời xác
định trọng điểm mới, tiếp tục thao tác trị bệnh.

E. GIỚI HẠN: - Thủ thuật BỈ áp dụng đơn chỉnh ở những trường hợp đốt sống bị LÕM
LỆCH có trọng điểm khu trú ở một phía bên phải hoặc trái của đốt sống.
- Thủ thuật BỈ áp dụng SONG CHỈNH ở những trường hợp đốt sống LÕM có trọng điểm khu
trú ở cả bên phải và trái của đốt sống.
- Thủ thuật BỈ chỉ áp dụng với những trường hợp đốt sống LÕM hoặc LỆCH LÕM, và lớp cơ
bệnh lý CO, MỀM, DÀY, MỎNG, không áp dụng được với những trường hợp XƠ, SỢI.
F. TÓM TẮT
- Thủ thuật BỈ được áp dụng cụ thể với những loại cơ co MỀM, DÀY, MỎNG ở trên
các đốt sống LÕM, LỆCH LÕM.
- Thủ thuật BỈ không ứng dụng trên các loại XƠ, SỢI và các đốt sống LỒI, LỆCH và
LỒI LỆCH.
- Khi thao tác phải tuân thủ theo các quy định của các nguyên tắc và các phương thức
của Phương pháp.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 86


Bài 6. THỦ THUẬT LÁCH

Thủ thuật LÁCH không có hình thức riêng biệt mà khi thao tác trị bệnh bằng các thủ thuật
khác ứng dụng phương thức SÓNG, thầy thuốc chú ý lần đầu ngón tay thủ thuật lách rộng ra
các bờ cao của lớp cơ bệnh lí, chẳng hạn như trong khi ứng dụng thủ thuật XOAY, BẬT,
RUNG, BỈ, hoặc khi ứng dụng thủ thuật ĐẨY, thuộc phương thức NÉN.
Mục đích của thủ thuật LÁCH là luôn luôn theo dõi hình thái của trọng điểm trong khi thao tác
trị bệnh để kịp thời xác định trọng điểm mới.
Khi thao tác trị bệnh với các thủ thuật thích hợp, có khi chỉ vài giây đồng hồ là hình thái trọng
điểm đã thay đổi bởi khả năng tự điều chỉnh của cơ thể đã giải tỏa trọng điểm - tức ổ rối loạn
có thay đổi. Tại trọng điểm người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều, khi thao tác bớt đau và hết.
Nhưng trọng điểm bao giờ cũng khu trú ở một điểm rất nhỏ. Khi điểm nhỏ này đã tan đi thì
xung quanh hình thành một bờ cao, tại đó có điểm cơ co nhất và cảm giác đau nhất. Điểm đau
mới này được gọi là trọng điểm mới.
Vì vậy thủ thuật LÁCH giữ một vai trò quan trọng để thực hiện được các yêu cầu trên vì qua
thao tác này mà thầy thuốc nhận biết được sự thay đổi tức thời tại trọng điểm và xác định được
trọng điểm mới để tiếp tục điều trị cho đến khi giải tỏa được ổ rối loạn.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 87


Phần 5

CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH

Căn cứ vào tình hình cụ thể về đặc điểm của hệ cột sống liên quan đến sinh lý và bệnh lý của
cơ thể , thực hiện mục tiêu của Phương pháp Tác động cột sống đã đề ra và phát triển của
phương pháp “Xác định và giải tỏa trọng điểm để nâng cao hiệu quả chữa bệnh”
Để xác định và giải tỏa trọng điểm, để chẩn và trị bệnh được chính xác, Phương pháp Tác
động cột sống không áp dụng công thức hóa đối với tất cả mọi người bệnh, mà chỉ áp dụng
phương thức hóa để chẩn và trị bệnh cho từng người bệnh cụ thể.
Các Phương thức của Phương pháp Tác động cột sống được chia làm 2 phần: Các Phương
thức chẩn bệnh và Các Phương thức trị bệnh.

Chương 1

CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH


Nội dung của Phương pháp Tác động cột sống về chẩn bệnh là thăm khám và xác định các
bệnh tật có liên quan đến các đốt sống bị biến đổi có trọng điểm khu trú.
Cơ sở để xác định trọng điểm là sự biển đổi 2 mặt đối lập của 4 đặc trưng khu trú ở trên hệ cột
sống và ngoại vi. Để xác định về mọi liên quan của hệ cột sống biến đổi tương ứng với bệnh tật
bằng các phương thức sau:

Bài 1 - Phương thức Đối nhiệt.


Bài 2 - Phương thức Co cơ tương ứng.
Bài 3- Phương thức Động hình.
Bài 4- Phương thức Đối động.
Bài 5- Phương thức chuyển tư thế.

Bài 1. PHƯƠNG THỨC ĐỐI NHIỆT (BỔ SUNG)

Phương thức đối nhiệt giúp người Thầy thuốc xác định đốt sống có trọng điểm khu trú trên cơ
sở vùng nhiệt độ da liên quan đến chức năng nội tạng và các triệu chứng, hội chứng liên quan.

I. VAI TRÒ CỦA ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘ

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 88


Dựa vào đặc trưng nhiệt độ với thủ thuật và nguyên tắc hợp lý, giúp Chuyên gia: (1) Xác định
được tình trạng bệnh lý và sinh lý; (2) Khẳng định trọng điểm, (3) thăm dò và tiên lượng
bệnh; (4)Theo dõi tiến triển của bệnh và (5) đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.

1.1 Xác định sinh lý và bệnh lý bằng thủ thuật áp


- Tư thế người bệnh : tự do .
- Vị trí thao tác : ngoài da
- Xác định kết quả :
+ Nếu không có vùng nhiệt độ da biến đổi là cơ thể sinh lý .
+ Nếu có vùng nhiệt độ da biến đổi là cơ thể bệnh lý .

1.2 Xác định trọng điểm bằng thủ thuật áp và miết


- Tư thế người bệnh : Không quy định
- Vị trí thao tác :
+ Áp nâng ở vùng nhiệt độ địa phương và vùng nhiệt độ tương ứng nội tạng
+ Miết tại vị trí đã được xác định là trọng điểm bằng các thủ thuật ÁP, VUỐT, ẤN, VÊ.
- Xác định kết quả :
+ Nếu tác động mà nhiệt độ không thay đổi thì cần kiểm tra lại trọng điểm.
+ Nếu tác động nhiệt độ thay đổi thuận chiều thì điểm đó là trọng điểm.

1.3 Thăm dò tiên lượng bằng thủ thuật áp và miết


- Tư thế người bệnh: Không quy định
- Vị trí thao tác :
+ Áp tại vùng nhiệt độ biến đổi .
+ Miết kiểm tra tại trọng điểm khu trú tại đốt sống biến đổi .
- Xác định kết quả :
+ Nhiệt độ không thay đổi thì không điều trị .
+ Khi thao tác tại đốt sống biến đổi thấy nhiệt độ thay đổi thuận chiều thì khẳng định điều
trị thuận lợi .

1.4 Theo dõi sự tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị bằng thủ thuật áp
- Tư thế người bệnh : Không quy định.
- Vị trí thao tác : ở vùng nhiệt độ biến đổi .
- Xác định kết quả : căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ để đánh giá về quá trình điều trị và về
phương thức điều trị.

1.5 An toàn phương bằng thủ thuật áp


Trong khi thao tác điều trị cần bảo đảm nhiệt độ da thay đổi thuận chiều, đặc biệt cần lưu ý

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 89


kiểm tra nhiệt độ vùng cổ trái, vai trái và ngực trái để theo dõi và điều chỉnh kịp thời nếu có sự
thay đổi huyết áp người bệnh trong quá trình chẩn và trị (cao thì điều chỉnh xuống, thấp thì
điều chỉnh lên, đạt nhiệt độ da sinh lý bình thường ) thì không bao giờ xảy ra tai biến.

II. ĐỐI NHIỆT


Đối nhiệt là trên cơ sở nhiệt độ bệnh lý vùng da tương ứng với nội tạng và nhiệt độ khu vực
hưng phấn, ức chế để xác định vùng trọng khu, trọng điểm.

STT Vùng nhiệt độ Chức năng liên quan Đốt sống trọng điểm
1. cổ, vai, ngực trái Tuần hoàn, tim mạch T2,3,5,6
2. cổ phải Hô hấp T3, T4
3. hạ sườn phải Gan T10
4. vai phải Mật T11
5. mỏ ác Dạ dày T12, L1
6. lưng giữa Lá lách, các tuyến nội tiết: Giáp T8,9,10,11,12
trạng, thượng thận…
7. thắt lưng bên Thận tiết niệu, thận sinh dục… Tiết niệu L2; Sinh dục
phải, trái.. L3,4; Phụ nữ S4, T10
8. khe mông Tiết niệu, tử cung, vòi trứng Nữ L3 - Nam L4
9. bụng dưới Bàng quang, niệu đạo S3
10. rốn Ruột non S2
11. chẩm Ruột già, trực tràng L5
12. Hạ sườn phải và GAN và THẬN T10 - L2
thắt lưng..v.v

Bài 2. PHƯƠNG THỨC CO CƠ TƯƠNG ỨNG

Phương thức co cơ tương ứng nhằm mục đích xác định hiện tượng cột sống biến đổi liên quan
đến chức năng vận động bị hạn chế, biểu hiện lên bằng hiện tượng co cơ trên cơ thể người
bệnh để làm cơ sở cho xác định trọng điểm .
Đồng thời giới thiệu và chứng minh về hệ cột sống biến đổi liên quan đến hệ thống gân cơ bị
rối loạn, điển hình là hiện tượng co cơ – biểu hiện lên ở trên cơ thể người bệnh, được xác định
bằng tư thế vận động tối đa của hạn chế.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi xin giới thiệu 1 trường hợp điển hình về: chức năng vận
động của chi trên bị hạn chế về dấu hiệu giơ cánh tay.

Phương pháp ứng dụng:

Trình tự thao tác


Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 90
1. Chuẩn bị: người bệnh để hở lưng , hướng ra nơi có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt khi
có sóng cơ xuất hiện .

2. Tư thế: người bệnh đứng hoặc ngồi tùy ý.

3. Vận động: hướng dẫn người bệnh giơ cánh tay lên đến mức tối đa của hạn chế, giơ lên
buông xuống liên tục .

4. Quan sát: trong lúc người bệnh giơ cánh tay lên và buông xuống ta quan sát bằng mắt nhìn
ở phía sau lưng sẽ thấy sóng cơ nổi lên, và bám tận trên đốt sống bị biến đổi tương ứng .

5. Xác định vị trí trọng điểm: Đốt sống trên đây được coi là vị trí để xác định trọng điểm
bằng các thủ thuật (ÁP, VUỐT, ẤN, VÊ) và các nguyên tắc chẩn bệnh của Phương pháp Tác
Động Cột Sống.

6. Thăm dò hiện tượng, bằng thủ thuật miết thao tác trên đốt sống biến đổi sẽ cho ta thấy :
Nhiệt độ địa phương thay đổi; Dấu hiệu hạn chế được cải thiện; Sóng cơ cồn giảm hoặc hết.

****
Trên đây chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp điển hình để làm cơ sở cho việc xác định các
đốt sống biến đổi liên quan với tất cả các chức năng vận động bị hạn chế như: Cổ, thân mình,
chi trên và chi dưới, v.v..

Chú thích: Trên đây là một phương thức để xác định về bệnh tật ở trên người bệnh cụ thể. Cho
nên về đốt sống biến đổi ở trên cơ thể người bệnh mỗi người mỗi khác do đó không trở thành
công thức hóa.

Bài 3. PHƯƠNG THỨC ĐỘNG HÌNH

Phương thức động hình nhằm mục đích xác định về hiện tượng cột sống biến đổi liên quan đến
các cảm giác đau trên cơ thể người bệnh để làm cơ sở cho xác định trọng điểm.
Cũng đồng thời giới thiệu và chứng minh về hệ cột sống bị biến đổi liên quan đến các cảm giác
của cơ thể. Điển hình là cảm giác đau biểu hiện ở trên cơ thể người bệnh xác định bằng thủ
thuật bật tại điểm đau khu trú.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi xin giới thiệu điển hình một trường hợp về : Cảm giác
đau gân Asin trong bệnh đau dây thần kinh hông to .

Phương pháp ứng dụng:


Trình tự thao tác

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 91


1. Chuẩn bị : Người bệnh nằm sấp để hở toàn bộ cột sống từ cổ đến cụt, để quan sát khi có
sóng cảm giác và sóng cơ động hình xuất hiện.
2. Tư thế : Người bệnh nằm sấp buông trùng gân cơ .
3. Thao tác : Người chữa bệnh áp dụng thủ thuật bật bằng ngón cái, bật trược trên gân Asin và
tạo một cảm giác đau đột ngột cho ngừời bệnh .
4. Quan sát : Trong khi thao tác tạo cảm giác đau đột ngột tại ổ bệnh, người bệnh giật mình gân
co và giật . Lúc đó ta quan sát trên cột sống và cơ lưng sẽ thấy sóng cơ gợn lên ở cơ lưng và
bám tận cùng đốt sống bị biến đổi tương ứng. Chính đốt sống đó là đốt sống có trọng điểm khu
trú liên quan đến cảm giác đau của ổ bệnh .
5. Thăm dò hiện tượng: dùng thủ thuật miết thao tác trên đốt sống bị biến đổi sẽ thấy:
Nhiệt độ địa phương (tức ổ bệnh) thay đổi; Cảm giác ở ổ bệnh được cái thiện; Sóng cơ gợn lên
ở cơ lưng hết.
6. Xác định vị trí trọng điểm : Đốt sống trên đây được coi là vị trí xác định trọng điểm bằng
các thủ thuật , các nguyên tắc chẩn bệnh của Phương pháp Tác Động Cột Sống .

Trên đây chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp điển hình để làm cơ sở cho việc xác định các
đốt sống biến đổi liên quan với tất cả các điểm đau khu trú ở trên cơ thể người bệnh.

Chú thích: Trên đây là một phương thức để xác định về bệnh tật ở trên người bệnh cụ thể.
Cho nên về đốt sống biến đổi ở trên cơ thể người bệnh mỗi người mỗi khác do đó không trở
thành công thức hóa.

Bài 4. PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐỘNG .

Phương thức đối động trong phương pháp chẩn bệnh nhằm mục đích xác định về mối liên quan
của trọng điểm với ngoại vi và với các đốt sống để làm cơ sở cho quy nạp chẩn đoán bệnh, và
phương hướng điều trị.
Cũng đồng thời giới thiệu và chứng minh về hệ gân cơ bị xơ co khu trú ở đốt sống biến đổi,
không chỉ khu trú ở phạm vi đốt sống mà còn lan toả rộng rãi đến toàn cơ thể .
Đặc trưng của hiện tượng này là: các sợi gân cơ bị xơ co khu trú ở trên trọng điểm và lan toả
ra ngoại vi và các đốt sống có liên quan.
Cơ sở để xác định về mối liên quan này là máy động của hai vị trí liên quan, song song biểu
hiện lên, xác định bằng thủ thuật miết khi thao tác song chỉnh .

Vị trí khu trú : Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì vị trí liên quan biểu hiện lên ở khác bên
cùng tiết đoạn với trọng điểm khu trú ở cơ lưng và hệ cột sống .
Trọng điểm thuộc loại lồi thì chỉ có liên quan đến các đốt sống, không lan toả ra ngoại vi .

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 92


Phương pháp ứng dụng :
1. Chuẩn bị : Người bệnh để hở lưng
2. Tư thế : Nằm sắp trùng gân cơ
3. Vị trí xác định : - Là trọng điểm
- Là ngoại vi hoặc đốt sống liên quan
4. Thao tác : - Thủ thuật miết
- Song chỉnh
5. Kết quả : Khi thao tác ở điểm A thì thấy ở điểm B có máy động. Khi thao tác ở điểm B
thấy điểm A có máy động, như thế là đối động.

Điểm đối động đó được gộp với trọng điểm để quy nạp và chẩn đoán bệnh. Đồng thời áp dụng
phương pháp song chỉnh bằng các nguyên tắc, các thủ thuật, các phương thức của phương pháp
trị bệnh để giải toả ổ bệnh – trị bệnh.

4.1 Mối liên quan giữa trọng điểm và đốt sống.


Trọng điểm thuộc loại lồi thì điểm đối động liên quan khu trú ở giữa đốt sống .
Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì điểm đối động liên quan, khu trú ở cạnh đốt sống khác
bên với trọng điểm, chi tiết như sau:

Trọng điểm khu trú Điểm đối động khu trú


1. Vùng C1,C2 Vùng cùng và vùng cụt
2. C3 L5
3. C4 L4
4. C5 L3
5. C6 L2
6. C7 L1
7. D1 D12
8. D2 D11
9. D3 D10
10. D4 D9
11. D5 D8
12. D6 D7

4.2 Mối liên quan giữa trọng điểm với ngoại vi


- Trọng điểm thuộc loại lồi, thì không có liên quan với ngoại vi.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 93


- Trọng điểm thuộc loại lệch thì bao giờ cũng liên quan, cũng biểu hiện lên ở khác bên, như là
trọng điểm ở bên phải thì điểm liên quan ở bên trái. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà điểm
đối động liên quan này có thể khu trú như sau :

1.Ngang - tiết đoạn trọng điểm khu trú gần hoặc xa


2.Chếch lên trên - tiết đoạn trọng điểm khu trú gần hoặc xa
3.Chéo lên trên - tiết đoạn trọng điểm khu trú gần hoặc xa
4.Chếch xuống dưới - tiết đoạn trọng điểm khu trú gần hoặc xa
5.Chéo xuống dưới - tiết đoạn trọng điểm khu trú gần hoặc xa
Trên đây là cơ sở để quy nạp, chẩn đoán và xác định phương hướng điều trị .

Bài 5. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TƯ THẾ .

Chuyển tư thế là một phương thức áp dụng hình thức chuyển động thân thể như cúi, ngửa,
nghiêng (phải ,trái) nhằm mục đích xác định về sự vận động của hệ cột sống bị hạn chế và sự
biến đổi của lớp cơ đệm để làm cơ sở cho phân loại và thể của trọng điểm để quy nạp, chẩn
đoán và có phương hướng điều trị .

Căn cứ vào thử nghiệm, hệ cột sống chia làm hai vùng : Vùng cổ và vùng thân mình.

Để áp dụng các nguyên tắc, các phương thức và các thủ thuật chẩn bệnh để thao tác, xác định.
Xin giới thiệu về trình tự ở sau:

I. XÁC ĐỊNH VỀ VÙNG CỔ BỊ BIẾN ĐỔI :


Vùng cổ bị biến đổi biểu hiện lên các dấu hiệu :
- Về các đốt sống cổ bị hạn chế vận động .
- Lớp cơ đệm trên đốt sống cổ bị xơ co .
- Lớp cơ cổ lan toả bị xơ co .

PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG :


Trình tự thao tác

1. Chuẩn bị : tự do
2. Tư thế người bệnh: ngồi ngay, tay buông thõng
3. Thao tác :
a.Hướng người bệnh cúi gập đầu:
- Xác định đốt sống biến đổi hướng ra trước bằng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm bị xơ co bằng thủ thuật vuốt, vê .
- Xác định lớp cơ xơ co lan toả co , bằng thủ thuật vuốt, vê.
Trên : từ khe bờ chẩm đến vùng đầu .

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 94


Dưới : Từ C7 lan sang hai cơ vai trước.
Ngang : Từ bờ ngoài cơ ức đòn chũm trở vào bờ trong cơ thang .
Tất cả lớp cơ thuộc vùng trên, dưới và ngang đều áp dụng bằng thủ thuật vuốt, vê.

b. Hướng người bệnh ngửa cổ ra trước :


- Xác định đốt sống biến đổi hướng sau bằng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm bị xơ co cộm dày bằng thủ thuật vuốt,vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm dày khu trú ở vùng cổ bằng thủ thuật vuốt, vê.
Trên : Từ khe bờ xương chẩm vùng đầu đến góc chũm .
Dưới : C7 ngang sang hai cơ vai trước.
Ngang: Từ bờ ngoài cơ ức đòn chũm đến bờ trong cơ thang .
Tất cả các vùng cơ lan toả trên đây đều áp dụng bằng thủ thuật vuốt ,vê.

c. Hướng người bệnh ngồi nghiêng phải hoặc trái :

- Xác định đốt sống biến đổi hướng phải hoặc trái bằng thủ thụât vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm bị xơ co cộm dày (phải hoặc trái, phía khác bên bị nhược mềm)
bằng thủ thuật vuốt vê.

- Xác định lớp cơ lan toả co cọm dày (phải hoặc trái, phía khác bên bị nhược mềm) bằng
thủ thuật vuốt, vê.

Vị trí để xác định về hiện tượng mất đối xứng, giữa bên phải và bên trái của lớp cơ cổ: ở phần
trên, phần giữa, phần dưới, về ranh giới của từng phần như trên đã xác định. .
Tất cả các vùng cơ lan toả trên, đều áp dụng thủ thuật áp vuốt, vê.

II. XÁC ĐỊNH VỀ VÙNG THÂN MÌNH BIẾN ĐỔI

Vùng thân mình từ 2 vai xuống đến vùng hông, háng, khi bị biến đổi thường biểu hiện lên
các dấu hiệu bằng các hiện tượng không bình thường. Bằng phương thức chuyển tư thế, ta có
thể quan sát bằng mắt hoặc bằng các thủ thuật chẩn bệnh xác định.
Các vùng để xác định về sự bình thường và mất bình thường bằng phương thức chuyển tư
thế, gồm có :

- Hệ cột sống : xác định về dấu hiệu vận động.

- Lớp cơ đệm : xác định về tình trạng lớp cơ co.

- Lớp cơ lan toả : xác định về hiện tượng Xơ co mất thăng bằng (trên, dưới, phải, trái)

PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG :


Trình tự thao tác.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 95


1. Chuẩn bị : người bệnh để hở lưng .
2. Tư thế người bệnh:Tuỳ yêu cầu cần xác định để đứng hay ngồi.
3. Thao tác theo hướng cúi, ngửa , nghiêng như sau:
a. Hướng người bệnh ngồi cúi cong lưng :
- Xác định đốt sống từ D1 đến đầu xương cụt, có hình thái hướng ra trước (lõm đơn hoặc lõm
liên), và sự chuyển động của đốt sống bị hạn chế, sử dụng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định hình thái lớp cơ đệm trên đầu đốt sống biến đổi bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm xơ sợi hoặc teo nhược tương ứng với đốt sống biến đổi khu
trú ở hai bên cơ lưng từ vai cho đến hết vùng hông, bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
b. Hướng người bệnh ngồi ngửa người :
- Xác định đốt sống từ D1 đến xương cụt có hình thái hướng ra sau (lồi đơn, hoặc lồi liên) và
sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế bằng thủ thuật ấn, vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm ở trên đầu gai sống bị biển đổi để xác định hình thái của lớp cơ đệm
bệnh lý bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm, xơ sợi bị teo nhược tương ứng với đốt sống biến đổi khu
trú từ hai cơ vai, 2 bên cơ lưng xuống tận vùng mông, bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
c. Hướng người bệnh ngồi nghiêng người (phải hoặc trái):
- Xác định cột sống từ D1 đến cụt có hình thái hướng sang phải hoặc trái (Lệch phải hay trái,
lệch đơn hay liên lệch) và sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế bằng thủ thuật vuốt, ấn,
vê.
- Xác định lớp cơ đệm ở trên đầu gai sống bị biển đổi (lệch phải hay trái) để xác định hình thái
của lớp cơ đệm bệnh lý bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm, xơ sợi hoặc teo nhược biểu hiện lên từ cơ vai trở xuống
đến vùng mông tương ứng với đốt sống biến đổi (phải hoặc trái), bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 96


Chương 2

CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH

ĐẠI CƯƠNG
Nội dung của Phương pháp Tác Động Cột sống về trị bệnh là giải tỏa trọng điểm - Ổ rối loạn
khu trú trên các đốt sống biến đổi.
Cơ sở để đánh giá kết quả giải tỏa trọng điểm là sự lập lại cân bằng giữa 2 mặt đối lập của 4
đặc trưng khu trú ở trên hệ cột sống và ngoại vi. Để giải tỏa trọng điểm Phương pháp Tác
động cột sống có các Phương thức trị bệnh sau:
Các phương thức trị bệnh gồm có:
Bài 1. Phương thức NÉN
Bài 2. Phương thức SÓNG
Bài 3. Phương thức ĐƠN CHỈNH và SONG CHỈNH
Bài 4. Phương thức VI CHỈNH
Mục đích của phương thức nén là tạo cho các đốt sống bệnh lý bị dính cứng chuyển
động được. Phương thức này không dựa vào khả năng tự điều chỉnh của cơ thể mà phải tùy
thuộc vào sự khéo léo của Thầy thuốc. Tùy thuộc vào trọng điểm khu trú ở các vùng trên cột
sống mà áp dụng phương thức nén với các tư thế và thủ thuật thao tác thích hợp như nén kéo,
nén nâng, nén vít, nén tĩnh…

Mục đích của phương thức sóng là tạo cho trọng điểm có một cảm giác đau thích hợp
bằng thủ thuật để giải tỏa các hình thái của trọng điểm để trị bệnh. Tùy thuộc vào hình thái
của lớp cơ bệnh lý khu trú ở trên hệ cột sống thuộc từng vùng khác nhau mà áp dụng phương
thức sóng với các tư thế và thủ thuật thao tác thích hợp như đẩy, xoay, bật, rung, bỉ, lách…

Mục đích của phương thức đơn chỉnh là giải tỏa hình thái trọng điểm khu trú ở một
phần nhỏ ở trên đầu gai sống. Tùy thuộc vào hình thái của lớp cơ bệnh lý khu trú ở trên hệ cột
sống thuộc từng vùng khác nhau mà áp dụng các tư thế và thủ thuật thao tác thích hợp bằng
phần mềm của 1 đầu ngón tay.

Mục đích của phương thức song chỉnh là giải tỏa đồng thời hình thái trọng điểm khu
trú ở một phần nhỏ ở trên đầu gai sống và điểm đối động hoặc điểm liên quan. Tùy thuộc vào
hình thái của lớp cơ bệnh lý khu trú ở trọng điểm thuộc từng vùng khác nhau cũng như điểm
đối động và /hoặc điểm liên quan mà áp dụng các tư thế và thủ thuật thao tác thích hợp bằng
phần mềm của 2 đầu ngón tay.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 97


Tóm lại: Mục đích của 4 phương thức – NÉN, SÓNG, ĐƠN CHỈNH và SONG
CHỈNH là phục hồi sự NGAY THẲNG của cột sống (phục hồi hình thái sinh lý của cột
sống)

Mục đích của phương thức vi chỉnh là Đảm bảo sự kín khít của hệ cột sống. Muốn đạt
được điều này cần phải xác định và giải tỏa được trọng điểm khu trú ở các bờ của khe đốt bị
so le , điển hình là lớp cơ co ở bờ cao và ở chân của bờ cao của đốt sống bị so le. Khi tạo
được sóng thích hợp thì cơ thể tự điều chỉnh, khe đốt sống cân bằng và kín khít. Phương thức
vi chỉnh được áp dụng trên người bệnh sau khi đã áp dụng phương thức đơn chỉnh và song
chỉnh.

Bài 1. PHƯƠNG THỨC NÉN.

Nén là một phương thức thao tác bằng thủ thuật gồm có nhiều hình thức khác nhau , mục đích
của thao tác là làm cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của thầy
thuốc.

Phương thức Nén gồm nhiều tư thế để tạo cho hệ cột sống người bệnh chuyển động để thao
tác như kéo, nâng, vít, hoặc tạo cho hệ cột sống người bệnh yên tĩnh và thư giãn để tác động có
hiệu lực.

Các phương thức nén gồm:

1/ Phương thức Nén Kéo


2/ Phương thức Nén Nâng
3/ Phương thức Nén Vít
4/ Phương thức Nén Tĩnh
Mỗi phương thức Nén nhằm giải quyết một yêu cầu riêng theo vị trí khu trú của trọng điểm tại
các khu vực của hệ cột sống.

I. PHƯƠNG THỨC NÉN KÉO

Mục đích tạo cho toàn bộ hệ cột sống chuyển động được để thao tác. Nén kéo bao gồm 4 tư
thế:

A. Tư thế Ngồi Kéo ngửa.


B. Tư thế Ngồi Kéo vặn.
C. Tư thế Đứng kéo ngửa
D. Tư thế Đứng kéo vặn

A- Tư thế ngồi kéo ngửa ( xem hình minh họa H.1)

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 98


Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D6 đến D12, có hình
thái Liên Lồi, và giữ tĩnh các đốt sống từ D12 trở xuống.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ghế, hai đầu gối vuông góc, bàn chân đặt bằng trên mặt đất, lưng
thẳng, đầu cổ ngay, hay bàn tay đưa vòng ra sau gáy khóa chặt các ngón , hai cánh tay áp sát
mang tai ( khi thao tác có thể mở cánh tay theo yêu cầu của thao tác).
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay dùng ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm, tay
kia nắm chắc hai bàn tay người bệnh đan khóa ở sau gáy.
Thao tác: Tay phía trên kéo tay người bệnh cho ngả người ra phía sau rồi lại đẩy về tư thế ngồi
thẳng như cũ, tay kia đặt nén tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, không cho phần thân dưới
chuyển động theo ra phía sau.
Khi đẩy người bệnh trả lại tư thế cũ thì tay kia cũng buông trùng không nén. Tiếp tục lặp lại
trình tự như trên nhiều lần, thao tác từ thưa đến mau theo tốc độ yêu cầu cho đến ngưỡng thì
ngừng.
B- Tư thế đứng kéo ngửa ( xem hình minh họa H.2)
Mục đích: giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi vùng thắt lưng từ L1 đến
L5 có hình thái Liên Lồi.
Tạo cho hệ cột sống người bệnh từ L5 trở lên chuyển động theo hướng từ trước ra sau và giữ
tĩnh phần thân dưới từ L5 trở xuống.
Tư thế: Người bệnh: đứng thẳng , dựa hai đùi vào một điểm tỳ vững chắc ( cụ thể như thành
giường) , hai tay đưa lên gáy, các ngón tay đan khóa chặt, cẳng tay và cánh tay áp sát mang tai.
- Thầy thuốc: Đứng thẳng ở phía sau của người bệnh, một tay tóm chắc hai bàn tay khóa của
người bệnh ở sau gáy, một tay dùng ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm trong phạm vi từ L1 đến
L5.
Thao tác: Tay phía trên kéo cho người bệnh ngửa người ra phía sau rồi đẩy trả về tư thế cũ,
tay kia đặt tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, giữ không cho phần thân dưới chuyển động
theo ra phía sau.
Khi một tay đẩy trả lại tư thế đứng thẳng thì tay kia buông trùng không nén. Sau đó tiếp tục lặp
lại thao tác như trên nhiều lần từ thưa đến mau cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
C- Tư thế ngồi kéo vặn ( xem hình minh họa H.3)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D8 đến L5 có hình thái
Liên Lồi Lệch hoặc Liên Lệch.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 99


Tạo cho trọng điểm trong phạm vi cột sống từ D8 đến L5 chuyển động được và giữ tĩnh từ
vùng L5 trở xuống.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ghế, đầu gối vuông góc, lưng thẳng, đầu cổ ngay, một tay buông
thõng, một tay đưa chéo qua ngực và bụng , chìa bàn tay ra mạng sườn bên kia cho thầy thuốc
nắm.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay đặt tĩnh tại trọng điểm, tay kia nắm bàn
tay của người bệnh để thao tác.
Thao tác: Hình thức là kéo vặn người xoay ra phía sau , một tay dùng ngón cái nén tĩnh tại
trọng điểm để giữ cho phần thân dưới trọng điểm không chuyển động.
Thao tác nhip nhàng , kéo vặn người bệnh nhân ra phía sau rồi lại trả về tư thế cũ, nhiều lần từ
thưa đến mau cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng thao tác.
D- Tư thế đứng kéo vặn ( xem hình minh họa H.4)
Mục đích : Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng và vùng cùng ( L4, L5
đến S1, S2, S3 ) có hình thái Liên Lồi Lệch hoặc Liên Lệch.
Tạo cho trọng điểm trên cột sống trong phạm vi từ L4, L5 đến S1, S2, S3 chuyển động được
theo hướng vặn từ phải qua trái hoặc ngược lại.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng thẳng, hai bàn chân đặt bằng ở mặt đất cách nhau một gang tay,
đầu cổ ngay, một tay buôn thõng, một tay đưa chéo phía trước ngang qua bụng và ngực, đặt
bàn tay ở mạn sường cho thầy thuốc nắm để thao tác.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh , co một chân, đặt bàn chân trên mặt ghế, thúc đầu
gối vào dưới mông người bệnh làm điểm tỳ, một tay nắm tay người bệnh và tay kia giữ chắc
xương mào chậu của người bệnh.
Thao tác: Bằng cả hai tay một lúc, một tay dùng lực kéo vặn người bệnh nhân về phía sau rồi
buông trả lại tư thế cũ, nhịp nhàng từ nhẹ đến mạnh và cuối cùng kéo giật mạnh đột ngột song
song trong lúc bàn tay kia giữ xương mào chậu của người bệnh kéo giật lại phía sau.
Chú ý: Đốt sống lệch về bên nào thì dùng đầu gối bên đó làm điểm tỳ và đồng thời kéo vặn về
phía bên đó, cụ thể là phía có lớp cơ cường. Nếu thấy khớp xương kêu răng rắc là đạt yêu cầu
tốt.

II. PHƯƠNG THỨC NÉN NÂNG

Yêu cầu của phương thức nén nâng là tạo cho hệ cột sống một sự chuyển động nhất định qua
thao tác.`Phương thức nén nâng bao gồm 4 tư thế:

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 100


A- Tư thế nằm nâng tay.
B- Từ thế ngồi nâng tay.
C- Tư thế nằm nâng hai chân.
D- Tư thế nằm nâng một chân.

A. Tư thế Nằm Nâng tay ( xem hình minh họa H.5)


Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng từ D8 đến D12 có hình thái
Liên Lồi.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ D8 đến D12 chuyển động được theo hướng thẳng từ
ngoài vào trong.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp, hai chân duỗi song hành, đầu ngẩng, hai cánh tay đưa thẳng
lên đầu áp xuống mặt giường, hai cánh tay sát má, hai bàn tay đan khóa chắc các ngón.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ngang vùng lưng trên người bệnh, một tay luồn xuống dưới hai cánh
tay người bệnh chỗ bắp tay, tay kia chuẩn bị thao tác Nén.
Thao tác: Thầy thuốc dùng tay luồn dưới hai cánh tay người bệnh nâng bổng nửa thân người
bệnh từ vùng L trở lên rồi lại đặt xuống trả về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần
để quan sát đốt sống lồi nhất của trọng điểm. Khi thấy lưng người bớt cứng thì tạo một sự
chuyển động đột ngột: một tay nâng hai cánh tay người bệnh cùng lúc đó dùng bàn tay nén
nhanh và mạnh tại trọng điểm.
Thao tác này thường chỉ áp dụng một lần, ít khi phải lặp lại lần thứ 2.
B. Tư thế ngồi nâng tay ( xem hình minh họa H.6)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D6 đến D10 có hình
thái Liên Lồi.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ D6 đến D10 chuyển động theo hướng thẳng từ ngoài vào
trong.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi xổm, lưng thẳng, đầu cổ ngay, hai cánh tay thẳng áp sát mang tai
giơ lên phía trên các ngón khóa chặt.
- Thầy thuốc: Đứng cúi chếch góc 45o phía sau người bệnh, hai bàn chân cách nhau 40cm,
cánh tay trái áp sát phía trước hai cánh tay người bệnh, cánh tay phải tỳ cùi tay vào đùi bên
phải của mình dùng làm điểm tỳ cho bàn tay phải đặt tĩnh tại trọng điểm.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 101


Thao tác: Thao tác hai tay cùng 1 lúc, tay trái gạt hai cánh tay người bệnh từ phía trước ra
phía sau, tay phải nén tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, sau đó lại trả về tư thế cũ. Thao
tác nhịp nhàng như vậy cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng thao tác.
CHÚ Ý: Trong khi thao tác nén, thầy thuốc dùng đùi bên phải của mình làm điểm tỳ cho cánh
tay phải thao tác, góc độ chuyển động của đùi với bàn chân phải của thầy thuốc đặt tĩnh là góc
độ quy định lực nén trên trọng điểm.
C. Tư thế nằm nâng hai chân ( xem hình minh họa H.7)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ L3 đến S5 có hình thái
Liên Lồi.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L3 đến S5 chuyển động theo hướng thẳng từ ngoài vào
trong.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp hai chân duỗi thẳng, hai tay khoanh vòng trước trán và tỳ trán
trên vòng cánh tay.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ngang tầm thắt lưng người bệnh, một tay luồn xuống dưới hai đùi
người bệnh ở khu vực sát trên gối, một tay buông để chuẩn bị nén.
Thao tác: Thầy thuốc dùng ngón tay luồn dưới hai đùi người bệnh nâng cho vùng hông từ L3
đến S5 bổng khỏi mặt giường rồi lại trả về tư thế cũ. Thao tác vài lần như vậy, khi nâng mà
thấy vùng lưng người bệnh bớt cứng thì cùng một lúc trong lúc tay nâng đùi người bệnh bổng
lên thì tay kia nén mạnh tại trọng điểm ấn xuống.
Nếu thao tác đúng lúc thì chỉ cần thực hiện một lần đã đến ngưỡng.
D. Tư thế nằm nâng một chân ( xem hình minh họa H.8)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ S1 đến S5 có hình thái
Liên Lồi Lệch và Liên Lệch
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ S1 đến S5 chuyển động theo hướng chếch từ ngoài vào
trong, hoặc từ phải qua trái hay ngược lại.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp duỗi thẳng hai chân, hai tay khoanh tròn trước trán, tỳ trán trên
vòng cánh tay.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ở ngang vùng thắt lưng người bệnh, một tay luồn xuống dưới một đùi
người bệnh ở khu vực trên gối, một tay đặt tĩnh tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.
CHÚ Ý: Trọng điểm lệch bên nào (Tức bên phía có cơ co cường) thì nâng chân bên ấy.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 102


Thao tác: Thầy thuốc luồn một tay dưới đùi người bệnh bên phía cơ cường, nâng bổng một
bên hông lên khỏi mặt giường rồi lại trả về tư thế cũ. Thao tác như vậy vài lần, khi nâng thấy
vùng hông bớt cứng thì tạo một động tác đột ngột, đúng lúc tay này nâng bổng đùi người bệnh
lên thì tay kia ấn mạnh tại trọng điểm nén xuống.
Nếu thao tác đúng lúc thì chỉ cần áp dụng thủ thuật này một lần đã đến ngưỡng.

III. PHƯƠNG THỨC NÉN VÍT

Yêu cầu của phương thức Nén Vít là tạo cho hệ cột sống một sự chuyển động nhất định để thao
tác giải tỏa trọng điểm để trị bệnh. Phương thức Nén Vít bao gồm bốn tư thế.
A- Tư thế Nằm Vít một gối B- Tư thế Nằm Vít hai gối
C- Tư thế Đứng Vít một mông D- Tư thế Đứng Vít hai mông
A. Tư thế nằm vít một gối ( xem hình minh họa H.9)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng từ S1 đến S5 có hình thái Lồi
Lệch đơn và Liên Lệch.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ S1 đến S5 chuyển động được theo hướng chếch 45o từ
ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, và hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại với
hình thái Liên Lệch..
Tư thế: - Người bệnh: Nằm ngửa, một chân duỗi thẳng, một chân chống gối gót chạm mông,
vòng hai cánh tay gối đầu trên hai bàn tay ngửa.
Thầy thuốc: Đứng cúi ở phía ngang đùi người bệnh, hai bàn tay đặt úp trên gối người bệnh để
thao tác.
Thao tác: Thầy thuốc dùng hai tay vít đầu gối người bệnh đến mức tối đa xuống phía mặt
giường khiến mông bên đó và lưng của người bệnh phải bật bổng khỏi mặt giường, rồi lại trả
về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng.
B. Tư thế nằm vít hai gối ( xem hình minh họa H.10)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng cùng từ S1 đến S5 có hình thái
Đơn Lồi hoặc Liên Lồi.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ S1 đến S5 chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài
vào trong.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm ngửa, hai chân chống gối, gót chạm mông, vòng hai cánh tay, đầu
gối lên hai bàn tay ngửa.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 103


- Thầy thuốc: Đứng cúi phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay úp đặt trên gối của người bệnh
để thao tác.
Thao tác: Thầy thuốc dùng hai tay vít mạnh hai đầu gối người bệnh đến mức tối đa xuống phía
mặt giường khiến hai mông và lưng của người bệnh phải bật bổng khỏi mặt giường rồi trả về
tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng.
C. Tư thế đứng vít một mông ( xem hình minh họa H.11)

Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng thắt lưng và hông từ L1 đến
L5 và từ S1 đến cụt có hình thái Lồi Lệch và Lệch.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L1 đến S5 chuyển động được từ phía sau ra phía trước.
Tư thế:- Người bệnh: Đứng thẳng, hai chân giang rộng cách nhau 40cm, dùng bàn tay cùng
phía có cơ co lệch đặt tỳ trên xương hông cùng bên, tay kia buông thõng.
- Thầy thuốc: Dùng cánh tay cùng bên tay người bệnh đã chống trên xương hông nắm chắc
khuỷu tay người bệnh để thao tác, tay kia nắm chắc vai bên kia của người bệnh.
Thao tác: Kéo vít cánh tay chống trên hông của người bệnh theo hướng từ trên xuống dưới
theo độ chếch hướng trục để cho mông người bệnh chuyển động lướt từ phía sau ra phía trước,
dùng chính bàn tay trên hông của người bệnh làm điểm tỳ cho thao tác. Sau khi vít mạnh lại trả
về tư thế cũ, thao tác nhịp nhàng nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng.
D. Tư thế đứng vít hai mông ( xem hình minh họa H.12)

Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng từ L1 đến L5 và từ S1 đến S5
có hình thái Liên Lồi.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L1 đến L5 và S1 đến S5 chuyển động được theo hướng
lướt từ phía sau ra phía trước.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng thẳng, hai chân giang rộng cách nhau 40cm, hai bàn tay đặt trực
tiếp trên hai bên xương hông làm điểm tỳ cho thao tác.
- Thầy thuốc: Hai tay nắm chắc hai khuỷu tay người bệnh để chuẩn bị thao tác.
Thao tác: Kéo vít 2 cánh tay của người bệnh đang chống trên hông theo hướng từ trên xuống
dưới để chỉnh hai bàn tay người bệnh lại đẩy hai mông của mình từ phía sau ra phía trước . Sau
khi vít mạnh lại trả về tư thế cũ, thao tác nhịp nhàng nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng.

IV. PHƯƠNG THỨC NÉN TĨNH

Yêu cầu của phương thức nén tĩnh là tạo cho hệ cột sống người bệnh thư giãn để tác động
trong một phạm vi hẹp tại trọng điểm. Phương thức nén tĩnh bao gồm:
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 104
A-Tư thế Nằm sấp. B- Tư thế nằm nghiêng
C- Tư thế Nén Đứng lướt. D-Tư thế đứng cúi
E- Tư thế đứng nghiêng G- Tư thế ngồi cúi gập
A- Tư thế nằm sấp
Mục đích: tạo cho toàn bộ hệ cột sống thư giãn để tác động. Hình thức nằm sấp bao gồm 3 tư
thế:
1. Tư thế nằm sấp chân co chân duỗi.
2. Tư thế nằm sấp tay vòng trước trán.
3. Tư thế nằm sấp trườn người.

1. Tư thế nằm sấp chân co chân duỗi ( xem hình minh họa H.13)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú tại vùng L3 đến L5, S1 đến S5 và cụt có
hình thái Liên Lồi Lệch, Lệch và Liên Lõm Lệch.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L3 đến vùng cụt chuyển động được.
Tư thế: - Người bệnh : Nằm sấp , một chân duỗi thẳng , một chân co gập dưới bụng, gót chạm
mông, hai tay vòng đỡ trán (chú ý co chân bên có trọng điểm)
- Thầy thuốc : đứng cúi ở phía ngang vùng thắt lưng người bệnh , hai bàn tay xòe rộng áp sát
lưng người bệnh, tỳ hai ngón tay cái tại trọng điểm, cánh tay thẳng cứng.
Thao tác: Thầy thuốc dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của nguyên tắc định lượng, thao tác bằng
thủ thuật ĐẨY nhịp nhàng theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Liên Lồi
Lệch, và theo hướng ngang qua phải hoặc qua trái đối với hình thái Lệch. Đối với hình thái
Liên Lõm Lệch thì áp dụng thủ thuật Bỉ nhịp nhàng theo hướng từ trong chếch ra ngoài.
Thao tác như vậy nhiều lần, khi thấy đốt sống bị dính cứng đã chuyển động thì ngừng thao tác.
2. Tư thế nằm sấp tay vòng trước trán ( xem hình minh họa H.14)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng L4, L5 và vùng cũng từ
S1 đến S5 , có hình thái Liên Lồi Lệch và Liên Lệch.
Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L4 đến S5 chuyển động được theo hướng quy định.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng song hành, hai tay khoanh vòng trước
trán, tỳ trán trên cánh tay.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 105


- Thầy thuốc: đứng cúi , hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng trên lưng người bệnh, đặt tỳ
hai ngón tay cái tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Nén tĩnh hai ngón tay tại trọng điểm làm cho trọng điểm chuyển động được theo
hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, và theo hướng ngang từ trái qua
phải hoặc từ phải qua trái đối với hình thái Liên Lệch. Buông trùng tay nén để người bệnh trở
về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế nằm sấp trườn người ( xem hình minh họa H.15)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12, vùng
thắt lưng L1 đến L5 , và vùng cùng S1 đến S5, có hình thái Liên Lồi Lệch hoặc Liên Lệch.
Tạo cho trọng điểm khu trú trong phạm vi từ D8 đến S5 chuyển động được theo hướng chếch
từ phía trước ra phía sau đối với hình thái Liên Lồi Lệch, và theo hướng từ phải qua trái hoặc
ngược lại đối với hình thái Liên Lệch.
Tư thế: - Người bệnh: nằm sấp ngang giường cao, thân mình trườn trên mặt giường, đùi và
chân buôn trùng ngoài mặt giường , hai cánh tay duỗi thẳng, giang rộng, mặt úp sấp.
Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm , hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng, hai ngón cái
đặt tỳ tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.
- Thao tác : Nén tĩnh tại trọng điểm bằng lực cả 2 ngón tay từ tối thiểu đến tối đa làm cho đốt
chuyển động theo hướng chếch từ phía sau ra phía trước đối với hình thái Liên Lồi Lệch, hoặc
theo hướng từ phải qua trái hoặc từ trái qua phải đối với hình thái Liên Lệch. Thao tác nhịp
nhàng như vậy đến ngưỡng thì ngừng.
B- Tư thế nén nằm nghiêng
Tư thế nén nằm nghiêng bao gồm 3 tư thế:
1- Tư thế Nằm nghiêng chân chéo
2- Tư thế Nằm Nghiêng chân co tối đa
3- Tư thế Nằm Nghiêng chân co.
1. Tư thế nằm nghiêng chân chéo ( xem hình minh họa H.16)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng L4, L5 và vùng cùng từ
S1 đến S5, có hình thái Liên Lồi Lệch và Liên Lệch hoặc Liên Lõm.
Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L4 đến S5 theo hướng chếch
từ sau ra trước đối với hình thái Liên Lồi Lệch, từ phải qua trái hay ngược lại đối với hình thái
Liên Lệch, và từ trong ra ngoài đối với hình thái Liên Lõm bằng cách áp dụng thủ thuật Bi.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 106


Tư thế: - Người bệnh: nằm nghiêng , một cánh tay gối đầu, tay kia ở tư thế tự do, hai chân đều
duỗi thẳng, chân trên đặt chéo ra phía trước, gót chân cách ngón chân của bàn chân bên kia
chừng 20cm.
- Thầy thuốc: đứng cúi ngang trọng điểm phía sau lưng người bệnh, thẳng hai cánh tay, hai bàn
tay đặt trên lưng người bệnh xòe rộng, hai ngón tay cái đặt tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.
Thao tác: Nén tĩnh cả hai ngón tay tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo
hướng chếch từ sau ra trước đối với hình thái Liên Lồi Lệch, từ phải qua trái hoặc ngược lại
đối với hình thái Liên Lệch, và theo hướng từ trong ra ngoài bằng thủ thuật Bỉ đối với hình thái
Liên Lõm. Sau khi nén lại buông trùng tay, ngừng thao tác để người bệnh trở lại tư thế cũ.
Thao tác nhịp nhàng như vậy theo tốc độ quy định cho đến ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế nằm nghiêng chân co tối đa ( xem hình minh họa H.17)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 và vùng
cùng từ S1 đến S5 có hình thái Liên Lồi Lệch và Liên Lệch hoặc Liên Lõm.
Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến S5 theo hướng chếch
từ ngoài vào đối với hình thái Liên Lồi Lệch, hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối
với hình thái Liên Lệch và theo hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái Liên Lõm.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm nghiêng phía có cơ co áp sát mặt giường , chân dưới duỗi thẳng,
chân trên co gập đùi áp sát bụng. Cánh tay sát mặt giường co gập ngang vai, bàn tay đặt nhẹ
lên cổ, tay kia duỗi thẳng nắm chắc ngón chân cái của chân co.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm phía sau lưng người bệnh, hai cánh tay thẳng, hai
bàn tay xòe rộng áp sát trên lưng người bệnh, hai ngón tay cái đặt tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Nén tĩnh cả hai ngón tay tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo đúng
hướng quy định làm cho các đốt sống chuyển động. Sau khi nén lại buông trùng cả hai tay để
bệnh nhân trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng theo tốc độ quy định đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế nằm nghiêng chân co ( xem hình minh họa H.18)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12, vùng
thắt lưng từ L1 đến L5 và vùng cùng có hình thái Liên Lồi Lệch, Liên Lệch hoặc Liên Lõm.
Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng từ D8 đến vùng cùng.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co vuông góc thước thợ,
cánh tay dưới nâng lên ngang vai, khuỷu tay gập, bàn tay úp trên cơ vai hoặc cổ, tay trên ở tư
thế tự do.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 107


Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm phía sau người bệnh, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay
xòe rộng áp sát lưng người bệnh, hai ngón tay cái đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Nén tĩnh tại trọng điểm bằng lực từ tối thiểu đến tối đa theo hướng chếch từ ngoài
vào trong đối với hình thái Liên Lồi Lệch, ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình
thái Liên Lệch và hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái Liên Lõm.
Buông trùng hai tay để người bệnh trở lại tư thế cũ, thao tác nhịp nhàng như vậy theo tốc độ
quy định, đến ngưỡng thì ngừng.
C- Tư thế Nén Đứng Lướt.

Tư thế Nén Đứng bao gồm


1. Tư thế Nén Đứng oằn lưng
2. Tư thế Nén Đứng cong lưng
3. Tư thế Nén Đứng cúi oằn lưng
4. Tư thế Nén Đứng cúi gập lưng cong
5. Tư thế Nén Đứng nghiêng

1. Tư thế Nén Đứng oằn lưng ( xem hình minh họa H.19)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12 có hình
thái Liên Lồi.
Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng D8 đến D12 theo hướng thẳng từ ngoài vào
trong.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng giang hai chân cách nhau 40cm, hai tay chống thẳng vào tường ở
tầm ngang vai, đầu ngóc cao, oằn võng lưng.
- Thầy thuốc: Đứng thẳng ở phía sau người bệnh, hai cánh tay co hình thước thợ, hai bàn tay
xòe rộng trên hai bên cơ lưng người bệnh ở tầm ngang trọng điểm, hai ngón tay cái tỳ trên
trọng điểm để thao tác.
- Thao tác: Nén theo độ chếch 15o đến 45o từ trên xuống theo hướng thẳng từ ngoài vào trong
áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa làm cho đốt sống bị dính cứng chuyển động. Sau đó buông
trùng tay trả người bệnh trở lại tư thế cũ rồi lại tiếp tục thao tác nhẹ nhàng theo tốc độ quy định
cho đến ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế Nén Đứng cong lưng ( xem hình minh họa H.20)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12 và vùng
thắt lưng từ L1 đến L3 có hình thái Đơn Lõm.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 108


Tạo sự chuyển động cho các trọng điểm khu trú ở vùng lưng dưới và thắt lưng từ D8 đến L3
theo hướng từ trong ra ngoài.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng dạng hai chân cách nhau 40cm, hai tay thẳng chống vào tường
ngang tầm vai, cong gù lưng, đầu cúi lướt theo đường cong của cột sống.
- Thầy thuốc: Đứng thẳng ở phía sau người bệnh, hai cánh tay co hình thước thợ, hai bàn tay
xòe rộng đặt trên hai bên cơ lưng ngang trọng điểm, hai ngón tay cái tỳ ở trọng điểm.
Thao tác: Nén theo độ chếch từ 15o đến 45o từ dưới lên trên theo hướng đã quy định của thủ
thuật Bỉ từ trong ra ngoài, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa làm cho các đốt sống chuyển
động được. Buông trùng tay trả người bệnh trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng theo tốc độ
quy định cho đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế đứng cúi oằn lưng ( xem hình minh họa H.21)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L3 có hình
thái Liên Lồi hay Liên Lồi Lệch.
Tạo sự chuyển động cho trọng điểm theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái
Liên Lồi, và theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Liên Lồi Lệch
Tư thế: - Người bệnh: Đứng dạng hai chân cách nhau 40cm, hai tay chống trên điểm tỳ cao 30
đến 40cm đầu ngóc cao, lưng oằn.
- Thầy thuốc: Đứng phía sau hoặc ngang tầm trọng điểm của người bệnh, hai tay co hình thước
thợ, hai bàn tay xòe đặt nhẹ trên cơ lưng người bệnh, hai ngón tay cái tỳ tại trọng điểm.
Thao tác: Dùng hai ngón cái nén thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái Liên Lồi và theo
hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Liên Lồi Lệch. Buông trùng tay trả người
bệnh về tư thế cũ rồi lại tiếp tục thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế nén đứng cúi gập ( xem hình minh họa H.22)
Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú không quy định vùng có hình thái Lồi
Lệch, Lệch hoặc Lõm chủ yếu áp dụng cho những trường hợp người bệnh có dấu hiệu tay rất
hạn chế, làm cho toàn bộ cột sống chuyển động được.
Tư thế: - Người bệnh: Hai chân chụm, thẳng gối, hai cánh tay duỗi thẳng, cúi gập lưng cố gắng
cho ngón tay giữa chạm đất.
- Thầy thuốc: Đứng ngang bên cạnh người bệnh, hai bàn tay xòe đặt trên lưng người bệnh, hai
ngón cái đặt tại trọng điểm.
Thao tác: Nén tại trọng điểm theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi, theo
hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, theo hướng từ phải qua trái hoặc
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 109
hướng ngược lại đối với hình thái Lệch, hoặc theo hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái
Lõm.
Dùng lực từ tối thiểu đến tối đa làm cho các đốt sống chuyển động. Buông trùng tay trả người
bệnh về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy theo tốc độ quy định cho đến ngưỡng thì
ngừng.
5. Tư thế Nén Đứng Lướt nghiêng ( xem hình minh họa H.23)

Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12 có hình
thái Liên Lồi Lệch.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng cạnh ghế, trụ trên một chân phía có cơ co, nghiêng sườn để chống
tay cùng bên lên mặt ghế, chân kia gác ngang lên điểm tỳ cao từ 30 đến 40 cm, tay kia giơ
thẳng lên trời.
- Thầy thuốc: Một tay nâng cánh tay giơ lên trời của người bệnh để giữ ở tư thế thích hợp theo
yêu cầu, một tay nén tại trọng điểm.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo hướng chếch 45 độ từ ngoài vào trong, hoặc
theo hướng phải qua trái hay ngược lại tùy theo đốt sống Lệch. Buông trùng tay trả người bệnh
về tư thế cũ xong lại tiếp tục thao tác nhịp nhàng theo tốc độ thích hợp cho đến ngưỡng thì
ngừng thao tác.
6) Tư thế nén ngồi cúi gập ( xem hình minh họa H.24)

Mục đích: - Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng từ D8 đến S5 có hình thái
Liên Lồi, Liên Lệch hoặc Liên Lõm.
Tạo cho trọng điểm chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái
Liên Lồi, theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái Liên Lệch, và
theo hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái Liên Lõm.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi trên ghế, hai chân giang rộng, gục đầu trên hai cánh tay vòng đỡ
trán, lưng thẳng.
- Thầy thuốc: Đứng cúi, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng trên lưng người bệnh, hai
ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm các ngón tay kia đặt trên cơ lưng người bệnh để thao tác.
Thao tác: Nén tĩnh tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu tới tối đa theo quy định của nguyên
tắc định lực đối với vùng từ D8 đến S5 theo hướng đã quy định làm cho cột sống chuyển động.
Trùng tay nén để trả người bệnh về tư thế cũ, sau đó lại tiếp tục thao tác nhịp nhàng cho đến
ngưỡng thì ngừng.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 110


TÓM TẮT VỀ PHƯƠNG THỨC NÉN

Mục đích của phương thức Nén trên đây là tác động để tạo cho các đốt sống bị dính cứng một
sự chuyển động đúng với yêu cầu của thầy thuốc.

Phương thức Nén không có giá trị triệt để trong giải tỏa hình thái trọng điểm để trị bệnh, vì
phương thức Nén chỉ mới giải tỏa được các hình thái của các đốt sống bị dính cứng mà không
có khả năng giải tỏa các hình thái bệnh lí của các lớp cơ đệm.

Do đó sau khi đã áp dụng phương thức Nén lại phải tiếp tục áp dụng phương thức Sóng thì
mới giải tỏa được ổ rối loạn một cách triệt để.

Khi thao tác bao giờ cũng thực hiện chuyển động ban đầu từ lực tối thiểu đến tối đa, nhưng khi
áp dụng lực tối đa thì nên tạo một động tác đột ngột thì hiệu quả cao.

Khi Kéo phải tùy thuộc vào sự di chuyển của trọng điểm mà kéo theo độ chếch, có thể từ 45 độ
đến 90 độ hoặc có thể hơn nữa.

Phương thức nén bao gồm 24 tư thế

-4 tư thế Nén Kéo


-4 tư thế Nén nâng
-4 tư thế Nén vít
-12 tư thế Nén tĩnh, gồm : 3 tư thế Nằm sấp; + 3 tư thế Nằm nghiêng; + 2 tư thế Nén đứng
+ 1 tư thế Đứng nghiêng; + 2 tư thế Đứng cúi; + 1 tư thế Ngồi cúi gập

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 111


BẢNG TÓM TẮT PHƯƠNG THỨC NÉN

1/Phương thức Nén Kéo


Thứ Tư thế Hình thái Đốt sống Hình Trang
tự
1 Ngồi Kéo ngửa Liên Lồi D6 đến D12 1
2 Đứng Kéo ngửa Liên Lồi L1 đến L5 2
3 Ngồi Kéo Vặn Liên Lồi Lệch, Liên Lệch L5 đến S5 3
4 Đứng kéo Vặn Liên Lồi Lệch, Liên Lệch L4 đến S5 4
2/ Phương thức Nén Nâng
1 Nằm Nâng tay Liên Lồi D8 đến D12 5
2 Ngồi Nâng tay Liên Lồi D6 đến D9 6
3 Nằm nâng 2 chân Liên Lồi L3 đến S5 7
4 Nằm nâng 1 chân Liên Lồi Lệch, Liên Lệch S1 đến S5 8
3/ Phương thức Nén Vít
1 Nằm vít 1 gối Lồi Lệch đơn, Liên Lệch S1 đến S5 9
2 Nằm vít 2 gối Đơn, Liên Lồi S1 đến S5 10
3 Đứng vít 1 mông Lồi Lệch và Lệch L1 đến S5 11
4 Đứng vít 2 mông Liên Lồi L1 đến S5 12
4/ Phương thức Nén Tĩnh
1 Nằm sấp chân co Liên Lồi Lệch, Lệch, Liên L3 đến cụt 13
chân duỗi Lõm Lệch
2 Nằm sấp tay vòng Liên Lồi Lệch, Liên Lệch L4 đến S5 14
trước trán
3 Nằm sấp trườn người Liên Lồi Lệch, Liên Lệch D8 đến S5 15
4 Nằm nghiêng chân Lồi Lệch, Liên Lệch, Liên L4 đến S5 16
Lõm
5 Nằm nghiêng chân co Lồi Lệch, Liên Lệch L1 đến S5 17
tối đa
6 Nằm nghiêng chân co Lồi Lệch, Liên Lệch, Liên D8 đến L5 18
lõm
7 Nén đứng lướt oằn Đơn Lồi D8 đến D12 19
lưng
8 Nén đứng lướt cong Đơn Lõm D8 đến D12 20
lưng
9 Nén đứng cúi oằn Liên Lồi L1 đến L3 21
lưng Liên Lồi Lệch
10 Nén Đứng cúi gập Lồi Lệch, Lệch, Lõm Không QĐ 22
11 Nén đứng nghiêng Liên Lồi Lệch D8 đến D12 23
12 Ngồi cúi gập Liên Lồi, Liên Lệch, Liên D8 đến S5 24
Lõm

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 112


HÌNH ẢNH MINH HỌA PHƯƠNG PHÁP NÉN

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 113


Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 114
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 115
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 116
Bài 2. PHƯƠNG THỨC SÓNG

Phương thức Sóng là một phương thức trị bệnh bằng thủ thuật tác động trực tiếp tại trọng
điểm để tạo cho trọng điểm trên hệ cột sống có một cảm giác đau với khoảng cách đều đặn tạo
thành sóng cảm giác. Sóng mau, thưa hay liên tục đã nêu rõ cụ thể trong phần “Nguyên tắc
tạo sóng cảm giác trị bệnh”.
Để khi tác động trị bệnh tạo được một cảm giác thích hợp nhất cho cơ thể người bệnh tự điều
chỉnh giải tỏa các hình thái của trọng điểm, chúng tôi quy định những tư thế của thầy thuốc và
người bệnh theo từng trường hợp khu trú của trọng điểm trên hệ cột sống: vùng cổ, vùng lưng
trên, vùng thắt lưng v..v… như đã nói trong Phần Đại cương của Phương thức trị bệnh.
Sau đây là một số tư thế ứng dụng cụ thể cho trọng điểm khu trú ở từng vùng khác nhau.
I. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM VÙNG CỐ TRÊN (TỪ C1 ĐẾN C3)

A. Tư thế ngồi cổ cúi gập (Xem hình minh họa H.25)


Mục đích: Giải tỏa trọng điểm có hình thái loại Mềm Đơn và Liên Lệch từ C1 đến C3
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ghế, người ngay, hai đầu gối vuông góc, hai tay ở tư thế tự do, cổ
cúi gập, tỳ trán trên bàn.
- Thầy thuốc: Đứng chếch ở phía sau người bệnh, một tay co, một tay ở tư thế tự do, xòe bàn
tay úp lên gáy người bệnh, ngón cái hoặc ngón giữa tỳ tại trọng điểm
Thao tác: Tác động tại trọng điểm bằng thủ thuật Xoay và dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của
một ngón tay theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại. Khi đến ngưỡng thì ngừng
thao tác.
B. Tư thế nằm ngửa cổ (Xem hình minh họa H.26)
Mục đích: Giải tỏa các hình thái của trọng điểm loại Đơn hoặc Liên Lồi, Lồi Lệch, hoặc Lệch,
co cứng xơ, khu trú trong vùng từ C1 đến C3
Tư thế: - Người bệnh: Nằm ngửa không gối, đầu cổ ngay, hai chân và hai tay duỗi thẳng.
- Thầy thuốc: Đứng hoặc ngồi ghế chếch ở phía đầu người bệnh, một tay giữ cho đầu của
người bệnh tĩnh trong khi tác động trị bệnh, một cánh tay co xòe bàn tay luồn dưới gáy người
bệnh dùng ngón tay trỏ hay ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu tới tối đa của bàn tay theo hướng thẳng từ ngoài vào trong
đối với hình thái Lồi, hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, và hướng
ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái Lệch bằng các thủ thuật thích hợp
(Xoay, Đẩy), khi đến ngưỡng thì ngừng thao tác.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 117


II. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM VÙNG CỔ DƯỚI (TỪ C4 ĐẾN C7)

Để giải tỏa trọng điểm khu trú tại vùng C4 đến C7, phương thức Sóng ứng dụng 3 tư thế:
A. Tư thế ngồi gục đầu (Xem hình minh họa H.27)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú từ C4 đến C7, có hình thái Lõm , Lõm Lệch, Teo,
Nhược.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi cúi, hai tay khoanh vòng, tỳ trán gục trên bàn, hai bàn tay úp sấp.
- Thầy thuốc: Đứng chếch phía sau người bệnh, một tay ở tư thế tự do, một cánh tay co, xòe
bàn tay rộng đặt tỳ ngón cái hoặc ngón trỏ ở trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa của một bàn tay bằng thủ thuật Bỉ song chỉnh đối
với hình thái Lõm, Bỉ đơn chỉnh đối với hình thái Lõm Lệch theo hướng từ trong ra ngoài.
Thao tác nhịp nhàng khi đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
B. Tư thế ngồi ngửa cổ (Xem hình minh họa H.28)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng từ C4 đến C7 có hình thái Đơn hoặc Liên Lồi,
Lồi Lệch, co cứng.
Tư thế:- Người bệnh: Ngồi ngay, cổ hơi ngửa ra phía sau, hai tay ở tư thế tự do, hai gối vuông
góc song hành.
- Thầy thuốc: Đứng hoặc ngồi ghế cao hơn người bệnh ở phía sau người bệnh, dùng một tay
đỡ trán người bệnh, một cánh tay co bàn tay xòe rộng dùng ngón cái hoặc ngón giữa tỳ tại
trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa của một bàn tay bằng thủ thuật Đẩy theo hướng
thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi, thủ thuật Xoay theo hướng chếch từ ngoài vào
trong đối với hình Lồi Lệch. Thao tác đến ngưỡng định lượng thì ngừng.
C. Tư thế nằm sấp úp mặt (Xem hình minh họa H.29).
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú từ C1 đến C7 có hình thái Lõm, Lõm Lệch, Teo, Nhược,
Xơ.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp, úp sấp mặt, hai chân và hai tay buông xuôi.
- Thầy thuốc: Đứng hoặc ngồi ghế ở ngang vùng lưng trên, một tay ở tư thế tự do, một cánh
tay co bàn tay xòe rộng đặt ngón cái hoặc ngón tay giữa trên trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa của một bàn tay bằng thủ thuật Bỉ song chỉnh đối
với hình thái Lõm, theo hướng thẳng từ trong ra ngoài và Bỉ Đơn chỉnh đối với hình thái Lõm

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 118


Lệch theo hướng chếch từ phải qua trái hoặc ngược lại và từ trong ra ngoài. Thao tác nhịp
nhàng đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
III. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM VÙNG LƯNG TRÊN (TỪ D1 ĐẾN D3)

Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng từ D1 đến D3. Phương thức Sóng ứng dụng 2 tư thế:
A. Tư thế ngồi ngay (Xem hình minh họa H.30)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng trên lưng trên có hình thái Lồi hoặc Lồi lệch.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi thẳng lưng, hai tay buông xuôi, đầu cổ ngay.
- Thầy thuốc: Đứng chếch phía sau người bệnh, một tay theo dõi nhiệt độ da, một cánh tay co,
bàn tay tỳ sát trên lưng người bệnh, thu hai ngón út và ngón đeo nhẫn vào lòng bàn tay, dùng
ngón giữa đặt tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa của một ngón tay, ứng dụng thủ thuật Đẩy và
Xoay theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi, theo hướng chếch đối với
hình thái Lồi Lệch. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng định lượng thì ngừng.
B. Tư thế ngồi ngay gục đầu (Xem hình minh họa H.31)
Mục đích: - Giải tỏa trọng điểm khu trú ở phần trên lưng trên từ D1 đến D3 khu trú trong lớp
cơ sâu có hình thái Lõm, Lõm Lệch Đơn hoặc Liên
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ngay lưng, đầu gục, hai tay thu vào lòng.
- Thầy thuốc: Đứng chếch phía sau người bệnh, một tay theo dõi nhiệt độ da, một cánh tay co
dùng ngón giữa đặt tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa của một ngón tay bằng thủ thuật Bỉ song chỉnh
đối với hình thái Lõm, hoặc đơn chỉnh đối với hình thái Lõm Lệch theo hướng chếch từ trong
ra ngoài. Thao tác cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng
IV. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM VÙNG DƯỚI LƯNG TRÊN (TỪ D4 ĐẾN D7)

Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng D4 đến D7, phương thức sóng ứng dụng 3 tư thế
A. Tư thế ngồi gác tay ngang vai (Xem hình minh họa H.32)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng trên từ D4 đến D7 có hình thái Lồi,
Lồi Lệch, Co dầy.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ngay, đầu cổ ngay, hai tay vòng gác trên bàn khám bệnh.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 119


- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay theo dõi nhiệt độ da, một cánh tay co để
thao tác theo quy định của thủ thuật.
Thao tác: Dùng lực từ tối thiểu tới tối đa của một ngón tay, áp dụng thủ thuật Đẩy và Xoay
theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi, hướng chếch từ ngoài vào trong đối
với hình thái Lồi Lệch. Thao tác đến ngưỡng định lượng thì ngừng.
B. Tư thế ngồi cúi lướt (Xem hình minh họa H.33)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng trên từ D4 đến D7 có hình thái Lồi co
dầy.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi thẳng lưng lướt mình tỳ ngực trên bàn, đầu cổ ngay, hai cánh tay
giang rộng tự do trên bàn.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay theo dõi nhiệt độ da, một cánh tay co để
thao tác theo quy định của thủ thuật.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Đẩy theo quy định của nguyên tắc định lực theo hướng thẳng từ
ngoài vào trong theo tốc độ quy định của nguyên tắc điều nhiệt, hoặc áp dụng phương thức
song chỉnh tại trọng điểm theo quy định của các nguyên tắc và thủ thuật trị bệnh của phương
pháp, tạo cho lớp cơ trên cột sống tại trọng điểm thư giãn. Thao tác nhịp nhàng cho đến
ngưỡng của định lượng thì ngừng.
C. Tư thế ngồi gù lưng (Xem hình 34)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng trên từ D4 đến D7 có hình thái Lõm,
Lõm Lệch, Co cứng ở lớp cơ sâu.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi cong gù lưng, vòng hai cánh tay đặt trên bàn, đầu cúi gục tỳ trán
trên vòng cánh tay.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay theo dõi nhiệt độ da, một cánh tay co
theo quy định của thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Bỉ song chỉnh đối với hình thái Lõm, hoặc thủ thuật Bỉ đơn chỉnh
đối với hình thái Lõm Lệch theo hướng từ trong ra ngoài. Thao tác đến ngưỡng của định lượng
thì ngừng.
V. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM VÙNG TRÊN LƯNG DƯỚI (D8 VÀ D9)

Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng trên lưng dưới (D8-D9), Phương pháp Tác động cột
sống áp dụng 6 tư thế:
A. Tư thế nằm sấp tay trước trán (Xem hình 35)

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 120


Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng trên lưng dưới D8-D9 có hình thái Co dầy Lồi
Lệch, Lệch, Lõm Lệch, Đơn hoặc Liên
Tư thế:- Người bệnh: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay vòng, cúi đầu tỳ trán trên
vòng cánh tay.
- Thầy thuốc: Đứng cúi, một tay ở tư thế tự do, một cánh tay co theo quy định.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi Lệch, theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái Lệch, và thủ
thuật Bỉ đơn chỉnh đối với hình thái Lõm Lệch theo hướng từ trong ra ngoài. Thao tác đến
ngưỡng định lượng thì ngừng.
B. Tư thế ngồi gác bàn tay (Xem hình 36)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng trên lưng dưới (D8-D9) có hình thái Lệch, Lõm
Lệch đơn hoặc Liên, co, xơ, dầy, mỏng.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ngay lưng, hai cánh tay áp sát bên sườn, đặt hai bàn tay trên bàn.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay ở tư thế tự do, một tay co theo quy định
của thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại
đối với hình thái Lệch và Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái
Lõm Lệch. Thao tác đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
C. Tư thế đứng thẳng tay thõng (Xem hình 37)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng trên lưng dưới D8-D9 có hình thái Lệch, Lõm
Lệch đơn hoặc liên, co, xơ, dầy, mỏng.
Tư thế:- Người bệnh: Đứng thẳng, hai tay buông thõng.
- Thầy thuốc: Đứng chếch phía sau của người bệnh, một tay đỡ vai người bệnh, một cánh tay
co theo quy định.
Thao tác: áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại
đối với hình thái Lệch, và thủ thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với
hình thái Lõm Lệch. Thao tác đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
D. Tư thế ngồi ghế bó gối (Xem hình 38)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng trên và vùng trên lưng dưới (từ D4
đến D7 và D8, D9) có hình thái Lõm, Lõm Lệch, Đơn hoặc Liên.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 121


Tư thế:- Người bệnh: Ngồi ghế, hai bàn chân đặt bằng ở mặt đất, hai đầu gối khép chặt, cúi
cho ngực sát đùi, hai cánh tay bó gối, hai bàn tay khóa các ngón và ôm cổ chân, đầu cổ cúi
gục.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay ở tư thế tự do, một cánh tay co theo quy
định của thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình
thái Lõm Lệch, và thủ thuật Bỉ song chỉnh theo hướng thẳng từ trong ra ngoài đối với hình thái
Lõm. Tác động đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
E. Tư thế ngồi vặn lưng (Xem hình 39)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở phần lưng dưới (D8-D12) có hình thái Lệch, Lồi
Lệch, Đơn hoặc Liên, Co, Dầy, Xơ, Sợi
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi trên giường, hai chân duỗi song hành, một tay ở tư thế tự do, một
tay vắt chéo nắm các ngón chân của bàn chân khác bên (tay phải nắm chân trái, hoặc tay trái
nắm chân phải) để tạo thành lớp cơ lưng vặn tự nhiên.
- Thầy thuốc: Đứng phía sau người bệnh, một tay ở tư thế tự do, một cánh tay co theo quy định
của thủ thuật, bàn tay xòe rộng hoặc đặt ngón cái hoặc ngón giữa tại trọng điểm để thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, hoặc theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch. Thao tác cho
đến ngưỡng của định lượng thì ngừng
F. Tư thế đứng lướt thẳng lưng (Xem hình 40)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở phần trên lưng dưới (D8-D9) có hình thái Lồi, Lồi
Lệch Đơn hoặc Liên, Co Dầy.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng thẳng, hai bàn chân chụm đặt bằng trên mặt đất, hai tay đưa
ngang vai chống bàn tay vào tường, lướt cho lưng võng xuống.
- Thầy thuốc: Đứng phía sau người bệnh, một tay ở tư thế tự do, một cánh tay co theo quy định
của thủ thuật để thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch. Thao tác đến ngưỡng
định lượng thì ngừng .

VI. GIẢI TỌA TRỌNG ĐIỂM VÙNG DƯỚI LƯNG DƯỚI (D10 ĐẾN D12)

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 122


Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng dưới, Phương pháp tác động cột sống áp dụng
4 tư thế:
A. Tư thế đứng cúi cong lưng (Xem hình 41)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng dưới từ D10 đến D12 có hình thái Co
Lõm, hoặc Lõm Lệch.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng giang rộng hai chân, hai tay chống trên một điểm tỳ cao 80cm
đến 1m, đầu cúi, lưng cong gù.
- Thầy thuốc: Đứng chếch hoặc đứng sau người bệnh để thao tác, một tay ở tư thế tự do, một
cánh tay co theo quy định của thủ thuật để thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái
Lõm Lệch, và thủ thuật Bỉ song chỉnh đối với hình thái Lõm theo hướng thẳng từ trong ra ngoài.
Thao tác đến ngưỡng định lượng thì ngừng.
B. Tư thế đứng nghiêng (Xem hình 42)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng dưới lưng dưới (từ D8 đến D12) có hình thái
Lồi, Lồi Lệch Đơn hoặc Liên, Co dầy.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng trụ một chân phía có cơ co bên cạnh ghế, nghiêng sườn để chống
tay cùng bên lên mặt ghế, chân kia gác ngang lên điểm tỳ cao từ 30 đến 40cm, tay kia giơ thẳng
lên trời.
- Thầy thuốc: Đứng chếch, một tay đỡ tay của người bệnh giơ lên trời, một cánh tay co theo
quy định của thủ thuật để thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, và theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, Thao tác đến
ngưỡng định lượng thì ngừng.
C. Tư thế ngồi cúi gập (Xem hình 43)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng lưng dưới (D8-D9), vùng thắt lưng (L1 đến L5),
và vùng cùng (từ S1 đến S5) có hình thái Lồi, Lõm, Lệch, Đơn hoặc Liên.
Tư thế:- Người bệnh: Ngồi trên ghế, hai chân dang rộng, lưng bằng, đầu gục trên một ghế
khác, hai tay vòng đỡ trán.
- Thầy thuốc: Đứng cúi, một cánh tay ở tư thế tự do, một cánh tay co theo quy định của thủ
thuật theo nguyên tắc định lực để thao tác.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 123


Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, hoặc thủ thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái Lõm
Lệch. Thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
D. Tư thế đứng cúi thẳng lưng (Xem hình 44)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng lưng dưới (từ D10 đến D12), vùng thắt lưng (từ
L1 đến L5) có hình thái Lệch Đơn hoặc Liên, loại Co dầy, Mỏng, Xơ, Sợi.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng giạng rộng hai chân, hai tay chống ghế thấp, lưng thẳng.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ở phía ngang trọng điểm, một tay ở tư thế tự do, một cánh tay co hoặc
thẳng theo quy định của thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hương ngang từ phải sang trái hoặc ngược lại.
Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng của đinh lượng thì ngừng thao tác.

VII. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM KHU TRÚ Ở VÙNG THẮT LƯNG

Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng. Phương pháp tác động cột sống áp dụng 5 tư
thế:
A. Tư thế nằm sấp trườn người (Xem hình 45)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 và vùng cùng từ S1 đến
S5 có hình thái Lồi, Lồi Lệch Đơn hoặc Liên.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp ngang giường, thân mình trườn trên giường, đùi và chân
buông trùng ngoài mặt giường, hai cánh tay duỗi thẳng giang rộng, mặt úp sấp.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm, cánh tay thẳng theo quy định của nguyên tắc định
lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, và theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch. Thao tác nhịp
nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
B. Tư thế đứng cúi oằn lưng (Xem hình 46)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 có hình thái Lồi và Lồi
Lệch co dầy.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng giạng hai chân cách nhau 40cm, hai tay chống trên điểm tỳ cao
từ 30cm đến 40cm, lưng oẳn, đầu ngóc cao.
- Thầy thuốc: Đứng cúi, cánh tay thẳng theo quy định của nguyên tắc định lực.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 124


Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, và theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch. Thao tác nhịp
nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.

C. Tư thế ngồi ngửa người (Xem hình 47)


Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 có hình thái Lồi, Lồi
Lệch Đơn hoặc Liên, Co dầy, Cộm.
Tư thế: - Người bệnh: Ngồi ghế, đầu gối vuông góc, chân song hành, hai tay ở tư thế tự do,
ngửa người ưỡn ra phía trước khiến cho lưng oằn.
- Thầy thuốc: Ngồi phía sau người bệnh, một tay đỡ vai người bệnh, một tay tác động tại trọng
điểm theo quy định của nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, theo hướng chếch từ ngoài vào trong với hình thái Lồi Lệch. Thao tác nhịp nhàng cho
đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
D. Tư thế Nằm sấp vòng tay trước trán (Xem hình 48)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 có hình thái Lệch, Co,
Dầy, Mỏng, Xơ.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng song hành, hai tay khoanh tròn trước trán,
tỳ trán trên cánh tay.
- Thầy thuốc: Đứng cúi hoặc ngồi ghế phía ngang trọng điểm, cánh tay thẳng để thao tác theo
nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại.
Thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
E. Tư thế nằm nghiêng chân co (Xem hình 49)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 có hình thái Lồi Lệch,
Lệch Lõm, Lõm Lệch Đơn hoặc Liên.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co vuông góc thước thợ,
cánh tay dưới nâng lên ngang vai, khuỷu tay gập, bàn tay úp trên vai hoặc cổ, tay trên ở tư thế
tự do.
- Thầy thuốc: Đứng cúi hoặc ngồi trên ghế ngang trọng điểm, một tay thao tác bằng lực cánh
tay duỗi thẳng theo quy định của nguyên tắc định lực.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 125


Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi Lệch, theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái Lệch, hoặc áp
dụng thủ thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái Lõm Lệch.
Thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.

VIII. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM KHU TRÚ Ở VÙNG CÙNG

Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng cùng, Phương pháp tác động cột sống áp dụng 4 tư thế:
A. Tư thế nằm nghiêng chân co tối đa (Xem hình 50)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng cùng từ S1 đến S3 có hình thái Lồi Lệch, Lệch,
Lõm, Lõm Lệch Đơn hoặc Liên, Co dầy hoặc mỏng.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm nghiêng, phía có cơ co áp sát mặt giường, chân dưới duỗi thẳng,
chân trên co gập đùi áp sát vào bụng, tay áp mặt giường co gập cánh tay ngang vai, bàn tay đặt
nhẹ trên cổ, tay kia duỗi thẳng nắm chắc ngón chân cái của chân co.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm, một tay ở tư thế tự do, một tay thao tác theo quy định
của nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi Lệch, hoặc theo hướng ngang từ trái qua phải hoặc ngược lại đối với hình thái Lệch.
Áp dụng thủ thuật Bỉ song chỉnh đối với hình thái Lõm theo hướng thẳng từ trong ra ngoài, và
Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái Lõm Lệch. Thao tác nhịp
nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.

B. Tư thế nằm nghiêng chân chéo (Xem hình 51)


Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng cùng từ S1 đến S5 có hình thái Lồi Lệch, Lệch,
Lõm Lệch Đơn hoặc Liên, Co dầy hoặc mỏng.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm nghiêng, một cánh tay gối đầu, tay kia ở tư thế tự do, hai chân đều
duỗi thẳng, chân trên đặt chéo ra phía trước, gót chân cách ngón chân của bàn chân kia chừng
20cm.
- Thầy thuốc: Đứng cúi hoặc ngồi ghế ngang trọng điểm, một tay ở tư thế tự do, một tay thao
tác theo quy định của nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy từ trên xuống hoặc từ dưới lên tùy theo vị trí khu trú
của trọng điểm. Tác động theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, hoặc
theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc từ trái qua phải đối với hình thái Lệch. Áp dụng thủ
thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái Lõm Lệch. Thao tác
nhịp nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 126


C. Tư thế nằm sấp gập chân (Xem hình 52)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm vùng cùng và cụt từ S1 đến cụt có hình thái Lệch, Lõm và Lõm
Lệch Đơn hoặc Liên, Co dầy hay mỏng, Xơ.
Tư thế: - Người bệnh: Người bệnh nằm phủ phục, hai chân co dưới bụng, hai tay vòng đỡ trán.
- Thầy thuốc: Đứng cúi, cánh tay thẳng theo quy định của nguyên tắc định lực để thao tác.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Bỉ song chỉnh theo hướng thẳng từ trong ra ngoài đối với hình
thái Lõm, Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài đối với hình thái Lõm Lệch. Áp
dụng thủ thuật Xoay và đẩy theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái
Lệch. Thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
D. Tư thế nằm sấp chân co chân duỗi (Xem hình 53)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng cụt từ S1 đến cụt, có hình thái Lệch, Lõm Lệch
Đơn hoặc Liên, Co dầy hoặc mỏng.
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp phủ phục, hai cánh tay vòng, gục đầu trên vòng tay, bên có
trọng điểm và cơ co thì thu gập chân co dưới bụng, chân kia duỗi thẳng.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế hoặc đứng cúi, cánh tay thẳng để thao tác theo quy định của nguyên tắc
định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại
đối với hình thái Lệch và áp dụng thủ thuật Bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngoài
đối với hình thái Lõm Lệch. Thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
IX. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM KHU TRÚ Ở VÙNG CỤT

Để giải tỏa trọng điểm khu trú ở vùng cụt, Phương pháp tác động cột sống ứng dụng 2 tư thế:
A. Tư thế đứng thẳng giạng chân (Xem hình 54)
Mục đích: Giải tỏa trọng điểm vùng cụt có hình thái Lệch.
Tư thế: - Người bệnh: Đứng thẳng, đầu cổ ngay, hai tay buông thõng, hai chân giạng rộng.
- Thầy thuốc: Đứng chếch phía sau người bệnh, một tay ở tư thế tự do, một tay thao tác tại
trọng điểm theo quy định của nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại
bằng lực của ngón tay. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.
B. Tư thế nằm sấp giạng chân (Xem hình 55)
Mục đích: giải tỏa trọng điểm vùng cụt có hình thái Lồi, Lồi Lệch, Lệch.
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 127
Tư thế: - Người bệnh: Nằm sấp, hai chân giạng rộng, hai tay vòng đỡ trán.
- Thầy thuốc: Ngồi ghế ngang trọng điểm, thao tác theo quy định của nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, và theo hướng ngang
từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái Lệch. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng của
định lượng thì ngừng.

X. TƯ THẾ ĐỨNG CÚI KHÔNG QUY ĐỊNH VÙNG TRỌNG ĐIỂM (Xem hình 56)

Mục đích: Giải tỏa trọng điểm không quy định vùng trên hệ cột sống hình thái Lồi, Lồi Lệch,
Lõm, Đơn hoặc Liên, Co cứng, dầy, mỏng, Xơ, Sợi.
Tư thế:- Người bệnh: Đứng hai chân bằng sát mặt đất hai tay thẳng, lưng cúi tối đa.
Thầy thuốc: Đứng cúi để thao tác theo quy định của nguyên tắc định lực.
Thao tác: Áp dụng thủ thuật Xoay và Đẩy theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình
thái Lồi, theo hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại dối với hình thái Lệch Đơn hoặc
Liên, áp dụng thủ thuật Bỉ song chỉnh theo hướng thẳng từ trong ra ngoài đối với hình thái
Lõm. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng của định lượng thì ngừng.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 128


BẢNG TÓM TẮT PHƯƠNG THỨC SÓNG

Thứ Tư thế Hình thái Vùng và đốt sống Hìn Trang


tự h
1 Ngồi cổ cúi gập Đ.L.Lệch Vùng cổ C1 đến C3 25
2 Nằm ngửa cổ Đ.L.Lệch, Vùng cổ C1 đến C3 26
Lồi Lệch, Lệch
3 Ngồi gục đầu Lõm, Lõm Lệch Vùng cổ C4 đến C7 27
4 Ngồi ngửa cổ Đ.L.Lồi, Lồi Lệch Vùng cổ C4 đến C7 28
5 Nằm sấp úp mặt Lõm, Lõm Lệch Vùng cổ C1 đến C7 29
6 Ngồi ngay Lồi, Lồi Lệch Lưng trên D1 đến D3 30
7 Ngồi ngay lưng đầu Đ.L.Lõm, Lõm Lưng trên D1 đến D3 31
gục Lệch
8 Ngồi gác tay ngang vai Lồi, Lồi Lệch Lưng trên D4 đến D7 32
9 Ngồi cúi lướt Lồi Lưng trên D4 đến D7 33
10 Ngồi gù lưng Lõm, Lõm Lệch Lưng trên D4 đến D7 34
11 Nằm sấp tay vòng Lồi Lệch, Lệch, Lưng dưới D8-D9 35
trước trán Lõm Lệch
12 Ngồi ngay gác bàn tay Lệch, Lõm Lệch Lưng dưới D8-D9 36
13 Đứng thẳng tay thõng Lệch, Lõm Lệch Lưng dưới D8-D9 37
14 Ngồi ghế bó gối Lõm, Lõm Lệch Lưng D4 đến D9 38
15 Ngồi vặn lưng Lệch, Lõm Lệch Lưng dưới D8-D9 39
16 Đứng lướt thẳng lưng Lồi, Lồi Lệch Lưng dưới D8-D9 40
17 Đứng cúi cong lưng Lõm, Lõm Lệch Lưng dưới D10 đến 41
D12
18 Đứng nghiêng Lồi, Lồi Lệch Lưng dưới D8 đến D12 42
19 Ngồi cúi gập Lồi, Lõm, Lệch Lưng dưới D8-D9 43
Thắt lưng L1 đến L5
Vùng cùng S1 đến S5
20 Đứng cúi thẳng Đ.L.Lệch Vùng lưng dưới D10- 44
D12

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 129


Vùng thắt lưng L1 đến
L5
21 Nằm sấp trườn người Lồi Vùng thắt lưng L1 đến 45
Lồi Lệch L5, vùng cùng S1 đến
S5
22 Đứng cúi oằn lưng Lồi, Lồi Lệch Thắt lưng L1 đến L5 46
23 Ngồi ngửa người Lồi, Lồi Lệch Thắt lưng L1 đến L5 47
24 Nằm sấp tay vòng Lệch Thắt lưng L1 đến L5 48
trước trán
25 Nằm nghiêng chân co Lồi Lệch, Lệch Thắt lưng L1 đến L5 49
Lõm Lệch
26 Nằm nghiêng chân co Lồi, Lồi Lệch Vùng cùng S1 đến S5 50
tối đa Lõm, Lõm Lệch
27 Nằm nghiên chân chéo Lồi Lệch, Lệch Vùng cùng S1 đến S5 51
Lõm Lệch
28 Nằm sấp gập chân Lệch, Lõm Cùng và cụt S1 đến cụt 52
Lõm Lệch
29 Nằm sấp chân co chân Lệch, Lõm Lệch Cùng và cụt S1 đến cụt 53
duỗi
30 Đứng thẳng giạng chân Lệch Vùng cụt:coccyx 54
31 Nằm sấp giạng chân Lồi, Lệch, Lồi Vùng cụt:coccyx 55
Lệch
32 Đứng cúi không quy Lồi, Lõm Không quy định vùng 56
định vùng trọng điểm Lồi Lệch

Phương thức Sóng trị bệnh ứng dụng 32 tư thế gồm: đứng, ngồi, nằm sấp, nằm ngửa, nằm
nghiêng tùy theo hình thái và vị trí khu trú của trọng điểm.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 130


HÌNH VẼ MINH HỌA PHƯƠNG THỨC SÓNG

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 131


Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 132
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 133
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 134
Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 135
HÌNH ẢNH MINH HỌA PHƯƠNG THỨC SONG CHỈNH

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 136


BÀI 3. PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH VÀ SONG CHỈNH (Hình 57 đến 66)

Định nghĩa: Phương thức đơn chỉnh và song chỉnh là một đặc điểm quy định về sử dụng thủ
thuật để trị bệnh.
Phương thức đơn chỉnh áp dụng thủ thuật bằng một tay, còn phương thức song chỉnh áp dụng
thủ thuật bằng hai tay tác động trên hệ cột sống để giải tỏa hình thái của trọng điểm, phục hồi
lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.
Cơ sở để hình thành phương thức đơn chỉnh và song chỉnh trong phương pháp trị bệnh đã căn
cứ vào các đặc điểm cụ thể trên cơ thể người bệnh như sau:
- Thể hẹp: Khi ổ rối loạn gọi là trọng điểm khu trú chỉ trong phạm vi cột sống, còn ngoài phạm
vi cột sống không có điểm liên quan tương ứng gọi là thể hẹp.
- Thể rộng: Khi ổ rối loạn lan rộng ra ngoài rãnh sống đến bờ cao cơ thẳng lưng.
- Thể lớn: Khi ổ rối loạn lan rộng ra quá bờ cao cơ thẳng lưng và lan xa nữa.
- Khi trọng điểm khu trú ở vùng cổ từ C1 đến C7: Đường lan gần có thể vượt ra ngoài cơ thang,
đường lan xa có thể lên tới vùng đầu và lan xuống hai chi trên.
- Khi trọng điểm khu trú ở vùng lưng trên D1 đến D8: Đường lan gần có thể vượt ra ngoài cơ
thẳng lưng, đường lan xa có thể chạy vòng nửa thân mình và tận cùng ở bờ xương ức.
- Khi trọng điểm khu trú ở vùng lưng dưới D9 đến D12: Đường lan gần có thể vượt ra ngoài cơ
thẳng lưng, đường lan xa có thể chạy vòng quá nửa thân mình và tận cùng ở bờ xương mu và
bờ xương chậu.
Trong quá trình nghiên cứu về thủ thuật tác động trực tiếp tại trọng điểm để giải tỏa ổ rối loạn
phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh, Phương pháp tác động cột sống đã khẳng định:
Nếu ổ rối loạn là thể hẹp thì áp dụng phương thức đơn chỉnh, dùng một tay thao tác tại trọng
điểm thì ổ rối loạn được giải tỏa và đồng thời cũng giải tỏa ổ bệnh liên quan/ ảnh hưởng với
trọng điểm trên cột sống.
Nếu rối loạn là thể rộng tức ổ rối loạn từ cột sống đã lan ra đến cơ thẳng lưng thì nhất thiết ở
ngoài phạm vi cột sống phải có điểm liên quan tương ứng với trọng điểm, hoặc gần hoặc xa
trọng điểm, gọi là điểm đối động.
Trong những trường hợp có điểm đối động mà chỉ áp dụng phương thức đơn chỉnh thì hiệu quả
giải tỏa hình thái của trọng điểm rất hạn chế và sẽ có những biểu hiện sau:
1/ Tác động lâu tại trọng điểm mà chưa giải tỏa được, gây cho trọng điểm bị sưng, dầy cộm.
2/ Các triệu chứng chủ quan của người bệnh có chuyển biến đỡ nhưng không khỏi hẳn, nếu
ngừng chữa lại tái phát.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 137


3/ Thời gian điều trị bệnh kéo dài, bệnh tật dây dưa.
Do đó cần áp dụng phương pháp song chỉnh, tức là một tay tác động tại trọng điểm, một tay tác
động tại điểm đối động, tức là điểm liên quan tương ứng với trọng điểm thì thời trị rút ngắn và
trọng điểm mới được giải tỏa triệt để.
Tóm lại, phương thức đơn chỉnh chỉ áp dụng thủ thuật bằng một tay tại trọng điểm như đã
hướng dẫn trong phương thức sóng (Xem hình minh họa từ H.25 đến H.56)
Phương thức song chỉnh cần áp dụng thủ thuật bằng hai tay cùng một lúc tại trọng điểm và
điểm đối động ở gần hoặc xa trọng điểm.
Những hình minh họa dưới dây cho thấy vị trí tác động theo phương thức song chỉnh cho từng
vùng: cổ, lưng trên, lưng dưới, thắt lưng, cùng.

BÀI 4. PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH

1/ Định nghĩa: Vi chỉnh là phương thức sóng, dùng một phần nhỏ ở đầu ngón tay thao tác đặt
tại các vị trí nhỏ trong phạm vi hẹp trên đầu gai sống và khe đốt sống để xác định và giải tỏa
trọng điểm, giúp giải tỏa triệt để trọng điểm - tránh bỏ sót trọng điểm đảm bảo điều trị dứt
điểm bệnh một cách bền vững.
2/ Mục đích: Đảm bảo sự kín khít của hệ cột sống . Muốn đạt được điều này cần phải xác định
và giải tỏa được trọng điểm khu trú ở các bờ của khe đốt bị so le , điển hình là lớp cơ co ở bờ
cao và ở chân của bờ cao của đốt sống bị so le. Khi tạo được sóng thích hợp thì cơ thể tự điều
chỉnh, khe đốt sống cân bằng và kín khít.
Phương thức vi chỉnh được áp dụng trên người bệnh sau khi đã áp dụng phương thức đơn
chỉnh và song chỉnh.
3/ Vị trí thao tác: Phương thức vi chỉnh chỉ thao tác ở phạm vi cột sống, ở đầu gai sau đốt sống
và khe đốt sống, không áp dụng ra ngoài phạm vi cột sống như phương thức song chỉnh.
4/ Thủ thuật trong phương thức vi chỉnh: Là dùng các đầu ngón tay hoặc cạnh đầu ngón tay
phần sát móng của các ngón để thao tác trên một diện hẹp, gồm có:

- Dùng hai ngón cái đặt ngang ở hai cạnh khe đốt bên phải và bên trái để thao tác theo
hướng lên xuống, ở loại hình thái cao thấp so le của khe liên đốt trên dưới.
- Dùng hai ngón cái đặt ngang ở hai cạnh khe đốt bên phải và bên trái để thao tác
theo hướng lên xuống hoặc hướng ngang cùng chiều, ở loại hình thái so le lệch
ngang của khe liên đốt trên dưới.
- Dùng hai ngón trỏ hoặc hai ngón giữa đặt song song trên đầu gai đốt sống thao tác
theo hướng lên xuống ở loại hình thái co dày khu trú trên đầu gai sống.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 138


- Dùng một ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa bên phải thao tác ở khe đốt so le bên
phải để giải tỏa trọng điểm có hình thái so le lệch ở khe đốt sống bên phải.
- Dùng một ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa bên trái thao tác ở khe đốt so le bên trái
để giải tỏa trọng điểm có hình thái so le lệch ở khe đốt sống bên trái.
- HẾT-

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 139


CÁC NỘI DUNG THAM KHẢO (PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM)

PHỤ LỤC I. LIÊN QUAN GIỮA ĐỐT SỐNG VÀ CHỨC NĂNG

TIM C2,3,4,5 – D1,2,3,4,5,6


Mạng bao tim C4,5,6,7 – D1
Tim trái D1,2,3,4,5,6,7
Tâm nhĩ D1,2,3
Tim đập nhanh mạnh D1,2,3,4
Động mạch vành D1,2
Động mạch chủ C2,3,4,5 – D2,3,4,5
Động mạch nhỏ ngoài da D1,2
Động mạch nhỏ trong bụng D2
Động mạch nhỏ ở phổi, não D6
PHỔI C2,3,4,5 – D1,2,3,4,5,6
Thanh quản C5
Khí quản C2,3,4 – D2,3,4,5
Phế quản D5
GAN C2,3,4,5 – D5,6,7,8,9,10,11,12 – L1
Mật C2,3,4,5 – D5,6,7,8,9,10,11,12 – L1
Dạ dày D4,5,6,7,8,9,10,11,12
Tá tràng D5,6,7,8,9,10,12 (tập trung D7)
Tuyến đáy dạ dày D5,6,7,8,9,10
Bờ cong nhỏ dạ dày D4,5,6,7
Bờ cong to dạ dày D10,11
Thực quản C6 – D4,5,6
Ức chế co bóp dạ dày L1,2,3
Vị toan D10
Lá lách D6,7,8,9
Tuyến giáp trạng C7
TUYẾN TỤY C2,3,4,5 – D6,7,8,9,10,11,12 – L1

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 140


Tuyến thượng thận D10
THẬN D10,12 – L1,2,3,4
Cơ quan sinh dục L3 – S1,2,3,4,5
Sinh dục nam L4 – S1 (Nếu S1 lõm, S2 lồi thì liệt dương)
Bìu dái L1
Ngọc hành D10,11,12 – L1,2,3
Ống dẫn tinh L4
Sinh dục nữ L3
Tử cung D12 – L1,2,3 – S3,4,5
Tinh hoàn sản sinh tinh trùng C7
Thân tử cung D10 – L1,2
Cổ tử cung L2 – S2
Buồng trứng D10,12 – L1,2,3
Ống dẫn trứng D11,12
Tuyến vú D4,5,6
Bàng quang D11 – L1,2,3,4,5 – S1,2,3,4,5
Tiết niệu L5 – S1
Niệu quản D9 – L1,2 – S3
Niệu đạo D11 – S1,2,3,4,5
Ruột già C3 – D9,10,11,12 – L1,2
Ruột non C3,4,5 – D7,8,9,10,11,12 – L1,2
Ruột thừa D2,8,9,11,12 – L1 – S1
Màng ruột D5,6,7,8,9,10
Trực tràng L1,4,5 – S1,2,3,4,5
Tuyến nước bọt C7
Tuyến nước mắt C7 – D1
Tuyến mồ hôi D1,2
Tuyến tiền liệt D10,12 – S2,3
Cơ co bóp bàng quang D1 – S1,2,3,4
Cơ chân lông D1,2

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 141


Cơ vòng niệu đạo D1
Cơ hai đầu C5,6
Ức chế co bóp bàng quang L1,3
Ức chế co bóp dạ dày L1,3
Ức chế co bóp thành mạch L1,3
Ức chế co bóp màng ruột L1,3
Ức chế cơ vòng niệu đạo L1,3
Đám rối màng treo dưới L1,2,3
Đám rối hạ vị L1,2,3,4,5 – S1,3,4,5
Đám rối cánh tay C1
Đám rối dương D7,8,9,10,11,12
Đám rối thần kinh lưng D12 – L1,2,3,4,5 – S2,3,4
Đồng tử mở to hoặc co lại C1
Tiết nước bọt C1
Đầu C1 – Mắt C2 – Tai C3 – Lưỡi C4 – Thò lò mũi C5
Da bụng D11,12
Mông S1
Hậu môn S3
Chậu hông D12 – L1,2
Trung tâm tăng nhịp tim C1,2,3,4
Trung tâm các tạng trung thất L3,4
Trung tâm nội tạng dưới hoành D5,6,7,8,9,10
Trung tâm ức chế tiểu tràng D5,6,7,8,9,10,11,12 – L1
Trung tâm ức chế đại tràng L2,3,4
Trung tâm ức chế bàng quang L2,3,4
Trung tâm ức chế tiểu tiện L2,3,4
Trung tâm phóng tinh L1,2,3
Trung tâm tháo phân S1,2

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 142


PHỤ LỤC II. ĐIỀU NHIỆT VÀ ĐỐT SỐNG LIÊN QUAN

Vùng nhiệt độ tăng (To+) / giảm (To-) Đốt sống liên quan
1. Nhiệt độ cao (To+) vùng chẩm S2,3 – L5
2. To+ vùng cổ đến D3 D3,4
3. To+ vùng vai phải D11
4. To+ vùng ngực trái D2,3,5,6
5. To+ vùng giữa lưng D8,9
6. To+ vùng mỏ ác D12 – L1
7. To+ vùng hạ sườn phải D10 (trái)
8. To+ vùng thắt lưng phải L2 (trái)
9. To+ vùng thắt lưng trước và sau S4
10. To+ vùng thắt lưng phải và sau L3
o+
11. T vùng rốn S2
12. To+ vùng bụng dưới S2,3,4 – L11 (niệu đạo)
13. To+ vùng khe mông D10, 12 – S2,3 (tuyến tiền liệt)
Nam – L4; Nữ - L3
14. To+ vùng cổ trái D1,2,3,4 (phải) + D9
15. To+ vùng cổ phải D2,3,4,5 sát nách
o+
16. T vùng đầu Vùng cổ đến D2/ (hoặc) C3
17. To+ toàn thân D3,7 / Vùng S
18. To+ thượng tiêu C1 (trái) + D3,4,5
19. To+ vùng cổ, ngực – cổ phải D5
20. To+ vùng lưng trên và vùng thận D7
21. To+ vùng hai thái dương 2 bên D3
22. Đau hai bên thái dương D10,12 – L1,2,3,4,5
23. To+ vùng thắt lưng D7 (nén rung)
24. Đau đầu gối C2 – L3,4 – S1,2
25. Điều hòa thân nhiệt sau khi chữa Vùng S
26. To+ vùng đỉnh đầu S4,5 / L1 (phải) + C3 (trái)
o+
27. T vùng má + tai D3

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 143


28. To+ vùng gáy S2,3 / C5
29. Nhiệt độ giảm (To-) vùng gáy C2
30. To+ vùng 2 vai D11
31. To+ vùng lưng trên D4
32. To- vùng lưng trên lạnh S2,3 (trái)
33. To- vùng bụng lạnh D7
o-
34. T vùng chân lạnh Dưới C7 – hai bên cơ cổ - L5 – S5
35. To- vùng ống chân, bụng chân lạnh D9
36. To- vùng mỏ ác lạnh S3
37. To- vùng hông lạnh D11,12 / D8,9
38. To- vùng trán lạnh, toát mồ hôi D7,12 – L1 (tỳ hư)
39. To- vùng 2 tay lạnh C1,4,7 (cả vùng cổ)
40. To- chân tay đều lạnh D11 ra 3 tấc
41. To+ cổ phải + ngực trái D10 vùng S
42. Làm cho người nóng lên D5,6,7
43. Viêm phổi làm lưng trên nóng cao D11,12 + L1 (trái)
44. To+ vùng bụng dưới S2,3,4 (bàng quang)
o+
45. T vùng ngực trái + cổ + vai trái Từ C7 đến D8,9
46. To- vùng lưng trên – dưới lạnh Vùng chẩm
47. To+ vùng trán + vùng đuôi mắt L2 – D10 lõm
48. To+ vùng ngực Khe D3,4
49. To+ 2 bên hõm cổ (hố đòn) C6
50. Hai bên cơ cổ co D7,8

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 144


PHỤ LỤC III. CẮT CƠN ĐAU CƠ NĂNG

I. ĐAU VÙNG ĐẦU


1. Đau giữa đỉnh đầu : L3 6. Đau 1 bên đầu sau: C1
2. Đau cả vùng đầu : D10,11 – L3 7. Đau thắt trước trán: D12 – L1
3. Đau đầu kinh niên : C2,7 – D1 8. Đau đầu buồn nôn: C7
4. Đau nửa đầu : C3,7 – D11 9. Đau đầu do bị cảm: D2
5. Đau 1 bên đầu trước: L1 (trên trán) 10. Đau đầu nhức mắt: D10
II. ĐAU VÙNG CỔ GÁY
1. Đau vùng gáy : C1,2 – D10 2. Đau cổ và tay: C6,7 – D1
III. ĐAU MẮT
1. Đau nhức mắt: D11 2. Đau mắt đỏ: L2
IV. ĐAU TAI
1. Đau tai: L3 2. Đau tai giữa: D11
V. ĐAU HỌNG
1. Đau họng: C4,5 – D11 2. Đau họng như nghẹn: L5
VI. ĐAU RĂNG: L1,2,3
VII. ĐAU LƯNG
1. Đau cơ lưng: L1,3 – S3 4. Đau thắt lưng: D6
2. Đau cứng lưng: D3 5. Đau cứng thắt lưng: L2-D7-S5-Cụt
3. Lưng đau cổ cứng: D6 6. Đau nhói lưng: S3
VIII. ĐAU BỤNG
1. Đau bụng : C3-D6,7-L1,2 6. Đau tức bụng dưới: D10 – L1
2. Đau bụng kinh niên: D12 – L1 7. Đau bụng giun móc: D12
3. Đau quặn bụng: D7,8 8. Đau bụng khi gắng sức: D2
4. Đau bụng mót rặn: D11 9.Đau bụng thoát vị: C7- D2,11- L3 - S3
5. Đau bụng lúc đói: D9,6 TCN C5->8,11 – L3
IX. ĐAU NGỰC
1. Đau tức ngực: D2,9,11 – L3 4. Đau tức mỏ ác: C4 – D7
2. Đau bó lồng ngực: D2 5. Đau nhói lồng ngực: D1
3. Đau tức ngực trái: D3,4

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 145


X. ĐAU SƯỜN
1. Đau mạng sườn: C4 - D8,10 3. Đau kẽ sườn trái: D7
2. Đau kẽ sườn phải: D10 4. Đau TK liên sườn: D2,3,4,5
XI. TUẦN HOÀN
1. Đau nhói vùng tim: D5,6,9 2. Đau tức vùng ngực: D4
XII. ĐAU GAN: D5,10
XIII. ĐAU DẠ DÀY: D8 – L2
XIV. SINH DỤC
1. Đau mỏi hạ nang: S4 4. Đau quy đầu: D12
2. Đau tức ngọc hành, mông: S3 5.Thống kinh: D10
3. Đau dương vật: D10 – L3
XV. ĐAU TAY
1. Đau khớp cổ tay: L2 6. Đau bàn tay: L2,5 – S2
2. Đau khớp bả vai: C6 7. Đau cẳng tay: C3-D8- L1,2,5
3. Đau khớp vai, chi trên: C3-D8,12-L3 8. Đau ống - cánh tay: C3,7-D1,8-L1,2,5
4. Đau ngón tay: D4 9. Đau ống – cùi tay: D4,10
5. Ngón, bàn tay: C2,5-D7,12-L2,3-S3 10. Đau cánh tay, đốt sống cổ: C1,7
XVI. ĐAU VAI
1. Đau vai: D11 4. Vai + bàn tay đau: L2 – S2
2. Đau quanh khớp vai: L3,4,5 5. Đau vai + cánh tay: L2
3. Đau nhức khớp vai: C6
XVII. ĐAU CHÂN
1. Đau mỏi và tê chân: D7,10 - L3 - S5 4. Đau kheo chân: D12 – L3 – S1,5
2. Đau mỏi gót chân : L3 5. Đau nhức 2 chân: L1,4
3. Đau mắt cá chân: L5
XVIII. ĐAU HÁNG
1. Đau hông: D1,10 – L4 2. Đau nhói 2 bẹn: L2

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 146


PHỤ LỤC IV. THỂ LOẠI LỚP CƠ – CÁC LƯU Ý VÀ BỆNH CHỨNG
- Thể rộng lớn là bệnh mới phát;

- Thể hẹp là bệnh đã lâu năm.

- Thể cường, bệnh ở giai đoạn 1, co cộm;

- Thể nhược, bệnh ở giai đoạn 2, co mỏng.

- Loại cơ đệm co cứng mỏng, bệnh nặng hơn co cứng dầy.

- Loại mềm dày nặng hơn mềm mỏng.

- Loại co, cứng, mỏng, bệnh nguy hiểm, rễ chết.

- Loại co cứng gọn, càng khó chữa.

- Co, cứng dày, teo, co dày liên quan đến bệnh của cột sống.

- Xơ, liên quan đến nội tạng, vận động

- Sợi, liên quan đến bệnh vận động.

- Teo sần sùi, đốt sống vôi hóa, thừa can xi, phim màu trắng

- Co dày, đốt sống thoái hóa (thiếu can xi)

- Cứng dày, đốt sống dính khớp.

- Cơ bùng nhùng, mềm dày: lao

- Sợi dẹt: Ung thư

- Cơ teo trên đốt sống lõm, teo dày trên đốt sống lồi

- Cơ co cộm nhưng không căng: ĐS lồi

- Cơ thẳng lưng hai bên co cứng: ĐS lõm.

Trọng điểm ở lớp ngoài của cơ nông liên quan đến các cơ quan/ chức năng:
- Da, lông, móng
- Các niêm mạc miệng, ổ mũi, hậu môn, niệu đạo, dương vật, tuyến nước bọt, nhầy mũi, men
răng…

- Kết mạc, giác mạc, tuyến lệ, nhân mắt.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 147


- Hạch thần kinh não tủy, hạch thần kinh thực vật, tuyến thượng thận, màng não tủy, các bó sợi
thần kinh.
- Tuyến tùng, thùy sau tuyến yên, võng mặc, khứu giác, phía trán, tai trong.

Trọng điểm ở lớp cơ giữa liên quan đến các cơ quan:


- Xương sụn, ngà răng, vỏ xương chân rang.
- Cơ trơn, cơ tim, một số cơ vân.
- Bộ máy tuần hoàn, máu, các cơ quan tạo huyết.
- Thận và niệu quản, các tuyến sinh dục nam và nữ, đường dẫn tinh, ống phóng tinh, túi tinh,
các đường sinh dục nữ (vòi trứng, tử cung, âm đạo), ống sinh tinh, năng trứng, vỏ thượng thận.

Trọng điểm ở lớp cơ sâu liên quan đến các cơ quan:


- Tiêu hóa (từ hầu đến trực tràng)
- Hô hấp (từ thanh quản đến phế nang)
- Gan, tụy và các đường bài xuất của các tuyến ấy.
- Tuyến giáp trạng, cận giáp, tuyến ức, hạnh nhân.
- Bàng quang, toàn niệu đạo nam và nữ (trừ niệu đạo dương vật), tiền liệt tuyến.
- Tai giữa.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 148


PHỤ LỤC V. LIÊN QUAN GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ BỆNH CHỨNG

1. Nhiệt độ da cao vùng cổ, vai, ngực trái tương ứng với nội tạng bị rối loạn:
- Tim C2,3,4,5 – D1,2,3,4,5,6 - Động mạch nhỏ ngoài da D1,2
- Tâm nhĩ D1,2,3 - Động mạch nhỏ ở bụng D2
- Màng bao tim: C4,5,6,7 – D1 - Động mạch nhỏ ở phổi và não C6
- Động mạch chủ C2,3,4,5 - Tuyến nước mắt C7 – D1
- Động mạch vành D1,2 - Tuyến mồ hôi C7 – D1,2

2. Nhiệt độ cao ở cổ phải tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Phổi C1,2,3,4,5 – D1,2,3,4,5,6 - Thanh quản C5
- Khí quản C2,3,4 – D2,3,4,5,6 - Phế quản D6

3. Nhiệt độ cao vai phải – Mật C2,3,4,5 – D5,6,7,8,9,10,11,12 – L1

4. Nhiệt độ cao hạ sường phải: - Gan C2,3,4,5 – D5,6,7,8,9,10

5. Nhiệt độ cao ở thượng vị tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Dạ dày D4,5,6,7,8,9,10,11,12 - Bờ cong lớn dạ dày D10,11
- Tuyến đáy dạ dày D5,6,7,8,9,10 - Thực quản C6 – D4,5,6
- Tá tràng D5,6,7,8,9,10,12 - Ức chế co bóp dạ dày L1,3
- Bờ cong nhỏ dạ dày D4,5,6,7 - Vị toan D10

6. Nhiệt độ cao ở giữa lưng tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Lá lách D6,7,8,9 - Đám rối mạc treo L1,2
- Tuyến tụy C2,3,4,5– D6,7,8,9,10,11,12 – L1 - Đám rồi dương D7,8,9,10,11,12
- Tuyến giáp C7 - Tuyến thượng thận D10
7. Nhiệt độ cao ở thắt lưng trái tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Trung tâm cương cử S1,2,3 - Trung tâm phóng tinh L1,2,3
- Ống dẫn tinh và sinh dục nam L4

8. Nhiệt độ cao ở thắt lưng tương ứng với nội tạng bị rối loạn: Thận L1,2,3

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 149


9. Nhiệt độ cao ở thắt lưng phải tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Trung tâm tiểu tiện S3,4 - Tiết niệu L5 – S1
- Niệu đạo D11 – L1,2,3,4,5 - Tiền liệt tuyến D10,12 – S2,3

10. Nhiệt độ cao ở bụng con tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Bàng quang D11 – L1,2,3,4,5 – - Trung tâm ức chế bang quang
S1,2,3,4,5 L1,2,3,4

11. Nhiệt độ cao ở khe mông tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Ống dẫn trứng D11,12 - Sinh dục nữ L3
- Buồng trứng D10,12 – L1,2,3 - Tuyến vú D4,5,6
- Tử cung D12 – L1,2,3 – S2,3,4,5 - Tuyến Bertholin L2,3

12. Nhiệt độ cao ở rốn tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Ruột non C3,4,5 – D7,8,9,10,11,12 – - Trung tâm ức chế tiểu tràng
L1,2 D5,6,7,8,9,10,11,12 – L1

13. Nhiệt độ cao ở chẩm tương ứng với cơ quan nội tạng bị rối loạn:
- Màng ruột D5,6,7,8,9,10 - Hậu môn S3 – cụt
- Ruột già C5 – D9,10,11,12 – L1,2 - Trung tâm tháo phân S1,2
- Trực tràng L1,4 – S1,2,3,4,5 - Trưc tràng xich ma L1,2 – S2,3,4,5

14. D10 lệch trái: Cơ thể lạnh - D10 lệch phải : cơ thể nóng

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 150


PHỤ LỤC VI. CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ NGHIÊN CỨU
Năm 1978-1979, kết hợp với Khoa Cơ Xương Khớp BV Bạch Mai, nghiên cứu và điều trị
bệnh VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP, do GS Đặng Văn Chung chủ trì. Kết quả do PTS
Trần Ngọc Ân báo cáo tại HNKH của BV Bạch Mai năm 1980.

Năm 1981-1982, kết hợp với khoa Y học Dân tộc, khoa Cơ Xương Khớp BV Bạch Mai và
Trường Y Học Dân Tộc Tuệ Tĩnh, nghiên cứu bệnh VIÊM DÂY THẦN KINH HÔNG TO,
do PTS Trần Ngọc Ân chủ nhiệm khoa Cơ Xương Khớp chủ trì. Kết quả do BS Phạm Duy
Nhạc chủ nhiệm khoa Y học Dân tộc BV Bạch Mai báo cáo tại HNKH của BV Bạch Mai năm
1982.

Năm 1984-1985, kết hợp với khoa Tim Mạch, khoa Y học Dân tộc BV Bạch Mai, nghiên cứu
bệnh HUYẾT ÁP CAO VÀ THẤP và bệnh ĐIỀU HÒA NHỊP TIM, do GS Trần Đỗ Trinh
chủ trì. Kết quả do GS Trần Đỗ Trinh với khoa Tim Mạch, khoa Y học Dân tộc đã sơ kết và
báo cáo lên Bộ Y tế năm 1985.

Sau báo cáo lễ Bộ Y tế năm 1985, năm 1985-1986 kết hợp nghiên cứu với với khoa Cơ thể BV
Bạch Mai, khoa Khối U BV Thanh Nhàn, với sự tham gia của GS Phạm Thúy Liên chủ nhiệm
khoa Khối U – Đại học Y Hà nội nghiên cứu bệnh U XƠ TUYẾN VÚ. Kết quả do BS Nguyễn
Minh Kiên chủ nhiệm khoa Y học Dân tộc BV Bạch Mai báo cáo tại HNKH của BV Bạch Mai
năm 1986.

Năm 1886-1987, kết hợp với TT Sinh Lý – Hóa Sinh người và động vật Viện KH Việt Nam
nghiên cứu PHỤC HỒI NGUỒN SỮA MẸ do GSTS Nguyễn Tài Lương - GĐ TT Sinh lý
Hóa sinh chủ trì. Kết quả do KS Sinh lý Hóa sinh Đỗ Thị Tỵ báo cáo tại HN LHKHKT Hà nội,
tổ chức tại Hà nội năm 1987.

Năm 1991, kết hợp cùng Viện Lão Khoa, khoa Y học Dân tộc BV Bạch Mai và Trường Y Học
Dân Tộc Tuệ Tĩnh, nghiên cứu bệnh THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO, do GS Phạm Khuê
và GS Phạm Duy Nhạc chủ trì. Đề tài này thuộc cấp Bộ quản lý. Kết quả tốt song vì điều kiện
nhân sự mà chưa báo cáo được.

Sau năm 2000, với điều kiện khoa học và máy công nghệ, để trắc nghiệm hiệu quả chẩn trị của
Phương pháp Tác Động Cột Sống, GS TSKH Nguyễn Tài Lương chủ trì nghiên cứu giải quyết
3 bệnh BỆNH ĐAU VAI, KHỚP VAI; BỆNH HEN PHẾ QUẢN và KHÔI PHỤC
NGUỒN SỮA MẸ với xét nghiệm hiện đại.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 151


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG


(Giáo trình dùng trong nhà trường – Trường Y Học Dân Tộc Tuệ Tĩnh.
Tác giả: Lương Y Nguyễn Tham Tán – 1991)

2. PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG


CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH VÀ TRỊ BỆNH
(Tác giả: Lương Y Nguyễn Tham Tán – 1998)

3. CẨM NANG về PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG


(Biên soạn: Chuyên gia Bùi Đức Cương – 2002)

4. BÀI GIẢNG TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG, Tập I, II,


(HVYDHCT Việt Nam – Chủ biên PGS. TS. Trương Việt Bình
NXB Y Học – 2010)

5. PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG – Quyển I & II


(Biên soạn: Lương Y Nguyễn Xuân Trang)

6. “Tài liệu Hướng dẫn phổ cập Phương pháp Tác động cột sống”, (Trung tâm nghiên cứu
và phát triển Phương pháp Tác động cột sống )

7. Phương pháp Tác động cột sống Việt Nam, (của Hội Tác động cột sống Hà Nội)

8. PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG


(Biên soạn: Chuyên gia Công Kim Thắng – 2001)

9. TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG TRỊ BỆNH CỦA
LƯƠNG Y NGUYỄN THAM TÁN
(Biên soạn: Chuyên gia Nguyễn Xuân Trang )

10. PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG


(Biên soạn: Chuyên gia Đỗ Đình Thi)

11. Và một số tài liệu viết tay của Thầy Đỗ Đình Thi và các nguồn khác.

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 152


THAY LỜI KẾT

Hippocrates được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng được xem là
thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Bàn về tầm quan trọng của cột sống, ông đã nói:
“Ai nắm vững cột sống, người đó nắm vững sinh mệnh con người. Cột sống chỉ huy tất cả. Tất
cả từ đó mà ra. Tất cả lại trở về đó”.

Tâm huyết với cổ ngôn: “Cột sống là chìa khóa của sự sống”, cả sự nghiệp Lương y
Nguyễn Tham Tán đã say mê và sáng tạo thành công Phương pháp Tác động cột sống - một
Liệu pháp Y học Dân tộc quý và độc đáo.

Được hưởng nhiều tài liệu đúc kết về Phương pháp, được học trực tiếp từ nhiều Thầy
cô tâm huyết, từ bệnh nhân và người thân của Thầy tổ Nguyễn Tham Tán, tôi tin tưởng và
hành động mong góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn, kế thừa và phát triển Phương pháp, góp
phần nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc giới thiệu, và ứng dụng Phương pháp vào đời
sống - chăm sóc nâng cao sức khỏe người thân. Tôi đặc biệt mong muốn có cơ hội cùng Thầy
bạn được chia sẻ kiến thức này đến các lực lượng Quân, Dân tại mọi vùng miền của Tổ quốc.

Xin trân trọng cảm ơn Thầy Cô giáo, đồng môn đã chỉ dạy kiến thức, giúp tài liệu về để tôi có
thể học tập và biên soạn tài liệu này: Kính cẩn cảm ơn Hương linh Thầy Tổ Nguyễn Tham Tán
và học trò - Cố L.Y Công Kim Thắng; Cố GS Hà Văn Cầu; L.y Bùi Đức Cương; L.y Nguyễn
Xuân Trang; Trung tướng Nguyễn Hùng Phong; Đại Tá - BS Chính; BS Nguyễn Minh Kiến;
L.y Phạm Giao; Cô giáo Cao Thị Trà; Cô giáo Nguyễn Thị Thoi; Thầy Nguyễn Đức Lợi, ThS-
BS Bùi Văn Thăng; L.y Nguyễn Sơn Dư; TS Vũ Ngọc Quang; Chuyên gia Lương Văn Quyết;
L.y Lê Trí Thức,… Tôi đặc biệt cảm ơn thầy Đỗ Đinh Thi – thư ký của Thầy Tổ
(www.tacdongcotsong.net) đã hướng dẫn và cho tôi nhiều tài liệu. Xin cảm ơn rất nhiều đến
gia đình, đến các bệnh nhân, học viên … đến bầu bạn thân hữu đã luôn đồng hành cùng tôi.

Nội dung tài liệu này mong đến với Quý bạn đọc một cách chất lượng - hiệu quả cao
nhất. nhưng do kiến thức, tài liệu tham khảo… và thời gian có giới hạn, nên chắc chắn không
thể tránh được những thiếu sót. Kính mong Quý bạn đọc lượng thứ và đóng góp để nội dung
tài liệu được hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Đình Thảo


Điện thoại: 0918 260 196 - Gmail: sennam.thao@gmail.com

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 153


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP 5
Bài 1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP. 5
Bài 2. TIẾP CẬN TỐNG QUAN PHƯƠNG PHÁP 13

Phần 1 15

ĐẶC ĐIỂM CỦA 4 ĐẶC TRƯNG 15

Bài 1. CỘT SỐNG 15


I. HÌNH THÁI SINH LÍ BÌNH THƯỜNG 15
II. HIỆN TƯỢNG ĐỐT SỐNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG 19

Bài 2. LỚP CƠ 22
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THÁI LỚP CƠ TRÊN CÁC ĐỐT SỐNG BỆNH LÍ 22
II. ĐẶC TÍNH LỚP CƠ 25

Bài 3. NHIỆT ĐỘ DA 27
I. NHIỆT ĐỘ DA Ở CƠ THỂ KHỎE MẠNH 27
II. NHIỆT ĐỘ DA THAY ĐỔI DO TÌNH TRẠNG BỆNH LÍ 28

Bài 4. CẢM GIÁC 32


I. PHÂN LOẠI CẢM GIÁC ĐAU 32
II. ỨNG DỤNG CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHẨN VÀ TRỊ BỆNH 33
III. ĐẶC TÍNH VỀ CẢM GIÁC 33
Phần 2 35
PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ 35
Bài 1. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI 36
Bài 2. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI- LỆCH 37
Bài 3. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỆCH 41
Bài 4. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LÕM - LỆCH. 44
Bài 5. HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG LÕM. 47
Bài 6. ĐỊNH NGHĨA VỀ THỂ. 50
Phần 3 52
CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH. 52

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 154


Chương 1 52

CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN BỆNH 52


Bài 1. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG. 52
I. ĐẶC TRƯNG SINH LÍ VÀ BỆNH LÍ 53
II. CƠ SỞ SO SÁNH THEO QUY ĐỊNH CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG 54
III. SỰ ĐỐI XỨNG VÀ ĐỐI LẬP CÁC ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ 54
IV. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG TRONG CHẨN BỆNH 57
V. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG TRONG TRỊ BỆNH 58
VI. TÓM TẮT 59
Bài 2. NGUYÊN TẮC HƯNG PHẤN 60
Bài 3. NGUYÊN TẮC ĐỊNH KHU - ĐỊNH ĐIỂM 60
Bài 4. NGUYÊN TẮC THĂM DÒ TIÊN LƯỢNG (bổ sung) 62

Chương 2 63

CÁC NGUYÊN TẮC TRỊ BỆNH 63


Bài 1. NGUYÊN TẮC TẠO SÓNG CẢM GIÁC 63
Bài 2. NGUYÊN TẮC ĐỊNH LỰC THAO TÁC 65
Bài 3. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG 66
Bài 4. NGUYÊN TẮC ĐỊNH LƯỢNG 67
Bài 5. NGUYÊN TẮC ĐIỀU NHIỆT 69
Phần 4 71
THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH 71

Chương 1 71

THỦ THUẬT CHẨN BỆNH 71


Bài 1. THỦ THUẬT ÁP 71
Bài 2. THỦ THUẬT VUỐT 72
Bài 3. THỦ THUẬT ẤN 75
Bài 4. THỦ THUẬT VÊ 76
Bài 5. THỦ THUẬT MIẾT (BỔ SUNG) 78

Chương 2 81

CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH 81


Bài 1. THỦ THUẬT ĐẨY 81
Bài 2. THỦ THUẬT XOAY 82
Bài 3. THỦ THUẬT BẬT 83
Bài 4. THỦ THUẬT RUNG 84
Bài 5. THỦ THUẬT BỈ 85
Bài 6. THỦ THUẬT LÁCH 87

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 155


Phần 5 88
CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH 88

Chương 1 88

CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH 88


Bài 1. PHƯƠNG THỨC ĐỐI NHIỆT (BỔ SUNG) 88
Bài 2. PHƯƠNG THỨC CO CƠ TƯƠNG ỨNG 90
Bài 3. PHƯƠNG THỨC ĐỘNG HÌNH 91
Bài 4. PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐỘNG . 92
Bài 5. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TƯ THẾ . 94

Chương 2 97

CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH 97


ĐẠI CƯƠNG 97
Bài 1. PHƯƠNG THỨC NÉN. 98
HÌNH ẢNH MINH HỌA PHƯƠNG PHÁP NÉN 113
Bài 2. PHƯƠNG THỨC SÓNG 117
HÌNH VẼ MINH HỌA PHƯƠNG THỨC SÓNG 131
HÌNH ẢNH MINH HỌA PHƯƠNG THỨC SONG CHỈNH 136
BÀI 3. PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH VÀ SONG CHỈNH (Hình 57 đến 66) 137
BÀI 4. PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH 138

CÁC NỘI DUNG THAM KHẢO (PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM) 140
PHỤ LỤC I. LIÊN QUAN GIỮA ĐỐT SỐNG VÀ CHỨC NĂNG 140
PHỤ LỤC II. ĐIỀU NHIỆT VÀ ĐỐT SỐNG LIÊN QUAN 143
PHỤ LỤC III. CẮT CƠN ĐAU CƠ NĂNG 145
PHỤ LỤC IV. THỂ LOẠI LỚP CƠ – CÁC LƯU Ý VÀ BỆNH CHỨNG 147
PHỤ LỤC V. LIÊN QUAN GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ BỆNH CHỨNG 149
PHỤ LỤC VI. CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ NGHIÊN CỨU 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
THAY LỜI KẾT 153
MỤC LỤC 154

Đóng góp ý kiến : 0918 260 196; sennam.thao@gmail.com Trang 156

You might also like