You are on page 1of 22

TRAINING

#PAPER
2
MANAGEMENT
Chắc chúng ta đều đồng ý với nhau rằng học ở trường ĐH có
hàng tá các loại giấy tờ khác nhau. Nếu kỹ năng quản lý tài
liệu không tốt rất dễ gây loạn. Đây là kỹ năng cực kỳ quan
trọng vì nếu giấy tờ tài liệu của bạn kể cả ở dạng paper hay
dạng mềm ko được organize cẩn thận sẽ GÂY ẢNH HƯỞNG
đến số điểm của bạn bằng những cách sau:

1. Mất thời gian tìm lại tài liệu (lại gây căng thẳng)
2. Không nhớ ra bạn có tài liệu quan trọng (để giúp bạn)
3. Mất động lực học

Tại sao lại mất động lực học? Bạn có biết chỉ cần tăng tốc độ
lấy lại (retrieve) tài liệu 1 giây thôi cũng đủ đưa bạn từ B lên A.
Hãy tưởng tượng 4 năm học bạn lưu và lấy lại tài liệu bao
nhiêu lần, nếu process mà mượt mà bạn sẽ không cảm thấy
mệt mỏi khi ngồi vào bàn học và có thể TẬP TRUNG vào
những công việc có giá trị thay vì loay hoay mò mẫm tài liệu
(Energy-sucker).
#2
PHẦN 1: PAPER MANAGEMENT.

Mình không biết các bạn thế nào nhưng mình không dùng vở.
Mình dùng giấy, mỗi một kỳ mình order một vài tập giấy như
thế này. (bạn dùng giấy A4 cũng được nếu chịu chơi)
#2
WHY? Vì giấy linh hoạt hơn vở. Khi dùng vở bạn thường phải
viết khá ngay ngắn và đúng chỗ, khi tìm lại thông tin thường
cũng không dễ. Chưa kể việc viết vào vở khá mất tự do. Cảm
giác viết ra từng tờ giấy sẽ thoải mái và tự do hơn nhiều. Giấy
là con dao 2 lưỡi, nếu biết organize thì sẽ rất tuyệt vời, nhưng
nếu ko biết organize sẽ khá messy và loạn.

Ngoài ra bạn cần một tập FOLDER như thế này. FOLDER càng
đơn giản càng tốt để bạn còn có hứng mà giở ra (và tiết kiệm
thời gian khi giở). Nó chỉ đơn giản giống như 2 mảnh bìa cứng
để kẹp các tờ giấy của bạn mà thôi. (KO nên dùng ca táp có
chức năng khoá vì mất nhiều thời gian mở)
#2
Bạn cũng cần thêm cái này. Mình không biết gọi là gì nhưng
nó như một cái giá để bạn để FOLDERS. (cần 1 đến 2 cái là đủ)
#2
Mỗi một kỳ tuỳ vào số lượng môn học mà bạn cần số lượng
folders nhất định. Ví dụ một kỳ 5 môn thì bạn sẽ cần 5
folders, mỗi folder MỘT môn. Tất cả các NOTE và giấy tờ liên
quan của từng môn sẽ được đặt trong folder tương ứng. Bạn
hãy dùng bút viết thật lớn cái tên môn học ra ngoài bìa để dễ
nhận ra.

Các FOLDERS này đã được sắp xếp theo từng môn nên bạn
được phép bừa bộn trong khuôn khổ của folders đấy. Không
cần thiết phải mất thời gian sắp xếp theo thứ tự. MIễn sao các
NOTE quan trọng của bạn được đánh dấu để khi tìm lại bạn
không gặp nhiều khó khăn.

Khi đi học học đến môn nào bạn chỉ cần mang folder của môn
đó đi thôi, trong mỗi folders cũng nên trang bị và dự trữ ít
giấy trắng để có cái take note. Take note xong lại cho vào
folder tương ứng như cũ. Cái process này sẽ làm cho bạn
không bao giờ bị loạn với mớ giấy lộn.
#2
VÀ Folder 6: Archives, Folder Archives rất quan trọng, dùng để
chứa những giấy/tài liệu mà bạn KO dùng tới nhiều. Những
giấy tờ nào mà bạn thấy ÍT QUAN TRỌNG, ÍT DÙNG, đừng vứt
đi, hãy cho vào Folder Archive. Nó giống như là folder
inactive. Tại sao bạn cần Folder Archive? Vì bạn muốn LỌC ra
các giấy tờ quan trọng và dùng nhiều cho vào folder 1-2-3-4-5
để khi bạn lấy lại tài liệu sẽ dễ hơn. Ngoài ra bạn cũng KO nên
vứt những giấy tờ ít quan trọng đi vì đôi khi một lúc nào đấy
bạn lại cần đến. Tóm lại, ít quan trọng, ít dùng => cho vào
archive. 5 folder còn lại của bạn sẽ gọn gàng, không bị loãng.

Vậy là cái folder của bạn giờ như cuốn vở, nhưng nó flexible
hơn nhiều, bạn có thể thêm bớt trang tuỳ ý (thêm những chi
tiết không quan trọng hoặc archive những thông tin ko quan
trọng). Khi đi học, bạn cần môn nào bạn CHỈ cần mang
FOLDER môn đó. Trong mỗi folder nên dự trữ khoảng 5-10 tờ
giấy trắng để bạn còn take note trên lớp. Miễn sao bạn giữ
mỗi một môn một folder RIÊNG, thì trong FOLDER bạn tha hồ
bừa bãi (đây gọi là bừa trong khuôn khổ). Bạn sẽ cảm giác tự
do hơn và organized hơn nhiều.

Tất nhiên sẽ có nhiều trường hợp mọi thứ không như ý bạn
muốn, giấy tờ của bạn như một mớ bòng bong khi bạn nhìn
vào đầu chỉ muốn nổ tung. Mình có cách đơn giản giúp bạn.
Hãy tập hợp cái mớ bòng bong của bạn vào thành 1 tập giấy.
Sau đó ở trên bàn của bạn có 4 nhóm như sau. KEEP, BLANK,
ARCHIVE, GARBAGE. Bạn cầm cái tập giấy hỗn độn đang cầm
trên tay kia và ĐẶT từng tờ giấy vào mỗi nhóm thích hợp Ở
TRÊN BÀN (Giống như chia bài)
#2
#2
Sau khi "chia bài" xong trên bàn của bạn sẽ lọc ra được 4
nhóm
KEEP: Giấy tờ quan trọng
BLANK: Giấy trắng
ARCHIVE: Giấy thuộc nhóm archive
GARBAGE: Vứt đi

Bạn giữ nhóm KEEP kia và cho vào folder môn học phù hợp.
Giấy trắng bạn có thể cất đi đâu đấy hoặc cho vào folder dự
trữ. Giấy archive cho vào Folder archive. Và vứt hết các giấy tờ
ở nhóm Garbage vào thùng rác. Vậy lại mọi vấn đề đã được
giải quyết ổn thoả. Phòng của bạn nên có sẵn thùng rác mini
(thùng rác giống như một cái FOLDER: Garbage). Nếu thùng
rác ở xa bàn làm việc của bạn, khả năng cao bàn học của bạn
sẽ rất bừa. Đừng tiếc giấy, hãy thẳng tay vứt đi những thứ ko
cần thiết. Ok. Vậy là tạm thời bạn đã XONG phần quản lý tài
liệu/giấy tờ. Nhưng chưa hẳn đã xong. Khi đến lớp bạn cũng
cần TAKE NOTE. Cách take note của bạn cũng hỗ trợ nhất
định vào khả năng quản lý tài liệu của bạn.

Giả sử bạn đang ở lớp và học môn MARKETING. Bạn lấy tờ


giấy trắng trong cái folder môn Marketing ra và bắt đầu ghi
chép giống như mình xui. Ngay sau khi bạn giở giấy trắng ra
hãy lấy một cái bút đỏ ghi một chữ to đùng phía trên cùng
của tờ giấy (đừng viết nắn nót). MKT W1 - Nghĩa là cái note
này là marketing tuần 1 trong khoá học của bạn. Tương tự
ACC W5 nghĩa là Accounting Tuần 5. Chỉ đơn giản vậy thôi
cũng làm cho cuộc sống của bạn easier hơn rất nhiều khi TÌM
LẠI tài liệu quan trọng. Trong lúc lục lại giấy tờ, thay vì lướt
qua cả nội dung, bạn chỉ cần nhìn vào cái tiêu đề. Rất nhanh
chóng.
#2
--------Kỹ năng TAKE NOTE vào GIẤY-----------

Khi Take note ở trên lớp KO NÊN viết theo kiểu đoạn văn mà
nên viết CỰC KỲ NGẮN GỌN. Dùng #Hashtag để chủ đề Pop
up ngay trong đầu bạn khi bạn nhìn vào nội dung. Ví dụ bài
giảng (voice) của bạn như thế này.

All businesses face risks of many types. Some, such as


unexpected cost increases, may be obvious, while others,
such as disasters caused by human error, are not. Enterprise
risk management (ERM) is the process of identifying and
assessing risks and, where financially sensible, seeking to
mitigate potential damage. Companies have always taken
steps to manage risks. The change in recent years has been
more to view risk management as a holistic, integrated
exercise rather than something to be done on a piecewise
basis. There is much greater awareness of the variety,
complexity, and interactions of risks at the companywide
level. In fact, as the benefits from ERM have become
increasingly clear, many companies have created a new “c-
level” executive position, the Chief Risk Officer (CRO).

Tờ note của bạn sẽ thế này:

FIN W7 (tức Finance, tuần 7, chữ to, mực đỏ)

#Risk #ERM is awesome for manage risks (nhìn vào hashtag


biết ngay chủ đề).
#2
Mình muốn bạn SÁNG TẠO khi sử dụng NOTE, hãy dùng não
phải nhiều hơn não trái, đừng viết chữ đẹp, nắn nót, ngay
ngắn. Viết nhanh. Viết to thông tin quan trọng. Be creative.

Nhiều khi trong bài giảng, bạn nghe được nhiều thông tin
quan trọng như "PHẦN NÀY SẼ VÀO BÀI KIỂM TRA" hoặc
"PHẦN NÀY CẦN CHÚ Ý" hoặc bất cứ cái gì quan trọng. Bạn
hãy ghi vào rồi đánh một mũi TÊN rồi viết chữ "IMPORTANT!!!"
to đùng bên cạnh thông tin đó. Điều này làm cho bạn mỗi lần
LẤY LẠI tài liệu trong folder, bạn dễ dàng LỌC được thông tin
quan trọng dựa vào thị giác. Tóm lại, take note là kỹ năng sử
dụng NÃO PHẢI thay vì não trái. Bạn CHỈ cần một vài quy luật,
còn lại bạn tha hồ sáng tạo. MỤC ĐÍCH là bạn phải PHỤC VỤ
THỊ GIÁC của bạn chứ ko phải tra tấn nó.

Nhớ đừng quên sử dụng Mô hình và mũi tên khi take note. Vẽ
mô hình ra sẽ giúp bạn nhớ thông tin tốt hơn và hệ thống hơn
là viết một đoạn văn dài ngoằng, nhàm chán.
#2
#2
TÓM TẮT:

1. Chỉ cần tiết kiệm 1 giây mỗi lần lưu và mở tài liệu cũng đủ
đưa bạn từ B lên A

2. Bạn cần 3 thứ: GIẤY, FOLDER và GIÁ. Giá đựng folder, folder
đựng giấy

3. Chỉ nên dùng folder như 2 mảnh bìa cứng, ko khoá, ko nên
dùng loại có khoá

4. Folder chia làm 2 nhóm: NHÓM 1: Môn học, NHÓM 2:


Archive. Archive chứa các giấy tờ tài liệu bạn ít dùng, ít quan
trọng nhưng bạn chưa dám vứt đi. Archive giúp cho các folder
môn học còn lại của bạn chỉ giữ các giấy tờ quan trọng (không
bị loãng)

5. Khi gặp phải trường hợp bạn có nhiều giấy tờ hỗn độn.
Tổng hợp thành 1 tập, sau đó chia ra thành 4 nhóm và đặt
trên bàn (KEEP, BLANK, ARCHIVE, GARBAGE).

6. Phòng nên có thùng rác mini ở càng gần bàn học càng tốt.

7. Ghi tiêu đề môn học và TUẦN ở đầu NOTE để dễ lọc, dùng


#hashtag cho key words và topic để tạo CONTEXT (nhớ lâu),
dùng mô hình và mũi tên để tóm tắt thông tin. NEVER ghi cả
đoạn dài vào note. Sử dụng não phải để take note, sáng tạo
hết khả năng của bạn. Phục vụ thay vì tra tấn thị giác.
TRAINING
#11
PSYCHOLOGY
OF PROF
FACTS:
- Giáo viên KO BIẾT bạn là ai => Chấm điểm fair
- Giáo viên BIẾT bạn và có CẢM TÌNH với bạn => 99% sẽ cộng
thêm điểm
- Giáo viên BIẾT BẠN và ko thích bạn cho lắm => 99% sẽ bắt
thêm lỗi

Cái sự thật ở trên mình đã kiểm chứng theo kinh nghiệm của
mình kể cả ở VN lẫn nước ngoài. Tuy nhiên nhiều người không
hiểu điều này và chúng ta thường cho rằng giáo viên THƯỜNG
chấm fair mà không biết rằng giáo viên có NHIỀU POWER hơn
bạn nghĩ. Và có lẽ bạn đã mất nhiều cơ hội làm cho giáo viên
thích mình hoặc bạn KO biết cách làm cho họ có cảm tình với
bạn.
#11
Bạn có biết chỉ cần fake một chút biểu hiện trên lớp với giáo
viên thôi cũng đủ làm cho bạn trở thành sinh viên A? Tại sao
mình lại dùng từ "fake"? Chắc bạn đã nghe câu "FAKE IT UNTIL
YOU MAKE IT". Giả sử bạn quá nhút nhát và bạn quyết tâm
SỐNG THẬT và CHẤP NHẬN với sự nhút nhát của bạn => Kết
quả là bạn không bao giờ có biểu hiện gì và giáo viên cũng
chẳng biết bạn là ai hoặc bạn vô tình làm giáo viên KO thích
bạn. Giả sử bạn rất ghét giáo viên X đang dạy lớp bạn, nhưng
bạn quyết định sống thật và tỏ thái độ không tôn trọng hoặc
ko quan tâm đến bài giảng => Kết quả là họ có ấn tượng ko tốt
về bạn và điểm của bạn không hiểu sao vẫn bị B+ mặc dù bạn
làm đúng hết.

Thế nên "FAKE" ở đây mang nghĩa tích cực. Vậy bản thân mình
fake như thế nào?

1. Mình rất thích nghịch điện thoại, chat chit, facebook,


YouTube, etc. Nhưng mình HIỂU một điều rằng giáo viên họ
cực kỳ khó chịu khi trong giờ lên lớp của họ có một số sinh
viên cứ cắm mặt vào điện thoại mặc dù có thể họ không nói
ra. Nếu bạn đã từng làm giáo viên hoặc đứng lớp bạn sẽ hiểu.
Dù bạn không có ý gì, nhưng họ sẽ hiểu rằng bạn đang không
tôn trọng họ. Họ sẽ để ý đến bạn mặc dù không nói ra. Tên
của bạn sẽ được họ lưu vào trí nhớ trong một thời điểm nào
đó và dù cho bạn tự tin rằng bạn rất giỏi môn này, họ vẫn có
thể lật đổ bạn. => Vì thế trong lớp bạn không nên dùng điện
thoại, luôn ngẩng cao đầu.
#11
2. Giáo viên THÍCH được LẮNG NGHE. Dù cho bài giảng chán
đến cỡ nào, hãy tỏ ra bạn đang lắng nghe bài giảng một cách
chăm chú. Mình rất hay fake biểu hiện này và kết quả là giáo
viên thường duy trì Eye contact với mình mặc dù trong lớp có
rất nhiều sinh viên khác. Mục tiêu ban đầu của bạn là lấy
được cái EYE CONTACT của giáo viên. Làm thế nào? Ngẩng
cao đầu, hơi nghiêng đầu sang một bên, mắt nhìn thẳng vào
mắt giáo viên, lông mày hơi nhíu xuống tỏ vẻ tập trung. Khi
giáo viên nói gì bạn hãy gật đầu chầm chậm (kiểu Àhhhhh).
Thỉnh thoảng gật nhanh (kiểu OK OK OK). Luôn giữ eye
contact. Nếu được có thể take note, hoặc nếu ko có gì quan
trọng để take note, hãy giả vờ như bạn đang take note. Cúi
xuống giả vờ ghi chép trong vòng 2-3s xong lại tiếp tục lặp lại
điệu bộ trên. Mình đã làm vậy và trong 6 môn học thì cả 6
môn giáo viên chỉ nhìn mình.

3. Giáo viên hay KỂ CHUYỆN cười và bạn phải CƯỜI THEO.


Cười phá lên. Nếu cả lớp đều cười thì bạn phải là đứa cười to
nhất hoặc dễ gây chú ý nhất để bạn có thể tách biệt khỏi đám
đông. Đừng bao giờ rơi vào trường hợp giáo viên kể chuyện
cười hoặc tỏ vẻ hài hước mà bạn không hùa theo. Sẽ mất
điểm. Why? Giáo viên sẽ nghĩ bạn và họ không cùng chung
bước sóng (not in the same wave length). Nếu bạn hùa theo
tức là bạn cùng chung bước sóng với họ và họ sẽ thích bạn.
#11
4. Luôn luôn khiêm tốn, đừng tỏ ra mình giỏi. Kể cả bạn có
giỏi nhất lớp hay nhất trường. Chỉ cần bạn thể hiện ra họ sẽ
có ấn tượng rất xấu với bạn. Nhưng bạn biết ko? Có một điều
còn nguy hiểm hơn cả không khiêm tốn. Đó là tỏ ra QUÁ
KHIÊM TỐN. Khiêm tốn không có nghĩa là làm mất hẳn đi giá
trị vốn có của bản thân. Nếu giáo viên có lời khen đến bạn,
hãy cảm ơn và nói rằng mình cũng bình thường. Tuyệt đối
không tìm cách chứng minh mình kém cỏi (vì nó rất fake và
làm bạn appear tự ti). Nên nhớ bạn vẫn là một sinh viên A.
Nhưng bạn được A không phải vì bạn là thần đồng mà vì bạn
yêu thích môn học, bạn nghiêm túc với môn học và công việc
và bạn được giáo viên hỗ trợ.

5. Giáo viên thích NGHE SỰ ĐỒNG Ý. Believe it or not. Giáo


viên thích học sinh đồng ý với họ trong mọi quan điểm. Nếu
bạn có vấn đề gì không đồng tình 100%. Không bao giờ phản
đối trước lớp làm mất mặt giáo viên. Hãy gửi email hoặc gặp
mặt nói chuyện một cách lịch sự. Dù trong lòng bạn có phản
đối và đúng, nhưng cuối cùng người đúng vẫn phải là GIÁO
VIÊN. Why? Vì mục tiêu của bạn không phải là ai đúng ai sai.
Mục tiêu của bạn là được A. Hãy cho người ta đúng. (Tuy
nhiên, nếu giáo viên chấm sai cho bạn, bạn không được chấp
nhận mà phải lên thắc mắc vì đây là quyền lợi của bạn.)
#11
6. Giáo viên MUỐN được dạy bạn. Tỏ ra bạn thực sự thích học
hỏi và tò mò về môn học. (kể cả bạn không thích). Bằng cách
đặt câu hỏi có sự đầu tư về suy nghĩ, sau đó lắng nghe lời giải
thích, và cuối cùng gật đầu đồng ý (chêm vào vài câu "Right",
"absolutely", "đúng rồi", "chính xác". Giáo viên sẽ nhớ đến
bạn và có cảm tình với bạn. Hãy thử suy nghĩ xem có bao
nhiêu sinh viên làm được điều này? Không nhiều. Nếu bạn
làm được bạn sẽ được để ý và được nhớ tên.

7. Luôn tỏ ra tích cực (cho dù bạn buồn ngủ và chẳng có tí


năng lượng nào). Hãy nghĩ đến điểm A. Đã rất nhiều lần mình
buồn ngủ lắm, oải lắm. Nhưng cứ nghĩ đến cảm giác của giáo
viên khi nhìn vào mình, mình lại phải cười, 2 mắt sáng long
lanh đầu gật gật. Fake thôi. Có lúc fake có lúc thật. Nhưng bạn
biết ko? Mỗi lần Fake như vậy bạn sẽ thấy đúng là trong bạn
LẠI ĐƯỢC sạc thêm năng lượng nhờ cái điệu bộ fake đấy của
bạn. Hãy fake tích cực.

Như bạn thấy từ trên xuống dưới vẫn chỉ xung quanh vấn đề
làm cho giáo viên ĐỂ Ý đến bạn và THÍCH BẠN. Bạn có thể
sáng tạo mọi cách để đạt được điều này tuỳ vào tính cách và
sở thích của bạn. Nhưng hãy luôn nhớ mục đích là được A và
A+ và để được điều này, làm cho giáo viên thích bạn là một
trong nhiều yếu tố cần thiết.
#11
TÓM TẮT:

1. Giáo viên một khi đã thích bạn họ sẽ cho thêm điểm chứ
không fair như bạn nghĩ => Vì thế hãy tận dụng cơ hội này.

2. Không cắm mặt vào điện thoại trong lớp => Đối với bạn và
bạn của bạn thì là điều bình thường nhưng giáo viên họ rất
khó chịu và sẽ âm thầm nhớ tên bạn.

3. Giáo viên thích được lắng nghe chăm chú: Duy trì eye
contact, tỏ vẻ tập trung, gật đầu.

4. Luôn khiêm tốn nhưng không cố chứng minh mình kém

5. Hãy đồng ý với giáo viên cho dù họ sai

6. Cười theo chuyện cười của giáo viên

7. Tỏ ra tò mò về môn học, đặt câu hỏi có đầu tư

8. Tỏ ra tích cực và nhiều năng lượng (kể cả khi bạn đang


mệt).

9. Kết hợp các điều trên lại bạn sẽ trở thành ngôi sao trong
mắt giáo viên và không có lý gì họ không thêm điểm cho bạn.
TRAINING
#12
GANTT CHART
& Calendar
Một trong những front-loading mà mình áp dụng trước mỗi
kỳ là tạo một cái GANTT CHART và POST lên Calendar máy
tính (và smartphone tự động sync). Chỉ cần dành khoảng 30
phút đến 1 tiếng trước mỗi kỳ thôi bạn sẽ tiết kiệm được rất
rất nhiều thời gian và công sức. Mình xin giới thiệu chút về
Front-loading cho những bạn chưa đọc Handbook of Thinking
Smart.

Front-Loading nôm na là bạn tập trung nguồn lực vào giai


đoạn đầu, mục đích làm cho các giai đoạn sau dễ dàng hơn
nhiều. Lập kế hoạch là front-loading vì nó sẽ khiến cả quá
trình dễ dàng, nghiên cứu là front-loading vì nó sẽ làm cho
bạn ít mắc lỗi. Download tất cả tài liệu ngay từ đầu khoá học
là front-loading vì bạn sẽ có mọi thứ sẵn sàng. Gantt Chart và
Calendar tương tự cũng là Front-loading.
#12
Gọi là Gantt chart để tôn trọng tác giả thôi còn về bản chất nó
là thời gian biểu theo TUẦN và MÔN. Tuần 1 tuần 2 tuần 3 và
các môn A B C. Trông thì rất dễ nhưng bạn tin ko, rất ít ai làm.
Chúng ta thường tiếc nửa tiếng Front-load và nghĩ rằng tốn
thời gian. Mình nói luôn đây là thứ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG
và để được A bạn không thể không làm. Vì nếu không lập
Gantt Chart trong cả kỳ của bạn sẽ như thế này:

1. Không biết tuần này, tuần sau và tuần sau nữa có bài
nộp/kiểm tra => Lại phải giở ra check => Lại phải tìm lại
syllabus của từng môn => Rồi lại lưu vào trí nhớ => Rồi lại
quên => Rồi lại giở ra tìm lại

2. Không biết tuần sau kiểm tra bao nhiêu môn => Nếu bạn
không biết hoặc không rõ lịch bạn sẽ thường không học hoặc
chần chừ hoặc bạn không chia thời gian một cách cân đối cho
mỗi môn.

CÁCH LẬP GANTT CHART


#12
Cách lập gantt chart rất đơn giản. Bạn cần Excel. Dòng 1 SỐ
TUẦN. Dòng 2 NGÀY đầu tiên của tuần đó. Các dòng còn lại là
môn học của bạn. Các cột là các tuần. Sau đó các ô được hình
thành và bạn lại tổng hợp các syllabus, lấy các NGÀY QUAN
TRỌNG rồi post lên Gantt Chart như trên ảnh. Nếu bạn chi
tiết hơn nữa thì có thể đổi MÀU CHỮ cho THỂ LOẠI event:
Kiểu như Test thì màu ĐỎ, Assignment Due thì màu Xanh.

Mỗi tuần trôi qua bạn lại TÔ MÀU ĐEN vào các cột để thể hiện
rằng bạn không còn duyên nợ với nó nữa => Bạn có thể tập
trung và nhìn vào tương lai

Sau khi đã hoàn thành Gantt Chart. Bạn vẫn chưa xong. Bạn
cần Post các sự kiện đó lên Calendar mà mình nghĩ tốt nhất
nên dùng ứng dụng Calendar trên Mac để dễ dàng sync với
iPhone/iPad. Sau đó Calendar trên smartphone và máy tính
sẽ tự động nhắc bạn. Cho dù bạn mải đi chơi, bạn để mất
syllabus bạn chỉ cần bật file excel hoặc Calendar là biết bạn
ĐANG Ở ĐÂU.
#12
Một lợi ích khác nữa là khi nhìn vào Gantt Chart và Calendar,
sự chần chừ của bạn sẽ GIẢM còn 1/3. Tại sao? Vì bộ óc chúng
ta khá kém khi hình dung thời gian. Có thể trong đầu bạn
NGHĨ RẰNG còn 10 ngày nữa là thi. Bạn nghĩ rằng bạn còn rất
nhiều thời gian. Nhưng khi nhìn vào CALENDAR, bạn sẽ thấy
rằng bạn không có nhiều thời gian như bạn nghĩ. Thời gian khi
được visualized sẽ được nhận thức một cách đúng nghĩa hơn.

TÓM TẮT:

1. Trước mỗi kỳ học, hãy luôn lập Gantt Chart và Post các sự
kiện lên Calendar

2. Gantt Chart: Cột = Tuần, Dòng = Môn học. Ô = sự kiện.


Gantt chart cần càng đơn giản càng tốt. Bạn ko cần đến ứng
dụng chuyên về gantt chart. Bạn chỉ cần một cái grid trong
excel để bạn có thể type in và tô màu.

3. Bạn chần chừ vì bộ não chúng ta HIỂU SAI về thời gian khi
chúng ta nghĩ về nó. Nhưng sẽ HIỂU ĐÚNG khi chúng ta
visualize nó vào calendar và gantt Chart.

You might also like