You are on page 1of 34

CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH

VÙNG ĐẦU MẶT CỔ


Mục tiêu
1. Kể tên được các cơ vùng đầu mặt cổ và
thần kinh chi phối.
2. Trình bày được các động mạch và tĩnh
mạch vùng đầu mặt cổ
1. CÁC CƠ CỦA ĐẦU
• Gồm các cơ mặt, các cơ nhai, các cơ
ngoài nhãn cầu, các cơ tiểu cốt tai, các cơ
khẩu cái mềm và eo họng.
• Các cơ mặt và các cơ nhai
1.1. Các cơ mặt và thần kinh chi
phối
Đặc điểm: Một đầu bám vào da và một đầu
bám vào mạc hoặc các xương của sọ.
• Nhóm cơ trên sọ: cơ chẩm trán
• Nhóm cơ quanh tai: Cơ tai trên, cơ tai
trước, cơ tai sau.
1.1. Các cơ mặt và thần kinh chi
phối
• Nhóm cơ quanh ổ mắt và mí: cơ vòng
mắt, cơ cau mày và cơ hạ mày
• Nhóm cơ mũi: cơ cao, cơ mũi, cơ hạ vách
mũi
1.1. Các cơ mặt và thần kinh chi
phối
• Nhóm cơ quanh miệng: cơ vòng miệng,
cơ nâng môi trên, cơ nâng môi trên cánh
mũi, cơ gò má lớn, cơ gò má nhỏ, cơ
cười, cơ nâng góc miệng, cơ hạ môi dưới,
cơ hạ góc miệng, cơ thổi kèn, cơ cằm.
• Thần kinh chi phối:thần kinh số VII chi
phối.
1.2. Các cơ nhai
• Các cơ nhai là những cơ vận động xương
hàm dưới tại khớp thái dương hàm dưới
Gồm:
+ Cơ cắn: từ cung gò má xưống tới góc và
ngành xương hàm dưới. Có vai trò kéo
xương hàm dưới lên trên và ra sau
1.2. Các cơ nhai
+ Cơ thái dương: đi từ hố thái dương tới
mỏm vẹt và bờ trước của ngành xương
hàm dưới.
Vai trò: nâng xương hàm dưới lên trên cả kể
khi cơ co
1.2. Các cơ nhai
+ Cơ chân bướm ngoài: đi từ xương bướm
tới cổ lồi cầu xương hàm dưới và đĩa
khớp thái dương hàm dưới. Vai trò: làm
miệng há ra
+ Cơ chân bướm trong: đi từ mặt trong của
mỏm chân bướm và củ xương hàm trên
tới góc xương hàm dưới
2. Các cơ của cổ và thần kinh chi
phối
2.1. Các cơ nông vùng cổ bên:
+ Cơ bám da cổ: là phiến cơ rộng, phủ phần
trên của cơ ngực lớn và cơ delta. Do thần
kinh mặt chi phối
2.1. Các cơ nông vùng cổ bên
+ Cơ ức đòn chũm: từ cán ức và 1/3 trong
xương đòn chạy chếch lên qua mặt bên
của cổ rồi bám vào mỏm chũm xương thái
dương và nửa ngoài đường gáy trên. Do
thần kinh phụ chi phối (dây XI).
2. Các cơ của cổ và thần kinh chi
phối
2.2. Các cơ trên móng:
- Cơ hàm móng, cơ cằm móng, cơ trâm
móng và cơ hai bụng
- Tác dụng: nâng xương móng và sàn
miệng, hạ xương hàm dưới
2. Các cơ của cổ và thần kinh chi
phối
2.3. Các cơ dưới móng:
- Cơ ức móng, cơ ức giáp, cơ giáp móng, cơ vai
móng
- Tác dụng: hạ thấp xương móng và thanh quản
trong khi nuốt và nói.
- Thần kinh chi phối: Cơ trâm móng và bụng sau
cơ hai bụng do thần kinh VII chi phối. Bụng
trước cơ hai bụng và cơ hàm móng do các
nhánh đến từ thần kinh huyệt răng dưới (nhánh
của thần kinh hàm dưới) chi phối. Các cơ khác
do nhánh của đám rối cổ vận động
2. Các cơ của cổ và thần kinh chi
phối
2.4. Các cơ trước cột sống cổ:
- Cơ dài đầu, cơ dài cổ, cơ thẳng đầu trước
và bên. Các cơ này đi từ mặt trước đốt
sống cổ này đến mặt trước đốt sống cổ
kia. Vai trò: gấp đầu và cổ.
- Thần kinh chi phối: ngành trước thần kinh
đốt sống cổ
2. Các cơ của cổ và thần knh chi
phối
2.5. Các cơ bên cột sống cổ:
- Gồm cơ bậc thang trước, giữa và sau, có
vai trò làm nghiêng đoạn cổ của cột sống
sang bên và nâng xươg sườn 1 hoặc 2.
- Thần kinh chi phối: do các nhánh từ ngành
trước các thần kinh sống cổ vận động
2. Các cơ của cổ và thần knh chi
phối
2.6. Các cơ dưới chẩm:
- Gồm cơ thẳng đầu trước và bên, các cơ
thẳng đầu sau lớn và nhỏ, các cơ chéo
đầu trên và dưới
3. Mạch máu vùng đầu mặt cổ
3.1. Động mạch cảnh:
- Động mạch cảnh chung: ĐM cảnh chung
phải tách ra từ thân Đm cánh tay đầu, ĐM
cảnh chung trái tách ra từ quay ĐM chủ.
Mỗi ĐM cảnh chung đi lên một bên cổ, dọc
theo bờ trước cơ ức đòn chũm, ngang bờ
trên sụn giáp chia thành ĐM cảnh ngoài
và Đm cảnh trong
3. Mạch máu vùng đầu mặt cổ
+ ĐM cảnh ngoài: đi lên tới sau cổ lồi cầu xương
hàm dưới thì tận cùng bằng ĐM thái dương
nông và Đm hàm trên. ĐM thái dương nông cấp
máu cho da đầu vùng trán, đỉnh, thái dương. ĐM
hàm trên cấp máu cho các cơ nhai và vùng sâu
của mặt. Ngoài ra ĐM cảnh ngoài còn cấp máu
cho tuyến giáp, lưỡi, mặt, da đầu sau tai và
vùng chẩm.
+ ĐM cảnh trong: đi vào hộp sọ và cấp máu cho
mắt và não, tạo nên vòng ĐM não (vòng Willis)
3. Mạch máu vùng đầu mặt cổ
3.2. Các tĩnh mạch của đầu và cổ
- Máu tĩnh mạch từ phần trước da đầu và mặt đổ
về tĩnh mạch mặt. Máu từ phần bên da đầu và
từ các phần sâu của mặt tập trung về tĩnh mạch
sau hàm dưới. Máu của phần sau da đầu đổ về
các tĩnh mạch chẩm và tai sau. Máu tĩnh mạch
của não và mắt đổ về các xoang tĩnh mạch
màng cứng. Các tĩnh mạch nói trên đổ về 3 tĩnh
mạch ở cổ: TM cảnh trong, TM cảnh ngoài, Tm
đốt sống.
3. Mạch máu vùng đầu mặt cổ
+ Tm cảnh trong hợp với TM dưới đòn thành
TM tay- đầu.
+ TM cảnh ngoài đổ vào Tm dưới đòn.
+ Tm đốt sống: đi xướng cùng ĐM đốt sống
đổ vào TM tay -đầu ở nền cổ.

You might also like