You are on page 1of 10

Động cơ đồng bộ ba pha ver2.

0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------

Bài 6: ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ BA PHA


I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM

Giúp sinh viên củng cố kiến thức về máy điện đồng bộ trong trường hợp vận hành ở chế độ động
cơ, hiểu được cách khởi động, các đặc tuyến cơ bản và hoạt động của máy bù đồng bộ trong việc
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng điện năng.

II. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM


1. Lý thuyết về động cơ đồng bộ 3 pha.

Động cơ đồng bộ 3 pha có dây quấn phần ứng 3 pha được đặt ở phía stator (phía đứng yên), còn
dây quấn kích từ quấn trên lõi thép rotor (phần có chuyển động quay). Dòng điện kích từ được đưa
vào dây quấn rotor bằng 2 chổi quét (thường làm bằng than chì) tỳ lên 2 vành trượt (thường làm
bằng đồng thau). Các phương pháp tạo dòng kích từ cho các cực từ rôto cũng giống trong máy phát.
Rôto thường có dạng cực lồi và có một điểm khác so với máy phát là ngoài cuộn kích từ, nó còn có
thêm cuộn đệm đặt trong mặt các cực và giống dạng rôto lồng sóc trong động cơ không đồng bộ
(cuộn đệm dùng để mở máy).
Các phương pháp mở máy động cơ đồng bộ
Để tạo moment mở máy, trên các mặt từ rôto người ta đặt các thanh dẫn được ngắn mạch như
lồng sóc nhờ vậy sẽ làm quay rôto với tốc độ đồng bộ với từ trường stator. Khi mở máy, nhờ dây
quấn mở máy trên các mặt từ động cơ làm việc như động cơ không đồng bộ.
Nhược điểm của động cơ điện đồng bộ là mở máy và cấu tạo phức tạp nên giá thành đắt. Một số
phương pháp mở máy động cơ đồng bộ như sau:

 Mở máy theo phương pháp không đồng bộ (dùng cuộn đệm).


 Các phương pháp mở máy trực tiếp:
• Nối thẳng dây quấn kích từ trong suốt quá trình mở máy.
• Mở máy theo phương pháp hòa đồng bộ.
• Mở máy bằng nguồn có tần số thay đổi.

Máy bù đồng bộ
Khi động cơ quay không tải, nó cũng tiêu thụ công suất để bù vào các tổn hao. Công suất này rất
nhỏ, nếu động cơ làm việc quá kích từ với Ikt khá lớn thì động cơ gần giống tụ điện và được dùng để
nâng cao hệ số công suất của lưới điện. Trong các nhà máy sử dụng nhiều động cơ không đồng bộ,
chúng sẽ tiêu thụ công suất phản kháng. Khi đấu song song một động cơ đồng bộ làm việc không tải

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 1/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
và quá kích từ, nó sẽ phát công suất phản kháng lên lưới làm độ sụt áp giảm; tăng độ ổn định cung
cấp điện. Một động cơ đồng bộ làm việc như trên gọi là máy bù đồng bộ.

2. Thí nghiệm với động cơ đồng bộ 3 pha.

THÍ NGHIỆM 1: THÍ NGHIỆM MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ


Mục đích thí nghiệm: Nắm được cách khởi động động cơ đồng bộ ba pha bằng phương pháp không
đồng bộ.
Phương pháp thí nghiệm: khởi động động cơ dùng cuộn đệm.
Tiến hành thí nghiệm: Trên động cơ đồng bộ ba pha có bố trí cuộn đệm để khởi động động cơ theo
phương pháp không đồng bộ. Để khởi động động cơ, chỉ cần giữ công tắc chọn chế độ cuộn đệm,
cấp nguồn AC ba pha để khởi động.
THÍ NGHIỆM 2: THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ MANG TẢI
Mục đích thí nghiệm: Xây dựng đặc tuyến hình V: Ia = f(Ikt) của động cơ đồng bộ.
Phương pháp thí nghiệm: Đặc tuyến hình V là mối quan hệ giữa dòng phần ứng của động cơ theo
dòng kích từ ở điện áp không đổi và công suất tác dụng không đổi, do đó tiến hành cấp nguồn AC 3
pha cố định cho động cơ, đồng thời giữ tải không đổi trên trục động cơ.
Họ đặc tuyến hình V của động cơ:

Tiến hành thí nghiệm: Thay đổi dòng kích từ của động cơ từ thiếu kích từ sang thừa kích từ, ghi
nhận thông số dòng điện kích từ, dòng điện phần ứng và công suất phản kháng phát của động cơ.

THÍ NGHIỆM 3: MÁY BÙ ĐỒNG BỘ

Mục đích thí nghiệm: Nắm được cách bù công suất phản kháng cho tải dùng máy bù đồng bộ.

Tiến hành thí nghiệm: Tiến hành cấp thừa kích từ cho động cơ đồng bộ để động cơ phát công suất
phản kháng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 2/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
III. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
1. Động cơ đồng bộ ba pha 2. Máy phát DC kích từ độc lập

3. Bộ kích từ cho động cơ đồng bộ 4. Ampe kế DC - Volt kế DC

5. Thiết bị đo công suất 3 pha 6. Thiết bị đo tốc độ

7. Động cơ không đồng bộ ba pha 8. Hộp MCB

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 3/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
9. Bộ kích từ cho máy phát DC 10. Bộ dây nối

IV. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM


BẢNG KÝ HIỆU
Ký hiệu Diễn giải Đơn vị
Vkt Điện áp kích từ cho động cơ đồng bộ V
Ikt Dòng điện kích từ cho động cơ đồng bộ A
Vex Điện áp kích từ cho máy phát DC V
Va Trung bình điện áp dây cấp cho động cơ đồng bộ V
Ia Trung bình dòng điện phần ứng của động cơ A
P Công suất tác dụng ba pha của động cơ đồng bộ W
Q Công suất phản kháng ba pha của động cơ đồng bộ VAr
PKĐB Công suất tác dụng của động cơ KĐB W
QKĐB Công suất phản kháng của động cơ KĐB VAr
PFKĐB Hệ số công suất trung bình trên ba pha của động cơ KĐB
PF Hệ số công suất trung bình trên ba pha của động cơ đồng bộ.
Hệ số công suất trung bình trên ba pha của tổ hợp tải gồm động cơ
PF total KĐB và động cơ ĐB.

Ptotal Công suất tác dụng ba pha của tổ hợp tải gồm động cơ KĐB và ĐB W

Qtotal Công suất phản kháng ba pha của tổ hợp tải gồm động cơ KĐB và
VAr
động cơ ĐB

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ GHI TRÊN NHÃN MÁY CỦA MP ĐB 3P

Mục đích thí nghiệm: Giúp sinh viên xác định được các thông số định mức của động cơ đồng bộ ba
pha ở chế độ đấu dây Y hoặc đấu .
Tiến hành thí nghiệm:

1. Sinh viên ghi nhận thông số được ghi trên nhãn máy.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 4/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
Bảng 6. 1 – Nhãn máy động cơ đồng bộ ba pha

Thông số Đấu Y Đấu 


Điện áp định mức [V]
Dòng điện định mức [A]
Công suất định mức [W]
Tần số định mức [Hz]
Tốc độ định mức [rpm]
Điện áp [V]
Kích từ
Dòng điện [A]

2. Nhờ GVHD kiểm tra trước khi tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

THÍ NGHIỆM 1: THÍ NGHIỆM MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ

Mục đích thí nghiệm: Nắm được cách khởi động động cơ đồng bộ ba pha bằng phương pháp không
đồng bộ.

Sơ đồ nguyên lý:

L1
Động cơ
L2 đồng bộ
(đấu )

L3
F1 A

Vkt

F2

Hình 6. 1 - Thí nghiệm mở máy động cơ đồng bộ


Tiến hành thí nghiệm

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 CB nguồn: OFF
 Bộ nguồn kích từ động cơ: Con chạy ở vị trí 1/3 tầm, công tắc S1: ON.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 5/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
2. Nối mạch như Hình 6. 1
 Kết nối thiết bị đo tốc độ trên trục động cơ.
 Cấp nguồn 220V cho: Bộ kích từ động cơ; Thiết bị đo.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.


4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Nhấn và giữ nút damper trên động cơ.


 Nguồn tổng: MCB ON. Ghi nhận tốc độ động cơ vào Bảng 6. 2
 Thả nút damper. Ghi nhận tốc độ động cơ vào Bảng 6. 2

Bảng 6. 2 – Bảng đo tốc độ động cơ khi khởi động

Thông số Giá trị

Tốc độ động cơ khi chưa nhả nút damper [rpm]

Tốc độ động cơ khi nhả nút damper [rpm]

5. Ghi nhận chiều quay của động cơ (cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ) khi nguồn cung cấp
cho động cơ là L1 – L2 – L3 vào Bảng 6. 3.
6. Tắt nguồn điện, đổi vị trí hai đầu nguồn kích từ DC, thực hiện khởi động lại động cơ đồng bộ
như đã thực hiện (từ bước 4), ghi nhận chiều quay của động cơ lúc này vào Bảng 6. 3
7. Tắt nguồn điện, đổi hai đầu nguồn DC về vị trí ban đầu, đổi hai pha bất kỳ trên ba pha nguồn,
thực hiện khởi động lại động cơ đồng bộ như đã thực hiện (từ bước 4), ghi nhận chiều quay của
động cơ lúc này vào Bảng 6. 3

Bảng 6. 3 – Bảng khảo sát chiều quay của động cơ

Nguồn AC/DC Chiều quay

Nguồn AC: L1 – L2 – L3. Nguồn DC: +, -

Nguồn AC: L1 – L2 – L3. Nguồn DC: -, +

Nguồn AC: L2 – L1 – L3. Nguồn DC: +, -

8. Tắt nguồn:
 Nguồn tổng: MCB OFF

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 6/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
THÍ NGHIỆM 2: THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ MANG TẢI

Mục đích thí nghiệm: Xây dựng đặc tuyến hình V (Ia = f(Ikt)) của động cơ đồng bộ

Sơ đồ nguyên lý

A1 A
E1 R
L1 Máy
Thiết bị ĐCĐB
Vex
L2 đo công (đấu ) phát DC V
suất 3pha
L3 E2
A2
A

Vkt

Hình 6. 2 – Thí nghiệm có tải động cơ đồng bộ


Tiến hành thí nghiệm
PHẦN 1: ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ HOẠT ĐỘNG KHÔNG TẢI

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 CB nguồn: OFF
 Bộ nguồn kích từ động cơ: Con chạy ở vị trí 1/3 tầm, công tắc S1: ON.
2. Nối mạch như Hình 6. 2
 Phần này không nối tải trên trục động cơ (không kết nối với máy phát DC)
 Thiết bị đo ba pha: kết nối theo sơ đồ 3P3W ở mặt trước thiết bị.
 Cấp nguồn 220V cho: Bộ kích từ động cơ; Thiết bị đo.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.


4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Nhấn và giữ Damper.


 Nguồn tổng: MCB ON. Thả nút damper
5. Thay đổi giá trị nguồn DC kích từ động cơ đồng bộ, ghi nhận thông số theo Bảng 6. 4
6. Tắt nguồn theo thứ tự sau:
 Nguồn tổng: MCB OFF

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 7/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
Bảng 6. 4 – Bảng thông số đo đặc tuyến hình V khi động cơ không mang tải

Ikt [A] 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,33 0,35 0,37 0,40 0,42
PF
I a [A]
P [W]
Q [Var]

PHẦN 2: ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ KẾT NỐI PHÁT PHÁT DC

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 CB nguồn: OFF
 Bộ nguồn kích từ động cơ: Con chạy ở vị trí 1/3 tầm, công tắc S1: ON.
 Tải: tắt tắt cả các công tắc.
 Bộ kích từ cho máy phát DC: Công tắc S1 OFF, con chạy ở mức MIN, công tắc S2 170V.
2. Nối mạch như Hình 6. 2
 Thiết bị đo ba pha: kết nối theo sơ đồ 3P3W ở mặt trước thiết bị.
 Cấp nguồn 220V cho: Bộ kích từ động cơ; Thiết bị đo.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.


4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Nhấn và giữ Damper.


 Nguồn tổng: MCB ON. Thả nút damper
 Bộ kích từ cho máy phát DC: S1 ON, chỉnh nguồn Vex bằng 200V
 Bật ON hai tải bất kỳ
5. Thay đổi giá trị nguồn DC kích từ động cơ đồng bộ, ghi nhận thông số theo Bảng 6. 5

Bảng 6. 5 - Bảng thông số đo đặc tuyến hình V khi động cơ mang tải (02 tải)

Ikt [A] 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,33 0,35 0,37 0,40 0,42
PF
I a [A]
P [W]
Q [Var]

6. Sau khi hoàn thành Bảng 6. 5, tiếp tục bật ON hai tải bất kỳ cho máy phát DC, thực hiện đo đạc
theo Bảng 6. 6.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 8/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
Bảng 6. 6 - Bảng thông số đo đặc tuyến hình V khi động cơ mang tải (04 tải)

Ikt[A] 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,33 0,35 0,37 0,40 0,42
PF
I a [A]
P [W]
Q [Var]

7. Tắt nguồn: MCB OFF

THÍ NGHIỆM 3: MÁY BÙ ĐỒNG BỘ

Mục đích thí nghiệm: Nắm được cách bù công suất phản kháng cho tải dùng máy bù đồng bộ.

Sơ đồ nguyên lý:

L1
Thiết bị đo ĐC
L2 KĐB
3 pha
(đấu Y)
L3

Vkt
MCB

ĐC ĐB
(đấu )

Hình 6. 3 – Thí nghiệm máy bù đồng bộ


Tiến hành thí nghiệm

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 CB nguồn: OFF
 Hộp MCB: OFF
 Bộ nguồn kích từ động cơ: Con chạy ở vị trí 1/3 tầm, công tắc S1: ON.
2. Nối mạch như Hình 6. 3
 Thiết bị đo ba pha: kết nối theo sơ đồ 3P3W ở mặt trước thiết bị.
 Cấp nguồn 220V cho: Bộ kích từ động cơ; Thiết bị đo.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 9/10
Động cơ đồng bộ ba pha ver2.0
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------
3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.
4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Nguồn tổng: MCB ON. Chờ khoảng 3 phút


 Ghi nhận các thông số đo của của động cơ không đồng bộ vào Bảng 6.7.

Error! Reference source not found. – Bảng thông số đo tải ba pha trước khi bù

Thông số của ĐC PFKĐB PKĐB [W] QKĐB[Var]


KĐB 3P

 Nhấn và giữ Damper.


 Hộp MCB: MCB ON. Thả nút damper.
5. Thay đổi giá trị nguồn DC kích từ động cơ đồng bộ, ghi nhận thông số theo Bảng 6. 7. Chú ý ghi
nhận được tối đa ở hệ số công suất nào thì lấy tại vị trí đó.

Bảng 6. 7 – Bảng thông số tổng hợp khi có bù đồng bộ

PF total 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,85 0,90 0,92 0,95
Ikt
Ptotal

Qtotal

6. Tắt nguồn: MCB OFF

V. YÊU CẦU

- Sinh viên phải hoàn thành tất cả các bảng số liệu, kể cả bảng số liệu tính toán và nộp lại cho
GVHD kiểm tra trước khi kết thúc buổi thí nghiệm
- Bài chuẩn bị được chấp nhận phải có chữ ký của GVHD phụ trách, sinh viên nộp kèm theo
bài báo cáo thí nghiệm và để ở đầu mỗi bài báo cáo.
VI. NỘP BÁO CÁO
- Báo cáo nộp trễ nhất 1 tuần sau khi kết thúc TN.
- Các kết quả đo và kết quả thí nghiệm phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ các yêu
cầu theo bài hướng dẫn báo cáo thí nghiệm.
- GV có quyền cho điểm 0 những báo cáo như sau:
 Những bài sao chép lẫn nhau dưới mọi hình thức.
 Số liệu báo cáo không trùng khớp với số liệu trên bảng thu thập số liệu của SV.
 Không ghi thông tin của sinh viên (Tên, MSSV, nhóm, buổi thí nghiệm).

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------
Tài liệu thí nghiệm Máy điện (EE3010) Trang 10/10

You might also like