You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN TRỌNG KHUÊ

ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA THÁP PHONG ĐIỆN


CHỊU TẢI TRỌNG GIÓ THEO TCVN 2737:1995
VÀ ASCE 7-10

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình


Dân dụng và Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ANH TUẤN

Phản biện 1: TS. ĐÀO NGỌC THẾ LỰC

Phản biện 2: TS. HOÀNG TUẤN NGHĨA

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp họp tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 07
tháng 07 năm 2018

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
- Thư viện Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp,
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
1

MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Đánh giá ứng xử của tháp phong điện chịu tải
trọng gió theo TCVN 2737:1995 và ASCE7-10.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển năng lượng bền vững là mối quan tâm hàng đầu hiện
nay của các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện
lâu dài và giảm thiểu các tác động đến môi trường. Cho đến nay, đã có
nhiều dự án năng lượng gió đã và đang triển khai ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, quy mô công suất của mỗi
turbine gió được nâng lên đồng nghĩa với chiều cao công trình Phong
điện ngày một vươn cao.
Việc tính toán, nhận xét, đánh giá tải trọng gió tác động lên loại
công trình này như thế nào là hợp lý và khả năng ứng xử của một kết
cấu tháp phong điện như thế nào khi chịu tải trọng gió thay đổi theo
chiều cao, đang là một vấn đề cần được quan tâm và tìm hiểu. Từ thực
tế đó, trong khuôn khổ Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, học viên lựa chọn đề
tài “Đánh giá ứng xử của tháp phong điện chịu tải trọng gió theo TCVN
2737:1995 và ASCE7-10” với mong muốn có được những kiến thức sát
thực hơn về sự tác động của tải trọng gió lên hệ kết cấu này.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tính toán tải trọng gió
tác động lên công trình Phong điện, cụ thể tải trọng gió tác động lên
các bộ phận turbine và kết cấu tháp công trình Phong điện.
Tính toán, xét đến gió ngang và thành phần dao động của áp
lực gió thay đổi theo chiều cao.
Đánh giá ứng xử của tháp phong điện chịu tải trọng gió theo
các tiêu chuẩn nêu trên.
2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Công trình Phong điện trên bờ chịu tải
trọng gió thay đổi theo chiều cao.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tính toán tải trọng gió tác động
lên công trình Phong điện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1995
và tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7-10. Đánh giá ứng xử của kết cấu tháp phong
điện bằng thép, hình dạng ống có đường kính và chiều dày thay đổi
theo chiều cao chịu tải trọng gió.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu như sau:
- Thu thập các số liệu, tài liệu điều kiện tự nhiên khu vực
nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu, thông số thiết bị tuabin gió của nhà
sản xuất.
- Xác định tải trọng tác động lên công trình Phong điện.
Tính toán tải trọng gió tác dụng lên công trình Phong điện.
- Xây dựng mô hình để phân tích.
- Phân tích và đánh giá ứng xử của kết cấu tháp phong điện
với sự hỗ trợ từ phần mềm tính toán kết cấu như
SAP2000.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, phân tích, so sánh các vấn đề
tồn tại trong tính toán để có đề xuất hợp lý.
6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
Cơ sở khoa học: các tài liệu thiết kế cấu kiện tháp Phong điện
hiện này chủ yếu sử dụng các tài liệu nước ngoài song có sự khác
nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên… Do đó, cần nghiên cứu cụ
thể để áp dụng cách tính toán tải trọng gió tác dụng lên các công
trình tương tự dạng tháp trụ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên,
việc chỉ tính theo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ không kiểm chứng được
3

kết quả. Từ đó, áp dụng tính toán tải trọng gió tác dụng lên loại
công trình này theo hai tiêu chuẩn ASCE 7-10 và TCVN 2737:1995
để có nhận xét kết quả tính toán và đánh giá ứng xử của kết cấu
tháp.
Cơ sở thực tiễn: Mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
trong ngành xây dựng hiện nay vì phân tích ứng xử kết cấu tháp
Phong điện dựa trên các tài liệu khác nhau để tìm ra giải pháp kết
cấu tối ưu. Nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau, đánh
giá so sánh với các nước khác, tìm ra các phương pháp xác định tải
trọng lên dạng kết cấu tháp Phong điện ở Việt Nam.
7. Nội dung của luận văn:
Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về gió, hệ kết cấu công trình phong
điện và các tiêu chuẩn TCVN và ASCE
Chương 2. Công trình Phong điện chịu tải trọng gió
Chương 3. Tính toán và đánh giá ứng xử của tháp phong điện
chịu tải trọng gió
4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIÓ, HỆ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH


PHONG ĐIỆN VÀ CÁC TIÊU CHUẨN TCVN VÀ ASCE

1.1. Tổng quan về Phong điện


1.1.1. Phân loại trang trại gió
1.1.2. Phân loại turbine gió
1.1.3. Phân loại các loại tháp
1.2. Tổng quan về gió, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn
ASCE
1.2.1. Tổng quan về gió
1.2.2. Tổng quan về hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn
ASCE

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua các nội dung nghiên cứu trên, trong chương 1, tác
giả đã khái quát về công trình Phong điện, phân loại các loại trang
trại gió, các loại turbine gió và phân loại kết cấu tháp. Ngoài ra, tác
giả cũng đã nêu tổng quan về gió, phân loại và nêu các tính chất,
đặc điểm của gió, tác động của gió vào công trình Phong điện và hệ
thống tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ASCE.
Chương 2 sẽ nghiên cứu về lý thuyết tính toán tải trọng gió
tác động lên kết cấu công trình Phong điện theo tiêu chuẩn Việt
Nam 2737:1995 và ASCE 7-10.
5

CHƯƠNG 2. CÔNG TRÌNH PHONG ĐIỆN CHỊU


TẢI TRỌNG GIÓ

2.1. Tải trọng thiết kế và phân tích kết cấu


2.1.1. Các loại tải trọng tác dụng lên công trình Phong điện trên
đất liền
2.1.2. Phân tích kết cấu
2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1. Gió
2.2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới
2.3. Xác định tải trọng gió tác dụng lên công trình theo TCVN
2737:1995
2.3.1. Vận tốc gió cơ bản
2.3.2. Phân chia dạng địa hình
2.3.3. Thành phần lực dọc hướng gió
2.3.4. Thành phần lực ngang của hướng gió
2.3.5. Tổ hợp nội lực của tải trọng gió (gió tĩnh + gió động)
2.4. Xác định tải trọng gió tác dụng lên công trình theo ASCE 7-10
2.4.1. Vận tốc gió cở sở
2.4.2. Dạng đón gió của công trình
2.4.3. Tác động của địa hình
2.4.4. Thành phần lực dọc hướng gió
2.4.5. Thành phần lực ngang của hướng gió
2.5. So sánh giữa các tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 và ASCE 7-10
2.5.1. Dạng địa hình
6

Bảng 2.18. So sánh phân loại địa hình theo 3 tiêu chuẩn

TCVN 2737:1995 ASCE 7-10


Dạng địa hình
A B
Là địa hình trống trải, không có Độ nhám bề mặt thuộc loại B -
hoặc có ít vật cản cao quá 1.5m Trong vùng đô thị và các khu ngoại
(bờ biển thoáng, mặt sông, hồ thành, các khu rừng hoặc địa hình
lớn, đồng muối, cánh đồng khác với nhiều vật cản cách rời nhau
không có cây cao...) mà khoảng cách có kích thước bằng
chiều cao vật cản hoặc lớn hơn.
B C
(được chọn là dạng địa hình Độ nhám bề mặt thuộc loại C - Là
chuẩn) là địa hình tương đối địa hình mở với vật cản rải rác có
trống trải, có một số vật cản chiều cao thường ít hơn 30 ft( 9,1m).
thưa thớt cao không quá 10m Địa hình này bao gồm vùng đồng
(vùng ngoại ô ít nhà, thị trấn, bằng, đồng cỏ.
làng mạc, rừng thưa hoặc rừng
non, vùng trồng cây thưa.) (Z0
=0,05m)
C D
là địa hình bị che chắn mạnh, có Độ nhám bề mặt thuộc loại D - Là
nhiều vật cản sát nhau, cao từ vùng đất bằng phẳng, các khu vực
10m trở lên (trong thành phố, không bị che chắn và bề mặt nước,
vùng rừng rậm.). ngoài khu vực dễ bị gió lốc. Địa
hình này bao gồm các vùng đầm lầy,
vùng ngập mặn và vùng bị đóng
băng.
7

2.5.2. Vận tốc gió cơ sở


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995 quy định: Vận tốc gió
cở sở V0 là vận tốc trung bình trong khoảng thời gian 3 giây bị vượt 1
lần trong vòng 20 năm (không phụ thuộc vào loại công trình), ở độ cao
10 m so với mốc chuẩn, tương ứng với địa hình dạng B là địa hình
tương đối trống trải, có một số vật cản thưa thớt cao không quá 10m
(vùng ngoại ô, ít nhà, thị trấn, làng mạc, rừng thưa, vùng trồng cây
thưa..).
Tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7-10 quy định: Vận tốc gió cở sở là vận
tốc gió trung bình trong khoảng thời gian 3 giây, ở độ cao 10 m so với
mốc chuẩn, tương ứng địa hình dạng C. Chu kỳ lặp của ASCE 7-10 phụ
thuộc vào cấp công trình. Chu kỳ lặp là 300 năm với công trình cấp I,
700 năm với công trình cấp II và 1700 năm với công trình cấp III, IV
(quy định về dạng địa hình chuẩn C và các cấp công trình tuân thủ theo
quy định trong [4]).
Có thể nhận thấy các thông số xác định vận tốc gió để làm cở sở
xác định áp lực gió tác dụng lên công trình của tiêu chuẩn Việt Nam so
với tiêu chuẩn của Hoa kỳ đều đo vận tốc gió cơ sở tại chiều cao tham
chiếu là 10m. Tuy nhiên, có sự khác biệt về thời gian trung bình để đo
vận tốc gió. Theo TCVN và ASCE lấy thời gian 3 giây. Chu kỳ lặp theo
tiêu chuẩn Hoa kỳ là 300, 700 và 1700 năm, trong khi đó tiêu chuẩn
Việt Nam lấy chu kỳ lặp là 20 năm. Dẫn đến sự khác nhau về giá trị
vận tốc gió trung bình.
Để quy đổi vận tốc gió sang các chu kỳ lặp 300 năm, 700 năm và
1700 năm có thể áp dụng công thức của Peterka và Shahid [4]:
VT/V50 = 0,36+0,1ln (12T) (2.67)
Trong đó:
VT là vận tốc gió có chu kỳ lặp T năm;
V50 là vận tốc gió có chu kỳ lặp 50 năm.
8

Chuyển đổi chu kỳ lặp: Quy đổi vận tốc gió với chu kỳ lặp 20
năm sang vận tốc gió với chu kỳ lặp trong 50 năm được được xác định
theo Bảng 2.23
Bảng 2.23. Hệ số chuyển đổi gió 3s từ chu kỳ 20 năm sang các chu kỳ
khác
Chu kỳ lặp (năm) 5 10 20 30 40 50 100
Hế số chuyển đổi áp lực gió 0,74 0,87 1 1,1 1,16 1,2 1,37
Hệ số chuyển đổi vận tốc gió 0,86 0,93 1,00 1,05 1,08 1,10 1,17
Nguồn bảng 4.3, bảng 4.4 [1]
Từ bảng 2.23 cho thấy:
V50 = 1,1V20 (2.68)
Kết hợp công thức 2.67 và 2.68, tính được công thức quy đổi vận
tốc gió từ TCVN 2737:1995 sang ASCE 7-10:
V300 = 1,30V20 (2.69)
V700 = 1,39V20 (2.70)
V1700 = 1,49V20 (2.71)
Bảng 2.24. Giá trị vận tốc gió cơ sở quy đổi từ TCVN 2737:1995 sang
ASCE 7-10
Vùng áp lực gió trên I II III
IV V
bản đồ IA IB IIA IIB IIIA IIIB
TCVN
V20 29,95 32,56 36,8 39,37 42,36 45,16 50,28 54,94
Vận 2737:1995
tốc V300 38,8 42,2 47,7 51,1 54,9 58,6 65,2 71,2
ASCE
(m/s) V700 41,6 45,3 51,2 54,7 58,9 62,8 69,9 76,4
7-10
V1700 44,6 48,4 54,7 58,6 63,0 67,2 74,8 81,7

2.5.3. Thành phần tải trọng gió


Theo TCVN 2737:1995, tính toán thành phần tải trọng gió tác
dụng lên công trình được chia thành 2 thành phần gió tĩnh và gió động,
9

công thức xác định độc lập nhau. Gió động chỉ phải kể đến khi tính
toán với công trình trụ, tháp, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành
lang băng tải, các giàn giá lộ thiên..., các nhà nhiều tầng cao trên 40m,
các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên
36m, tỷ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1,5.
Theo tiêu chuẩn ASCE 7-10 cũng chia tác động của gió thành hai
thành phần tĩnh và động nhưng ảnh hưởng của thành phần động được
xác định cùng với thành phần tĩnh bằng cách đưa vào công thức tính
toán hệ số ảnh hưởng động phụ thuộc vào dạng địa hình và hệ số giật G
(theo ASCE 7-10). Và theo tiêu chuẩn này luôn kể đến thành phần động
vào trong tính toán tải trọng gió tác dụng vào công trình với mọi dạng
công trình và bất kỳ chiều cao nào.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

TCVN và ASCE dùng các loại profile gió khác nhau, thời
gian lấy trung bình vận tốc gió và chu kỳ lặp khác nhau. Do đó, khi
sử dụng tiêu chuẩn ASCE để thiết kế cần chuyển đổi số liệu đầu
vào cho phù hợp với đặc trưng tính toán của các tiêu chuẩn đó so
với các đặc trưng tính toán của tiêu chuẩn việt Nam.
Ngoài ra, đối với tháp phong điện có tiết diện tròn thay đổi,
ngoài lực gió dọc và lực gió ngang với hướng gió còn cần chú ý độ
lớn của tải trọng gió phụ thuộc vào hệ số Reynolds (hay số
Strouhal). Sự thay đổi áp lực gió theo chiều cao khi tiết diện thay
đổi được đánh giá qua tần số dao động riêng và các tham số về hình
học. Quy trình để tính toán tải trọng gió thông qua thí dụ tính toán
sẽ được thể hiện ở chương 3.
10

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA THÁP


PHONG ĐIỆN CHỊU TẢI TRỌNG GIÓ
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Dữ liệu đầu vào tính toán
3.2.1. Đặc tính kỹ thuật thiết bị

Hình 3.1. Hình minh họa thiết bị turbine gió


3.2.2. Vận tốc gió
Tính toán tải trọng gió dựa theo chế độ vận tốc gió vận hành
(Vop) và vận tốc gió tới hạn (vận tốc gió tới hạn Ve50, là khoảng thời
gian lặp lại 50 năm).
Địa điểm lắp dựng turbine gió ở xã Phú Lạc, huyện Thuy
Phong, tỉnh Bình Thuận, theo bảng E1 [2], phân vùng áp lực gió
IIA.
11

Tham chiếu mục 2.5.2, vận tốc gió cơ sở cho vùng IIA theo
TCVN 2737: 1995 là 36,8 m/s, tương ứng theo ASCE 7-10, đối với
công trình turbine gió thuộc công trình cấp II, chu kỳ lặp 700 năm,
vận tốc gió cơ sở 51,2 m/s.
Bảng 3.3. Vận tốc gió thiết kế
Vận tốc gió vận Vận tốc gió cơ
Tiêu chuẩn tính
Stt hành sở
toán
(m/s) (m/s)
1 TCVN 2737:1995 4-25 36,8
2 ASCE 7-10 4-25 51,2
3.2.3. Giả thiết tính toán
Bảng 3.4. Giả thiết sự làm việc của kết cấu
Cấu kiện Giả thiết tính toán
Tháp Cột hình trụ
Turbine gió Hệ khung lưới
3.3. Xác định chu kỳ, tần số dao động của tháp Phong điện
3.3.1. Xác định chu kỳ, tần số dao động theo TCVN
Giá trị tần số dao động riêng được xác định theo công thức
B.24 - TCVN 229:1999, áp dụng đối với công trình dạng ống khói
hoặc các công trình tương tự có mặt cắt ngang hình vành khăn, có
kể đến ảnh hưởng biến dạng của nền, như sau:

√ √

√ √
12

√ √

3.3.2. Xác định chu kỳ, tần số dao động theo phần tử hữu hạn
Bảng 3.5. Chu kỳ và tần số của các dạng dao động riêng đầu tiên
(SAP2000)
Dạng dao động 1 2 3
Ti (s) 4,101 0,501 0,182
fi (Hz) 0,244 1,997 5,505
Nhận xét: Kết quả tính toán tần số dao động riêng của tháp
phong điện theo các công thức gần đúng trong các tiêu chuẩn và
phần mềm phân tích động theo phương pháp phần tử hữu hạn cho
kết quả chênh lệch không nhiều đối với dạng dao động thứ nhất và
thứ hai. Đối với dạng dao động thứ 3, tính theo TCVN gấp
9,108/5,505= 1,66 lần tính theo SAP2000 và cả 2 giá trị đều lớn
hơn giá trị tần số giới hạn fL = 4,1(Hz). Do đó, kết quả tính theo
phân tích phần tử hữu hạn (phần mềm SAP2000) cho 2 dạng dao
động đầu tiên được đề xuất sử dụng để tính toán cho các bước tiếp
theo.
3.4. Tính toán tải trọng gió tác dụng vào tháp phong điện theo
TCVN
3.4.1. Xác định lực gió dọc tác dụng lên kết cấu tháp
3.4.2. Xác định lực gió dọc tác dụng lên kết cấu cánh quạt
3.4.3. Xác định lực ngang của gió lên thân tháp và cánh quạt
3.5. Tính toán tải trọng gió tác dụng vào công trình theo tiêu chuẩn
ASCE 7-10
3.5.1. Xác định lực gió tác dụng lên kết cấu tháp
13

3.5.2. Xác định lực gió tác dụng lên kết cấu cánh quạt ở trạng
thái không vận hành
3.6. Xác định lực gió tác dụng lên kết cấu cánh quạt ở trạng thái gió
vận hành
3.7. So sánh kết quả tính toán tải trọng gió
3.7.1. Lực gió tác dụng vào cánh quạt
Kết quả tính toán lực gió tác dụng vào cánh quạt theo trạng
thái vận hành và trạng thái không vận hành như sau:
Bảng 3.10. Tổng hợp lực gió tác dụng lên cánh quạt
Gió tác dụng lên
Stt Trường hợp
cánh quạt (kN)
1 Trường hợp vận hành
Lực gió lớn nhất ở tốc độ gió 306,0
V=12 (m/s).
2 Trường hợp không vận hành
Theo TCVN 2737:1995 539,89
Theo ASCE 07-10 (1.W) 860,07
Theo ASCE 07-10 (0,6.W) 516,04
Có thể thấy lực gió lớn nhất tác dụng lên cánh quạt ở tốc độ
gió 12 m/s trong trường hợp vận hành FT = 306,0 kN nhỏ hơn lực
gió tác dụng lên cánh quạt trong trường hợp không vận hành khi
tính theo TCVN và ASCE.
Kết quả lực gió tác dụng lên cánh quạt trong trường hợp
không vận hành theo ASCE 7-10 lớn hơn tính theo TCVN
2737:1995 gấp 1,593 lần (860,07/539,89). Kết quả tính theo ASCE
7-10 cho giá trị lớn do vận tốc gió cơ sở tính theo ASCE 7-10, đối
với công trình turbine gió là công trình cấp II có chu kỳ lặp 700
năm. Để so sánh kết quả tính toán giữa 2 tiêu chuẩn, cần quy về
cùng một chu lỳ lặp 50 năm. Lúc này, tải trọng gió được nhân với
14

hệ số 0,6, kết quả sau khi điều chỉnh cho thấy lực gió tác dụng lên
cánh quạt theo TCVN xấp xỉ tính theo ASCE, gấp 1,05 lần
(539,89/516,04).
Lực gió lớn nhất tác động lên công trình phong điện trong
trường hợp vận hành với vận tốc gió trong khoảng từ 4 đến 25m/s
sẽ nhỏ hơn trong trường hợp vận tốc gió tới hạn khi tính theo hai
tiêu chuẩn. Do đó ở phần phân tích ứng xử tháp phong điện chỉ
xem xét tải trọng gió trong trường hợp không vận hành.
3.7.2. Lực gió tác dụng vào tháp
Kết quả tính toán lực dọc hướng gió theo 2 tiêu chuẩn như
sau:
Bảng 3.11. Tổng hợp giá trị tiêu chuẩn của lực dọc hướng gió
Tổng lực gió dọc Tổng lực gió dọc
Đoạn theo TCVN 2727:1995 theo ASCE 7-10
tháp 1.W 1.W 0,6.W
(kN) (kN) (kN)
S19 23,193 73,87 44,32
S18 22,774 66,52 39,91
S17 22,236 63,99 38,39
S16 21,714 61,44 36,86
S15 22,231 58,86 35,31
S14 22,076 56,25 33,75
S13 22,297 53,61 32,16
S12 22,674 50,93 30,56
S11 23,005 48,21 28,93
S10 24,045 45,44 27,26
S9 24,071 42,62 25,57
S8 23,946 39,73 23,84
15

Tổng lực gió dọc Tổng lực gió dọc


Đoạn theo TCVN 2727:1995 theo ASCE 7-10
tháp 1.W 1.W 0,6.W
(kN) (kN) (kN)
S7 23,696 36,75 22,05
S6 23,321 33,68 20,21
S5 23,838 30,46 18,28
S4 22,915 27,05 16,23
S3 21,673 23,33 14,00
S2 20,002 19,00 11,40
S1 17,574 8,31 4,99
Tổng lực
427,28 840,03 504,02
cắt đáy

Bảng 3.12. Tổng hợp giá trị tiêu chuẩn của lực dọc hướng gió
Theo TCVN 2737 : 1995 Theo ASCE 7-10
Dạng dao Lực cắt
Lực cắt đáy Mômen đáy Mômen đáy
dộng đáy
(kN) (kN.m) (kN.m)
(kN)
Thứ nhất Không xét Không xét 1,72 162,99
Thứ hai Không xét Không xét 40,26 3824,8

Về lực dọc hướng gió: Kết quả lực cắt đáy theo ASCE 7-10
lớn hơn lực cắt đáy tính theo TCVN 2737:1995 gấp 1,97 lần
(840,03/427,28). Kết quả tính theo ASCE 7-10 cho giá trị rất lớn do
vận tốc gió cơ sở tính theo ASCE 7-10, đối với công trình turbine
gió là công trình cấp II có chu kỳ lặp 700 năm. Để so sánh kết quả
tính toán giữa 2 tiêu chuẩn, cần quy về cùng một chu lỳ lặp 50 năm.
Lúc này, tải trọng gió được nhân với hệ số 0,6, kết quả sau khi điều
16

chỉnh cho thấy lực cắt đáy theo ASCE 7-10 lớn hơn lực cắt đáy tính
theo TCVN 2737:1995 gấp 1,18 lần (504,02/427,28).
Về lực ngang hướng gió: giá trị vận tốc gió tới hạn gây xoáy
được tính toán dựa theo TCVN 2737:1995 thuộc trong phạm vi gần
tới hạn, chưa ảnh hưởng đến sự mất ổn định khí động của kết cấu
thân tháp. Lực ngang hướng gió tính theo ASCE 7-10 được tính
cho cả hai dạng dao động thứ nhất và thứ hai.
3.8. Đánh giá ứng xử của tháp phong điện theo 2 tiêu chuẩn
3.8.1. Chuyển vị lớn nhất của đỉnh tháp Phong điện theo TCVN
3.8.2. Chuyển vị lớn nhất của đỉnh tháp Phong điện theo ASCE
3.8.3. Moment thân tháp phong điện theo TCVN
3.8.4. Moment thân tháp phong điện theo ASCE
3.8.5. Ứng suất lớn nhất trên thân tháp Phong điện theo TCVN
3.8.6. Ứng suất lớn nhất trên thân tháp Phong điện theo ASCE
3.8.7. Tổng hợp kết quả dựa trên tính toán TCVN và ASCE
Bảng tổng hợp các chuyển vị lớn nhất ứng với tổ hợp tải
trọng tương ứng.
Bảng 3.13. Tổng hợp chuyển vị tại đỉnh tháp dựa trên TCVN và ASCE
TABLE: Displacement
ASCE 7-10 TCVN 2737:1995
Summary
OutputCase (D+0,6.W) (D+W)
Joint / Element 20 / S19 20 /S19
Ux U1 m -1.473851 -1.30654
Uy U2 m 0 0
Uz U3 m -0.002828 -0.00471
Rx R1 Radians 0 0
Ry R2 Radians -0.027476 -0.02463
Rz R3 Radians 0 0
17

Bảng tổng hợp các giá trị nội lực lớn nhất ứng với tổ hợp tải
trọng tương ứng.
Bảng 3.14. Tổng hợp phản lực chân tháp giữa TCVN và ASCE
TABLE: Reaction
ASCE 7-10 TCVN 2737:1995
Summary
OutputCase (D+0,6.W) (D+W)
Joint 1 1
Qx F1 KN 1068.225 967.09
Qy F2 KN 0 0
Nz F3 KN 4077.715 4077.715
Mx M1 KN-m 0 0
My M2 KN-m 81596.0625 71827.55
Mz M3 KN-m 0 0

Bảng tổng hợp các ứng suất lớn nhất ứng với tổ hợp tải trọng
tương ứng.
Bảng 3.15. Tổng hợp ứng suất lớn nhất giữa TCVN và ASCE
TABLE: Stress Summary ASCE7-10 TCVN 2737:1995
OutputCase (D+0,6.W) (D+W)
Shell/Area S1/* S1/*
2
S11 KN/m -47203.78 -41730.5
S22 KN/m2 -157298.19 -139059.66

3.8.8. Đánh giá ứng xử của tháp phong điện


Sự phân tích ứng xử cấu kiện tháp bao gồm việc tính toán,
đánh giá nội lực, các chuyển vị và góc xoay, các ứng suất thành
phần và ứng suất chính tính theo hai tiêu chuẩn ASCE 7-10 và
TCVN 2737:1995.
18

Hình 3.19. Đồ thị so sánh chuyển Hình 3.20. Đồ thị so sánh chuyển
vị ngang vị góc xoay
Dựa vào biểu đồ hình 3.19 và 3.20, so sánh chuyển vị tổng
thể của các phần tử Sn (n = 1 19) thuộc cấu kiện tháp; quan sát
thấy giá trị chuyển vị tổng thể lớn nhất tại đỉnh tháp phong điện khi
tính theo TCVN 2737:1995 và ASCE 7-10 lần lượt là 1,3065 (m)
và 1,4739 (m) theo phương và hướng của lực gió tác dụng, quan sát
ở đỉnh tháp. Giá trị chuyển dịch ngang tổng thể và giá trị chuyển
dịch ngang trên một đơn vị chiều cao đều tăng dần theo cao trình
tháp. Sự tăng dần trên được giải thích do sự giảm tiết diện ngang
của kết cấu tháp và chiều dày cấu kiện tấm vỏ, dẫn đến độ cứng cấu
kiện giảm dần theo cao trình tháp. Bên cạnh đó, sự chuyển vị đàn
hồi này gây ra bởi lực gió tác dụng vuông góc với bề mặt cấu kiện
19

bằng thép như dầm công xôn chịu lực uốn, giá trị lực gió tính toán
theo hai tiêu chuẩn ASCE và TCVN trong nghiên cứu này đều tăng
dần theo cao trình tháp. Sự chênh lệch chuyển vị ngang ở đỉnh tháp
giữa hai tiêu chuẩn trên là 0,1674 (m), do sự khác biệt tải trọng tính
toán và tổ hợp giữa hai tiêu chuẩn trên.
Sự tuyến tính của các giá trị chuyển vị và giá trị góc xoay
được quan sát trên các bề mặt tấm vỏ có chiều dày không thay đổi.

Hình Error! No text of specified Hình Error! No text of specified


style in document..1. Biểu đồ style in document..2. Biểu đồ lực
Moment thân tháp cắt thân tháp

Giá trị nội lực (Mx, Qy, Nz) phụ thuộc vào trọng lượng, tải
trọng gió và các lực tác dụng lên bộ phận rotor đặt tại đỉnh tháp.
Dựa trên các giá trị nội lực xuất ra, tác giả nhận xét tải trọng tác
dụng lên rotor gió đóng vai trò quan trọng trong thiết kế trên.
20

Dựa trên biểu đồ và bảng so sánh giá trị ứng suất giữa hai
tiêu chuẩn ASCE 7-10 và TCVN 2737:1995, quan sát phổ ứng suất
có sự thay đổi đồng dạng giữa hai tiêu chuẩn; tuy nhiên, giá trị ứng
suất của ASCE 7-10 lớn hơn giá trị ứng suất của TCVN 2737:1995
là 1,13 lần, chênh chệch 13% lần lượt là 157298,19 (kN/m2) và
139059,66 (kN/m2).

Hình 3.23. Biểu đồ ứng suất S11 Hình 3.24. Biểu đồ ứng suất S22
Quan sát điển hình giá trị ứng suất S22 của phần tử tấm vỏ
giữa S5 (t = 34 mm) và S6 (t = 25 mm) giữa hai tiêu chuẩn trong
bảng 3-4, tương ứng với sự chênh lệch ứng suất S22 giữa phần tử
vỏ S5 và S6 giữa ASCE 7-10 và TCVN 2737:1995 có giá trị lần
lượt là 9735 (kN/m2) và 8411,79 (kN/m2) và cùng sự lệch bằng
nhau là 1,295 lần, sự chênh lệch ứng suất giữa tấm vỏ S10 và S11
cùng bằng 1,145 và 1,151 lần giữa hai tiêu chuẩn trên. Phân tích
21

tương tự đối với giá trị ứng suất S11 của tấm vỏ S5 và S6 cùng
nhận thấy sự chênh lệch ứng suất tại vị trí thay đổi tiết diện là như
nhau; cụ thể giữa ASCE và TCVN cùng có sự lệch giữa S5 và S6 là
1,65 lần.
Các dạng phân tích trên đều dẫn đến kết luận phân bố ứng
suất bề mặt tương tương giữa hai tiêu chuẩn ASCE 7-10 và TCVN
2737:1995; bao gồm tập trung ứng suất tại chân tháp và có xuất
hiện ứng suất cục bộ tại các vị trí thay đổi chiều dày tấm vỏ. Sự
phân bố ứng suất có giá trị quang phổ tăng dần từ đỉnh tháp xuống
chân tháp được trình bày trong biểu đồ so sánh trên, sự thay đổi này
được giải thích là do giá trị lực gió tác dụng bề mặt thay đổi theo độ
cao; bên cạnh đó; chiều dày tấm vỏ và đường kính tiết diện ngang
kết cấu tháp cũng đóng góp quan trọng trong tính toán giá trị ứng
suất kể trên.
Đặc tính các chi tiết rotor có ảnh hưởng đáng kể đến sự làm
việc của kết cấu ngoài thực tế, ứng suất chính và ứng suất thành
phần để thiết kế kết cấu dựa trên độ cứng và độ bền vật liệu. Kết
cấu tháp được phân tích ứng suất dưới ảnh hưởng của trọng lượng
cấu kiện, tải trọng gió, không đề cập đến sự mỏi và oằn của kết cấu
do chưa đủ thời gian phân tích và thử nghiệm thực tế.
Dựa trên sự tập trung ứng suất cục bộ tại các vị trí có thay đổi
chiều dày và có các mối nối liên kết, có nguy cơ mỏi cao; do đó,
cần cân nhắc đến độ cứng để tránh các phá hủy cục bộ trong quá
trình thiết kế.
22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua thực thi tính toán chi tiết tải trọng gió tác dụng vào công
trình theo TCVN 2737:1995 và ASCE 7-10 cho thấy:
Tiêu chuẩn ASCE 7-10 lấy vận tốc gió cơ bản là giá trị vận
trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp là 700 năm đối với công
trình Phong điện, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1995 lấy vận
tốc gió cơ bản là giá trị vận tốc gió trung bình trong 3 giây với chu
kỳ lặp là 20 năm.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1995 tách biệt riêng thành
phần tĩnh và thành phần động của tải trọng gió. Ảnh hưởng của
thành phần động được xác định trên cơ sở thành phần tĩnh nhân với
các hệ số có kể đến ảnh hưởng xung của vận tốc gió và lực quán
tính của công trình. Tiêu chuẩn ASCE 7-10, ảnh hưởng của thành
phần động được xác định cùng với thành phần tĩnh bằng cách đưa
vào công thức tính toán hệ số ảnh hưởng động phụ thuộc vào dạng
địa hình và đặc trưng phản ứng động của kết cấu.
Do đó, với cùng một vị trí công trình (cùng điều kiện tự
nhiên), kết quả tính toán cho thấy tải trọng gió tác dụng vào công
trình theo tiêu chuẩn ASCE 7-10 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
2737:1995 có sự sai khác nhau. Mức sai khác về kết quả tính toán
của hai tiêu chuẩn theo phương dọc và phương ngang là khác nhau.
23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả đã khái quát về
nguyên lý tính toán lực gió tác dụng lên công trình phong điện theo
TCVN 2737:1995 và ASCE 7-10.
Cả hai tiêu chuẩn đều chưa đề cập đến các xác định lực gió
tác động lên đối tượng quay, cụ thể là lực gió tác động lên cánh
quạt của turbine gió. Công thức tính toán lực gió trong điều kiện
gió vận hành (4-25 m/s) được nêu trên bắt nguồn từ công thức
Bernoulli, công thức này không được chính xác trong thực tế vì
công thức trên chỉ cho gió liên tục, đồng nhất, đẳng hướng cùng với
không khí tự do, không bị xoáy.
Công trình tháp phong điện đều chịu tác động của thành phần
gió tĩnh và gió động của tải trọng gió. Đối với phần tháp ống có tiết
diện tròn, ngoài thành phần gió dọc thì thành phần gió ngang có
ảnh hưởng lớn đến công trình. Thành phần gió ngang phụ thuộc chủ
yếu vào vận tốc gió, chiều cao công trình và bề mặt tiếp xúc, và
tính chất dòng khí (gió) tác động vào công trình mà đặc trưng của
dòng khí là hệ số Reynolds.
2. Kiến nghị
Tiêu chuẩn ASCE 7-10 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
2737:1995 có sự khác biệt nhau về cách thức xử lý số liệu và quan
điểm tính toán nên kết quả tính toán tải trọng do gió tác dụng vào
công trình theo hai tiêu chuẩn này sẽ có sự sai khác. Vì vậy, việc áp
dụng tiêu chuẩn ASCE 7-10 vào tính toán tải trọng gió tác dụng
vào công trình để phục vụ tính toán các cấu kiện và bộ phận kết cấu
công trình cùng với các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1995
24

hiện hành cần phải được nghiên cứu, cân nhắc kỹ để đảm bảo tính
đồng bộ của hệ thống các tiêu chuẩn.
Để có đánh giá cụ thể và chi tiết hơn, tác giả kiến nghị hai
phương án nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu phân tích ứng xử kết cấu trên dựa theo một số
tiêu chuẩn của các nước khác trên thế giới để có đánh giá
trực quan trên nhiều kết quả xuất ra.
- Cần xây dựng quy trình hướng dẫn tính toán cho công
trình phong điện, làm cơ sở để tính toán và lựa chọn các
giải pháp kết cấu cho công trình phong điện.

You might also like