You are on page 1of 35

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

ĐỀ TÀI:
“TÍNH TOÁN HỆ VÁCH DỰNG KÍNH
SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI TRỌNG
GIÓ Ở VIỆT NAM”

NHÓM TÁC GIẢ: THS. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG


THS. ĐỖ HOÀNG LÂM

HÀ NỘI, THÁNG 08/2014


CẤU TRÚC BÁO CÁO
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ KÍNH VÀ HỆ VÁCH DỰNG KÍNH
TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN HỆ VÁCH DỰNG
KÍNH
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ VÁCH DỰNG
KÍNH
TỔNG KẾT QUY TRÌNH TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ
VÁCH DỰNG
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
• Các công trình xây dựng được hoàn thiện mặt ngoài bằng
vật liệu kính đang được thi công ngày một nhiều.
• Việt Nam là một trong những nước có nhiều bão lớn. Vì
vậy tải trọng gió có tính quyết định đến việc lựa chọn sử
dụng các hệ kết cấu mặt dựng kính.
• Tiêu chuẩn Việt Nam chưa hướng dẫn cụ thể nên nhiều
đơn vị tư vấn thiết kế gặp khó khăn trong việc xác định
tải trọng, tính toán kiểm tra.
• Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu sự làm việc và
tính toán hệ vách dựng kính sử dụng trong công trình xây
dựng ở Việt Nam là cần thiết.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

• Tìm hiểu các hệ vách dựng kính thường sử dụng

• Tải trọng tác dụng lên hệ vách dựng kính

• Nghiên cứu và vận dụng các tiêu chuẩn hiện hành vào
thiết kế hệ vách dựng kính

• Đề xuất quy trình thiết kế hệ vách dựng kính cho công


trình xây dựng ở Việt Nam.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ VÁCH DỰNG KÍNH
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬT LIỆU KÍNH
Kính là một trong những vật liệu nhân tạo được sử dụng từ rất lâu. Sản xuất
kính bắt đầu từ khoảng 1500 năm trước Công nguyên ở Ai Cập và vùng
Lưỡng Hà.
Tính chất cơ học chung của vật liệu kính
1.2. HỆ VÁCH DỰNG KÍNH TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.2.1. Hệ khung xương (hệ Stick Curtain Wall)
Hệ thống mặt dựng Stick curtain wall là phiên bản lâu đời nhất
của hệ mặt dựng kính. Đây là một hệ tường bao ngoài được liên kết vào
kết cấu công trình từ sàn đến sàn. Hệ cấu thành từ nhiều cấu kiện đang
dạng như: neo sắt hoặc nhôm, thanh đố dọc (mullion), đố ngang
(transom, horizontal mullion), kính, vật liệu cách nhiệt.
1.2.2. Hệ lắp ghép kiểu modul (hệ Unitized Curtain Wall)
Hệ thống mặt dựng Unitized curtain wall được ghép sẵn và lắp
đặt theo từng panel, giúp đẩy nhanh thời gian thi công. Hệ unitized có
cấu tạo tương tự như hệ stick, gồm thanh đố dọc, thanh đố ngang, neo
liên kết. Tuy nhiên, các thanh đố dọc, đố ngang được chế tạo thành
một nửa tiết diện thay vì các thanh hình ống, sau đó được ghép lại khi
lắp đặt.
Một hình thức khác của hệ mặt dựng này là Semi-Unitized
Curtain Wall (Hybrid system) thường được sử dụng cho các toà nhà
mà khoảng cách giữa các tầng là lớn, hệ này giúp đảm bảo gia cố vững
chắc và an toàn.
1.2.3. Hệ chân nhện (hệ Spider Curtain Wall)
Là phương pháp sử dụng các thanh thép hay các bó cáp có
cường độ cao làm điểm tựa để cố định các tấm kính thông qua các
chấu kính (pat) dạng chân nhện tạo nên hệ chịu lực chính trong các
mặt dựng kính Spider.
PHẦN 2: TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG LÊN HỆ VÁCH
DỰNG KÍNH
2.1. TRỌNG LƯỢNG BẢN THÂN
Không giống với những tải trọng tự nhiên khác, nó liên tục và
không đổi. Vì trọng lượng tương đối nhẹ của hệ vách dựng, nó chỉ có ý
nghĩa nhỏ, ít ảnh hưởng đến các vấn đề thiết kế.
2.2. TẢI TRỌNG DO ĐỘNG ĐẤT
Trong hệ vách dựng thông thường, mỗi tầng sẽ được liên kết
với các tầng trên và dưới nó. Động đất gây ra các dao động ngang đối
với kết cấu khung, khi đó tải sẽ truyền từ tầng này qua tầng khác gây
hư hại cho hệ vách dựng.
Việt Nam thuộc vùng động đất yếu, tải trọng bản thân của hệ
vách dựng nhỏ, cũng như giới hạn phạm vi nghiên cứu nên trong báo
cáo này nhóm tác giả chưa xem xét tới thành phần này,
2.3. TẢI TRỌNG DO GIÓ
Rất ít công trình cao tầng bị sụp đổ do gió nhưng sự phá hoại
hệ thống bao che đối với nhà cao tầng thường hay xảy ra.
Không có phương pháp tính toán chuẩn cho thiết kế của mọi
vách dựng kính với kích thước và hình dáng khác nhau. Mặc dù tất cả
các tiêu chuẩn tải trọng và tác động trên thế giới đã thể hiện các vùng
có áp lực gió cao tại các góc của công trình. Đặc biệt là các công trình
hiện đại có xu hướng không đều đặn và có hình dáng phức tạp và được
xây dựng trong vùng có ảnh hưởng mạnh của địa hình và các công
trình xung quanh (trung tâm các đô thị lớn) vì vậy việc thí nghiệm ống
thổi khí động để xác định tải trọng gió lên hệ thống bao che là nên
được áp dụng.
Tải trọng gió tác dụng lên công trình có thể xem xét theo hai
dạng:
+ Tải trọng gió tổng thể;
+ Tải trọng gió cục bộ.
Qua các nghiên cứu thống kê cho thấy:
Trong đa số các trường hợp phá hoại của hệ thống bao
che, các tấm kính bị thổi bay khỏi vách dựng kính và đa số
các phá hoại này xảy ra tại các góc của công trình. Vì vậy, bắt
buộc phải xem xét tới ảnh hưởng của gió cục bộ lên hệ vách
dựng kính
2.3.1. Xác định tải trọng gió theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
2737:1995)
a. Thành phần tĩnh
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ
cao z so với mốc chuẩn được xác định theo công thức:
W = Wo k c
Khi tính kết cấu của tường ngoài, cột, dầm chịu gió, đố
cửa kính với các công trình có lỗ cửa, giá trị của hệ số khí động
đối với tường ngoài phải lấy:
c = +1 khi tính với áp lực dương;
c = –0,8 khi tính với áp lực âm.
(theo điều 6.8 TCVN 2737 : 1995)
Tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại vùng lân cận các đường
bờ mái, bờ nóc và chân mái, các cạnh tiếp giáp giữa tường ngang
và tường dọc, nếu áp lực ngoài có giá trị âm thì cần kể đến áp lực
cục bộ
Vùng có áp lực cục bộ Hệ số D

- Vùng 1: Có bề rộng a tính từ bờ mái, bờ 2


nóc, chân mái và góc tường.
- Vùng 2: Có bề rộng a tiếp giáp với vùng 1 1.5
b. Thành phần động
Khi tính toán áp lực cục bộ lên tường bao, thành phần động
của gió do quán tính công trình gây ra được bỏ qua. Vì vậy, giá trị
tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió Wp ở độ cao z được xác
định như sau:
Wp = W  
Trong đó:

• W: Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng
gió ở độ cao
• : Hệ số áp lực động của tải trọng gió ở độ cao
• : Hệ số tương quan không gian áp lực động của tải
trọng gió
2.3.2. Xác định tải trọng gió theo tiêu chuẩn ASCE 7-2010
Tải trọng gió lên kết cấu bao che được chia ra làm 6 phần:
+ Phần 1: Áp dụng cho công trình dạng kín hoặc gần kín: Nhà thấp tầng, công trình
có chiều cao h ≤ 60 ft (18.3 m)
p = qh[(GCp) – (GCpi)] (lb/ft2) (N/m2)
+ Phần 2: Cách tính đơn giản áp dụng cho công trình dạng kín: Nhà thấp tầng, công
trình có chiều cao h ≤ 60 ft (18.3 m). Áp lực gió được xác định trực tiếp theo các
bảng tra:
pnet = Kzt pnet30
+ Phần 3: Áp dụng cho công trình dạng kín hoặc gần kín: Công trình có chiều cao h
> 60 ft (18.3 m):
p = q(GCp) – qi(GCpi) (lb/ft2) (N/m2)
+ Phần 4: Cách tính đơn giản áp dụng cho công trình dạng kín: Công trình có chiều
cao h ≤ 160 ft (48.8 m). Áp lực gió được xác định trực tiếp theo các bảng tra:
p = ptable(EAF)(RF)
+ Phần 5: Áp dụng cho các công trình mở với chiều cao bất kỳ, sử dụng mái dốc,
mái dốc một bên, mái có máng xối:
p = qhGCN
+ Phần 6: Áp dụng cho các chi tiết phụ như mái đua, tường chắn mái, thiết bị trên
mái
p = qp((GCp) – (GCpi))
Phân vùng áp lực gió cục bộ được thể hiện thông qua hệ số áp
lực ngoài nhà (GCp)
Đối với từng hình dạng công trình khác nhau sẽ có từng bảng
tra tương ứng cho (GCp). Đối với công trình hình chữ nhật có thể tra
theo hình sau:

Trong trường hợp gió đẩy,


không xuất hiện gió cục bộ,
khu vực 4, 5 có cùng giá trị và
tra theo đường (I), hệ số
(GCp) có giá trị dương.
Trong trường hợp gió hút, gió
cục bộ xuất hiện ở 2 góc dọc
theo chiều cao công trình (khu
vực 5), tra bảng theo đường
(III), hệ số (GCp) có giá trị
âm.
2.3.3. Xác định tải trọng gió theo tiêu chuẩn Châu Âu (EN 1991-
1-4)
Vận tốc gió trung bình vm(z) ở độ cao z trên một địa hình
phụ thuộc vào độ nhám địa hình, hình dạng địa hình và vận tốc
gió cơ bản vb được xác định theo công thức:
vm(z) = cr(z)c0(z)vb
Áp lực cực đại qp(z) ở độ cao z, bao gồm vận tốc trung
bình và vận tốc thay đổi ngắn hạn, được xác định theo công
thức:
qp(z) = ½ [1+7Iv(z)]  vm2(z) = ce(z)qb
Áp lực gió lên bề mặt bên ngoài công trình, we, được xác
định theo biểu thức:
we = qp(ze) cpe
Áp lực gió lên mặt bên trong công trình, wi, được xác
định theo biểu thức:
wi = qp(zi) cpi
Đối với kết cấu bao che, tiêu chuẩn EN cũng yêu cầu tính toán với tải trọng gió
cục bộ. Hệ số áp lực gió được xác định từ các hình biểu. Với công trình mặt
bằng chữ nhật, hệ số áp lực như trong hình dưới đây

Với các diện chắn gió lớn hơn 1m2 và


nhỏ hơn 10m2 thì nội suy theo đồ thị
Hệ số áp lực trong nhà cpi phụ thuộc vào kích thước và phân bố lỗ
mở trên mặt đứng. Áp lực trong nhà của mặt đứng chính được lấy
bằng một phần của áp lực ngoài nhà.
* Khi diện tích lỗ mở mặt đứng chính gấp đôi diện tích lỗ mở của
các mặt còn lại:
cpi = 0.75 cpe
* Khi diện tích lỗ mở mặt đứng chính lớn hơn 3 lần diện tích lỗ mở
của các mặt còn lại:
cpi = 0.90 cpe
* Khi ít nhất hai mặt của công trình (mặt đứng hoặc mái) có tổng
diện tích lỗ mở mỗi mặt lớn hơn 30% diện tích mặt đó, ảnh hưởng
lên công trình không cần tính toán theo mục này, mục 7.3 [19] và
7.4 [19] được sử dụng thay thế.
* Với công trình không xác định được mặt đứng chính, Hệ số áp
lực trong nhà cpi được xác định theo đồ thị (Fig 6.5 [19])
PHẦN 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ
VÁCH DỰNG KÍNH
3.1. LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC TẤM KÍNH
3.1.1. Tính toán lựa chọn kích thước tấm kính theo tiêu chuẩn
Châu Âu (prEN 13474-3:2009)
a) Yêu cầu về trạng thái cực hạn: EULS,d < Rd
Trong đó:
• EULS,d là tác động của tải trọng: EULS,d = E{FULS,d}
• (FULS,d là giá trị cực hạn của tải trọng hoặc tổ hợp tải trọng tác động)
• Rd là tích số của giá trị ứng suất cực hạn cho phép fg,d và hệ số vật liệu theo
trạng thái cực hạn gM
b) Yêu cầu về trạng thái sử dụng: ESLS,d < Cd
Trong đó:
• ESLS,d là tác động của tải trọng: ESLS,d = E{FSLS,d}
• (FSLS,d là giá trị trạng thái sử dụng của tải trọng hoặc tổ hợp tải trọng tác
động)
• Cd là tích số của giá trị ứng suất tối đa cho phép fg,d hoặc giới hạn độ võng
wd và hệ số vật liệu theo trạng thái sử dụng gM
* Ứng suất cho phép của kính ủ:

* Ứng suất cho phép của kính cường lực:

Trong đó:
•fg,k: Cường độ chịu uốn đặc trưng của kính
•gM,A: Hệ số vật liệu kính ủ
•ks,p: Hệ số bề mặt kính
•kmod: Hệ số thời gian tác động của tải trọng
•gM,v: Hệ số vật liệu kính cường lực
•fb,k: Cường độ chịu uốn đặc trưng của kính cường lực
•kv: Hệ số tăng cường độ của kính cường lực
* Độ võng giới hạn: Nếu không có quy định khác, tiêu chuẩn
khuyến nghị sử dụng giá trị độ võng cho phép bằng giá trị nhỏ
hơn của L/65 và 50mm.
3.1.2. Tính toán lựa chọn kích thước tấm kính theo tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 7505 : 2005)
Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cơ bản trong lựa chọn
các tấm kính theo chủng loại và chiều dày cho phép đối với 1
diện tích lớn nhất cho trước hoặc diện tích lớn nhất cho phép đối
với chiều dày cho trước bằng cách tra đồ thị.
(tiêu chuẩn này không áp dụng đối với kính đơn có diện tích lớn hơn 15m2 và
khẩu độ lớn hơn 4m).
Biểu đồ khẩu độ của tấm kính ủ Biểu đồ kích thước của tấm kính ủ
thường hình chữ nhật, chiều dày tiêu thường hình chữ nhật, chiều dày tiêu
chỉ có khung đỡ ở hai cạnh đối diện chuẩn với tỷ số cạnh nhỏ hơn hoặc
và của hình chữ nhật có tỷ số cạnh bằng giá trị đã cho và có khung đỡ
cao và có khung đỡ tất cả các cạnh tất cả các cạnh
3.1.3. Tính toán lựa chọn kích thước tấm kính theo tiêu chuẩn Hoa
Kỳ (ASTM E1300-04)
Tiêu chuẩn áp dụng cho kính lắp theo phương thẳng đứng hoặc
dốc chịu tải trọng gió, tuyết, bản thân với với giá trị tổ hợp nhỏ hơn
hoặc bằng 10kPa.
Phương pháp thực hiện: Lựa chọn loại kính, chiều dày, phương
pháp thi công để đánh giá khả năng chịu tải.
a) Với kính nguyên khối, kính dán (nhiệt độ làm việc dưới 500C) liên kết
đơn liên tục trên 4 cạnh, 3 cạnh, 2 cạnh, 1 cạnh (conson) thực hiện như
sau:
• Xác định tải trọng chưa nhân hệ số (NFL) từ biểu đồ thích hợp
trong phụ lục A1 cho chiều dày và kích thước kính.
• Xác định hệ số kính (GTF) cho tải trọng và chủng loại kính thích
hợp từ tra bảng.
• Nhân NFL và GTF cho kết quả kháng tải của kính (LR).
• Xác định độ võng tối đa từ biểu đồ thích hợp trong phụ lục A1,
nếu độ võng nằm ngoài biểu đồ thì sử dụng phụ lục X1 và X2.
b) Với kính cách nhiệt có kính nguyên khối cùng (đối xứng) hoặc khác
(không đối xứng) loại kính và chiều dày liên kết đơn liên tục trên 4
cạnh ; kính cách nhiệt có 1 lớp kính nguyên khối và 1 lớp kính dán,
nhiều lớp kính dán chịu tải trọng ngắn hạn thực hiện như sau:
• Xác định NFL1 cho lớp 1 và NFL2 cho lớp 2 từ biểu đồ thích
hợp trong phụ lục A2.
• Xác định GTF1 cho lớp 1 và GTF2 cho lớp 2 từ bảng tra theo độ
dày lớp và tải trọng.
• Xác định LSF1 cho lớp 1 và LSF2 cho lớp 2 từ bảng tra theo độ
dày lớp.
• Nhân NFL với GTF và LSF cho mỗi lớp để xác định LR1 cho
lớp 1 và LR2 cho lớp 2.
• Khả năng chịu tải của kính là giá trị thấp hơn trong hai giá
trị LR1 và LR2.
3.2. TÍNH TOÁN HỆ KHUNG XƯƠNG
3.2.1. Tính toán bền theo trạng thái cực hạn-tiêu chuẩn Eurocode 9
Kiểm tra khả năng chịu uốn thuần túy: Giá trị mômen uốn tính toán
MRd phải nhỏ hơn Ma,Rd và Mc,Rd.
Ma,Rd = foaWnet/gM2
Mc,Rd = f0aWel/gM1
Trong đó:
• fa: Hệ số hình dạng
• Wel: Mômen kháng uốn của mặt cắt tổng
• Wnet: Mômen kháng uốn của mặt cắt thực
Kiểm tra khả năng chịu cắt thuần túy: Giá trị lực cắt tính toán Ved phải
thỏa mãn:
Ved ≤ Vc,Rd
Trong đó:
• Vc,Rd: Khả năng chịu cắt cho phép
Kiểm tra khả năng chịu uốn - cắt: Khi xuất hiện lực cắt, khả năng chịu
uốn của tiết diện sẽ suy giảm. Với giá trị lực cắt nhỏ thì ảnh hưởng này có thể bỏ
qua. Tuy nhiên nếu lực cắt lớn hơn 50% khả năng chịu cắt, phải kể đến ảnh
hưởng này đến khả năng chịu uốn. Cường độ vật liệu đã suy giảm:
3.2.2. Yêu cầu về trạng thái sử dụng:
+ Tiêu chuẩn TCVN 7505-2005:
• 1/150 của khẩu độ cho các công trình có chiều cao nhỏ hơn
10m
• 1/240 của khẩu độ cho các cửa nhà ở có chiều cao lớn hơn
10m
+ Tiêu chuẩn Eurocode 9:
• L/250 và 15mm.
+ Theo BS-8118 Part 1: 1991:
• L/175 đối với mặt dựng khung nhôm dùng kính đơn hoặc
kính dán
• L/250 đối với mặt dựng khung nhôm dùng kính hộp
+ Theo ASTM-E 1300-04:
• L/175
+ Theo AAMA TIR-A11-2004:
• L/175 cho mặt dựng có nhịp cao đến 3'-6" (4,1m)
• L/240 + 1/4" (L/240 + 6.35mm) cho mặt dựng có nhịp cao
trên 3'-6" (4.1m)
PHẦN 4: QUY TRÌNH ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ HỆ
VÁCH DỰNG KÍNH
- Bước 1: Lựa chọn phương án hệ vách dựng.
- Bước 2: Tính toán tải trọng tác dụng. Với tải trọng gió cần chú ý đến khu vực gió
cục bộ trên mặt đứng công trình. Việc tính toán nên áp dụng đồng thời theo TCVN
và các tiêu chuẩn nước ngoài: Hoa Kỳ, Châu Âu… thay thế (lưu ý chuyển đổi số
liệu đầu vào tương ứng) để so sánh. Đối với công trình có mặt bằng, vị trí phức
tạp, nên thực hiện thí nghiệm ống thổi khí động.
- Bước 3: Lựa chọn kích thước kính theo tiêu chuẩn prEN 13474-3:2009, hoặc có
thể sử dụng các bảng tra theo tiêu chuẩn TCVN 7505-2005, ASTM E1300-04.
- Bước 4: Thiết kế khung chịu lực theo điều kiện bền (EN 9) và điều kiện sử dụng
(EN 9, TCVN 7505-2005, BS-8118 Part 1: 1991, ASTM-E 1300-04, AAMA TIR-
A11-2004).
- Bước 5: Sau khi xác định được các đặc trưng của hệ vách dựng, tiến hành xây
dựng mô hình tính toán cho cả công trình và tính toán lại kích thước kính đã chọn.
- Bước 6: Thí nghiệm hệ vách dựng kính. Thí nghiệm có thể đánh giá được nhiều
chỉ tiêu chất lượng của hệ vách dựng, như: khả năng chịu lực dưới tải trọng gió, độ
kín khí, độ kín nước, cách âm, cách nhiệt…
VÍ DỤ: XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG GIÓ LÊN HỆ VÁCH
DỰNG KÍNH
Công trình được lựa chọn để tính toán là: Tòa nhà hỗn VINAFOR
Tower với các thông tin như sau:
• Vị trí xây dựng công trình: Đường Lê Văn Lương kéo dài
thuộc địa phận xã Trung Văn - huyện Từ Liêm - thành phố
Hà Nội.
• Quy mô công trình: 54 tầng.
• Chiều cao: 184m.
• Hình dạng công trình: hình chữ nhật.
• Diện tích mặt bằng các tầng điển hình: rộng 44m; dài 52m
• Kích thước ô kính điển hình: 1.2 x 3.6m
Tổng hợp kết quả tính toán áp lực gió cục bộ theo các tiêu chuẩn
và thí nghiệm ống thổi
TCVN 2737

VT thường VT cục ASCE7-10 EN1-1-4 Thí nghiệm


Cao độ Z(m)
bộ
Áp lực gió (daN/m2)

1 20 134.0 215.0 222.6 299.1 360.0

2 50 157.0 251.0 292.9 365.5 390.0

3 120 180.0 288.0 427.5 437.1 350.0

4 184 193.0 309.0 447.8 475.0 460.0

Nhận xét:
Kết quả tính toán áp lực gió theo tiêu chuẩn TCVN 2737 cho giá trị nhỏ hơn
so với thực tế thí nghiệm và các tiêu chuẩn ASCE 7-10, EN1 1-4. Tiêu chuẩn
EN1-4 có kết quả sát với thí nghiệm, vì vậy tác giả kiến nghị trong trường
hợp tính thủ công nên tính toán tải trọng gió vào hệ mặt dựng kính theo tiêu
chuẩn EN1 1-4
KẾT LUẬN
1. Với các công trình xây dựng ở Việt Nam có sử dụng hệ vách
dựng kính thì việc tính toán hệ vách dựng kính dưới tác động của
tải trọng do gió (bão) là không thể không kể tới.
2. Khi tính toán tải trọng gió lên hệ thống vách dựng cần kể tới
thành phần gió cục bộ. Việc tính toán có thể tham khảo theo Tiêu
chuẩn Việt Nam hoặc tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài. Khi
tính toán tải trọng gió cần lưu ý chuyển đổi từ vận tốc gió trung
bình trong 3 giây với chu kỳ lặp là 20 năm phù hợp với các tiêu
chuẩn khác. Trong trường hợp điều kiện cho phép nên tiến hành
thí nghiệm ống thổi khí động để xác định áp lực gió.
3. Quy trình để tính toán thiết kế hệ vách dựng kính được đề xuất
như đã nêu trong Phần 4. Lưu ý, khi thiết kế sau khi tính toán
riêng rẽ hệ vách dựng kính cần kiểm tra lại ứng suất kính trên
mô hình tổng thể cả công trình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Vũ Thành Trung (2011), Báo cáo kết quả thí nghiệm hệ thống mặt dựng của công trình tòa nhà PV GAS (Hồ
Chí Minh), Phòng Nghiên cứu Thí nghiệm Gió -Viện KHCN Xây dựng.
2. TS. Vũ Thành Trung (2012), Một số kết quả nghiên cứu về mặt dựng tường kính của nhà cao tầng, Viện KHCN
Xây dựng.
3. QCVN 02: 2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - số liệu - điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.
4. TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
5. TCVN 5574 : 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
6. TCVN 7505 : 2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng – Lựa chọn và lắp đặt.
7. Emil Simiu and Robert H.Scalan. Wind effects on Structure.
8. G. James Group (2010), Glass Handbook, Australia.
9. Johnny Choi (2010), Design and Implementation of Curtain Wall System, Hong Kong.
10. N.K. Garg (2007), Guidelines for Use of Glass in Buildings, New Age International (P) Limited – Publishers, India.
11. Wong Wan Sie, Winxie (2007), Analysis and Design of Curtain Wall Systems for High Rise Buildings, University
of Southern Queensland, Australia.
12. Yukako Nakagami (2003), Probabilistic Dynamics of Wind Excitation on Glass Façade, Japan.
13. BMT Fluid Mechanics (2008), Keangnam Hanoi Landmark Tower Complex - Hanoi, Vietnam - Wind Tunnel
Testing Cladding Pressure Studies, Viet Nam.
14. TE Solution (2011), Report on the Wind Tunnel Test for VINAFOR Tower, Hanoi, Vietnam.
15. AAMA-TIR-A11 - 2004 Maximum Allowable Deflection of Framing Systems for Building Cladding Components
at Design Wind Loads.
16. ASCE 7 - 2010: Minimum Design Loads for Buildings and Other Structures.
17. ASTM E 1300-04: Glass Load Design Specification.
18. EN 572-1:2004: Glass in Building - Basic Soda Lime Silicate Glass Products - Part 1: Definitions and General
Physical and Mechanical Properties.
19. Eurocode 1: Actions on Structures - Part 1-4: General Actions – Wind Actions.
20. Eurocode 9: Design of Aluminium Structures.
21. prEN 13474-3:2009 Glass in building - Determination of the Strength of Glass Panes.
22. Đỗ Hoàng Lâm (2013). Luận văn thạc sỹ kỹ thuật – trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!

You might also like