You are on page 1of 27

Gọi tư vấn (8:30 - 21:30)

098.184.15.66 


   
TIN TỨC TỬ VI PHONG THỦY KINH DỊCH KIẾN THỨC KHÁC SÁCH LỤC HÀO

Vương Hổ Ứng là chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Bói Dịch Lục Hào. Bản
thân ông không những giỏi sử dụng Lục Hào trong dự đoán mà còn đào tạo ra
rất nhiều cao đồ về môn Bói Dịch Lục Hào….

Mục lục bài viết 


1. Vương Hổ Ứng Tiểu Sử
2. Vương Hổ Ứng Đáp Nghĩa
2.1. Nguyệt hợp vượng và quẻ lưu niên kiêm đoán
2.2. Tham hợp vong sinh hay tham hợp vong sinh?
2.3. Dụng thần lưỡng hiện thì chọn như thế nào?
2.4. Nguyên thần tự vượng?
2.5. Ví dụ về không vong thứ nhất
2.6. Ví dụ về Ứng Kỳ
2.7. Ứng dụng 12 cung trường sinh
2.8. Phản ngâm, phục ngâm
2.9. Sửu hoá Mùi là hoá Tiến thần
2.10. Dụng thần vô căn – quá nhược
2.11. Điều kiện hình thành Tam Hợp Cục
2.12. Giải thích về Không Vong 1
2.13. Giải thích về Không Vong 2
2.14. Giải thích về Không Vong 3
2.15. Cách Sơn Hóa Hào
3. Vương Hổ Ứng Mạn Đàm
3.1. Nguyệt Mộ
3.2. Nguyệt phá
3.3. Khắc xứ phùng sinh
3.4. Người đi xa đã tự ải?
3.5. Vòng trường sinh – Sinh vượng mộ tuyệt
3.6. Có nên gieo quẻ nhiều lần?
4. Thay lời kết

Vương Hổ Ứng Tiểu Sử


Vương Hổ Ứng sinh năm 1962, nguyên quán ở tỉnh Sơn Tây. Ông là một chuyên gia
Dịch học nổi tiếng trên thế giới. Ông là Dịch tác gia (tác giả về sách Kinh Dịch), là
truyền nhân bát trạch dịch trận phong thủy. Ông cũng là giảng viên thỉnh giảng của
đại học Thanh Hoa, cố vấn cao cấp của sở nghiên cứu Nhật Bản và là tác giả của
Lục Hào Chiêm Thuật Nhật Bản.

Năm 1986, Vương Hổ Ứng tốt nghiệp đại học Sơn Tây về chuyên ngành tiếng Nhật.
Trong thời gian đầu, ông đảm nhiệm công tác nghiên cứu khảo cổ ở tỉnh Sơn Tây. Về
sau, ông dấn thân vào nghiên cứu phong thủy, tướng thuật, mệnh lý, Phật học, Trung
y và thuật luyện đan.

Những năm 80, ông bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu Kinh Dịch,
lấy phong thủy, lục hào và thuật dưỡng sinh của Đạo gia làm
trọng điểm nghiên cứu. Ông đã vận dụng nguyên lý Dịch học
để giải mã những bí ẩn và cát hung trong logo công ty, đồng
thời cũng đã tư vấn cho rất nhiều công ty nổi tiếng trong và
ngoài nước.

Từ năm 1996, Vương lão sư bắt đầu tìm hiểu các thuật số dân gian từ rất nhiều kỳ
nhân trong cả nước. Từ đó, ông đã sáng lập ra một hệ thống lý luận hoàn chỉnh của
mình. Ông cũng đã từng nhận lời mời đến giảng dạy ở Singapore, Nhật Bản,… Hàng
năm, ông được các công ty mời đến đào tạo về quốc học (Kinh Dịch). Ông có học
viên ở khắp Trung Quốc đại lục, đặc khu hành chính Hồng Kông, Singapore, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Malaysia,…

Tác phẩm chủ yếu đã xuất bản:

Ở Nhật Bản: Bát Trạch Dịch Trận Phong Thủy, Lục Hào Chiêm Thuật Áo Nghĩa,
Lục Hào Chiêm Thuật Cải Vận Pháp, Sinh Hoạt Trung Đích Lục Hào Chiêm Thuật,
Thần Kỳ Ứng Nghiệm Đích Lục Hào Chiêm Thuật, Ngoại Ứng Dự Trắc, Lục Hào
Dự Trắc Tam Ma Địa,…

Ở Hồng Kông: Lục Hào Quái Lệ Thuyết Chân, Lục Hào Dự Trắc Tật Bệnh Tân
Thám.

Ở Singapore: Tăng San Bốc Dịch Bình Thích, Lục Hào Quái Tượng Giải Mật, Lục
Hào Nghi Hoặc Chỉ Mê, Lục Hào Dự Trắc Ngộ Trung Ngộ, Lục Hào Phân Loại
Chiêm Nghiệm Kỹ Pháp, Lục Hào Dự Trắc Tự Tu Bảo Điển, Lục Hào Trắc Bệnh
Phân Khoa Tường Giải.

Ở Đài Loan: Tế Thuyết Lục Hào Dự Trắc Học, Lục Hào Tật Bệnh Dự Trắc Học, Lục
Hào Nhân Duyên Dự Trắc Học, Sơ Học Lục Hào Dự Trắc.

Ở Việt Nam, ông được biết đến đã lâu, nhưng chủ yếu là từ nguyên tác tiếng
Trung qua phần mềm google dịch. Hiện nay, bộ sách của Vương Hổ Ứng được
nhiều dịch giả của Việt Nam dịch từ nguyên tác tiếng Trung với ngôn từ chau
truốt, các ví dụ về hình ảnh của quái quẻ cẩn thận dễ nhìn.

Ở thời điểm hiện tại, đã dịch được 9 cuốn gồm: Tăng San Bốc Dịch Bình Thích, Lục
Hào Tật Bệnh Dự Trắc Học, Lục Hào Nhân Duyên Dự Trắc Học, Lục Hào Xu Cát Tị
Hung Hoá Giải Bí Truyền, Lục Hào Phong Thuỷ Dự Trắc Học,..

Mời các bạn tham khảo thêm tại : Sách Vương Hổ Ứng

Vương Hổ Ứng Đáp Nghĩa


Với 9 quyển sách của Vương Hổ Ứng được xuất bản, trong đó là trình bày rất rõ
những kiến thức luận đoán hết sức cơ bản và thường quy. Tuy nhiên như Vương Hổ
Ứng đại sư đã nói, phải vận dụng linh hoạt trong quá trình luận đoán mà không
được máy móc.

Tuy đã có cuốn Tăng San Bốc Dịch Bình Thích bình chú lại những luận đoán sai lầm
của các bậc tiền nhân nhưng vẫn có sự mâu thuẫn không hề nhẹ làm cho người học
Dịch vẫn cảm thấy khá mông lung và lạc vào mê hồn trận.

Vương Hổ Ứng Đáp Nghĩa là loạt bài về các thắc mắc về những vấn đề thường xuất
hiện khi luận đoán để mọi người có thể từ đó có thể tìm được những lý giải cho mình.

Nguyệt hợp vượng và quẻ lưu niên kiêm đoán

Sách Tăng San Bốc Dịch Bình Thích – Chương 3, trang 19.

Ngày Bính Ngọ tháng Dần.

Một người cầm quẻ lưu niên này hỏi cát hung con cái, hơn 80 cao thủ lục hào nổi
tiếng đều đoán hung, mà chỉ riêng mình Vương lão sư đoán cát.

Trong sách đoán: Tử Tôn có Nguyệt hợp là vượng, tuy có hai tầng Phụ Mẫu đến khắc
nhưng được Huynh động thông quan (tạo thành thế liên tục tương sinh), vì vậy
không sao.

Hỏi: Tử Tôn hợp vượng có thể hiểu, nhưng hai thổ đến khắc, một Huynh sao có thể
thông quan? Hơn nữa Huynh Đệ ở mùa xuân hưu tù, Nguyệt phá, Nhật khắc, đã bị
tổn thương gốc rễ, sao có thể thông quan?

Tôi có thể hiểu như thế này hay không: Quẻ niên vận, khi xem vượng suy biểu thị tình
trạng ngay lúc đó, ngay lúc gieo quẻ người không sao, như vậy tình trạng của
Nguyên thần cho biết sẽ tốt đẹp, do đó mà không sao?

Đáp: Quẻ này mấu chốt là Tử Tôn được Nguyệt hợp mà được vượng, nếu không biết
thuyết Nguyệt hợp vượng thì rất khó lý giải điểm này. (PS: Lưu ý, Nguyệt hợp là
vượng có khí-chủ về Lý, nhưng Nhật Hợp thì đa phần chủ về vướng chân,…-chủ về
Tượng)
Hỏi: Nguyệt hợp là vượng thì tôi có thể hiểu. Nhưng đoán con cháu là chuyện lâu dài,
vẫn phải xem Nguyên thần chứ, có phải là tôi phân tích về Nguyên thần không thích
hợp? Hơn nữa Dụng thần vượng tướng, nhưng Nguyên thần bị thương, đó cũng là
không cát chứ?

Ở tình huống kiêm đoán, chỉ xem Dụng thần, những cái khác như Nguyên thần có
thể lấy tượng phải không?

Đáp: Đây không phải là tình huống đoán suốt đời của con cái, mà là đoán từ trong
quẻ lưu niên. Vì vậy trọng điểm tại Dụng thần, nếu chỉ chuyên dự đoán bệnh tật của
con cái thì Nguyên thần rất quan trọng.

Hỏi: Thân kim động mà thông quan hào Phụ Mẫu khắc Tử Tôn, trong quẻ Phụ Mẫu
lưỡng động mà chỉ có một Thân kim thông quan, xin hỏi một Thân kim này có thể
thông quan hai thổ khắc thủy hay không?

Đáp: Vấn đề này đã có người hỏi, đây là quẻ lưu niên, quẻ lưu niên lấy cát hung của
hào Thế làm trung tâm, không phải là hào Tử Tôn, nhưng lúc đó người xem quẻ nói
con ông ta sắp gặp hung, do đó mới bảo tôi phán đoán.

Nếu quẻ này chỉ chuyên đoán cát hung của đứa con thì cách xem sẽ khác. Mức độ
phán đoán của chuyên đoán và kiêm đoán là khác nhau. Chỉ cần Dụng thần có khí
thì có thể chống lại thiên binh vạn mã, nhưng nếu hỏi cát hung của con cái mà Dụng
thần vô khí, khắc nhiều sinh ít thì Nguyên thần cũng không thể cứu. (PS: Cái này có
liên quan đến Dụng thần có gốc rễ, sẽ được trình bày ở bài sau.)

Phán đoán của lần gieo quẻ thứ nhất và lần gieo quẻ thứ hai có sự khác biệt vi diệu.
Một quẻ đoán nhiều việc, việc chính có sự khác biệt về mức độ so với việc kiêm hỏi.
Hỏi xong một việc, lại hỏi một việc khác, phán đoán Dụng thần suy vượng của quẻ
gieo ra cũng có sự khác biệt.

Tham hợp vong sinh hay tham hợp vong sinh?

Sách Tăng San Bốc Dịch Bình Thích – Chương 9, trang 36.

Ngày Mậu Thân Tháng Thìn, xem cha bệnh gần, được Càn biến Phong Thiên Tiểu
Súc.
Có người mang quẻ này đến hỏi ta rằng: “Bệnh gần gặp xung sẽ khỏi, quẻ này là
quẻ lục xung, thế nhưng cha tôi bệnh rất nặng, nhờ ông xem giúp đến ngày nào sẽ
khỏi bệnh?”

Ta đáp rằng: “Quẻ này có tổng cộng ba hào Phụ Mẫu Thìn thổ, Mùi thổ, Tuất
thổ, cần chọn hào vượng tướng làm Dụng thần. Nay có Phụ Mẫu Thìn thổ gặp
Nguyệt kiến, vậy lấy hào Thìn thổ làm Dụng thần. Bệnh đang rất nặng, là vì
Nhật thần xung Dần mộc khiến Dần mộc ám động khắc Thìn thổ.”

Người này bèn hỏi: “Trong quẻ này Ngọ hỏa phát động, Dần mộc tuy ám động
nhưng lại sinh ra Ngọ hỏa, để Ngọ hỏa sinh thổ. Trong sách xưa có viết: Kỵ thần và
Nguyên thần cùng động, thì sẽ được hai sinh. Nhưng nay ông chỉ quan tâm đến Dần
mộc khắc Thìn thổ, mà không nói đến Ngọ hỏa sinh Thìn thổ, là tại sao?”

Ta bèn đáp rằng: “Ngọ hỏa tuy động hóa thành Mùi thổ, nhưng Ngọ lại hợp với
Mùi, Ngọ hỏa tham hợp mà quên không sinh Thìn thổ, nên ở đây Thìn thổ chỉ bị
khắc bởi Dần mộc, mà không được Ngọ hỏa tương sinh. Bởi vậy mà bệnh tình
trầm trọng, cần đợi đến ngày Sửu xung mất Mùi thổ, khi đó Ngọ hỏa không còn
hợp để tham hợp, nên sẽ sinh mộc, tai họa sẽ lui.”
Quả nhiên đến ngày Sửu khỏi bệnh.

Hỏi: Quẻ này Vương tiên sinh chủ yếu phân tích thuyết tham hợp quên sinh.

“Thiên kim phú” có nói: Tham sinh tham hợp, hình xung khắc hại đều vong. Thuyết
tham hợp quên sinh dường như từ đây mà ra, nhưng ý nghĩa có sự trái ngược.

Hào biến có thể sinh khắc xung hợp hào động ra nó, mà hào động không thể sinh
khắc xung hợp hào biến, vì vậy thực chất của động mà hóa hợp là hào biến hợp trú
hào động, khiến cho nó không thể phát huy tác dụng, quẻ này hào động Ngọ hỏa là
hào bị động. Mà theo phép tham hợp quên sinh thì hào động Ngọ hỏa là chủ động.
Một số phiên bản Tăng San Bốc Dịch khác có sự né tránh loại ý kiến này.

Nói chung, tôi không nghi ngờ cách lý giải sâu sắc của thầy Vương đối với quẻ này,
nhưng theo thiển ý của tôi thì “bị hợp không sinh” có vẻ thỏa đáng hơn là “tham hợp
quên sinh”.

Đáp: Thầy Vương Hổ Ứng cho rằng bị hợp không sinh và tham hợp quên sinh chỉ là
sự khác nhau về cách biểu đạt. Hợp là vướng chân, bị vướng chân thì không thể sinh
Dụng, xung khai liền có thể. Dùng “tham hợp quên sinh” là bởi vì sách cổ lưu truyền
như vậy, nó đã là danh từ chuyên môn. Đã ngấm vào tiềm thức nên khó có thể thay
đổi, chỉ cần hiểu bản chất là được.

Dụng thần lưỡng hiện thì chọn như thế nào?

Ở ví dụ trên:

Hỏi: Xem bệnh của cha, chọn Dụng thần Thìn thổ, tại sao không chọn Tuất thổ
Nguyệt phá? Trong Lục Hào Nhập Môn, thầy có nói là nếu hai Dụng thần an tĩnh thì
chọn Nguyệt phá, xin thầy giải thích.

Đáp: Thông thường phải chọn hào Nguyệt phá. Nhưng quẻ này thuộc về một hào
độc phát, vì vậy tiêu điểm ứng kỳ nằm ở hào độc phát, không dùng hào Nguyệt phá
để xác định ứng kỳ. Điều này là vấn đề thần triệu cơ ở động.

PS: Quẻ Độc phát rất quan trọng, có 4 ý nghĩa: cát hung, ứng kì, nguyên nhân tính
chất của sự việc, xem việc này ứng việc khác. Nên có thể nói rằng độc phát có 1 ý
nghĩa hết sức quan trọng, chỉ tiếc rằng ở Việt Nam hiện nay đa phần dùng quẻ giờ
động tâm, mặc định là độc phát nên gần như rất ít có người hiểu hết ý nghĩa của
Độc phát. Sẽ phải mất thời gian để người học dịch có thể hiểu được điều này.

Nguyên thần tự vượng?

Sách Tăng San Bốc Dịch Bình Thích – Chương 10, trang 38

Hỏi: Trong Tăng San Bốc Dịch có nói:

Có năm loại Nguyên thần có thể sinh Dụng thần:

Nguyên thần vượng tướng, hoặc lâm Nhật Nguyệt, hoặc được Nhật Nguyệt hào
động sinh phù.
Nguyên thần động hóa hồi đầu sinh, hoặc động hóa Tiến thần.

Nguyên thần gặp Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật thần.

Nguyên thần và Kỵ thần đều động.

Nguyên thần vượng động, nhưng gặp Tuần Không, hóa Tuần Không.

Tôi có thắc mắc về câu đầu tiên. Ý nghĩa của câu này phải là ba trường hợp:

Một là Nguyên thần tự thân vượng tướng.

Hai là Nguyên thần lâm Nhật Nguyệt.

Ba là Nguyên thần được Nhật Nguyệt hoặc hào động sinh phù.

Hai trường hợp sau thì tương đối dễ hiểu. Nhưng ở trường hợp đầu tiên, tại sao
Nguyên thần lại có thể tự thân vượng tướng được nhỉ?

Tôi cho rằng người xưa luôn viết sách rất cẩn thận, tuyệt đối không viết ra những lời
vô ích. Nhưng Dụng thần, Kỵ thần viết trong Tăng San cũng tương tự như vậy. Trong
Bốc Phệ Chính Tông cũng nói giống như thế. Tất cả đều không có giải thích rõ ràng.
Xin hỏi Vương lão sư, có phải là người xưa đã viết sai hay không, hay là trong đó vẫn
còn giấu giếm huyền cơ?

Đáp: Thầy Vương Hổ Ứng cho rằng cách biểu đạt như vậy là hơi thiếu chặt chẽ. Ở
đây, Nguyên thần tự thân vượng tướng là chỉ Nguyên thần lâm Nhật Nguyệt. (PS:
Tức là có khí ở Nhật Nguyệt chứ không đánh giá ở hào Động đến sinh phù, nếu khắc
thương là hưu tù, nhưng gặp hào động đến sinh là được sinh – cho nên mới có thuyết
Tuyệt xứ phùng sinh là vậy)

Ví dụ về không vong thứ nhất

Một quẻ của Vương Hổ Ứng lão sư: Ngày Bính Ngọ tháng Dần, học trò của tôi ở
Nhật Bản muốn đến Trung Quốc, nhờ tôi dự đoán cát hung, được Giải biến Quy
Muội.
Lấy hào Thế làm Dụng thần. Hào Thế Nguyệt khắc Nhật sinh, suy vượng tương
đương. Hào sơ Dần mộc Huynh Đệ lâm Chu Tước động mà khắc Thế, hào sơ là cước
lực, giữa đường đến Trung Quốc tất có chuyện khẩu thiệt, Dần mộc Không mà không
khắc hào Thế, không phải là mình và người ta phát sinh khẩu thiệt, mà là giữa
đường gặp phải người khác phát sinh khẩu thiệt. Hào Thế Tài bị khắc, tất có đồ vật
bị tổn hại.

Kết quả: Khi ngồi taxi từ sân bay vào trong thành phố, tài xế taxi xảy ra khẩu thiệt
với người khác, trong thời gian ở Trung Quốc laptop mang theo đã bị hỏng.

Thầy nói Dần mộc Không mà không khắc hào Thế, phải là mình và người ta phát
sinh khẩu thiệt, mà là giữa đường gặp phải người khác phát sinh khẩu thiệt.

Hỏi: Tôi chưa hiểu chỗ Huynh Đệ Không mà không khắc hào Thế, hiện tại Không
không khắc hào Thế, nhưng xuất Không thì khắc hào Thế chứ?

Đáp: Huynh Đệ lâm Chu Tước động, biểu thị khẩu thiệt, khắc Thế thì có khả năng
phát sinh xung đột với mình, nhưng Không Vong nên không thể khắc, Không lại biểu
thị sợ bóng sợ gió, vì vậy không phải là chuyện của mình. (PS: ví dụ về Không Vong
có rất nhiều, không hẳn cứ hào Thế Không Vong là người hỏi không thật tâm, loạn
tâm như 1 số group Kinh Dịch đang dùng, Không Vong chủ về tượng, còn áp dụng
như thế nào thì đã có trong sách).

Ví dụ về Ứng Kỳ

Một quẻ của Vương Hổ Ứng lão sư: Ngày Quý Mão tháng Sửu, xem bệnh của vợ
uống thuốc có khỏi được không, được quẻ Lâm biến Thái:
Ta đoán rằng: Hào Huynh Đệ động mà hóa Tiến thần, dù có thuốc tiên cũng khó cứu,
người vợ ắt sẽ chết vào ngày Giáp Thìn. Trong quẻ này hào Huynh Đệ động, gặp
Nguyệt kiến mà hóa Tuần Không, nhưng cũng không thể cho rằng là không tiến.

Hỏi: Thê Tài Nguyệt khắc, Tử ở Nhật, bệnh bất trị, theo thầy thì có thông tin ung thư
hay không?

Kỵ thần độc phát, lâm Nguyệt phát động khắc Dụng, tượng không thể cứu chữa,
sách dùng Tiến thần, ở đây hóa ra Thìn thổ là Tuần Không phải chăng là chủ ứng kỳ?
Bởi vì Thìn cũng là Mộ khố của Dụng thần?

Đáp: Khi phán đoán, trước tiên phải xem căn cơ của Dụng thần, sau đó lại xem cát
hung. Dụng thần lâm hào Ứng, Ứng là y dược, chứng tỏ đã uống thuốc. Nhưng Dụng
thần Nguyệt khắc, Nhật không sinh phù, Tử ở Nhật, đồng thời Huynh Đệ phát động
khắc Dụng thần, Kỵ thần độc phát, thần triệu cơ ở động, nhất định không tốt đẹp.

Huynh Đệ Sửu thổ lâm Nguyệt nhập hào có thể ứng ngay trong tháng đó, Huynh Đệ
hóa Không tạm thời không thể khắc, cần phải xuất Không mới có thể khắc được Tài,
vì vậy phải ứng tại ngày Thìn, đương nhiên ngày Thìn cũng là lúc Tài nhập Mộ. Khi
phán đoán cát hung của một vấn đề hay phán đoán ứng kỳ, không phải chỉ xem một
điểm mà phải kết hợp nhiều tổ hợp thông tin, nếu không thì tỷ lệ chính xác không
cao.

(PS: Ứng kỳ là 1 chương khó, đòi hỏi phải luyện tập nhiều, mình đã có 1 bài viết về
Ứng kỳ, xem tại đây)
Trân trọng

Ứng dụng 12 cung trường sinh


Hỏi: Thầy nói “Người xưa đã coi 12 cung trường sinh là căn cứ để phán đoán cát
hung, trên thực tế đó là một nhận thức sai lầm. Vai trò của 12 cung trường sinh là
dùng để thể hiện “tượng”, việc sử dụng để xem cát hung chỉ chiếm một phần rất nhỏ,
chỉ có một hai phần trăm mà thôi”.

Xin thầy nêu ra ví dụ 12 cung trường sinh chủ cát hung cho kẻ hậu học được
tăng thêm kiến thức. Hóa Tuyệt hóa Mộ thì tôi đã gặp, còn Trường Sinh Đế
Vượng thì chưa.

Đối với Sinh Vượng Mộ Tuyệt, cho dù không chủ cát hung của sự việc, nhưng
nó có thể ảnh hướng đến cát hung hay không? Ví dụ như xem tiền có tiền, đáng
lẽ là được 100 nguyên, có phải là bởi vì hào Tài nhập Nhật Mộ mà chỉ được 80
nguyên? Hay là bởi vì hào Tài gặp Trường Sinh mà lại được 120 nguyên?

Đối với Sinh Vượng Mộ Tuyệt, ví dụ chủ cát hung sự việc tuy không nhiều,
nhưng quẻ có ứng kỳ sự việc tại Sinh Vượng Mộ Tuyệt lại không ít, bởi lẽ “cát
đoán ứng cát, hung đoán ứng hung”, đây có phải là mặt trái của Sinh Vượng
Mộ Tuyệt đối với vượng suy của hào hay không, cát hung của sự việc cũng phải
có ảnh hưởng chứ?

Đáp: Tình huống mười hai cung trường sinh chủ cát hung thường thể hiện nhiều
trong quẻ độc phát. Trường Sinh, Mộc Dục, Đế Vượng chủ cát; Tử, Mộ, Tuyệt chủ
hung. Trong đó Mộ là ít xấu nhất, phải phối hợp với suy vượng của Dụng thần, Tử
Tuyệt tương đối đáng sợ, kể cả khi Dụng thần vượng cũng không tốt.

Lời bàn: Tất cả đều không thoát khỏi hỷ kỵ của Dụng thần là lẽ đó. Lại nói Độc phát
là 1 yếu tố rất quan trọng trong dự đoán lục hào. Mời đọc lại Đáp Nghĩa phần 2.

Phản ngâm, phục ngâm

Hỏi: Trong Tăng San Bốc Dịch Bình Thích nói: “Quẻ có quẻ biến, hào có hào biến.
Quẻ biến, nội ngoại động mà phản ngâm, thuộc cùng một quẻ. Như quẻ Càn biến
quẻ Khôn là vậy.”

Trong Bốc Phệ Chính Tông lại là Càn Tốn hỗ biến là quẻ biến phản ngâm. Như vậy
rốt cuộc quẻ biến phản ngâm định nghĩa như thế nào?

Đáp: Quẻ biến phản ngâm không có tỷ lệ ứng nghiệm cao bằng hào biến phản
ngâm. Quẻ biến phản ngâm có hai phương diện. Một là xem từ quẻ tiên thiên, hai là
từ quẻ hậu thiên, hễ là quẻ đối lập về phương vị chính là quẻ biến phản ngâm.
Càn biến Khôn là phản ngâm, bởi vì Càn Khôn đối lập, Khảm biến Ly cũng vậy, đây
đều là xem từ quẻ tiên thiên. Quẻ hậu thiên, Càn đối ứng Tốn, bởi vì Tây Bắc và Đông
Nam đối lập, vì vậy Càn biến Tốn cũng là phản ngâm.

Hỏi: Quẻ biến phản ngâm và hào động phản ngâm, có phải đều biểu thị tình trạng
lặp đi lặp lại hay không? Tăng San có đề cập đến quẻ biến hồi đầu khắc, loại tình
huống này có phán đoán là hung tượng hay không?

Đáp: Quẻ biến phản ngâm chỉ là biểu thị sự việc lặp đi lặp lại mà thôi, hào biến phản
ngâm lại chủ thông tin không tốt đẹp. Quẻ biến hồi đầu khắc thường chủ hung.

Sửu hoá Mùi là hoá Tiến thần

Hỏi: Sửu hóa Mùi có phải là hóa Tiến thần? Tuất hóa Sửu là hóa Tiến thần hay là
Thoái thần?

Đáp: Sửu hóa Mùi không phải là Tiến thần, bởi vì ở giữa cách Thìn thổ, là quan hệ
tương xung, có điều là trong lục hào cũng không tồn tại Sửu hóa Mùi thổ, vĩnh viễn
sẽ không xuất hiện tổ hợp này. Tuất hóa Sửu là Tiến thần.

Dụng thần vô căn – quá nhược

Hỏi: Có một vấn đề nữa là phân biệt Dụng thần vô căn và Dụng thần quá nhược, hai
cái này tôi luôn mập mờ, mong thầy chỉ giáo ?

Đáp: Dụng thần Nguyệt khắc Nhật không sinh thì có thể nói là vô căn, mà Nhật khắc
Nguyệt không sinh phù cũng có thể là vô căn. Tình huống quá nhược nhất định phải
là Nhật Nguyệt đồng thời khắc Dụng thần. Khắc thần trong quẻ lại hiện nhiều. Khắc
thần chỉ có một thì hưu tù là hung, không thể là quá nhược

Điều kiện hình thành Tam Hợp Cục

Ngày Giáp Thìn tháng Thân, xem bệnh anh trai, được Truân biến Chấn
Hào Huynh Đệ Tý thủy là Dụng thần, các hào Kỵ thần, Nguyên thần trong quẻ này
đều động, Tuất thổ động sinh Thân; Thân kim động sinh Tý thủy; Nguyệt kiến (Thân)
lại sinh Tý thủy, đến ngày Mậu Thân, bệnh nặng sẽ thuyên giảm, như vậy sao có thể
nói rằng “Đằng Xà động sẽ chết, Bạch Hổ động có tang”!

Tân bình thích: Bạch Hổ có ý nghĩa bệnh tật, lâm Ứng lâm Quan Quỷ động mà khắc
Dụng, Ứng là nơi khác, chính là bệnh nhiễm từ nơi khác, Dụng thần nhập Mộ ở Nhật,
là tượng nằm bệnh trên giường, Phụ Mẫu lâm Đằng Xà động đến sinh Dụng, Đằng
Xà chủ triền miên, là đã bị bệnh trong thời gian rất dài mới được hồi phục. Tại sao
chẳng lý giải là sẽ chết?

Hỏi: Dụng thần Tý thủy là hào tĩnh, nếu Tý thủy là hào động thì có thể kết hợp với
Nhật Nguyệt tạo thành tam hợp Thân Tý Thìn hay không?

Đáp: Quẻ này tam hợp không thành, tam hợp cục ít nhất là trong quẻ có hai hào
động, mà hai hào động này lại nhất định phải là địa chi trong tam hợp cục. Địa chi ở
giữa cũng cần phải phát động. Quẻ này Tý thủy bất động, vì vậy không phải là tam
hợp cục.

Giải thích về Không Vong 1

Cùng ví dụ như trên: Ngày Giáp Thìn tháng Thân, xem bệnh anh trai, được Truân
biến Chấn

Hỏi: Quan Quỷ Tuất thổ lâm Bạch Hổ khắc Dụng, do đó bị bệnh rất nặng. Nếu Dụng
thần lâm Đằng Xà, mà giải thích là bị bệnh trong thời gian rất dài, thì nghe cũng
thuận. Nhưng quẻ này Phụ Mẫu lâm Đằng Xà mà giải thích là bệnh lâu, nghe có vẻ
không thuận cho lắm?

Đáp: Khi xem bệnh, không nhất định là phải xem Quan Quỷ, có nhiều trường hợp
phải xem Dụng thần, Nguyên thần, hoặc Kỵ thần. Quẻ này Nguyên thần Phụ Mẫu
hóa hồi đầu khắc, vì vậy có thể xem đây là bệnh, mà Quan Quỷ là Kỵ thần cho nên
cũng có thể xem Quan Quỷ là bệnh.

Hỏi:

Phụ Mẫu hóa hồi đầu khắc thì có thể sinh Dụng thần hay không?

Hào cách sơn hóa hào, có thể hiểu là Quan hóa hồi đầu sinh hay không?

Quan động Nhật xung là Nhật phá hay là xung tán?

Đáp: Khi Ngọ hỏa nhược bị xung mất thì Phụ Mẫu có thể sinh Huynh Đệ. Nhật xung
Quan có thể là xung động mạnh hơn, ở đây có Phụ Mẫu động cho nên có thể tạo thế
liên tục tương sinh.

Giải thích về Không Vong 2

Ngày Tân Dậu tháng Dần, xem về việc mở cửa hàng, được quẻ Cấn biến Minh Di

Hào Thế tại Dần mộc, đắc lệnh đương quyền, nếu mở cửa hàng trong lúc này, việc
buôn bán sẽ cực kỳ phát đạt. Nhưng hiềm nỗi Nhật thần Thìn khắc hào Thế, Dần
mộc động hóa Dậu kim, hồi đầu khắc Thế, khiến đại tượng sinh ít khắc nhiều. Lại là
quẻ lục xung, lục xung thì không được lâu.

Người xem liền hỏi rằng: “Là người làm không đồng lòng, hay là bởi nguyên do
khác?” Ta bèn đáp rằng: “Quỷ ở bên mình (tức Quỷ trì Thế), nên phòng bệnh
tật, người làm cũng bởi đó mà thay lòng, ắt phải chịu liên lụy.” Về sau, người
này quả nhiên tháng sáu mắc bệnh lỵ, đến tháng tám vẫn chưa khỏi. Người
làm bèn lấy trộm sạch, người này kêu lên quan, nhưng cũng không lấy được
đồng nào. Như vậy chính là được thời vượng tướng thì vô sự, hết thời sẽ chịu
tổn hại.
Sở dĩ ứng nghiệm vào tháng sáu, là vì mộc gặp Mộ ở Mùi; người làm thay lòng đổi
dạ, vì hào Ứng tại Thân kim, đến mùa thu được thời mà xung hào Thế; của cải bị lấy
trộm, vì hào Tài Tý thủy gặp Không Vong.

Tân bình thích: Quẻ này giải thích dễ dẫn tới hiểu lầm, khi mở cửa hàng lấy Tài làm
Dụng thần, nếu lại hỏi thêm cát hung của bản thân, thì mới xem hào Thế. Hiện nay
phát đạt, là vì Nhật thần sinh hào Tài. Nhưng hào Tài gặp Không, bị Huynh Đệ Thìn
thổ phát động khắc chế, Nguyên thần Nguyệt phá, lại là quẻ lục xung, do đó kinh
doanh không được lâu dài. Tài lâm Huyền Vũ mà Không, Huyền Vũ là trộm cắp, cho
nên bị ăn trộm. Hào sơ là người làm thuê, Huynh Đệ là nhóm, lâm Chu Tước động
khắc hào Tài, hóa ra Quan Quỷ, Chu Tước là quan ti (kiện tụng), khẩu thiệt, Quan
Quỷ là quan ti, cho nên là do nhóm người làm thuê trộm cắp tài sản trong cửa hàng
mà phát sinh quan ti khẩu thiệt.

Bị kiết lỵ, là vì Kỵ thần tại hào 3 động mà khắc Thế. Hào 3 là hào vị bụng, Tài là phân
và nước tiểu, Tử Tôn là Nguyên thần của hào Tài, vì vậy là ruột, có kiết lỵ.

Hỏi: Vương lão sư đoán hiện nay kinh doanh phát đạt là bởi vì hào Tài được Nhật
sinh. Hào Tài Không Vong thì còn có thể được sinh hay không? Bởi vì bên dưới có
thuyết minh, Tài Không bị khắc nhập Mộ, bởi vậy mà bị trộm.

Đáp: Tài Không Vong có thể được sinh hay không là một khái niệm cơ bản nhập
môn. Nhật sinh Tài, Nhật là hiện nay, là hiện nay kinh doanh phát đạt. Nhưng Tài
Không nhập Mộ, Mộ biểu thị kết thúc, Không biểu thị không được tài, vì vậy không
thể lâu dài.

Giải thích về Không Vong 3

Ví dụ của Vương lão sư: Ngày Đinh Sửu tháng Dậu, nữ xem bệnh đồng nghiệp, được
quẻ Địa Thiên Thái biến Lôi Trạch Quy Muội
Đoán bệnh đồng nghiệp thì lấy hào Ứng làm Dụng thần, hào Ứng nhập Mộ, tượng
nhập viện, Dụng thần vượng tướng Tuần Không, bệnh gần không sao. Hào 4 Huynh
Đệ Sửu thổ là Mộ khố của Dụng thần, lâm Bạch Hổ động mà hóa ra Phụ Mẫu Ngọ
hỏa, quẻ tại cung Khôn, Khôn chủ dạ dày, hào 4 cũng chủ dạ dày, Bạch Hổ chủ máu,
Phụ Mẫu chủ bệnh viện, là bởi vì xuất huyết dạ dày nhập viện, quẻ chính lục hợp
bệnh gần không nên.

Càng không nên Nguyên thần Huynh Đệ Thìn thổ động mà hóa thoái. Sau này tất
thành bệnh mãn tính, cơ thể dần dần suy yếu. Cừu thần Quan Quỷ Dần mộc lâm
Câu Trần ở hào 2, Dần mộc chủ gan mật, Câu Trần chủ sưng trướng, người đó có
bệnh như gan to, xơ gan hoặc sỏi mật.

Tình hình ứng nghiệm: Đồng nghiệp của cô ấy phải nhập viện vì xuất huyết dạ
dày, sau khi điều trị có chuyển biến tốt đã xuất viện, vào tháng Mão năm Đinh
Sửu, bởi vì gan to mà chết. Ứng năm Sửu, là năm Dụng thần nhập Mộ và
Nguyên thần hóa thoái. Ứng tháng Mão, là vì Dụng thần gặp tháng xung.

Đây cũng là Dụng thần vượng mà liền khỏi bệnh, bệnh gần gặp hợp, gặp tháng
xung mà chết.

Hỏi: Quẻ này cũng là bệnh gần gặp Không, thì khỏi bệnh. Nhưng bởi vì Nguyên thần
hóa thoái, lại quẻ chính lục hợp, sau này tất thành bệnh mãn tính, cơ thể từ từ suy
nhược. Kết quả là ở tháng Mão năm Sửu qua đời vì chứng gan to. Ví dụ của Dã Hạc
tuy không phải là Nguyên thần hóa thoái, lại có Kỵ thần ám động đến khắc, chẳng lẽ
không nghiêm trọng bằng quẻ này ư?

Đáp: Quẻ đó của Dã Hạc cũng hóa lục hợp, kết quả sau đó ra sao thì chúng ta
không được biết, nhưng hóa lục hợp thông thường sẽ xuất hiện vấn đề. Bệnh gần
gặp Không, xung và hợp là vấn đề mâu thuẫn.

Cách Sơn Hóa Hào

Ngày Canh Thân tháng Dần, xem về con trai bị bệnh đậu mùa, được quẻ Phong
Hỏa Gia Nhân biến Ly
Dã Hạc lão nhân phán đoán: Hào Tử Tôn Tị hỏa, tại mùa xuân là đương lệnh, Tử Tôn
là vượng tướng, nên bệnh có thể chữa được. Nhưng sau lại chết vào giờ Dần ngày
Dần, lúc này mới ngộ ra rằng, do Nguyệt kiến tại Dần, Nhật kiến tại Thân, cùng với
hào Tị tạo thành tam hình.

Chỉ có quẻ này ứng nghiệm, vì không bị các hào khác tổn
thương. Còn Tý Mão Thìn Tuất Sửu Mùi, cũng có ứng nghiệm,
đều có tác dụng phụ trợ cho điều hung.

Hỏi: Quẻ này có phải là tượng “Tử Tôn hóa Thê Tài + Thê Tài hóa Quan Quỷ = Tử Tôn
cách Thê Tài biến Quỷ”?
Có phải là người xưa không biết cách chữa trị đậu mùa mà dùng sai phương pháp,
khiến cho đứa con tử vong?
Quẻ này có liên quan đến việc dùng tam hình để luận cát hung hay không?

Đáp: Tam hình chỉ xem một phần thôi, ở quẻ này thì tác dụng của cách sơn hóa hào
là rất lớn. Cái này giống như A = B, B = C, vì thế A có thể trực tiếp bằng C. Tử Tôn
cách Tài hóa Quỷ, Tài lâm Chu Tước, có thể biểu thị bởi vì sốt mà chết, hoặc bởi vì
không thể ăn uống mà chết,…

Vương Hổ Ứng Mạn Đàm


Trong thực tế luận giải quẻ dịch, có rất nhiều vấn đề phát sinh mà chúng ta không
thể kiểm soát hết. Tuy những vấn đề đó nhìn trong rất nhỏ nhưng lại có thể ảnh
hưởng đến cát hung của toàn bộ quẻ. Nhưng nhiều người học dịch lại hay bỏ sót
những thứ cơ bản, hay quan tâm đến những thứ cao hơn mà đâu biết rằng tất cả
những toà cung điện đều được xây bằng những viên gạch thô ráp đầu tiên.
Nếu ví những viên gạch là những kiến thức về lý thì những kiến thức về tượng lại như
xi măng, nếu chỉ có gạch không thì không thể có liên kết chặt chẽ được. Vì lẽ đó mà
lão sư Vương Hổ Ứng đã áp dụng những kiến thức về tượng để phát triển Dự đoán
Lục Hào đến 1 tầm cao mới.

Nguyệt Mộ

Tân bình thích:

Trước nói Tam Mộ là Nhật Mộ, động Mộ và hóa Mộ, Nguyệt Mộ hoàn toàn không
được đưa vào Tam Mộ. Ở đây lại nói Nguyệt Mộ là thế nào?

Người xưa xem Mộ là hung, trên thực tế đó là một nhận thức sai lầm về Mộ khố. Cát
hung chủ yếu xem lực sinh khắc của Nhật Nguyệt hào động đối với Dụng thần ra
sao, Mộ khố chỉ phụ họa cho Dụng thần theo góc độ tượng và phân rõ ý nghĩa phán
đoán mà thôi.

Theo như quẻ đầu tiên, tự xem bệnh, Nguyệt kiến là thổ khắc chế Dụng thần,
Nguyên thần nhập Nguyệt Mộ, Nguyên thần là tư duy và thế giới nội tâm của con
người, Nguyên thần nhập Mộ, chính là tượng không có tinh thần. Dụng thần không
cát, trong quẻ Phụ Mẫu Mão mộc phát động, Mão mộc là Tử địa của Dụng thần, trợ
khởi Huynh Đệ Ngọ hỏa, Nhật xung tạo thành ám động, khắc chế Nguyên thần,
Nguyên thần lại động mà hóa Phá, vì vậy là hung, tháng Dần Cừu thần được trợ,
Nguyên thần bị xung mất, vì vậy mà ứng vào tháng Dần.

Ví dụ: Ngày Quý Mùi tháng Tuất, Dịch hữu Mao tiên sinh ở Giang Tô hỏi tôi, cha vợ
của một người bị tai nạn xe cộ nhập viện, ông ta đoán là cát, ý kiến tôi thế nào? Quẻ
Sơn Trạch Tổn biến Địa Trạch Lâm.

Ví dụ về Nguyệt Mộ
Tôi đáp: Cha vợ người này đã hôn mê bất tỉnh, tháng Hợi tất hung. Kết quả là mất ở
tháng Hợi.

Quẻ này Nhật Nguyệt không khắc Dụng thần, Dụng thần nhập Mộ ở Nguyệt, chính
là tượng hôn mê. Trong quẻ mặc dù được Nguyên thần động mà đến sinh, nhưng
Nguyên thần cũng hưu tù vô lực, động hóa hồi đầu khắc, vô lực sinh Dụng, đến
tháng Hợi Nguyên thần bị hợp không thể sinh Dụng, Dụng thần lâm Tuyệt, tất hung.

Người đời chỉ biết Dụng thần vô khắc, được Nguyên thần động mà đến sinh là cát,
mà không biết Nguyên thần bị thương vô lực sinh Dụng cũng là hung.

Tuy nhiên, phương pháp của Dã Hạc là một quẻ không rõ thì xem thêm quẻ nữa, hợp
các quẻ lại mà quyết, đây cũng là một cách dễ làm. Đáng được đề xướng.

Nguyệt phá

Dã hạc lý luận

Ví dụ: Ngày Bính Thân tháng Tị, xem về bệnh tật, được quẻ Cấu:

Ví dụ Nguyệt phá

Thầy thuốc mang quẻ này đến hỏi ta rằng: “Người nọ mắc bệnh rất hiểm nghèo, nên
tôi bảo người bệnh gieo quẻ xem uống thuốc có chữa được hay không? Quẻ này
Nguyệt kiến Tị hỏa, hào Ứng là Ngọ hỏa sinh hào Thế Mão mộc, chủ về chữa khỏi
được, tại sao uống thuốc đều không có tác dụng?”

Ta bèn đáp rằng: “Ý tứ của quẻ này rất rõ ràng, chẳng qua là anh xem sai. Xem về
thuốc thang cần lấy hào Tử Tôn làm Dụng thần, lấy hào Phụ Mẫu làm Kỵ thần. Quẻ
này Hợi thủy là Tử Tôn, gặp Nguyệt phá mà vô căn, được Nhật thần Thân tương sinh
cũng không sinh khởi được, hào Thế là Phụ Mẫu lại khắc Tử Tôn. Như vậy gọi là Phụ
Mẫu trì Thế, có thuốc thần cũng khó chữa, như vậy uống thuốc làm sao có tác dụng
được? Chẳng phải là quẻ không chính xác, mà do anh suy đoán không đúng mà
thôi”.

Tân bình thích: Luận bàn này của Dã Hạc không đúng, Tử Tôn mặc dù là Nguyệt
phá, sao lại Nhật sinh bất khởi? Đây là dạy người ta “hễ là hào Nguyệt phá thì khỏi
cần xem Nhật, Nguyệt phá thì vô căn, Nhật sinh cũng suy ra là hung”, cái lý này dễ
khiến chúng ta lầm đường lạc lối.

Quẻ này ý nghĩ xem thuốc phát sinh từ thầy thuốc, không phải
từ nội tâm của người bệnh, mặc dù là người bệnh gieo quẻ,
nhưng vẫn coi như thầy thuốc gieo quẻ xem cho người bệnh,
lấy Ứng làm Dụng thần. Dã Hạc bảo người ta xem nhiều quẻ
chính là mời, người thầy thuốc này bảo người ta gieo quẻ chính
là mệnh lệnh, có sự khác biệt về bản chất.

Trong quẻ Ứng là người bệnh, mặc dù được Nguyệt kiến trợ
giúp, nhưng Nguyên thần không ở trong quẻ, không được
Nguyệt sinh, Nhật thần khắc, vô lực sinh Dụng, vì vậy thuốc
không công hiệu. Tử Tôn là thuốc, chính là lục thân khắc Dụng
thần, uống thuốc làm sao có hiệu nghiệm?

Khắc xứ phùng sinh

Dã hạc lý luận là  bị hào này khắc, lại được hào khác sinh, như vậy là khắc xứ phùng
sinh (trong khắc gặp sinh). Dụng thần, Nguyên thần, được khắc ít sinh nhiều là cát
lợi. Còn với Kỵ thần, bị khắc ít sinh nhiều là hung, bởi vậy Kỵ thần nên gặp khắc,
không nên gặp sinh.

Tân bình thích: Lý này của Dã Hạc rất đúng, nếu như sức mạnh của Kỵ thần và
Dụng thần tương đương, không thể phân biệt, thì hãy xem sự suy vượng của Nguyên
thần và Cừu thần ra sao, Nguyên thần vượng thì đoán là cát, Cừu thần vượng thì
đoán là hung.

Ví dụ: Vào ngày Bính Thân tháng Thìn, xem cho em trai bị bệnh đậu mùa, đã đến lúc
nguy kịch, được Ký Tế biến Cách:
Bèn đoán rằng: Nguyệt kiến tại Thìn thổ, tuy khắc Huynh Đệ Hợi thủy, nhưng nhờ
được Nhật thần Thân tương sinh, lại được hào động Thân kim tương sinh, nên tuy
nguy kịch, sau vẫn được cứu. Quả nhiên đến giờ Dậu ngày đó, gặp được danh y cứu
chữa, đến ngày Kỷ Hợi đã khỏi hoàn toàn.

Người đi xa đã tự ải?

Tân bình thích


Ví dụ: Năm Tân Tị có Dịch hữu Trương tiên sinh ở Đường Sơn đến thăm và đưa tôi
xem một quẻ, ngày Canh Thân tháng Mùi, xem em gái bên ngoài bao giờ trở về?
Được quẻ Hỏa Sơn Lữ biến Càn Vi Thiên, bảo tôi phán đoán.

Tôi đoán rằng: Em gái người này sẽ không trở về, sợ rằng đã tự sát ở bên ngoài.

Trương tiên sinh đáp: Hôm trước ngày gieo quẻ, tức là ngày Đinh Mùi, cô gái này đã
nằm đường ray tự sát. Trong quẻ Dụng thần động hóa hồi đầu sinh, tại sao không
trở về được? Làm sao ông biết là tự sát?

Tôi trả lời: Trong quẻ này Dụng thần Huynh Đệ Ngọ hỏa Nguyệt hợp là có khí, lại
động hồi đầu sinh, nhưng hóa ra Nguyên thần nhập Mộ ở Nguyệt kiến, Nhật thần
khắc Tuyệt, vô lực sinh Dụng, trở về là xác chết.
Nguyên thần chính là tư duy và thế giới nội tâm của một cá
nhân, Dụng thần lâm hào 2, hào 2 là trạch (nơi ở), Nguyên thần
không hiện trên quẻ, Mộ ở Nguyệt kiến và hào động Mùi thổ,
Tuyệt ở Nhật, không thể sinh hào 2 Dụng thần, chính là bản
thân cô gái không muốn về nhà. Dụng thần, Nguyên thần hưu
tù, Nguyên thần gặp một trong Tử Mộ Tuyệt, phần lớn là tự sát,
Nguyên thần Tử tại Ngọ hỏa, Mộ tại Mùi thổ, Tuyệt tại Thân
kim, Tử Mộ Tuyệt đều đầy đủ, vì vậy mới dám đoán là tự sát.

Quẻ này rất hay, Nguyên thần Mộ ở hào 5, Dụng thần cũng hợp ở hào 5, hào 5 là
đường đi, hóa ra Thân kim, chính là đường ray, tượng nằm đường ray tự sát rất rõ
ràng. (Trích đoạn từ cuốn sách : Tăng San Bốc Dịch Bình Thích)

Vòng trường sinh – Sinh vượng mộ tuyệt

Cách gọi chính xác phải là 12 trạng thái sinh tử của ngũ hành. Người xưa đã coi 12
cung trường sinh là căn cứ để phán đoán cát hung, trên thực tế đó là một nhận thức
sai lầm. Vai trò của 12 cung trường sinh là dùng để thể hiện “tượng”, việc sử dụng để
xem cát hung chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chỉ có một hai phần trăm mà thôi.

Dã hạc lý luận

Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt,
Thai, Dưỡng, tổng cộng có mười hai trạng thái.

Ta xem thấy ứng nghiệm chỉ có Sinh (Trường Sinh), Vượng (Đế Vượng), Mộ, Tuyệt;
còn lại đều không ứng nghiệm, nên không cần dùng đến.

Tân bình thích

Đây là luận về 12 cung trường sinh, cách gọi chính xác phải là 12 trạng thái sinh tử
của ngũ hành. Người xưa đã coi 12 cung trường sinh là căn cứ để phán đoán cát
hung, trên thực tế đó là một nhận thức sai lầm. Vai trò của 12 cung trường sinh là
dùng để thể hiện “tượng”, việc sử dụng để xem cát hung chỉ chiếm một phần rất nhỏ,
chỉ có một hai phần trăm mà thôi.

Thực ra 12 cung trường sinh đều có ứng nghiệm, trong cuốn “Lục Hào Bảo Điển” tôi
đã trình bày chi tiết về vấn đề này. Nay tôi dẫn lại ví dụ đã từng đưa ra trước đây, để
giúp chúng ta có thể hiểu được chỗ diệu dụng của 12 cung trường sinh.

Ví dụ: Ngày Đinh Dậu tháng Mão, một người Nhật Bản nhờ tôi đoán phong thủy nhà
ở, được quẻ Trạch Lôi Tùy.

Đoán: Lấy hào Tử Tôn làm Dụng thần, Tử Tôn Thân kim không hiện trên quẻ, phục
dưới hào 3 Huynh Đệ Sửu thổ, Dụng thần phục tàng nhập Mộ, chính là tượng nhập
viện nằm giường, trong quẻ hào sơ Phụ Mẫu Tị hỏa lâm Chu Tước ám động khắc
Dụng thần Thân kim, Chu Tước chủ khẩu thiệt, nhất định là phát sinh tranh chấp với
cha mẹ mà mắc bệnh.

Nhưng trong quẻ mộc động sinh hỏa, hỏa động sinh thổ, thổ động sinh kim, hào sơ
ám động liên tục tương sinh, có thể nói “thành dã Tiêu Hà bại dã Tiêu Hà”[1], hào sơ
chủ bàn chân, Phụ Mẫu lại chủ bôn ba, cô gái này nhất định được cha mẹ hết lòng
bôn tẩu tương cứu mà được sống. Tử Tôn Thân kim nhập Mộ ở Sửu, tháng Mùi xung
khai khố lại được sinh phù sẽ xuất viện, tháng Thân phục tàng Thân kim xuất hiện
mà khỏi bệnh.

Quả nhiên cô gái này bởi vì có người yêu, cha mẹ phản đối mà uống thuốc độc tự tử,
may mà cha mẹ phát hiện kịp thời đưa vào bệnh viện cấp cứu mà giữ được mạng
sống, tháng Mùi xuất viện, tháng Thân hồi phục.

Trong ví dụ này Sửu thổ vừa là là Mộ khố, vừa sinh hào kim, Mộ khố là tượng nhập
viện, sinh kim là được bệnh viện cứu, cả hai đều có tác dụng của riêng nó. Tị hỏa vừa
khắc kim vừa Trường Sinh kim, khắc kim là cha mẹ chửi mắng cô ấy, quở trách cô ấy,
Trường Sinh là cha mẹ yêu thương cô ấy, cứu cô ấy, tất cả áo diệu của quẻ nằm ở
chỗ đó.

[1] Thành dã Tiêu Hà bại dã Tiêu Hà: Thành sự tại Tiêu Hà, bại sự cũng tại Tiêu Hà.

Trong dự đoán lục hào, những ví dụ tôi được nghiệm cũng là thổ Trường Sinh ở thân,
như ví dụ trước, Thìn thổ gặp ngày Dậu là Mộc Dục chính là lấy thổ Trường Sinh tại
Thân mà luận, ứng nghiệm ở phòng tắm. Sở dĩ người xưa có hai thuyết, là bởi vì
Thân đóng ở Khôn thổ, Dần đóng ở Cấn thổ, nên mới xuất hiện hai thuyết Trường
Sinh. (Trích đoạn từ cuốn sách : Tăng San Bốc Dịch Bình Thích).

Có nên gieo quẻ nhiều lần?

Có nên gieo quẻ nhiều lần ? Vương Hổ Ứng đại sư cho rằng người trình độ cao thì
không cần gieo quẻ nhiều lần, một quẻ là có thể định đoạt. Bởi vì công lực nông cạn
mà nhìn không ra huyền cơ trong quẻ, thì có thể kết hợp với quẻ xủ lại mà phán
đoán.

Dã hạc lý luận

Có người hỏi: Như xem phòng tai nạn, nếu được Tử Tôn trì Thế tất nhiên là chẳng lo, 
nếu được Quan Quỷ trì Thế tất gặp kinh khủng. Nếu trong quẻ chẳng hiện thì làm
sao mà quyết?

Tôi đáp: Một quẻ không thấy thì xem thêm một quẻ nữa, nếu vẫn không thấy thì
ngày mai xem lại. Người xưa câu nệ không dám xem lại, cho nên hết cách.

Tân bình thích

Người trình độ cao thì không cần xủ quẻ nhiều lần, một quẻ là có thể định đoạt. Bởi
vì công lực nông cạn mà nhìn không ra huyền cơ trong quẻ, thì có thể kết hợp với quẻ
xủ lại mà phán đoán. Tuyệt đối không thể cho rằng Tử Tôn trì Thế tức là không lo,
nếu như hào Thế hưu tù Không Phá thì Tử Tôn trì Thế vẫn có tai họa.

Dã hạc lý luận

Kinh Dịch có nói: “Tam nhân chiêm, thính nhị nhân chi ngôn” (ba người xem thì theo
lời bàn của hai người). Người xưa một việc đã có thể quyết ở ba chỗ, người nay tái
cầu có sao đâu? Tôi bình sinh đến nay được chút thâm sâu đều là nhờ vào sức xem
quẻ nhiều lần. Việc không gấp thì cách nhật xem lại, việc gấp thì nghỉ một chút rồi lại
xem nữa. Chẳng luận sớm muộn, chẳng cần đốt nhang, nửa đêm gà gáy cũng có thể
xem quẻ. Miễn là chỉ xem một việc đó thôi chứ không được xem việc khác. Duy có
người xem quẻ mà trong lòng nghĩ đến hai ba việc, nếu không có lòng thành nhất
niệm thì nhất định chẳng linh nghiệm.

Tân bình thích

Việc dự đoán không ở gieo quẻ nhiều mà là ở trình độ của dự trắc sư như thế nào.
Nếu quái sư được nhờ vả là bọn tầm thường thì hỏi mười người cũng đều sẽ không
ứng nghiệm. Vì vậy “tam nhân chiêm, thính nhị nhân chi ngôn” cũng là sai. Đôi khi
chân lý lại nằm ở trong tay của thiểu số.

Một lần vào năm 2001, Dương tiên sinh ở thành phố Đại Liên đã gọi điện thoại cho
tôi, nhờ tôi phán đoán cát hung cho đứa nhỏ qua quẻ lưu niên của ông ấy. Ngày
Bính Ngọ tháng Dần, gieo được quẻ Lôi Trạch Quy Muội biến Càn Vi Thiên.

Tôi đoán đứa nhỏ chỉ là chức năng phổi không tốt, không có hung tai gì lớn, sẽ bình
an vượt qua năm này. Nhưng Dương tiên sinh trước sau đã hỏi qua ý kiến của hơn
80 cao thủ lục hào có chút tiếng tăm trong nước, họ đều luận là hung, nói rằng năm
đó con gái của ông chắc chắn sẽ chết, sau cùng tôi là người duy nhất dự đoán đúng.

Đây chẳng phải là quẻ không ứng nghiệm mà là do mọi người chưa hiểu sâu được
chỗ vi diệu trong quẻ. Quẻ này Nhật Nguyệt không sinh hào Tử Tôn, trong quẻ lại có
hào Phụ Mẫu lưỡng động tới khắc, người mới học ắt cho là hung, thực ra không phải
vậy.

Tử Tôn Hợi thủy được Nguyệt hợp là hợp vượng có khí, Nhật Nguyệt vốn không khắc
Tử Tôn, Tử Tôn có gốc rễ, trong quẻ tuy có Phụ Mẫu lưỡng động, nhưng có Nguyên
thần động mà tạo thành thế liên tục tương sinh, sao mà có đại hung được? Nếu như
lấy số lượng ý kiến quái sư để định đoạt cát hung thì chắc chắn là tôi đã thất bại rồi.

Đối với người mang trong lòng hai ba việc, họ vẫn có thể xem quẻ. Tôi thường gặp
phải những người đến xem muốn đoán nhiều việc cùng một lúc, có một quẻ mà hỏi
bệnh cho hai ba người, một quẻ mà hỏi đồng thời vợ chồng công việc sức khỏe, dù
vậy nhưng đều có ứng nghiệm. Có điều là một việc xem một quẻ thì tốt hơn, thông
tin phản ánh trên quẻ tập trung hơn, chi tiết hơn. Song nếu muốn một quẻ đoán
nhiều việc thì cần phải có trình độ dự đoán vững vàng, trước đó phải học tốt một quẻ
đoán một việc đã.

Thay lời kết


Vương Hổ Ứng thực sự là một ngôi sao trong diễn đàn lục hào quốc tế, cách luận
quẻ của Vương Lão Sư rất tinh diệu, đáng để các môn đồ Lục Hào Phái học tập
tham khảo…Bản thân Cổ Học khi tiếp cận được các tài liệu của Vương Lão Sư thì rất
là yêu thích. Kính mời mọi người, những anh em cùng niềm đam mê Lục Hào Dự
Đoán tham gia Group Facebook để chúng ta được cùng nhau tiếp tục học tập môn
dự đoán tinh xảo này…

Chân thành cảm ơn tất cả các bạn….!

CỔ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Giới Thiệu
Hệ thống khóa học
Chính sách bảo mật
Tuyển dụng
Liên Hệ

TỬ VI

Các Sao Trong Tử Vi

Các Cung Trong Tử Vi

Các Cách Cục Trong Tử Vi

PHONG THỦY

Phong Thủy Nhà Ở

Phong Thủy Mồ Mả

Ebook

Sitemap

KINH DỊCH

CÁC MÔN HỌC KHÁC


12 Cung Hoàng Đạo

Bói Bài Tarot

Mật Tông

CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK

Cổ Học Phương Đông


2.162 lượt thích

Thích Trang Gửi tin n

Bản quyền 2021 © CoHoc.VN

You might also like