You are on page 1of 2

CHIA SẺ NGHIỆP VỤ

Sửa tờ khai khi tờ khai do sai số lượng


#A Sửa tờ khai sau thông quan được quy định tại Điều 20 Thông tư 38 /2015/TT-BTC
Bộ hồ sơ sửa tờ khai gồm:
- Công văn sửa tờ khai. (File mẫu công văn xin điều chỉnh đơn giá: goo.gl/z80bpa)
- Mẫu số 03/KBS/GSQL - KHAI BỔ SUNG VỀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (File mẫu
03/KBS/GSQL sau thông quan: goo.gl/rlQqG0)
- Tờ khai AMA. (một số chi cục thì hướng dẫn khai AMA khi sai về thuế, nhưng một số chi cục thì
sửa AMA trên hệ thống luôn, nên bạn cứ khai AMA và nộp luôn)
- Tờ khai hải quan bản gốc (nếu có dấu thanh lý trên tờ khai - một số chi cục đã bỏ dấu thanh lý thì
dùng dấu công ty sao y lên tờ khai)
- Bill đã xuất hàng.
- Chứng từ thể hiện nguyên nhân dẫn tới sự sai sót trong khai báo.
***Lưu ý: Sửa tờ khai sau thời gian 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan
quyết định kiểm tra sau thông quan => Bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định
45/2016/NĐ-CP hoặc Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP
#B Sửa tờ khai chưa thông quan được quy định tại Điều 20 Thông tư 38 /2015/TT-BTC
- Trường hợp 1: Nếu tờ khai chưa thông quan và chưa đi mở tờ khai (tức hải quan chưa thực hiện
việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan): sửa tờ khai bình thường, truyền sửa trên phần mềm khai
báo và mở tờ khai theo tờ khai đã sửa cuối cùng. Không bị phạt vi phạm gì cả.
- Trường hợp 2: Nếu tờ khai chưa thông quan nhưng đã đi mở tờ khai và phát hiện sai sót ảnh
hưởng tới thuế: Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 38 /2015/TT-BTC: bạn sẽ bị phạt vi phạm hành
chính, sau đó tiến hành sửa tờ khai như trên. Mức phạt cho TH2, theo Điều 8, 45/2016/NĐ-CP: mức
phạt sẽ phụ thuộc vào việc bạn tự phát hiện ra sai sót hay Hải quan kiểm tra phát hiện ra mà có
mức phạt khác nhau:
+ Mức 1: Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu khi người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ
khai thuế sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông
quan hàng hóa.
+ Mức 2: "Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu trường hợp cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình
làm thủ tục hải quan.
***Lưu ý:Những điều ở mục #B là cho hàng nhập theo loại hình kinh doanh và trường hợp vi phạm
không cố ý (không có tính chất gian lận, trốn thuế). Nếu nhập theo loại hình khác và có hành vi trốn
thuế thì sẽ bị phạt theo mức khác.
#C Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 38 /2015/TT-BTC ta chia hình thức sửa tờ khai thành 3 mốc thời
gian. và việc có bị xử phạt vi phạm hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn sửa tờ khai khi nào và bạn
có thuộc diện được loại trừ phạt vi phạm hay không.
Mốc thời gian sửa tờ khai:
- Mốc 1: Sau khi truyền tờ khai hải quan điện tử nhưng trước khi đi mở tờ khai
Sửa tờ khai trong mốc trên thì không bị phạt vi phạm. Nhưng khai bổ sung hồ sơ hải quan sau sau
thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan bạn sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính.
=> DN sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 45/2016/NĐ-CP hoặc Điều 7 Nghị định
127/2013/NĐ-CP.
- Mốc 2: Sửa tờ khai trong thời gian 60 ngày sau thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan
quyết định kiểm tra sau thông quan.
=> Khi đó việc sửa tờ khai sẽ không bị phạt vi phạm hành chính, dù việc khai sai có ảnh hưởng tới
số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.
- Mốc 3: Sửa tờ khai sau thời gian 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan
quyết định kiểm tra sau thông quan.
=> DN sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 45/2016/NĐ-CP hoặc Điều 7 Nghị định
127/2013/NĐ-CP.
Trường hợp được loại trừ phạt vi phạm: (Điều 7 Nghị định 45/2016/NĐ-CP)
Nếu DN sửa tờ khai thuộc khoảng thời gian trong mốc 1 và mốc 3 nhưng thuộc những trường hợp
sau thì được miễn phạt vi phạm:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về sửa tờ khai nhưng số tiền thuế chênh lệch không
quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với
trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định
tại Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá
không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá
10.000.000 đồng.
- Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất, mức thuế lần
đầu. Việc khai sai mã số, thuế suất được coi là lần đầu khi đáp ứng các điều kiện:
+ Cá nhân, tổ chức chưa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó;
+ Chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định mã số, thuế suất hàng hóa đó hoặc đã hướng
dẫn nhưng chưa đúng.
Mức phạt hành chính sẽ căn cứ vào 2 yếu tố chính là:
- Loại hình khai báo hải quan (ví dụ: Loại hình kinh doanh, sản xuất xuất khẩu, gia công, tạm nhập
tái xuất… sẽ có mức phạt khác nhau)
Ví dụ:
“Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực
tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện
trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với
thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp
luật.”
- Căn cứ vào việc sửa tờ khai có ảnh hưởng tới số tiền thuế phải nộp hay không: Nếu không ảnh
hưởng tới thuế thì áp dụng phạt theo Điều 7. Nếu hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải
nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn; gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8
hoặc Điều 13 Nghị định 45 hoặc 127.
***Lưu ý:
Các ACE lưu ý là Nghị định 45 được ban hành sau để sửa đổi và bổ sung một số Điều của Nghị
định số 127 vì vậy bạn phải tham khảo Nghị định 45 trước, nếu trong Nghị định 45 không có thì mới
tham khảo nghị định 127.
File dính kèm
- Nghị định 45/2016/NĐ-CP: goo.gl/hyNwJL
- Nghị định 127/2013/NĐ-CP: goo.gl/FUbV4S

You might also like