You are on page 1of 12

1.

1 Khái niệm chung về đo lường


Có nhiều các khái niệm khác nhau về đo lường dựa trên các quan
điểm tiếp cận khác nhau Error! Reference source not found.Error!
Reference source not found.Error! Reference source not found., tuy
nhiên khái niệm về đo lường được phát biểu dựa trên phương diện kỹ
thuật như sau:
“Đo lường là quá trình đánh giá định lượng đại lượng vật lý cần
đo bằng các thiết bị kỹ thuật để có kết quả bằng số so với đơn vị đo
(hoặc mẫu đo) với một độ chính xác nào đó”
Đo lường gồm hai công đoạn cơ bản đó là “đo” và “lường”, công
đoạn đo được hiểu là xác định định lượng hay giá trị đo còn công đoạn
lường là xác định xem kết quả đo đó có mức độ tin cậy là bao nhiêu hay
là xác định sai số (độ chính xác). Kết quả cuối cùng của quá trình đo
lường là kết quả đo với mức độ chính xác của kết quả đo đó. Công thức
cơ bản của quá trình đo được mô tả như sau:
x
N = (0.1)
x0
trong đó: x là độ lớn của đại lượng đo, x 0 là đại lượng mẫu, N là kết
quả đo (con số cụ thể). Từ công thức (0.1) ta có thể biểu diễn lại độ lớn
của đại lượng đo thông qua kết quả đo và đại lượng mẫu như sau:
x = Nx 0 (0.2)
Từ công thức (0.2) ta thấy rằng, quá trình đo lường là quá trình so
sánh để xác định xem đại lượng đo x lớn gấp bao nhiêu lần (N lần) đại
lượng mẫu x 0 , x 0 có thể là đơn vị đo, chuẩn hoặc mẫu đã biết trước độ
lớn. Khi (0.2) còn có thêm mức độ chính xác về N thì (0.2) được gọi là
kết quả của quá trình đo lường đại lượng đo x .
Kết quả đo lường là thông tin được dùng cho các mục đích kiểm
tra, đánh giá chất lượng và điều khiển các hành vi của hệ thống (các ứng
dụng kỹ thuật) hoặc để hiểu biết hơn về hệ (như trong các nghiên cứu
khoa học v.v)
Ví dụ Error! No text of specified style in document..1 Khi đo dòng điện
chạy qua một động cơ một chiều đang mang tải, đọc kết quả đo bằng thiết
bị đo dòng ta có I m = 25.3A , ở đây con số N = 23.5 được xác định bằng
thiết bị đo, sau khi đánh giá sai số của phép đo ta có kết quả đo lường là

1
I m = 25.3A ± 0.05A , giá trị này cho biết kết quả đo và mức độ chính xác của

kết quả đo, ở chương 3 sẽ trình bày cách đánh giá sai số của phép đo.

1.2 Quá trình đo lường


Để minh họa quá trình đo lường, ta xét một ví dụ đo nhiệt độ đơn
giản bằng nhiệt kế thủy ngân trong Hình Error! No text of specified style in
document.-1.

Thành lập kết quả đo


t = 250C Thao tác so sánh chiều cao Nhiệt độ cần
cột thủy ngân với thang chia đo
vạch

Chiều cao
Người đo cột thủy
ngân

Thang chia vạch


(thể hiện mẫu đo)

Đánh giá độ Kết quả đo lường


chính xác t = 250C ± 0.010C

Hình Error! No text of specified style in document.-1 Minh họa quá trình đo nhiệt độ
bằng nhiệt kế thủy ngân

• Biến đổi đại lượng đo thành tín hiệu đo


• So sánh với mẫu đo (đơn vị đo)
• Chuyển đơn vị, mã hóa để thành lập kết quả đo
• Đánh giá sai số của kết quả đo hay độ chính xác của phép
đo
Mẫu đo (đơn vị đo) là giá trị định lượng được xác định từ trước,
giá trị này phải được chuyển về dạng cùng thứ nguyên với tín hiệu đo để
thực hiện quá trình so sánh.. Nếu mẫu đo không cùng thứ nguyên với
đại lượng đo, thì người ta căn cứ vào quan hệ giữa tín hiệu đo và đại
lượng đo để thực hiện phép chuyển đơn vị đo, như ví dụ trên ta thấy
1mm tương ứng với 10C và 50mm tương ứng với 100 0C . Thông
thường người ta sẽ khắc vạch chia theo đơn vị đo của đại lượng đo để
thuận tiện cho quá trình đo, chính vì vậy nhiệt kế khắc vạch theo nhiệt
độ dọc theo chiều cao của cột thủy ngân.

2
1.3 Thiết bị đo
Thiết bị đo là các thiết bị kỹ thuật có nhiệm vụ biến đổi đại lượng
đo (tín hiệu đo) thành dạng tiện lợi cho người đo nhằm thực hiện việc
thành lập kết quả đo. Hay nói cách khác, thiết bị đo là các thiết bị kỹ
thuật phục vụ cho quá trình đo lường.

Mẫu đo
Đại lượng
chỉ thị M
Đại lượng
Quá vật lý cần tín hiệu
trình đo đo Kết quả đo
Cảm
sản N
xuất x biến
z
So sánh, thành lập kết quả đo
Chỉ thị Gia công kết quả đo
Đánh giá sai số

Thiết bị đo

Hình Error! No text of specified style in document.-2 Mô hình cơ bản của thiết bị đo

Một cách tổng quát, quá trình vật lý có các đại lượng vật lý cần đo
(đại lượng đo). Đại lượng đo này thể hiện qua biến vật lý x (ví dụ như
khối lượng được thể hiện qua lực mà nó tạo ra thông qua lực hấp dẫn).
Bảng Error! No text of specified style in document.-1 Bảng một số biến đo và tín hiệu
đo phổ biến

Các biến đo Tín hiệu đo


• Lực • Điện áp
• Chiều dài • Khoảng cách
• Nhiệt độ • Dòng điện
• Gia tốc • Lực
• Vận tốc • Áp suất
• Áp suất • Ánh sáng
• Tần số • Tần số
• Điện dung
• Điện trở
• Thời gian
• ...
Cảm biến để hoạt động được thì chúng cần có năng lượng. Phụ
thuộc vào cách thức cảm biến lấy năng lượng ở đâu thì được chia thành
cảm biến chủ động và cảm biến thụ động

� Cảm biến thụ động: cảm biến lấy một phần năng lượng của
biến đo (đại lượng đo) để chuyển thành tín hiệu đo. Ví dụ
như khi đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện thì nhiệt độ được
chuyển trực tiếp thành tín hiệu đo là sức điện động, hoặc
khi đo dòng điện bằng ampe kế từ điện thì dòng điện cần đo

3
tương tác với nam châm vĩnh cửu tạo ra lực làm quay kim
chỉ thị v.v.
� Cảm biến chủ động: là cảm biến mà năng lượng để tạo ra
tín hiệu đo được lấy từ nguồn ngoài đưa vào. Ví dụ như
cảm biến đo khoảng cách sử dụng sóng rada v.v
Đại lượng chỉ thị M là dạng thuận tiện cho người đo có thể dễ dàng
quan sát nhận biết được độ lớn, đại lượng chỉ thị có thể là một trong các
dạng sau:
• Góc quay
• Con số
• Đường cong theo thời gian
• Đèn báo, còi v.v
Mạch chỉ thị gồm cơ cấu chỉ thị cơ điện và cơ cấu chỉ thị số. Cơ
cấu chỉ thị cơ điện sử dụng nguyên lý của điện từ trường để tạo ra lực
hoặc mô men nhằm thay đổi đại lượng chỉ thị là góc quay, mô men
quay. Cơ cấu chỉ thị số sử dụng các nguyên lý về biến đổi dựa trên kỹ
thuật số để thay đổi việc hiển thị các con số. Mô hình của thiết bị đo sử
dụng kỹ thuật số như sau:
Chỉ thị

tín hiệu tín hiệu


đại lượng tín hiệu
vật lý cần đo tương đo tương
đo số
tự tự Máy tính
Quá đo
trình Cảm Khuếch Chuyển
sản
xuất x biến
z
đại đổi AD

Bộ nhớ

Đầu ra
Hình Error! No text of specified style in document.-3 Mô hình thiết bị đo sử dụng
khuếch đại, chuyển đổi tương tự -số và máy tính

Tín hiệu đo tương tự ở đầu ra của cảm biến được đưa tới mạch
khuếch đại để phối hợp về mức cũng như công suất của tín hiệu, đây
chính là tín hiệu tương tự (tín hiệu analog, sự thay đổi độ lớn của tín
hiệu giống như sự thay đổi độ lớn của tín hiệu đo, chính vì vậy người ta
gọi là tín hiệu tương tự), sau đó tín hiệu đo tương tự được đưa tới bộ
chuyển đổi AD (tương tự - số, analog to digital converter) để chuyển
thành tín hiệu số (digital signal, độ lớn của tín hiệu đo tại các thời điểm
được biểu diễn dưới dạng số nhị phân), tín hiệu số này được đưa tới

4
máy tính để thực hiện hiển thị kết quả đo, lưu trữ, tính toán và có thể
được đưa tới các hệ thống khác.
Các modul đầu ra cắm 
thêm
Tín hiệu 
Bộ nhớ Chương trình analog

Tín hiệu số 
RS232, 485
nối tiếp
BUS Tín hiệu số song song
Cảm KD ADC Vi xử lý
biến Các modul cho đầu ra 

x là tín hiệu số chuẩn 
truyền thông công 
nghiệp: HART, FIELD 
BUS, DeviceNET, CAN, 
Ethernet v.v
Bàn phím giao tiếp
Hiển thị tại chỗ

y Các đầu ra chọn lựa
theo yêu cầu

Hình Error! No text of specified style in document.-4 Cấu trúc của thiết bị đo hiện đại

+ KD là mạch khuếch đại, làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện ở
đầu ra cảm biến, phối hợp công suất và trở kháng với bộ biến đổi AD
đằng sau.
+ ADC là mạch chuyển đổi từ tín hiệu đo tương tự nhận được từ
mạch khuếch đại để chuyển thành tín hiệu số
+ Tín hiệu số nhận được từ ADC sẽ được vi xử lý gia công như bù
sai số, tuyến tính hóa, thống kê v.v bằng chương trình nạp ở bộ nhớ,
chương trình này được nhà sản xuất cài đặt vào. Vi xử lý sau khi xử lý
xong, tín hiệu đo được chuyển tới hiển thị tại chỗ và đồng thời đưa lên
Bus dữ liệu.

Hình Error! No text of specified style in document.-5 Ví dụ về thiết bị đo áp suất và


nhiệt độ hiện đại trong công nghiệp

Vì thiết bị đo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đo lường,
chính vì vậy trong giáo trình này sẽ dành hẳn chương 2 để trình bày kỹ
lưỡng về thiết bị đo bao gồm: phân loại, mô hình và các đặc tính vận
hành của thiết bị đo.

5
1.4 Điều kiện đo, phương pháp đo và phép đo
Điều kiện đo là các yêu cầu về môi trường nơi tiến hành phép đo và
yêu cầu về các thiết bị đo. Điều kiện đo bao gồm điều kiện trong và điều
kiện ngoài.

� Điều kiện trong: là các điều kiện về mặt kỹ thuật được quy
định cho thiết bị đo.
� Điều kiện ngoài: là các điều kiện quy định về môi trường
nơi tiến hành quá trình đo như nhiệt độ, độ ẩm, sự ảnh
hưởng qua lại của các yếu tố điện từ trường lên thiết bị đo
cũng như đại lượng cần đo.

Phương pháp đo là phương thức, thủ thuật kỹ thuật để tiến hành đo


một đại lượng vật lý cần đo. Phân loại phương pháp đo dựa vào các tiêu
chí sau:

1. Dựa vào quan hệ giữa đại lượng vật lý cần đo và đại lượng đo ta
có:
• Phương pháp đo trực tiếp: là phương pháp sử dụng thiết bị
đo để đo trực tiếp đại lượng cần đo, kết quả đo có cùng thứ
nguyên với đại lượng cần đo nhận được trực tiếp từ thiết bị
đo. Phương pháp đo trực tiếp được tiến hành khi đại lượng
đo có thiết bị để đo được trực tiếp, ví dụ như đo dòng điện
bằng Ampe kế.
• Phương pháp đo gián tiếp: là phương pháp sử dụng các
thiết bị đo để đo một số các đại lượng đo khác, đại lượng
cần đo được tính toán thông qua kết quả đo của các đại
lượng đo khác thứ nguyên với đại lượng cần đo thông qua
một quan hệ vật lý. Ví dụ như khi cần đo điện trở ta có thể
đo điện áp rơi trên điện trở cần đo, dòng điện chạy qua điện
trở, sau đó tính ra điện trở cần đo thông qua định luật Ôm.
• Phương pháp đo thống kê: là phương pháp tiến hành đo
một đại lượng nào đó bằng cách đo lặp lại nhiều lần trong
cùng một điều kiện đo, cùng một thiết bị đo để thu được
một tập các kết quả đo. Từ tập kết quả đo này bằng cách sử
dụng toán học thống kê để xác định kết quả đo và sai số của
phép đo. Phương pháp đo thống kê được áp dụng cho các

6
trường hợp đại lượng đo chịu ảnh hưởng của các đại lượng
ngẫu nhiên làm thay đổi kết quả đo.
• Ngoài ra còn có một số phương pháp đo khác như phương
pháp đo hợp bộ, phương pháp đo trùng phùng v.v.

2. Dựa vào quan hệ giữa giá trị chỉ thị trên thiết bị đo và đại lượng
đo ta có phương pháp đo tuyệt đối và phương pháp đo so sánh
• Phương pháp đo tuyệt đối: giá trị được chỉ thị trên thiết bị
đo là giá trị đo được, phương pháp đo này đơn giản, ít
nhầm lẫn nhưng do được biến đổi qua nhiều đại lượng
trung gian nên độ chính xác kém.
• Phương pháp đo so sánh: giá trị được chỉ thị trên thiết bị đo
là sai lệch giữa giá trị đo và giá trị mẫu chuẩn được đưa
vào. Kết quả đo là tổng của giá trị chỉ thị và giá trị mẫu
chuẩn
Phép đo là cách thức đo một đại lượng đo cụ thể nào đó bao gồm
phương pháp đo như thế nào, lựa chọn thiết bị đo nào, đo trong điều
kiện đo như thế nào. Khi lựa chọn thiết bị đo khác nhau, tiến hành đo
trong những điều kiện khác nhau thì kết quả đo nhận được cũng sẽ khác
nhau. Do vậy việc chọn lựa thiết bị đo, phương pháp đo phù hợp khi đo
rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết quả đo.

1.5 Sai số của phép đo


Trong đo lường, người ta luôn mong muốn kết quả đo nhận được
phải chính xác, mức độ chính xác của phép đo được hiểu là mức độ gần
nhau giữa kết quả đo nhận được sau khi tiến hành phép đo với giá trị
đúng của đại lượng đo. Độ chính xác được thể hiện thông qua sai số của
phép đo. Sai số của phép đo được định nghĩa là sai lệch giữa kết quả đo
được và giá trị thực của đại lượng đo. Bất cứ phép đo nào cũng có sai
số, hay nói cách khác xác suất để phép đo không mắc phải sai số là gần
như bằng 0. Sai số của phép đo được biểu diễn thông qua giá trị tuyệt
đối hoặc tính bằng phần trăm.
Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, ta có sai số tuyệt đối của phép đo:
∆x = x − x r (0.3
trong đó: x là kết quả đo được, xr là giá trị đúng của đại lượng đo. Sai
số tuyệt đối chưa đủ nói lên độ chính xác của phép đo, do vậy người ta
thường dùng khái niệm sai số tương đối của phép đo.

7
Nếu tính theo phần trăm, ta có sai số tương đối của phép đo:
∆x
β% = 100% (0.4)
xr
Thông thường ta không thể biết được xr , cho nên người ta thường dùng
khái niệm sai số tương đối quy đổi của phép đo:
∆x
100%
β% ≈ (0.5)
x
Sai số tương đối càng nhỏ, có nghĩa là kết quả đo càng gần với giá trị
đúng của đại lượng đo, hay nói cách khác phép đo có độ chính xác càng
cao.
Sai số cuả phép đo chịu ảnh hưởng của điều kiện đo, thiết bị đo,
phương pháp đo và thao tác thành lập kết quả đo của người đo, sai số
của phép đo có nhiều loại và nguyên nhân gây ra rất khác nhau. Theo
đánh giá chung Error! Reference source not found., sai số của phép
đo (∆x , β% ) có thể chia thành 03 nhóm bao gồm các sai số thô, sai số hệ
thống và sai số ngẫu nhiên

• Sai số thô
Sai số thô còn gọi là các sai số chủ quan, vì sai số này thường phát
sinh do sự không cẩn thận của người đo hoặc do người đo chưa có kinh
nghiệm. Các sai số thuộc nhóm này có thể là sai số phát sinh khi đọc
không đúng kết quả đo (do không tính đúng giá trị độ chia của thang đo
hoặc sử dụng sai thang đo đối với thiết bị đo có nhiều thang đo v.v).
Thuộc loại này còn có sai số do thị sai và do sai số không tính được do
biến thiên của kim như mô tả trong Hình Error! No text of specified style in
document.-6 (đối với đại lượng chỉ thị là góc quay) hoặc sự nhấp nháy
của con số(đối với chỉ thị là con số).

Hướng quan sát sai Hướng quan sát đúng

∆x

Hình Error! No text of specified style in document.-6 Ví dụ sai số do thị sai và do hiện
tượng biến thiên đại lượng chỉ thị

• Sai số hệ thống

8
Sai số hệ thống bao gồm sai số của thiết bị đo, sai số của bản thân
phương pháp đo, các sai số do bỏ qua các lượng nhỏ và các sai số do
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Sai số hệ thống có nguyên nhân từ
các đặc tính vận hành (độ phân giải, trôi điểm không, lệch độ nhạy, điều
kiện sử dụng khác điều kiện quy định của nhà sản xuất) và tính phi
tuyến của thiết bị đo.

� Sai số hệ thống của thiết bị đo: các sai số này được chia thành
03 nhóm gồm sai số cộng được, các sai số tỷ lệ và các sai số độ
chia của thang đo (khái niệm về thang đo được nói tới ở
chương 2).

Sai số cộng được chính là độ trôi điểm không trong các thiết bị
đo, có nghĩa là khi đại lượng đo bằng không thì đại lượng chỉ
thị vẫn khác không, trước khi đo ta sẽ hiệu chỉnh đại lượng chỉ
thị về 0, nếu không chỉnh được về 0 thì có hiệu chỉnh sai số
này bằng cách cộng vào kết quả đo một lượng bằng đúng sai
lệch khi đại lượng đo bằng 0.

Sai số tỷ lệ là sai số phát sinh do sai lệch các hệ số thực so với


các hệ số danh định của các phần tử trong thiết bị đo. Ví dụ
như sai số phát sinh do các sai lệch so với trị số danh định của
các điện trở phụ và các điện trở Shunt trong các cơ cấu chỉ thị.

Sai số độ chia của thang đo là sai số do cách chia độ trên


thang đo không chính xác. Ví dụ như trong các cơ cấu chỉ thị
điện từ có thang đo không đều hoặc trong các thiết bị đo so
sánh mã hóa kiểu bước.

� Sai số hệ thống của phương pháp đo là sai số gây ra do chính


nguyên lý của phương pháp đo. Ví dụ như khi đo điện áp nguồn
bằng vol kế, vì điện trở của nguồn điện áp cần đo là khác 0 cho
nên giá trị điện áp đo được không bằng sức điện động của nguồn
mà bằng điện áp tại hai điểm mắc vol kế, hay nói cách khác điện
áp đo được chính bằng sụt áp trên vol kế. + Khi không mắc vol
kế, điện áp U AB là:
U AB = EN (0.6)
A
+ Khi mắc vol kế, giả thiết vol kế là
chính xác, điện áp đo được là:
RN

EN 9RV
B

Vol kế
E N RV
U AB ' = (0.7)
RN + RV

Hình Error! No text of specified style in document.-7 Ví dụ đo điện áp bằng Vol


kế

Nếu RN = 0 , thì U AB ' = E N RV / RV = EN = U AB , tuy nhiên RN ≠ 0


do vậy U AB ' < U AB , và sai khác giữa U AB ' và U AB chính là sai số
hệ thống của phương pháp đo này.
Nếu ta tăng RV rất lớn so với RN thì
U AB ' ≈ E N RV / RV = EN = U AB , do vậy sai số sẽ giảm đi.

� Sai số do bỏ qua các đại lượng nhỏ. Sai số Ampe kế

này rất giống với sai số hệ thống của phương


pháp đo hay của thiết bị đo, điểm khác biệt cơ UN V L
bản là ở chỗ không thể xác định được những
sai số này trong khi đo hoặc sau khi đo, vì
nguyên nhân là không thể tính được các thông
số của các yếu tố là nguyên nhân phát sinh sai số.
Dòng điện đo được tính theo công thức:

UN
I = (0.8)
2π fL

Với giả thiết tần số f không đổi trong khi đo và đã biết trước.
Nếu trong khi đo mà f thay đổi một lượng nhỏ thì dòng điện đo
được sẽ mắc phải sai số, sai số này được coi như sai số do bỏ qua
các đại lượng nhỏ

� Sai số do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài là sai số gây ra
do sự ảnh hưởng của các biến đổi khí hậu như nhiệt độ, áp xuất
và độ ẩm không khí. Các yếu tố bên ngoài còn có trường điện từ
bên ngoài ảnh hưởng làm sai lệch kết quả đo, ngoài ra sự không
ổn định về nguồn nuôi cho các thiết bị đo cũng có thể gây ra sai
số.
• Sai số ngẫu nhiên

10
Sai số ngẫu nhiên là các sai số mà trị số và dấu của nó không thể
chỉ ra trước được trong điều kiện hiện tại của khoa học. Các sai số ngẫu
nhiên có thể phát sinh do người đo không có khả năng xác định kết quả
đo với độ chính xác bất kỳ (ví dụ như đánh giá khoảng cách giữa vị trí
của kim với độ chia của thang đo). Sai số ngẫu nhiên thường phát sinh
dưới dạng phân tán các kết quả đo của thiết bị đo.

1.6 Hệ thống đơn vị chuẩn quốc tế -SI


Hệ thống đơn vị chuẩn quốc tế (Standard International) được
thành lập vào năm 1960. Đây là một nỗ lực để giải quyết vấn đề có rất
nhiều hệ đơn vị riêng của các nước trên thế giới, vấn đề này đã gây khó
khăn cho việc sử dụng, chuyển đổi giữa các hệ đơn vị giữa các nước.

1.6.1 Các đơn vị cơ sở của SI


Các đơn vị cơ sở của SI dưới đây được thiết lập theo hệ mét, trên
thế giới có nhiều hệ đơn vị tuân theo các hệ khác nhau, chúng ta có thể
tham khảo thêm ở các tài liệu Error! Reference source not
found.Error! Reference source not found..

1.6.2 Các đơn vị đo dẫn xuất


Các đơn vị dẫn xuất là các đơn vị được suy ra từ các đơn vị cơ sở.
Theo Error! Reference source not found., ta có hình vẽ mô tả việc
thiết lập các đơn vị dẫn xuất cho các đại lượng vật lý khác nhau.
Trên Error! Reference source not found. , cột bên trái
(màu xám) là các đơn vị cơ sở, cột ở giữa (màu trắng) là các đơn vị thứ
cấp được định nghĩa thông qua đơn vị chiều dài, cột cuối cùng là các
đơn vị dẫn xuất. Nhìn vào hình vẽ ta thấy rằng, từ đơn vị chiều dài mét
ta có các định nghĩa về mét vuông [m 2 ] , mét khối [m 3 ] , vận tốc [m / s ] và
gia tốc [m / s 2 ] , đây chính là các đại lượng góp phần dẫn xuất ra các đơn
vị khác, chính như vậy người ta nói rằng hệ đơn vị cơ sở SI là được định
nghĩa theo hệ mét.

1.7 Câu hỏi ôn tập


1. Hãy cho biết bản chất của đo lường, quá trình đo lường
2. Quá trình đo lường là gì?
3. Hãy cho biết các khái niệm về phương pháp đo, có những loại phương
pháp đo nào, các điểm khác biệt giữa các phương pháp đo đó.

11
4. Thiết bị đo là gì? Đầu ra của thiết bị đo là gì? Tín hiệu đo khác với đại
lượng chỉ thị như thế nào?
5. Khái niệm về thiết bị đo tương tự, thiết bị đo số, đầu ra của thiết bị đo
tương tự và thiết bị đo số là gì?
6. Thao tác thành lập kết quả đo là gì?
7. Khác nhau giữa thiết bị đo biến đổi thẳng và thiết bị đo so sánh
8. Hãy giải thích tại sao thiết bị đo so sánh thường có độ chính xác cao
hơn thiết bị đo biến đổi thẳng
9. Sai số của thiết bị đo được đánh giá qua các đại lượng gì? cấp chính
xác của thiết bị đo là gì? nêu ý nghĩa của chúng.
10. Sai số của phép đo là gì? có những loại sai số nào, nguyên nhân gây ra
các loại sai số đó.
11. Điều kiện đo là gì?
12. Phương pháp đo là gì? Phép đo là gì? Sự khác nhau giữa phương pháp
đo và phép đo?
13. Ý nghĩa của hệ đơn vị SI quốc tế, có bao nhiêu đơn vị cơ bản, tại sao hệ
đơn vị quốc tế được gọi hệ mét?
14. Các đơn vị dẫn xuất của hệ đơn vị SI là gì?

12

You might also like