You are on page 1of 132

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---=***=---

NGUYỄN VIỆT HOÀ

TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH


TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
(Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học)

Hà Nội - 2009

Comparison Idioms 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---=***=---

NGUYỄN VIỆT HOÀ

TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH


TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Đức Nghiệu

Hà Nội - 2009

Comparison Idioms 2
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu 8
5. Bố cục luận văn 13
Chương 1. Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh 14
1.1. Con đường hình thành thành ngữ 14
1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh. 15
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt. 16
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh 17
1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận 22
1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 22
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 26
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép 26
1.3.4. Một số trường hợp trung gian 27
1.4. Phân loại thành ngữ. 29
1.5. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt 31
1.6. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Anh 34
Tiểu kết 36
Chương 2. Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của
38
thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
2.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Việt 38
2.1.1. Vế A 40
2.1.2. Từ so sánh 43
2.1.3. Vế B 44
2.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Anh 48
2.2.1. Vế A 52

Comparison Idioms 3
2.2.2. Từ so sánh 55
2.2.3. Vế B 55
Tiểu kết 57
Chương 3. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so
61
sánh Việt - Anh
3.1. Một số tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở thành
61
ngữ so sánh Việt – Anh
3.1.1. Quan niệm về hình ảnh và biểu trưng 61
3.2. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và
63
tiếng Anh
3.2.1. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh và biểu trưng 64
3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng khác
68
hình ảnh
3.2.3. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh nhưng khác
68
biểu trưng
3.2.4. Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương
70
đương
3.2.5. Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương
70
đương
3.3. Các vấn đề đằng sau thành ngữ so sánh 71
3.3.1. Phân loại các hình ảnh đại diện trong vế B theo chủ đề 71
3.3.2. Nhận xét 72
Tiểu kết 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC

Comparison Idioms 4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trước một thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng, loài người
đã thực hiện các thao tác so sánh, để đánh giá và mô tả một cách cụ thể môi
trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình đó, họ đã tìm ra nhiều phương thức khác nhau để thể hiện các
mức độ so sánh. Một trong những sản phẩm ngôn ngữ của phương thức đó là
thành ngữ so sánh. Thành ngữ (idioms) là loại đơn vị từ vựng tồn tại trong mọi
ngôn ngữ. Muốn nghiên cứu thành ngữ và thành ngữ so sánh, chúng tôi thấy
cần thiết phải làm rõ nội hàm khái niệm thành ngữ, bởi trên thế giới, đang tồn
tại những cách hiểu khác nhau về tên gọi này.
Thuật ngữ thành ngữ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất: là loại đơn vị có
tính chất đặc trưng, riêng biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ, mà cụ thể là trong
hệ thống từ vựng chung của một dân tộc, một đất nước, hay thậm chí là một
vùng. Nội dung thứ hai, xét về mặt cú pháp, thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa
của nó không chỉ là “phép cộng” đơn giản nghĩa các từ thành viên lại với nhau.
Điều này thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng từ, nhưng khi ghép
chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ
give way (đưa cho /đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại
này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình diện chung của
cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ
một thứ gì đó.
Ngoài những chức năng cơ bản giống từ, thành ngữ còn là loại đơn vị có
khả năng chứa đựng nhiều hơn từ những giá trị ngôn ngữ - văn hóa, mặc dù
kích thước vật chất của nó không lớn. V. M Mokienko đã nói: “Đơn vị thành
ngữ, cùng với các từ vị của mình, chính là nguồn ngữ liệu chủ yếu cho tri thức
nền của một dân tộc và còn có khả năng tích lũy thông tin ngoài ngôn ngữ”.

Comparison Idioms 5
Điều này có thể lý giải được dựa trên nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ: con
người chỉ dùng một số lượng hữu hạn các kí hiệu ngôn ngữ, nhưng luôn muốn
thể hiện được nhiều thông tin về thế giới vật chất và tinh thần vô hạn, nơi mà
họ đang tồn tại ở đó. Nghiên cứu thành ngữ ở bất cứ góc độ nào cũng sẽ giúp
cho những người quan tâm hiểu thêm về loại đơn vị từ vựng rất thú vị này.
Việc nghiên cứu thành ngữ so sánh cũng là một bước đi phù hợp với xu thế
hiện nay, khi ranh giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau
hơn 1. Chúng tôi nghĩ rằng, chính xu hướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống
kinh tế - văn hóa - xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà ngôn ngữ
học trên toàn thế giới. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đó, là làm con
người trên thế giới hiểu nhau hơn.
Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và ở
Việt Nam hiện nay. Trong xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa, điều cần thiết
đối với người học và sử dụng ngoại ngữ, là nắm vững tiếng mẹ đẻ, đồng thời
có những kiến thức lý luận nhất định về ngoại ngữ mà mình đang sử dụng để
từ đó phục vụ cho việc dịch tương đương hai hay nhiều ngoại ngữ. Nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về đặc điểm
của thành ngữ so sánh tiếng Anh, trong sự so sánh đối chiếu với thành ngữ
tiếng Việt, nhằm tăng khả năng vận dụng thành ngữ so sánh hiệu quả hơn trong
giao tiếp, phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình
độ cao.

2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

1
Năm 1999 Hội Nghiên cứu Thành ngữ Châu Âu (European Society of Phraseology EUROPHRAS) thành lập với sự tham
gia của các nhà nghiên cứu từ vựng và thành ngữ Châu Âu. Một trong những trọng tâm nghiên cứu của Hội là dự án
“Những thành ngữ phổ biến ở Châu Âu và xa hơn” (Widespread Idioms in Europe and Beyond - A Cross-linguistic and
Cross-cultural Research Project) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các dân tộc nói gần 80 ngôn ngữ Châu Âu
(trên tổng số ước chừng 150 - 200 ngôn ngữ) và 11 ngôn ngữ khác (như Ả Rập, Hán, Nhật, Hàn, Việt…).

Comparison Idioms 6
Tùy vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu chia thành ngữ ra làm
nhiều loại. Nếu căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, thành ngữ được chia ra làm
2 loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Trong luận văn này,
chúng tôi nghiên cứu thành ngữ so sánh (comparison idioms), mà trọng tâm là
vế so sánh của loại thành ngữ này. Cụ thể hơn, trên cơ sở thiết lập một danh
sách các thành ngữ so sánh của 2 ngôn ngữ Việt và Anh, chúng tôi sẽ phân
tích, tìm hiểu vế so sánh (vế B) của thành ngữ so sánh ở khía cạnh cấu tạo, các
hình ảnh và hệ biểu trưng của chúng, qua đó, hy vọng chỉ ra được những sự
khác nhau trong tư duy dân tộc giữa những người sử dụng tiếng Anh (người
Anh và người Mỹ) và người Việt.
Chúng tôi khai thác những khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ,
để thấy cách biểu hiện so sánh qua thành ngữ so sánh, giúp người Việt Nam
học tiếng Anh lẫn người có bản ngữ là tiếng Anh vượt qua được những trở
ngại và những di chuyển tiêu cực khi dịch các thành ngữ so sánh từ Anh sang
Việt hoặc ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt như
một ngoại ngữ.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu thành ngữ hay thành ngữ so sánh không phải là một mảng
đề tài mới mẻ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đối với
thành ngữ tiếng Việt, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Les
expressions comparatives de la langue annamite năm 1925 của V. Barbier và
Thành ngữ so sánh tiếng Việt của Trương Đông San, năm 1974. Điều đó nói
lên rằng, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên
cứu. Ngày nay, những người quan tâm có thể tìm gặp rất nhiều bài báo viết,
báo điện tử, giáo trình, khóa luận, luận văn hay luận án …đề cập đến vấn đề
này. Có thể nói, việc nghiên cứu thành ngữ chưa và không tạo ra những “cơn
sốt” như trào lưu nghiên cứu ngữ pháp chức năng, trào lưu nghiên cứu ngữ

Comparison Idioms 7
nghĩa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI...mà trong suy nghĩ của
nhiều người, nó hiển nhiên là một phạm trù cần nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở
Việt Nam, các bài báo, các công trình nghiên cứu về đề tài này, mang hơi
hướng đối chiếu đã có rất nhiều. Tuy nhiên, việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ
chỉ mới được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thực tiễn đã đưa
đến những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi giới nghiên cứu tập trung giải quyết. Có
thể kể tên một số công trình tiêu biểu như :
- Các nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Việt của Hoành Văn Hành : Kể
chuyện thành ngữ tục ngữ Việt Nam- NXB Khoa học Xã hội, 2002, Thành ngữ
học tiếng Việt – NXB Khoa học Xã hội, 2008. Đây là những nghiên cứu tâm
huyết, được tiến hành trong một thời gian dài của ông. Ở chương 4 của 2 cuốn
sách, tác giả tập trung miêu tả cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Việt và các
đặc điểm ngữ nghĩa của nó một cách công phu và tỉ mỉ. Hầu hết các khía cạnh
về thành ngữ so sánh đều được cố GS đề cập đến, với những phân tích sâu và
mang tính hệ thống cao.
- Với cùng một tên là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ba nhóm tác giả
1) Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh, NXB Văn hóa, 1995, 2) Bùi Hạnh
Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2000 và 3) Nguyễn Lân,
NXB Văn học, 2007, đã cung cấp một danh sách khá đầy đủ các thành ngữ so
sánh tiếng Việt.
- Luận án tiến sĩ năm 2009 Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) chuyên ngành lý luận ngôn ngữ của Phạm Minh Tiến đã
cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng
Việt. Qua đó, công trình này cũng giải quyết được những vấn đề về phương
pháp khi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh các ngôn ngữ.
- Luận án tiến sĩ ngữ văn Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá
con người giữa các ngôn ngữ Việt- Anh- Nga, Đại học KHXH & NV,
ĐHQGHN, 2001 của Trần Thị Lan đã đưa ra được những nhận định rất quý
báu về thói quen tư duy, đặc điểm văn hóa, thái độ đánh giá….của các dân tộc

Comparison Idioms 8
Việt, Anh, Nga qua thành ngữ. Những kết quả mà luận án tiến sĩ này thực sự
có giá trị cho hướng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ của
Bùi Thu Hòa, ĐHKHXH & NV, 2004 với tên “Góp phần tìm hiểu thành ngữ
có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh” đã giải quyết được một phần
nhỏ khi đề cập đến thành ngữ so sánh tiếng Anh có yếu tố tên gọi động vật.
Miêu tả những nét chung nhất của cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Anh, Bùi
Thu Hòa đã chỉ ra được một số tương đồng và dị biệt trong tư duy ngôn ngữ-
văn hóa ở người Việt và người Anh.
- Các Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn của Đường Tú Trân và Vi Trường
Phúc, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN 2005 lần lượt khảo sát các thành ngữ
có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán, có so sánh với tiếng Việt và đặc điểm
của thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Hán
- Bài báo Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh tiếng Anh của
Hoàng Quốc, đăng trên Tạp chí thông tin Đại học An Giang, số 17 năm 2004.
Bài báo này tuy có tên là “...cấu trúc hình thái ” nhưng chủ yếu giải quyết vấn
đề cấu tạo của thành ngữ so sánh tiếng Anh, từ đó, đưa ra các mô hình tổng
quát. Đây có thể coi là một sự bổ sung khá hoàn chỉnh cho luận án TS của
Nguyễn Công Đức, bàn về bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt. Luận án đã giải quyết được cơ bản vấn đề cấu trúc thành ngữ
tiếng Việt trên 2 góc độ là cấu tạo và ngữ nghĩa.

- Cuốn sách của tác giả Jennifer Seidl với tên gọi “English Idioms and How to
Use Them”, Oxford Univ Press, 1978, có thể được coi là cuốn sách cơ bản khi
thiết lập những khái niệm và cách hiểu về thành ngữ trong tiếng Anh.

- English Idioms in Use" của Michael McCarthy, Felicity O'Dell, Cambridge


University Press quan tâm đến thành ngữ như một khía cạnh hết sức thú vị và
vui nhộn của từ vựng. Nó giúp cho người đọc hiểu được nghĩa của thành ngữ
tiếng Anh, như cách tri nhận của người bản ngữ. Việc cung cấp cách hiểu như

Comparison Idioms 9
vậy thực sự quan trọng trong quá trình dịch Anh- Việt và ngược lại. Tuy nhiên,
các thành ngữ được sưu tập trong công trình này chủ yếu là loại được hiểu theo
nội dung thứ 2 của khái niệm thành ngữ 2. Cuốn sách cũng thiết lập được ở một
mức độ nhất định các vấn đề liên quan đến idioms.

- Ngoài ra, hiện nay, còn có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu khác mà
chúng tôi thấy không cần phải kiểm đếm hết ở đây. Đó thực sự là những nguồn
tài liệu phong phú cho chủ đề nghiên cứu mà chúng tôi quan tâm.
Đa số các công trình trên nghiên cứu một cách tổng thể theo từng chủng
loại thành ngữ. Luận văn của chúng tôi đi vào những nghiên cứu cụ thể hơn - ở
một vế của thành ngữ so sánh. Những nghiên cứu trước là những tiền đề lý
luận và thực tiễn rất có giá trị và ý nghĩa mà luận văn của chúng tôi có thể tiếp
thu.

4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các thủ pháp
thống kê, phân tích, và so sánh đối chiếu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
là vế so sánh (vế B) trong thành ngữ so sánh được rút ra từ mô hình tổng quát
của cấu trúc so sánh A như B. Tư liệu nghiên cứu của luận văn được cung cấp
từ các nguồn sau đây:
1. Thành ngữ học tiếng Việt, Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học Xã hội,
2008.
2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ
Quang Hào, Nxb Văn hóa, 1995.

2
Thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa của từng từ riêng lẻ không rõ ràng, thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng
từ, nhưng khi ghép chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ give way (đưa cho
/đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình
diện chung của cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ một thứ gì đó.

Comparison Idioms 10
3. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb Văn học,
2007
Để thu thập thành ngữ so sánh tiếng Anh và làm cơ sở đối chiếu nghiên cứu
trong tư liệu luận văn, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
1. NTC’ American Idioms Dictionary , Richard A. Spears, NTC Publishing
Group
2. Từ điển Lạc Việt mtd2002-EVA, Công ty cổ phần tin học Lạc Việt, được
Cục bản quyền, Bộ VHTT nước CHXHCN VN cấp số: N.195/VH/BQ
ngày 12/09/2000
3. Thành ngữ tục ngữ tiếng Anh, Xuân Bá, Quang Minh , Nxb Hà Nội,
2008.
4. Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh, Phạm Văn
Bình, Nxb Hải Phòng, 1999

Phần tư liệu của luận văn được xây dựng nhằm phục vụ những mục đích
nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải đưa ra những chú
giải cụ thể về cách thiết lập bảng tư liệu, nhằm tránh gây ra những khó khăn
cho người đọc. Tư liệu của luận van được xây dựng dựa trên những nguyên tắc
sau đây:
So sánh (tiếng Latin compario), là một thủ pháp nhằm kết nối cái so sánh
và cái được so sánh từ một yếu tố chung và nhờ một công cụ ngữ pháp. Hay
nói cách khác, đó là việc thiết lập mối quan hệ giữa hai thực tế có hai trường
nghĩa khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm nào đó bằng một từ biểu thị
quan hệ so sánh. Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Bội Liêu giải thích điều này
trong ngôn ngữ như sau : “ ... dân tộc nào cũng vậy, khi cần hình dung một vật
gì, hay muốn miêu tả một ý gì cho xác đáng, đều cảm thấy sự cần phải đem vật
này ví với vật khác, việc nọ với việc kia, để cho rõ ý mình muốn nói”. Thành
ngữ so sánh nói chung và thành ngữ so sánh tiếng Việt, tiếng Anh nói riêng
đều được xây dựng trên quan hệ đó.

Comparison Idioms 11
Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, việc dịch tục ngữ, thành ngữ từ
ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích không phải là một việc đơn giản. Bởi,
như đã trình bày ở chương 1, nghĩa của thành ngữ hay tục ngữ không cho phép
hiểu theo nghĩa đen một cách đơn giản. Việc thành ngữ so sánh của tiếng Anh
và tiếng Việt tương đương với nhau hoàn toàn trong mọi bối cảnh sử dụng là
điều rất khó xảy ra. Xung quanh việc dịch thành ngữ này còn có nhiều tranh
luận, mà chủ yếu giữa hai trường phái : hướng nguồn và hướng đích. Trường
phái hướng nguồn chủ trương dịch sát nghĩa (word by word) thành ngữ của
văn bản nguồn để trung thành với tinh thần và sắc thái của nguyên bản. Đây
chính là cách dịch tôn trọng nghĩa đen của thành ngữ. Trong khi đó, trường
phái hướng đích đề xuất dịch thành ngữ bằng thủ pháp tương đương về ngữ
nghĩa. Người ta nói đến tương đương nghĩa khi nguyên bản và bản dịch có
cùng nội dung ngữ nghĩa hay ký hiệu, hay nói cách khác là chúng có chung cái
được biểu đạt hoặc trường nghĩa. Trường phái nào cũng có những ưu và nhược
điểm riêng của chúng, song, theo quan điểm của chúng tôi, việc dịch thành ngữ
sang một ngôn ngữ thứ hai, với mục đích của luận văn này, cần đi theo hướng
tương đương về nghĩa. Điều này có nghĩa là, cách thiết lập tư liệu của chúng
tôi sẽ dựa trên sự giống nhau về biểu trưng, về hoàn cảnh thành ngữ sẽ được sử
dụng, chứ không phải giống nhau về hình ảnh. Hai thành ngữ có thể rất khác
nhau về hình ảnh, nhưng nếu biểu trưng của chúng là giống nhau thì sẽ được
đặt cạnh nhau. Hãy thử lấy một ví dụ đơn giản như sau:
- Nếu dịch theo nghĩa đen, chúng ta sẽ đặt hai thành ngữ sau đây tương
đương nhau:

STT Thành ngữ Thành ngữ


Nghĩa Ghi chú
tiếng Việt tiếng Anh

Comparison Idioms 12
Skillet: chảo rán * Đơn thuần
Đen như cột nhà As black as skillet (ý nói màu đen chỉ là so sánh
1
cháy của cháy ở dưới mức độ của
chảo rán) màu đen
Trơn như mỡ As slippery as an an eel: con lươn * Dùng để chỉ
2 eel mức độ trơn
trượt

- Tuy nhiên, nếu đề cao tính biểu trưng của thành ngữ, thì thành ngữ as
black as skillet và as slippery as an eel phải tương đương với thành ngữ
sau đây:

Thành ngữ Thành ngữ


Ghi chú
tiếng Việt tiếng Anh
Tối như bưng As black as skillet
Khôn như ranh As slippery as an eel

Rõ ràng, với mục đích nghiên cứu của luận văn, hướng đi thứ hai là hướng
đi phù hợp hơn cả. Nó cho phép người sử dụng dùng đúng thành ngữ tiếng
Anh trong hoàn cảnh nhất định khi đã hiểu rõ thành ngữ tiếng Việt. Nếu dùng
cách dịch tôn trọng nghĩa đen của văn bản, chúng ta sẽ không có cơ sở tin cậy
để so sánh hình ảnh và biểu trưng của kho tàng thành ngữ so sánh giữa hai
ngôn ngữ. Cách này chỉ có tác dụng khi đặt trong những mục đích nghiên cứu
khác.
Vì vậy, phần phụ lục của luận văn, chúng tôi xây dựng trên nguyên tắc như
sau :
- Nếu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có cùng hình ảnh và
cùng biểu trưng (kể cả trường hợp một thành ngữ tiếng Việt tương
đương với nhiều thành ngữ tiếng Anh), vị trí của chúng như sau:

Comparison Idioms 13
-
Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh Nghĩa

STT tiếng Việt tiếng Anh vế B

Vế A Vế B Vế A Vế B

1 Câm như hến as mum as an oyster Con hến

- Cùng biểu trưng nhưng khác hình ảnh :

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh Nghĩa

STT tiếng Việt tiếng Anh vế B

Vế A Vế B Vế A Vế B

1 Chua như mẻ as sour as lime Quả chanh

- Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh khác nhau cả hình ảnh và
biểu trưng, chúng chỉ tương đương nhau ở một nét nghĩa:

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh Nghĩa

STT tiếng Việt tiếng Anh vế B

Vế A Vế B Vế A Vế B

1 Trắng như trứng gà bóc

Sheets Ga trải
2 as white as
(sheet on bed) giường

(Cùng là màu trắng, người Việt dùng màu trắng của quả trứng gà luộc so sánh
với màu da, có ý khen, còn người Anh dùng màu trắng của khăn trải giường
với ý chê làn da trắng nhợt nhạt, trắng bệch).

Comparison Idioms 14
- Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương đương:

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh Nghĩa

STT tiếng Việt tiếng Anh vế B

Vế A Vế B Vế A Vế B

1 Trộm cắp như Rươi

- Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương đương

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh Nghĩa

STT tiếng Việt tiếng Anh vế B

Vế A Vế B Vế A Vế B

1 To drunk like a lord Ông chủ

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh.

Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của


Chương 2
thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so
Chương 3
sánh Việt -Anh

Comparison Idioms 15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO SÁNH

1.1. Con đường hình thành thành ngữ

Về khía cạnh lịch sử, giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là
những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm
khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết
quả nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ, tục ngữ vốn là
những từ độc lập, tức những đơn vị định danh có ý nghĩa từ vựng và có chức
năng cú pháp ổn định. Tuy vậy, trong hệ thống thành ngữ của các ngôn ngữ,
xét trên góc nhìn đồng đại, không dễ dàng nhận biết được ý nghĩa của các yếu
tố, do đó, việc suy xét nghĩa thành ngữ, cũng như việc tìm kiếm nguồn gốc của
nó cũng trở nên khó khăn hơn.
Xuất phát từ quan điểm coi vốn từ là hệ thống của các đơn vị định danh,
Hoàng Văn Hành đã phân biệt đơn vị định danh gốc (hay bậc 1) với đơn vị
định danh phái sinh (hay bậc 2). Đơn vị định danh gốc (từ đơn âm tiết) là
những từ tối giản về hình thái - cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở
để tạo ra những đơn vị định danh khác - mà thành ngữ là một tiểu loại. Các
đơn vị phái sinh ra đời, đáp ứng nhu cầu định danh của con người. Đơn vị định
danh phái sinh là những đơn vị có hình thái - cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc,
mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thái ẩn dụ hay hoán dụ). Đơn vị định
danh phái sinh được tạo ra bằng hai con đường:
a. Bằng con đường ngữ nghĩa, có thể nhân khả năng định danh gốc lên
nhiều lần (phái sinh nghĩa). VD như: xương trong xương xẩu và xương
trong bài toán này xương quá.

Comparison Idioms 16
b. Bằng con đường hình thái - cú pháp, có thể tạo ra hàng loạt các đơn vị
định danh với các đặc trưng khác nhau về hình thái, cấu trúc, bao gồm
quá trình tạo từ trên cơ sở dựa vào đơn vị gốc (như suy phỏng, láy,
ghép..) và quá trình từ vựng hóa (hay còn gọi là định danh hóa) đoản
ngữ (mang tính thành ngữ)

Đơn vị định danh

Đơn vị định danh bậc 1


1. Bằng con đường hình thái- cú pháp
như suy phỏng, láy, ghép, quá trình từ
vựng hóa đoản ngữ

2. Bằng con đường ngữ nghĩa

Đơn vị định danh bậc 2

Về cơ bản, trong tiếng Việt, thành ngữ được hình thành từ các nguồn sau
đây:
- Sử dụng tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau, như mượn
nguyên dạng, mượn không nguyên dạng hay dịch nghĩa (chủ yếu là tiếng Hán)
- Định danh hóa các tổ hợp từ tự do thành một cụm từ cố định, có tính ổn
định về thành phần, chặt chẽ về cấu trúc, hoàn chỉnh về nghĩa
- Mô phỏng theo mẫu cấu trúc của thành ngữ đã có trước.

1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Để đi đến sự thống nhất trong cách hiểu khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn
ngữ học đã gặp những khó khăn nhất định, mà một trong những khó khăn đó là
sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác biệt loại hình này không

Comparison Idioms 17
gây cản trở quá lớn. Có chăng, sự khác nhau đó là do góc nhìn khi các nhà
nghiên cứu nghiêng về mặt này hay mặt khác.

1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt.

Do góc nhìn và hệ quan điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu Việt ngữ cũng
có những cách hiểu khái niệm thành ngữ khác nhau. Có thể liệt kê ra một số
tác giả tiêu biểu sau đây:
- “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng, 2006 định nghĩa
rằng, “thành ngữ là tập hợp cố định đã quen dùng mà nghĩa thường
không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo
nên nó”.
- Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, NXB Giáo Dục,
2005 cho rằng, “thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Ví dụ: lừ đừ như ông từ vào đền,
lanh chanh như hành không muối....
- Nhóm tác giả của công trình “Nhập môn ngôn ngữ học”, NXB Giáo dục,
2007 cho rằng, “thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính
ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa.”
- Nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Giáo dục,
2008 cũng định nghĩa thành ngữ qua khái niệm cụm từ cố định: “thành
ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của
chúng có tính hình tượng và/ hoặc gợi cảm.”
- Hoành Văn Hành thì nhận xét, “thành ngữ là loại tổ hợp cố định, bền
vững về hình thái- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ.”
- Nguyễn Như Ý trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, 1999 đưa ra định
nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng
có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa

Comparison Idioms 18
của từng yếu tố cấu tạo thành, và được lưu truyền trong dân gian và văn
chương.”
- Tác giả Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” viết:
“Thành ngữ là ngữ tổ hợp từ cố định có tính vững chắc về cấu tạo và có
tính bóng bẩy về nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh hiện tượng, một
tính cách hay một trạng thái nào đó.”

Nhìn chung, về cơ bản, cách hiểu thành ngữ của các tác giả trên không khác
nhau nhiều. Có chăng, đó là sự khác nhau ở các nét phụ, ví như tên gọi của
những khái niệm dùng để định nghĩa. Hoàng Phê gọi thành ngữ là “tập hợp cố
định đã quen dùng ” trong khi Nguyễn Thiện Giáp gọi là “những cụm từ cố
định”…Hay Hồ Lê miêu tả thành ngữ có tính bóng bẩy về nghĩa trong khi
nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, lại dùng cụm từ tính
hình tượng và gợi cảm. Sự khác nhau này không ảnh hưởng nhiều tới quan
niệm về thành ngữ của các tác giả. Vì vậy, điểm chung dễ thấy nhất của các
nhà Việt ngữ học là tính cố định và tính hình tượng/ hình ảnh về nghĩa của
thành ngữ.

1.2.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh

Do những khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu thành ngữ trong
tiếng Anh đã đi trước Việt Nam một khoảng thời gian rất dài. Tuy nhiên, có
một đặc điểm chung của người Anh và người Việt là cả hai dân tộc đều ưa
thích sử dụng các thành ngữ so sánh. Năm 1978, Mc Modie và Seidl đã nhận
xét về xu hướng của tiếng Anh hiện đại “Modern English use many short
comparison in order to make language vivid and clear.” (tiếng Anh hiện đại sử
dụng nhiều dạng so sánh ngắn để làm cho ngôn ngữ sinh động, giàu màu sắc
và rõ ràng hơn ) Có thể liệt kê một vài quan niệm về thành ngữ như sau:

Comparison Idioms 19
- Jenniffer Seidl “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một nhóm từ
khi xuất hiện cùng nhau và mang một ý nghĩa khác những ý nghĩa của
mỗi từ đơn. ”
- Rosalind Ferguson định nghĩa “Thành ngữ có thể được định nghĩa là
một “Cụm từ” hoặc ngữ mà nghĩa của nó không thể hiểu ngay được từ
nghĩa của các thành tố cấu tạo nó”
- Trong English Idiom in use, Cambridge University Press, Michael Mc
Carthy và Felicity O’Dell nêu lên cách hiểu về thành ngữ như sau:
Thành ngữ là sự diễn đạt mà nghĩa của chúng không thể hiểu bởi các từ
riêng lẻ. Ví dụ, thành ngữ Drive somebody round the bend nghĩa là làm cho
ai đó nản chí, nhưng chúng ta không thể hiểu nghĩa của nó chỉ bằng cách
hiểu nghĩa của từ (Idiom are expression which have a meaning that is not
obvious from the individual words. For example, the idiom drive sombody
round the bend means makes somebody angry or frustrated, but we cannot
know this just by looking at the words.)
- Hai tác giả cũng chỉ ra rằng để hiểu nghĩa của thành ngữ, cách tốt nhất là
đặt chúng vào trong ngữ cảnh: The best way to undestand an idiom is to
see it in context.
Cũng như trong tiếng Việt, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ
trong tiếng Anh 3. Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là những cách hiểu này

3
Glossary of linguistic terms, by Eugene E. Loos (general editor):
Definition

An idiom is a multiword construction that

 is a semantic unit whose meaning cannot be deduced from the meanings of its constituents, and
 has a non-productive syntactic structure.

Features

 An idiom is a multiword expression. Individual components of an idiom can often be inflected in the same way
individual words in a phrase can be inflected. This inflection usually follows the same pattern of inflection as the
idiom's literal counterpart.
 An idiom behaves as a single semantic unit.

Comparison Idioms 20
đều có nhiều điểm chung, và dị biệt thường rất nhỏ. Các tác giả Anh về cơ bản
cũng thống nhất với nhau ở kích thước lớn hơn từ của thành ngữ (cụm từ/ ngữ)
và nghĩa của thành ngữ không phải là sự cộng gộp đơn thuần của các thành tố
cấu tạo.
Như vậy, qua việc khảo sát các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy, mặc dù trong các cách hiểu ít nhiều có sự khác
nhau ở phạm vi, phong cách sử dụng, tính biểu cảm, tính biểu trưng nhưng
khái niệm thành ngữ đã được các tác giả hiểu tương đối giống nhau. Xem lại
các định nghĩa trên, có thể thấy, các tác giả đều thống nhất với nhau ở 2 điểm
sau:
- Tuy gọi thành ngữ bằng các tên khác nhau như một tổ hợp, một cụm từ
cố định, một ngữ cố định, ngữ tổ hợp từ cố định, tập hợp từ cố
định...nhưng chung quy lại, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở tính cố
định trong cấu tạo của khái niệm này.
- Về mặt nghĩa, thành ngữ có tính hình ảnh (tính thành ngữ), mang tính
hình tượng cao, và thường không thể giải thích được một cách đơn giản
bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Có thể giải thích sơ bộ hai thuộc tính này của thành ngữ như sau:

o It tends to have some measure of internal cohesion such that it can often be replaced by a literal
counterpart that is made up of a single word.
o It resists interruption by other words whether they are semantically compatible or not.
o It resists reordering of its component parts.
 An idiom has a non-productive syntactic structure. Only single particular lexemes can collocate in an idiomatic
construction. Substituting other words from the same generic lexical relation set will destroy the idiomatic
meaning of the expression.

2. An idiom is a phrase whose meaning cannot be determined by the literal definition of the phrase itself, but refers instead
to a figurative meaning that is known only through common use.

3. An idiom as words collocated together happen to become fossilized, becoming fixed over time. This collocation - words
commonly used in a group - changes the definition of each of the words that exist. As an expression, the word-group
becomes a team, so to speak. That is, the collocated words develop a specialized meaning as a whole and an idiom is born.
An idiom is a word or phrase that means something different than the words imply if interpreted literally. When a person
uses an idiom, the listener might take the actual meaning wrong if he or she has not heard this figure of speech before.

Comparison Idioms 21
a. Tính cố định về hình thái và cấu trúc:
- Về số lượng các thành tố tạo nên thành ngữ:

Do yêu cầu ổn định về mặt cấu trúc, với một thành ngữ, nếu người ta đếm
được 4 từ cấu tạo nên nó ở một thời điểm nào đó, thì hầu như không bao
giờ có trường hợp thành ngữ này biến đổi về số lượng và trở thành 3 hay 5
từ.
VD: Thin thít như thịt nấu đông (+)
Thin thít giống như thịt nấu đông (-)

- Về trật tự của các thành tố:

Có thể nói, khả năng thay đổi trật tự của các thành tố trong thành ngữ là rất
thấp. Đối với loại thành ngữ miêu tả ẩn dụ, ví dụ như: đo lọ nước mắm,
đếm củ dưa hành, giậu đổ bìm leo, ...khả năng này gần như bằng không.
Tuy nhiên, người ta có thể nói đến sự thay đổi trật tự này ở một mức độ nào
đó, như ghét cay ghét đắng -> ghét đắng ghét cay, ghi xương khắc cốt- >
khắc cốt ghi xương...

- Khả năng chêm xen các yếu tố cấu tạo mới vào thành ngữ

Một tổ hợp có tính cố định cao thì khả năng thêm các yếu tố khác vào cấu
trúc của nó là rất thấp. Đây cũng chính là hệ quả từ đặc điểm ổn định về số
lượng của các thành tố cấu tạo, trừ trường hợp, người viết muốn tạo ý nghĩa
ngữ dụng phục vụ các mục đích nhất định. Cũng cần phải nói thêm rằng,
tính cố định của thành ngữ so sánh không thể cao bằng thành ngữ miêu tả
ẩn dụ. Đây là nguyên nhân của việc thành ngữ miêu tả ẩn dụ có tính thành
ngữ rất cao, làm cho khả năng chêm xen hay thay đổi thành tố tương đương
là không thể xảy ra.

Comparison Idioms 22
- Thành phần từ vựng của thành ngữ

Thành ngữ có thành phần từ vựng rất ổn định. Các yếu tố tạo nên thành ngữ
hầu như được giữ nguyên, mà không thể thay thế bằng các yếu tố đồng
nghĩa khác. VD: trong thành ngữ Chân đăm đá chân chiêu, chúng ta không
thể thay thế “đăm” bằng “phải”và “chiêu”bằng “trái” được.

Tính bền vững của thành ngữ có thể được giải thuyết ở nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu do hệ quả của việc mờ nhạt về ngữ nghĩa của các thành tố và
những mối quan hệ về ngữ pháp giữa chúng, hoặc do các điển tích, điển cố
mang lại. Sự mờ nhạt về nghĩa dẫn đến sự ổn định về dấu hiệu hình thức. Và
nguời ta coi cả một tổ hợp có kí hiệu ngôn ngữ như vậy là mang một ý nghĩa X
nhất định. Khi thay đổi thành phần từ vựng, điều đó có nghĩa làm thay đổi kí
hiệu ngôn ngữ của nó, và tất nhiên, việc hiểu nghĩa của thành ngữ sẽ gặp
những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tính cố định cần được hiểu một cách
linh hoạt, bởi dù sao chăng nữa, thành ngữ do nhân dân sáng tạo ra, phụ thuộc
rất lớn vào thói quen sử dụng của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử nhất định.

b. Tính thành ngữ

Thành ngữ, đơn vị tương đương với từ xét về khía cạnh chức năng của nó
trong câu, biểu thị những khái niệm trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay
sự vật. Ví dụ như: mặt người dạ thú, tin bợm mất bò, giết người như
ngóe...Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần con đường tạo nên thành ngữ, thành
ngữ không đơn thuần là đơn vị định danh bậc 1 như từ. Nó là một loại đơn vị
định danh bậc 2, nghĩa là nội dung của thành ngữ không thể hiểu nếu tiến hành
một phép cộng đơn giản nghĩa của các thành tố lại với nhau. Có thể hình dung
điều này như sau: giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b, c...hợp thành X
= a+b+c. Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích được bằng ý nghĩa của

Comparison Idioms 23
từng thành tố a, b, c thì X có tính thành ngữ. Theo Hoành Văn Hành, nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái biểu trưng hóa: hình
thái tỷ dụ (rõ như ban ngày...) và hình thái ẩn dụ ( tiu nghỉu như mèo cắt tai...)
Tính gợi tả, giàu hình ảnh, màu sắc là một đặc điểm cơ bản của thành ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp đã bày tỏ quan điểm của mình , khi ông nhấn mạnh, nói
tới thành ngữ là nói tới đơn vị định danh hình tuợng. Cần phải dựa vào tính
hình tuợng để xác định thành ngữ. Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ
nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy
bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi xuất hiện đồng
thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp trong một trật tự nhất định. Thêm
vào đó, từ này có thể được gặp khi không có sự xuất hiện của các yêu tố đi
cùng, và lúc đó, nó được dịch bằng một yếu tố khác.
Ở đây, cần nói thêm về tính thành ngữ của thành ngữ so sánh. So với các
thành ngữ miêu tả ẩn dụ, rõ ràng, tính thành ngữ của thành ngữ so sánh không
thể cao bằng, ví như thành ngữ dây mơ rễ má so với cay như ớt. Tuy nhiên,
nếu để ý đến cách sử dụng, thành ngữ so sánh không phải là không có những
ngữ cảnh hạn chế. Thành ngữ lạnh như tiền chỉ dùng nói đến thái độ ứng xử,
quan hệ của con người, không thể dùng nó với ý nghĩa chẳng hạn như trời lạnh
như tiền được. Hay thành ngữ as dull as ditch water (nhạt nhẽo như nước tù
đọng trong ao) dùng với nghĩa một con người nhạt nhẽo hay một bài phát biểu
nhạt nhẽo. Vì thế, tuy nghĩa của thành ngữ so sánh có thể dễ hiểu hơn thành
ngữ miêu tả ẩn dụ, nhưng nếu không nắm chắc các bối cảnh nó được phép xuất
hiện thì việc dùng thành ngữ trong giao tiếp sẽ trở nên kệch cỡm và vô duyên.

1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận

1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Comparison Idioms 24
Thành ngữ và tục ngữ giống nhau ở chỗ, chúng đều do các từ tổ hợp với
nhau tạo nên và có tính ổn định cao. Sự khác nhau giữa chúng, trước hết là sự
khác biệt về tư cách ngữ pháp. Thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là
một câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn
chỉnh. Trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan đã nêu ra
nhận định của mình “tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt một ý trọn một ý nghĩa,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê
phán, còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận câu mà nhiều
người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn”.
Vì thành ngữ có chức năng tương đương từ và thực hiện chức năng ngữ
pháp là bộ phận, thành phần câu và tục ngữ có tư cách ngữ pháp là câu nên
điều này dẫn đến sự khác biệt giữa chúng về mặt biểu hiện. Tục ngữ là những
phán đoán thể hiện kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử (anh em khinh
trước, làng nước khinh sau, gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão, đồng tiền
đi liền khúc ruột…). Tục ngữ có thể dùng tương đối độc lập. Trong khi đó,
thành ngữ thực hiện chức năng định danh hoặc miêu tả sự vật, sự việc một
cách hình ảnh, được dùng phụ thuộc trong câu (mưu sâu chước độc, chân
không đến đất, cật chẳng đến trời, trời đánh thánh vật…).
Tuy nhiên, khi đi vào xem xét từng trường hợp cụ thể, người ta vẫn cần có
những biện luận chi tiết. Theo tác giả Triều Nguyên, Hội Liên hiệp VHNT
Thừa Thiên Huế, trong quá trình nghiên cứu thành ngữ so sánh, có khá nhiều ý
kiến tranh luận xung quanh việc xác định cấu trúc X như CVB có phải là thành
ngữ so sánh hay không. X như CVB (X : vị từ chỉ tính chất, trạng thái, CVB:
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ) là cấu trúc khá phổ biến trong tiếng Việt:
- Te tái như gà mái nhảy ổ
- Lua khua như thầy chùa mất sớ điệp
- Lộp bộp như gà mổ mo
- Lúng búng như ngậm hột thị
- Lật đật như ma vật ông vải

Comparison Idioms 25
Có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau như sau:
+ Nhóm các tác giả gồm Vũ Ngọc Phan, (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam,
1998), Vương Trung Hiếu, (Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, 1996), Nguyễn Quốc
Túy, Trần Gia Linh, (Tục ngữ ca dao dân ca chọn lọc, 1993)… xếp các thành
ngữ có cấu trúc trên vào loại tục ngữ.
+ Nhóm tác giả Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, 1993,
Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt, 2008 xếp những thành ngữ như
trên vào loại thành ngữ.
Để giải quyết vấn đề trên, cần xuất phát từ thuộc tính của thành ngữ
trong sự so sánh với tục ngữ. Lâu nay, chúng ta vẫn phân biệt rằng: tục ngữ là
những biểu thức cố định, nhưng thường là một bộ phận của văn học dân gian,
nên bản thân mỗi câu tục ngữ như là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh, chứ
không phải là một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ như thành ngữ. Nói đến tục
ngữ là nói đến câu, tức ứng với chứ năng thông báo. Còn nói đến thành ngữ là
nói đến cụm từ cố định, ứng với chức năng định danh.
Hai thuộc tính của thành ngữ đã rõ ràng, nhưng để áp dụng giải quyết
từng trường hợp cụ thể không hề đơn giản. Thành ngữ X như CVB rõ ràng
mang tính cố định cao, và tính hình tượng về nghĩa. Vấn đề ở đây là, các thành
ngữ trên mang chức năng thông báo hay chức năng định danh.
Trong cấu trúc X như CVB, CVB có nhiệm vụ làm sáng tỏ X. Một X có thể
tương ứng với nhiều CVB. Chẳng hạn, có thể bắt gặp các trường hợp sau:

X CVB
như ma vật ông vải
Lật đật
như xa vật ông vải

Một CVB có nhiều hơn 1 X đồng nghĩa

Comparison Idioms 26
X CVB
Lấc láo như quạ đậu/vào chuồng lợn
Chấp chới như

Có thể nhận thấy tính chất giải thích tương đối rõ ở đây. CVB cụ thể hóa
thuộc tính được nêu ra ở X. CVB làm cho X “được phép” có tính gợi hình cao,
sức miêu tả mạnh, nhưng dù sao, vẫn chỉ ở mức chung chung, chứ chưa rõ
ràng. Chắc hẳn, khi gặp thành ngữ: Ấm oái như hai gái lấy một chồng thì nếu
chỉ nói ấm oái, chưa chắc tất cả mọi người đều đã hiểu ấm oái là gì.
Nếu nhìn nhận X như CVB là một câu thì không phải là không có lý,
trong đó X là thành phần chủ ngữ, còn CVB đóng vai trò thành phần vị ngữ.
Tuy nhiên, theo Triều Nguyên, nếu thử hình dung sự thu hẹp cấu trúc qua các
tổ hợp sau: Run như chó phải bả => run như cầy sấy => run như rẽ, chúng ta
sẽ thấy rõ tính chất “ngữ” của cấu trúc thành ngữ so sánh, chứ không phải cấu
trúc câu.
Như vậy, với tính chất miêu tả mà cấu trúc của một ngữ cố định, X như
CVB xứng đáng xếp vào loại thành ngữ. Hay với trường hợp nước đổ đầu vịt/
nước đổ lá khoai, Hoàng Văn Hành xếp chúng vào mục thành ngữ ẩn dụ hóa
đối xứng, và không có mục từ như nước đổ đầu vịt/ như nước đổ lá khoai trong
danh sách thành ngữ so sánh của ông. Tuy nhiên, các tác giả của Từ điển
Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh biên
soạn lại có hẳn một mục từ này trong công trình của mình. Thành ngữ tiền vào
nhà khó như gió vào nhà trống cũng là một trường hợp tương tự. Mục từ này
không có trong tập hợp thành ngữ của Hoàng Văn Hành, nhưng lại xuất hiện
trong Từ điển Thành ngữ tục ngữ của Nguyễn Lân.
Rõ ràng, để xác định một ranh giới tuyệt đối giữa hai loại đơn vị này là
khá phức tạp. Sự phân định này trên lí thuyết có vẻ dễ dàng, song nếu đi vào
từng trường hợp, đòi hỏi chúng ta cần có những biện luận cụ thể.

Comparison Idioms 27
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do

Xét về mặt cấu tạo, thành ngữ và cụm từ tự do đều là đơn vị lớn hơn từ, do
các từ tạo nên. Nhăn như bị là thành ngữ so sánh, trong khi nhăn như cái đèn
xếp là cụm từ tự do. Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ hợp từ tự do và thành ngữ
là ở chỗ, các yếu tố cấu tạo nên chúng mang những thuộc tính khác nhau. Theo
các tác giả Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 2007 sự khác biệt thứ
nhất giữa cụm từ tự do và ngữ cố định là khả năng cố định của chúng. Cụm từ
tự do được tạo ra từ các từ riêng biệt, có ý nghĩa từ vựng độc lập, chức năng cú
pháp rõ ràng và không gắn kết với nhau thành khối chặt chẽ. Chúng chỉ là sự
lấp đầy một khuôn ngữ pháp có trước mà thôi. Trong khi đó, thành ngữ gồm
các từ gắn kết chặt chẽ với nhau, như một dạng tồn tại sẵn có của nó. Các yếu
tố cấu tạo thành ngữ tuy có nguồn gốc là từ, nhưng các thuộc tính của từ (như
có ý nghĩa từ vựng, có chức năng cú pháp) đã nhược hóa hoàn toàn. Nhược
hóa ở đây được hiểu là sự thay thế nghĩa đen bằng nghĩa bóng, quan hệ cú
pháp giữa các yếu tố bị đứt gãy, thay vào đó là các mối liên hệ nội tại giữa các
cấu tố bên trong một chỉnh thể. Như vậy, chỉ có thành ngữ là tồn tại ở dạng
làm sẵn, còn cụm từ tự do chưa tồn tại khi ngôn ngữ chưa hành chức.
Thứ hai, do tính ổn định cao, khi sử dụng thành ngữ, chúng ta phải dùng
đúng với cấu tạo của nó. Trong khi đó, tùy mục đích diễn đạt, cụm từ tự do có
thể có cấu tạo dài ngắn khác nhau.
Thứ ba, sự khác biệt giữa thành ngữ và cụm từ tự do là cơ chế tạo nghĩa. Ý
nghĩa của cụm từ tự do là do cấu trúc và nghĩa của các từ trong nó tạo nên,
trong khi nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cả tổ hợp, qua các biện pháp tượng
trưng, hoán dụ hay ẩn dụ. Nói cách khác, chính tính thành ngữ là điểm nổi bật
lớn nhất giữa thành ngữ và cụm từ tự do.

1.3.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép

Comparison Idioms 28
Trong tiếng Việt, thành ngữ và từ ghép đều là các đơn vị từ vựng có sẵn, có
chức năng định danh và có khả năng hoạt động như từ đơn. Từ ghép và thành
ngữ phân biệt với nhau chủ yếu ở khía cạnh cấu tạo và ngữ nghĩa. Từ ghép là
sự lắp ghép có chủ ý để tạo nên một đơn vị biểu hiện khái niệm chung về sự
vật, hoạt động, tính chất hoặc trạng thái. Nó có cấu trúc khá vững chắc và biểu
thị một khái niệm hoàn chỉnh. Từ ghép thường có 2 âm tiết, còn thành ngữ có
ít nhất 3 âm tiết trở lên.
Về nội dung, thành ngữ và từ ghép phân biệt nhau ở phạm vi rộng hẹp từng
nội dung và ý nghĩa của chúng. Từ ghép chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm về
tính chất, trạng thái hay hoạt động của sự vật, còn nội dung hàm chứa trong
thành ngữ sâu rộng hơn, là cách gọi hình ảnh cho một hiện tượng nào đó. Hay
nói cách khác, việc nắm bắt nghĩa thành ngữ khó khăn hơn so với từ ghép.
Điều này chỉ ra rằng, quan hệ ngữ pháp trong thành ngữ phức tạp hơn một bậc
so với từ ghép.

1.3.4. Một số trường hợp trung gian

Thành ngữ mang trong mình 2 thuộc tính cố hữu: tính cố định và tính thành
ngữ. Đây cũng là tiêu chí để xem xét tư cách thành ngữ của các đơn vị còn
nhiều nghi vấn. Trong việc phân loại các đơn vị ngôn ngữ nói chung và đơn vị
từ vựng nói riêng, khó có thể tránh gặp những đơn vị trung gian. Trong những
trường hợp này, lý thuyết tâm biên tỏ ra là công cụ hết sức hữu hiệu để biện
luận. Khi thu thập thành ngữ so sánh tiếng Việt, chúng tôi bắt gặp các “thành
ngữ” sau đây:
- Nói như sách
- Tươi như hoa
- Tự nhiên như ruồi
- Làm như đánh vật
- Lon xon như con gặp mẹ

Comparison Idioms 29
Hay :
- Như cờ mất xe
- Như chuyện chiêm bao
- Như pháo tịt ngòi
Trong tiếng Anh cũng không phải không có những đơn vị kiểu này. As
heavy as lead (nặng như chì) hay as timid as a mouse (nhút nhát như con
chuột) cũng là những trường hợp chưa đạt được sự thống nhất cao của các nhà
ngôn ngữ để xếp vào danh sách thành ngữ so sánh chân chính.
Những đơn vị như trên, mặc dù ý nghĩa ít nhiều đã có tính thành ngữ, nhưng
do tính ổn định về cấu trúc chưa được đảm bảo, tức là số thành tố cấu tạo nên
chúng còn có thể tăng hay giảm một cách tùy nghi, nên việc xếp chúng vào
thành ngữ so sánh chưa ổn thỏa cho lắm. Hay tùy vào quan điểm mỗi tác giả
khác nhau mà họ có chấp nhận những đơn vị như trên là thành ngữ hay không.
Ví dụ, thành ngữ làm như đánh vật có mặt trong từ điển của Nguyễn Lân và
nhóm tác giả Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh nhưng lại không xuất
hiện trong phần thu thập thành ngữ so sánh của Hoàng Văn Hành.
Những đơn vị này đã, đang và sẽ tiếp tục được tạo lập cùng với thời gian,
với hoạt động của đời sống ngôn ngữ nhân dân. Vì vậy, cần có những trải
nghiệm cụ thể và những nghiên cứu kĩ càng khi xem xét vị trí của chúng trong
từ điển thành ngữ.
Ngoài ra, việc xác định chính xác các thành phần cấu tạo của thành ngữ
cũng không phải là việc dễ dàng. Ví dụ, trong Thành ngữ học tiếng Việt,
Hoàng Văn Hành thu thập hai thành ngữ : mặt vàng như nghệ/ mắt sắc như
dao cau. Và nếu lấy như làm ranh giới phân chia hai vế A, B, thì vế A sẽ là
mặt vàng/ mắt sắc. Nhưng trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nguyễn
Lân lại chỉ có thành ngữ vàng như nghệ/ sắc như dao cau. Trong luận văn này,
chúng tôi chọn cách giải quyết thu thập cả bốn trường hợp này vào tư liệu và
coi đó là bốn thành ngữ so sánh.

Comparison Idioms 30
1.4. Phân loại thành ngữ.

Tùy vào tiêu chí và mục đích nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học phân chia thành ngữ làm các loại khác nhau. Trong tiếng Việt, có những
cách thức và kết quả phân loại thành ngữ đáng chú ý sau:

Tiêu chí
STT Tác giả Cách phân loại
phân loại

Thành ngữ

Phương
Hoành Văn Hành

thức tạo Thành ngữ so sánh Thành ngữ ẩn dụ hóa


nghĩa
1
(dựa vào
phép so
sánh hay Thành ngữ ẩn dụ Thành ngữ ẩn dụ
hóa đối xứng hóa phi đối xứng
ẩn dụ)

Comparison Idioms 31
Thành ngữ

Mai Ngọc Chừ,Vũ Đức Nghiệu,


Hoàng Trọng Phiến Dựa vào Thành ngữ so sánh Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
cơ chế
cấu tạo
2 Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
(cả nội nêu lên một sự kiện
dung lẫn
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
hình nêu lên hai sự kiện tương đồng
thức)
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu lên hai
sự kiện tương phản

Thành ngữ
Nguyễn Hữu Đạt

Dựa vào
3
vật tham
Thành ngữ không so sánh
chiếu Thành ngữ so sánh

Thành ngữ
Nguyễn Thiện Giáp

Dựa vào
4 cơ chế
cấu tạo Thành ngữ hòa kết
Thành ngữ hợp kết

(Thành ngữ so sánh nằm trong loại này)

Trong tiếng Anh, hai tác giả Seidl và Mordie phân loại thành ngữ như sau:

Comparison Idioms 32
Tiêu chí
STT Tác giả Cách phân loại
phân loại

Seidl và Mordie
Thành ngữ- Idioms

Dựa vào

Verbs with proposition and adverbial particals

Idioms based on special situatuions and categoies


Idioms combining adjective and nouns
các

Idioms with preposition and adverbs


Idioms with verbs and nouns

Adjectives with preposition

Idioms with common verbs


Idioms with the verb Tobe
thành

Idioms of comparison
5 phần cấu
tạo nên
thành
ngữ

Qua bảng phân loại trên, chúng ta thấy một điều rằng, dù trong trường
hợp sử dụng tiêu chí phân loại giống nhau, các nhà Việt Ngữ học cũng không
hoàn toàn thống nhất về tên gọi của thuật ngữ. Với thành ngữ tiếng Việt, chúng
tôi lấy cách phân chia thành ngữ của Hoàng Văn Hành để làm cơ sở cho luận
văn của mình. Với thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi chọn cách phân chia của
Seidl và Mordie
Về cơ bản, nếu so với thành ngữ ẩn dụ miêu tả, thành ngữ so sánh có phần
không phức tạp bằng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, việc nhận ra thành
ngữ so sánh dễ dàng hơn thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Trong luận văn này, nhằm
làm cho công việc xử lý tư liệu mang tính thống nhất, chúng tôi đưa ra cách
nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh như sau:

1.5. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt

Comparison Idioms 33
Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh,
với nghĩa biểu trưng, kiểu trộm cắp như rươi, te tái như gà mái nhảy ổ....
Theo Hoành Văn Hành, trước hết, cần phân biệt thành ngữ so sánh với tổ hợp
so sánh tự do. Phép so sánh có dạng tổng quát là A như B. Thành ngữ so sánh
cũng được xây dựng theo dạng tổng quát ấy.
Trương Đông San cho rằng, cấu trúc thành ngữ so sánh đa dạng hơn cấu
trúc của cụm từ có ý nghĩa so sánh thông thường. Nó gồm 4 dạng sau đây:

STT Cấu trúc Ví dụ


1 A như B Vênh váo như bố vợ phải đấm
2 (A) như B (chắc) như đinh đóng cột
3 Như B Như đỉa phải vôi
4 AB (Trường hợp này không được phần Dẻo quẹo, đen thủi
đông các nhà nghiên cứu chấp nhận.
Nó không hẳn là thành ngữ so sánh,
mà chỉ là các tổ hợp đã chuyển hóa
thành tổ hợp ẩn dụ. Trong Từ điển
thành ngữ tục ngữ Việt Nam, NXB
Văn học, GS Nguyễn Lân đã chọn một
cách nhận diện đơn giản. Ông “coi
những thành ngữ có 2 từ là từ ghép”

GS. TS Hoàng Văn Hành đã nêu ra những điểm chưa hợp lý trong kết luận
của Trương Đông San, vì theo ông, nếu dùng mẫu tổng quát của phép so sánh
A như B để giải thích cho thành ngữ so sánh thì chưa thực sự thỏa đáng, vì
vậy, sức giải thích về ngữ nghĩa bị hạn chế. Trong phép so sánh, việc so sánh
sự vật A với sự vật B chỉ thực hiện được khi căn cứ vào một thuộc tính nào đó
được coi là tuơng đồng của A và B. Phép so sánh nghệ thuật có đặc trưng là
các thuộc tính dùng làm căn cứ so sánh giữa các sự vật hiện tượng…chỉ có tính

Comparison Idioms 34
chất tương đối và lâm thời. Đặc điểm này cho phép so sánh trong nghệ thuật có
được tính bất ngờ và tính hình tuợng.
Cấu trúc logic của phép so sánh là: At1 như Bt2 (t1 là thuộc tính của A và
t2 là thuộc tính của B) Cấu trúc này làm cơ sở cho cấu trúc của phép so sánh
trong ngôn ngữ. Khi đó, t2 không bao giờ xuất hiện ở dạng hiển ngôn, nên mẫu
cấu trúc đầy đủ và tổng quát của phép so sánh là: At như B
Như vậy, cấu trúc đầy đủ của thành ngữ so sánh sẽ có 4 dạng sau đây:

STT Dạng
1 At như B
2 A như B
3 t như B
4 Như B

Tuy nhiên, chúng tôi tán đồng với kết luận của của Hoành Văn Hành, cấu
trúc của thành ngữ so sánh không đa dạng hơn mẫu cấu trúc của phép so sánh
thông thường, mà chỉ tương ứng với dạng t như B và như B mà thôi. Dạng (A)
như B của Trương Đông San thực chất chỉ là dạng t như B của Hoành Văn
Hành
Như vậy, luận văn của chúng tôi khảo sát cụ thể cấu trúc của thành ngữ so
sánh dạng t như B và như B, tức thành ngữ có ý nghĩa so sánh ngang bằng. Vì
khuôn khổ luận văn có hạn, chúng tôi xin phép không xét đến các trường hợp
so sánh hơn, kém, nhất như cay hơn ớt, chân ngoài dài hơn chân trong, con
nhà tông không giống lông cũng giống cánh, lệnh ông không bằng cồng bà
…trong luận văn này.
Như vậy, tất cả các thành ngữ có cấu trúc thuộc vào một trong các dạng
1 t như B
2 Như B

Comparison Idioms 35
sẽ được chúng tôi thu thập. Nguồn tư liệu thành ngữ so sánh tiếng Việt của
luận văn này sẽ được rút ra từ các công trình đã được nêu ở mục 4 phần mở
đầu.
Các thành ngữ vàng như nghệ / mặt vàng như nghệ, sắc như dao cau/
mắt sắc như dao cau là những trường hợp cần thiết phải có những biện luận
thích hợp. Nếu đề cao thói quen sử dụng thành ngữ của dân gian, người làm từ
điển có thể cho cả 2 trường hợp đó xuất hiện trong từ điển của mình và ngược
lại. Theo chúng tôi, đó là một cách lựa chọn phù hợp hơn cả đối với luận văn
của mình.

1.6. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Anh


Michael Mc Carthy và Felicity O’Dell đã đưa ra các dạng tổng quát của
thành ngữ tiếng Anh như sau:
Types of idiom
Form Example Meaning
Verb + object / Produce two useful
Kill two birds with one
complement results by just doing one
stone
(and / or adverbial) action
In an extremely short
Prepositional phrase In the blink of an eye
time
Something which people
Compound A bone of contention
argue and disagree
Simile As dry as a bone Very dry indeed
Binomial Crude and lacking
Rough and ready
(word and word) sophistication
Trinomial (word + Relaxed, incontrol, not
Cool, calm and collected
word + and + word) nervous
Whole clause or To tell the main point, but
To cut a long story short
sentence not all the fine details

Comparison Idioms 36
Thuật ngữ simile trong tiếng Anh (phép so sánh) tương đương với thuật ngữ
phép so sánh thông thường của tiếng Việt. Simile là sự mô tả những sự vật, sự
việc bằng cách so sánh nó với những sự vật, hiện tượng khác, và thường sử
dụng những từ như as hay like (a simile is an expression that describes
something by comparing it with something else, usually using the words as or
like. For instance, Their boss is as lazy as a lizard means the boss is similar to
a lizard). Cũng giống như tiếng Việt, thành ngữ so sánh tiếng Anh cũng là
một tiểu loại trong simile.
Hoàng Quốc trong bài báo Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngữ so
sánh tiếng Anh trong Thông tin Khoa học, Đại học An Giang, trên cơ sở tập
hợp các ví dụ, đã đưa ra các dạng cụ thể của thành ngữ so sánh (loại so sánh
ngang bằng) tiếng Anh như sau:

Các dạng thành ngữ so sánh tiếng Ví dụ


Anh
As adj as B As slippery as an eel
A like B Fight like cat and dog
(A) like B Like a duck in a thunderstorm
Like B Like hell

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, trong tiếng Anh, có những trường hợp rất
dễ nhầm lẫn giữa simile và thành ngữ so sánh, hay nói cách khác, ranh giới
giữa simile và thành ngữ so sánh là rất mong manh. Đó là trường hợp những
cụm từ có cấu trúc như trên nhưng không mang tính thành ngữ hoặc có mang
tính thành ngữ nhưng không có ý nghĩa so sánh. Vì thế, luận văn của chúng tôi
không xét đến 2 trường hợp sau đây:
+ Trường hợp những cụm từ có cấu trúc as + adj + as, nhiều khi là thành
ngữ, nhưng không mang ý nghĩa so sánh, như với các từ soon, long, far, well,

Comparison Idioms 37
good. Vd: as far as anyone knows. Hoặc cũng có dạng cấu trúc trên, nhưng
không có tính thành ngữ, ví dụ như She is as smart as my daughter.
+ Trường hợp những cụm từ bắt đầu bằng like + noun, dù mang ý nghĩa so
sánh nhưng tính thành ngữ không cao, và nó chỉ là các cụm từ tự do xuất hiện
trong những bối cảnh giao tiếp nhất định. Vd: His car looks like an untidy room
Cũng như thành ngữ so sánh tiếng Việt, trong luận văn này, chúng tôi chưa
đủ điều kiện để tìm hiểu thành ngữ so sánh tiếng Anh dạng hơn, như thành ngữ
more death than live (thừa sống thiếu chết).
Như vậy, thành ngữ tiếng Anh thuộc một trong các dạng sau
1 As adj as B
2 A like B
3 (A) like B
4 Like B
sẽ được chúng tôi thu thập làm tư liệu của luận văn.
Tiểu kết
Như vậy, qua mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể
thấy, các dạng tương ứng của thành ngữ tiếng Anh như sau:

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh


STT
tiếng Việt tiếng Anh
As adj as B
t như B
1 (As slippery as an eel)
(Nhũn như con chi chi)
A like B
(Rình như mèo rình chuột)
(Fight like cat and dog)
(A) like B
Như B
Like a duck in a thunderstorm
2 (như đỉa phải vôi)
Like B
Like hell

Comparison Idioms 38
Thành ngữ nói chung và thành ngữ so sánh nói riêng, là một loại đơn vị
từ vựng đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ, chỉ với một tổ hợp có kích thước vật chất
không lớn, nhưng nó có khả năng tích lũy các thông tin ngoài ngôn ngữ một
cách thú vị. Thành ngữ so sánh có chức năng miêu tả một cách sinh động thế
giới khách quan, cụ thể hóa những trạng thái, tính chất và hoạt động của xã hội
loài người. Vì vậy, sử dụng thành thạo thành ngữ là một nấc thang cần thiết đối
với người dạy và học ngoại ngữ.
X. G. Gavrin đã nhận định: “Không thể gọi là nắm được một ngôn ngữ
nếu không nghiên cứu một cách có hệ thống các thành ngữ của ngôn ngữ đó,
cũng như không thể nói là nắm được các thành ngữ, nếu không hiểu rõ xuất xứ
của chúng”. Việc so sánh thành ngữ của hai nền văn hóa khác xa nhau, cho
phép hiểu rõ hơn về cách tư duy hình tượng của những người đại diện cho một
ngôn ngữ văn hóa nhất định. Luận văn của chúng tôi cố gắng miêu tả một khía
cạnh của thành ngữ so sánh Anh- Việt, qua đó sẽ có thể góp phần tăng khả
năng thực hành ngôn ngữ nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng.

Comparison Idioms 39
CHƯƠNG 2

CẤ U TRÚC THÀNH NGỮ SO SÁNH

VÀ CẤ U TRÚC VẾ SO SÁNH

CỦ A THÀNH NGỮ SO SÁNH

TIẾ NG VIỆ T VÀ TIẾ NG ANH

Nhiệm vụ trọng tâm của Chương 2 là miêu tả cấu trúc của vế so sánh (vế
B) trong thành ngữ so sánh. Tuy nhiên, để thấy được mối quan hệ giữa các
thành tố cấu thành thành ngữ, chúng tôi thấy cần thiết phải đặt vế B trong mối
tương quan với các bộ phận còn lại. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ lần
lượt miêu tả cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh theo trình tự vế
A - vế B.

2.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Việt

Như đã trình bày ở Chương 1, trong luận văn của chúng tôi, thành ngữ
so sánh là thành ngữ được rút ra từ cấu trúc so sánh thông thường là A như B.
Từ đây trở đi, chúng tôi gọi A (vế A) là vế được so sánh và B (vế B) là vế so
sánh. Các thành ngữ so sánh dạng ngang bằng là đối tượng được chúng tôi
khảo sát.
Trong số 599 thành ngữ thu thập được, chúng tôi phân làm 13 nhóm có
các dạng khác nhau như sau:

Comparison Idioms 40
Từ
Ví dụ Vế A so sánh Vế B
Đỏ như gấc
Câm như hến
1 Nợ như Chúa Chổm
Dối như Cuội
Bám như đỉa
Giãy như đỉa phải vôi
Nín như gái ngồi phải cọc
Léo nhéo như mõ réo quan viên
2
Lồng bồng như mẹ chồng chia xôi
Ấm oái như hai gái lấy một chồng
Đay đảy như gái rẫy chồng ốm
như dao cùn cắt thịt bụng
như trứng quẩy đầu gậy
như xẩm sờ gậy
3
như đỉa phải vôi
như cá nằm trên thớt
như con bò gầy gặp bãi cỏ non
Ngủ say như chết
Giết người như ngóe
4
Chuyện giòn như bắp rang
Chạy nhanh như gió
như chuối chín cây
5 như đinh đóng cột
Ngơ ngác như vạc đui
6 Ướt như chuột lột
Nhẵn như phản hàng thịt

Comparison Idioms 41
(Rẻ) như bèo
7 (Chậm) như rùa

(Chắc) như đinh đóng cột


8
(To) như bồ tuột cạp
Bé bằng con kiến
9
Coi trời bằng vung
Lửng lơ con cá vàng
10
Kẻ tám lạng người nửa cân
Hai đấm cũng bằng một đạp
Hai thưng cũng bằng một đấu
11
Lòng vả cũng như lòng sung
Thân cò cũng như thân chim
12 Nhẹ tựa hồng mao
Xơ như nhộng, xác như vờ
13 Xanh như lá, bạc như vôi
Rắn như thép, vững như đồng

Trong số 13 tiểu nhóm tiểu biểu trên, có thể thấy các dạng của thành ngữ
so sánh ngang bằng khá phong phú. Có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:
2.1.1. Vế A: Vế A là vế được so sánh. Tuy kí hiệu là A, nhưng trên thực
tế, A có thể không xuất hiện mà chỉ có t “thay mặt” cho A xuất hiện trong
thành ngữ mà thôi. t là những từ, ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng, hành vi,
thái độ hay trạng thái hành động…nào đó của A, ví dụ như (mặt) te tái như gà
mái nhảy ổ, (giọng) the thé như xé vải, (thái độ) dửng dưng như bánh chưng
ngày Tết…
Trong các ví dụ trên, xét về cấu tạo, vế A có cấu trúc không thuần nhất.
Nó có thể là một từ đơn (đỏ, nín, nhẵn..), một từ ghép (quân lệnh, chị em

Comparison Idioms 42
dâu…) láy (léo nhéo, ấm oái, ngơ ngác..) hay một cụm từ ( con nhà tông, ngủ
say, rút dây…). Vế A có kích thước lớn nhất cũng chỉ có 4 âm tiết. Chúng tôi
không bắt gặp trường hợp A là một từ ghép và A là một mệnh đề trong các
thành ngữ so sánh đã thu thập. Phần lớn vế A là từ đơn, và là tính từ.
Theo thống kê của chúng tôi, trong tổng số 599 thành ngữ so sánh, tình
hình từ loại của vế A như sau:

Từ loại Số lượng Ví dụ
Chữ trong chữ như gà bới
Danh từ ~ 3,67 % Kẻ cắp trong kẻ cắp như rươi
Chân trong chân như ống sậy
Kêu trong kêu như bò rống
Động từ ~ 20,26 % Làm trong làm như mèo mửa
Nhảy trong nhảy như choi choi
Lanh chanh trong lanh chanh như hành không muối
Tính từ ~ 58 % Len lét trong len lét như rắn mùng năm
Bầy nhầy trong bầy nhầy như thịt bụng
Hai đấm trong hai đấm cũng như một đạp.
Danh ngữ ~ 4,5 % Cái đầu xù xụ trong cái đầu xù xụ như mụ ăn mày
Chị em dâu trong chị em dâu như bầu nước lã
Coi mạng người trong coi mạng người như rác
Động ngữ ~ 6 % Lớn nhanh trong lớn nhanh như thổi
Ăn khỏe trong ăn khỏe như thần trùng
Tính ngữ 0%
Cú 0%
Như chó với mèo
Không có
~ 8,68 % Như đũa có đôi
vế A
Như sét đánh ngang tai

Comparison Idioms 43
Bảng thống kê trên chỉ ra rằng, số lượng vế A là tính từ chiếm tới gần 60%
trong tổng số toàn bộ thành ngữ so sánh tiếng Việt. Nó gấp 3 lần so với số
lượng thành ngữ có vế A là động từ. Điều đó cho thấy, cũng như các dân tộc
khác, việc cụ thể hóa mức độ mà tính từ chỉ ra là điều rất quan trọng trong cách
suy nghĩ của người Việt Nam. t trong cấu trúc A(t) như B là yếu tố bắt buộc
phải có mặt trong cấu trúc sâu nhưng không nhất thiết phải ổn định trên cấu
trúc mặt. t là những từ ngữ biểu thị thuộc tính mà có thể được đánh giá theo
thang độ. Thang độ là một đặc tính liên quan trước hết đến tính từ. Ví dụ như
xanh xanh, xanh, xanh lè…Thang độ ở đây được hiểu là một trục đối vị, gồm
2 cực đối nhau thông qua một chuẩn. Các tính từ đánh giá theo thang độ đều
được định vị một cách tương đối trên thang độ ấy. Theo ví dụ nêu trên, nếu lấy
xanh làm từ trung tâm, có thể hình dung một cách tương đối như sau:

Xanh xanh Xanh Xanh lè

Người bản ngữ, bằng khả năng tư duy ngôn ngữ mẹ đẻ, có thể tri nhận được
mức độ mà thành ngữ đó biểu thị.
Vế A là từ tính từ chiếm đa số trong tổng số thành ngữ so sánh tiếng Việt,
tới 58 %. Vế A là động từ và động ngữ chiếm khoảng 25,36%, trong khi danh
từ và danh ngữ khiêm tốn với 8,2 %. Trường hợp vế A là một danh từ chiếm
một tỉ lệ nhỏ, vì mức độ trừu tượng của nó là không thể so sánh với tính từ.
Các trường hợp, vế A là một danh từ như chữ trong chữ như gà bới và vế A là
một danh ngữ, như trường hợp thân cò trong thân cò cũng như thân chim, hay
lòng vả trong lòng vả cũng như lòng sung rất ít ỏi. Chúng tôi hầu như không
bắt gặp trường hợp vế A là tính ngữ.

Vế A phần lớn có mặt trong thành ngữ so sánh, như trong các thành ngữ ở
ví dụ trên. Tuy nhiên, có những trường hợp, vế A không có mặt hoặc không

Comparison Idioms 44
nhất thiết phải có mặt. Các thành ngữ trong tiểu loại 7, 8 cho thấy rằng, khi
vắng mặt A, người nghe vẫn hiểu ý nghĩa của thành ngữ. Điều này có thể lý
giải khi dựa vào trọng tâm nghĩa của thành ngữ so sánh. Nếu trọng tâm nghĩa
rơi vào A thì A bắt buộc phải có mặt trong cấu trúc thành ngữ so sánh (kiểu
như A là lép trong lép như trấu, thẳng trong thẳng như ruột ngựa, chậm trong
chậm như sên) và ngược lại4. Người ta sử dụng thành ngữ so sánh không có sự
xuất hiện của A khi cả người nói và người nghe, do cùng một phông văn hóa
với nhau, nên đã “mặc định” với nhau tính chất, thuộc tính, đặc trưng mà A
vốn có. Những thuộc tính này hầu như là điển hình cho sự vật hiện tượng đó,
chỉ có một, mà ít trường hợp có đến 2 thuộc tính trở lên. Ví dụ, nói đến bèo,
người ta không nghĩ đến tính chất nhiều, không nghĩ đến màu xanh, mà nghĩ
đến tính chất rẻ của nó.
Một A có thể tương ứng với nhiều B hay một B có thể tương ứng với nhiều
A. VD :

Vế A Từ so sánh Vế B
như gió
như sóc
Nhanh
như cắt
như điện
Chậm như
Yếu như sên

2.1.2. Từ so sánh trong thành ngữ so sánh ngang bằng thường gặp các từ:
như, cũng như, bằng, cũng bằng, tựa, hoặc không có từ so sánh. Những từ ngữ

4
Các nhà ngôn ngữ học vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm “trung tâm nghĩa”. Ở đây, chúng tôi
hiểu khái niệm này một cách đơn giản trên cơ sở của việc phân tích thành ngữ so sánh từ góc độ của mối quan
hệ hướng tâm, ly tâm giữa hai vế so sánh và được so sánh.

Comparison Idioms 45
này biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng. Cấu trúc so sánh thông thường
thường dùng các từ: như, tày, thể, như thể là, tựa, tựa là, là, hơn, bằng, không
bằng, … So với từ ngữ biểu thị ý nghĩa so sánh trong cấu trúc so sánh thông
thường, số lượng từ so sánh của thành ngữ so sánh ít hơn nhiều. Người ta bắt
gặp như có tần số xuất hiện nhiều hơn cả.
Từ so sánh cũng có thể không xuất hiện trong cấu trúc so sánh của thành
ngữ so sánh tiếng Việt. Trong 2 thành ngữ Lửng lơ con cá vàng / kẻ tám lạng,
người nửa cân, như không có mặt nhưng người nghe vẫn hiểu một quan hệ so
sánh ngang bằng giữa hai vế của thành ngữ. Tuy nhiên, trong đại đa số các
trường hợp, từ biểu thị quan hệ so sánh luôn xuất hiện.
2.1.3. Vế B: Vế B trong thành ngữ so sánh là vế được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm nhất. Khác với vế B trong cấu trúc so sánh thông thường, vế B trong
thành ngữ so sánh chỉ có một vì thành ngữ so sánh cũng là đơn vị định danh,
không có sự móc nối của nhiều tổ hợp từ có quan hệ đẳng lập với nhau. Trong
khi đó, ở cấu trúc so sánh thông thường, vế A có thể kết hợp với một chuỗi B
như trong ví dụ: những chị cào cào (…) khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như
làm dáng, như ngượng ngùng. Thành ngữ so sánh không cho phép một A
tương ứng cùng lúc với nhiều B bởi nó đòi hỏi một sự chặt chẽ và bền vững về
cấu trúc và ý nghĩa. Điều này dẫn đến một đặc điểm, đó là cấu trúc của dạng so
sánh thông thường đa dạng, dễ biến động, trong khi thành ngữ so sánh thì
ngược lại.
Vế để so sánh này luôn luôn hiện diện trong thành ngữ. Nhiệm vụ của B là
cụ thể hóa A. Ví dụ, mức độ léo nhéo sẽ được cụ thể hóa khi đặt nó vào bối
cảnh thằng mõ đi gọi quan (léo nhéo như mõ réo quan viên). Đôi khi, người ta
chỉ hiểu được B khi nằm trong sự kết hợp với A, mà điển hình là thành ngữ nợ
như chúa Chổm. Có trường hợp với một A, có thể bắt gặp tới ba, bốn B khác
nhau. Với cùng một màu đỏ, có thể nói đỏ như son, đỏ như máu, đỏ như tôm
luộc…Hay với một A thì chỉ có một B tương ứng như trường hợp lang lảng
như chó cái trốn con.

Comparison Idioms 46
Vế B có cấu trúc riêng không thuần nhất, và nó cũng phức tạp hơn vế A. B
có thể là một từ đơn như trong ví dụ 1: gấc, hến, Cuội…, B có thể là một cụm
từ như chuối chín cây, đinh đóng cột, phản hàng thịt…, B có thể là một kết cấu
chủ vị: xẩm sờ gậy, cá nằm trên thớt, con bò gầy gặp bãi cỏ non….
Trên tổng số 599 thành ngữ so sánh, có thể thống kê kiểu từ loại ở vế B như
sau:

Từ loại Số lượng Ví dụ
Cọp trong dữ như cọp
Danh từ ~ 49 % Hến trong câm như hến
Vại trong bình chân như vại
Bay trong phóng như bay
Động từ ~ 6,17 % Múa trong dẻo như múa
Ăn cướp trong nhanh như ăn cướp
Tính từ ~0%
Đôi đũa lệch trong Như đôi đũa lệch
Danh
~ 14,52 % Bồ sứt cạp trong to như bồ sứt cạp
ngữ
Hai giọt nước trong như hai giọt nước
Tát nước vào mặt trong chửi như tát nước vào mặt
Động
~ 11 % Chờ mẹ về chợ trong chờ như chờ mẹ về chợ
ngữ
Nở từng khúc ruột trong như nở từng khúc ruột
Tính ngữ 0%
Quạ đậu chuồng lợn trong chấp chới như quạ đậu
chuồng lợn
Cú ~ 18,36 %
Ông từ giữ oản trong khư khư như ông từ giữ oản.
Hùng hục trong hùng hục như trâu húc mả

Qua bảng trên, chúng ta thấy vế B là một danh từ chiếm đa số với khoảng
49% trên tổng số thành ngữ, trong khi chỉ số này ở vế A chỉ là 3,67%. Như
Comparison Idioms 47
vậy, mô hình tính từ như danh từ là cấu trúc điển hình và phổ biến nhất trong
thành ngữ so sánh tiếng Việt. Danh từ ở vế B đều là những sự vật hiện tượng
không xa lạ gì với cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân Việt Nam.
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của con trâu trong khỏe như trâu, cây lúa
trong mỏng như lá lúa, củ khoai trong lành như củ khoai, con kiến trong bé
bằng con kiến…
Việc xác định giá trị tương đương cho một thuộc tính, trạng thái hay tính
chất nào đó của sự vật đã được đặc trưng hóa bằng một đặc điểm nổi bật của
đối tượng được so sánh. Có một điều rất dễ nhận thấy, đó là số lượng vế B là
một danh từ chỉ tên các loài vật chiếm một số lượng không nhỏ. Có tới 160
thành ngữ có vế B chỉ tên con vật trên tổng số 599 thành ngữ so sánh tiếng
Việt. Chúng đều là những con vật rất gần gũi với đời sống sinh hoạt và lao
động của nhân dân, như con kiến, con ve, con chạch, con hến, con cua, con hổ,
con rươi... Có thể lý giải lý do vì sao rất ít gặp các hình ảnh xa lạ trong thành
ngữ, vì thành ngữ là lối nói quen thuộc của nhân dân qua các thời kỳ lịch sử,
và điều đó đã vô hình chung sàng lọc những khái niệm hay sự vật không gắn
bó với quần chúng lao động.
Về lý thuyết, nếu kích thước vật chất của vế giải thích càng lớn thì mức độ
rõ ràng sẽ càng cao. Điều này có thể lý giải cho việc vì sao vế B có cấu tạo là
một mệnh đề hay một cú chiếm tới 18,36 %. Tuy nhiên, chúng hầu hết đều có
kết cấu đơn giản, là câu đơn hai thành phần, gồm chủ ngữ và vị ngữ mà thôi.
So với trường hợp vế B là ngữ danh từ, thành ngữ có vế B là cú gần như tương
đương về kích thước vật chất, bởi trung bình, chúng chỉ gồm khoảng 4 âm tiết.
Ở vị trí thứ 3 là ngữ danh từ. Khi khảo sát cụ thể, chúng tôi nhận thấy vế B là
ngữ danh từ chiếm tỉ lệ khoảng 14,52 %.
Đứng vị trí thứ 4 và 5 lần lượt là động ngữ và động từ. Không ít trường
hợp, vế B là ngữ động từ. Nó chiếm 11 % trong tổng số thành ngữ. Tuy nhiên,
nếu so với số lượng của vế B là danh từ, nó kém tới gần 5 lần. Danh từ là
những từ có ý nghĩa khái quát biểu thị sự vật (người, con vật, đồ vật, vật liệu,

Comparison Idioms 48
hiện tượng, khái niệm…) Vì vậy, động từ khó có thể thay thế danh từ ở điểm
này.
Trong phạm vi tư liệu của luận văn, chúng tôi hầu như không bắt gặp
trường hợp nào có vế B là tính từ hay tính ngữ. Vì thế, có thể thấy mô hình
A(t) như tính từ hay A(t) như tính ngữ là không có trong cấu trúc thành ngữ
so sánh tiếng Việt. Theo quan sát của chúng tôi, ít khi bắt gặp thành ngữ so
sánh tiếng Việt có mô hình vế A và B đẳng loại với nhau. Chỉ có vài trường
hợp như chân như ống sậy, chú cũng như cha,…nhưng với số lượng không
đáng kể so với tổng số thành ngữ.
Ở B, người ta bắt gặp những hình ảnh biểu trưng đậm đà bản sắc dân tộc
Việt. Những sự vật, hiện tượng, con người đều gắn bó với đời sống sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân. Đây là kho tàng chứa đựng rất nhiều những đặc trưng
văn hóa của dân tộc. Bảng so sánh của Trần Thị Lan trong Luận án tiến sĩ
Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá con người giữa các ngôn
ngữ Việt- Anh – Nga có thể cho thấy được đặc trưng văn hóa dân tộc trong
thành ngữ so sánh Việt Nam:

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nga


Vênh Bố vợ phải đấm/
peacock Indjuk
váo khố rợ phải lấm
Cao Cây sào/ hạc thờ Maypole
Hói, trọc Sọ dừa Biliard Mafusail
Xấu Ma/ khỉ duckling

Cơ cấu nghĩa của vế B trong dạng thành ngữ như B có vài điều cần xem
xét. GS Hoàng Văn Hành đã có nhận xét rằng, nghĩa của vế B trong thành ngữ
kiểu này có tầng nghĩa đôi. Tầng nghĩa đôi ở đây được hiểu rõ hơn nếu đặt
trong sự so sánh với các thành ngữ có cùng chung A. Xem xét ví dụ sau:
(1)+ Rách như tổ đỉa

Comparison Idioms 49
(2)+ Rách như xơ muớp
Ở (1), tổ đỉa ngoài chức năng định danh là tổ đỉa quen thuộc, nó còn khu
biệt sự rách nát với xơ muớp. Rách trong rách như tổ đỉa và rách trong
rách như xơ mướp rõ ràng có những đặc trưng ngữ dụng khác nhau. Hơn
nữa, nó còn bao hàm cả sự đánh giá của người nói đối với sự tình được
nói đến trong câu. Như vậy, xét về cơ cấu nghĩa, thành ngữ so sánh rõ
ràng vẫn mang tính tượng trưng. Tuy nhiên, tính tượng trưng ở những
thành ngữ loại này không thể cao bằng thành ngữ miêu tả ẩn dụ.
Ngoài ra, khi khảo sát, chúng tôi bắt gặp một số thành ngữ so sánh có
dạng kép (lặp), nghĩa là trong một thành ngữ gồm 2 cấu trúc so sánh nhỏ hơn.
Mỗi cấu trúc nhỏ đó có thể đứng độc lập như một thành ngữ riêng biệt, như
trong ví dụ 13

Xơ như nhộng, xác như vờ


Xanh như lá, bạc như vôi
VD 13
Rắn như thép, vững như đồng
Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi trăng

Về thực chất, thành ngữ so sánh dạng này chính là việc kết hợp hai
thành ngữ con: Xơ như nhộng + xác như vờ/ xanh như lá + bạc như vôi hay
rắn như thép + vững như đồng... Ý nghĩa của hai thành ngữ con gần tương
đương nhau. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, để cụ thể hóa nghĩa của cả tổ
hợp. Nếu thử lược bỏ một vế của thành ngữ dạng này, mặc dù nghĩa của chúng
không còn trọn vẹn nữa, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được. Vì vậy, chúng
tôi nghĩ, có thể giải thuyết trường hợp này khi xếp chúng vào dạng t như B mà
không cần phát sinh thêm một mô hình nữa của thành ngữ so sánh.

2.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Anh

Comparison Idioms 50
Trên bình diện cấu trúc, thành ngữ tiếng Anh cũng đã được nhiều nhà
nghiên cứu Việt Nam để ý tới. Mục đích chính là miêu tả cấu trúc, nhưng
nhiều nhà nghiên cứu sử dụng tên cho công trình của mình là “cấu trúc”, “hình
thái” hay “hình thức”. Chúng tôi nhận thấy, những mô tả đó vẫn chỉ chủ yếu là
làm sáng tỏ khía cạnh cấu tạo của thành ngữ so sánh, chứ không thật sự phù
hợp với nhãn hiệu “hình thái” như đúng nghĩa của nó. Xem xét 10 tiểu loại ví
dụ trong số 468 thành ngữ so sánh tiếng Anh mà chúng tôi thu thập được sau
đây:

Từ Từ
STT so Vế A so Vế B Nghĩa thành ngữ
sánh sánh
Cứng như thép
As hard as stell
(Cứng như sắt/thép)
Béo như con lợn
As fat as a pig
1 (béo như lợn)

Buồn như đêm tối


As sad as night
(Buồn như chấu cắn)

Hay thay đổi như cái chong


As changeable as weather-cock chóng gió
(Thay đổi như chong chóng)
Đẹp như cầu vồng
2 As beautiful as the rainbow
(đẹp như tranh vẽ)

Bướng bỉnh như con la


As Obstinate as A mule
(ngang như cua)

Đánh nhau như chó với mèo


3 To fight like cat and dog.
(như chó với mèo)

Comparison Idioms 51
To breed like rabbit Đẻ nhiều như thỏ.

swim to the
To like a stone Như một hòn đá
bottom

To have a hand like a foot Như bàn chân

a fighting
To live like Hay gây gổ như chim trống
cock

duck in a
Like (Ngơ ngác) như vịt trong bão
thunderstorm
a duck to Như vịt được thả về với
Like
4 water nước. (ngơ ngác thiểu não)
looking for Như tìm cái kim trong đống
Like neddle in a cỏ khô
haystack (mò kim đáy bể)
Khỏe như con bò
As strong as an ox
(Khỏe như trâu)
Đầy như một quả trứng
As full as an egg
5 (Chật như nêm)

Khôn ngoan như con cú


As wise as an owl
(Khôn như ranh)

Im lặng như nấm mồ


As silent as the grave
(Lặng như tờ)
6 Tự do như không khí
As free as the air
(Hoàn toàn tự do)
As as the pole apart Trệch xa như hai cực

Comparison Idioms 52
wide (Như nước với lửa)

Chắc như trứng là trứng


As sure as eggs is eggs
(Chắc như đinh đóng cột)
Hạnh phúc như ngày dài
As happy as the day is long
(vui như trẩy hội)

7
I'm standing Chắc như tôi đang đứng ở đây
As sure as
here (Chắc như đinh đóng cột)

Nhạt nhẽo như nước ao tù


As dull as ditch-water
(nhạt như nước ốc)
Đông chật như hộp cá
As crowed as a sardine can sardine
8
(Chật như nêm)

a church Nghèo như con chuột nhà thờ


As poor as
mouse (Nghèo rớt mồng tơi)

Như tia chớp từ bầu trời


a bolt from
Like trong xanh
the blue sky
(như sét đánh ngang tai)
Như một con gà mái với
a hen with one một con gà con
Like
9 chicken (tất bật, bận rộn: bận như
con mọn)
Như một con mèo trên
a cat on the những viên gạch nóng
Like
hot bricks (lo lắng, bồn chồn: như
kiến trong chảo)

Comparison Idioms 53
như một trò đùa
Like fun
Rất đáng ngờ
Như địa ngục
10 Like hell
(làm hết sức mình)
glue and Như hồ và vecni
Like
varnish (dính như keo sơn)

Trong số 10 tiểu nhóm ví dụ chúng tôi thu thập được, có thể thấy cấu tạo
của thành ngữ so sánh tiếng Anh cũng khá phong phú. Có thể đưa ra một số
nhận xét sau đây:
2.2.1. Vế A: Cũng giống như vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Việt,
vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Anh là vế được so sánh. Vế A là những từ,
ngữ biểu thị các thuộc tính, đặc trưng… thuộc về cái so sánh. Theo như cách
phân loại thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, ông chia thành ngữ ra
làm 2 loại, là thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết, trong đó thành ngữ so
sánh thuộc loại thành ngữ hợp kết. Thành ngữ hợp kết có đặc điểm, thành phần
của nó do sự kết hợp của 2 thành tố: một biểu thị thuộc tính chung của đối
tượng và một biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng. Quan hệ giữa 2 loại
thành tố này là quan hệ chính phụ, trong đó đối tượng so sánh luôn là thành
phần chính, còn đối chứng so sánh là thành phần phụ. Ví như, trong thành ngữ
nhăn nhó như nhà khó hết ăn, nhăn nhó biểu thị thuộc tính chung về tính chất,
còn nhà khó hết ăn biểu thị một thuộc tính riêng về mức độ của tính chất đó.
Thành ngữ so sánh tiếng Anh, theo nhận định của chúng tôi, cũng được xây
dựng trên cơ sở như vậy.
Ở các ví dụ trên, có thể nhận thấy một điều, cấu trúc vế A trong thành
ngữ tiếng Anh không phức tạp. Nó có thể là 1 từ đơn âm tiết như trong VD1
(hard, fat, sad), hay là một từ đa âm tiết như trong VD2 (changeable, beautiful,
obstinate). Vế A cũng có thể là một cụm từ như trong VD 3, như have a hand
trong To have a hand like a foot, swim to the bottom trong to swim to the

Comparison Idioms 54
bottom like a stone, to come back again trong to like a bad half- penny. Chúng
tôi không thấy sự xuất hiện của ngữ tính từ hay cú trong vế A.
Trong Tạp chí Thông tin khoa học số 17/2004 của Đại học An Giang,
ThS. Hoàng Quốc cho rằng, ở kiểu loại thành ngữ so sánh là một ngữ tính từ
với cấu trúc as + adj + as…, vế A - đối tượng so sánh luôn là thành phần
chính. Điều này có nghĩa, vế A sẽ không thể vắng mặt trong thành ngữ so sánh
loại này. Tính từ giữ vai trò trung tâm, còn thành phần phụ (vế B) mang ý
nghĩa biểu trưng, làm rõ thêm tính chất của thành phần chính. Nó cũng giống
với thành ngữ mang cấu trúc A like B (To speak like a book), chỉ có điều, đây
là loại thành ngữ có cấu trúc cụm động từ, trong đó đối tượng hành động được
so sánh là động từ, giữ vai trò trung tâm nghĩa của cả thành ngữ. Nếu A vắng
mặt thì nó sẽ làm nghĩa của thành ngữ không rõ, mặt khác không thực hiện
được chức năng làm vị ngữ trong câu. Vế A chỉ vắng mặt (hoặc có thể vắng
mặt) trong thành ngữ có cấu trúc Like + B (Like hell) hay (A) like B (like a
duck to water, ), như trong các ví dụ 4,9,10. Vì trong loại thành ngữ này, gánh
nặng ngữ nghĩa sẽ dồn về thành phần chính là vế B. Trong ví dụ like a clock,
tính chính xác, đều đặn không cần phải được nhắc lại, nhưng những người
tham gia giao tiếp đều hiểu ngầm với nhau thuộc tính này. Chúng ta cũng có
thể giải thích lý do vắng mặt của A giống với thành ngữ so sánh tiếng Việt: do
thuộc tính của A là rất điển hình và đặc trưng, nên những người tham gia giao
tiếp không cần phải nhắc đến A. Nói cách khác, nó mang thuộc tính gần như
duy nhất của hiện tượng, sự vật, và hình ảnh dùng để so sánh đã quá quen
thuộc và gần gũi với cuộc sống hàng ngày, khiến không ai hiểu sai hiện tượng,
sự vật đó thông qua đối sánh. Bằng những kinh nghiệm sống tích lũy từ xã hội,
họ hoàn toàn có thể hiểu được ý định của người nói trong những trường hợp A
không có mặt như trên.
Về mặt từ loại, vế A có thể là một tính từ (trong cấu trúc tính ngữ so
sánh as + adj + as…) hay một động từ, ngữ động từ (trong cấu trúc động ngữ
so sánh). Theo khảo sát của chúng tôi, trường hợp vế A là một cú không xuất

Comparison Idioms 55
hiện. Nếu vế A là cú, đó rất có thể là một cấu trúc so sánh thông thường
(simile) có dạng giống thành ngữ so sánh.

Trên tổng số 468 thành ngữ so sánh tiếng Anh, qua khảo sát, chúng tôi
thấy tình hình từ loại ở vế A như sau:

Từ loại Số lượng Ví dụ
Danh từ 0%
To breed trong to breed like rabbit
Động từ ~5%
To live trong to live like a fighting cock
strong trong as strong as an oxi
Tính từ ~ 75 %
full trong as full as an egg
Danh ngữ 0 %
To swim to the bottom trong to swim to
the bottom like a stone
Động ngữ ~ 4,5 %
To have a hand trong to have a hand like
a foot
Tính ngữ 0%
Câu 0%
Like fun
Không có vế A ~ 15,5 %
Like glue and varnish

Việc phân định từ loại trong thành ngữ so sánh tiếng Anh đơn giản hơn
rất nhiều so với thành ngữ tiếng Việt, bởi nó có những dấu hiệu hình thức nhất
định cho phép nhận ra điều này. Theo thống kê của chúng tôi, vế A là tính từ
chiếm đa số, với khoảng 75 % tổng số thành ngữ so sánh tiếng Anh. Điều này
cho phép chúng ta có thể đưa ra một nhận định, là tiếng Anh cũng ưa thích sử
dụng thành ngữ nhằm cụ thể hóa tính chất, thuộc tính… của đối tượng như
trong tiếng Việt. Hay nói cách khác, số lượng vế A là tính từ chiếm đa số trong
Comparison Idioms 56
vốn thành ngữ của hai thứ tiếng. Ngoài số lượng thành ngữ không có sự xuất
hiện của A, phần còn lại được chia đều cho trường hợp vế A là động từ hay
động ngữ. Điều này khá giống với tình hình trong tiếng Việt, khi A là tính từ
chiếm đa số. Cả hai ngôn ngữ đều muốn cụ thể hóa thuộc tính, tính chất mà A
chỉ ra nhiều hơn là các trường hợp còn lại.

2.2.2. Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Anh thường gặp là các từ
As…as, like…Có 338 từ so sánh as…as…, trong khi từ so sánh là like chỉ có
130 trường hợp, chiếm Chúng luôn có mặt với nhiệm vụ chỉ ra tương quan so
sánh giữa 2 vế để làm nổi lên những đặc điểm tiềm ẩn trong đối tượng được so
sánh.

2.2.3. Vế B: Vế B của thành ngữ so sánh tiếng Anh luôn luôn có mặt để
tường minh hóa và cụ thể hóa A. Ví như người ta sẽ khó có thể hình dung ra
một cách rõ ràng sự im lặng (mum) nếu không gắn nó với đặc tính của con
hến: as mum as an oyster.
- Về cấu tạo, vế so sánh cũng không có cấu trúc thuần nhất.
+ Vế B có thể là một từ đơn âm tiết (fish, ox, deer…)
+ B có thể là từ đa âm tiết (turkey- cock, jellyfish, thunderstorm…)
+ B có thể là một ngữ (a kid with a new toy)
+ B thậm chí có thể là một cú (God made little green apples, eggs is eggs, I
am standing here…)
Về mặt từ loại, với 468 thành ngữ so sánh tiếng Anh, tình hình ở vế B như
sau:

Từ loại Số lượng Ví dụ
An owl trong as wise as an owl
Danh từ ~ 73 %
Ditch-water trong as dull as ditch- water

Comparison Idioms 57
Leech trong to stick like a leech
Động từ 0%
Crazy trong Like crazy
Tính từ ~ 0,4 %
Mad trong Like mad
A bolt from blue sky trong Like a bolt from blue sky
Danh ngữ ~ 23,5 % A hen with one chicken trong Like a hen with one
chicken
Động ngữ 0%
Tính ngữ 0%
I am standing here trong as sure as I am standing
Cú 0,8 % here
The day is long trong as sure as the day is long

Qua bảng trên, có thể nhận thấy vế B là danh từ chiếm đa số, tới xấp xỉ 73
% tổng số thành ngữ so sánh tiếng Anh. Trong khi đó, vế B là danh từ của
tiếng Việt chỉ chiếm khoảng 49 %.
Vế B là danh ngữ ở vị trí thứ 2, với gần 24 %. Tỉ lệ này cao hơn so với
thành ngữ so sánh tiếng Việt, nhưng không đáng kể. Ngữ danh từ có kích
thước vật chất lớn hơn danh từ, và đó có thể là lý do khiến nó ít góp mặt trong
cấu tạo thành ngữ, do những đơn vị cố định loại này đòi hỏi một cấu trúc càng
ngắn càng tốt. Điều này có thể lý giải cho trường hợp vế B là một cú, vì chỉ số
này chỉ xấp xỉ 0,8 %.
Trong vế B không có sự hiện diện của động từ, động ngữ và tính ngữ.
- Cũng như thành ngữ so sánh tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy với một A có
thể tương ứng với nhiều B và ngược lại, với một B có thể tương ứng với nhiều
A

Comparison Idioms 58
A B Ví dụ
Dirty Bẩn như lợn
Pig
Fat Béo như lợn
abc Dễ như ăn cháo
falling off a log Dễ như trở bàn tay
Dễ như ăn bánh (Vào những năm
1890, ở Mỹ từ “pie” là tiếng
Anything
lóng, được sử dụng với nghĩa
diễn tả sự dễ dàng)
Lying
easy
Winking
Rolling off a log
Duck soup

Tiểu kết

Như vậy, với những thành ngữ so sánh tiếng Anh và tiếng Việt thu thập
được chúng tôi rút ra một số nhận định sau đây:
Thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng về
cấu tạo hơn là những điểm khác biệt. Bảng so sánh tổng hợp sau đây sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về cấu tạo thành ngữ so sánh Anh - Việt.

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so


tiếng Việt sánh tiếng Anh

Từ đơn âm tiết + +
Từ đa âm tiết + +
Vế A

Cụm từ + +
Cú - -

Comparison Idioms 59
Khả năng vắng mặt
+ +
(Trong một số dạng nhất định)

so sánh Khả năng vắng mặt


+ +
Từ

(Trong một số dạng nhất định)

Từ đơn âm tiết + +
Từ đa âm tiết + +
Vế B

Cụm từ + +
Cú + +
Khả năng vắng mặt - -

Do loại hình ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau nên việc xác
định tính chất từ loại của thành ngữ tiếng Anh đơn giản hơn rất nhiều so với
thành ngữ so sánh tiếng Việt.

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh


Từ loại tiếng Việt tiếng Anh
Vế A Vế B Vế A Vế B
Danh từ ~ 3,67 % ~ 49 % 0% ~ 73 %
Động từ ~ 20,26 % ~ 6,17 % ~5% 0%
Tính từ ~ 58 % 0% ~ 75 % ~ 0,4 %
Danh ngữ ~ 4,5 % ~ 14,52 % 0 % ~ 23,5 %
Động ngữ ~6% ~ 11 % ~ 4,5 % 0%
Tính ngữ 0% 0% 0% 0%
Cú 0% ~18,36 % 0% ~0,8 %
Không có vế A ~ 8,68 % ~ 15,5 %

Qua bảng trên, có thể thấy, ở cả hai ngôn ngữ, vế A là tính từ chiếm ưu
thế so với các từ loại khác, trong khi vế B, danh từ vượt trội hơn cả. Điều này

Comparison Idioms 60
cho phép chúng tôi nghĩ đến một dạng cấu trúc phổ biến của thành ngữ so sánh
tiếng Việt và tiếng Anh là tính từ như danh từ.
Có thể miêu tả mối tương quan về từ loại của thành ngữ so sánh tiếng
Việt và thành ngữ so sánh tiếng Anh như sau:

4.5 6
0
8.68 Danh t?
3.67
Đ?ng t?
Tính t?
Danh ng?
Đ?ng ng?
Tínhng?
58 20.26

Không có v? A

Vế A thành ngữ so sánh tiếng Việt

0 4.5 0
15.5
Danh t?
0 Đ?ng t?
5
Tính t?
Danh ng?
Đ?ng ng?
Tínhng?

75
Không có v? A

Vế A thành ngữ so sánh tiếng Anh

Comparison Idioms 61
0
11 18.36

Danh t?
14.52
Đ?ng t?
Tính t?
Danh ng?
0
6.17
Đ?ng ng?
Tínhng?
49 Cú

Vế B thành ngữ so sánh tiếng Việt

73
Danh t?
Đ?ng t?
Tính t?
Danh ng?
Đ?ng ng?
0.4
Tínhng?

0.80 23.5
Vế B thành ngữ so sánh tiếng Anh

Comparison Idioms 62
CHƯƠNG 3

HỆ HÌNH Ả NH VÀ BIỂ U TRƯ NG TRONG

VẾ B

CỦ A THÀNH NGỮ SO SÁNH VIỆ T- ANH

3.1. Một số tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở
thành ngữ so sánh Việt – Anh

Trong cuốn sách Đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở
người Việt, Nguyễn Đức Tồn nhận định, ngôn ngữ là hình thức tồn tại kinh
nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại. Chúng ta có thể thấy những điểm chung
trong ngôn ngữ của các dân tộc, song, bên cạnh những yếu tố kinh nghiệm lịch
sử xã hội, trong ý nghĩa ngôn ngữ có cả những yếu tố chỉ có ở một nền văn hóa
nhất định. Nói cách khác, ngôn ngữ còn phản ánh và lưu giữ cả những khái
niệm, những đặc trưng đã được kinh nghiệm lịch sử của một dân tộc tạo ra,
phù hợp với những điều kiện của đời sống lao động, văn hóa xã hội của họ. Ở
chương trước, chúng tôi đã bàn đến cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Việt
và tiếng Anh. Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các thức tổ
chức nội dung của thành ngữ, các hình ảnh, biểu trưng được nêu trong vế B để
đánh giá các dân tộc thường hình dung A bằng cách nào, bằng “đường dẫn”
nào và cách nhìn nào.

3.1.1. Quan niệm về hình ảnh và biểu trưng

Comparison Idioms 63
Trong thành ngữ so sánh ở hai ngôn ngữ, hình ảnh mà các dân tộc dùng làm
biểu trưng cho cùng một tính chất, thuộc tính, sự tình, hành động hay trạng thái
có thể giống và khác nhau. Sự giống và khác nhau đó được thể hiện qua vế B
trong thành ngữ so sánh. Vế B trong thành ngữ so sánh có chức năng thuyết
minh làm rõ cho vế A. Ở vế B, đó là những hình ảnh để biểu trưng cho A về
một phương diện và đặc điểm nào đó. Ví dụ, với thành ngữ so sánh tiếng Việt
lạnh như tiền, hình ảnh tiền được chọn lựa để biểu trưng cho tính chất lạnh5.
Người Việt và người Anh đều dùng hình ảnh con đỉa để nói đến biểu trưng
bám chặt một cách nhằng nhẵng, hay đều dùng hình ảnh con rùa để thể hiện
thuộc tính chậm của hành động. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, trường
hợp thành ngữ so sánh tiếng Việt và thành ngữ so sánh tiếng Anh có chung
biểu trưng nhưng khác nhau về hình ảnh hay ngược lại là hiện tượng phổ biến
hơn cả.
Trong thành ngữ so sánh tồn tại hai trường hợp. Trường hợp 1: biểu trưng
được hiểu theo nghĩa gốc. Ví dụ, trong thành ngữ bẩn như trâu đầm, hình ảnh
trâu đầm được dùng để đại diện cho thuộc tính bẩn. Trường hợp 2: biểu trưng
cần phải được hiểu theo một tầng nghĩa thứ 2- nghĩa phái sinh. Có thể lấy
thành ngữ vững như kiềng ba chân làm ví dụ. Hình ảnh kiềng ba chân biểu
trưng cho tính chất vững. Nhưng vững ở đây thường ít được hiểu với nghĩa
vững chãi, khó đổ của sự vật, mà thường được hiểu với nghĩa lập trường vững
vàng nhiều hơn. Đặc điểm này, theo chúng tôi, phụ thuộc vào tính thành ngữ
cao hay thấp của từng thành ngữ cụ thể. Nếu tính thành ngữ thấp, biểu trưng
thường được hiểu theo nghĩa từ điển. Nếu tính thành ngữ cao, biểu trưng nhiều
khả năng được hiểu theo nghĩa phái sinh. Tính thành ngữ càng cao, mức độ
phái sinh nghĩa của biểu trưng càng xa so với nghĩa gốc.

5
Lạnh ở đây chỉ nói đến thái độ đối xử, ăn ở của người với người. Không thể dùng thành
ngữ này với nghĩa trời lạnh như tiền được.

Comparison Idioms 64
Tiếng Việt và tiếng Anh đều dùng hình ảnh lửa để thể hiện cho tính chất
nóng. Nhưng người Việt có xu hướng dùng lửa để chỉ tính cách nóng nảy của
con người, trong khi với người Anh, họ đơn thuần chỉ thể hiện mức độ nóng có
tính chất vật lý của lửa mà thôi. Hoặc trường hợp, với cùng biểu trưng là “bán
chạy”, người Việt sử dụng hình ảnh tôm tươi, trong khi người Anh lại sử dụng
hình ảnh bánh nóng.

Bán chạy Biểu trưng

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tôm tươi Bánh nóng Hình ảnh

Ở các ngôn ngữ trên thế giới, hiện tượng này cũng rất lý thú. Người Nhật
dùng lá dương xỉ để biểu trưng cho mong muốn có nhiều thành công trong
năm mới, lá thông xanh gắn với biểu tượng trường thọ, còn cây tre là biểu
trưng cho sức mạnh và sự cứng cỏi. Đối với người Nga, cây sồi mới là biểu
trưng cho sức mạnh; cây bạch dương gợi liên tưởng tới sự cân đối, trong sạch,
thanh thoát, cây liễu biểu trưng cho sự nhút nhát, rụt rè, yếu đuối; cây dương xỉ
lại mang đến những ý nghĩ về sự chết chóc…

3.2. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và
tiếng Anh:

Tư duy nhân loại là giống nhau, dù các dân tộc mang trong mình những đặc
điểm sinh học khác nhau. Ví như, chúng ta có thể khẳng định rằng cảm nhận
về màu sắc của các dân tộc trên thế giới về cơ bản là như nhau, vấn đề ở chỗ,

Comparison Idioms 65
họ gọi tên màu sắc mà họ nhìn thấy như thế nào trong ngôn ngữ của họ mà
thôi.
Tổng số thành ngữ so sánh tiếng Việt là 599 thành ngữ, tổng số thành ngữ
so sánh tiếng Anh là 468 thành ngữ. Trong đó:

Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh


tiếng Việt tiếng Anh
Có vế A 546 394
Không có vế A 53 74
Có vế B 599 468
Không có vế B 0 0

Như đã đề cập ở chương 2, trường hợp vế A không phải là thành tố của


thành ngữ thì hình ảnh ở B vẫn mang tính biểu trưng cho “cái gì đó” ngoài
thành ngữ.

STT Thành ngữ Biểu trưng


1. Như mở cờ trong bụng => vui mừng, phấn khởi, mừng thầm
2. Như chó với mèo => Không hòa thuận, luôn luôn có mâu thuẫn
3. Like a thief in the night => Lén lút, vụng trộm, thiếu đàng hoàng
4. Like a shot => Sẵn sàng thực hiện, không ngần ngại

Đối chiếu hệ hình ảnh được sử dụng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và
tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy khi lựa chọn cái so sánh, dân tộc nói ngôn ngữ
đó đều chọn những con vật, sự vật, hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt
hàng ngày của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là họ dùng hình ảnh đó
để biểu trưng cho cái gì. Qua quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi rút ra một số
kết quả nghiên cứu sau:

Comparison Idioms 66
3.2.1. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh và biểu
trưng

Trường hợp thành ngữ so sánh Việt - Anh cùng hình ảnh và biểu trưng là
không nhiều. Theo thống kê của chúng tôi, chỉ có 62 trường hợp thành ngữ đáp
ứng yêu cầu này trên tổng số 940 thành ngữ . Tỉ lệ này chỉ chiếm 6,5%, nếu coi
tổng số thành ngữ hai ngôn ngữ là 100%. Ngoài trường hợp giống nhau hoàn
toàn, như tiếng Việt- Anh đều dùng hình ảnh con hến để biểu trưng cho đặc
điểm im lặng, ít nói, chúng tôi thấy còn những trường hợp thành ngữ trùng
hình ảnh và biểu trưng chỉ mang tính tương đối. Ví như, trong thành ngữ so
sánh tiếng Việt, biểu trưng tối đen của đêm được đem so sánh với đặc điểm
của đêm ba mươi. Nhưng trong tiếng Anh, hình ảnh đại diện là ban đêm hay
nửa đêm. Chúng tôi cũng coi những trường hợp như vậy là cùng biểu trưng và
hình ảnh. Do đó, nếu đòi hỏi sự khắt khe và chặt chẽ trong việc phải trùng
nhau hoàn toàn về hình ảnh và biểu trưng, quan niệm của chúng tôi rộng và
linh hoạt hơn một chút.

Comparison Idioms 67
STT TNSS tiếng Việt TNSS tiếng Anh Nghĩa vế B
1. Bám như đỉa To stick: bám dai like a leech Con đỉa
2. Béo như lợn as fat as a pig Con lợn
Căng như mặt
3. as tight: căng as drum Cái trống
trống
4. as mum: câm lặng as an oyster Con hến, con sò
5. as dumb: câm, không nói as an oyster Con hến, con sò
Câm như hến
a clam (at high
6. as close as Con trai
tide)
Chạy
7. như gió to run like the wind gió
nhanh
8. Chậm như rùa as slow as a turtle Con rùa
9. Chậm như sên as slow as a nail Con sên
10. as sour as vinegar Dấm
11. Chua như dấm as hard as rock Đá
Cứng như đá
12. as as stone đá
hard
13. as as rock đá
solid (cơ thể rắn chắc)
14. Cứng như thép as hard as steel thép
đỉa
15. Dai như Like a hungry leech Con đỉa đói
đói
16. Dữ như cọp as fierce: dữ dằn as a lion Con sư tử
17. Dữ như hùm as fierce as a tiger Con hổ
mực
18. Đen như as black as ink Mực
(tàu)
19. Đen như quạ as black as a raven Con quạ
20. Đẹp như tranh as pretty as a picture Bức tranh
Hôi như cú
21. as stink: hôi as polecat Con cú
22. Hỗn như gấu as gruff as A bear Con gấu
sound: khỏe mạnh,
23. as as roach con trâu lăn
tráng kiện
Khỏe như trâu
24. as strong as an ox Con bò
25. as fit as bull Con bò tót
(có thể là
26. Nặng như chì as heavy as lead
simile) chì
27. Ngu như bò as stupid as a bull con bò tót
28. as silly as a calf Con bò cái chửa
lightning/
29. chớp/ as quick as Chớp
greased lightning
Nhanh như chảo
30. as quick as a flash Ánh chớp
chớp
31. as swift as a flash Ánh chớp
32. as swift as lightning Chớp
33. as quick as wind gió
Nhanh như gió
34. as fleet as wind gió
35. as swift as the wind gió
36. Nhanh như sóc as nimble as a squirrel con sóc
37. Nhanh như thỏ as fast as Hare Thỏ rừng
thỏ
38. Nhát như as timid as a rabbit Con thỏ
(đế)
39. as timid as a hare Con thỏ rừng
nước
Nhạt như ao dull (buồn tẻ, nhạt Nước ao tù
40. as as ditchwater
bèo nhẽo) đọng

lông Lông tơ chim


41. Nhẹ như as light as down
hồng dùng để nhồi

Comparison Idioms 68
gối hay lông tơ
hoa quả
42. as light as feather lông chim
chó
43. như với Like cat and dog Chó với mèo
mèo
44. To fight: đánh nhau like Cat and dog Chó với mèo
sét
a bolt from the
đánh tiếng sét từ bầu
45. như Bất ngờ, bất thình lình Like blue/ out of clear
ngang trời quang mây
sky
tai
a bolt from the Tiếng sét từ bầu
46. To come like
blue sky trời quang mây
47. ban as clear as day Ban ngày
Rõ như
ngày Ánh sang ban
48. as clear as daylight
ngày
plain: (có thể dùng
49. as as day Ban ngày
cho tính cách)
ban
Sáng như
50. ngày as bright as a day Ban ngày

51. as black as midnight Nửa đêm


52. đêm as black as night Ban đêm
53. Tối như ba as dark as midnight Nửa đêm
54. mươi as dark as night Ban đêm
55. as gloomy as night Ban đêm
56. Tối như mực as black: tối đen as ink Mực
gáo
57. Trơ như múc as bold (trơ tráo) as the brass Gáo múc dầu
dầu
Ướt như chuột Con chuột bị
58. Like drowned rats
lột ướt
59. as firm as a rock đá
bàn
60. Vững như as solid: vững chắc as a rock đá
thạch
61. as steady as a rock đá
kiềng
62. Vững như ba as right as a trivet Cái kiềng bếp
chân

Những sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan vô cùng phong phú và
đa dạng. 62 trường hợp trên cho thấy khả năng trùng nhau trong việc lựa chọn
hình ảnh đại diện và biểu trưng ở hai ngôn ngữ là điều khó xảy ra. Đem đối
chiếu với thành ngữ so sánh tiếng Việt, các thuộc tính ở vế A mà thành ngữ so
sánh tiếng Anh nêu ra đều có tính điển hình cao. Có thể lý giải nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt trong việc sử dụng hình ảnh và biểu trưng dựa vào đặc
điểm địa lý - văn hóa và chính tư duy người bản địa của quốc gia đó. Vì thế,
hiểu được vốn thành ngữ của một ngôn ngữ chính là hiểu được một nền văn
hóa kết tinh trong nó.

Comparison Idioms 69
3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng
khác hình ảnh

Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng khác hình ảnh có
184 thành ngữ, gấp 3 lần so với số lượng thành ngữ Việt- Anh cùng biểu trưng
và hình ảnh. Hầu hết các thành ngữ so sánh Việt- Anh thuộc loại này đều có vế
A là tính từ.
Có thể xem xét các ví dụ sau:

Thành ngữ so sánh tiếng


Thành ngữ so sánh tiếng Anh
Việt
STT
Nghĩa
Vế A Vế B Vế A Vế B
vế B
1 Bám dai như đỉa To stick like a limpet Con hà
2 hai giọt two peas Hai hạt
Giống nhau như As alike as
nước (in a pod) đậu
3 Con sư
Khỏe như voi As strong as a lion
tử

3.2.3. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh nhưng
khác biểu trưng

Trong kho tàng thành ngữ của các dân tộc, tùy vào quan điểm, mỗi sự
vật, hiện tượng được lựa chọn làm hình ảnh đại diện, đều nổi bật về một đặc
tính nào đó. Ở hai ngôn ngữ, những trường hợp mà chúng tôi thu thập được
dưới đây đều có chung hình ảnh nhưng khác biểu trưng. Điều đó có nghĩa là,
“trong mắt” người Việt và Anh, việc lựa chọn thuộc tính nổi bật của hình ảnh
đã có sự khác nhau. Người Việt “chỉ” nhìn thấy tính ăn ít của con mèo, nhưng
người Anh còn nhìn thấy cả khả năng tiếp đất rất nhẹ nhàng của nó. Hay ngược

Comparison Idioms 70
lại, người Anh nhìn thấy sự tinh ranh của con cú, mà mùi hôi rất đặc trưng của
loài vật này lại không được họ ghi nhận. Theo thống kê của chúng tôi, có 23
trường hợp trùng hình ảnh nhưng khác biểu trưng ở thành ngữ so sánh tiếng
Anh và tiếng Việt. Trong những hình ảnh này, có tới 17 trường hợp hình ảnh
đại diện là các con vật. Những con vật này đều rất gắn bó và xuất hiện nhiều
trong đời sống sinh hoạt của hai dân tộc.
Với cùng một con vật, người Việt có thể bộc lộ các thái độ trái ngược
nhau, có thể mang hàm ý khen và cũng có hàm ý chê. Người Việt nhìn thấy ở
con chó sự trung thành, khôn ngoan nhưng cũng không “quên” chê ngu như
chó Người Anh cũng vậy, họ có những suy nghĩ trái ngược nhau như trường
hợp của con cú. Họ thấy cả sự tinh khôn cũng như ngu dốt của nó. Điều này có
vẻ như mâu thuẫn, nhưng thực ra, đó là những góc nhìn rất tinh tế của cả hai
dân tộc.

Thành ngữ so sánh tiếng


Thành ngữ so sánh tiếng Anh
STT Việt
Vế A Vế B Vế A Vế B Nghĩa vế B
1 Ăn như mèo as suspicious as cat Con mèo
2 as calm as cat Con mèo
3 To land like a cat Con mèo
4 as agile as cat Con mèo
5 Hôi như chuột chù as dumb as a mouse Con chuột
6 as timid as a mouse Con chuột
7 as quiet as a mouse Con chuột
8 Cứng như đá as silent as the stone Hòn đá
9 as cold as a stone Hòn đá
swim to the
10 To like a stone Hòn đá
bottom
11 Dữ như hùm as fit as lion Con sư tử
12 as strong as a lion Con sư tử

Comparison Idioms 71
13 as brave as a lion Con sư tử
14 Êm như nhung as soft as velvet Nhung
an
15 To như voi as Heavy as Con voi
elephant
26 Khỏe như voi as
17 Hôi như cú as stupid as an owl Con cú
18 as wise as an owl Con cú
19 Bẩn như ma lem as pale as a ghost Con ma
20 as white as a ghost Con ma
21 Đen như quạ as hoarse as a crow Con quạ
22 Ngu như chó as sick as a dog Con chó
23 Cứng như thép as true as steel thép

3.2.4.Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương đương

Số lượng thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương đương
là khoảng 486 thành ngữ. Ví dụ:

Thành ngữ ss TV Thành ngữ ss TA


STT Vế Vế Nghĩa
Vế A Vế B
A B vế B
1 Như đỉa phải vôi
2 Chòng chành như nón không quai
3 Lanh chanh như hành không muối

3.2.5. Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương
đương

Số lượng thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương đương
là khoảng 215 thành ngữ. Ví dụ các thành ngữ sau đây:

Comparison Idioms 72
Thành ngữ
Thành ngữ ss TA
STT ss TV
Vế A Vế B Vế A Vế B Nghĩa vế B
1 as phony as A three dollar-bill Tờ 3 đôla
2 Thỏ rừng
as mad as A March hare
tháng 3
3 Like hell Địa ngục

Những thành ngữ Việt không có tương đương và ngược lại thực sự là một
vấn đề cần bàn đến trong dịch thuật. Khoảng trống từ vựng mà chúng tạo ra
gây khó khăn nhiều trong việc dịch tương đương các thành ngữ. Vì thế, nắm
chắc phông văn hóa của một ngôn ngữ là chìa khóa đảm bảo cho việc dịch sát
nghĩa thành ngữ một cách tốt nhất.

3.3. Các vấn đề đằng sau thành ngữ so sánh

3.3.1. Phân loại các hình ảnh đại diện trong vế B theo chủ đề:

Trong tạp chí Ngôn ngữ - Đời sống số 12/2005, Bùi Thị Thi Thơ cho rằng
nếu xét theo phạm vi sự vật, thế giới hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ so
sánh tiếng Việt có thể chia ra 10 nhóm sau đây:
+ Hình ảnh liên quan đến động vật: Đắt như tôm tươi, béo như lợn, ngu
như bò, bám dai như đỉa
+ Hình ảnh các đồ vật quen thuộc: trơ như mặt thớt, béo như bồ sứt cạp,
chòng chành như nón không quai…
+ Hình ảnh liên quan đến các hiện tượng xã hội: ấm oái như hai gái lấy một
chồng, khép nép như dâu mới về nhà chồng, lầm rầm như đĩ khấn tiên
sư…

Comparison Idioms 73
+ Hình ảnh liên quan đến các hiện tượng tự nhiên: đang lên như nước thủy
triều, mạnh như vũ bão, tối như đêm ba mươi…
+ Hình ảnh liên quan đến các loài thực vật: đen như tam thất, hiền như củ
khoai, ngọt như mía lùi…
+ Hình ảnh liên quan đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng: đuổi như đuổi tà,
chiều như chiều vong, nghịch như quỷ sứ
+ Hình ảnh liên quan đến hoạt động ăn uống: chán như cơm nếp nát, chua
như mẻ, dẻo như kẹo kéo…
+ Hình ảnh liên quan đến tên gọi các bộ phận của con người: như môi với
răng, như tay với chân, dễ như trở bàn tay…
+ Hình ảnh liên quan đến các điển tích lịch sử - văn học: Chết đứng như Từ
Hải, nóng như Trương Phi

3.3.2. Nhận xét

Sự đa dạng và phong phú của thế giới hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ
so sánh tiếng Việt và tiếng Anh cho thấy nhiều điều về thiên nhiên, đất nước
và con người của chủ nhân hai ngôn ngữ đó. Theo kết quả khảo sát của chúng
tôi, trường hợp hình ảnh và biểu trưng trùng nhau hoàn toàn là rất ít. Tuyệt đại
bộ phận xảy ra ở hai trường hợp: 1. Với cùng một biểu trưng, hình ảnh đại diện
khác nhau; 2. Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương
đương và ngược lại. Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh đời sống sinh hoạt của
nhân dân lao động và để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, chúng
tôi thấy cần thiết phải xuất phát từ đặc điểm văn hóa và địa lý của hai dân tộc.
Nhưng trên hết, đó là những hình ảnh rất đặc trưng và tiêu biểu cho đất
nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Chính đặc điểm địa lý này đã chi phối tới
việc nhận thức của con người đất Việt, được người Việt phản ánh vào trong
vốn từ vựng rất phong phú của mình. Các sự vật, hiện tượng liên quan đến

Comparison Idioms 74
phương thức sản xuất nông nghiệp cùng lối tư duy đều được ghi lại trong
những thành ngữ so sánh dạng này.
+ Trước hết, đó là một đất nước có khí hậu nóng, với nhiều mưa, nhiều
nắng: mưa như trút nước, mưa như đổ nước, nắng như đổ lửa. Đặc điểm nhiều
sông, hồ, ao cũng được phản ánh trong những câu thành ngữ như dâng lên như
nước vỡ bờ, nhạt như nước ao bèo…
+ Người ta bắt gặp một đất nước mang đậm dấu ấn nông nghiệp với các vật
dụng quen thuộc với nghề nông như cái bồ sứt cạp trong to như cái bồ sứt cạp,
cái vại trong bình chân như vại hay cái thớt trong trơ như mặt thớt, các món
ăn hết sức bình dân và phổ biến như cơm nếp trong chán như cơm nếp nát,
mắm tôm trong gắt như mắm tôm hay canh hẹ trong rối như canh hẹ. Các loại
hoa màu, củ, quả của miền nhiệt đới cũng được nhắc tới nhiều trong kho tàng
thành ngữ so sánh này, như quả sung trong rụng như sung, mướp trong rách
như xơ mướp, củ tam thất trong đen như củ tam thất hay khoai trong hiền như
củ khoai. Các con vật nuôi gắn liền với đời sống người nông dân như bò trong
dốt như bò, trâu trong khỏe như trâu, gà trong chữ như gà bới, vịt trong lạch
bạch như vịt bầu, lợn trong chấp chới như quạ đậu chuồng lợn. Nền tiểu thủ
công nghiệp với tính chất thô sơ và thủ công cũng được phản ánh trong những
hình ảnh quen thuộc như cái bễ trong ngáy như kéo bễ, đồng hun trong đen
như đồng hun, tơ tằm trong như tằm ăn rỗi . Những hình ảnh này hoàn toàn
phù hợp với đặc trưng văn hóa của vùng Đông Nam Á mà Việt Nam là một
tiểu vùng của không gian này: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim
khí thô sơ, giỏi bơi thuyền.
Đặc biệt, phương thức canh tác của nền nông nghiệp lúa nước ăn sâu vào
lối tư duy làm việc của người dân đất Việt được thể hiện rõ qua hình ảnh cây
lúa nước, với nhiều khía cạnh khác nhau. Những ví dụ cho đặc điểm này có thể
kể đến như câm như thóc, đứng im như thóc, buồn như trấu cắn, chán như cơm
nếp nát, mỏng như lá lúa.

Comparison Idioms 75
+ Qua thành ngữ so sánh, chúng ta thấy phần nào đời sống tinh thần của
nhân dân lao động. Nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện
tự nhiên, cộng với phương thức canh tác lạc hậu và tư duy hướng nội là hai
nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt trong thế giới tâm linh của người Việt
so với cư dân phương Tây. Việc giao lưu và tiếp xúc với các nền văn hóa trong
khu vực, đặc biệt với Ấn Độ ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của nhân
dân. Hình ảnh Bụt (hay Phật) và những yếu tố liên quan mang đậm dấu ấn của
tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam: hiền như Bụt, lừ đừ như ông từ vào đền,
khư khư như ông từ giữ oản, vắng như chùa Bà Đanh, đứng như Bụt mọc, lầm
rầm như đĩ khấn tiên sư…
+ Người Việt sử dụng thành ngữ so sánh với hàm ý chê, mỉa mai rất sắc sảo
và thâm thúy. Những câu thành ngữ mang sắc thái trung hòa trong kho tàng
này, kiểu chạy nhanh như gió, im lặng như tờ, muôn người như một, dài như
sông, giống nhau như hai giọt nước chiếm số lượng rất nhỏ. Hoặc những thành
ngữ có hàm ý khen, chẳng hạn như đẹp như tranh, mạnh như vũ bão cũng
không nằm ngoài nhận định trên. Còn lại, hầu hết những câu thành ngữ so sánh
là sự mỉa mai, chê bai hay nói kháy rất sâu sắc. Những thành ngữ như: dửng
dưng như bánh chưng ngày Tết, ấm oái như hai gái lấy một chồng, im ỉm như
gái ngồi phải cọc, chửi như tát nước vào mặt, chễm chệ như rể bà góa đều cho
thấy điều này. Tuy nhiên, cách dùng hình ảnh biểu trưng mang hàm ý chê của
người Việt nhiều khi mang tính thô tục, không nể nang và e ngại, ví như ngu
như lợn, dai như bò đái, đau như hoạn, giấu như mèo giấu cứt, lầm rầm như đĩ
khấn tiên sư.
+ Hình ảnh biểu trưng của vế B không chỉ cho chúng ta thấy những thói
quen, lối sống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như vui như
Tết, đông như trẩy hội, ấm oái như hai gái lấy một chồng…mà còn ghi dấu
những câu chuyện lịch sử, những điển tích của dân tộc như nợ như Chúa
Chổm, lẩy bẩy như Cao Biền dậy non, chết đứng như Từ Hải…

Comparison Idioms 76
- Vế B trong thành ngữ so sánh tiếng Anh cũng cho thấy đặc điểm văn hóa
và tư duy của những dân tộc sáng tạo nên kho tàng này. Tiếng Anh không chỉ
được sử dụng trong phạm vi của Vương quốc Anh, mà nó còn là ngôn ngữ
quốc gia của nhiều dân tộc trên thế giới. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng là nơi
mà tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Trong luận văn của chúng tôi, vì tư liệu
được khảo sát trên những cuốn từ điển mà thành ngữ so sánh do người Anh và
người Mỹ sáng tạo ra, nên hiển nhiên, những hình ảnh biểu trưng đó cũng sẽ
mang những đặc điểm của 2 dân tộc này.
+ Qua thành ngữ so sánh, chúng ta thấy hiện lên những miền đất với khí
hậu ôn đới, với hệ động vật và thực vật đặc trưng. Trong khi dân tộc Việt ví
làn da với màu trắng của trứng gà bóc, với cây bông, thì những người Anh lại
so sánh màu da với màu trắng của tuyết. Khí hậu lạnh cũng buộc họ sống trong
những
ngôi nhà có lò sưởi, nên màu đen được ví mới vẻ bề ngoài của người thợ cạo
ống khói (as black as sweep). trong khi người Việt ví màu đen với củ súng.
Những con vật thích hợp với khí hậu ôn đới như cừu, cáo, chó sói (as hungry
as wolf, as meek as lamb, as sly as a fox) cũng được người Anh- Mỹ đưa vào
thành ngữ so sánh, tuy bên cạnh đó cũng có những con vật nuôi giống người
Việt như chó, gà hay mèo. Vế B thành ngữ so sánh tiếng Anh còn có hình ảnh
của quả sơ-ri, khoai tây, củ cải đường đỏ. Đó cũng là những loài thực vật đặc
trưng cho Phương Tây giá lạnh.
+ Khí hậu ôn đới buộc những người dân phải tìm ra những món ăn để tận
dụng môi trường tự nhiên, đồng thời chống lại cái rét cắt da cắt thịt vào mùa
đông. Họ ăn bánh nướng (as easy as pie),súp vịt (as easy as duck soup), súp
đậu (as thick as pea soup)…Đó đều là những thức ăn cần phải ăn nóng
+ Gốc văn hóa du mục của người phương Tây thể hiện đậm nét qua những
hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Anh. Đó là đời sống của
người dân du mục, lấy chăn nuôi làm chính, đồng thời rất chú trọng việc săn
bắn (as hungry as a hunter). Hình ảnh con cừu được nhắc đến nhiều trong

Comparison Idioms 77
thành ngữ so sánh tiếng Anh, bởi đây là con vật điển hình cho lối sinh hoạt dựa
vào chăn nuôi gia súc của người phương Tây. Vì thế, trong cơ cấu bữa ăn của
người phương Tây, chúng ta không thấy những món ăn phổ biến như cơm, rau,
cá của người Việt mà đó là thịt bò, súp, bơ và phomát. (as like as chalk and
cheese, like a knife through butter, as easy as duck soup… )
+ Những hình ảnh trong vế B còn cho chúng ta phần nào thấy được đời
sống văn hóa tinh thần của dân tộc bản địa. Ở Anh, có đến 71,6 % dân số theo
đạo Thiên chúa (số liệu năm 2001) nên những ảnh hưởng của tôn giáo này đến
đời sống nhân dân là không thể không nhắc tới. Nhà thờ (as poor as a
churchmouse), hay những từ ngữ được lấy ra từ kinh thánh (as patient as
job)…đều cho thấy điều đó. Ở nước Mỹ, hình ảnh con thỏ trong câu chuyện cô
bé Alice lạc vào rừng (as mad as a March hare), đồng đôla (as phony as three
- dollar bill) hay ga trung tâm ở NewYork (as busy as Grand Central Station)
con rối Punch kiêu ngạo và lố bịch trong vở rối truyền thống Punch và Judy
(as proud as Punch) cũng được người dân Mỹ nhắc tới trong thành ngữ so
sánh.
+ Không giống như người Việt, người Anh và Mỹ sử dụng thành ngữ so
sánh với sắc thái trung hòa hơn rất nhiều. Người Việt sử dụng thành ngữ trong
lời ăn tiếng nói một cách mỉa mai, thâm thúy và không kém phần thô tục.
Nhưng với người Anh và người Mỹ, họ có rất nhiều thành ngữ với hàm ý khen,
hoặc nếu có sử dụng cũng với hàm ý chê, thì cũng không đến nỗi “ngoa ngoắt”
như người Việt.
Những câu chuyện đằng sau các thành ngữ so sánh là một mảng đề tài hết
sức thú vị mà nếu có đủ thời gian và tư liệu, hẳn đây sẽ là những nghiên cứu
rất thú vị và đáng quý, giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách tư duy của người bản
ngữ và những vấn đề về văn hóa chứa đựng trong đó. Với tiếng Anh, qua rất
nhiều nguồn khác nhau, chúng ta vẫn chỉ mới tiếp cận đến những câu chuyện
kiểu như vậy một cách rời rạc và thiếu hệ thống. Ví dụ như, người Việt nói kín
như bưng, để nói một người giữ bí mật rất tốt, nhưng người Anh lại nói “bí

Comparison Idioms 78
mật được giữ kín như bí mật của anh thợ nấu xà phòng”. Qua tìm hiểu, chúng
tôi được biết, trước công nguyên khoảng 3.000 năm, những người tiền sử sống
ở Thung lũng sông Nil nướng những tảng thịt thú săn được trên lửa để tế thần.
Mỡ nhỏ giọt trên đống tro tàn, khi nguội vón lại tạo thành những cục mềm màu
xám xịt. Trời mưa xuống, các cục đó tan trong nước, bọt ngầu lên. Xoa lên
người, những vết bẩn bị rửa trôi. Thủy tổ của xà phòng xuất hiện từ đó. Và có
lẽ, đây được xem là phát minh sớm nhất của loài người.
Khoảng 600 năm trước công nguyên, những thủy thủ người Phenicien đã mang
những hiểu biết về xà phòng đến bờ biển Địa Trung Hải. Thế kỷ đầu tiên sau
công nguyên, những bánh xà phòng tốt nhất đã được sản xuất quy mô thủ công
từ mỡ cừu và tro của gỗ sồi ở Savona và sản phẩm lấy luôn tên này cho tiện.
Người Pháp gọi nó là savon, và tiếng Việt du nhập thêm một từ mới: xà-phòng
ở miền Bắc và xà-bông ở miền Nam. Cách sản xuất được giữ kín như một bí
quyết cha truyền con nối. Vì thế, ở châu Âu, có câu thành ngữ so sánh: “Bí mật
được giữ kín như bí mật của anh thợ nấu xà phòng”.
Đến thế kỷ 18, xà phòng được sản xuất trên quy mô lớn. Lúc này người ta đã
phát minh ra xút ăn da và biết chế tạo ra chất kiềm từ muối ăn để thay thế cho
tro từ gỗ, đồng thời cũng biết ép dầu từ các loại hạt và quả. Nhiều nhà máy ép
dầu ra đời, thay thế mỡ động vật. Nguyên liệu phong phú và sẵn. Bí mật công
nghệ cũng được khám phá. Không còn trở ngại và hiện nay công nghệ hóa
chất tẩy rửa cũng đóng góp một phần quan trọng trong cuộc sống.
Trong tiếng Việt, cuốn sách Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ của cố GS. TS
Hoàng Văn Hành hay Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Minh Hà đã phần
nào làm được điều đó, với những câu chuyện rất hay và hữu ích. Chẳng hạn,
thành ngữ chạy như cờ lông công là câu chuyện bắt đầu từ việc dùng chiếc cờ
làm bằng lông đuôi con công để ra tín hiệu. Cờ là biểu tượng cho một quốc gia,
một dân tộc, một tổ chức, một ngành nghề, thậm chí còn là tín hiệu cho một
mệnh lệnh. Cờ thường được làm bằng vải nhưng cũng có khi bằng lông chim,
lông thú, đôi khi còn được làm bằng cành cây giống như cờ bằng bông lau của

Comparison Idioms 79
Đinh Bộ Lĩnh ngày trước. Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính
trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hỏa tốc.
Ngày nay, ngoài việc truyền đạt các mệnh lệnh, công văn bằng các phương tiện
thông tin vô tuyến, hữu tuyến, người đưa tin còn được sử dụng các phương tiện
giao thông khác như máy bay, ô tô, xe lửa... Nhưng ngày xưa, công việc này
chỉ được thực hiện nhờ sức người và sức ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến
mới đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm. Từ trạm nọ đến
trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn
hỏa tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày. Nhân dân nhìn thấy
cờ hiệu lông công của những người lính trạm ở khắp các nẻo đường của Tổ
quốc. Bao giờ họ cũng vội vàng, tất tả, người chạy đi, kẻ chạy lại, cả người cả
ngựa đều đẫm mồ hôi. Công văn vừa chuyển đi lại có công văn khác đến. Sự
đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự dồn dập của những
lá cờ hiệu lông công. Vì vậy, "chạy như cờ lông công" trước hết được hiểu là
"chạy rối rít, chạy loạn xạ". Nhưng có lẽ cũng từ một thực tế là những người
mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược xuôi rối rít nhưng chẳng phải là
để vận chuyển hàng hóa nặng nhọc. Còn tính khẩn cấp của công văn lại cũng
chẳng liên quan gì đến họ. Có lẽ vì thế mà thành ngữ "chạy như cờ lông công"
còn có một sắc thái nghĩa nữa là "chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết
quả gì".

Với khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không có đủ điều kiện để đi sâu vào
mảng nghiên cứu này, và chúng tôi rất hy vọng, đó sẽ là hướng đi mang tính
thực dụng cao cho những nghiên cứu xa và dài hơi hơn.

Tiểu kết

Hình ảnh và biểu trưng được thể hiện qua thành ngữ so sánh tiếng Việt
và tiếng Anh mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc. Có 62 thành ngữ tiếng
Việt và Anh trùng nhau cả biểu trưng và hình ảnh, trong khi thành ngữ Việt-

Comparison Idioms 80
Anh trùng biểu trưng nhưng khác hình ảnh là 184. Các thành ngữ thuộc 2 kiểu
loại này hầu hết có vế A là tính từ và vế B là danh từ. Như vậy, mô hình tính
từ như danh từ là mô hình phổ biến hơn cả trong kho tàng thành ngữ hai ngôn
ngữ Việt và Anh.
Qua thế giới hình ảnh ở vế B, chưa thể có một nhận định đầy đủ về đặc trưng
văn hóa của hai dân tộc, nhưng nó cho phép chúng ta thấy được phần nào đời
sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của họ. Ở tiếng Việt là hình ảnh của chủ
nhân nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, ở tiếng Anh là hình ảnh của những cư
dân du mục với đời sống nay đây mai đó. Dù chưa có một cái nhìn toàn cảnh
văn hóa qua thành ngữ so sánh, nhưng ít nhiều, nó cũng phù hợp với nhận định
của những công trình nghiên cứu đã đi theo hướng tiếp cận ngôn ngữ- văn hóa
như thế này

Comparison Idioms 81
KẾT LUẬN
Thành ngữ so sánh chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng văn học của cả
dân tộc Việt lẫn dân tộc Anh- Mỹ, và chúng được dùng một cách khá thường
xuyên trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Khi học ngoại ngữ cũng như khi giao
tiếp với người bản địa, nếu sử dụng thành ngữ một cách có ý thức, chắc chắn
điều này sẽ tạo hiệu quả giao tiếp tốt. Đóng góp lớn nhất của luận văn, theo
chúng tôi, có lẽ là việc thiết lập danh sách các thành ngữ so sánh Việt - Anh.
Qua việc khảo sát và nghiên cứu cấu trúc cũng như hệ hình ảnh và biểu trưng ở
vế B của thành ngữ so sánh Việt - Anh, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận
định sau đây:

1. Cấu tạo: Sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ đã chi phối nhiều tới khả năng
nhận diện cũng như miêu tả cấu trúc của thành ngữ so sánh Việt và Anh. Nếu
khắt khe trong việc xác định dạng tổng quát của thành ngữ so sánh tiếng Việt,
chúng ta có thể quy chúng vào 2 dạng t như B và như B. Trong khi đó, thành
ngữ so sánh tiếng Anh có 4 dạng:

STT Các dạng thành ngữ so sánh tiếng Anh


1 As adj as B
2 A like B
3 (A) like B
4 Like B

Qua bảng trên, nếu nói rằng các dạng của thành ngữ so sánh tiếng Anh
phong phú hơn tiếng Việt thì chưa hẳn chính xác. Thành ngữ tiếng Việt tuy
chỉ có 2 dạng, nhưng nếu xem xét cụ thể, nó hoàn toàn tương đương với 4
dạng của thành ngữ so sánh tiếng Anh vừa nêu.

Comparison Idioms 82
2. Kết quả khảo sát. Khảo sát cụ thể thành ngữ so sánh Việt- Anh, chúng tôi
nhận được một số kết quả sau đây:

- Vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Việt thường biểu thị thuộc tính, đặc
trưng hay trạng thái hành động…Vế này có cấu trúc không thuần nhất.
Nó có thể là một từ đơn, từ ghép hay một ngữ. Không có trường hợp nào
vế A là một cú. Tình hình cũng tương tự trong vế A ở thành ngữ so sánh
tiếng Anh. Cấu trúc của vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Anh không
phức tạp. Nó có thể là một từ đơn âm tiết, đa âm tiết. Trong cấu trúc
thành ngữ, không xuất hiện các trường hợp vế A là một danh từ, danh
ngữ, tính ngữ hay một cú. Bởi đơn giản, khi xác định các dạng của thành
ngữ, chỉ có dạng cấu trúc của tính từ và động từ tham gia vào cấu trúc so
sánh thành ngữ tiếng Anh.
- Trong thành ngữ so sánh tiếng Việt, vế A có thể vắng mặt với điều kiện
cả người nói và người nghe đều ngầm hiểu thuộc tính đặc trưng của A.
Một A có thể tương ứng với nhiều B6 và ngược lại.
- Khả năng vắng mặt của vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Anh có thể
dễ dàng nhận biết hơn. Ở dạng cấu trúc as + adj + as, vế A không thể
vắng mặt, do nó giữ vai trò trung tâm của thành ngữ. Vế A chỉ có thể
vắng mặt trong dạng cấu trúc Like+ B hay (A) like B, do gánh nặng ngữ
nghĩa đã dồn về vế B. Thành ngữ so sánh tiếng Anh cũng tồn tại những
trường hợp với cùng một thuộc tính, tính chất, có hơn một B tương ứng
đảm nhận nhiệm vụ miêu tả làm rõ cho nó (đây là các thành ngữ khác
nhau). Ví dụ, thuộc tính sour có thể tương ứng với as sour as vinegar
hay as sour as lime.
- Về mặt từ loại, vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Việt là tính từ chiếm
tới gần 60 % trong tổng số toàn bộ thành ngữ so sánh. Vế A là động từ

6
Nhiều B ở đây được hiểu là với cùng một thuộc tính ở vế A, có thể có hơn một B tương ứng. Ví dụ, có thể nói
chậm như sên hay chậm như rùa…

Comparison Idioms 83
và động ngữ chiếm khoảng 27 %, trong khi danh từ và danh ngữ chỉ
khiêm tốn với 8,17%. Chúng tôi không bắt gặp trường hợp vế A là tính
ngữ và cú
- Vế A trong thành ngữ so sánh tiếng Anh có thể là tính từ, động từ, ngữ
động từ. Vế A là tính từ chiếm đa số, với gần 75% tổng số thành ngữ.
Vế A là động từ và động ngữ chỉ chiếm tổng cộng gần 10%. Điều đó cho
phép đưa ra nhận định bước đầu, tiếng Anh cũng như tiếng Việt, số
lượng thành ngữ so sánh nhằm mục đích cụ thể hóa mức độ, tính chất,
thuộc tính, trạng thái… nhiều hơn so với các loại khác.
- Từ so sánh thường dùng nhất trong thành ngữ so sánh tiếng Việt là như.
Nó biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng giữa đối tượng so sánh và đối
sánh của nó. Như có thể vắng mặt, như trong trường hợp lửng lơ con cá
vàng. Trong khi đó, từ so sánh thường dùng để biểu thị quan hệ ngang
bằng trong tiếng Anh là as…as… và like.
- Vế B trong thành ngữ so sánh tiếng Việt có nhiệm vụ cụ thể hóa vế A.
Đôi khi người ta chỉ có thể hiểu được B khi nằm trong sự kết hợp với A.
Cũng giống vế A, vế B có cấu trúc không thuần nhất, thậm chí nó còn
phức tạp hơn vế A. B có thể là một từ, cụm từ hay một kết cấu chủ vị.
Vế B là danh từ chiếm tới 49 % tổng số thành ngữ so sánh tiếng Việt.
Cú, danh ngữ động ngữ xếp theo sau với các chỉ số lần lượt là 18,36 %,
14,52 % và 11%. Động từ chỉ chiếm 6,17 % trong khi tính từ và tính ngữ
không xuất hiện. Vế B của thành ngữ tiếng Anh cũng có những đặc điểm
tương tự với thành ngữ so sánh tiếng Việt. Cụ thể, vế B của thành ngữ so
sánh tiếng Anh cũng không có cấu trúc thuần nhất. Nó có thể là một từ
đơn âm tiết, đa âm tiết, một ngữ hay một cú. Để định danh và mô tả, vế
B là danh từ chiếm tới 73 % tổng số thành ngữ, trong khi danh ngữ
khiêm tốn hơn nhiều với gần 23,5 %. Vế B là cú chiếm 0,8%. Chỉ số này
là thấp nếu đem so sánh nó với thành ngữ so sánh tiếng Việt. Không có

Comparison Idioms 84
trường hợp nào thành ngữ so sánh được xây dựng theo mô hình tính từ
như tính từ hay tính ngữ như tính ngữ.

Như vậy, bước đầu có thể nhận định, trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và
tiếng Anh, cấu trúc tính từ như danh từ là phổ biến hơn cả.

3. Về thế giới hình ảnh và biểu trưng

- Xét theo phạm vi sự vật, có thể chia thành ngữ tiếng Việt ra làm 10
nhóm. Qua hình ảnh được chọn lựa ở vế B, chúng ta có thể thấy được những
đặc điểm về đời sống sinh hoạt cũng như tinh thần của người Việt. Đó là một
đất nước nhiệt đới, nóng và nhiều nắng mưa. Hầu hết những con vật, cây cối,
công cụ lao động và món ăn đều gắn với đời sống sinh hoạt của những cư dân
lúa nước lâu đời. Một mặt, nó phản ảnh trình độ sản xuất của dân tộc Việt, mặt
khác, đó cũng là những yếu tố quyết định tới cách tư duy và ứng xử trong văn
hóa của chúng ta.

- Tiếng Anh không những chỉ được sử dụng trong phạm vi nước Anh mà nó
còn được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Luận văn của chúng tôi khảo sát
thành ngữ so sánh từ những cuốn từ điển của nước Anh và nước Mỹ. Vì thế,
thế giới hình ảnh biểu trưng phản ánh rõ nét đặc điểm về văn hóa- địa lý của 2
đất nước này. Qua thành ngữ so sánh tiếng Anh, chúng ta thấy những vùng
lãnh thổ với khí hậu ôn đới, với hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Đời
sống du mục và cách ứng xử với môi trường tự nhiên cũng được họ phản ánh
vào trong thành ngữ. Cừu, bánh nhân táo, súp, lò sưởi..là những hình ảnh có
thể lấy làm ví dụ cho nhận định trên. Ngoài ra, thế giới hình ảnh biểu trưng
trong thành ngữ cũng phản ánh đời sống văn hóa- lịch sử và tinh thần của họ.
Với người Anh, đó là những hình ảnh liên quan đến đạo Thiên Chúa, thứ tôn
giáo chiếm tới 71,6% dân số. Với người Mỹ, đó là những hình ảnh của đồng
đôla hay những nhân vật trong nền văn học nước này.

Comparison Idioms 85
Nếu người Việt sử dụng thành ngữ so sánh với hàm ý mỉa mai, thâm thúy
nhưng không kém phần thô tục thì sắc thái này nhẹ hơn nhiều trong thành ngữ
so sánh tiếng Anh. Chủ nhân của những thành ngữ này cũng sử dụng với nghĩa
mỉa mai, nhưng với sắc thái trung hòa và nhẹ nhàng hơn.

4. Những hạn chế của luận văn

Luận văn của chúng tôi có nhiệm vụ tìm hiểu cấu trúc của thành ngữ so
sánh Anh- Việt (dạng so sánh bằng) và đối chiếu thế giới hình ảnh, biểu trưng
ở hai loại thành ngữ này. Miêu tả được cấu trúc thành ngữ là công việc có
nhiều thuận lợi, bởi trước chúng tôi đã có nhiều công trình và bài ngiên cứu
khoa học, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, đã cung cấp cái nhìn khá toàn
diện. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của luận văn chính là việc xây dựng hệ
thống tư liệu phục vụ nghiên cứu. Khó khăn đó nằm ở những điểm sau đây:

- Tiếng Anh không phải là thứ ngôn ngữ được dùng trong một quốc gia
duy nhất như tiếng Việt, mà nó được coi là ngôn ngữ chính thức ở rất
nhiều miền đất trên toàn thế giới. Vì thế, “nhiệm vụ” sáng tạo ra thành
ngữ so sánh không phải là của riêng dân tộc Anh, mà nó còn có sự tham
gia của rất nhiều quốc gia khác. Điều đó, vô hình chung, đã chứa đựng
cả tư duy văn hóa và ngôn ngữ của những chủ nhân này. Do đó, cho dù
được tập hợp từ trong một cuốn từ điển “Thành ngữ nước Anh”, nhưng
theo chúng tôi, vẫn có những trường hợp trung gian mà rất khó xác định
được nguồn gốc của nó có phải là của người Anh hay không. Điều này
ảnh hưởng đến những nhận định về cơ sở văn hóa đằng sau các thành
ngữ so sánh đó. Ví dụ, nếu dùng thành ngữ as dry as chip, người Anh sẽ
hiểu, vì đó là thành ngữ của người Anh. Nhưng người Mỹ lại không hiểu
hoặc hiểu không chính xác“chip” nghĩa là gì.
- Dịch thành ngữ không phải là một điều đơn giản, bởi nghĩa của nó là
nghĩa biểu trưng của cả tổ hợp từ. Vì vậy, với người bản ngữ, bằng bản

Comparison Idioms 86
năng của mình, họ có thể nhận biết được các bối cảnh sử dụng thành ngữ
hết sức tinh tế mà người nước ngoài không thể có được khả năng ấy. Tư
liệu của chúng tôi, dù sao cũng dựa trên những cuốn từ điển, và chắc
chắn trong từ điển, những ngữ cảnh mà thành ngữ có thể xuất hiện là
không thể đủ, nếu đem so sánh với hiện thực giao tiếp đầy phong phú.
Điều này dẫn đến việc phải quyết định lựa chọn thành ngữ tiếng Anh
tương đương với thành ngữ nào trong tiếng Việt. Bởi, chỉ cần một nét
nghĩa hay cách sử dụng không tương đương nhau (ví dụ, cùng nói về
màu trắng, nhưng thành ngữ tiếng Việt dùng màu trắng đó cho người,
trong khi với thành ngữ tiếng Anh, màu trắng đó chỉ dùng cho vật…) thì
cũng không thể đặt chúng đứng cạnh nhau được. Vấn đề là ở chỗ, nhận
ra những khác biệt đó, nếu chỉ dựa vào từ điển, là rất khó. Tư liệu của
chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và sai sót như vậy,
nên chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc.
- Ngoài ra, khi quan tâm tới sắc thái sử dụng trong thành ngữ, với tiếng
Việt, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hàm ý khen, chê hay sắc thái trung
hòa khi đưa thành ngữ vào giao tiếp. Tuy nhiên, với thành ngữ tiếng
Anh, những dữ liệu mà từ điển cung cấp không đủ để chúng tôi đưa ra
những nhận định sâu sắc. Vì thế, phần so sánh về sắc thái sử dụng qua
hình ảnh biểu trưng của chúng tôi rõ ràng là chưa thỏa đáng và chưa có
được những nhận định tinh tế.
- Trong phần tư liệu của chúng tôi, có một vài trường hợp trung gian,
hoặc rất khó xác định đối tượng đó về mặt từ loại, hoặc rất khó xác định
nghĩa chính xác. Điều này ảnh hưởng đến các chỉ số cần xác định của
luận văn. Vì vậy, đây cũng là điểm hạn chế đáng kể nếu đòi hỏi một sự
chính xác tuyệt đối với phần tư liệu này.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng chính nhờ sự khập khiễng đó mà
chúng ta biết được sự khác biệt về cách diễn đạt của người Việt và người Anh-

Comparison Idioms 87
Mỹ. Chúng ta học được cách tư duy của người bản địa qua việc nắm bắt những
điểm khác biệt đó, và đây là bước đệm cần thiết để chúng ta có thể sử dụng
tiếng Anh như người bản ngữ.

Thành ngữ là một đơn vị từ vựng rất thú vị. Tuy nhiên, với người học
ngoại ngữ, dường như chúng ta chưa ý thức đầy đủ về việc đưa thành ngữ vào
trong giao tiếp. Vì vậy, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ
vào việc đưa người học tiếp cận gần hơn nữa với vốn tri thức phong phú này.

Comparison Idioms 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấu trúc X như CVB là thành ngữ hay tục ngữ, Triều Nguyên (2005), TC
Ngôn ngữ và Đời sống, số 9 (119).
2. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến (2006), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (1998), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
5. Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngũ so sánh tiếng Anh, Hoàng
Quốc (2004), Thông tin Khoa học- Đại học An Giang, Số 17.
6. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh,
Nguyễn Trí Sơn (2004), Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành
Lý luận Ngôn ngữ, ĐHSP I, Hà Nội.
7. Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán,Vi
Trường Phúc (2005), Luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội.
8. Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt), Phạm
Minh Tiến (2009), Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội.
9. Đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nguyễn Đức Tồn
(2008), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (1999) NXb Văn hóa Thông tin
11. Đi tìm điển tích thành ngữ, Tiêu Minh Hà (2007), Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
12. Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng
Anh, Bùi Thu Hòa (2004), Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn.
13. Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Hoàng Văn Hành (2002), NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
14. Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán, Đường Tú
Trân (2005), Luận văn thạc sĩ khoa học, Hà Nội.

Comparison Idioms 89
15. Lược sử nghiên cứu dịch thuật, Nguyễn Hồng Cổn (2006) Tc Ngôn ngữ
số 8
16. Một số vấn đề trong nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Lê Quang
Thiêm (2008), Tài liệu chuyên đề cho nhóm nghiên cứu trẻ ĐHNN-
ĐHQG HN.
17. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của thành
ngữ tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan (1995), Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ
văn, Hà Nội.
18. Nguyễn Lân (2007), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn
học, Hà Nội.
19. Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá con người giữa các
ngôn ngữ Việt – Anh- Nga, Trần Thị Lan (2001) Luận án tiến sĩ ngữ văn,
Hà Nội.
20. Thành ngữ Anh - Mỹ dẫn giải, Richard M Spais, (1994), Châu Văn Thuận
(biên dịch), Nxb Đồng Nai.
21. Thành ngữ học tiếng Việt, Hoành Văn Hành (2008), NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
22. Thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978) NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
23. Thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh
(2000), Nxb Văn Hóa Thông tin, Hà Nội.
24. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh, Xuân Bá, Quang Minh (2008), , Nxb Hà
Nội.
25. Thử đối chiếu thành ngữ so sánh tiếng Pháp với các thành ngữ so sánh
Nghệ Tĩnh, Nguyễn Duy Bình (2001), Đại học Vinh (Bài viết lấy trên
website http://www.vienvhnn.net )
26. Từ điển thành ngữ Anh Việt, Martin H. Manser (1995), Châu Văn Thuận
(biên dịch), Nxb Tp Hồ Chí Minh.

Comparison Idioms 90
27. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ
Thúy Anh (1995), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
28. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (2006) NXB Đà Nẵng, Hà Nội- Đà Nẵng
29. Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp (2005), NXB Giáo dục, Hà
Nội.
30. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan (1978), NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
31. Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh, Phạm Văn Bình
(1999), Nxb Hải Phòng.
32. Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, Vương Trung Hiếu (1996) NXB Văn Nghệ,
Hà Nội
33. Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê (2003) NXb Khoa học
Xã hội
34. Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp (1975), TC Ngôn
ngữ, Số 3.
35. English Idioms and How to use them, Jennifer Seidle (1978) Oxford Univ
Press
36. English idioms in use, Michael McCarthy, Felicity O'Dell, Cambridge
University Press ,
37. Looking for lexical gaps, Luisa Bentivogli and Emanele Pianata, Povo,
Italy

Một số website tham khảo

1. http://www.usingenglish.com
2. http://idioms.thefreedictionary.com
3. http://www.dongnai.gov.vn
4. http://www.englishdaily626.com/similes
5. http://idioms.thefreedictionary.com

Comparison Idioms 91
6. http://www.vienvhnn.net
7. http://www.ukstudentlife.com/Britain/Countries/England.htm
8. http://www.dulichviet.com.vn/du-lich-my/gioi-thieu-chung-ve-nuoc-
my.html

Comparison Idioms 92
PHẦN PHỤ LỤC

Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
1. Ác như hùm
2. Ăn cắp như ranh
3. Ăn khỏe như thần trùng
4. Ăn như mèo To eat like a bird Con chim (ăn ít)
5. Ăn như hộ pháp cắn trắt/chắt
6. Ăn như hủi ăn thịt mỡ
7. Ăn Như hùm đổ đó
8. Ăn như bò ngốn cỏ
9. Ăn như chèo thuyền
10. Ăn như tằm ăn rỗi
11. Ăn như gấu ăn trăng
12. Ăn như mỏ khoét To eat like a horse Con ngựa
13. Ăn như rồng cuốn
14. Ăn như thuyền chở mã , làm như ả chơi trăng
15. Ăn như thần trùng
16. Ăn như thợ đấu
17. Ăn cơm nhà giàu chết không kèn trống
như
không rau
18. Ăn ở như bát nước đầy
19. Ấm oái như hai gái lấy một chồng
20. Bạc như rận
21. Bạc như vôi
22. To stick: bám dai like a leech Con đỉa
đỉa
23. To stick: bám dai like limpet Con hà
Bám như
24. Bám chặt một cách tuyệt vọng To cling: bám chặt like grim death Cái xác chết
25. Bám lấy nhằng nhẵng To turn up again: lại like a bad halfpenny Một đồng nửa xu xấu.

1
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
được tìm thấy
26. Bám như đỉa đói
27. Bắn như đổ đạn
28. Bắn như mưa
29. Bắn như vãi đạn
cool (bình tĩnh,
Bằng chân/
30. như vại as không nao núng- as cucumber Quả dưa chuột
bình chân
nghĩa tốt)
31. Bẩn như hủi as dirty as pig Con lợn
32. Bẩn như ma lem as black as sweep Người cạo ống khói
33. Bẩn như trâu đầm
34. Bầy nhầy như thịt bụng
35. Bé bằng con kiến
36. Béo như bồ sứt cạp as fat as a porpoise Con cá heo
37. Béo như con cun cút
38. Béo như lợn as fat as a pig Con lợn

39. as fat as a whale Con cá voi


Béo như con trâu trương
40. as round: béo tròn as a barrel Thùng rượu
41. Bối rối như bà sư đẻ
42. Bơ vơ như chó lạc đàn
43. Bỡ ngỡ như chim chích vào rừng
44. Buồn như cha chết as cheerless: buồn bã as the grave Nấm mồ
45. Buồn như chấu cắn as sad as night Đêm tối
dull: tẻ nhạt, nhàm
46. Buồn như trấu cắn as as ditch water Nước tù đọng
chán, không thú vị
47. Buồn tình như đĩ về già
48. Bụng đói như bò bắt nợ
49. Cãi nhau như chém chả
2
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
50. Cãi nhau như mổ bò
Cái đầu xù
51. như mụ ăn mày
xụ
52. as high as a kite Cánh buồm cao nhất
Cao như núi
53. as high as sky Bầu trời
54. Cao như sếu
55. Cay như ớt as hot as pepper Hạt tiêu
56. Cấm cẳn như chó cắn ma
57. Căng như mặt trống as tight: căng as drum Cái trống
58. as mum: câm lặng as an oyster Con hến, con sò
dumb: câm, không
59. as as an oyster Con hến, con sò
nói
Câm như hến
a clam (at high
60. as close as Con trai
tide)
61. as mute as a fish Con cá
62. Câm như thóc
63. Câm như thóc trầm ba mùa
64. Chán như cơm nếp nát
dry: tẻ nhạt, nhàm Rác rưởi, bụi
65. as as dust
chán (quyển sách tẻ nhạt)
66. Chạy nhanh như gió to run like the wind gió
67. Chạy nhanh như bay
68. Chạy như thoi
69. Chạy như cờ lông công
70. Chạy như chạy loạn
71. Chạy như đèn cù
72. Chắc như cua đá
73. Chắc như cua gạch
74. Chắc như đinh (đanh) đóng cột as sure as a gun Khẩu súng
3
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
75. as sure as death Cái chết
76. as sure as eggs is eggs Trứng là trứng
77. as sure as fate Số phận
I am standing
78. as sure as Tôi đang đứng ở đây
here
79. as firm as faith Niềm tin
80. Chắc như tên bắn đụn rạ
81. Chằng chịt như mạng nhện
82. Chắc như nêm
83. Chặt như nêm cối as full as an egg Quả trứng
84. Chậm như rùa as slow as a turtle Con rùa
85. as slow as a nail Con sên
Chậm như sên molasses in
86. as slow as Mật mía tháng 1
January
87. Chân như ống đồng
88. Chân như ống sậy
89. Chấp chới như quạ đậu chuồng lợn
Chấp cha
90. như quạ vào chuồng lợn
chấp chới
91. Chật như nêm as full as an egg Quả trứng
92. as crowded as a sardine can Cá hộp
Chật như nêm cối (be) packed: bị lèn
93. like sardines như cá hộp sardine
chặt
94. Chấy rận như sung
95. Chễm chệ như rể bà góa
96. Chết đứng như bị trời trồng
97. Chết đứng như Từ Hải
98. Chết như ngả rạ

4
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
99. Chết như rạ
100. Chiều như chiều vong
101. Chị em dâu như bầu nước lã
Chòng
102. như nón không quai
chành
103. Chờ như chờ mẹ về
cũng
104. Chú cha
như
105. Chua như dấm as sour as vinegar Dấm
106. Chua như mẻ as sour as lime Quả chanh
Chuyện
107. như bắp rang
giòn
108. Chuyện như pháo ran
109. Chuyện nở như bắp rang
110. Chuyện nở như ngô rang
111. Chữ như gà bới
112. Chữ như trấu trát
113. Chửi như hát hay
114. Chửi như tát nước vào mặt
115. Chửi như vặt thịt
116. Chửi như mất gà
117. Có chồng như ngựa có cương
Coi mạng
118. như ngóe
người
119. Coi người như mẻ
120. Coi người như rác
121. Coi người như như rơm, như rác
122. Coi trời như vung
123. Công như công cốc
5
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
124. Của như nước
Của vào nhà
125. như than vào lò
quan
126. as hard as rock Đá
127. as hard as stone Đá

128. Cứng như đá as solid (cơ thể rắn as rock Đá


chắc)
stiff: cứng đờ, thẳng
129. as as a poker Khúc gỗ
đuồn đuỗn (cử chỉ)
130. Cứng như sắt
131. Cứng như thép as hard as steel Thép
132. Cười như phá
133. Cười như pháo ran
134. Cướp đường như rươi
135. Cửu đại hơn ngoại nhân
136. Cứu nhân như cứu hỏa
137. Dai như bò đái
138. Dai như chão (rách)
139. Dai như đỉa
140. Dai như đỉa đói Like a hungry leech Con đỉa đói
141. as tough: dai (về thịt) as old boots Đôi ủng da tra tấn cũ
142. Dài như sông
143. Dát như cáy
144. Dấm dẳng như chó cắn ma
145. Đang lên như nước thủy triều
146. Dâng lên như nước vỡ bờ
147. Dẫn như dẫn cưới
148. Dẻo như kẹo

6
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
149. Dẻo như kẹo kéo
150. Dẻo như múa
151. as easy as A.B.C A, b, c
152. as easy as pie Bánh nướng nhân ngọt
153. as easy as anything
154. as easy as falling off a log Làm đổ một cái cây
Dễ như chơi
155. as easy as winking Cái nháy mắt
156. as easy as lying Nằm ngủ
157. as easy as rolling off a log Việc lăn một khúc gỗ
158. as easy as duck soup Súp vịt
a knife through
159. Dễ như trở bàn tay Like Dao cắt qua bơ
butter
160. Dễ như bỡn
161. Dính như keo
162. Dỗ như dỗ tà
163. Dỗ như dỗ vong
164. Dốt như bò
165. Dữ như cọp as fierce: dữ dằn as a lion Con sư tử
166. as fierce as a tiger Con hổ
Dữ như hùm a wolves (số
167. as fierce as Chó sói
nhiều của wolf)
168. Dức như búa bổ
169. Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
170. Đa nghi như Tào Tháo as suspicious as cat Con mèo
171. Đau như búa bổ
172. Đau như cắt
173. Đau như dao cắt
174. Đau như dần
175. Đau như dần
7
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
176. Đau như hoạn
177. Đau như xát muối
178. Đau như xé (xé ruột)
179. Đắng như ngậm bồ hòn as bitter as gall Túi mật
180. Đắt như tôm tươi Like hot cakes Những chiếc bánh nóng
181. To go like hot cakes Những chiếc bánh nóng
182. Đắt như vàng
183. Đầu như cối chày máy
184. Đen như cột nhà cháy as black as a pitch Hắc ín
185. Đen như củ súng
186. Đen như đồng hun
187. Đen như củ tam thất
188. as black as ink Mực
189. as black as pitch Hắc ín
Đen như mực (tàu)
190. as black as coal Than
191. as black as ebony Gỗ mun
192. as black as a raven Con quạ
Màu đen dưới đáy chảo
193. Đen như quạ as black as a skillet
rán
194. as black as the ace of spades Con đầm pích
195. Đen như hạt nhãn
196. Đẹp như tiên
197. as pretty as a picture Bức tranh
198. as pretty as paint Vẽ
Đẹp như tranh
199. as beautiful as the sunset Hoàng hôn
200. as beautiful as the rainbow Cầu vồng
201. Đẹp như tranh tố nữ as fair: đẹp as rose Hoa hồng
202. Đỏ như đồng hun
203. Đỏ như gấc as red as a cherry Quả sơ-ri
8
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
204. as red as a poppy Hoa của cây anh túc
205. as red as a rose Bông hoa hồng
Đá đỏ * chỉ dùng cho màu
206. as red as a ruby
đỏ của môi
207. as red as a beetroot Củ cải đường loại màu đỏ
208. Đỏ như son
209. as red as blood Máu
210. as red as lobster Con tôm hùm
211. as hungry as wolf Con chó sói
212. Đói như cào as hungry as a hunter Người đi săn
213. as hungry as bear Con gấu
214. Đông như hội
215. as crowded: đông as sardine can Cá hộp
Đông như kiến rabbits in a
216. Like Lũ thỏ trong một cái ổ
warren
217. Đông như kiến cỏ
218. Đông như mắc cửi
219. Đông như nước chảy
220. Đông như trảy hội
221. Đuổi như đuổi tà
Đứng im
222. như thóc
(yên)
223. Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông
224. Đứng như trời trồng to stand like a post Cái cột
225. Đứng như bụt mọc
Cái thông nòng súng
226. as stiff: thẳng as a ramrod
(dùng cho người)
227. as straight: thẳng as a ramrod Cái thông nòng súng
228. Được lời như cởi tấm lòng
9
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
229. Ép như ép giò
230. Êm như nhung
231. as smooth as a baby’bottom Mông của trẻ em
232. as smooth as silk Lụa
233. Êm như ru as calm: êm nhẹ as cat Con mèo
234. Gan như cóc tía
235. Gãi như gãi ghẻ
236. Gắt như mắm
237. Gắt như mắm tôm
238. Gầy như con mắm
239. Gầy như hạc as thin as a lath Thanh gỗ mỏng
240. Gọi như hò đò
241. as thin as rail Thanh ray
242. as thin as rake Cái cào
243. Gầy như xác ve
244. Gầy như que củi
245. Ghét như đào đất đổ đi
246. as rich: giàu có as Croesus Nhà triệu phú
Thạch Sùng (tên một nhân vật
Giàu như rich : giàu có
247. đời Tấn/ TQ) as as Jew Người cho vay nặng lãi
(hàm ý chê)
248. Giãy lên như bị ong châm
249. Giãy như đỉa phải vôi
250. Giãy lên như phải bỏng
251. Giãy lên như phải tổ kiến
252. Giãy nảy như đỉa phải vôi
253. Giấu như mèo giấu cứt
254. Giết người như ngóe
255. Giống nhau như đúc
256. Giống nhau như hai giọt nước as alike/ like as two peas (in a Hai hạt đậu trong cùng
10
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
pod) một quả
257. Giống như in
258. Giống như lột as like as chalk and chesse Phấn và pho-mat
259. Giống như tạc
260. Giở mặt như bàn tay
261. Giục như giục tà
262. Giữ như (giữ) mả tổ
263. Giữ như ông thầy giữ ấn
cũng
264. Hai đấm một đạp
bằng
cũng
265. Hai thưng một đấu
bằng
266. as gentle: hiền lành as fawn Con nai con
267. as meek: ngoan ngoãn as a lamb Cừu non
268. Hiền như Bụt as gentle: hiền lành as a lamb Cừu non
Vàng (ngoan ngoãn, biết
269. as good as gold
nghe lời- dùng với trẻ con)
270. Hiền như củ khoai
271. Hiền như (cục) đất
272. Hót như khướu
273. Hôi như chuột chù
274. Hôi như cú as stink: hôi as polecat Con cú
275. Hỗn như gấu as gruft as bear Con gấu
276. Hùng hục như trâu húc mả
277. as silent as the dead Cái chết
278. as voiceless as the tomb Nấm mồ
Im lặng như tờ
279. as quiet as the grave Nấm mồ
280. as silent as the grave Nấm mồ
281. Im như hến as dumb: lầm lì as the mouse Con chuột
11
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
282. as quiet as a mouse Con chuột
283. as silent as the stone Hòn đá
Im như thóc
284. as dumb as a statue Pho tượng
285. Im ỉm như gái ngồi phải cọc
286. Kẻ cắp như rươi
287. Kẻ tám lạng người nửa cân
288. Kêu như bò rống
289. Kêu như cháy đồi
290. Kêu như cháy nhà
291. Khép nép như dâu mới về nhà chồng
292. Khinh như mẻ
293. Khinh như rác
294. Khinh khỉnh như chĩnh mắm thối
295. Khóc như cha chết
296. Khóc như ri
sound: khỏe mạnh,
297. as as roach con trâu lăn
tráng kiện
298. as strong as a horse Con ngựa
Khỏe như trâu (đất, mộng)
299. as strong as an ox Con bò
300. as fit as bull Con bò tót
301. as fit as lion Con sư tử
302. Khỏe như Trương Phi
fit: sung sức, khỏe Cái chốt chặn
303. Khỏe như vâm as as fiddle
mạnh (hàng hải)
304. as strong as a lion Con sư tử
Khỏe như voi Con ngựa (dùng cho
305. as strong as a horse
người)
306. as dry as a bone Khúc xương
Khô như ngói
307. as dry as a stick Que củi
12
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
308. as dry as dust Cát bụi
309. Khư khư như ông từ giữ oản
secrect: thầm kín, bí
310. Kín như bưng as as the grave Nấm mồ
mật
311. Lạch bạch như vịt bầu
312. Làm như mèo mửa
313. To work like a navy Người thợ đấu
Làm như đánh vật
314. To work like a nigger Người da đen
315. Làm như nhà trò giữ nhịp
316. Lanh chanh như hành không muối
317. Lành như củ khoai
318. Lành như đất
319. as cold as a stone Hòn đá
Lạnh như băng
320. as cold as a corpse Xác chết
chill (lạnh lùng, lạnh
321. as as death Cái chết
lẽo)
322. Lạnh như đồng
Cái đinh (lạnh lùng và tàn
323. as hard as nails
nhẫn)
324. as cold as ice Đá
Sự vuốt ve của mụ phù
325. Lạnh như tiền as cold as a witch’caress
thủy
326. as cold as a witch’tit Ngực mụ phù thủy
Đá hoa marble (dùng cho
327. as cold as marble
tính cách người)
328. Lang lảng như chó cái trốn con
329. Lảng vảng như thành hoàng xuất ngoại
330. Lăng xăng như thằng mất khố
331. Láo nhào như cháo trộn cơm
13
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
332. Lạy như tế sao
333. Lăn lóc như cóc đói
334. Lặng (ngắt) như tờ as silent: im lặng as the grave Nấm mồ
335. Lầm rầm như thầy bói nhẩm quẻ
336. Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư
337. Lấm như trâu đầm
338. Lấm như trâu vùi
339. Lấm như (chôn) vùi
340. Lẩn như chạch
341. Lật đật như ma vật ông vải
342. Lật đật như xa vật ống vải
343. Lật lọng như trở bàn tay
344. Lẩu bẩu như chó hóc xương
345. Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
346. Len lét như rắn mồng năm
347. Lép như trấu
348. Lên như diều
349. Lên như diều được gió
350. Lênh đênh như bè muống trôi sông
351. Lòng đau như cắt
352. Lò dò như cò ăn đêm
cũng
353. Lòng vả lòng sung
như
354. Lỗ chỗ như tổ ong
355. Lộp bộp như gà mổ mo
356. Lớn nhanh như thổi
357. Lờ đờ như đóm đóm đực
358. Lơ thơ như sao buổi sớm
359. Lụ khụ như ông cụ bảy mươi
14
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
360. Lủi như chạch
361. Lủi như cuốc
362. Lủi thủi như chó cụp đuôi
363. Luẩn quẩn như chèo đò đêm
364. Lúng búng như ngậm hột thị
365. Lúng túng như gà mắc tóc
366. Lừ đừ như ông từ vào đền
367. Lửng lơ như con cá vàng
368. Lười như hủi
369. Mạnh như chẻ tre
370. Mạnh như vũ bão
371. Mắng như tát nước vào mặt
372. Mắt sắc như dao Like gimlets Mũi khoan
373. Mặt đỏ như gà chọi
374. Mặt đỏ như cá chày
375. Mặt đỏ như gấc
376. Mặt lạnh như sắt nguội
377. Mặt nặng như chì
378. Mặt nặng như đá đeo
379. Mặt ngây như ngỗng ỉa
380. Mặt nhăn như bị
381. Mặt như chàm đổ
382. Mặt rắn như đanh
383. Mặt vàng như nghệ
384. Mê như điếu đổ
385. Mềm như bún
386. as soft as down Lông tơ
387. as soft: mềm mại as silk Lụa
388. as soft as velvet Nhung (dùng với nghĩa
15
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
đụng chạm)
389. Mong như mong mẹ về chợ
390. Mỏng như lá lúa as thin as wafer Bánh quế
391. Mỏng như tờ giấy
392. as flimsy: mỏng as grossamer Tơ nhện
393. Muỗi như trấu
394. Mua như ăn cướp
395. Muôn người như một
396. Mưa như đổ nước
397. Mưa như trút nước
398. Mừng như cha chết sống lại
399. Mừng như bắt được của
400. Mừng như bắt được vàng
401. Nát như mẻ
402. Nát như tương (Bần)
403. Nắng như đổ lửa
404. Nặng như chì as heavy as lead (Có thể là simile) chì
405. Nặng như đá (đeo) as heavy: nặng nề as an elephant Con voi
Nâng nâng trứng
406. như
Hứng hứng hoa
407. Ngã như ngả rạ
obstinate: bướng
408. Ngang như cua (bò) as as a mule Con la
bỉnh, khó bảo
409. Ngáy như bò rống
410. Ngáy như kéo bễ
411. Ngáy như kéo cưa
412. Ngáy như sấm
413. Ngây như phỗng
414. Ngất như cổ
16
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
ngưởng
415. Nghe như đấm vào tai
416. Nghệt mặt như ngỗng ỉa
417. Nghịch như quỷ sứ
418. Ngọt như mía lùi as sweet as honey Mật ong
419. Ngọt như đường phèn as sweet as sugar Đường
420. Ngọt như đường
421. Ngoai ngoái như Phủ Khoái xin ăn
422. Ngồi như Bụt mọc
423. Ngồi như Bụt mục
424. Ngồi ngây như thộn
425. Ngơ ngác như vạc đui
426. as stupid as a bull con bò tót
427. as silly as a calf Con bò cái chửa
Ngu như bò
Những lốc gỗ, dùng để xây
428. as thick as two short plank
nhà (óc bã đậu)
429. Ngu như chó as silly as a donkey Con lừa
430. as silly as a gosses Con ngỗng
Ngu như lợn
431. as stupid as an owl Con cú
432. To sleep like a log Khúc gỗ
433. To sleep like top Con quay
434. Ngủ (say) như chết as soundly as a log Khúc gỗ
435. as ugly as toad Con cóc
436. To sleep like a baby Một đứa trẻ
437. Nhanh như ăn cướp
438. Nhanh như cắt
lightning/ greased
439. as quick as Chớp
Nhanh như chớp/chảo chớp lightning
440. as quick as a flash Ánh chớp
17
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
441. as swift as a flash Ánh chớp
442. as swift as lightning Chớp
443. as swift as thought Ý nghĩ
444. as quick as thought Ý nghĩ
445. as quick as wink Cái chớp mắt
446. Nhanh như điện as fast as light Ánh sáng
447. as quick as wind Gió
448. as fleet as wind Gió
449. Nhanh như gió as swift as the wind Gió
450. as swift as an arrow Mũi tên
451. as fast as a storm Cơn bão
452. as nimble as a squirrel con sóc
Nhanh như sóc
453. as agile: nhanh nhẹn as cat Con mèo
454. as fast as Hare Thỏ rừng
455. as fleet: nhanh lẹ as a grey- hound Chó săn
456. Nhanh như thỏ as swift as an arrow Mũi tên
457. as swift as a deer Tên bay
458. as agile as a monkey Con khỉ
timid: nhút nhát, ít
459. Nhát như cáy as as a mouse Con chuột
nói
460. as timid as a rabbit Con thỏ
Nhát như thỏ (đế)
461. as timid as a hare Con thỏ rừng
dull (buồn tẻ, nhạt
462. Nhạt như nước ao bèo as as ditchwater Nước ao tù đọng
nhẽo)
dull (buồn tẻ, nhạt Nước rửa bát (có thể dùng
463. as as dishwater
nhẽo) cho người)
464. as flat as a pancake Bánh ngọt mỏng
465. as dry as chip Vỏ bào cưa
Nhạt như nước ốc
466. as dry: tẻ nhạt, dễ gây as dust
18
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
nhàm chán
watching the
467. as exciting as Xem sơn khô
paint dry
468. Nhảy như choi choi
469. Nhảy như sáo
470. Nhăn nhó như nhà khó hết ăn
471. Nhẵn như đít Bụt
472. Nhẵn như phản hàng thịt
Nhăng
473. như chó cắn ma
nhẳng
474. Nhâng nháo như cáo vào chuồng lợn
475. Nhẹ như bấc
Lông tơ chim dùng để nhồi
476. as light as down
Nhẹ như lông hồng gối hay lông tơ hoa quả
477. as light as feather Lông chim
478. Nhẹ tựa hồng mao
479. Nhớ như in
480. Nhớ như chôn vào ruột
481. Nhởn nhơ như phường chèo
482. Nhởn nhơ như Con đĩ đánh bồng
483. Nhũn như con chi chi
484. Nhung nhúc như rươi tháng 9
485. như ăn phải ớt
486. như bóng với hình as close: thân thiết as two coats of paint Hai lớp sơn
487. như cá nằm trên thớt
488. như cá với nước
489. như cây bén rễ
490. như chim sổ lồng
491. như cây liền cành
19
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
492. Like cat and dog Chó với mèo
như chó với mèo
493. To Fight: đánh nhau like Cat and dog Chó với mèo
494. như cờ gặp gió
495. như cờ lông công
496. như cơm bữa
497. như dao chém đá
498. như giẫm phải lửa
499. như diều được gió
500. như diều gặp gió
501. như đỉa phải vôi
điên
502. như
dại
503. như đinh đóng cột
504. như đôi đũa lệch
505. như đũa có đôi
506. như ếch vồ hoa dâm bụt
507. như gà mắc tóc
508. như gà mất mẹ
509. như hai giọt nước
510. như hình với bóng
511. như lệnh vỡ
512. như mắc cửi
513. như mặt trăng mặt trời
514. như mèo thấy mỡ
515. như môi với răng
516. như muối bỏ bể (biển)
517. như ngồi phải lửa
518. như nở từng khúc ruột
519. như nước vỡ bờ
20
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
520. như nước với lửa as wide: trệch xa nhau as the pole apart Hai cực
521. như nhện vương tơ
522. như ong vỡ tổ
523. như ông thiên lôi
524. như pháo tịt ngòi
525. như rắn mất đầu
526. như rựa chém xuống đá
527. như sao hôm sao mai
528. như sét đánh
a bolt from the
Bất ngờ, bất thình Tiếng sét từ bầu trời quang
529. Like blue/ out of clear
lình mây
như sét đánh ngang tai sky
a bolt from the Tiếng sét từ bầu trời quang
530. To come like
blue sky mây
531. như tay với chân
532. như tằm ăn rỗi
533. như trút được gánh nặng
534. như trứng quẩy đầu gậy
535. như Từ Hải chết đứng
536. như vịt nghe sấm
537. như vợ chồng Ngâu
538. như xẩm bắt được gậy
Rất nhanh, ba chân Như con dơi bay ra khỏi
539. Like a bat out of hell
bốn cẳng địa ngục
Cục cằn, thô lỗ, cáu a bear with a sore Một con gấu có cái đầu bị
540. Like
kỉnh head đau
Bồn chồn, lo lắng,
a cat on the hot Một con mèo trên những
541. nóng nảy, bực dọc, Like
bricks viên gạch nóng
hốt hoảng

21
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
Chính xác, đều đặn,
542. Like a clock Một cái đồng hồ
trơn tru
Ướt sũng, (trông
543. Like a drowned rat Một con chuột bị chết đuối
thiểu não)
544. Bỡ ngỡ, lạc lõng Like a fish out of water Cá lên cạn
a duck in a
545. Ngơ ngác, thiểu não Like Một con vịt trong cơn bão
thunderstorm
Sức mạnh kinh
546. khủng, có thể đè bẹp Like a hundred bricks Một trăm viên gạch
đuợc mọi thứ
Ngoan ngoãn nghe
547. theo, không kháng Like a lamb Một con cừu non
cự
Nhanh, bán sống
548. bán chết, vắt chân Like a lamp lighter Người thắp đèn đường
lên cổ chạy, như gió
Bất tỉnh nhân sự,
549. không động đậy, Like a log Khúc gỗ
cứng đờ
550. Yên sóng (biển) Like a mill- pond Một cái bể nuớc máy xay
Trong tình trạng bế
551. Like a rat in a hole Con chuột trong hang
tắc, không lối thoát
a streak of
552. Nhanh như chớp Like Một vệt chớp
lighting
Tít thò lò, như chong
553. Like a teetotum Một con quay
chóng
554. Rất hăng hái, sôi nổi Like all posessed Tất cả đã bị ám ảnh
Rất nhanh, mở hết
555. Like beans Là những hạt đậu
tốc lực

22
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
Không ăn thua gì, water off a duck’s
556. Like Nước đổ vào lưng con vịt
như nuớc đổ đầu vịt back
Mạnh mẽ, dữ dội,
557. Like blazes Những ngọn lửa
mãnh liệt
558. Huyền bí, bí ẩn Like by magic Phép màu
Đều đặn, như một
559. Like clockwork Bộ máy đồng hồ
cái máy
Mạnh mẽ, rất nhanh,
rất nhiều, chắc chắn
560. Like fun Trò vui đùa
là không, rất đáng
ngờ vực
561. Nhanh như chớp Like greased lightning Tia chớp
562. Dữ dội Like hell Địa ngục
Dữ dội , cuồng nhiệt,
563. Like mad Điên
ráng hết sức
Nhanh chóng, dễ
564. Like smoke Làn khói
dàng
Bị ai sai khiến, bắt
wax in
565. trong phải tròn, méo Like Sáp nến trong lòng bàn tay
somebody’hand
phải méo
Rất nhanh, trong
566. Like winking Cái nháy mắt
nháy mắt
Không trả lời, không
567. Like a bump on a log Cái u trên khúc gỗ
nhiệt tình
568. Rất nhanh Like a house afire Ngôi nhà cháy
Ai đó/ cái gì đó rất
569. Like an open book Một quyển sách mở
dễ hiểu
read someone: hiểu
570. To like an open book Một quyển sách mở
rõ ai đó

23
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
Không ngờ vực,
571. không đuợc bảo vệ, Like sitting ducks
vô thức
572. Lộn xộn Like a three-ring circus
573. Hung hăng, dữ dội Like crazy Điên
574. Hung hăng, dữ dội Like mad Điên
Thực sự không quan it’s such a big
575. Like
trọng deal !
looking for a
Tìm kim trong đống cỏ
576. Mò kim đáy bể Like needle in a
khô
haystack
k dị, quái đãng,
577. Like nothing on earth Không có gì trên trái đất
chẳng giống ai
578. Như nguời nhà Like one of the family Thành viên gia đình
Nói nhiều. luyên to hear
579. Like Nghe mình nói
thuyên oneself talk
rất có duyên, rất dễ
580. Like a basket of chips Rổ khoai tây lát mỏng
thương
Dòng nuớc biển bất
rất nhanh nhanh
581. Like a dose of salts thường tràn nguợc lên
đến nỗi không ngờ
sông
rất thoải mái và tự
582. Like a duck to water Như con vịt xuống nước
tin; như cá gặp nước
tất cả bận rộn, lăng a hen with one Con gà mái với một con gà
583. Like
xăng rối rít chicken con
cứ như lấy roi quất
Con bò với chiếc khăn
584. vào mông bò cho nó Like a red rag to a bull
màu đỏ
điên lên
585. không ngần ngại, Like a shot Một phát súng

24
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
sẵn lòng bất chấp
hậu quả

586. nhanh như chớp Like a streak Vệt chớp


tít thò lò như con
587. quay, như chong Like a teetotum Con quay
chóng
a thief in the
588. lén l t, vụng trộm Like Tên trộm trong đêm
night
589. nóng (như) cái lò Like an oven Cái lò
(thông tục) hết sức,
590. Like anything
vô cùng, cực k
591. hết sức mau Like blue murder
(t M ,ngh a M )
chắc chắn là không
592. Like fun Trò đùa
không một ch t nào
đáng ngờ lắm
với cố gắng, tốc độ,
593. sự tập trung.... lớn; Like fury Cơn giận dữ
như điên
594. dính như k o sơn Like glue and varnish Hồ và vécni
dứt khoát không lay
595. Like grim death Cái chết nhẫn tâm
chuyển
hết sức mình, chết
596. Like hell Địa ngục
thôi
597. dữ dội, mãnh liệt Like old boots Một loại dụng cụ tra tấn
đi th o một cách
598. Like sheep Con cừu
mù quáng
599. (t lóng) kịch liệt, Like sin

25
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
mãnh liệt
căng thẳng rất vất
600. Like stink Sự rắc rối
vả
the sound of one's
601. nói huyên thuyên Like Giọng của chính ai đó
own voice
rất nhanh, như gió,
602. Like the wind Gió
như bay
(thông tục) rất
603. nhiều, một cách lãng Like water Nước
phí, một cách vội vã
(thông tục) trong
604. khoảnh khắc, trong Like winking Cái chớp mắt
nháy mắt
605. Nhức như búa bổ
606. Nín như ngậm thóc
607. Nói dẻo như kẹo
608. Nói dối như cuội
609. Nói ngọt như đường
610. Nói như chó cắn ma
611. Nói như đấm vào tai
612. Nói như rựa chém xuống đất
613. Nói như Thánh phán
614. Nói như tép nhảy
615. Nói như trạng
616. Nói như vẹt
617. Nói như móc họng
Nói rồng leo
618. như
Làm mèo mửa
619. Nóng như hòn than

26
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
620. Nóng như lửa as hot as fire Lửa
621. Nóng như lửa đốt as hot as hell Địa ngục
622. Nóng như Trương Phi
623. Nổ như ngô rang
624. Nổi như cồn
625. Nợ như chúa Chổm
626. Nở như bánh rán
627. Nở như gạo rang
628. Nợ như lông lợn/ lông lươn
629. Nơm nớp như cá nằm trên thớt
630. Oang oang như lệnh vỡ
631. Oai oái như Phủ Khoái xin cơm
632. Óng như ngà
633. Ồn ào như chợ vỡ
634. Phận bạc như vôi
635. Phận gái như hạt mưa sa
636. Phóng như bay
637. Quân lệnh như sơn
638. Quý như vàng
639. Rách như tổ đỉa
640. Rách như xơ mướp
641. Rách như tàu chuối khô
642. Ranh như ma
643. Rành rành như canh nấu hẹ
Rắn thép
644. như
Vững đồng
645. Rầu rĩ như đĩ về già
646. as cheap as dirt Bùn ao
Rẻ như bèo
647. as common: nhiều, rẻ as dirt Bùn (ý nói người tầm
27
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
thường)
648. Rẻ như củi lụt
649. Rền rĩ như đĩ phải tim la
650. Rình như mèo rình chuột
651. Rình nhau như miếng mộc
652. Rò ráy như cáy vào hang cua
653. as clear as day Ban ngày
654. as clear as daylight Ánh sang ban ngày
the sun at
655. as clear as Mặt trời lúc buổi trưa
noonday
656. as clear (trong veo) as crystal Pha lê
that two and two
657. Rõ như ban ngày as clear as 2 với 2 là 4
make four
658. as plain: ngay thẳng as a pikestaff Cây giáo
the nose on
659. as plain as Mũi trên mặt
one’face
plain: (có thể dùng
660. as as day Ban ngày
cho tính cách)
661. Rối như (mớ) bòng bong
662. Rối như canh hẹ
663. Rối như tơ vò
664. Rố sâu như giếng
665. Rũ như tàu lá héo
666. To quake: run lên like an aspen leaf như một lá cây dương
667. To shake: run lên like an aspen leaf như một lá cây dương
Run như cầy sấy
như một chiếc lá dương
668. To tremble: run rẩy like an aspen leaf
liễu
669. Run như rẽ
670. Rụng như sung
28
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
671. Ruột như phổi bò
672. Ruột nóng như cào
673. Ruột nóng như lửa (đốt)
674. Sạch như chùi as clean as a whistle Cái còi
675. as clean as a new pin Cái đinh ghim
Sạch như lau
676. as bright: as a new pin Cái đinh ghim
677. Sán như đỉa đói
678. as bright as a day Ban ngày
Sáng như ban ngày
679. as brilliant as stars Những ngôi sao
680. Say như điếu đổ
681. as drunk: say rượu bia as a lord
Con chồn hôi/ kẻ đê tiện
682. as drunk: say rượu bia as a skunk
(nghĩa Mỹ)
683. as drunk say (rượu) as a fish Con cá
684. as drunk say (rượu) as a sow Con lợn nái
685. To drunk: say (rượu) like a fiddler Một con cua kéo đàn
686. To drunk: say (rượu) like a lord Một ông chúa
687. Sắc như dao cau
688. Sắc như nước as keen: sắc bén as a razor Lưỡi dao cạo
689. Sắc như Dao cầu as sharp as a razor Lưỡi dao cạo
690. Sờ như xẩm tìm gậy
691. Sợ như bò thấy nhà táng
692. as happy as a King Ông vua
693. as happy as a Lark Bà Hoàng
Sướng như tiên (Non Bồng)
happy: hạnh phúc vì
694. as as a bird on the tree Con chim trên cây
tự do
695. Tái xanh như chàm đổ
696. Tan như bọt xà phòng
697. Tan như xác pháo
29
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
698. Tán như sáo
699. Te tái như gà mái mắc đẻ
700. Te tái như gà mái nhảy ổ
701. Thao láo như cáo trông trăng
702. as changeable as weather Thời tiết
Thay đổi như chong chóng Kim chỉ hướng gió hình
703. as changeable as weather-cock
con gà trống
Mũi tên (có thể dùng cho
704. Thẳng như kẻ chỉ as straight as an arrow
vật)
Mũi tên (có thể dùng cho
705. Thẳng như ruột ngựa as straight as an arrow
người)
cũng
706. Thân cò thân chim
như
707. Thấp như vịt
708. Thấp thoáng như đĩ chơi trăng
709. Thật như đếm
710. Thật thà như đếm as good: chân thật as gold vàng
711. The thé như xé vải
712. Thế như chẻ tre
713. Thì thụt như chuột ngày
714. Thin thít như thịt nấu đông
715. Thỏ thẻ như trẻ lên ba
716. Thúc như thúc tà
717. Thuộc như cháo (chảy)
718. To know smth like a book Một quyển sách
Thuộc như lòng bàn tay the palm of one ‘s
719. to know smth like Lòng bàn tay
hands
720. Thuộc như thổ công thuộc bếp
721. Thủy chung như nhất
30
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
722. Thuyền như lá tre
723. Tiêu tiền như nước
724. Tiêu tiền như phá
725. Tiêu tiền như rác
726. Tím như quả bồ quân
727. Tỉnh như không
728. Tỉnh như sáo
729. Tiu nghỉu như chó cụp đuôi
730. Tiu nghỉu như mèo cắt tai
731. Tiu nghỉu như mèo mất tai
732. To như cái bồ sứt cạp as big as barn-door Cánh cửa nhà kho
733. To như Hộ Pháp
734. To như vâm
735. To như voi
(mang nghĩa rộng về
736. as big as all outdoors
không gian)
Đời thật (to giống như
737. as big as life
thật)
Đời thật (to giống như
738. as large as life
thật)
Chảo rán (ý nói màu đen
739. Tối như bưng as black as skillet
dưới đáy chảo)
740. Tối như cửa địa ngục
741. as black as midnight Nửa đêm
742. as black as night Ban đêm
743. Tối như đêm ba mươi as dark as midnight Nửa đêm
744. as dark as night Ban đêm
745. as gloomy as night Ban đêm
746. Tối như hũ nút as clear as mud Bùn (ý nói đầu óc tối tăm,
31
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
không thông minht)
747. as black: tối đen as ink Mực
Tối như mực stack of black
748. as black as Nhiều con mèo đen
cats
749. as white as snow Tuyết
Trắng như bông
750. as white as driven snow
751. Trắng như cước
752. Trắng như ngà
753. Trắng như trứng ngà bóc
white (trắng nhợt sheet (sheet on Ga trải giường
754. as as
nhạt, trắng bệnh) bed)
755. as white as ghost Con ma
756. as pale as ghost Con ma
757. as pale: trắng (tái nhợt) as death Cái chết
758. as naked as a jaybird Chim chào mào
Trần như nhộng
759. as bare: trọc, trần trụi as a stone Hòn đá
760. Trần truồng như nhộng
761. Tròn như (cái) hạt mít
762. Tròn như tròn lăn
763. Tròng chành như nón không quai
764. Trộm cắp như rươi
765. Trốn (lẩn) như chạch
766. Trống như tàu tượng
767. Trơ như đá
Trơ đá
768. như as firm: vững chắc as steel Thép
Vững đồng
769. Trơ như khúc gỗ
770. Trơ như mặt thớt
771. Trơ như gáo múc dầu as bold (trơ tráo) as the brass Gáo múc dầu
32
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
772. Trơ như mặt thớt
773. Trơ như phỗng
774. Trở mặt như bàn tay
775. Trơn như đổ mỡ
776. Tức như bò đá as cross as two stick 2 cái que
777. Ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm
778. Úứ như Chó nằm bếp
779. Uốn như Sâu đo
780. Ướt như chuột lột Like drowned rats Con chuột bị ướt
781. Vái như tế sao
782. Van như tế sao
783. Vàng như nghệ
784. Vạn sự như ý
bare: trơ tui, trống the palm of
785. Vắng như bãi tha ma as as Lòng bàn tay của ai đó
không one’hand
786. Vắng như chùa bà Đanh
Con rối Pân, nhân vật gù
lưng lố bịch trong vở rối
787. as pround as Punch
truyền thống Punch and
Judy
Vênh váo như bố vợ phải đấm
788. as pround as Lucifer Diêm vương
proud: kiêu hành,
789. as as a peacock Con công
vênh váo
790. as vain as a peacock Con công
791. Vênh váo như khố rợ phải lấm
Voi không
792. như trai không vợ
nài
calm (at high
793. Vui như (mở) hội as happy as Con trai khi nước triều lên
tide)

33
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
794. as happy as a lark Trò vui đùa
795. Vui như sáo as happy as a sandboy
796. Vui như tết as good as a play Sự nô đùa, vui chơi
797. as happy as can be
798. Vui như trẩy hội as happy as the day is long Ngày dài
799. Vuông như bánh trưng tám góc
800. as firm as a rock Đá
801. as solid: vững chắc as a rock Đá
Vững như bàn thạch
802. as firm as a moutain Ngọn núi
803. as steady as a rock Đá
804. Vững như đồng
805. as right as a trivet Cái kiềng bếp
hard: cứng rắn, khó
806. Vững như kiềng ba chân as lay chuyển (tính as nails
tình)
807. as hard as a nether millstone Thớt dưới của cái cối xay
sound: trong tình
808. Vững như thành as as a bell Quả chuông
trạng tốt, vững chắc
809. Vững như thành đồng vách sắt
810. xác như tổ đỉa
811. Xoi xói như thầy bói đâm hành
812. Xờ rờ như thầy bói cháy nhà
Xanh lá
813. như
Bạc vôi
814. Xanh như tàu lá
815. Xấu như ma
816. Xấu như ma lem as ugly as scarecrow Nguời ăn mặc lôi thôi
817. Xấu như ma mút
818. as ugly: xấu xa as sin Tội lỗi
34
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
819. Xoay như chong chóng
Xơ nhộng
820. như
xác vờ
821. Xua như xua ruồi
822. Xua như xua tà
823. Yên lặng như tờ as still as death Yên lặng như cái chết
824. as weak as a baby đứa trẻ con
Yếu như sên
825. as weak: yếu ớt as a kitten Mèo con
826. Vụng về as awkward: vụng về as a cow on a crutch
a cow on roller Con bò trên giầy trượt
827. Vụng về as awkward as
skates băng
828. Trọc hoàn toàn as bald: hói, trọc as a baby’s backside
829. Trọc hoàn toàn as bald: hói, trọc as a coot Con sâm cầm
baleful: rủi ro, không
830. Đ dọa, hăm dọa as as death Cái chết
may, gở
831. điếc đặc as deaf: điếc as doornail Cái đinh cửa
832. Mù lòa as blind: mù as a bad Con dơi
833. Khôn ngoan, nhạy bén as bright: nhạy bén as a button Cái nút bấm
834. Rất rộng as broad: rộng as a barn - door Cánh cửa nhà kho
835. Rất bận as busy: bận as a beaver Con hải ly
836. Rất bận as busy: bận as a bee Con ong
a cat on a hot tin
837. Rất bận as busy: bận as Con mèo trên mái nhà
roof
838. Không bận, rỗi rãi as busy as a hibernating bear Con gấu ngủ đông
a one-armed
839. Rất bận as busy as
paperhanger
Grand Central
840. Rất bận vì có nhiều nguời as busy as Ga Grand Central
Station

35
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
841. Can đảm as brave as a lion Con sư tử
popcorn on a
842. Rát tích cực, nhanh nhẹn as busy as Bỏng ngô trong xoong
skillet
843. Rất sạch as clean as a hound’s tooth Răng của chó săn
844. Rõ ràng, dễ ngh as clear: trong, rõ ràng as a bell Cái chuông
Trong v o, đẹp
845. as clear as vodka Rượu vodka
(thời tiết)
846. Khoe khoang, khoác lác as cocky: vênh váo as the king of spades Con pích trong bộ bài
847. Thông minh, nhanh trí as sharp: nhanh trí as a needle Cái kim
848. Dễ chịu, thoải mái, tiện nghi as comfortable as an old shoe Đôi giầy cũ
common: nhiều, quê
849. Thô lỗ, hoang dã as as an old shoe Đôi giày cũ
mùa
conceited: tự cao tự
850. Rỗng tuếch(trí óc) as as a barber’s cat
đại
851. Điên rồ as crazy as a betsy bug
852. Điên rồ, ngốc nghếch as crazy as a loon Thằng điên (nghĩa Mỹ)
a peach-orchard
853. Điên rồ as crazy as
boar
a barrel of
854. Lươn lẹo, không trung thực as crooked: cong as Lưỡi câu
fishhooks
855. Lươn lẹo, không trung thực as crooked as a fishhook Lưỡi câu
Không lưong thiện, không trung
856. as crooked as a dog’s hind leg
thực
857. Hết hiệu lực, giá trị as dead as a dodo Chim cưu
858. Chết đứng as dead as a post Cái cột
859. Hoàn toàn khác nhau as different as night and day Đêm và ngày
860. Rất phẳng as flat: phẳng as a board Cái bảng
861. Hoàn toàn tự do as free as A bird Con chim
862. Hoàn toàn tự do as free as (the) air Khôngkhí

36
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
863. tươi như hoa as fresh as a daisy Cây hoa cúc
Con tích chuyên hút máu
864. No đầy thức ăn, đồ uống as full as a tick
người
Con tích chuyên hút máu
865. No đầy thức ăn, đồ uống as a tight as a tick
người
a barrel of
866. Rất buồn cười as funny: buồn cuời as
monkeys
867. Không buồn cười as funny as a crutch
868. Lò loẹt, màu sắc as gaudy: lòe loẹt as butterfly Con buớm
869. Duyên dáng as graceful as a swan Con thiên nga
870. Cộc cằn, khàn khàn như vịt as hoarse as a crow Con quạ
innocent: ngây thơ
871. Ngờ nghệch, ngây thơ as as lamb Con cừu non
trong trắng
872. Có thể as likely as not không
873. Điên rồ as mad as a hatter Nguời làm mũ
874. Điên rồ, giận dữ as mad as a hornet Ong bắp cày
875. Điên rồ as mad as a March hare Thỏ rừng tháng 3
876. Tức giận as mad as a wet hen Con gà bị ướt
877. Rất tức giận as mad as hell Con quỷ
878. Gọn gàng as neat: sạch gọn as a pin Cái đinh ghim
879. Gàn bướng, quái gở, quẫn trí as nutty: điên as a fruitcake Bánh trái cây
880. Rất xưa cũ as old as the hills Những quả đồi
Theo một từ trong kinh
881. Rất kiên nhẫn as patient: kiên nhẫn as job
thánh
882. Không có thật, giả as phony: giả, dởm as a three-dollar bill Tờ 3 đôla
883. Hài lòng với bản thân as pleased: hài lòng as Punch Con rối Punch
884. Rất nghèo as poor: nghèo as a church mouse Con chuột trong nhà thờ
885. Tinh khiết as pure as the driven snow Tuyết
886. Rất đáng ngờ, lạ lùng as queer: lạ lùng, đáng as a three-dollar bill Tờ 3 đôla
37
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
ngờ
887. Đều đặn, chính xác as regular: đều đặn as clockwork Bộ máy đồng hồ
888. Chính xác, đ ng, tốt đẹp as right: thẳng as rain Mưa
Răng gà (gà không có
889. Không có, hầu như không tồn tại as scarce: khan hiếm as hens’teeth
răng)
890. ốm rất nặng, nôn mửa as sick as a dog Con chó
891. Sạch sẽ as slick: bóng mượt as a whistle Cái còi
892. Láu cá, ranh ma, xảo quyệt as slippery: trơn as an eel Con lươn
sly: ranh mãnh, láu
893. Thông minh, lanh lợi (ngh a tốt) as as a fox Con cáo

894. Sáng bóng as smooth: sáng bóng as glass Kính
895. ấm áp như trong chăn as snug: ấm áp as a bug in a rug Con rận trong chăn
896. Ra vẻ đứng đắn, nghiêm nghị as sober: nghiêm nghị as a judge Vị quan tòa
897. Rất yên tâm as sound: yên tâm as a dollar Đồng đô la
stubborn: ương
898. Rất ương ngạnh as as a mule Con cừu non
ngạnh
Dày (cho sương mù)/mạnh (cho
899. as thick: as pea soup Súp đậu
thức uống)
900. Thân thiết as thick: thân thiết as thieves Những tên trộm
No đầy thức ăn đồ uống trong
901. as tight as a tick Con tích hút máu người
bụng
902. Chật, căng, khít as tight as Dick’s hatband
true: trung thành,
903. Trung thành, đáng tin cậy as as steel Thép
đáng tin cậy
904. Rất ấm áp as warm: ấm as toast Bánh mỳ nướng
905. Khôn như ranh as wise: khôn ngoan as an owl Con cú
906. Khôn ngoan as wise as solomon Người khôn ngoan
907. Bị nói xấu về mặt nhân cách as black as one is painted Ai đó vẽ ra, tạo ra
908. Sinh sôi nảy nở nhanh To breed : inh sản like rabbits Lũ thỏ

38
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
Cứ quay lại bám lấy nhằng come back again:
909. To like a bad half-penny Một đồng nửa xu xấu
nhẵng Lại quay trở lại
Chết khổ chết sở, chết nhục chết
910. To die :chết like a dog death Cái chết của một con chó
nhã
(làm việc gì) ngay lập tức không do some thing (làm Giống như là một phát
911. To like a shot
chần ch việc gì) súng
Ngã vật xuống, ngã như trời
912. To fall :ngã xuống like a log Một khúc gỗ
giáng
putting some Muốn khoác ai lên người
913. Có ý muốn gi p đỡ ai To feel: cảm thấy like
body on mình
914. Giết hại lẫn nhau To fight :chiến đấu like kilkenny cats Những chú mèo Kilkenny
915. Rất v a, v a khít To fit: vừa vặn like a glove Một chiếc găng tay
916. Đi th o một cách mù quáng To follow: đi theo like sheep Đàn cừu
917. Ngã mạnh, ngã như trời giáng To go down :ngã xuống like a ninepin Một con ki
have a hand: có một
918. Lóng ngóng, hậu đậu To like a foot Bàn chân
bàn tay
Hay đãng trí, hay quên, có trí have a head: có một
919. To like a sieve Một cái sàng
nhớ kém cái đầu
May mắn thoát khỏi bị thương
920. To land: tiếp đất like a cat Một con mèo
tích
921. Sống một cách xa xỉ, hoang phí To live: sống like a king/lord Một ông vua/chúa
Được ăn uống những thứ ngon
922. To live: sống like fighting cocks Những chú gà chọi
lành nhất
923. Lấy oán báo oán, lấy ơn báo ơn To return like for like Nhận gì trả nấy
run around :chạy a squirrel in a
924. Hối hả, bận rộn, điên cuồng To like Con sóc trong lồng
quanh cage
Chạy quanh điên cuồng, không a chicken with its
925. To Run around like
có mục đích head cut off
926. Nói với vẻ am hiểu tường tận, nói To speak: nói like a book Một cuốn sách

39
Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B
STT
Vế A Vế B Vế A Vế B
lưu loát
swim to the bottom:
927. Không biết bơi, chìm nghỉm To like a stone Một hòn đá
bơi xuống đáy
swim to the bottom: Cái bàn là của ông thợ
928. Không biết bơi, chìm nghỉm To like taileur’s goose
bơi xuống đáy may
Thích cái gì một cách tự nhiên.
Dùng đến cái gì một cách không take to something:
929. To like a duck to water Vịt thích nước
ngần ngại. Nhiễm cái gì một cách thích cái gì
dễ dàng
930. To talk: nói like a book Một cuốn sách
Răn dạy một cách bộc trực và
931. To talk: nói like a Dutch uncle Một ông bác người Hà Lan
nghiêm khắc
Cư xử tôì tệ với ai, miệt thị ai, coi treat somebody: đối
932. To like dirt Bùn rác
ai như bẩn xử với ai
Tiến triển với sự thành công hoàn
933. To work: có hiệu lực like a charm Một bùa mê
toàn
934. Làm việc vất vả cực nhọc To work: làm việc like a nigger Một người da đen
935. Làm việc rất tích cực To work: làm việc like a Trojan Một người dân thành Troa
936. Nổi bật (xấu xí) To stick out like a sore thumb Ngón tay bị sưng
937. Nói nhiều, nói đi nói lại To sound like a broken record Cái đĩa bị hỏng
938. Cảm thấy sáng khoái, khỏ mạnh To feel : cảm thấy like a million (dollas) 1 triệu đô la
Cảm thấy tươi mới (mặc quần áo
939. To feel: cảm thấy like a new person Một người mới
mới)

40

You might also like