You are on page 1of 20

Chương 3.

Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân


Chương 3. ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN MỨC CHẤT LỎNG

1. Thị kính (Sight Glass)


Trên bản vẽ thiết bị và đường ống (P&ID) các loại đồng hồ đo mức chất lỏng có kí hiệu là
LI hoặc LG.

Sight Glass

- Cấu tạo và nguyên lý làm việc: Gồm có van cách ly, ống thủy tinh, trên ống thủy tinh có
thang chia độ dài, ngoài ống thủy tinh có vỏ kim loại bảo vệ. Ống thủy tinh có hai đầu
thông với bồn chứa. Khi chất lỏng trong bồn dâng lên đến đâu thì chất lỏng trong ống thuỷ
tinh dâng lên đến đấy. Nhìn vào thang đo ta biết mức chất lỏng trong bồn.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.1


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
Ngoài ra trong các ứng dụng đơn giản còn có thước dây và thước cây như hình vẽ.

Thước dây và thước cây


2. Phao và dây cáp
- Cấu tạo: gồm có phao nổi có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng,
dây cáp và con dọi. Trọng lượng con dọi lớn hơn trọng lượng dây và nhỏ hơn trọng lượng
phao. Ngoài ra còn có hệ thống ròng rọc, giá đỡ gắn vào đỉnh bồn. Khi mức chất lỏng
trong bồn thay đổi vị trí phao nổi thay đổi theo và con dọi chuyển động tương ứng nhưng
ngược chiều trên cái thước từ
vị trí con dọi ta biết mức chất
lỏng.

Dùng phao nổi để đo giao


diện giữa hai chất lỏng như
sau:
Giao diện hai chất lỏng là bề
mặt phân cách giữa hai chất.
Nếu ta chọn tỷ trọng của phao
thích hợp thì ta sẽ đo được
Phao và dây cáp mức giao diện giữa hai chất
lỏng.
Ví dụ: Đo giao diện dầu và
nước thì phao phải nhẹ hơn
nước và nặng hơn dầu.

Phao và thiết bị điện tử

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.2


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
3. Phao, dây cáp và thiết bị điện tử

Đối với kiểu hệ thống này sẽ cho tín hiệu điện đầu ra tới vòng điều khiển để điều khiển
mức chất lỏng trong bồn. Ở mạch điện tử cảm biến chuyển động của dây cáp và biến nó
sang tín hiệu mức. Mạch điện tử giữ cho sức căng dây cáp đủ để phao không bị nhấc khỏi
bề mặt. Phần mạch điện tử cung cấp tín hiệu đầu ra là điện tỉ lệ với vị trí phao.
Hệ thống này làm việc kém khi bề mặt chất lỏng bị khuấy động hoặc chất lỏng có tính bám
dính.

4. Phao từ tính

Cấu tạo và nguyên lý làm việc: Cấu tạo của hệ thống đo mức này giống với cấu tạo của hệ
thống trước. Một khác biệt nhỏ là phao từ tính thay cho phao nổi bình thường. Khi mức
chất lỏng thay đổi phao từ thay đổi theo. Nam châm bị hút theo phao từ tương ứng với mức
chất lỏng. Mô tơ và mạch điện cũng có chức năng giữ cho dây cáp đủ căng và biến đổi
chuyển động của nam châm thành tín hiệu điện. Do dây cáp và nam châm nằm trong ống
và cách ly với chất lỏng do đó nó không bị ảnh hưởng bởi chất lỏng có tính ăn mòn hoặc
dính bẩn.

Phao từ tính

Một số hệ thống phao từ tính không sử dụng con chạy từ tính. Thay vào đó, vị trí của phao
từ tính có thể được phát hiện bởi phương pháp điện tử hoặc điện, bao gồm:
 Các tín hiệu vô tuyến hoặc siêu âm chiếu dọc theo ống.
 Một loạt các công tắc nhỏ vận hành kiểu từ tính được định vị liên tục dọc theo thành
ống bên trong.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.3


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
Như với nhiều sensor đã bàn tới, các hệ thống phao có các bộ phận cơ bản giống nhau và
sử dụng các nguyên lý tương tự nhau, nhưng hình dáng có thể khác nhau tùy theo yêu cầu
công nghệ và nhà sản xuất.

Hình dáng bề ngoài của hệ thống phao từ tính.

5. Công tắc phao

a. Phao có tay đòn

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Gồm có phao, tay đòn và công tắc và cơ cấu bản lề. Khi
vị trí phao thay đổi sẽ làm tay đòn chuyển động theo. Nếu mức lên đủ cao hoặc xuống đủ
thấp sẽ làm tay đòn tác động vào công tắc làm nó đóng hoặc mở, tín hiệu đóng/mở này sẽ
báo mức chất lỏng đã lên tới hoặc rút xuống tới vị trí của phao.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.4


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Phao có tay đòn

Phao có bình chứa và bồn chứa có 2 phao báo mức cao, mức thấp

b. Phao kiểu công tắc thủy ngân


- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: bao gồm một ống kín, hai tiếp điểm và có chứa thủy
ngân lỏng ở bên trong. Ở vị trí số 1 do thủy ngân ở dưới hai tiếp điểm nên tiếp điểm công
tắc bị hở. Ở vị trí số 2 và 3, hai tiếp điểm nằm trong thủy ngân lỏng, do thủy ngân có tính
dẫn điện nên công tắc đóng. Sử dụng công tắc thủy ngân nối với dây mềm ta có thể đo mức
theo dạng điểm như hình vẽ. (Thường là ở hai mức là cao và thấp).

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.5


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.6


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
6. Displacer (thiết bị chuyển vị).

Thí nghiệm: Cho một cái cân, một ống kim loại và một thùng chứa nước như hình vẽ. Khi
thùng rỗng ta cân ống kim loại thấy số đo lớn nhất đúng bằng trọng lượng thực của nó. Khi
ta đổ nước từ từ vào trong thùng thì thấy mức nước càng cao thì số đo của cân càng giảm.
Số đo của cân giảm vì lực đẩy Ác-xi-mét của nước vào ống tăng.
Dựa vào nguyên lý lực đẩy Ác-xi-mét của chất lỏng người ta thiết kế ra sensor đo mức
kiểu chuyển vị.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.7


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Sensor kiểu chuyển vị

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.8


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Dựa vào nguyên lý lực đẩy Ác-xi-mét khi mức chất
lỏng càng dâng cao lực đẩy càng lớn, trọng lượng của ống kim loại càng giảm. Sensor
trọng lượng gửi tín hiệu điện ra thay đổi tương ứng (nếu qua LT thì tín hiệu điện là 4 – 20
mA).
Lưu ý:
- Mỗi một hệ thống sensor phải cân chỉnh lại khi loại chất lỏng hoặc khối lượng riêng
của ống kim loại thay đổi.
- Khi mức đã ngập quá ống kim loại thì hệ thống chỉ cho số đo tối đa.
- Ống kim loại phải nặng hơn chất lỏng (phải chìm).
- Hệ thống này chỉ đo được mức chất lỏng tương đương với chiều dài của ống kim
loại.

Ứng dụng dùng displacer để đo giao diện của hai chất lỏng (ví dụ: đo giao diện của dầu và
nước).

Dựa vào 4 hình vẽ xác định bằng thực nghiệm, ta thấy rằng khi ống kim loại ngập trong
hỗn hợp dầu và nước thì trọng lượng của ống nằm trong khoảng 9 – 12 kg. Khi nước dâng
lên càng nhiều thì trọng lượng của ống càng giảm. Dựa vào mối quan hệ trọng lượng ống
và mức giao diện, biết trọng lượng ống ta sẽ suy ra được mức giao diện.

7. Sensor đo mức kiểu điện dung

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: bao gồm một đầu dò điện dung là một cần kim loại dẫn
điện thực chất là một bản tụ, bản tụ thứ hai là thành bồn chứa. Do bồn chứa và đầu dò là cố
định nên diện tích và khoảng cách giữa hai bản tụ là không đổi. Khi mức trong bồn thay
đổi thì chất điện môi giữa hai bản tụ thay đổi làm điện dung của tụ điện thay đổi theo. Đo
điện dung ta sẽ biết mức chất lỏng trong bồn. Mạch điện tử trong bộ truyền phát tín hiệu
mức sẽ biến thay đổi điện dung thành thay đổi dòng điện 4 – 20 mA. Từ tín hiệu này người
ta dùng để theo dõi, ghi dữ liệu và điều khiển mức chất lỏng.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.9


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
Lưu ý: Nếu chất lỏng là chất dẫn điện thì ta phải bọc cách điện cho đầu dò hoặc thành bồn.
Nếu thành bồn là vật liệu không dẫn điện thì ta phải gắn thêm bản tụ thứ hai.
Sensor đo mức kiểu điện dung có ưu điểm là đo mức liên tục được.

8. Sensor đo mức kiểu điện dẫn

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Cấu tạo bao gồm 3 đầu dò, đầu dò chung, đầu dò mức
thấp, đầu dò mức cao, thực chất đó là các tiếp điểm. Khi chất lỏng là chất dẫn điện dâng
lên làm kín, ngập các đầu dò thì làm đóng tiếp điểm mức thấp hoặc mức cao, báo vị trí của
chất lỏng đã đạt tới các tiếp điểm đó.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.10


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Lưu ý: Sensor đo mức kiểu điện dẫn chỉ đo mức tại từng điểm một và chỉ đo được mức của
chất lỏng có tính dẫn điện.

9. Đo mức kiểu siêu âm và rađa


- Sóng rađa là sóng điện từ.
- Sóng siêu âm là sóng âm thanh. Tai người bình thường chỉ nghe được dải tần từ
20Hz tới 20kHz.
Bằng cách dùng tinh thể áp điện hoặc thiết bị điện tử để phát ra sóng siêu âm hoặc rađa, là
những sóng có tần số và tốc độ truyền rất ổn định. Vận tốc sóng siêu âm là xấp xỉ 321 m/s,
còn sóng rađa là xấp xỉ 312.480 km/s. Người ta đã chế tạo ra sensor đo mức kiểu siêu âm
và ra đa như hình vẽ.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.11


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Nguyên lý làm việc: Thiết bị ra đa hoặc siêu âm phát ra sóng ra đa hoặc siêu âm với vận tốc
truyền không thay đổi khi gặp phải bề mặt chất lỏng nó sẽ phản xạ trở lại. Đo thời gian tính
từ lúc sóng phát ra và phản hồi trở lại, biết vận tốc ta sẽ suy ra quãng đường.
Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.12
Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

2S = v.t; do đó S = v.t/2
Vậy: l = h – S.

Trong đó: S là khoảng cách từ thiết bị rađa hoặc siêu âm tới bề mặt chất lỏng.
v là vận tốc của sóng.
t là thời gian sóng phát ra đến khi phản hồi trở lại.
h chiều cao của bồn chứa.

Sensor đo mức chất lỏng kiểu ra đa hoặc siêu âm có ưu điểm rất lớn là không tiếp xúc với
đối tượng đo, sóng siêu âm và ra đa truyền đi được rất xa do đó nó đo được xa, chất lỏng
được đo có thể có tính ăn mòn, bám dính hoặc cả bẩn thỉu…
Thiết bị này có nhược điểm là bề mặt đo phải ổn định, bị ảnh hưởng bởi hơi, vật cản trên
đường truyền…
Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như thăm dò, khai thác dầu khí.

10. Các sensor đo mức theo từng điểm riêng lẻ khác


a. Kiểu rung
- Cấu tạo: như hình vẽ

- Nguyên lý làm việc: Hai dĩa được truyền động bằng tinh thể áp điện sẽ rung ở tần số tự
nhiên khi không có chất lỏng. Khi chất lỏng ngập hai dĩa thì tần số rung bị giảm hoặc bằng
0. Mạch điện tử sẽ phát hiện ra những sự thay đổi này, tức là mức chất lỏng đã đạt tới vị trí
của dĩa rung.

b. Công tắc kiểu siêu âm

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.13


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
Hình dưới trình bày một công tắc mức kiểu siêu âm. Đây sensor này dò mức theo từng
điểm bằng cách tiếp xúc với vật liệu công nghệ. Hai tinh thể áp điện được gắn đối diện
nhau. Khi không có chất lỏng ở khoảng trống giữa chúng, tín hiệu sóng âm được truyền
bởi tinh thể được kính hoạt không thể nhận được bởi tinh thể thứ hai. Khi chất lỏng dâng
lên đủ làm kín khoảng hở, tính hiệu được truyền qua chất lỏng tới tinh thể đối diện, kích
hoạt nó.

c. Công tắc kiểu cánh quạt


Công tắc kiểu cánh quạt là sensor đo mức theo từng điểm riêng lẻ một, dùng để đo vật liệu
rắn ở dạng bột hoặc dạng hạt. Một cánh quạt sẽ quay liên tục cho tới khi vật liệu rắn chạm
tới mức làm kẹt nó, do đó môtơ điện sẽ dừng. Do quán tính môtơ sẽ quay thêm một chút
nữa và làm nhả một tiếp điểm bên trong báo mức vật liệu rắn đã đạt tới điểm đo. Sensor đo
mức kiểu cánh quạt giống như các sensor đo mức theo từng điểm riêng lẻ khác chủ yếu
được dùng để đo mức thấp và mức cao.

11. Đo mức bằng sensor áp suất.


- Áp suất thủy tĩnh: Hydrostatic pressure
Áp suất thủy tĩnh là áp suất gây bởi trọng lượng của cột chất lỏng.
Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.14
Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
Ptt = h x 

Ptt = Áp suất thủy tĩnh.


h = chiều cao cột chất lỏng
 = trọng lượng riêng của chất lỏng.
Từ đó, nếu biết khối lượng riêng, áp suất thủy tĩnh thì ta sẽ suy ra được mức chất lỏng.

h = Ptt / 

a. Đo mức của bồn chứa hở:

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.15


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.16


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
b. Đo mức của bồn chứa kín.

12. Đo mức bằng thiết bị tạo bọt.


Cấu tạo: như hình vẽ.
Nguyên lý làm việc: Khi áp suất nguồn khí nén được van điều tiết chỉnh tăng từ từ cho tới
khi bằng áp suất thủy tĩnh tại đáy bồn thì bọt khí bắt đầu xuất hiện và áp suất trong ống
không tăng được nữa. Số đo của áp kế trên đỉnh bồn khi đó chính là áp suất thủy tĩnh tại
đáy bồn. Dựa vào áp suất thủy tĩnh này ta sẽ tính được mức trong bồn.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.17


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.18


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân

13. Sơ đồ đo lường, điều khiển mức chất lỏng.

SV

PV
MAN/AUT
LIC LT
LE
4 tới
MV 20mA
BỒN CÔNG
Nguồn khí I NGHỆ
P
nén 20 psi
3 tới 15
psi

LCV

LE: level element - sensor mức


LT: level transmitter - bộ truyền phát tín hiệu mức
LIC: level indicating controller - bộ điều khiển mức có đồng hồ hiển thị
LCV: level control valve – van điều khiển mức.
I/P: bộ chuyển đổi tín hiệu điện sang khí nén.
SV: giá trị setpoint.
MV: biến thao tác hay tín hiệu ra của bộ điều khiển.
PV: biến quá trình hay tín hiệu vào bộ điều khiển.

Quá trình vận hành của sơ đồ:


- Ở chế độ vận hành bằng tay (MAN):
Người vận hành đặt bộ điều khiển LIC ở chế độ vận hành bằng tay (MAN) rồi theo ý mình
chỉnh tín hiệu ra MV tới van điều khiển LCV để đóng hoặc mở van điều khiển lưu lượng
dòng vào bồn từ đó điều khiển mức trong bồn theo chủ ý của họ.
- Ở chế độ vận hành tự động (AUT):
Người vận hành chuyển bộ điều khiển LIC sang chế độ tự động (AUT), đặt setpoint SV
cho nó. Khi đó LIC sẽ tự động giữ mức chất lỏng trong bồn theo quá trình sau:
+ Nếu mức thực tế cao hơn gía trị SV, thì LE sẽ cảm biến mức này rồi gửi tín hiệu đo được
tới LT, LT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới LIC. LIC so sánh nó
với SV, thấy cao hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van LCV để
đóng bớt van lại giảm dòng vào làm hạ mức trong bồn xuống SV.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.19


Chương 3. Đo và Điều Khiển Mức Chất Lỏng Đỗ Mạnh Tuân
+ Nếu mức thực tế thấp hơn gía trị SV, thì LE sẽ cảm biến mức này rồi gửi tín hiệu đo
được tới LT, LT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới LIC. LIC so
sánh nó với SV, thấy thấp hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van
LCV để mở thêm van ra, tăng dòng vào để tăng mức trong bồn lên SV.
+ Khi mức đạt SV, LIC không thay đổi tín hiệu ra MV gửi tới van LCV để chỉnh lưu lượng
dòng vào làm thay đổi mức trong bồn nữa.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 3.20

You might also like