You are on page 1of 11

Chương 4.

Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân


Chương 4. ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ

1. Các vấn đề chung về nhiệt độ


Trong công việc nhiệt độ là một trong những thông số công nghệ thường gặp nhất. Nhiệt
độ của nguyên vật liệu được dùng để đánh giá các khía cạnh khác nhau nhau của một quá
trình công nghệ. Ví dụ: nhiệt độ có thể được dùng để: xác định điểm cuối của phản ứng
hóa học hay tốc độ của phản ứng, báo dòng năng lượng, đảm bảo cho chất bôi trơn làm
việc tốt, xác định liệu các tua bin đang làm việc có hiệu quả tối đa hay không. Nhiều tính
chất vật lý của vật liệu bị nhiệt độ chi phối như:
- Kích thước vật lý của vật rắn thay đổi theo nhiệt độ.
- Thể tích của chất lỏng thay đổi theo nhiệt độ.
- Tính chất về điện của một số vật liệu thay đổi theo nhiệt độ.
- Thể tích của chất khí giữ áp suất cố định thay đổi theo nhiệt độ.
- Áp suất của chất khí chứa trong bình kín thay đổi theo nhiệt độ.
Căn cứ vào những tính chất của vật chất thay đổi theo nhiệt độ người ta đã chế tạo ra
những loại dụng cụ đo nhiệt độ khác nhau.
- Nhiệt độ là độ nóng của một vật khi so với một thang đo cụ thể hay nhiệt độ cũng là
thước đo thế năng về mặt dòng nhiệt.
Căn chỉnh thang đo của một nhiệt kế tiêu biểu dựa vào những thay đổi dễ nhận thấy trong
các chất chẳng hạn như nước. Thang đo nhiệt độ chủ yếu được dùng là độ C ( oC) và độ
Fahrenheit (oF).

- Các thang đo nhiệt độ.


Các thang đo nhiệt độ Điểm tan của nước đá Điểm sôi của nước Công thức biến đổi
o o o o
Farenheit ( F) 32 F 212 F F = (9/5) * oC + 32
Celsius (oC) 0oC 100oC o
C = (5/9) * (oF – 32)
Rankine (oR) 491,7oR 671,7oR o
R = oF + 459,7
Kelvin (oK) 273,2oK 373,2oK o
K = oC + 273,2

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.1


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân
2. Các loại nhiệt kế và các loại cảm biến nhiệt độ
2.1. Nhiệt kế chứa môi chất. Bao gồm một số loại sau:
a. Nhiệt kế ống thủy tinh
- Cấu tạo rất đơn giản như hình vẽ:

Thang đo

ống thủy tinh

thủy ngân

bầu chứa

- Nguyên lý làm việc: Nhiệt kế ống thủy ngân làm việc trên nguyên lý là thể tích của chất
lỏng thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt kế ống thủy tinh bao gồm một bầu chứa chất lỏng và một
ống thủy tinh bên trong chứa các chất lỏng có hệ số dãn nở theo nhiệt độ đã biết như thủy
ngân, cồn, rượu etylic… Chất lỏng trong ống sẽ dãn nở khi nhiệt độ tăng, thông qua mức
trên vạch thang đo chúng ta đọc được các trị số nhiệt độ.

b. Nhiệt kế áp lực.
- Cấu tạo: gồm có bầu chứa chất lỏng, ống mao, ống Bourdon, bánh răng, tay đòn…

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.2


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân
- Nguyên lý hoạt động: Bầu, ống mao, ống Bourdon chứa môi chất thể lỏng hoặc khí và
được làm kín. Khi đặt chúng vào môi trường đo, nhiệt độ của bầu chứa và chất lỏng sẽ thay
đổi cho tới khi cân bằng với nhiệt độ môi trường đo. Khi nhiệt độ môi trường đo tăng hoặc
giảm, nhiệt độ của môi chất trong bầu sẽ thay đổi theo làm áp suất bên trong bầu thay đổi
tương ứng khiến ống Bourdon co, dãn một lượng nhất định. Khi nhiệt độ tăng ống
Bourdon duỗi ra, khi nhiệt độ giảm ống Bourdon cuộn lại. Chuyển động của ống Bourdon
nhờ tay đòn, bánh răng sẽ làm quay kim chỉ thị trên thang đo. Nhìn vào vị trí của kim ta sẽ
có số đo nhiệt độ.

2.2. Nhiệt kế lưỡng kim


Cấu tạo: như hình vẽ.

Nguyên lý làm việc: Nhiệt kế lưỡng kim làm việc trên nguyên tắc là hai thanh kim loại có
hệ số dãn nở nhiệt khác nhau được hàn dính vào nhau ở hai đầu, khi nhiệt độ thay đổi thì
hai dải kim loại sẽ co, dãn với tốc độ khác nhau làm cho dải kim loại co, duỗi tùy theo sự
thay đổi của nhiệt độ.
Nhiệt kế lưỡng kim có phạm vi đo tương tự như nhiệt kế thủy tinh nhưng nó bền chắc hơn
và rẻ tiền hơn. Nhưng có nhược điểm là không chính xác bằng. Các bộ cảm biến nhiệt kiểu
lưỡng kim thường được dùng là rơ le nhiệt để đóng/cắt các thiết bị điện.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.3


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân

2.3. Cặp nhiệt (TC)


- Cấu tạo: như hình vẽ

Thông thường các cặp dây kim loại của cặp nhiệt được đặt trong ống thép không gỉ, mỏng
để tránh những hư hại vật lý hay phá hủy hóa học, chiều dày của ống kim loại hay vỏ bọc
từ 2 tới 3 mm hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, đường kính kích thước khoảng ¼ inch (0,635 cm)
nếu ống chứa nhiều cặp nhiệt thì đường kính có thể lên tới 1 inch (2,54 cm). Ống bảo vệ
thường được lót bằng gốm giữ cho dây tránh tiếp xúc với bên ngoài trừ đầu đo.

Cặp nhiệt chỉ đo nhiệt độ tại đầu đo và đầu này là một đầu nhọn khi dùng nhiều cặp nhiệt.
Tất cả chúng có thể mắc tại một đầu của ống bảo vệ để tạo ra nhiều số đo hoặc số đo hỗ trợ
cùng một giá trị hoặc chúng có thể phân bố dọc theo chiều dài của ống.

- Nguyên lý hoạt động: Cặp nhiệt làm việc dựa vào hiệu ứng nhiệt điện, tức là khi hai dây
kim loại khác nhau được nối với nhau tại hai đầu, khi nhiệt độ hai đầu khác nhau thì vôn
kế sẽ chỉ một điện áp rất nhỏ cỡ chừng mV.

Cặp nhiệt là 2 dây kim loại khác nhau được hàn nối với nhau tại một đầu, đầu này được sử
dụng để đưa vào đối tượng cần đo nhiệt độ gọi là đầu đo, đầu hở của hai dây được gắn với
thiết bị chỉ báo hoặc các thiết bị điện tử của vòng điều khiển. Tại các điểm nối này cũng sẽ
tạo ra một điện áp liên quan đến nhiệt độ (nếu nối bằng các dây kim loại khác nhau). Để
loại trừ ảnh hưởng này các mạch điện tử liên quan sử dụng một đầu nối chuẩn kết hợp với
mạch điện tử. Đầu chuẩn thường được chế tạo về mặt điện giống như cặp nhiệt ở 0 0C, đầu
chuẩn thường được đặt cạnh hoặc bên trong đồng hồ chỉ báo.

Cặp nhiệt tạo ra điện áp thấp chừng vài mV, điện áp tạo ra bởi TC tăng khi nhiệt độ tăng,
giá trị điện áp tùy thuộc vào loại kim loại dùng làm TC.
Mỗi một kiểu TC được chế tạo bởi các kim loại khác nhau. Việc lựa chọn TC nói chung ta
dựa vào các yếu tố sau:
 Trạng thái của đối tượng.
 Phạm vi nhiệt độ cần đo.
 Yêu cầu về độ bền.
Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.4
Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân
 Yêu cầu về độ chính xác.

Các loại cặp nhiệt khác nhau được ký hiệu bằng các chữ cái in khác nhau và nhận biết
được bằng các màu sắc dây của chúng. Bảng sau đây là một số loại TC được sử dụng (mã
màu của bảng dưới đây là theo tiêu chuẩn của Mỹ, các quốc gia khác có thể khác mã màu
này).

Kiểu Kim loại được dùng Mã màu Phạm vi nhiệt độ


E Crom (+) (+) tía -2000C tới 9000C
Constantan (-) (-) đỏ
J Sắt (+) (+) trắng 00C tới 7600C
Constantan (-) (-) đỏ
K Crom (+) (+) vàng -2000C tới 12500C
Alumen (-) (-) đỏ
R Platin -13% Rôđi (+) Không thiết lập 00C tới 14500C
Platin (-)
S Platin -10% Rôđi (+) Không thiết lập 00C tới 14500C
Platin (-)
T Đồng (+) (+) xanh -2000C tới 3500C
Constantan (-) (-) đỏ

Đối với mỗi cặp dây, điện áp phát ra bởi đầu đo đối với mỗi nhiệt độ đã được thiết lập và
được ghi trong bảng biến đổi như sau: (bảng này là một phần của bảng biến đổi cho cặp
nhiệt kiểu K).

Nhiệt độ (0C) Điện áp (mV)


-40 -1,527
-30 -1,1156
-20 -0,778
-10 -0,392
0 0,000
10 0,379
20 0,798
30 1,203
40 1,612
50 2,023
60 2,436
70 2,851

Nhiệt độ của đầu đo càng cao thì điện áp tạo ra bởi cặp nhiệt càng cao. Bảng chuyển đổi
cặp nhiệt chỉ ra mối quan hệ về sự thay đổi điện áp với nhiệt độ là thay đổi phi tuyến.
Trong mạch điều khiển, mạch điện tử tự động bù mức phi tuyến này.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.5


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân
Khi đầu đo nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 0 0C thì dây dương có điện thế cao hơn dây âm. Khi
nhiệt độ đầu đo nhỏ hơn 00C thì dây dương lúc này trở thành dây âm và ngược lại khi nhiệt
độ đầu đo bằng 0 tức là bằng nhiệt độ điều khiển thì điện áp đo được bằng 0.

2.4. Sensor nhiệt kiểu điện trở (RTD – Resistance Thermal Detector)
RTD là một bộ cảm biến nhiệt độ dựa trên hiệu ứng nhiệt điện trở của một phần tử kim loại
rất nhỏ có điện trở thay đổi biết trước theo nhiệt độ. Platin là kim loại được dùng nhiều
nhất để chế tạo RTD bởi vì điện trở của nó thay đổi rất tuyến tính theo nhiệt độ. RTD đắt
hơn và chính xác hơn TC. Nó có thể được dùng hầu hết ở các nơi TC được dùng.

a. RTD kiểu dây quấn


Một RTD thông thường được chế tạo bằng dây Platin có đường kính rất nhỏ được quấn
quanh một lõi sứ. Lõi của ống dây được bọc kín bằng thủy tinh không nóng chảy để bảo vệ
chúng trước môi trường. RTD cũng có đặt trong vỏ bảo vệ phụ để gắn hoặc chèn chúng
vào trong các đường ống hoặc thiết bị công nghệ. Đường kính dây thông thường là
0,0001inch (0,00254 mm), đường kính lõi từ 0,1 tới 0,2 inch (2,54 tới 5,08 mm). Điện trở
hầu hết các RTD thông dụng ở 00C là 100 .

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.6


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân

RTD kiểu dây quấn


RTD kiểu lớp phim mỏng

b. RTD kiểu lớp phim mỏng


RTD kiểu lớp phim mỏng cũng được dùng phổ biến bởi lớp phim mỏng phẳng làm cho
chúng nhạy cảm hơn trước sự thay đổi của nhiệt độ và đặc biệt thích hợp với đo nhiệt độ
bề mặt và nhiệt độ chất khí. Loại này tiết kiệm được vật liệu chế tạo. RTD siêu mỏng được
chế tạo bằng cách cho platin bốc hơi bám vào giấy hay tấm sứ mỏng, tạo thành các đường
zíc zắc có tiết diện cực nhỏ để có điện trở đủ lớn thay đổi theo nhiệt độ mà ta có thể đo
được. RTD kiểu phim mỏng cũng được bảo vệ bằng sứ hoặc thủy tinh đặt vào trong ống
bảo vệ để gắn vào hệ thống công nghệ.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.7


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân
2.5. Các hệ thống đo - cảm biến nhiệt kiểu chứa chất
- Cấu tạo: bao gồm
 Bầu nhiệt – là một bầu nhỏ có chứa hoặc chất lỏng, hoặc chất khí hoặc hỗn hợp
lỏng/khí.
 Ống mao – là ống có đường kính nhỏ (nói chung bằng 0,02 inch (0,508 mm)
hoặc nhỏ hơn) nối bầu nhiệt với bộ chuyển đổi.
 Bộ chuyển đổi hoặc bộ truyền phát tín hiệu - biến đổi thay đổi áp suất hoặc thể
tích sang tín hiệu cơ học, điện hoặc khí nén mà các thiết bị đo lường tự động hóa
khác có thể sử dụng được.
Các hệ thống đo - cảm biến nhiệt độ kiểu chứa chất được chia thành 4 lớp sau:
 Lớp I – các thiết bị chứa chất lỏng dựa vào những thay đổi thể tích.
 Lớp II – các thiết bị chứa chất lỏng/khí dựa vào những thay đổi áp suất.
 Lớp III – các thiết bị chứa chất khí dựa vào những thay đổi áp suất.
 Lớp VI – các thiết bị chứa thuỷ ngân dựa vào những thay đổi thể tích.
Bầu nhiệt chứa chất lỏng đôi khi còn được gọi là các thiết bị đo-cảm biến nhiệt độ kiểu dãn
nở thể tích. Bầu nhiệt chứa chát khí hoặc hơi còn được gọi là các thiết bị đo - cảm biến
nhiệt độ kiểu áp lực.
Bầu nhiệt luôn luôn được đặt tại điểm đo. Ống mao và bộ chuyển đổi thường nằm ngoài
đối tượng công nghệ và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Do vậy cũng gây sai số. Việc
bù nhiệt do nhiệt độ môi trường tác động lên ống mao thường được thực hiện tại bộ truyền
phát hay bộ chuyển đổi tín hiệu.
Hình dưới trình bày một hệ thống đo-cảm biến nhiệt độ kiểu chứa chất cho một bồn chứa
công nghệ.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.8


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân

Thermowells:
Để đo nhiệt độ, bộ cảm biến nhiệt độ phải tiếp xúc với đối tượng công nghệ. Nhiều đối
tượng công nghệ chịu sự tấn công về hóa học hoặc cơ học. Để khắc phục vấn đề này và
cho phép thay thế bộ cảm biến nhiệt độ mà không ảnh hưởng tới quá trình công nghệ, các
thiết bị đo - cảm biến nhiệt độ thường được lắp đặt trong thermowell. Nó là một ống bảo
vệ được thiết kế để chịu các điều kiện công nghệ. Nó bảo vệ, nhưng vẫn cho phép thiết bị
nhiệt độ làm việc tốt bằng cách trao đổi nhiệt từ đối tượng công nghệ tới thiết bị nhiệt.
Thiết bị nhiệt độ phải được lắp đặt sao cho tiếp xúc tốt với thermowell tại điểm đo mong
muốn.

Thermowell

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.9


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân

3. Sơ đồ đo lường - điều khiển nhiệt độ


SV Dòng
lạnh
PV
MAN/AUT
TIC TT
TE
4 tới
MV 20mA
BỒN CÔNG
Nguồn khí I NGHỆ
P
nén 20 psi
3 tới 15
psi
Dòng
ra
TE

Dòng TCV
nóng

TE: temperature element – sensor nhiệt độ.


TT: temperature transmitter - bộ truyền phát tín hiệu nhiệt độ.
TIC: temperature indicating controller - bộ điều khiển nhiệt độ có đồng hồ hiển thị
TCV: temperature control valve – van điều khiển nhiệt độ.
I/P: bộ chuyển đổi tín hiệu điện sang khí nén.
SV: giá trị setpoint.
MV: biến thao tác hay tín hiệu ra của bộ điều khiển.
PV: biến quá trình hay tín hiệu vào bộ điều khiển.

Quá trình vận hành của sơ đồ:


- Ở chế độ vận hành bằng tay (MAN):
Người vận hành đặt bộ điều khiển TIC ở chế độ vận hành bằng tay (MAN) rồi theo ý mình
chỉnh tín hiệu ra MV tới van điều khiển TCV để đóng hoặc mở van điều khiển lưu lượng
dòng nóng vào bồn từ đó điều khiển nhiệt độ trong bồn theo chủ ý của họ.
- Ở chế độ vận hành tự động (AUTO):
Người vận hành chuyển bộ điều khiển TIC sang chế độ tự động (AUT), đặt setpoint SV
cho nó. Khi đó TIC sẽ tự động giữ nhiệt độ chất lỏng trong bồn theo quá trình sau:
+ Nếu nhiệt độ thực tế cao hơn gía trị SV, thì TE sẽ cảm biến nhiệt độ này rồi gửi tín hiệu
đo được tới TT, TT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới TIC. TIC so
sánh nó với SV, thấy cao hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van
TCV để đóng bớt van lại giảm dòng vào làm hạ nhiệt độ trong bồn xuống SV.
+ Nếu nhiệt độ thực tế thấp hơn gía trị SV, thì TE sẽ cảm biến nhiệt độ này rồi gửi tín hiệu
đo được tới TT, TT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới TIC. TIC so

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.10


Chương 4. Đo và Điều Khiển Nhiệt Độ Đỗ Mạnh Tuân
sánh nó với SV, thấy thấp hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van
TCV để mở thêm van ra, tăng dòng vào để tăng nhiệt độ trong bồn lên SV.
+ Khi nhiệt độ đạt SV, TIC không thay đổi tín hiệu ra MV gửi tới van TCV để chỉnh lưu
lượng dòng vào làm thay đổi nhiệt độ trong bồn nữa.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 4.11

You might also like