You are on page 1of 21

Chương 7.

Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Chương 7. MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG – TỰ ĐỘNG HÓA KHÁC

1. RECORDERS
1.1. Chức năng của Recorders
Dựa vào thời gian
Ứng dụng phổ biến nhất của recorder là để ghi lại trạng thái của biến quá trình theo thời gian. Khi bạn
nhìn vào một đồng hồ đo hoặc một thiết bị chỉ thị, bạn chỉ thấy thông tin về biến quá trình tại thời
điểm hiện tại, nó không cho bạn biết điều gì về biến quá trình cách đó một phút, một giờ thậm chí một
giây. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải biết giá trị của biến cần đo trong một khoảng thời gian
dài. Ví dụ:
 Khi xử lý sự cố một quá trình bị hỏng hóc, nó rất hữu ích cho bạn khi muốn nhìn lại giá trị của
biến quá trình trong khoảng thời gian trước đó để xác định nguyên nhân.
 Các luật về môi trường thường yêu cầu một hồ sơ về lưu lượng hoặc dữ liệu của dòng xả phải
luôn sẵn sàng khi có yêu cầu.
 Các chương trình bảo đảm chất lượng có thể đòi hỏi một hồ sơ theo dõi một số biến quá trình
hoặc các điều kiện dự trữ để xác nhận một sản phẩm nằm trong các giới hạn đặc tính kỹ thuật.
Tốc độ vẽ đồ thị
Giấy vẽ phải chạy với tốc độ bao nhiêu khi ghi dữ liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình dạng của
đồ thị kết quả chỉ thị giá trị của biến quá trình. Cùng dữ liệu như thế, đồ thị có thể trông khác tùy
thuộc vào tốc độ của thiết bị ghi. Hình 7.1 trình bày hai đồ thị được vẽ với cùng tín hiệu quá trình
trong cùng một khoảng thời gian.

Hình 7.1

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.1


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân
Chú ý rằng cả hai đồ thị đều chỉ thị các giá trị đo từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng và giá trị đỉnh cùng đạt
được tại cùng thời điểm. Các giá trị đỉnh trong đồ thị B thì gần nhau hơn bởi vì tốc độ vẽ chậm hơn
trong đồ thị A. Đồ thị B được thiết lập di chuyển ¼ inch trên một giờ, trong khi đồ thị A là 1 inch trên
một giờ. Thông thường tốc độ vẽ nhanh hơn sẽ cho độ chính xác lớn hơn khi đọc kết quả. Nếu biến
cần đo có tần số cao thì đòi hỏi tốc độ vẽ nhanh hơn để khi đọc dữ liệu được chính xác hơn.
Thang đo
Khi sử dụng thông tin từ thiết bị ghi, điều quan trọng là phải thiết lập thang đo như thế nào cho thiết bị
ghi để phù hợp với biến cần đo. Ví dụ, một thang đo từ 0 đến 100 có thể biểu thị cho độ F thực tế nếu
nhiệt độ được đo; trị số 45 trên đồ thị có nghĩa là 45 0F. 0-100 có thể biểu thị cho phần trăm của một
thang đo, ví dụ 0-1000 gallons trên phút; trị số 45 trong trường hợp này sẽ biểu thị là 45% của 1000
gallons trên phút hoặc 450 gallons trên phút. Trong hình 7.1, thang đo được chia thành các phần bằng
nhau. Giấy vẽ đồ thị với thang đo tuyến tính giống như thế này được sử dụng để ghi lại các giá trị ngõ
vào có tính chất tuyến tính. Với các dữ liệu phi tuyến, như ngõ ra của các cảm biến lưu lượng orifice,
khi đó một lưới phi tuyến được sử dụng. Trục thời gian trên lưới luôn luôn được chia thành các
khoảng bằng nhau.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng, giá trị của một biến được đo có thể cần phải sử dụng một thang đo căn bậc
hai để đọc giá trị cho biến được điều khiển trực tiếp. Ví dụ, thang đo căn bậc hai phải được sử dụng
nếu như lưu lượng được ghi trực tiếp từ một cảm biến đo áp suất chênh lệch trên hai phía của tấm
orifice. Loại giấy vẽ đồ thị này ít được sử dụng khi mà các thiết bị điện tử ở bên trong thường được sử
dụng để chuyển đổi các tín hiệu phi tuyến thành tín hiệu ra tuyến tính. Hình 3.20 trình bày một ví dụ
về một thang đo căn bậc hai trên đồ thị.

Hình 7.2
Trong phần còn lại của mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại thiết bị ghi phổ biến mà chúng sử
dụng các phương tiện sau đây để hiển thị và ghi nhận thông tin: giấy cuộn vẽ đồ thị, giấy vẽ đồ thị
dạng đĩa tròn, màn hình hiển thị số và màn hình máy tính.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.2


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân
1.2. Các loại Recorder
Recorder vẽ theo chiều ngang
Hình 7.3 trình bày một thiết bị vẽ đồ thị dạng cuộn ngang. Giấy đươc cuộn vào thiết bị ghi này từ bên
phải; giấy di chuyển sang trái trong quá trình ghi dữ liệu. Thiết bị ghi này có hai cây viết và ghi lại giá
trị của hai biến quá trình khác nhau. Đối với ví dụ này:
 Cây viết A biểu thị cho ngõ vào từ transmitter đã được hiệu chuẩn để ngõ ra 4mA (0%)
tương ứng với ngõ vào là 0 gallons trên phút, và 20mA (100%) tương ứng với 1000 gallons
trên phút.
 Cây viết B được hiệu chuẩn để sao cho ngõ ra của nó 4mA tương ứng với ngõ vào là 0
gallons trên phút, và 20mA tương ứng với ngõ vào là 200 gallons trên phút.
Chú ý rằng, giấy trong hình 7.3 không có đánh dấu trên trục thời gian. Để tìm trị số lưu lượng của
dòng quá trình A các đó một giờ, bạn phải biết tốc độ vẽ để tính toán xem cây viết nằm ở vị trí nào
cách đó một giờ. Trong trường hợp này, cần thiết phải ghi lại thời gian và tốc độ giấy trên đồ thị khi
thiết bị ghi bắt đầu ghi. Tốc độ giấy tiêu biểu cho thiết lập này là 2 inchs trên giờ.

Hình 7.3

Recorder vẽ theo chiều dọc


Hình 7.4 trình bày một thiết bị vẽ đồ thị cuộn theo chiều dọc. Giấy được di chuyển theo chiều dọc từ
cuộn giấy được gắn ở đỉnh của thiết bị ghi và cuộn xuống đáy của nó.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.3


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.4

Thiết bị ghi này sử dụng giấy với thang đo từ 0 đến 100%. Ngõ vào là tín hiệu mức. Với ví dụ này,
transmitter gởi tín hiệu đã được hiệu chuẩn như sau:
 4 mA tương ứng với 0% hoặc mức trong bồn là 0 feet.
 20 mA tương ứng với 100% hoặc mức trong bồn là 20 feet.
 Đường mực trên đồ thị di chuyển quanh đường 50%, chỉ thị rằng mức trong bồn được duy trì
ở giá trị khoảng ½ thang đo hoặc 10 feets. Giấy vẽ này đã được in trước giá trị của trục thời
gian dọc theo phía trái của nó. Nó được thiết kế để di chuyển ở tốc độ 4 inchs một giờ. Nếu
đường vẽ tốt, các đánh dấu về thời gian sẽ được thực hiện cùng với đường đồ thị khi vẽ.
Thiết bị vẽ đồ thị dạng tròn
Thiết bị vẽ đồ thị dạng tròn sử dụng một đĩa giấy tròn trên đó đã chứa thang đo đã được hiệu chuẩn.
Giấy sẽ hoàn thành một vòng quay dưới cây viết trong một khoảng thời gian, thường là 24 giờ. Thiết
bị ghi trong ví dụ hình 7.5 có hai cây viết ghi để ghi lại giá trị của hai biến khác nhau, và giấy được
thiết kế để ghi lại sự thay đổi của nhiệt độ trong vòng 24 giờ. Thiết bị đặc biệt này cũng có màn hình
hiển thị số giá trị hiện hành của một trong hai tín hiệu vào theo thang độ F. Các dụng cụ kiểu này sẽ
có một chuyển mạch để cho phép bạn hiển thị qua lại giữa hai giá trị ngõ vào.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.4


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.5
Hình 7.6 trình bày chi tiết hơn loại giấy vẽ đồ thị được sử dụng trong hình 7.5. Chú ý rằng trục thời
gian được vẽ cong bởi vì bút ghi cũng vẽ theo dạng cung tròn. Trục thời gian được vẽ cong để phù
hợp với hoạt động của bút ghi để mà tại bất kỳ vị trí nào giữa 0 và 100 cũng sẽ cùng giá trị thời gian
nếu như đồ thị không di chuyển và cây viết di chuyển từ 0 đến 100. Trên giấy này, đường sọc màu
đen đậm dọc rìa của đĩa giấy chỉ thị các giờ ban đêm.
Điều quan trọng là giấy vẽ phải phù hợp với thiết bị ghi. Đường kính giấy và trục thời gian phải phù
hợp đặc tính kỹ thuật của thiết bị ghi. Cũng như thiết bị ghi sử dụng giấy cuộn, thiết bị ghi sử dụng
giấy dạng đĩa tròn có các tốc độ khác nhau. Một số thiết bị ghi có thể được thiết lập mỗi vòng quay là
24 giờ như trong hình 7.5. Số khác có thể được cài đặt mỗi vòng quay là 8 giờ, trong một tuần hoặc
thậm chí trong một tháng. Việc lựa chọn tốc độ ghi dữ liệu phụ thuộc vào tốc độ thay đổi hay chu kỳ
của dữ liệu. Giấy vẽ trong hình 7.6 được thiết kế quay theo chiều kim đồng hồ và có thang đo tuyến
tính. Hình 7.7 thì thiết kế quay theo chiều ngược lại và có thang đo căn bậc hai.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.5


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.6

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.6


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.7
Các thiết bị ghi chúng ta đã thảo luận đều nhận tín hiệu vào là 4-20mA hoặc dùng tín hiệu điện để
điều khiển bút vẽ. Một số loại thiết bị ghi có giấy vẽ được điều khiển bởi động cơ điện như sử dụng
tín hiệu khí nén để đi chuyển bút vẽ như được trình bày trong hình 7.8.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.7


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.8

Thông thường, giấy vẽ đồ thị được in trước có thể sử dụng được cho hầu hết các thiết bị ghi, nhưng
một số khác, cả loại sử dụng giấy cuộn và giấy dạng đĩa tròn, in đồ thị của nó trên vẽ trắng. Ưu điểm
của các thiết bị loại này là chúng có thể được cài đặt để in một đồ thị tương thích với dải đo của biến
quá trình. Giấy giống như thế có thể được sử dụng cho tất cả các đơn vị đo. Một số loại sử dụng giấy
nhiệt với đầu in bằng nhiệt; số khác sử dụng giấy trơn với đầu in phun mực.
1.3. Màn hình điện tử
Các loại thiết bị ghi khác có màn hình hiển thị điện tử. Các loại này sử dụng màn hình tinh thể lỏng
hoặc màn hình video để hiển thị tất cả thông tin mà một thiết bị ghi bình thường có thể hiển thị. Trạng
thái của biến quá trình theo thời gian được lưu trữ trên băng từ kỹ thuật số hoặc trên bộ nhớ điện tử.
Thường loại này hiển thị ngõ vào hiện tại và khoảng thời gian là giờ hoặc phút đã được chọn trước.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.8


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.9
1.4. Thiết bị ghi bằng máy tính
Các máy tính thường được sử dụng để hiển thị các biến quá trình thay cho các thiết bị vẽ đồ thị. Màn
hình máy tính có thể hiển thị một biến được đo theo thời gian giống như một thiết bị ghi. Thường,
phần mềm máy tính cũng có thể cho phép thiết bị ghi:
 Hiển thị thông tin phụ trợ như các giới hạn hoạt động trên cùng biểu đồ.
 Thao tác trên dữ liệu và hiển thị dữ liệu dưới dạng khác ví dụ như dạng thanh.
 Hiển thị các biến quá trình khác nhau khi lựa chọn bằng bàn phím.

Hình 7.10

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.9


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân
Nhiều khi, máy tính thực tế mằm sau bảng điều khiển. Những thứ nhìn thấy được là màn hình hiển thị
và bàn phím. Việc sử dụng thiết bị ghi bằng máy tính thường cho phép kết hợp các chức năng của các
thiết bị ghi khác, giảm bớt thiết bị và giảm được chi phí đầu tư và thời gian bão dưỡng. Bởi vì có
nhiều cách để hiển thị và thao tác các thông tin biến quá trình trên máy tính, chắc chắn rằng bạn quen
với các đặc tính của phần mềm hệ thống.
2. PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN CUỐI
2.1. Chức năng của các phần tử điều khiển cuối
Các phần tử điều khiển cuối nhận các tín hiệu ra từ bộ điều khiển (4-20mA hoặc 3-15psi) và chuyển
đổi nó thành một tác động là thay đổi biến thao tác. Biến điều khiển được đưa về gần hơn với set point
để giảm sai lệch về zero. Các phần tử điều khiển cuối điều tiết dòng năng lượng hoặc dòng vật liệu.
Phần tử điều khiển cuối phổ biến nhất là van tự động. Tuy nhiên, phần tử điều khiển cuối có thể là
một bộ điều khiển điện tử để điều khiển tốc độ của bơm, băng tải, máy trộn, quạt hoặc một thiết bị
khác. Tác động yêu cầu có thể là sự hiệu chỉnh vị trí của vách ngăn trong đường ống, hoặc áp suất
trong ống. Nhiệt độ của cuộn dây gia nhiệt có thể được điều khiển bằng cách điều tiết lượng năng
lượng cấp cho nó.

Hình 7.11
Phần tử điều khiển cuối tiêu biểu có hai phần:
 Một actuator có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu vào thành một tác động
 Một thiết bị thực hiện tác động làm ảnh hưởng đến giá trị của biến thao tác
Ví dụ, một màng chắn khí nén thường là một actuator trong van; van là phần tử sẽ tác động đến dòng
chất lỏng.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.10


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.12
2.2. Actuators
Van được điều khiển bằng khí nén là loại phần tử điều khiển cuối phổ biến nhất. Actuator có thể sử
dụng kiểu thiết kế màng ngăn hoặc piston. Sự chuyển động của màng ngăn hoặc piston sẽ quyết định
vị trí của ty van. Vị trí của ty van sẽ quyết định độ mở của van.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của ty van và phải được tính tới để lựa chọn van thích hợp để lắp
đặt cho quá trình. Van được thiết kế để hoạt động trong một dải nhiệt độ, vật liệu quá trình và áp suất
hoạt động xác định. Điều quan trọng là các điều kiện hoạt động phải được duy trì trong giới hạn cho
phép.
Trong hình 7.13, lò xo của actuator được điều chỉnh như sau:
 Nếu ngõ ra của bộ điều khiển là 15 psi, van sẽ đóng hoàn toàn.
 Nếu ngõ ra của bộ điều khiển là 3 psi, van mở hoàn toàn.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.11


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.13
Hình 3.54 trình bày một thiết kế kiểu màng chắn mà van sẽ đóng khi mất khí, hoặc có khí sẽ mở hoặc
lò xo có xu hướng làm van đóng. Khí cấp sẽ áp vào đáy của màng chắn chống lại lực đẩy của lò xo.
Khi áp suất khí tăng, màng chắn bị đẩy lên phía trên, lò xo bị nén, ty van bị đẩy lên, và van được mở.
Trong hình 3.54, lò xo của van được điều chỉnh như sau:
 Nếu ngõ ra của bộ điều khiển là 15 psi, van được mở hoàn toàn
 Nếu ngõ ra của bộ điều khiển là 3 psi, van được đóng hoàn toàn

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.12


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.14
Khi một bộ điều khiển cung cấp một tín hiệu đến actuator của van, nhiều khi van tự nó không định vị
được chính xác tại giá trị mong muốn thậm chí nó đã được hiệu chuẩn để mở ở 15 psi và đóng ở 3 psi.
Các yếu tố như ma sát trong actuator, vỏ của van, hoặc lực đẩy của chất lỏng quá trình tác động ngược
lên van có thể gây ra một sự khác biệt. Ví dụ, ngõ ra bộ điều khiển là 9 psi (50% thang đo), van có thể
hơn hoặc ít hơn 50%.
Positioner được sử dụng để bù những ảnh hưởng này và tự động hiệu chỉnh áp suất khí để độ mở của
van phù hợp với tín hiệu ra từ bộ điều khiển. Một positioner hoạt động giống như một vòng điều
khiển; nó cảm nhận vị trí thực tế của van và điều chỉnh tín hiệu khí đến màng chắn để vị trí van thực
tế tương ứng với ngõ ra bộ điều khiển.
Hình 7.15 trình bày sơ đồ của một vòng điều khiển sử dụng một van điều khiển kiểu khí nén cùng với
positioner:
1. Tín hiệu ra của bộ điều khiển nhiệt độ được đưa tới positioner và làm setpoint cho positioner
này.
2. Liên kết cơ khí tới ty van là ngõ vào biến đo lường đến positioner.
3. Khi vị trí của ty van không đồng ý với tín hiệu vào từ bộ điều khiển, positioner sẽ điều chỉnh
khí đến màng chắn của actuator.
Nhiệt độ của nước trong bồn đang được điều khiển bởi sự thay đổi của dòng nước lạnh vào bồn qua
van khí nén. Van này được trang bị một positioner. Positioner sẽ có khí cấp bổ sung cho riêng nó.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.13


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.15
Positioner sẽ có một nguồn khí cấp 20 psi hoặc lớn hơn để khuếch đại tín hiệu đến actuator. Với một
số van, ngõ ra từ positioner có thể là 100 psi hoặc lớn hơn, cho phép màng chắn đặt lực lớn hơn lên ty
van so với tín hiệu 3-15 psi. Actuator phải luôn luôn được thiết kế để chấp nhận ngõ ra áp suất lớn
nhất dựa vào áp suất khí cấp.
Hình 7.16 trình bày một van điều khiển với một positioner. Actuator sử dụng một pistion thay vì một
màng chắn. Positioner chấp nhận một ngõ và 3 – 15 psi từ một bộ điều khiển; sau đó nó được cộng
thêm một lượng từ áp suất khí của nhà máy cần thiết để đưa piston đến vị trí tương ứng với tín hiệu
của bộ điều khiển.
Van này có một lò xo áp lên piston và sử dụng áp suất khí để mở van. Van này sẽ ở vị trí đóng khi mất
khí.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.14


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.16
Hình 7.17 trình bày một van piston hành trình kép với một positoner. Van hành trình kép luôn luôn
đòi hỏi một positioner bởi vì không có lực tác động ngược của lò xo đối với áp suất khí để hiệu chỉnh
vị trí của van. Trong van này, có hai ngõ vào đến xy lanh chứa piston - một để đưa khí phía trên piston
và một để đưa khí vào phía dưới của pistion. Van sẽ:
 Mở khi áp suất khí từ ngõ 1 lớn hơn áp suất khí từ ngõ 2
 Đóng khi áp suất khí từ ngõ 2 lớn hơn áp suất khí từ ngõ 1
 Không di chuyển khi lực do khí từ ngõ 1 và ngõ 2 bằng nhau.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.15


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.17
Nhiệm vụ của positoner là giữ cho piston nằm ở vị trí đúng bằng vị trí được chỉ thị bởi tín hiệu ra của
bộ điều khiển. Áp suất phía trên và phía dưới piston phải được duy trì xấp xỉ bằng nhau để piston nằm
ở đúng vị trí mong muốn. Ví dụ, nếu lực của dòng chất lỏng đi qua thân van áp xuống ty van một lực,
áp suất khí phía dưới piston phải đủ lớn hơn áp suất phía trên piston để thắng lực cộng thêm này.
Chú ý 4 đồng hồ áp suất trong hình 7.17 và bộ chỉ thị vị trí van. Bởi vì van hành trình kép không có lò
xo, nó không có trường hợp đóng lại hay mở ra khi bị lỗi. Nếu áp suất khí mất, nó thường nằm ở vị trí
cuối cùng trước khi lỗi xảy ra. Một số positioner gắn kèm với van sẽ điều khiển đóng cả hai ngõ cấp
khí cho piston, giữ cho van duy trì ở vị trí cuối cùng nếu áp suất khí bị lỗi (mất).
Actuator piston thủy lực
Trên các đường ống công nghệ áp suất cao, một actuator khí nén không thể tạo đủ lực để mở và đóng
van điều khiển. Trong các trường hợp này, các actuator piston được điều khiển bằng thủy lực được sử
dụng. Trong điều kiện này, actuator làm việc theo phương thức giống như đối với van hành trình kép
trong hình 7.17, ngoại trừ khí điều khiển piston được thay bằng thủy lực. Tùy thuộc vào loại van và
nhà chế tạo, actuator tự nó có thể có bơm thủy lực và bình chứa hoặc sử dụng nguồn thủy lực bên
ngoài. Khi piston di chuyển, thủy lực được thêm vào một phía và lấy bớt phía còn lại. Thủy lực rời xy
lanh đi ngược về bình chứa để sẵn sàng cung cấp cho bơm.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.16


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.18
Actuator kiểu động cơ
Các van điều khiển có thể có actuator được vận hành bằng động cơ với hai loại ngõ vào:
 Tín hiệu ra từ bộ điều khiển là 4-20mA hoặc 3-15 psi
 Năng lượng cấp cho động cơ và các mạch điện tử để cho phép positioner đảo chiều động cơ
để tăng hoặc giảm độ mở của van
Các mạch điện tử được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu ra từ bộ điều khiển thành sự chuyển động của
động cơ đôi khi được gọi là bộ khuếch đại phụ (servo amplifier). Mạch điện này có thể được bọc kín
trong vỏ của actuator hoặc trong một vỏ riêng biệt.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.17


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân

Hình 7.20
2.3. Đặc tính làm việc
Việc lắp đặt một van điều khiển để nó có được đặc tính làm việc đúng là rất quan trọng đối với chức
năng của một vòng điều khiển chính xác. Một cách lý tưởng, sự dịch chuyển của ty van và lưu lượng
tỷ lệ thuận với nhau. Ví dụ, khi van mở một nửa, lưu lượng sẽ bằng một nữa giá trị của lưu lượng ứng

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.18


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân
với khi van mở hoàn toàn. Tuy nhiên, trường hợp này hầu như không bao giờ xảy ra, bởi vì các điều
kiện quá trình, đặc tính của lưu chất, thiết kế phần cứng, và những yếu tố khác tất cả đều ảnh hưởng
đến chức năng của van. Không có một thiết kế van đơn lẻ nào làm việc giống nhau trong tất cả các
trường hợp.
Các van điều khiển được xây dựng với nhiều đặc tính mở khác nhau sử dụng cho các ứng dụng khác
nhau. Đặc tính lưu lượng của van được xác định bởi hình dáng của chốt van và gối đỡ hoặc độ mở lưu
lượng.
Hình 3.61 trình bày các ví dụ về hai chốt van có hình dáng khác nhau. Cả hai chốt van đều có cùng độ
mở theo chiều dọc; tuy nhiên, lưu lượng đi qua quanh chốt A lớn hơn chốt B. Dạng cong của chốt A
làm cho diện tích mở quanh nó tăng lên ở lưu lượng tăng khi mà chốt van được nâng lên.

Hình 7.21

Hầu hết các van điều khiển được thiết kế có đặc tính lưu lượng tuyến tính, lưu lượng tỷ lệ phần trăm
bằng nhau hoặc đặc tính mở nhanh.
Van lưu lượng tuyến tính là dạng được sử dụng phổ biến nhất. Với loại van này, chốt van chuyển
động theo những nấc bằng nhau làm cho lưu lượng thay đổi những lượng bằng nhau khi một áp suất
không đổi đặt lên van. Ví dụ, nếu lưu lượng lớn nhất là 100 gpm, lưu lượng khi van mở 50% là 50
gpm; tại 25%, lưu lượng sẽ là 25 gpm.
Với một van loại lưu lượng tỷ lệ phần trăm bằng nhau, chốt van chuyển động theo những nấc bằng
nhau làm cho lưu lượng thay đổi những lượng phần trăm bằng nhau khi một giá trí áp suất không đổi
đặt lên van. Ví dụ, xem xét một van loại tỷ lệ phần trăm bằng nhau với thông số mỗi khi van di
chuyển 1% thì lưu lượng tăng 4%. Nếu lưu lượng là 20 gpm và van mở 1%, lưu lượng sẽ tăng một
lượng là 0,8 gpm (4% của 20 gmp) thành 20,8 gmp. Tuy nhiên, chú ý điều gì xảy ra khi van gần đến
vị trí mở hoàn toàn và lưu lượng bây giờ là 80 gpm. Nếu ty van di chuyển một lượng cộng thêm là 1%
tại vị trí này, lưu lượng sẽ tăng thêm 3,2 gpm (4% của 80 gmp) thành 83,2 gpm.
Với loại van tỷ lệ phần trăm bằng nhau, phần trăm gia tăng vẫn là hằng số (trong ví dụ này là 4%),
nhưng mức độ tăng của lưu lượng trở nên lớn hơn khi ty van di chuyển về hướng mở van. Một giá trị
phần trăm không đổi của một số lớn hơn thì lớn hơn cùng một giá trị phần trăm như thế của một số
nhỏ hơn.
Các van điều khiển với đặc tính mở nhanh là loại ít phổ biến nhất trong 3 loại vừa nêu. Loại này được
sử dụng khi cần tăng nhanh lưu lượng kể từ lúc van được mở từ vị trí đóng. Loại van này đạt được
khoảng 70% lưu lượng lớn nhất khi ty van ở vị trí 40% hành trình.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.19


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân
Với 3 loại van điều khiển này, hình 7.22 sau đây đưa ra so sánh bằng đồ thị giữa 3 loại van trên về ảnh
hưởng của vị trí của ty van đến lưu lượng, tính theo phần trăm hành trình của ty van.

Hình 7.22
Một số van được thiết kế chỉ hoạt động ở trạng thái on-off. Hình 7.23 trình bày một van được vận
hành bằng một solenoid. Khi dòng điện được đưa đến cuộn dây (vị trí on), từ trường được tạo ra. Từ
trường này đủ mạnh để thắng lực lò xo và kéo phần lõi vào tâm của cuộn dây, nâng chốt van lên.

Hình 7.23

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.20


Chương 7. Một số thiết bị đo lường – tự động hóa khác Đỗ Mạnh Tuân
Một số van như van cầu thì không hoạt động với ty van di chuyển lên và xuống, mà là xoay một góc
900 (1/4 vòng) để mở hoặc đóng. Van cầu không được thiết kế để điều tiết lưu lượng mà chỉ để đóng
hoặc ngắt. Trên hình 7.24 trình bày một actuator được thiết kế để điều khiển van cầu xoay một góc 900

Hình 7.24

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 7.21

You might also like