You are on page 1of 16

Chương 5.

Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân


Chương 5. ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG

1. Những Khái Niệm Chung


- Vận tốc dòng chảy: là cự ly di chuyển được của chất lưu trong một đơn vị thời gian (độ
dài/thời gian).
- Khái niệm về lưu lượng: lưu lượng là số lượng về thể tích hoặc về khối lượng của các
chất khí, chất lỏng, chất dạng bùn … di chuyển trong một khoảng thời gian nhất định.
- Các lưu lượng kế có thể đo:
+ Lưu lượng thể tích (tính bằng thể tích/thời gian).
+ Lưu lượng khối lượng (tính bằng khối lượng/thời gian).
- Mối quan hệ cơ bản giữa lưu lượng và vận tốc dòng: lưu lượng thể tích bằng vận tốc
dòng nhân tiết diện đường ống.
Khi các dòng chảy với lưu lượng thể tích bằng nhau thì đường ống nào có kích thước càng
nhỏ thì vận tốc dòng càng cao.
Nếu lưu lượng thể tích giữ nguyên không đổi thì tại những chỗ nào dòng chảy nhanh thì áp
suất giảm.

Ngoài các yếu tố như độ nhớt, tỷ trọng, ma sát ở thành ống hay các đoạn cong hoặc gấp
khúc cũng làm ảnh hưởng tới vận tốc dòng chảy.

Các hình thái dòng chảy:


Dòng Laminar: dòng chảy thẳng và chậm, không bao giờ có trong đường ống, các phần
của đường ống và các trạng thái bề mặt của đường ống luôn tạo ra độ xoáy hỗn loạn trong
đường ống. Tỷ trọng, ma sát, độ nhớt là những yếu tố ảnh hưởng tới hình thái của dòng.
Kiểu hay hình thái của dòng có thể đoán trước được về toán học thông qua đường ống

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.1


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

Hầu hết cấu tạo của các bộ cảm biến lưu lượng đều giả thiết rằng dòng được đo đều là
dòng gợn sóng đều. Để tránh dòng rối thì chúng ta phải ráp chúng trên các đường ống
thẳng, không có vật cản phía trước hoặc phía sau để làm cho dòng chảy đều hơn. Trong
một số trường hợp, để tạo dòng gợn sóng đều người ta ráp các cánh làm thẳng dòng (là
những lá thép mỏng hoặc bó ống nhỏ) song song với dòng chảy). Nếu dòng chảy bị hỗn
loạn thì bộ cảm biến sẽ cho kết quả đo sai.

2. Các đồng hồ và các bộ Cảm Biến Lưu Lượng


2.1 Lưu lượng kế kiểu phao (Rotameter)
Rotameter được thiết kế để đo lưu lượng trong các hhệ thống đường ống kín. Chúng được
dùng rộng rãi trong các hoạt động nhà máy bởi vì:
 Chúng khá chính xác, khoảng 2% của thang đo.
 Lắp đặt và bảo dưỡng dễ dàng.
 Có thể làm việc với các điều kiện công nghệ lên tới 400 0F (2040C) và 300 psi
(20,68Bar).
Một rotameter bao gồm một ống thủy tinh thon hình côn chứa một cái phao tự do di
chuyển lên và xuống trong ống. Cả cụm này được gắn thẳng đứng với đầu nhỏ của ống ở
phía dưới nơi chất lưu chảy vào.
Bởi vì phao được thiết kế nặng hơn chất lưu công nghệ, nó sẽ nằm ở đáy khi không có
dòng chảy qua ống. Khi lưu chất chảy qua ống, phao sẽ bị đẩy lên trên trong ống. Bởi vì
ống thon hình côn, khoảng hở giữa thành ống và phao sẽ tăng khi phao lên cao hơn. Lực
hay vận tốc của lưu chất chậm lại khi khoảng hở này tăng lên. Khi lực của dòng chảy và
khối lượng của phảo đạt cân bằng, phao sẽ dừng dâng lên và duy trì ở vị trí cố định. Mỗi
một vị trí của phao dóng theo thang đo tương ứng với một lưu lượng cụ thể đối với một
chất lưu có tỷ trọng và khối lượng riêng đã cho.
- Lưu ý: Rotameter phải được căn chỉnh lại mỗi khi đo các lưu chất có khối lượng riêng và
độ nhớt khác nhau. Có thể thực hiện điều này bằng cách thay đổi phao có trọng lượng và
khối lượng riêng thích hợp.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.2


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
Phao của rotameter có thể có một vài dạng khác nhau. Thường là hình con dọi, ống xuốt
hoặc dạng viên bi. Phải đọc số đo tại điểm rộng nhất của nó. Đối với dạng ống xuốt và con
dọi, thường lấy số đo tại đỉnh của phao. Ống xuốt được trình bày ở hình dưới có bề rộng tại
đỉnh và đáy bằng nhau, nên phải lấy số đo tại đỉnh. Viên bi thì đọc ở giữa tâm của nó.

Rotameter.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.3


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
2.2. Các bộ cảm biến lưu lượng theo nguyên lý chênh áp
Các bộ cảm biến làm việc dựa trên nguyên lý chênh áp dựa trên một thực tế là khi chất lưu
với lưu lượng thể tích không đổi bị ép chảy qua đoạn ống hẹp, tốc độ dòng chảy sẽ tăng để
cho cùng một lượng chất lưu đi qua trong một khoảng thời gian nhất định. Chỗ nào dòng
chảy tăng thì chỗ đó áp suất sẽ giảm, áp suất hai phía của đoạn ống hẹp có thể đo được
bằng Manometer, hoặc một bộ cảm biến chênh áp khác. Tại thời điểm lưu lượng tăng hai
lần thì chênh áp này sẽ tăng 4 lần. Mối quan hệ dòng – áp này là mối quan hệ căn bậc hai.

QV = K . (P . h)1/2

Trong đó:
QV = lưu lượng thể tích.
K = hệ số
P = chênh áp
h = áp suất phía sau.

Ống Venturi, tấm Orifice và vòi hãm dòng (flow nozzle) là những thí dụ về thiết bị làm
hẹp dòng thường được ráp vào đường ống để đo lưu lượng. Cả ba loại này đều tạo ra sự
chênh áp, mức chênh áp này có thể được đo và tính lưu lượng thể tích một cách dễ dàng.
Ưu điểm của thiết bị đo lưu lượng kiểu chênh áp là: giá thành tương đối rẻ, lắp ráp và thay
đổi dễ dàng, không có bộ phận nào chuyển động và thích hợp với nhiều loại chất lưu khác
nhau.
 Ống venturi:

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.4


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

 Tấm Orifice:

Cấu tạo của tấm orifice

Tấm orifice dùng để đo dòng lỏng và dòng khí

Tấm orifice là thiết bị làm hẹp dòng phổ biến nhất. Tấm orifice được đặt trong dòng chảy
công nghệ giữa hai mặt bích vuông góc với đường ống. Chất lưu bị ép chảy qua một lỗ nhỏ
ở giữa tấm. Trên tấm orifice mặt hướng đối diện với dòng chảy thường có đánh dấu trên
tay cầm của tấm. Nếu không có thể nhận biết bằng cách kiểm tra miệng lỗ. Nếu miệng lỗ
vát về phía sau thì phải ráp tấm orifice sao cho dòng chảy hướng vào phía có miệng nhỏ

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.5


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
hơn. Nếu miệng lỗ vuông thì đây là loại orifice thích hợp cho đường ống lớn và vấn đề
miệng vát quay về phía nào không quan trọng nữa.
Tấm orifice được tạo hình và đục lỗ khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của chất lưu mà nó
được thiết kế để làm việc:
Nếu dòng chất lỏng chứa bọt khí tụ ở phía trên ống, tấm orifice cần phải có lỗ thông loại
khí này không cho đi qua lỗ đo.
Mặt khác dòng chất khí có khả năng ngưng tụ thành dạng lỏng ở đáy đường ống, tấm
orifice cần có lỗ xả chất lỏng không cho nó đi qua lỗ đo gây sai số.

2.3. Bộ cảm biến lưu lượng kiểu Vortex.


Cấu tạo: gồm có 3 phần: Phần thân ngắt dòng là phần tạo ra hình thái dòng xoáy cuộn. Bộ
cảm biến độ rung gây bởi dòng xoáy cuộn và biến đổi rung động này sang tín hiệu điện.
Cuối cùng là bộ truyền phát tín hiệu lưu lượng để tạo ra tín hiệu điện chuẩn để gửi tới các
thiết bị đo lường điều khiển khác.
Nguyên lý hoạt động: Khi chất lưu chảy tới và chạm vào tấm thân ngắt dòng tạo thành các
cuộn xoáy nhỏ ở phía sau. Các cuộn xoáy này có độ rung với tần số rung được đo bởi bộ
cảm biến độ rung và tỷ lệ thuận với lưu lượng thể tích. Chính vì vậy đo tần số rung mà ta
có thể tính được lưu lượng.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.6


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

2.4. Bộ cảm biến lưu lượng kiểu từ tính hay kiểu máy phát
Cấu tạo: như hình vẽ, gồm có hai cuộn dây từ tính đặt trên hai mặt đối diện trên đường
ống, hai đầu dò cũng đặt đối diện nhau và đi sâu vào trong ống, đồng hồ hiển thị số đo lưu
lượng đi kèm với bộ truyền phát tín hiệu lưu lượng và ngoài ra còn có các dây nối và các
thiết bị phụ khác.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.7


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

Nguyên lý hoạt động: nguyên lý hoạt động của nó rất giống với nguyên lý hoạt động của
máy phát điện. Khi chất lưu có tính dẫn điện chuyển động ngang qua từ trường tạo bởi hai
cuộn dây sẽ tạo ra một điện áp trên hai đầu dò đúng theo định luật cảm ứng điện từ. Trong
trường hợp này chất lưu đóng vai trò là vật dẫn chuyển động. Dòng chất lưu chảy càng
nhanh điện áp phát ra càng lớn và điện áp này được đo và sau đó được bộ truyền phát tín
hiệu biến đổi thành tín hiệu điện chuẩn để hiển thị số đo lưu lượng và gửi tới các thiết bị đo
lường tự động hóa khác.
Bộ cảm biến lưu lượng kiểu máy phát chỉ làm việc chính xác nếu điện áp trên hai đầu dò
đủ lớn để có thể phát hiện ra được. Đối với các chất lưu như có tính kiềm, axít và nước
sinh hoạt thì nó làm việc tốt nhưng với nước đã khử ion hóa và các chất hidrocácbon thi
không bởi vì chúng là những chất dẫn điện kém. Cần phải hiệu chuẩn lại bộ cảm biến lưu
lượng này nếu dùng nó để đo chất lưu khác.

2.5. Bộ cảm biến lưu lượng kiểu lưu thể tích:


Dựa trên nguyên lý là đếm thể tích của buồng chứa hoặc ngăn chứa theo cả chu kỳ hoặc
nửa chu kỳ mỗi khi chất lưu đi qua chiếm đầy thể thích của buồng hoặc ngăn.
Cấu tạo: buồng chứa, các bộ phận cơ khí chuyển động, các van đẩy và hút để điều khiển
chất lưu vào ra, bộ chuyển đổi đếm chu kỳ và truyền phát tín hiệu tới các thiết bị đo lường
điều khiển khác.
Ta có: Lưu lượng = (số đếm) x (thể tích/phút); thể tích = (số vòng quay/phút) x thể
tích của buồng chứa.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.8


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
- Bộ cảm biến lưu lượng lưu thể tích dạng cam:

Hình dưới trình bày một dạng khác của bộ cảm biến lưu lượng lưu thể tích đó là dạng rôto
cánh gạt. Khi chất lưu chảy vào rôto cánh gạt làm cánh gạt quay và cách ly tạm thời chất
lưu trong ngăn hình thành bởi cánh gạt và mặt trong của vỏ bộ cảm biến. Các cánh gạt
được gắn lò xo với rôto quay thò ra hay thụt vào mang chất lưu theo, tiếp tục tạo ra dòng
chảy trong đường ống. Khi cánh gạt quay hết một vòng sẽ có tín hiệu phát ra kiểu xung.
Đếm số xung này ta sẽ tính được lưu lượng thể tích như sau:
Lưu lượng thể tích = (số vòng/phút) x (thể tích một chu kỳ)
Bộ cảm biến lưu lượng lưu thể tích có độ chính xác rất cao, có thể được sử dụng để tính thể
tích hoặc đo lưu lượng thể tích của chất lỏng và khí.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.9


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

2.6. Bộ cảm biến lưu lượng kiểu tuabin


Cấu tạo: như hình vẽ, bao gồm tuabin, trên cánh tuabin có gắn nam châm, cuộn dây và bộ
truyền phát kiêm hiển thị tín hiệu lưu lượng.

Nguyên lý hoạt động: dòng chảy làm quay tuabin với tốc độ tỷ lệ với lưu lượng. Do cánh
của tuabin có gắn nam châm nên khi nó chạy ngang qua cuộn dây sẽ tạo ra từ thông biến
thiên, theo định luật cảm ứng điện từ trong cuộn dây sẽ cảm ứng ra một suất điện động có
dạng xung. Mỗi một vòng quay của tuabin tương ứng với một xung điện này. Đếm số xung
này theo thời gian ta có vận tốc quay của tuabin, rồi nhân với thể tích tương ứng của một
vòng quay ta có được lưu lượng thể tích.
Bộ cảm biến lưu lượng kiểu tuabin có thể đo được lưu lượng của dòng chất khí và chất
lỏng. Khi lắp đặt nó phải chú ý tới vị trí, tránh những chỗ đường ống gấp khúc, gần van,
Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.10
Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
gần các thiết bị có tác động tới hình thái dòng. Tóm lại là tại những vị trí mà dòng chảy
thẳng nhất, nếu cần thiết thì phải ráp thêm thiết bị làm thẳng dòng tại phía trước và phía
sau bộ cảm biến.

2.7. Bộ cảm biến lưu lượng Coriolis


- Lực coriolis: khi ta chơi trò đu quay, nếu ta đi trên cái xà nằm ngang đang quay thì người
ta sẽ bị nghiêng về một phía. Lực này được gọi là lực Coriolis. Độ lớn của lực phụ thuộc
vào trọng lượng của người đi, tốc độ đi và vận tốc quay.
- Cấu tạo: như hình vẽ, bao gồm ống xoắn, sensor dò vị trí, bộ tạo rung và một số thiết bị
phụ khác như mặt bích, đầu nối, vỏ…

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.11


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

- Nguyên lý hoạt động: đoạn ống xoắn được làm rung với tần số và biên độ ổn định, khi có
dòng chảy qua thì do lực coriolis hai đầu ống tại vị trí A sẽ xòe ra, hai đầu ống tại vị trí B
sẽ cụp vào. Sở dĩ như vậy vì hướng của dòng chảy tại hai đầu A và B khác nhau. Độ xòe ra
và cụp vào tại hai vị trí A, B tỷ lệ với lưu lượng khối lượng của dòng. Dùng sensor dò vị trí
đo độ dịch chuyển này ta có thể tính được lưu lượng khối lượng.

2.8. Bộ cảm biến lưu lượng kiểu gia nhiệt.


Loại này thường được sử dụng để đo lưu lượng khối lượng của dòng khí sạch và ít khi sử
dụng với dòng chất lỏng. Nguyên lý hoạt động là dựa vào việc đưa một lượng nhiệt nhỏ
vào dòng chảy và kết quả là làm nhiệt độ dòng chảy thay đổi. Dựa vào sự thay đổi nhiệt độ
này ta có thể tính được lưu lượng khối lượng của dòng.

Cấu tạo: như hình vẽ, bao gồm hai đầu dò nhiệt độ, một phần tử gia nhiệt và một bộ
chuyển đổi.

Nguyên lý hoạt động: phần tử gia nhiệt thực chất là một dây điện trở được cấp một dòng
điện không đổi, do đó nó bị đốt nóng với nhiệt độ không đổi. Khi có dòng chảy qua thì đầu
dò nhiệt độ thứ nhất đo nhiệt độ chất lưu trước khi tới phần tử gia nhiệt, đầu dò nhiệt thứ
hai đo nhiệt độ chất lưu đã hấp thụ nhiệt từ phần tử gia nhiệt. Như vậy nhiệt độ mà đầu dò
nhiệt hai đo được luôn lớn hơn số đo đầu dò nhiệt thứ nhất đo được. Người ta đã bằng thực
nghiệm và lý thuyết chứng minh được rằng độ chênh lệch nhiệt độ này tỷ lệ thuận với lưu
lượng dòng khối lượng. Vì vậy đo độ chênh nhiệt độ ta sẽ biết được lưu lượng dòng khối
lượng. Tín hiệu chênh nhiệt độ được đo bởi hai đầu dò nhiệt, sau đó gửi tới bộ chuyển đổi,
Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.12
Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
nó sẽ tính toán rồi chuyển đổi sang tín hiệu điện chuẩn để hiển thị số đo hoặc gửi tới các
thiết bị đo lường điều khiển khác.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.13


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân

3. Điều khiển lưu lượng.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.14


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
SV
MAN/AUT
PV
FIC

4 tới
MV 20mA

I Nguồn khí
FT P nén 20 psi
3 tới 15
psi

FE

FCV

FE: level element - sensor lưu lượng.


FT: level transmitter - bộ truyền phát tín hiệu lưu lượng
FIC: level indicating controller - bộ điều khiển lưu lượng có đồng hồ hiển thị
FCV: level control valve – van điều khiển lưu lượng.
I/P: bộ chuyển đổi tín hiệu điện sang khí nén.
SV: giá trị setpoint.
MV: biến thao tác hay tín hiệu ra của bộ điều khiển.
PV: biến quá trình hay tín hiệu vào bộ điều khiển.

Quá trình vận hành của sơ đồ:


- Ở chế độ vận hành bằng tay (MAN):
Người vận hành đặt bộ điều khiển FIC ở chế độ vận hành bằng tay (MAN) rồi theo ý mình
chỉnh tín hiệu ra MV tới van điều khiển FCV để đóng hoặc mở van điều khiển lưu lượng
theo chủ ý của họ.
- Ở chế độ vận hành bằng tay (MAN):
Người vận hành chuyển bộ điều khiển FIC sang chế độ tự động (AUT), đặt setpoint SV
cho nó. Khi đó FIC sẽ tự động giữ lưu lượng theo quá trình sau:
+ Nếu lưu lượng thực tế cao hơn gía trị SV, thì FE sẽ cảm biến giá trị này rồi gửi tín hiệu
đo được tới FT, FT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới FIC. FIC so
sánh nó với SV, thấy cao hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van
FCV để đóng bớt van lại giảm lưu lượng xuống SV.
+ Nếu lưu lượng thực tế thấp hơn gía trị SV, thì FE sẽ cảm biến giá trị này rồi gửi tín hiệu
đo được tới FT, FT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới FIC. FIC so

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.15


Chương 5. Đo và Điều Khiển Lưu Lượng Đỗ Mạnh Tuân
sánh nó với SV, thấy thấp hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van
FCV để mở thêm van ra, tăng lưu lượng lên SV.
+ Khi lưu lượng đạt SV, FIC không thay đổi tín hiệu ra MV gửi tới van FCV để chỉnh lưu
lượng dòng nữa.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 5.16

You might also like