You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 16-17

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NHẬP MÔN LẬP TRÌNH


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: INPR140285
Đề số/Mã đề: 01 Đề thi có 3 trang.
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng tài liệu và laptop không kết nối
Internet.

Yêu cầu chung:


 Nếu sinh viên làm bài trên máy tính của phòng máy thì cần lưu bài trên USB hoặc
trong thư mục C:\DATA để tránh mất bài trong khi làm bài thi.
 Mỗi câu sinh viên viết thành một chương trình, lưu thành MỘT tập tin CPP tương ứng.
 Bài làm được đặt tên lần lượt là CAU1.CPP, CAU2.CPP, CAU3.CPP và CAU4.CPP
lưu trong thư mục có tên là <MSSV> của sinh viên ở thư mục C:\DATA.
 Ví dụ: Sinh viên có MSSV là 16110123 thì tạo một thư mục tên 16110123 trên thư mục
C:\DATA, trong thư mục này chỉ chứa các file CAU1.CPP, CAU2.CPP, CAU3.CPP và
CAU4.CPP. Dữ liệu vào luôn luôn đúng đắn, thí sinh không cần kiểm tra.
 Tất cả dữ liệu vào được nhập từ thiết bị nhập chuẩn (nhập từ bàn phím trên màn hình
console) và tất cả dữ liệu ra đều xuất ra thiết bị xuất chuẩn (màn hình console). Thời
gian chạy chương trình cho mỗi bài là 1 giây.

Câu 1: (2.5 điểm)

Viết chương trình thực hiện việc nhập vào một số nguyên dương N (0 < N < 1.000.000).
Tìm và in ra màn hình số nguyên tố gần N nhất. Trong trường hợp có 2 số có khoảng
cách tới N bằng nhau thì in ra số lớn hơn.
Dữ liệu vào: Một số nguyên N duy nhất.
Dữ liệu ra: Một số nguyên duy nhất cho biết kết quả tìm được.
Ví dụ: Dữ liệu vào Dữ liệu vào
12 25
Dữ liệu ra Dữ liệu ra
13 23

Trang 1/3
Câu 2: (3 điểm)

Cho A là một mảng các số nguyên dương có n (n<200) phần tử (được đánh số từ 0 đến n-

1) và một số nguyên x (0 ).

Yêu cầu: Chèn x vào ngay trước số hoàn hảo đầu tiên của mảng A. Nếu mảng không có số
hoàn hảo thì chèn x vào vị trí cuối cùng của mảng.
Số nguyên dương k gọi là số hoàn hảo nếu k có tổng các ước số nhỏ hơn k bằng chính k.
Ví dụ 6 là số hoàn hảo do các ước số nhỏ hơn 6 là 1, 2 và 3 và 1+2+3=6.
Dữ liệu vào có cấu trúc như sau:
- Dòng đầu tiên lần lượt là hai số nguyên n và x biểu diễn số phần tử của mảng A và phần
tử x.
- Dòng tiếp theo là n số nguyên dương nhỏ hơn 10.000 (mỗi số cách nhau ít nhất một
khoảng trắng) lần lượt là n phần tử của mảng A.
Dữ liệu ra: Các phần tử của mảng A sau khi chèn x (các phần tử cách nhau ít nhất một
khoảng trắng)
Ví dụ Dữ liệu vào Dữ liệu vào
4 7 5 6
3 28 22 6 1 8 18 30 37
Dữ liệu ra Dữ liệu ra
3 7 28 22 6 1 8 18 30 37 6
Câu 3: (2.5 điểm)

Viết chương trình nhập vào cấp N và giá trị của 1 ma trận vuông M (2 ≤ N ≤ 8). Tính và in
ra màn hình tổng các số chẵn nằm trên các biên (trên, dưới, trái, phải) của ma trận.
Dữ liệu vào có cấu trúc như sau:
- Dòng đầu tiên là một số nguyên dương N biểu diễn kích thước của ma trận A.
- N dòng tiếp theo, mỗi dòng là N số nguyên dương nhỏ hơn 100 (mỗi số cách nhau ít nhất
một khoảng trắng) lần lượt là N phần tử của từng dòng tương ứng của ma trận.
Dữ liệu ra: Một số nguyên duy nhất cho biết giá trị tính được.
Ví dụ: Dữ liệu vào: 4 Dữ liệu ra: 32
2 1 8 3
2 2 2 4
5 1 9 6
7 2 8 5

Câu 4: (2 điểm)

Trang 2/3
Cho hai chuỗi ký tự bất kỳ S1 và S2 (chiều dài tối đa của mỗi chuỗi là 100 ký tự).
Yêu cầu: Đếm và in ra số lần xuất hiện của chuỗi S2 trong chuỗi S1.
Dữ liệu vào: Gồm 2 dòng lần lượt là các chuỗi S1 và S2.
Dữ liệu ra: Một số nguyên duy nhất cho biết số lần xuất hiện của chuỗi S2 trong chuỗi S1.
Ví dụ: Dữ liệu vào
Con bo cap cap con bo cap, cap xong roi bo, bo xong lai cap
bo cap
Dữ liệu ra
2
-HẾT-

Ghi chú:
 Sinh viên được phép sử dụng tài liệu và laptop không có kết nối Internet trong khi
làm bài thi.
 Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[G1.2]: Sử dụng được các phép toán số học và logic cơ Câu 1, 2, 3, 4
bản trên dữ liệu máy tính.
[G2.1]: Có khả năng thiết kế chương trình hướng cấu trúc Câu 1, 2, 3, 4
đơn giản với ngôn ngữ lập trình C/C++
[G2.2]: Xây dựng được chương trình máy tính với C/C++
trong môi trường MS Visual Studio.
[G2.3]: Ứng dụng các kiểu dữ liệu cơ bản, biến, hằng, các
phép toán và cấu trúc điều khiển của ngôn ngữ C/C++
trong lập trình giải các bài toán đơn giản.
[G4.1]: Hình thành nhận thức về phát hiện vấn đề và xử lý Câu 1, 2, 3, 4
trong giải bài toán bằng máy tính.

Ngày……. tháng …… năm 2016


Thông qua Trưởng ngành

Trang 3/3

You might also like