You are on page 1of 25

MỤC LỤC

STT Nội dung của nghiên cứu khoa Số trang


học sư phạm ứng dụng

1 TỐM TẮC 2

2 GIỚI THIỆU 3

3 PHƯƠNG PHÁP 4

Khách thể nguyên cúu 4

Thiết kế nguyên cứu 5

Quy trình nguyên cứu 10

Đo lường và thu tập dữ liệu 10

4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN 11

LUẬN KẾT QUẢ

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

7 PHỤ LỤC 16
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nhà sư phạm Xukhomlinki đã khẳng định “Tuổi thơ không thể thiếu âm
nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó
trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo”. Trong trường mầm non, âm nhạc là 1

1
hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các
hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là
nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Mục đích
nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ
5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc nhằm giúp trẻ có khả năng cảm nhận, có biểu
hiện tích cực khi tiếp xúc với âm nhạc. Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo
trong các hoạt động âm nhạc. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, biết hát và vận động
minh họa theo bài hát. Biết cảm nhận và hưởng ứng cùng cô trong bài nghe hát.
Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia cùng cô vào các hoạt động âm nhạc. Hiểu
được sự đổi mới trong các hình thức tổ chức tiết dạy. Nắm được các biện pháp
trong khi tiến hành tiết dạy, giáo viên tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động
âm nhạc một cách nhẹ nhàng linh hoạt.
Giải pháp của tôi đưa ra là: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về hoạt
động làm quen âm nhạc
Đối với giải pháp này người giáo viên phải nâng cao nhận thức cho
mình, phải tìm tòi nguyên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động, chuẩn bị đầy
đủ các loại sách cần thiết để giáo viên tham khảo, giúp giáo viên cảm thụ tác
phẩm âm nhạc, nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung của bài hát. Giáo viên phải
hiểu được vị trí vai trò của tầm quan trọng của môn âm nhạc, nắm được phương
pháp tổ chức thực hiện hoạt động, nhận thức rõ là âm nhạc có tầm quan trọng rất
lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp mẫu giáo
Lớn của trường. Lớp mẫu giáo Lớn A là lớp thực nghiệm, Lớp mẫu giáo Lớn B
là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện các biện pháp thay thế. Kết
quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cảm thụ âm nhạc của
trẻ nhiều hơn so với lớp đối chứng. Số đo sau khi tác động của nhóm thực
nghiệm có giá trị trung bình là 90, số đo của nhóm đối chứng là 85. Kết quả
kiểm chứng T-test cho thấy p<0.05 có nghĩa là có sự khác biệt rất lớn giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc

2
sử dụng biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về hoạt động làm quen âm
nhạc mang lại hiệu quả cao.

II. GIỚI THIỆU


Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng
đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu…Qua lời ca trong
sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá bao
điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cùng với thời
gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Trẻ mầm non dể
xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không
thể thiếu. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không
chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù
hợp nội dung. Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm
vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan
phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và
đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát
chưa có tính nghệ thuật. Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát. Trẻ
hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời. Trẻ chưa tạo được âm
thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét căng cứng). Khi hát trẻ chưa hoà
quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể.
Mặt khác giáo viên chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc,
chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu ''Học
thuộc lòng'' chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát, chưa lựa chọn
các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo
nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu khó
sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn đưa vào dạy trẻ.
Đa số các cháu là con của các hộ buôn bán nhỏ. Hầu hết không được tiếp thu
những cái mới lạ, ngoài những việc tiếp thu những kiến thức do cô giảng dạy và
một số cháu không được học qua lớp 5-6 tuổi. Nên khi thực hiện chương trình

3
mầm non mới, tôi luôn băn khoăn, tìm tòi để môn hoạt động âm nhạc đạt chất
lượng cao.
Thông qua việc khảo sát tôi thấy đa số giáo viên chưa tìm tòi nguyên cứu
tài liệu có liên quan đến hoạt động, chưa cảm thụ hết tác phẩm âm nhạc, chưa
nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung của bài hát, phương pháp tổ chức thực
hiện chưa linh hoạt sáng tạo, chưa nhận thức rõ là âm nhạc có tầm quan trọng rất
lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ. Xuất phát từ thực trạng này và cũng là lí
do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với
Âm nhạc”.
Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu: Vấn đề đặt ra là, Nâng cao nhận thức cho
mình, phải tìm tòi nguyên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động, chuẩn bị đầy
đủ các loại sách cần thiết để mình và đồng nghiệp tham khảo, cùng nhau cảm
thụ tác phẩm âm nhạc, nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung của bài hát, nắm
được phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động, có làm cho kết quả trẻ 5-6 tuổi
học tốt môn làm quen Âm nhạc không? Câu trả lời của người nghiên cứu khẳng
định là có.

III. PHƯƠNG PHÁP


a. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn hai lớp mẫu giáo Lớn A và lớp mẫu giáo Lớn B vì có những
điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên:
Hai lớp đều có hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và
đều có lòng nhiệt tình trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
1.Thái Thị mỹ Dung - Giáo viên dạy lớp mẫu giáo Lớn B (Lớp đối chứng)
2.Tôi - Mạnh Thị Sửu - Giáo viên dạy lớp mẫu giáo Lớn A (Lớp thực
nghiệm)
* Trẻ:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ
lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
4
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của trẻ mẫu giáo Lớn

Số học sinh các nhóm Dân tộc


Tổng số Nam Nữ Kinh
Lớp mẫu giáo Lớn
30 14 16 30
A
Lớp mẫu giáo Lớn
30 15 15 30
B
Về ý thức học tập, tất cả các cháu ở hai lớp đều tích cực chủ động, ngoan ngoãn
vâng lời cô.
b. Thiết kế:
Chọn kiểu thiết kế “Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương”
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp mẫu giáo Lớn B là nhóm đối chứng và lớp
mẫu giáo LớnA là nhóm thực nghiệm.
Kiểm
Kiểm
tra
LỚP Tác động tra sau
trước
tác động
tác động
Thực GIỎI : 10 + Giải pháp 1:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của GIỎI : 19
KHÁ : 12 KHÁ : 11
nghiệm TBÌNH : 7
trẻ. T BÌNH: 0
YẾU : 1 * Đặc điểm phát âm : YẾU: 0

Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a,


ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó,
những từ có 2-3 âm tiết như : rừng-dừng, múa lân-
múa dân, tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn.
*. Đặc điểm về vốn từ:

Vốn từ của trẻ tăng nhanh. Trẻ đã sử dụng


chính xác các từ chỉ tính chất không gian như :Cao
thấp, dài ngắn ,rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ như
:nhanh- chậm,các từ chỉ màu sắc:đỏ, vàng, trắng

5
,đen, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như
:hôm qua, hôm nay,ngày mai, trẻ dùng chưa chính
xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc
như :Xám, xanh lá cây, tím, da cam.
100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn,
rộng,hẹp, 55% số trẻ đếm được 1-10, tuy nhiên trẻ
sử dụng một số từ còn chưa chính xác, Ví dụ : Mẹ
có mót ngồi không/ thay cho từ muốn muốn .
* Đặc điểm ngữ pháp:
- Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn.
- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn: tuy nhiên trong một
số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật
chính xác trình tự lô gic.

+ Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về


hoạt động làm quen âm nhạc :
Đối với giải pháp này người giáo viên phải
nâng cao nhận thức cho mình, phải tìm tòi nguyên
cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động, chuẩn bị đầy
đủ các loại sách cần thiết để giáo viên tham khảo,
giúp giáo viên cảm thụ tác phẩm âm nhạc, nắm được
giá trị nghệ thuật, nội dung của bài hát.
Giáo viên phải hiểu được vị trí vai trò của tầm
quan trọng của môn âm nhạc, nắm được phương
pháp tổ chức thực hiện hoạt động

6
+Giải pháp 3:Tăng cường làm đồ dùng dạy học,
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động làm quen âm
nhạc.
Giáo viên tận dụng tất cả nguyên vật liệu phế thải
làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề có
một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và vui
chơi

+Giải pháp 4: Giáo viên sáng tác bài hát để bổ sung


vào các chủ đề tạo sự phong phú đa dạng để giúp trẻ
hứng thú với hoạt động làm quen âm nhạc.
Bằng biện pháp sáng tác có thể làm phong phú thêm
góc âm nhạc của trẻ, các cô sáng tác lời nhạc gần gũi,
trong sáng phù hợp với từng chủ đề đáp ứng yêu cầu

7
đổi mới

+ Giải pháp 5: Tự rèn luyện nâng cao khả năng khi


hát mẫu cho trẻ nghe.
- Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân
tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện
sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi
luyện kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu,
nên chọn những bài hát có nội dung gắn với hiện
tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù
hợp với chủ đề.

+ Giải pháp 6: Sửa sai cho trẻ


Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo
viên hay sửa sai cho trẻ theo dự kiến của mình 1 cách
8
máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy
giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn
bài nên chú ý sửa khi trẻ hát sai về một số lỗi sau:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu
+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện

+ Giải pháp 7: Xây dựng kế hoạch :

Trước tiên phải căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng


phát triển vào những phẩm chất hình thành ở lứa tuổi
mầm non để thực hiện tốt từng nội dung chủ yếu của
chương trình

+ Giải pháp1: Giáo viên nghiên cứu kỹ tài liệu


chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên tham gia dự giờ
các hoạt động âm nhạc để đúc kết rút kinh nghiệm
GIỎI : 9 GIỎI : 9
Đối KHÁ : 14 cho bản thân. KHÁ : 17

chứng TBÌNH : 6 + Giải pháp 2: Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài TBÌNH : 4
YẾU : 1 YẾU : 0
soạn, soạn bài chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp.
+ Giải pháp 3: Lựa chọn các hình thức tổ chức
phù hợp, hấp dẫn

9
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Cô Dung dạy lớp đối chứng không sử dụng phương pháp biện pháp dạy học
sáng tạo linh hoạt nhẹ nhàng, không tích hợp các hoạt động khác.
- Cô Sửu : Nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung của bài hát, nắm được
phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động, sử dụng phương pháp biện pháp
dạy học sáng tạo, tích hợp các hoạt động khác linh hoạt nhẹ nhàng.
*Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu, kế hoạch của
nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 3: Thời gian thực nghiệm
Từ ngày 24/12/2018 đến ngày 25/1 /201

Ngày Môn Tiếp theo PPCT Tên bài dạy


Thứ 4 Giáo Dục
Tuần 16 Em yêu cây xanh
26/12 Âm Nhạc
Thứ 5 Giáo Dục
Tuần17 Quả gì
3/1/2019 Âm Nhạc
Thứ 4 Giáo Dục
Tuần 18 Màu hoa
9/1 Âm Nhạc
Thứ 6
Giáo Dục
16/1/201 Tuần 19 Cây bắp cải
Âm Nhạc
9
Thứ 6
Giáo Dục
24/1/201 Tuần 20 Sắp đến tết rồi
Âm Nhạc
9

c. Đo lườngvà thu thập dữ liệu


Kiểm tra trước tác động là kết quả đầu năm.

10
Kiểm tra sau tác động là kết quả khi học xong các bài hát trong chủ đề Âm
nhạc “Thế giới Thực Vật” do 2 giáo viên dạy lớp mẫu giáo Lớn A và Mẫu giáo
Lớn B và nhóm đề tài tham gia thiết kế ( xem phần phụ lục).
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành chấm bài
kiểm tra (Kết quả điểm số quy ra từ xếp loại được trình bày ở phần phụ lục)

IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ


Kết quả các thông số thống kê trước và sau tác động (dữ liệu ở phần phụ
lục Bảng 1a, 1b):

LỚP TRƯỚC TÁC ĐỘNG SAU TÁC ĐỘNG

LỚP ĐỐI CHỨNG GIỎI : 9 GIỎI : 9


KHÁ : 14 KHÁ : 17
TRUNG BÌNH : 6 TRUNG BÌNH : 4
YẾU : 1 YẾU : 0

GIỎI : 10 GIỎI : 19
KHÁ : 12 KHÁ : 11
LỚP THỰC NGHIỆM
TRUNG BÌNH : 7 T BÌNH: 0
YẾU : 1 YẾU: 0

Chênh lệch giá trị ở bảng trên cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc thực
nghiệm bằng đưa nhóm các giải pháp mới giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm
quen Âm nhạc của trường Mầm non Sơn ca là có ảnh hưởng lớn.
Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng nhóm các giải pháp mới giúp
trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen Âm nhạc của trường Mầm non Sơn ca đã
được kiểm chứng và có hiệu quả thiết thực trong dạy học môn Âm nhạc ở
trường mầm non.

11
90
89
88
87
86
85
84
83
82
81
80

Biểu đồ so sánh số đo trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng
BÀN LUẬN
Từ kết quả thực nghiệm qua các thông số thống kê, chúng tôi nhận thấy việc
sử dụng các nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức cho mình, phải tìm tòi nguyên cứu
tài liệu có liên quan đến hoạt động, chuẩn bị đầy đủ các loại sách cần thiết để giáo
viên tham khảo, giúp giáo viên cảm thụ tác phẩm âm nhạc, nắm được giá trị nghệ
thuật, nội dung của bài hát, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động, đã
đem lại hiệu quả thiết thực giúp cho trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen Âm nhạc
Hạn chế:
Nghiên cứu này giúp người giáo viên nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung
của bài hát, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động, sử dụng
phương pháp biện pháp dạy học sáng tạo, tích hợp các hoạt động khác linh hoạt
nhẹ nhàng là một giải pháp rất tốt, nhưng đòi hỏi khá cao là, giáo viên phải có
trình độ sư phạm, trình độ về công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết kế giáo án
điện tử, soạn giảng bài dạy hợp lý thì mới thực hiện được; Tuy nhiên, hiện tại
khả năng này còn nhiều giáo viên chưa hội đủ

12
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
*Kết luận:
- Hoạt động âm nhạc có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình
giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Tham gia vào các hoạt động âm nhạc sẽ dể
dàng giúp trẻ tích lũy thêm về các kỹ năng tri giác cách thức thể hiện tác phẩm
âm nhạc. Hoạt động âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đa dạng về thể loại,
phong phú về cách thức thể hiện. Để hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao trong
các quá trình lĩnh hội và thể hiện tác phẩm âm nhạc đòi hỏi trẻ phải cảm nhận
được tích chất cơ bản của nội dung âm nhạc. Do vậy người truyền đạt âm nhạc
phải nắm vững phương pháp, biện pháp, cách tổ chức của giáo dục âm nhạc
nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

* Khuyến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo:
+Cần quan tâm về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học, phục vụ
cho môn âm nhạc, bổ sung các phương tiện như: Đàn, các loại đĩa nhạc, đài, ti
vi, thiết bị máy tính, máy chiếu Projector, màn hình có bộ kết nối cho nhà
trường.
+ Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nhạc, trang bị cho giáo viên những
kiến thức cơ bản về các loại nhạc cụ, cung cấp những tài liệu về chương trình
mầm non mới để giáo viên tự tìm hiểu và thiết kế tiết dạy, lớp ứng dụng công
nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông
tin vào dạy học.
- Đối với giáo viên:
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng, sử dụng thành thạo các
trang thiết bị dạy học hiện đại.
+ Khuyến khích động viên giáo viên làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động
học nói chung và môn âm nhạc nói riêng.

13
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt đối với giáo viên Mầm Non có thể ứng dụng đề tài này vào
việc dạy môn âm nhạc để tạo hứng thú và giúp trẻ học tốt môn làm quen âm
nhạc.

Tác giả sáng kiến

Mạnh Thị Sửu

TÀI LIỆU THAM KHẢO


14
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng . Bộ giáo dục và đào tạo
dự án Việt – Bỉ 2010.
- Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nhà xuất bản Hà Nội.
- Sách chương trình đổi mới hoạt động âm nhạc, nhà xuất bản Giáo Dục
- Sách Mầm Non ca hát
- Sách tâm lý mầm non dưới 6 tuổi nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 1994.
- Mạng Internet: www//violet.com.vn, giaovien.net;

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI


15
DANH SÁCH KẾT QUẢ TRẺ LỚP MG LỚN A- LỚP THỰC
NGHIỆM
Bảng 1a
STT Họ và tên trẻ KT trước tác động KT sau tác động
1 Bùi Lê Hoàng Anh GIỎI 9 GIỎI 10

2 Phạm Hoàng Anh KHÁ 7 KHÁ 8

3 Phan Huỳnh Thiên Chương GIỎI 9 GIỎI 9

4 Huỳnh Xuân Phúc Duyên GIỎI 9 GIỎI 10

5 Nguyễn Gia Minh GIỎI 9 GIỎI 10

6 Phan Trần Hà Linh KHÁ 8 GIỎI 10

7 Nguyễn Phúc Khang KHÁ 8 GIỎI 9

8 Lương Minnh Phú TB 6 KHÁ 7

9 Hồ Hoàng Phúc GIỎI 9 GIỎI 10

10 Thiều Lê Hoàng Quyên GIỎI 9 GIỎI 10

11 Bũi Nguyễn Khánh Quỳnh TB 6 KHÁ 8

12 Nguyễn Đặng Bảo Tiên KHÁ 8 GIỎI 10

13 Huỳnh Huyền Trang GIỎI 10 GIỎI 10

14 Trần Ngọc Vinh GIỎI 9 GIỎI 10

15 Nguyễn Hoàng Vinh YẾU 4 KHÁ 7

16 Hoàng Như Ý TB 4 KHÁ 7

17 Nguyễn Thành Nhân TB 6 KHÁ 8

18 Trần Tố Như TB 6 KHÁ 7

19 Trần Quỳnh Anh Thi KHÁ 7 GIỎI 10

20 Trương Châu Hải KHÁ 8 GIỎI 10

21 Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc KHÁ 8 GIỎI 9

22 Nguyễn Phạm Hoài Anh GIỎI 9 GIỎI 10

23 Nguyễn Thảo Kim Ngân GIỎI 9 GIỎI 10

24 Nguyễn Đặng Bảo Hân KHÁ 7 KHÁ 8

25 Nguyễn Hải Vinh KHÁ 8 GIỎI 10

26 Trần Xuân Ngọc KHÁ 8 GIỎI 9

27 Nguyễn Hồng Phúc TB 6 KHÁ 8

28 Phạm Phương Uyên KHÁ 8 GIỎI 10

29 Nguyễn Hoàng Ngân KHÁ 7 KHÁ 8

30 Nguyễn Trần Hạnh Nguyên TB 6 KHÁ 8


GIỎI : 10 GIỎI : 19
KHÁ : 12 KHÁ : 11
TRUNG BÌNH: 7 TRUNG BÌNH: 0
YẾU: 1 YẾU: 0

16
DANH SÁCH KẾT QUẢ TRẺ LỚP MG LỚN B –LỚP ĐỐI CHỨNG
Bảng 1b
STT HỌ VÀ TÊN TRẺ KT trước tác động KT sau tác động
1 Trần Chu Ngọc hân KHÁ 8 KHÁ 8

2 Ngô Đinh Tiến Quốc TB 6 KHÁ 8

3 Lê Nhật Nguyên GIỎI 9 GIỎI 10

4 Hồ Cẩm Tú KHÁ 7 KHA 7

5 Lê Quỳnh Hương TB 6 TB 6

6 Đỗ Tấn Lộc KHÁ 8 KHÁ 8

7 Lê Mẫn Nhi GIỎI 10 GIỎI 10

8 Nguyễn Chấn Hưng TB 5 KHA 6

9 Đỗ Vạn Bảo Khang KHÁ 6 KHÁ 7

10 Ngô Đỗ Gia Hân TB 5 TB 5

11 Thân Vũ Hoàng Khôi KHÁ 8 KHA 8

12 Nguyễn Hoàng Quân GIỎI 9 GIỎI 10

13 Nguyễn Khánh Ngọc KHÁ 7 KHÁ 8

17
14 Nguyễn Đào Khánh Thy KHÁ 8 KHÁ 8

15 Võ Phúc Vinh GIỎI 9 GIỎI 10

16 Lý Phương Di KHÁ 7 KHA 7

17 Phạm Lê Quốc Nguyên KHÁ 7 KHA 7

18 Nguyễn Hà Khánh An KHÁ 7 KHÁ 7

19 Trần Phạm Anh Khôi GIỎI 9 GIỎI 10

20 Lê Ngọc lâm KHÁ 8 KHÁ 8

21 Nguyễn Minh Thư TB 5 KHA 6

22 Nguyễn Cao Phú GIỎI 10 GIỎI 10

23 Trương Nhã Hân YẾU 4 TB 5

24 Lê Nguyễn Như Quỳnh TB 5 TB 5

25 Nguyễn Phúc Vinh GIỎI 9 GIỎI 9

26 Đào Ngô Bảo Châu GIỎI 9 GIỎI 9

27 Trần Toàn Thiện Nhân KHÁ 7 KHA 7

28 Huỳnh Trọng Nhân KHÁ 7 KHÁ 7

29 Trần Gia Bảo GIỎI 9 GIỎI 10

30 Trần Gia Lâm KHÁ 8 KHÁ 8


GIỎI : 9 GIỎI : 9
KHÁ : 14 KHÁ : 17
TRUNG BÌNH: 6 TRUNG BÌNH: 4
YẾU: 1 YẾU: 0

GHI CHÚ: LƯỢNG HÓA XẾP LOẠI SANG ĐIỂM


XẾP LOẠI GIỎI: ĐIỂM 9-10
KHA: ĐIỂM 7-8
TB : ĐIỂM 5-6
YẾU: ĐIỂM 3-4

18
EM YÊU CÂY XANH
Em rất thích trồng nhiều cây xanh
Cho con chim nhảy nhót trên cành
Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát
Cho trường em muôn hoa đẹp xinh
Cô giáo dạy em yêu cây xanh
Cây có hoa quả chín trên cành
Vui mừng vui em sẽ lớn nhanh
Để mùa xuân mãi mãi của em

QUẢ GÌ
Qủa gì mà ngon ngon thế?
Xin thưa tằng quả khế
Ăn vào thì chắc là chua
Vâng vâng , chua thì để nấu canh chua …

MÀU HOA
Màu hoa tím , màu hoa đỏ , màu hoa vàng
Nhiều hoa xinh thế
Một rừng lá , đầy vườn hoa
Cô giáo đưa , chúng em đi thăm vườn hoa

CÂY BẮP CẢI


19
Bắp cải xnh , xanh man mát
Lá cải sắp , sắp vòng tròn
Bắp cải non , nằm ngủ giữa
Bắp cải nở , mở mắt ra

SẮP ĐẾN TẾT RỒI


Sắp đến tết rồi , đến trường rất vui
Sắp đến tết rồi , về nhà rất vui
Mẹ đang may áo mới nhé
Ai cũng vui mừng ghê
Mùa xuân nay , em đã lớn .Biết đi thăm ông bà
Chát chát ! Bùm . Chát chát ! Bùm

20
KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI HÁT : MÀU HOA


VẬN ĐỘNG THEO LỜI CA
NGHE HÁT: LÝ CÂY BÔNG
TRÒ CHƠI: AI ĐOÁN GIỎI

I. Mục đích- yêu cầu:


- Dạy trẻ biết vận động theo lời ca
- Rèn kỹ năng vận động nhịp nhàng, lắng nghe hết bài hát thể hiện theo
bài hát
- Giáo dục trẻ chăm sóc cây , chưng hoa trong gia đình
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cô: Cô thuộc bài hát vận động nhịp nhàng, tranh,
mũ chóp kín, dụng cụ âm nhạc, mô hình vườn hoa
- Chuẩn bị cho cháu: trang phục gọn gàng
III. Nội dung hoạt động:
1. Hoạt động 1:Trò chuyện
- Cô dắt trẻ đến tham mô hình nhà bạn Lan có vườn hoa rất đẹp. Trò
chuyện đàm thoại dẫn dắt giới thiệu bài: có một bài hát gì mà nói về hoa
có nhiều màu . Đúng rồi đó là bài hát “Màu hoa” do ai sáng tác ?
2. Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ
- Cô cho lớp hát lại 1 lần
21
- Cô đệm đàn cho lớp hát lại lần 2
- Cô vận động mẫu:
+ Cô vận động lần 1: không giải thích
+ Lần 2 cô vừa vận động vừa giải thích từng động tác kết hợp với lời
ca.
- Dạy trẻ vận động:
+ Lớp dạy từng câu kết hợp động tác với lời ca
+ Luân phiên từng tổ
+ Nhóm - cá nhân
3. Hoạt động 3: Cô làm ca sĩ
- Cô cho trẻ giai điệu bài hát Lý cây bông dẫn dắt vào bài: “lý cây
bông” dân ca Nam bộ
- Cô hát lần 1 nhắc lại tên bài hát dân ca, giảng nội dung
- Cô mở máy cô cháu cùng vận động minh họa theo bài hát
4. Hoạt động 4: Bé đoán giỏi
- Cô giới thiệu trò chơi Ai đoán giỏi
- Nêu cách chơi luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần

BÀI HÁT : SẮP ĐẾN TÉT RỒI

NGHE HÁT: NGÀY TẾT QUÊ EM


TRÒ CHƠI: TAI AI TINH

I. Mục đích- yêu cầu:


- Dạy trẻ nhớ tên bài hát tác giả nhớ nội dung bài hát
- Rèn kỹ năng hát thuộc bài hát diễn cảm
- Giáo dục trẻ chú ý tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:

22
- Chuẩn bị cho cô: Cô thuộc bài hát, Mâm cỗ bánh mứt ngày tết,
đàn , băng đĩa
- Chuẩn bị cho cháu: Nhạc cụ
III. Nội dung hoạt động:
1.Hoạt động 1:Trò chuyện
- Cô đọc bài bài thơ : Tết đang vào nhà cho trẻ đoán đố. Trò chuyện
đàm thoại dẫn dắt giới thiệu bài: có một bài hát nói về Ngày têt sắp đến
đó là bài hát “Sắp đến tết rồi” tác giả sáng tác
2.Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ
- Cô cho lớp hát lại 1 lần nhắc lại tên bài hát tác giả
- Cô đệm đàn cho lớp hát lại lần 2 giảng nội dung đàm thoại về bài hát
- Dạy trẻ hát:
+ Lớp dạy từng câu hát theo cô
+ Luân phiên từng tổ
+ Nhóm cá nhân
+ Cả lớp hát cùng cô hết bài
3. Hoạt động 3: Cô làm ca sĩ
- Cô cho trẻ xem tranh Mâm ngũ quả , bánh chưng trò chuyện dẫn dắt
vào bài: “Ngày tết quê em”
- Cô hát lần 1 nhắc lại tên bài hát dân ca, giảng nội dung
- Cô mở máy cô cháu cùng vận động minh họa theo bài hát
4. Hoạt động 4: Bé đoán giỏi
- Cô giới thiệu trò chơi Ai đoán giỏi
- Nêu cách chơi luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần

23
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀOTẠO TP TUY HÒA
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
***  ***

NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC


ÖÙNG DUÏNG SÖ PHAÏM
ĐỀ TÀI

MOÄT SOÁ BIEÄN

24
Taùc giaû : Maïnh Thò Söûu
Ñôn vò : Tröôøng Maàm non Sôn Ca

THÁNG 03 NĂM 2019

25

You might also like