You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN HỌC


QUẢN TRỊ MÀU

GVHD: Thầy Nguyễn Long Giang


Sinh viên thực hiện:
Đinh Hoàng Nam 17148146

TP.HCM, ngày 28 tháng 01 năm 2021


1. PROFILE MÀN HÌNH

Profile cho màn hình hiển thị

Chuyển đổi không gian màu (KGM) phụ thuộc thiết bị từ các thiết bị dữ liệu đầu vào
như máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy scan,…(input profile - AdobeRGB) sang KGM Lab độc
lập với thiết bị. Sau đó chuyển đổi KGM Lab độc lập với thiết bị này sang KGM phụ thuộc
thiết bị của màn hình. Mục đích thể hiện màu sắc của hình ảnh từ dữ liệu đầu vào tối ưu nhất
mà thiết bị màn hình đó có thể tái tạo được. Chất lượng profile của màn hình phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như màn hình, card màn hình và cách thức tạo profile.

Cách thức tạo profile màn hình

- Phần mềm hỗ trợ: i1 Profiler

- Thiết bị đo: Máy đo X-rite i1Pro2

❖ Tiến hành

- Bước 1: Vệ sinh màn hình trước khi thực hiện các thao tác đo để đạt hiểu quả chính xác
nhất.

- Bước 2: Tắt chế độ quản trị màu (Color Management) trên màn hình

- Bước 3: Mở phần mềm i1 Profiler. Chọn thiết bị đo X-rite i1Pro (calibrate trên nền
trắng)

- Bước 4: Chọn Display Profile link. Tại White point: chọn D50 (nguồn sáng thích hợp
cho điều kiện in). Tại Luminance: chọn 100cd/cm2 phù hợp với điều kiện nguồn sáng D50

- Bước 5: Profile setting: Trước mỗi lần đo phải hiệu chỉnh, điều chỉnh trực tiếp trên màn
hình tại thống số Brightness: 70 (thì hiện dấu stich xanh). Next (thời gian thực hiện 5 phút).
Profile name: đặt tên theo “thietbi_ngaythangnam” Profile reminder: nhắc lại thời gian cần
làm lại profile: Ok

- Bước 6: Sau khi tạo xong ICC profile nó sẽ mặc định vào chế độ Color Management,
click chọn profile cần thực hiện ở Color Management.

2. SOFT PROOF
Tạo Soft proof là chuyển đổi KGM phụ thuộc thiết bị từ các thiết bị dữ liệu đầu vào như
máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy scan,…(input profile - AdobeRGB) sang KGM Lab độc lập
với thiết bị. Sau đó chuyển đổi KGM Lab độc lập với thiết bị này sang KGM CMYK phụ
thuộc thiết bị của máy in đầu ra (output profile). Và sau đó soft proof được mô phỏng qua
thiết bị màn hình thông một lần chuyển đổi qua profile của màn hình. Mục đích tạo soft
proof là nhằm mô phỏng được bài in thử dựa trên các điều kiện in đầu ra trên màn hình, do
đó có thể dự đoán được kết quả và điều chỉnh ngay lập tức.

❖ Cách thức tạo soft proof bằng phần mềm Photoshop:

- Bước 1: View Proof Setup Custom

- Bước 2: Xuất hiện hộp thoại Customize Proof Condition

• Device to simulate: Chọn profile của máy in mà ta cần giả lập.

• Rendering Intent: Đây là một trong 4 phép xử lý dữ liệu khi convert ảnh. Đánh dấu
Black Point Compensation.

• Các phần Simulate Paper Color và Simulate Black Ink có thể chọn, tùy theo mình có
muốn giả lập giấy và mực in hay không.

3. PROFILE MÁY IN THỬ CANON

❖ Các công đoạn tạo profile cho máy in thử


❖ Giai đoạn 1: Fiery Linerzation (epl.): Làm ra đường tuyến tính hóa.

- Thiết bị: Máy tính CPU, máy in thử Canon Pro 500, giấy (Media)

- Phần mềm: Fiery XF

- Tiến hành:

Bước 1: Mở phần mềm Fiery XF. Tạo mục Linearzation device

Bước 2:

- Tại hộp thoại Device: Thiết lập các thông tin cơ bản như: Name (tên); Description (mô tả
thiết bị); Manufacture (nhà sản xuất); Device type (loại thiết bị) sẽ có ba sự lựa chọn ở
phần đuôi loại thiết bị là CT (continuous tone) dành cho máy in thử, HT (half tone) tầng
thứ và RGB dành cho in ảnh.

- Connection type: Print via network (kết nối với cổng mạng LAN giữa máy in thử và máy
tính); Print via port (in qua cổng USB).

- IP address: nhập địa chỉ IP (192.168.1.25). Chọn Test: để kiểm tra sự kết nối.

Bước 3: Tại hộp thoại Media (giấy)

- Ink type (loại mực): Canon LUCIA PRO

- Media name (tên loại giấy): “PMP 190 TOAN AN”

- Calibration set: “PMP 190 TOAN AN.epl”

- Visual correction: None

- Hộp thoại Media Size Source (vị trí đặt giấy): Rear tray (đứng) và Manual Tray (nằm)
Format (Khổ giấy): ISO A4 (in toàn bộ mặt giấy) hoặc A4 Margin 25mm (chừa đầu đuôi
25mm).

Bước 4: Chọn New Linearzation and Profile. Xuất hiện hộp thoại Color Tools
- Tại mục Settings cần quan tấm đến các thông số sau:

• Measuring device settings: Thiết bị đo (máy đo X-Rite i1Pro2) / Settings: Tại


Device mode chọn M0-UV included.

• Linearzation intent: Proof.

• Printer: Canon imagePROGRAF PRO 500 CT / Ink type: Canon LUCIA PRO.

• Media type (loại giấy): Matte Photo Paper ( giấy mờ). Đồng thời thiết lập đúng loại
giấy trực tiếp trên máy in t:hử Canon PRO 500.

• Media name (đặt tên loại giấy): pmp_190_toanan (tengiay_dinhluong_nha cung


cap).

• Color mode: CMYK

• Next: để hoàn thành và qua mục tiếp theo.

- Tại mục Ink Limit per Channel: Giới hạn lượng mực cho từng kênh màu.

• Chúng ta sẽ in bảng chart màu để để biết được và thiết lập giới hạn lượng mực cho
từng kênh màu.

• Kích hoạt Measure để đo và hiệu chỉnh chart màu.


• Chọn select: Chọn tiêu chuẩn để so
sánh là GRACol2013_CRPC6
(G7) dùng đường curve xuất cho
offset thương mại.

• Sau khi đo xong chọn Advanced


xuất hiện bảng như hình: Cho
phép thực hiện việc chỉnh sửa,
giới hạn lượng mực cho từng kênh
màu với denta E là nhỏ nhất.

• Next.

- Tại Linearization: Tiếp tục in ra một bảng chart màu để đo.

- Sau khi đo bảng chart màu nhấn Next sẽ xuất hiện mục Total Ink Limit: Tổng lượng mực
phủ từ Ink Limit per Channel ra con số Initial TIL: 375 %.

• In bảng chart màu.

• Đo lại bằng máy đo màu và cho ra con số tại Automatic TIL definition by
measurement (tối ưu lượng mực phủ được): 251%.
• Next

- Tại Quality Control : sử dụng tổng lượng mực phủ tại Total Ink Limit để in ra chart màu
mới.

• In chart màu và đo để lấy số liệu.

• Sử dụng chart màu này để tạo ra một không gian màu với số giá trị tưởng ứng.

• Cho phép xuất ra file epl để kiểm soát chất lượng.

• Next.

- Tại mục Summary: cần lưu ý các điều chỉnh quan trọng sau

• Nhấn chọn Compare in Profile Inspector: So sánh không gian màu sau khi Linear, so
sánh với tiêu chuẩn được chọn ban đầu là GRACol2013_CRPC6 (G7).

• Tại hình 2D cho thấy không gian màu GRACol2013_CRPC6 (nằm ngoài) bao phủ
được không gian màu tạo ra (nằm bên trong): Như vậy GRACol có thể tái tạo được
không gian màu của mình.
(Hình không gian màu dạng 2D, ±a, ±b)

Tại hình 3D trục L, cho thấy không gian màu GRACol2013_CRPC6 (nằm ngoài) có chiều
sâu bao phủ không hết được không gian màu tạo ra (nằm bên trong): Như hình, vậy
khoảng đậm của màu đỏ và phần sáng của màu vàng chưa phục chế tốt.

(Hình 3D, trục L)


Bước 5: Chọn Save linearization (EPL) without ICC profile để lưu kết quả của Linear với
định dạng file epl.

❖ Giai đoạn 2: G7 calibration (.vcc):

File .vcc tạo ra đường curve để điều khiển hệ thống RIP in theo dữ liệu tiêu chuẩn của nó,
để bù trừ khoảng không phục chế được từ vấn đề đường Linear ở trên.

➢ Thiết bị: Máy tính CPU, máy in thử Canon Pro 500 , bảng chart màu từ Linear.

➢ Phần mềm: Curve 4: Phần mềm chuyên dụng để kiểm tra, cân chỉnh cân bằng xám
theo tiêu chuẩn G7.

➢ Thao tác thiết lập:

Bước 1: Chọn Calibrate để cân chỉnh / New / Đặt tên: Canon Pro500 pmp 190.
Bước 2:

- Setup: Method G7 (SCTV cân chỉnh màu spot, TVI giá trị tầng thứ, G7)

- Chọn Run 1 – Calibration

- Measure, tại hộp thoại Measure chọn:

• Thiết bị “i1 Pro2”


• Target: P2P51 (i1Pro-i1iO)
• Chọn M0.

Bước 3: In chart màu để thực hiện việc đo màu bằng máy đo màu.

- Hướng đo được thực hiện theo chiều mũi tên đỏ từ điểm trắng bên trái sang điểm trắng bên
phải.

- Thông tin đo sẽ được nhận và hiển thị lên bảng dữ liệu như hình dưới Save.

- Sau khi thu thập dữ liệu từ thao tác đo sẽ cho ra bốn bảng giá trị:
• CYM Neutral Print Density Curve (NPDC): G7 Ideal: đường tiêu chuẩn để cân
chỉnh, Averaged: đường kết quả đo.

• K Neutral Print Density Curve (NPDC): ): G7 Ideal: đường tiêu chuẩn để cân
chỉnh, Averaged: đường kết quả đo.

• CMY Gray Balance: Averaged: đường kết quả đo, Selected: Đường đánh giá cân
bằng xám

• TVI (Dot Gain) from CIEXYZ: Các đường đánh giá dotgain (TVI) của bốn màu
CMYK.

- Analyze:

+ Summary: Tại đây có ba cấp độ để đạt cân bằng xám theo G7.

(Lưu ý: Phải đạt từng cấp độ một mới được tiếp túc đạt và đánh giá ở cấp độ tiếp theo)
• Graysacle: So sánh hai kênh màu: K và CMY trong khoảng sai biệt dentaE.

• Targeted: Đánh giá tone màu của CMYK, RGB và màu giấy.

• Colorspace: Nằm trong dung sai cho phép.

+ Ink & Substrate: Thể hiện các số liệu đánh giá và tiêu chuẩn để đánh giá theo G7.

Bước 4 : Sau khi có được đánh giá sơ bộ ta bắt đầu cân chỉnh.

- Create Curves / Xuất file .vcc theo tùy chọn loại RIP / Đặt tên file: thietbi_ngaythang_ số
lần cân chỉnh.vcc

- Apply file vcc vào hệ thống RIP của System Manager tại phần mềm Fiery XF.

- Tại mục Canon Pro 500 của Output Device được tạo ra ban đầu / Visual correction: chọn
file vcc đã tạo ở trên / Save.

- Tại mục GRACol2013_CRPC6 Verify 1 của Workflow: Tiến hành đưa file vcc vào để in
lại chart màu lần hai để xem xét lần 1 có đạt được yêu cầu.

- Vào lại phần mềm Curve4 thực hiện Run 2 – Verification 1 : Kiểm tra hiệu quả lần chạy
thứ nhất của việc cân chỉnh. Tao tác thực hiện và kiểm tra tương tự như bước 3.

Bước 5 : Tiến hành lại thao tác Apply file vcc version 2 vào hệ thống RIP của System
Manager tại phần mềm Fiery XF trước khi tạo file ICC profile.
❖ Giai đoạn 3: ICC profile

➢ Thiết bị: Máy tính CPU

➢ Phần mềm: Fiery XF

➢ Thao tác thiết lập:

Bước 1

- Vào Color Tool của phần mềm Fiery XF

- Create Media Profile / Đặt tên: Tenthietbi_tengiay_ngay

- Printer: Lựa chọn máy in thử (Canon Pro 500) / Next

- Profile print setting: Thiết lập thiết bị đo theo yêu cầu.

+ Máy đo X-Rite i1Pro2, M0

+ Patch Layout (ô màu): Số lượng ô càng nhiều sẽ cung cấp đầy đủ giá trị và thông tin
chính xác nhưng yêu cầu nhiều thời gian để thực hiện.

+ Chart size: Kích thước in.

+ Number of set: số lượng bản in.

- Next để in và đo kiểm lấy thông tin.

Bước 2

- Sau khi đo kiểm, thu thập được dữ liệu tiến hành lưu file ICC profile, file sẽ được lưu
theo hai cách: tại host và theo ổ đĩa tùy chọn cá nhân.

❖ Giai đoạn 4: Verify compliance

➢ Thiết bị: Máy tính CPU


➢ Phần mềm: Color Think

➢ Thao tác thiết lập:

- Vào phần Graphic in 3D của phần mềm Color Think

- Plot items:

+ Import file profile máy in Canon vào.

+ Import profile của màn hình LG.

+ Vào đường dẫn để import profile của GRACOl: C:ProgramData/ EFI/ EFI XF/ Serve/
Profiles/ Reference/ Chọn file GRACOl2013_CRPC6

- Tiến hành so sánh, đánh giá không gian màu 3 profile trên

4. SO SÁNH GAMUT MÀU

❖ So sánh gamut màu theo hình 2D

Gamut profile máy in Gamut màu của máy in thử Canon phục chế được không
Canon gian màu của offset theo tiêu chuẩn của GRACOl.
Gamut profile màn - Gamut màu của màn hình LG không phục chế được hết
hình LG được một phần nhỏ đối với không gian màu của máy in
thử Canon

- Gamut màu của màn hình LG phục chế gần như toàn bộ
được không gian màu của máy in offset theo tiêu chuẩn
GRACol.

Gamut profile Gamut màu của GRACol nhỏ hơn và nằm trong vùng
GRACol không gian màu của màn hình LG và máy in Canon

You might also like