You are on page 1of 98

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

----------

CẨM NANG
HƢỚNG DẪN KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, LẮP
ĐẶT VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG RF-SPIDER

Đà Nẵng, tháng 5/2017.


Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 5
1.1 Mục đích ..............................................................................................................5
1.2 Nội dung tài liệu ..................................................................................................5
1.3 Giới thiệu hệ thống RF-SPIDER .........................................................................6
1.3.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 6
1.3.2 Các thành phần của hệ thống ........................................................................ 8
1.4 Quy trình triển khai hệ thống.............................................................................12
2. Các yêu cầu chung về việc quản lý – khai thác dữ liệu và khảo sát, thiết kế, lắp
đặt, vận hành hệ thống đối với các đơn vị ................................................................. 13
2.1 Phân công công tác quản lý vận hành hệ thống, khai thác dữ liệu và phát triển
hệ thống RF Spider: .................................................................................................13
2.2 Yêu cầu trong công tác khảo sát thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-
SPIDER đối với Công ty Điện lực ..........................................................................14
3. Khảo sát hiện trƣờng và phƣơng án triển khai ................................................... 15
3.1 Khảo sát hiện trường .........................................................................................15
3.2 Xác định mô hình hệ thống ...............................................................................17
3.2.1 Các mô hình hệ thống ................................................................................. 17
3.2.2 Xác định mô hình triển khai ........................................................................ 18
3.3 Lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị ...........................................................................19
3.3.1 Lưới điện hạ thế trên không ........................................................................ 20
3.3.2 Lưới điện hạ thế được ngầm hoá ................................................................. 21
3.3.3 Lưới điện trong toà nhà, chung cư cao tầng ................................................ 22
3.4 Vật tư cần thực hiện (tính trên 01 trạm): ...........................................................26
4. Hƣớng dẫn lắp đặt các thiết bị .............................................................................. 27
4.1 Vật tư lắp đặt .....................................................................................................27
4.2 Lắp đặt DCU ......................................................................................................27
4.2.1 Hướng dẫn lắp đặt ....................................................................................... 27
4.2.2 Hướng dẫn kiểm tra ..................................................................................... 33
4.3 Lắp đặt Router ...................................................................................................34
4.3.1 Hướng dẫn lắp đặt ....................................................................................... 34
4.3.2 Hướng dẫn kiểm tra ..................................................................................... 38
4.4 Lắp đặt công tơ RF-MESH ................................................................................38
4.4.1 Lắp đặt địa hình công tơ trước mặt nhà khách hàng ................................... 38
4.4.2 Lắp đặt địa hình công tơ hoàn toàn trên trụ ................................................ 38
4.5 Lắp đặt công tơ RF thường ................................................................................40
4.6 Lắp đặt các bộ mở rộng chức năng RF ..............................................................40
Trang 2/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

4.6.1 Bộ mở rộng chức năng RF-EXT ................................................................. 40


4.6.2 Lắp đặt module cho Elster, Landis Gyr ...................................................... 41
4.7 Một số lưu ý trong quá trình triển khai vận hành ..............................................42
5. Hƣớng dẫn khai báo hệ thống ............................................................................... 44
5.1.1 Khai báo trạm .............................................................................................. 44
5.1.2 Khai báo DCU và cập nhật sơ đồ lưới trạm ................................................ 46
5.1.3 Khai báo Router .......................................................................................... 49
5.2 Kiểm tra hoạt động của mạng ............................................................................52
5.2.1 Sử dụng chương trình RF_TEST trên HHU: .............................................. 52
5.2.2 Kiểm tra tình trạng hoạt động trên Website RF-SPIDER ........................... 57
6. Hƣớng dẫn vận hành, bảo dƣỡng ......................................................................... 58
6.1.1 Vận hành và xử lý các điểm đo chưa thu thập được ................................... 58
6.1.2 Trường hợp một cụm liên tiếp các công tơ offline ..................................... 59
6.1.3 Trường hợp công tơ offline riêng lẻ ............................................................ 60
6.2 Các sự cố trong quá trình vận hành và cách xử lý.............................................60
6.2.1 DCU offline ................................................................................................. 61
6.2.2 ROUTER offline ......................................................................................... 62
6.2.3 Công tơ RF-Mesh offline ............................................................................ 62
6.2.4 Công tơ RF thông thường (không có chức năng Mesh) bị offline .............. 63
7. Ứng dụng hệ thống ................................................................................................. 65
7.1 Website quản lý và khai thác số liệu .................................................................65
7.1.1 Địa chỉ truy cập ........................................................................................... 65
7.1.2 Đăng nhập hệ thống .................................................................................... 65
7.1.3 Menu DỮ LIỆU HỆ THỐNG ..................................................................... 70
7.1.4 Menu CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO ............................................................... 73
7.1.5 Menu CẢNH BÁO, TỔN THẤT ................................................................ 79
7.1.6 Menu THỐNG KÊ TRẠNG THÁI ............................................................. 84
7.1.7 CÔNG CỤ HỖ TRỢ ................................................................................... 87
7.2 Hệ thống bản đồ lưới RF-SPIDER GIS ............................................................91
7.2.1 Nhu cầu ....................................................................................................... 91
7.2.2 Hiện trạng .................................................................................................... 91
7.2.3 Cách thức thực hiện..................................................................................... 92
7.2.4 Hướng dẫn khai thác, sử dụng..................................................................... 93
7.2.5 Các chức năng ............................................................................................. 93

Trang 3/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Phiên bản Ngày


Nội dung chi tiết Ban hành
tài liệu tháng
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành CPC
V1.0 03/2015
hệ thống RF-SPIDER EMEC
Rà soát bổ sung, chỉnh sửa tài liệu.
Ban KD,
V2.0 04/2017 Thay đổi giao diện Website, công cụ hỗ trợ khai
EMEC
thác số liệu

Trang 4/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

1. Giới thiệu chung


1.1 Mục đích
Tài liệu được biên soạn nhằm mục đích hỗ trợ cho các Công ty Điện lực thành viên
của EVNCPC trong công tác khảo sát, triển khai lắp đặt và vận hành hệ thống RF-
SPIDER tự động thu thập dữ liệu từ công tơ điện tử tích hợp hệ thống thu thập từ xa
qua sóng vô tuyến, sử dụng công nghệ RF-Mesh.
Tài liệu hướng dẫn người khai thác sử dụng đúng, hiệu quả các chức năng sẵn có
của hệ thống, hướng dẫn xử lý sự cố để giảm tối đa các lỗi phát sinh trong quá trình
triển khai và vận hành hệ thống.
1.2 Nội dung tài liệu

Nội dung
1. Giới thiệu chung
2. Các yêu cầu chung về việc quản lý – khai thác dữ liệu và khảo sát, thiết kế, lắp
đặt, vận hành hệ thống đối với các đơn vị
3. Khảo sát hiện trường và phương án triển khai
4. Hướng dẫn lắp đặt thiết bị
5. Hướng dẫn khai báo hệ thống
6. Hướng dẫn vận hành bảo dưỡng
7. Ứng dụng hệ thống

Trang 5/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

1.3 Giới thiệu hệ thống RF-SPIDER


1.3.1 Giới thiệu chung

Hệ thống RF-SPIDER là hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa hoàn toàn tự


động, ứng dụng công nghệ không dây theo kiểu mắt lưới (RF-Mesh), sử dụng đường
truyền sóng vô tuyến tầm ngắn (Short-Range RF) ở cả 2 tần số 408,925 MHz và
433,050 MHz.
Đặc trưng của hệ thống như sau:
- Tương thích với nhiều chủng loại công tơ trên lưới điện Việt Nam như DT01P-
RF, DT01P80-RF, DT01Mxx-RF, DT03P-RF, DT03Mxx, Elster, Landis Gyr,
DTS27, DDS26D,....
- Tự động đọc dữ liệu công tơ theo thời gian cấu hình trong hệ thống và theo yêu
cầu tức thời của người sử dụng.
- Tự động cập nhật tính năng mới cho DCU.
- Bảo mật cao do mã hoá dữ liệu trên đường truyền.
- Trao đổi thông tin 2 chiều với hệ thống CMIS, GIS và các hệ thống khác của
ngành Điện.
- Đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ thị trường điện; đáp ứng
lộ trình xây dựng lưới điện thông minh của EVN.
- Dễ dàng lắp đặt, cấu hình, chi phí thấp.
- Sử dụng công nghệ 3G/GPRS để truyền số liệu nên chi phí đường truyền thấp.
Trang 6/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Tự động kết nối khi có biến động treo tháo công tơ.
- Tự động thiết lập đường đi của dữ liệu công tơ về trung tâm một cách tối ưu.
- Tự phục hồi kết nối khi mất tín hiệu lỗi đường truyền.
Lợi ích, hiệu quả của hệ thống:
 Hiệu quả về thời gian: chức năng tự động ghép số liệu vào hệ thống thông tin
quản lý khách hàng (CMIS) để tính hóa đơn tiền điện, hỗ trợ công tác ghi chỉ số, cập
nhật chỉ số chính xác, rút ngắn thời gian phát hành hóa đơn, góp phần tăng tỉ lệ thu
tiền điện cho đơn vị.
 Hiệu quả về năng suất lao động: Số lượng lao động cần thiết cho các quy
trình ghi & cập nhật chỉ số, phát hành hóa đơn giảm đi nhiều so với trước đây, tăng
năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất.
 Hiệu quả về quản lý vận hành: gián tiếp theo dõi tình trạng hoạt động của
công tơ, nhanh chóng phát hiện sai sót, các trường hợp sự cố hoặc bất thường của hệ
thống đo đếm để xử lý kịp thời, giám sát trực quan được tỉ lệ tổn thất trạm biến áp
công cộng và tình trạng vận hành của trạm biến áp theo thời điểm một cách nhanh
chóng, chính xác; hỗ trợ giảm tổn thất phi kỹ thuật, nâng cao chất lượng điện năng,
độ tin cậy cung cấp điện; dự báo nhu cầu phụ tải.
 Hiệu quả về đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng: chi phí đầu tư thấp, dễ dàng lắp đặt,
sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng.
 Hiệu quả xã hội: cung cấp cho khách hàng công cụ theo dõi điện năng hằng
ngày, góp phần góp phần minh bạch số liệu trong công tác kinh doanh điện năng, từ
đó cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của EVNCPC, điều mà
ngành Điện đang hướng tới.
- Giải pháp có khả năng mở rộng để áp dụng trong việc xây dựng hạ tầng cho hệ
thống đo đếm tiên tiến (AMI), đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá hệ thống đo đếm điện
năng theo lộ trình phát triển lưới điện thông minh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trang 7/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

1.3.2 Các thành phần của hệ thống

MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TỔNG QUÁT

1.3.2.1 Mạng lưới RF-Mesh


 DCU (Data Collection Unit):
DCU là thiết bị chính của hệ thống, được tích
hợp sẵn modem GPRS/3G.
DCU thu thập chỉ số từ xa cho tất cả các công
tơ có trang bị giao tiếp RF trong phạm vi khai báo,
và gửi dữ liệu đã thu thập về Server trung tâm
thông qua đường truyền dữ liệu GPRS/3G.
DCU chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, lưu trữ
và lưu dữ liệu từ công tơ, đồng thời liên tục kiểm
tra chất lượng mạng và chức năng của công tơ.

Trang 8/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Sim 3G/GPRS cho DCU:


Khuyến nghị sử dụng SIM 3G/GPRS chuẩn công nghiệp 96K gói cước MDT2G
hoặc tương đương, giá thuê bao hàng tháng 10.000 VND/1 thuê bao. Đơn vị chủ động
lựa chọn nhà mạng trên địa bàn có chất lượng đường truyền và dịch vụ sau bán hàng
tốt.
Khi triển khai lắp đặt, đơn vị cần lưu trữ có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin SIM
bao gồm số điện thoại, số Serial, để phục vụ khai báo trên Web hệ thống RF-SPIDER
cũng như khi xử lý sự cố.

 Router:
Là thiết bị định tuyến, nhằm quản lý, thu thập
dữ liệu của một số lượng công tơ nhất định, dữ liệu
được gởi về DCU khi có yêu cầu. Router còn có
chức năng mở rộng vùng phủ sóng của DCU,
chuyển tiếp gói tin từ DCU tới công tơ tích hợp RF-
Mesh hoặc giữa DCU và công tơ. Nhờ đó mà DCU
chỉ lấy số liệu từ Router mà không cần phải liên lạc
đến các công tơ trong vùng phủ sóng của Router.

 Công tơ:

Công tơ tích hợp công nghệ RF-Mesh (gọi tắt là công tơ RF-Mesh)
Là sản phẩm đo đếm điện năng có tích hợp khối thu phát sóng vô tuyến (RF), bên
cạnh những chức năng đo đếm của Công tơ điện tử thông thường, công tơ RF-Mesh có
khả năng tự tìm đường nhờ giải thuật định tuyến thông minh, tự thiết lập nên mạng lưới
RF-Mesh, chuyển thông tin của tất cả công tơ trong phạm vi phủ sóng của nó về đến bộ
thu thập tập trung DCU.
Các sản phẩm công tơ của CPC EMEC có chức năng Mesh:
+ DT01P-RF Mesh
+ DT01P60-RF Mesh

Trang 9/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

+ DT01P80-RF
Các công tơ RF-Mesh có chức năng lặp – chuyển tiếp gói tin trong hệ thống mạng
RF-mesh, có tác dụng nâng cao hiệu quả đường truyền. Hệ thống RF-SPIDER tự nhận
dạng và sử dụng công tơ RF-Mesh bằng số ID công tơ, đơn vị cần đảm bảo số ID được
nhập chính xác để nhận dạng được công tơ này.
Công tơ RF:
Các chủng loại công tơ RF khác do CPC EMEC sản xuất đều có khả năng hoạt
động tương thích với hệ thống RF-Mesh (RF-SPIDER) triển khai ở CPC.
Các loại công tơ của nhà sản xuất khác như Elster, Landis+Gyr… có thể kết nối với
hệ thống RF Spider với nếu được gắn thêm module RF-Elster, RF-Multimeter của CPC
EMEC.
 Module RF-EXT:

Bộ đọc chỉ số công tơ qua sóng vô tuyến RF-EXT là thiết bị gắn ngoài dựa trên
việc đo đếm xung kiểm định của công tơ không hỗ trợ RF và thu phát dữ liệu qua sóng
vô tuyến RF (408.925 MHz) đến thiết bị cầm tay HHU hoặc các thiết bị của hệ thống
RF SPIDER. Thiết bị có thể sử dụng cho nhiều chủng loại công tơ có đưa xung kiểm ra
ngoài nhưng không hỗ trợ giao tiếp RF như DT-01P, DT-03P, DDS26, DTS27...
 Module cho Elster, Landis Gyr:

Bộ mở rộng chức năng RF cho công tơ Elster (Elster-RF) là thiết bị gắn ngoài dựa
trên việc giao tiếp với công tơ Elster hoặc Landis Gyr qua cổng truyền thông nối tiếp,
thu thập và lưu trữ giá trị thanh ghi công tơ, thu phát dữ liệu qua sóng vô tuyến RF.
Ghi chú: Để có thông tin chi tiết về các sản phẩm do CPC EMEC sản xuất, đề nghị
truy cập website https://emec.cpc.vn/
Trang 10/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

1.3.2.2 HES Server


Mỗi một công ty điện lực sẽ được cung cấp 1 HES Server để vận hành chương
trình thu thập chỉ số theo nguyên tắc:
- DCU kết nối với HES Server qua giao thức TCP/IP
- HES Server lấy thông tin khách hàng từ Application Server để thực hiện khám
phá, thu thập các chỉ số và thông số vận hành của công tơ khách hàng.
- HES Server thực hiện đọc chỉ số và thông số vận hành chuyển về Application
Server để phân tích và lưu trữ vào Database Server

1.3.2.3 Application Server


Các ứng dụng triển khai trên Application Server bao gồm: Web RF-SPIDER, RF-
SPIDER GIS, cung cấp webservice cho hệ thống khai thác số liệu.
1.3.2.4 Database Server
Dùng để lưu trữ dữ liệu mà hệ thống HES Server khám phá thu thập được dựa trên
thông tin khách hàng được đồng bộ hằng ngày từ hệ thống CMIS, MDMS.
1.3.2.5 Tần suất thu thập và lưu trữ dữ liệu trên database:
Hệ thống RF-SPIDER được lập lịch thu thập dữ liệu công tơ với tần suất 4 lần/
ngày; lưu trữ dữ liệu trong vòng 90 ngày.
Ngoài ra, hệ thống cho phép đọc tức thời và lập lịch để đọc tần suất cao hơn ở một
số điểm đo/khu vực cần giám sát để phục vụ nhu cầu kiểm tra khi cần .
1.3.2.6 Hệ thống CMIS, MDMS:
Định kỳ hệ thống tự động đồng bộ dữ liệu trên Application Server sẽ lấy biến
động treo/tháo từ hệ thống CMIS của các Công ty Điện lực (thông qua hệ thống mạng
WAN EVN CPC)
Định kỳ hằng giờ, hệ thống sẽ thực hiện đồng bộ số liệu thông số vận hành của
các điểm đo trạm công cộng thuộc hệ thống MDMS CPC (thông qua hệ thống mạng
WAN EVN CPC)
Hệ thống RF-SPIDER sẽ phân tích các dữ liệu từ hệ thống CMIS, MDMS CPC
và đưa vào lưu trữ ở Database Server.
1.3.2.7 Website khai thác số liệu (https://spider.cpc.vn)
Là hệ thống website dùng để khai thác, hiển thị trực quan các thông tin khách
hàng, chỉ số, thông số vận hành công tơ khách hàng mà hệ thống RF-SPIDER thu thập:
- Các điện lực khai thác số liệu thông qua ứng dụng triển khai trên Application
Server thông qua đường truyền Internet hoặc mạng WAN EVN CPC.
- Khách hàng khai thác số liệu thông qua ứng dụng triển khai trên Application
Server qua đường truyền Internet.

Trang 11/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

1.4 Quy trình triển khai hệ thống


Quy trình triển khai hệ thống RF-SPIDER có thể tóm tắt như sơ đồ sau:

Xác định trạm triển


khai và khảo sát;
Chuẩn hoá mã trụ

Chấm điểm đặt


DCU; Router và
công tơ RF-Mesh

Thực hiện lắp đặt


thiết bị và kiểm tra
hoạt động và tối ƣu
hệ thống

Vận hành khai thác


số liệu và xử lý sự cố

- B1: Xác định trạm biến áp triển khai và tiến hành khảo sát hiện trường. Rà soát
chuẩn hoá trường mã lộ, mã trụ của các công tơ khách hàng để phục vụ cho các
ứng dụng sau này.
- B2: Tiến hành chấm điểm đặt DCU; ROUTER và công tơ RF-Mesh theo sơ đồ
lưới điện đã khảo sát với các địa hình.
- B3: Thực hiện lắp đặt các thiết bị DCU; ROUTER và công tơ RF-Mesh; Kiểm
tra hoạt động từng thiết bị và tối ưu hệ thống.
- B4: Vận hành khai thác số liệu thu thập bằng hệ thống RF-SPIDER; Xử lý sự cố
các thiết bị nếu xảy ra.

Trang 12/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

2. Các yêu cầu chung về việc quản lý – khai thác dữ liệu và khảo sát, thiết
kế, lắp đặt, vận hành hệ thống đối với các đơn vị
2.1 Phân công công tác quản lý vận hành hệ thống, khai thác dữ liệu và phát triển
hệ thống RF Spider:
 EVN CPC: (Ban Kinh doanh, Vật tư, CNTT, Kiểm tra-Giám sát MBĐ)
- Ban hành hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành RF Spider, tổ chức
đào tạo hướng dẫn cho các đơn vị.
- Theo dõi số liệu, kết quả triển khai, vận hành hệ thống để có biện pháp đôn đốc
và hỗ trợ các đơn vị trong công tác hoàn thiện và khai thác hiệu quả hệ thống vào
công tác kinh doanh điện năng và kiểm tra- giám sát mua bán điện.
- Đảm bảo đủ và đúng tiến độ thiết bị RF Spider và công tơ điện tử, đôn đốc sử
dụng hiệu quả nhất thiết bị khi triển khai hệ thống
- Cung cấp đủ hạ tầng CNTT, hỗ trợ các đơn vị trong công tác đảm bảo và xử lý
sự cố đường truyền viễn thông.
 CPC IT:
- Quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu RF-SPIDER, Web RF-SPIDER;
- Tiếp nhận Source Code Web RF-SPIDER và cơ sở dữ liệu từ EMEC, tiếp tục
phát triển hệ thống Web ứng dụng RF-SPIDER sau 31/8/2017.
- Định kỳ tổ chức sao lưu, backup cấu hình toàn bộ hệ thống RF-SPIDER để đảm
bảo an toàn cho hệ thống.
 EMEC:
- Chuyển giao tài liệu, Source code Web RF-SPIDER, tài liệu đặc tả cấu trúc
database cho CPC IT.
- Tiếp tục phát triển hệ thống HES, hỗ trợ, đào tạo các đơn vị vận hành hệ thống
HES.
- Chịu trách nhiệm về sản xuất và đảm bảo chất lượng công tơ điện tử và thiết bị
RF Spider.
- CPC IT và EMEC hỗ trợ kỹ thuật cho các PC trong quá trình khảo sát, lắp đặt,
vận hành, khai thác số liệu từ hệ thống RF-SPIDER. Đôn đốc các đơn vị triển
khai nhằm nâng cao tỷ lệ online. Đề xuất, kiến nghị Tổng Công ty về tình hình
triển khai RF-SPIDER và việc trang bị cấp bổ sung thiết bị cho hệ thống nhằm
khai thác tốt nhất, đảm bảo an toàn nhất cho hệ thống.
 Các công ty Điện lực:
- Các Công ty Điện lực chịu trách nhiệm vận hành hệ thống HES của đơn vị mình:
HES là chương trình quản lý vận hành giao tiếp trực tiếp với các DCU ở các
trạm biến áp triển khai hệ thống RF-SPIDER. Việc tự vận hành hệ thống HES
tại các Công ty Điện lực có các ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm:
 Đơn vị nắm rõ được địa hình các trạm của mình, do đó sẽ thuận tiện trong
việc phân khe thời gian đọc, xử lý sự cố.
Trang 13/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Đơn vị thuận tiện trong việc phối hợp giữa người vận hành HES và người
công tác ở hiện trường để tối ưu hệ thống để đạt 100%.
 Trong quá trình vận hành hệ thống HES, Công ty Điện lực sẽ nắm rõ tình
hình triển khai cũng như khó khăn, vướng mắc mà các Điện lực gặp phải.
 Đơn vị chủ động kiểm tra tức thời trong các trường hợp thay thế và lắp
mới.
 Số lượng các trạm trên các hệ thống HES tại các Công ty Điện lực sẽ
giảm xuống, đảm bảo công tác vận hành và kiểm tra xử lý sự cố.
+ Nhược điểm:
 Các Công ty Điện lực cần thời gian để làm quen với việc vận hành hệ
thống HES và chủ động xử lý xự cố, nhận biết các lỗi của hệ thống.
- Phối hợp với EMEC khi có sự cố về hệ thống HES;
- Phối hợp với IT khi có sự cố về Server và ứng dụng Web.
2.2 Yêu cầu trong công tác khảo sát thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-
SPIDER đối với Công ty Điện lực
- Đề nghị các đơn vị giao nhiệm vụ đầu mối triển khai, vận hành, khai thác RF-
SPIDER cho một Tổ Điều hành triển khai hệ thống đo đếm từ xa tại Công ty Điện lực,
trong đó thành phần cần có phòng Kinh doanh, phòng Kiểm tra – Giám sát mua bán
điện, phòng Công nghệ thông tin của công ty. Tổ Điều hành sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các
Điện lực triển khai, hiệu chỉnh hệ thống đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tổ Điều hành
sẽ là đầu mối phối hợp cùng các ban chức năng EVNCPC, CPC EMEC, CPC IT tối ưu
hệ thống trong suốt quá trình triển khai cũng như quản lý, khai thác hệ thống phục vụ
công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị sau này.
- Các PC cần trang bị đủ kiến thức và tự chủ động đôn đốc việc triển khai, vận
hành, khai thác và xử lý sự cố RF-SPIDER tại đơn vị mình. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn
hệ thống cho các nhân viên các Điện lực trực tiếp triển khai, lắp đặt và vận hành, và
khai thác hệ thống. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về khảo sát, thiết kế, lắp
đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER của CPC.
- Trước khi lắp đặt thiết bị SPIDER, cần thực hiện khảo sát kỹ hiện trường, sơ đồ
lưới để lên phương án, tính toán và bố trí Vật tư, thiết bị RF-mesh để thực hiện nhanh
và hiệu quả nhất.
- Cập nhật các thay đổi về mã lộ, mã trạm vào chương trình CMIS để hệ thống xác
định đúng vị trí công tơ trong hệ thống. Chuẩn hoá mã lộ mã trạm trong quá trình khảo
sát thiết kế hệ thống RF-SPIDER và các trạm đã đưa vào vận hành trước đây;
- Lập, bổ sung sơ đồ lưới RF-SPIDER tại trạm triển khai và upload lên web RF-
SPIDER để thuận tiện cho công tác kiểm tra và xử lý sự cố.
- Thực hiện theo tinh thần dứt điểm, hoàn thiện từng trạm đã triển khai hệ thống
SPIDER:
o Khai báo DCU, Router vào hệ thống ngay khi lắp đặt xong trạm để server yêu cầu
DCU thực hiện discovery (khám phá), thiết lập hệ thống Mesh.

Trang 14/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

o Bố trí để tối đa hóa số công tơ có giao tiếp RF trong trạm, thay thế các công tơ cơ
khí trong trạm.
o Thực hiện discovery, điều chuyển, lắp đặt bổ sung thiết bị (Router, công tơ có tính
năng RF-mesh) sao cho số lượng công tơ nằm trong hệ thống RF-SPIDER tại trạm và
tỷ lệ online cao nhất.
- Các đơn vị cần dự phòng DCU, Router để thay thế ngay khi hệ thống gặp sự cố,
hạn chế gián đoạn RF-mesh của trạm.
- Báo cáo tình hình triển khai, vận hành và chất lượng thiết bị RF-SPIDER và công
tơ điện tử về Tổng Công ty theo định kỳ hàng tháng.

3. Khảo sát hiện trƣờng và phƣơng án triển khai


3.1 Khảo sát hiện trƣờng
Việc khảo sát thông tin bao gồm việc xác định các thông tin cần thiết về trạm cần
triển khai để chọn lựa đúng mô hình triển khai và cơ sở để triển khai các bước tiếp theo
tối ưu nhất cho trạm triển khai.
Việc khảo sát cần thiết phải có các thông tin sau, càng chi tiết càng đánh giá
đúng địa hình chuẩn bị triển khai:

TT Dữ liệu Chi tiết


Cần phải biết mã hiệu tên trạm biến áp triển khai đã khai báo trên
chương trình CMIS:
- Mã Đơn vị Quản lý; Mã trạm
Tên trạm thu
1 - Mã chủng loại công tơ so với mã trên nhãn công tơ (mỗi
thập số liệu
đơn vị có thể có mã chủng loại công tơ khác nhau). Xác
định tất cả các mã chủng loại sử dụng cho công tơ trong
trạm.
Xác định các công tơ khách hàng trên trạm biến áp cần triển khai,
có thể khảo sát phân thành các loại:
- Công tơ CPC EMEC: xác định công tơ điện tử RF bình
thường hay công tơ RF-Mesh?
Số lượng - Công tơ điện tử có chức năng RF của nhà sản xuất khác:
2
khách hàng cần phải xác định chủng loại công tơ này chức năng RF có
đọc được bởi RF-SPIDER của EMEC hay không?
- Công tơ không có chức năng RF: Công tơ điện tử 3P
ELSTER, Landis&Gyr… hoặc các công tơ cơ truyền
thống?
Công tơ trạm cần xác định chủng loại để có thể chọn phương án
để tích hợp đọc số liệu công tơ trạm phục vụ việc theo dõi và
3 Công tơ trạm
ghép số liệu trạm. Cần xác định trạm này đã được theo dõi số liệu
từ xa MDMS chưa? (gắn đo xa bằng modem 3G)
4 Bán kính Xác định bán kính trạm để có thể mô hình triển khai tối ưu: bán

Trang 15/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

trạm kính trạm tính từ vị trí trung tâm trạm đến vị trí công tơ trạm xa
nhất.
Vị trí lắp đặt công tơ có thể chia làm thành 2 nhóm:
- Công tơ đƣợc lắp đặt trên trụ: công tơ được lắp đặt
trong thùng 1 hoặc thùng 4 được đặt trên trụ hạ thế của
Vị trí lắp đặt lưới điện.
5
công tơ - Treo trong nhà: công tơ được lắp đặt tường nhà dân, có
thể trong nhà dân.
Việc khảo sát cũng bao gồm việc xác định chiều cao của vị trí lắp
đặt công tơ, vị trí theo càng thấp thì khoảng thu thập dữ liệu giảm.
Thùng bảo vệ công tơ cần phải được khảo sát vì ảnh hưởng lớn
đến khoảng cách thu thập:
Thùng bảo - Thùng nhựa composite
6
vệ công tơ - Thùng sắt
Ưu tiên sử dụng thùng nhựa composite nhằm trách ảnh hưởng đến
chất lượng thu phát sóng RF.
Địa hình triển khai tổng quát được chia thành 3 địa hình chính
phụ thuộc lưới điện triển khai:
- Lưới điện hạ thế trên không
- Lưới điện hạ thế ngầm hoá
- Lưới điện trong chung cư, toà nhà cao tầng
Cần phải ghi nhận địa hình triển khai:
- Địa hình lưới điện triển khai có thoáng không?
7 Địa hình - Có nhà cửa cao tầng, cây cối che chắn lưới điện hay không
- Cần khảo sát vị trí tủ điện đối với lưới ngầm hoá và tủ điện
trong toà nhà chung cư cao tầng.
Cần phải có được sơ đồ lưới điện hạ thế mới nhất tại trạm biến áp
cần triển khai.
- Việc bố trí Router, công tơ RF-Mesh dựa vào khoảng cách
khả dụng từ DCU đến thiết bị (tùy vào địa hình được nêu
cụ thể ở mục 3.3)
Các bước đánh giá chất lượng sóng GSM của nhà mạng tại
vị trí lắp đặt thiết bị DCU:
- B1: Sử dụng thiết bị di động chạy Hệ điều hành Android
Chất lượng để tải phần mềm G-Mon trên CH-Play
8
sóng GSM - B2: Cài đặt và khởi động phần mềm
- B3: Trên tab 2G/3G/4G, xác định chỉ số RXL (Công suất
thu)
- B4: Khuyến nghị lựa chọn vị trí và SIM của nhà mạng có

Trang 16/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

chỉ số RXL > -93 dBm (công suất thu của nhà mạng tại vị
trí đang khảo sát)
( Việc đánh giá chỉ số RXL này mang tính tham khảo khi cần so
sánh các nhà mạng, vì chất lượng sóng còn phụ thuộc vào vị trí
DCU và bố trí anten DCU trên trụ, và chất lượng chung của nhà
mạng ở mỗi khu vực)

3.2 Xác định mô hình hệ thống


3.2.1 Các mô hình hệ thống
Tuỳ thuộc vào từng khu vực triển khai và sơ đồ bố trí lưới điện để chọn lựa
phương án tối ưu trong các mô hình lắp đặt sau đây, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư
nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả truyền thông bằng sóng RF cao nhất.
- Mô hình 1: Toàn bộ công tơ trạm có chức năng RF nhưng chưa có công nghệ
MESH, hoặc số công tơ RF-Mesh chiếm tỷ lệ thấp. Phương án chọn lựa tuỳ thuộc theo
nhu cầu của từng Điện lực.

o Phƣơng án 1: Sử dụng Router (không dùng công tơ RF-mesh), tỉ lệ 2-2.5%


nhằm giảm số lượng node trong hệ thống để việc xử lý, vận hành và tối ưu hệ thống
được thuận tiện hơn, đồng thời tăng độ tin cậy và hiệu suất hệ thống. Hơn nữa, việc sử
dụng Router giúp cho đường truyền được đảm bảo khi treo tháo hoặc cần thay thế công
tơ và khi Router có sự cố cần thay thế cũng không ảnh hưởng đến khách hàng.
o Phƣơng án 2: Sử dụng Router kết hợp cấy ghép công tơ RF-Mesh, tỉ lệ
khoảng 6-10%. Trước tiên, cần thực hiện ước lượng và lắp đặt DCU và Router trước (số
lượng Router tùy vào bán kính lưới điện và độ phức tạp của địa hình từng trạm) để xem
số lượng, tỷ lệ công tơ thu thập được trong trạm rồi mới cấy bổ sung thêm công tơ RF-
mesh vào các khu vực còn công tơ chưa thu thập được (như công tơ nằm cuối lưới, các
nhánh rẽ cuối hẻm, ...).
- Mô hình 2: Toàn bộ công tơ trạm có có chức năng RF có công nghệ RF-MESH.
Phương án này chỉ cần đánh giá lại bán kính trạm và cấy thêm số ít Router nếu cần
thiết. (Phương án này hiện nay không áp dụng ở CPC)

Trang 17/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

3.2.2 Xác định mô hình triển khai

Việc triển khai công nghệ RF-Mesh ở CPC sẽ theo phương án mô hình đã lắp đặt
toàn bộ công tơ RF nhưng không có công tơ hỗ trợ chức năng RF-Mesh hoặc số lượng
công tơ có chức năng RF-Mesh chiếm tỷ lệ thấp (Mô hình 1). Để tăng độ tin cậy, đảm
bảo đường truyền cũng như khả năng chia sẻ quản lý công tơ với DCU, các ROUTER
sẽ được lắp trên các nhánh chính với chức năng định tuyến dữ liệu thu thập được từ
công tơ về DCU. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào địa hình và mật độ dân cư, có thể lắp đặt thêm
các công tơ Mesh.
Cách xác định phương án triển khai để các Công ty Điện lực tối ưu nhất cho hệ
thống có thể tự động hoàn toàn và thu thập tất cả các khách hàng và công tơ tại trạm.

TT Hiện trạng Phƣơng Án


Công tơ RF của CPC Xác định chủng loại công tơ RF của CPC EMEC đã lắp
1
EMEC trong trạm biến áp có công nghệ RF MESH (công tơ
Trang 18/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

RF-Mesh) không?
- Có toàn bộ công tơ RF-Mesh: mô hình 2
- Có một vài công tơ: mô hình 1
- Không: mô hình 1
Thay bằng các chủng loại công tơ điện tử có giao tiếp
Công tơ cơ truyền
2 RF tương đương của CPC EMEC để tích hợp vào hệ
thống
thống RF SPIDER
Công tơ điện tử không Gắn thêm một module mở rộng chuyển dữ liệu từ công
3
RF tơ qua sóng vô tuyến RF. (RF-Ext)
Cần xác định chủng loại công tơ. Cung cấp giao thức để
CPC EMEC tích hợp vào hệ thống hoặc thay bằng các
4 Công tơ RF khác
công tơ có giao tiếp RF tương đương của CPC EMEC
A14/2/2 tích hợp vào hệ thống
Thay module ELSTER RF (hoặc Multimeter-RF đối với
Công tơ đa chức năng
công tơ L+G) của CPC EMEC để có thể đọc thông số
5 không hỗ trợ RF
công tơ trạm qua sóng vô tuyến RF và tích hợp vào hệ
(ELSTER, Landis Gyr)
thống RF-SPIDER.

3.3 Lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị


Sau quá trình khảo sát hiện trường và xác định mô hình hình thành mạng và hoạt
động của hệ thống. Tiếp theo, cần chọn đánh dấu vị trí lắp đặt các thành phần của hệ
thống như công tơ RF-Mesh, DCU, Router để triển khai hệ thống. Dựa vào các thông
tin ở bước khảo sát để xác định vị trí lắp đặt các công tơ RF-Mesh, DCU, Router trên sơ
đồ lưới điện. Khoảng cách liên lạc tin cậy của công tơ RF-Mesh, Router, DCU đối với
từng địa hình khác nhau như sau:
Công tơ DCU
DCU
Lƣới điện RF-Mesh (Router) ↔
STT Địa hình (Router) ↔
hạ thế ↔ Công tơ công tơ RF-
Router
RF-Mesh Mesh
Lưới điện thoáng,
150m 200m 300m
không che chắn bởi
(3 trụ mỗi (4 trụ mỗi (6 trụ mỗi
1 cây cối, nhà cao tầng
trụ cách trụ cách trụ cách
Công tơ ngoài trụ,
nhau 50m) nhau 50m) nhau 50m)
thùng composite.
Trên
Lưới điện bị che chắn
không
bởi cây cối hoặc nhà 100m 150m 200m
cao tầng. (2 trụ mỗi (3 trụ mỗi (4 trụ mỗi
2
Công tơ ngoài trụ hoặc trụ cách trụ cách trụ cách
trên tường nhà dân nhau 50m) nhau 50m) nhau 50m)
được bỏ trong thùng

Trang 19/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

composite.
Công tơ ngoài trụ hoặc
trên tường, thùng bảo
3 70m 120m 200m
vệ công tơ là thùng
sắt.
Công tơ được đặt trên
4 tường nhà dân, thùng 100m 150m 200m
bảo vệ composite.
Ngầm hoá
Công tơ được đặt trong
5 nhà dân, thùng bảo vệ 50m 100m 200m
bằng sắt.
Công tơ đặt tập trung 20m 30m 50m
6
Nhà cao trong tủ điện mỗi tầng. (3-4 tầng) (5-6 tầng) (9-10 tầng)
tầng, Công tơ vị trí trước
7 chung cư mỗi phòng tại mỗi 30m 40m 50m
tầng.

Các bước chọn điểm lắp đặt thiết bị hệ thống RF-SPIDER sau khi đã có sơ đồ
lưới lắp đặt hệ thống:
- Bƣớc 1: Ước lượng số lượng và sự cần thiết lắp đặt Router hay không. Tuỳ theo
bán kính trạm đã khảo sát và dựa trên sơ đồ lưới điện để có thể xác định sơ bộ số lượng
Router cần thiết như sau:
Số lượng (Router) = Bán kính trạm/ Khoảng cách
(khoảng cách lấy ở bảng trên)
Sau bước này, có thể có số lượng sơ bộ các thành phần hệ thống như công tơ RF-Mesh,
Router và DCU.
- Bƣớc 2: Tiến hành chọn điểm đánh dấu DCU. Điểm lắp đặt DCU cần phải chọn ở
vị trí trung tâm của trạm (khu vực có nhiều KH, giao nhau
giữa các nhánh rẽ hạ áp và gần với TBA). Nếu như trạm biến áp không nằm ở trung tâm
trạm thì cần phải đặt công tơ RF-Mesh hoặc Router ngay trạm để có thể thu thập số liệu
công tơ trạm được tốt nhất.
- Bƣớc 3: Chọn điểm đánh dấu Router và công tơ RF-Mesh. Điểm đánh dấu công
tơ RF-Mesh và Router được phân phối đều theo chiều dài lưới theo bảng địa hình (mục
3.3).
- Bƣớc 4: Sau khi đã đánh dấu thực hiện hiệu chỉnh lại một số vị trí để tối ưu. Các
vị trí ngã 3 có lưới tách nhánh thì cần phải đặt công tơ RF-Mesh hoặc Router để tối ưu.

3.3.1 Lƣới điện hạ thế trên không


Mô hình hoạt động hệ thống RF-SPIDER đối với lưới điện trên không, DCU sẽ
liên lạc trực tiếp với Router (nếu có) và từ Router sẽ liên lạc với công tơ có chức năng
RF-Mesh (DCU có thể liên lạc trực tiếp với công tơ RF-mesh ở gần). Router và Công

Trang 20/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

tơ RF-Mesh sẽ quản lý các công tơ điện tử có chức năng giao tiếp RF. Vì vậy theo bảng
khoảng cách như trên, thực hiện chấm điểm vị trí DCU trước. Sau đó tuỳ theo mức
khoảng cách chọn điểm đặt Router và cuối cùng là đánh vị trí công tơ RF-Mesh.

DCU
(Đặt tại trung tâm lưới
hoặc tại trạm BA nếu
đọc biểu đồ phụ tải bằng
cáp RS232/485)

Router
(Tại trụ)

Công tơ RF-Mesh
(Tại trụ hoặc trong nhà)

Công tơ điện tử RF
(Tại trụ hoặc trong
nhà)

3.3.2 Lƣới điện hạ thế đƣợc ngầm hoá


Tương tự lưới điện hạ thế trên không, đối với lưới ngầm hoá, DCU sẽ liên lạc trực
tiếp với Router (nếu có) và từ Router sẽ liên lạc với công tơ có chức năng RF-Mesh.
(DCU có thể liên lạc trực tiếp với công tơ RF-Mesh ở gần). Router và Công tơ RF-
Mesh sẽ quản lý các công tơ điện tử có chức năng RF. Vì vậy theo bảng khoảng cách
như trên, thực hiện chấm điểm vị trí DCU trước. Sau đó tuỳ theo mức khoảng cách
chọn điểm đặt Router và cuối cùng là đánh vị trí công tơ RF-Mesh.

Trang 21/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

DCU
(Đặt tại trung tâm lưới
hoặc tại trạm BA nếu
đọc biểu đồ phụ tải
bằng cáp RS232/485)

Router
(Đặt tại tủ điện ngầm)

Công tơ RF-Mesh
(Trong nhà khách
hàng)

Công tơ điện tử RF
(Tại trụ hoặc trong
nhà)

3.3.3 Lƣới điện trong toà nhà, chung cƣ cao tầng

Đối với lưới điện trong các toà nhà và chung cư cao tầng, DCU được đặt ở tầng
trung tâm của toà nhà. Sau đó chọn vị trí lắp các Router theo như bảng khoảng cách.
Tuỳ từng toà nhà mà khoảng cách tương ứng với số tầng. Sau đó lắp đặt các công tơ
RF-Mesh tại tủ điện của mỗi tầng như hình trên.

Trang 22/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

DCU
(Đặt tại tủ điện tầng
giữa toàn nhà.)

Router
(Đặt tại tủ điện các
tầng)

Công tơ RF-Mesh
(Tủ điện tầng hoặc
mỗi căn hộ)

Công tơ điện tử RF
(Tủ điện tầng hoặc
mỗi căn hộ)

 Các lƣu ý trong quá trình chọn vị trí lắp đặt DCU, Router và công tơ RF-
Mesh:

DCU:
- Vị trí lắp đặt DCU phải ở ngay trung tâm trạm (khu vực trung tâm có nhiều KH,
giao nhau giữa các nhánh rẽ hạ áp và gần với TBA), đảm bảo sao cho khoảng
cách từ DCU đến cuối các lộ trình khác nhau phải tương đương nhau.
(Ưu tiên đặt DCU ngay tại trụ của trạm biến áp, để có thể cắm cáp RS23/RS485
để giao tiếp với công tơ tại trạm thu thập số liệu công tơ trạm như biểu đồ phụ
tải. Chiều dài dây cáp RS232/RS485 <10m.)
- Vị trí lắp đặt DCU phải đảm bảo sao cho từ DCU đến vị trí công tơ cuối cùng
trên lưới phải dưới 6 node (Node có thể là Router, công tơ RF-Mesh), nếu ở
những địa hình lưới dài và phức tạp có thể dùng Router để tăng khoảng cách thu
phát sóng RF, giảm số node trong mạng RF-SPIDER.
- Vị trí lắp đặt DCU phải ở những trụ cao và thoáng, không bị che chắn. Nếu vị trí
lắp đặt trên sơ đồ đúng những trụ thấp hay bị che khuất thì khi lắp đặt nên dời
sang nhưng trụ cao, thoáng gần đó đề đảm bảo khả năng liên lạc của DCU.
ROUTER, CÔNG TƠ MESH:
- Vị trí lắp đặt phải nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách liên lạc tối đa giữa các thiết bị
được liệt kê ở bảng trên.
- Ở những vị trí có nhánh rẽ, góc khuất ưu tiên lắp đặt Router/công tơ RF-Mesh để
có thể giao tiếp tốt theo từng xuất tuyến.
Trang 23/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Ở những vị trí lưới dài, nhiều trụ liên tiếp không có công tơ thì phải lắp đặt
Router theo khoảng cách ở bảng trên.
- Hạn chế lắp đặt vị trí công tơ RF-Mesh ở cuối lưới, nếu chiều dài lưới điện quá
dài thì nên sử dụng Router thay thế.
Số tầng từ DCU đến công tơ cuối cùng không quá 6 node (Node có thể là
công tơ RF Mesh, Router) để hệ thống có thể hoạt động được ổn định nhất.
 Ví dụ:

Chọn điểm lắp đặt tại trạm biến áp Cầu Số 3 ở Điện lực Gia Lai.

- Sơ lược về trạm biến áp:


o Bán kính: Có 2 xuất tuyến dài khoảng 300m; một xuất tuyến dài khoảng
200m
o Vị trí đặt công tơ: Công tơ được đặt trước nhà dân ở trục chính, công tơ
được đặt trong nhà dân ở các ngõ ngách; cao khoảng 03m.
o Thùng bảo vệ: Thùng bảo vệ bằng nhựa composite.
o Địa hình: Địa hình lưới điện thành thị, nhà cao tầng (Địa hình 2)
- Tiến hành chọn điểm lắp đặt theo sơ đồ lưới điện hạ thế
o Bƣớc 1: Ước lượng vật tư lắp đặt. Vì địa hình nhà cao tầng, địa hình lưới
điện thành thị và công tơ được đặt trong thùng composite nên theo như
bảng địa hình 2 thì số lượng Router cần 3 cái cho 3 xuất tuyến.
o Bƣớc 2: Chọn vị trí lắp đặt DCU. Vị trí lắp đặt DCU được đặt ở trung
tâm của trạm biến áp theo sơ đồ lưới điện hạ thế. Vị trí phải đảm bảo
trung tâm của lưới điện, cách đều theo xuất tuyến của trạm biến áp. Như
ví dụ là ngay trung tâm lưới.
o Bƣớc 3: Chọn điểm lắp Router và công tơ RF-Mesh. Theo vị trí lắp đặt
DCU, dựa vào bảng khoảng cách liên lạc tối ưu giữa Router và DCU theo

Trang 24/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

như bảng thì tiến hành đánh dấu các Router và RF-Mesh cách đều theo
như bảng khoảng cách.
o Bƣớc 4: Tối ưu các điểm cuối lưới, các vị trí ngã 3, ngã 4 nên lắp công tơ
RF-Mesh tại các vị trí này để đảm bảo hệ thống tối ưu theo các hướng.
Với các nhánh phát sinh nhỏ thì bổ sung thêm công tơ RF-Mesh vào các
nhánh phát sinh này.
- Kết quả chọn điểm lắp đặt như sau:

Ghi chú: Các đơn vị có thể tham khảo thêm hơn 100 sơ đồ lưới thực tế lắp đặt
được để tại địa chỉ https://www.dropbox.com/sh/76g5wcdxf02rrwr/AAAIJoBzoM-
MfOHMupJ7CoVda?dl=0

Trang 25/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

3.4 Vật tƣ cần thực hiện (tính trên 01 trạm):


o Phƣơng án 1: chỉ sử dụng Router

TT VTTB ĐVT Số lƣợng Ghi chú

≤ 2% Bao gồm thùng bảo vệ,


1 Router Cái Của tổng số khách hàng không có aptomat, dây điện đấu
chức năng RF-Mesh nối
Bao gồm thùng bảo vệ,
2 DCU Cái 01 aptomat, dây điện đấu
nối
Sim
3 Cái 01 (*)
3G/GPRS

o Phƣơng án 2: sử dụng công tơ Mesh, tăng cường Router.

TT VTTB ĐVT Số lƣợng Ghi chú

Công tơ RF- 6-10%


1 Cái Công tơ tích hợp RF Mesh
Mesh tổng số khách hàng
Bao gồm thùng bảo vệ,
2 Router Cái ≥ 03
aptomat, dây điện đấu nối
Bao gồm thùng bảo vệ,
3 DCU Cái 01
aptomat, dây điện đấu nối

4 Sim 3G/GPRS Cái 01 (*)

(*): Chi phí phát sinh cước hàng tháng, chưa bao gồm chi phí mua SIM và phí hòa
mạng.

Trang 26/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

4. Hƣớng dẫn lắp đặt các thiết bị


4.1 Vật tƣ lắp đặt
Vật tƣ DCU ROUTER
2÷4 mét dây đôi tùy theo
đặc điểm lưới điện địa hình 2÷4 mét dây đôi tùy theo đặc
Dây cáp điện nối lưới 1
triển khai. điểm lưới điện địa hình triển
pha 2 dây
Lưu ý DCU có thể hoạt khai
động ở 3 pha 4 dây.
Aptomat một pha 2 cực Aptomat một pha 2 cực dòng
Aptomat bảo vệ
dòng bảo vệ 20A bảo vệ 20A
Thùng bảo vệ công tơ
Thùng bảo vệ công tơ 3 pha Thùng bảo vệ công tơ 1 pha
(composite)
2 kẹp răng đấu lưới nếu 2 kẹp răng đấu lưới nếu lưới
Kẹp răng đấu lưới
lưới xoắn. xoắn.
Các vật tư khác đảm bảo an Các vật tư khác đảm bảo an
Khác toàn cho việc lắp đặt theo toàn cho việc lắp đặt theo yêu
yêu cầu của Điện lực cầu của Điện lực

Lưu ý: Lắp Sim vào DCU, kiểm tra kết nối tại phòng làm việc thử trước khi lắp đặt
trên lưới.
4.2 Lắp đặt DCU
4.2.1 Hƣớng dẫn lắp đặt
Để hệ thống hoạt động tốt, có những điểm lưu ý cần lắp đặt đối với DCU như
cách đấu dây và cách lắp đặt DCU vào vị trí tối ưu nhất:
4.2.1.1 Khai báo thông tin DCU
Sim dữ liệu đặt cho DCU là sim được cung cấp từ nhà mạng di động, việc chọn
nhà cung cấp SIM dựa trên kết quả khảo sát tín hiệu mạng di dộng tại địa điểm triển
khai. Mạng di động nào sóng mạnh nhất thì nên chọn để lắp cho DCU.
Mục này trình bày các bước lắp đặt SIM cho DCU mới và các điểm cần khai
báo, các thông tin cần thiết như sau:
Bƣớc 1: Khai báo đối với từng DCU của trạm biến áp như sau:
TT Trƣờng khai báo Thông tin
1 Tên trạm biến áp triển khai
2 Mã trạm biến áp triển khai
3 Serial của DCU
4 IMEI của DCU
Serial của SIM
5
(Được ghi trên thân SIM)

Trang 27/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

6 Số điện thoại SIM dữ liệu


7 Địa chỉ lắp đặt DCU

Bƣớc 2: Mở nắp nhãn của DCU ra, ngay vị trí góc trái bên phải, vị trí miếng
nhựa trong, dùng tuavit mở lấy miếng nhựa trong ra thì sẽ thấy khay đựng SIM dạng
“Trƣợt mở”.
Bƣớc 3: Kéo khay sim theo chiều từ trái sang phải để mở khóa và mở khay chứa
SIM, sau đó lắp SIM với bề mặt đồng tiếp xúc khay SIM. Khi SIM đã ngay ngắn thì
tiến hành đóng lại và khóa khay SIM lại. Hoàn thành việc lắp khay SIM vào DCU.

4.2.1.2 Đấu nối anten


Sau bước lắp SIM vào DCU, thì tiến hành đấu nối Anten sử dụng cho DCU,
Anten sử dụng cho DCU bao gồm 2 loại Anten: Anten GSM cho sóng di động và Anten
RF cho sóng vô tuyến 408,925MHz.
- Anten GSM: là loại anten có 1 đầu dùng để cắm vào ổ cắm anten. Chiều dài
phần bằng thép khoảng 20 cm, dưới đáy có ký hiệu “GSM”.
- Anten RF: là loại anten có 1 đầu dùng để cắm vào ổ cắm anten trên DCU.
Chiều dài phần bằng thép khoảng 10 cm, dưới đáy có ký hiệu “RF” hoặc
“408,025MHz”.
- Jack cắm anten: Trên thân của DCU, mặt thân bên trái của DCU có 2 ổ cắm
anten. Một jack ký hiệu là GSM và một jack ký hiệu là RF. Chú ý Anten phải đƣợc
gắn đúng vị trí GSM và RF. Không đƣợc nhầm 2 jack này với nhau.
- Lƣu ý: Khi lắp anten vào jack thì chú ý kiểm tra xem thử đầu cắm vào jack
có lỏng không. Anten được cắm vào jack phải đảm bảo chắc chắn, không lỏng lẻo,
không xoay tròn được đầu cắm anten.

Trang 28/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

4.2.1.3 Lắp đặt DCU vào thùng bảo vệ


Sau khi bước lắp đặt anten vào DCU, DCU được đặt trong thùng bảo vệ công tơ 3
pha. Việc lắp đặt tiếp theo bao gồm việc đặt Anten GSM và RF để thu phát sóng thu
thập dữ liệu và lắp đặt nguồn điện cung cấp cho DCU.
- Bƣớc 1: Lắp đặt nguồn điện cung cấp cho DCU. Nguồn cung cấp cho DCU sử
dụng 1 pha 2 dây 220Vac. Sau khi đấu vào Aptomat, nguồn điện cung cấp cho
DCU được đấu nối vào cọc đấu dây số 1 (dây pha) và cọc đấu dây số 7 (dây trung
tính).
- Bƣớc 2: Việc đặt anten vào thùng bảo vệ DCU được thực hiện như sau:
o Anten GSM được đặt ngay ngắn trong thùng. Anten quay lên trên.
o Anten RF được đặt ngay miếng su bảo vệ lỗ đấu dây vào thùng, đầu anten ló
ra ngoài thùng và quay thẳng xuống đất. Thùng bảo vệ công tơ có 2 lỗ để đấu dây,
thông thường lỗ phía bên trái sẽ là nơi xỏ dây cấp nguồn điện vào DCU. Anten RF được
ló phía lỗ bảo vệ bên phải. Anten RF phải tránh dây điện cấp nguồn cho DCU.
Để anten RF được giữ cứng và tránh vật lạ chui vào thùng bảo vệ thì miếng cao su
bảo vệ lỗ đấu dây nên được cắt hình chữ thập và đầu anten RF hướng ra ngoài và quay
xuống đất.

Trang 29/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Lƣu ý: Các khớp nối của 2 loại Anten GSM và RF phải được vặn chặt và
đảm bảo không lỏng.

Mô tả cách đấu dây DCU vào thùng

Trang 30/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

4.2.1.4 Lắp đặt, đấu nối DCU


a. Đối với lƣới điện hạ thế trên không
Việc lắp đặt DCU lên trụ sau khi đã hoàn thành các bước trên, dựa trên sơ đồ lưới
điện hạ thế đã chấm điểm. Cần lắp đặt DCU ở vị trí ít bị che chắn và càng cao càng tốt.

Không nên lắp trong bụi rậm Nên lắp vị trí thoáng cao

Hình ảnh trên minh hoạ việc đặt DCU trên trụ được đánh dấu, khi đặt DCU trên
trụ đã khảo sát ở trên sơ đồ lưới. Một số lưu ý khi đặt vị trí DCU như sau:
+ Độ cao: Vị trí cao nhất có thể trên trụ.
+ Hƣớng: Thùng bảo vệ được đặt sao cho thùng bảo vệ quay ra phía đường
chính. Mặt thùng hướng vuông góc với đường.
+ Vị trí anten RF: Anten được đặt cố định ngay lỗ cao su che lỗ đấu dây như
hướng dẫn bên trên.
+ Vị trí anten GSM: Anten được để bên trong thùng bảo vệ, tránh tác động của
môi trường bên ngoài.
Nếu trụ có một số vật che chắn như cây cối hoặc mái tôn thì nên di dời hoặc phát
quang để cho hiệu suất thu thập của DCU được tốt nhất.

Trang 31/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

STT Lƣu ý Nên Không nên


1 Vị trí lắp Trụ thoáng sạch Lắp nằm trong cây cối
Lắp quá thấp hoặc gần dây
2 Chiều cao lắp 4-5m (cao nhất có thể)
trung thế mất an toàn.
Cố xoay ổ anten khiến dây nối
3 Ổ cắm anten Ổ cắm anten không lỏng.
bên trong xoay tròn và đứt
Cắm đúng anten GSM và Cắm nhầm loại anten và vặn
4 Loại anten
anten RF lỏng không tiếp xúc tốt
Anten GSM đặt bên trong Đặt hết anten vào trong thùng,
thùng, Anten RF đặt thò ra đảm bảo anten RF đặt đúng
5 Anten
lỗ đấu dây bên phải của hướng dẫn.
thùng bảo vệ.
Đầu anten không chạm bất Đầu anten chạm vào vật bằng
6 Đầu anten RF kì vật nào, và không gần kim loại hoặc dây điện hạ thế
vật bằng kim loại.

b. Đối với lƣới điện đƣợc ngầm hoá


Việc lắp đặt DCU đối với lưới điện được ngầm hoá, tương tự như đấu nối điện áp
đối với DCU với lưới điện trên không. Tuy nhiên có những lưu ý lắp đặt đối với lưới
điện được ngầm hoá. Lưới điện được ngầm hoá có các tủ điện hạ thế nổi để đấu nối
điện cho khách hàng.

Trang 32/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Hình ảnh trên minh hoạ việc đặt DCU trên tủ điện hạ thế ngầm hoá, khi đặt DCU
tại một vị trí tủ đối với lưới điện ngầm hoá. Một số lưu ý khi đặt vị trí DCU như sau:
+ Độ cao: Vị trí cao nhất đối với tủ điện được ngầm hoá, sao cho Anten RF
không bị chắn bởi tủ điện.
+ Hƣớng: Thùng bảo vệ được mặt bên hông hoặc mặt sau của tủ điện hạ thế.
+Vị trí anten RF: Anten được đưa lên bên trên thùng bảo vệ bằng việc khoan
thùng bảo vệ và đưa Anten RF hướng lên trời. Anten RF được cố định gắn keo Silicon
để chống nước và bảo vệ anten RF được tốt hơn.
+ Vị trí anten GSM: Anten được để bên trong thùng bảo vệ, tránh tác động của
môi trường bên ngoài.
+ Đấu nối điện: Đấu nối điện tại tủ điện hạ thế được lắp đặt DCU.
c. Đối với lƣới điện chung cƣ, toà nhà cao tầng
Đối với việc đấu nối hệ thống tại lưới điện chung cư, toà nhà cao tầng. Thông
thường tại các tòa nhà cao tầng có tủ điện chính đạt ở tầng hầm của mỗi toà nhà. Sau đó
đường dây điện 3 pha sẽ chạy dọc toà nhà cao tầng, nguồn điện được cấp cho mỗi tầng
được rẽ vào tủ điện cung cấp cho mỗi tầng. Việc lắp đặt DCU dựa trên số thứ tự tầng đã
được đánh dấu. Lắp đặt DCU tại vị trí trên tường, có thể chung với hệ thống đo đếm tại
mỗi tầng.
Một số lưu ý khi đặt vị trí DCU như sau:
+ Độ cao: Vị trí trên tường tại tủ điện thông tầng của mỗi toà nhà;
+ Vị trí anten RF: Anten RF được hướng theo khe hẹp thông tầng để lắp đặt hệ
thống điện của mỗi tầng. Cần phải cố định anten RF bằng keo hoặc dây rút.
+ Vị trí anten GSM: Anten được hướng ra nơi có sóng tốt, tránh đặt nơi kín
hoặc trong thùng sắt gây mất tín hiệu mạng di động. Cần cố định bằng keo nến hoặc
dây rút.
+ Đấu nối điện: Đấu nối điện tại tủ điện hạ thế của mỗi tầng.
4.2.2 Hƣớng dẫn kiểm tra
Cần lắp SIM, kiểm tra và đảm bảo DCU kết nối với server tốt trước khi lắp đặt
DCU lên trụ. Cần đảm bảo màn hình LCD và đèn Nguồn của DCU sáng sau khi cấp
điện cho DCU. Sau 30 giây đến 1 phút màn hình LCD sẽ hiển thị CONNECT khi kết
nối thành công về Server.

Trang 33/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Tiếp tục nhấn nút để kiểm tra chất lượng sóng GSM. Nếu CSQ>10 như hình bên
dưới là chất lượng sóng GSM tốt.

4.3 Lắp đặt Router


4.3.1 Hƣớng dẫn lắp đặt
Những điểm lưu ý cần lắp đặt đối với Router như cách đấu dây và cách lắp đặt
Router vào vị trí tối ưu nhất:
4.3.1.1 Khai báo thông tin Router
Khi lắp đặt Router cần được khai báo các thông tin sau đây vào hệ thống RF-
SPIDER. (đồng thời ghi thông tin vào bản giấy để lưu dự phòng)
TT Trƣờng khai báo Thông tin
1 Tên trạm biến áp triển khai
2 Mã trạm biến áp triển khai
3 Serial của Router
4 Địa chỉ lắp đặt Router

4.3.1.2 Đấu nối anten


Sau bước khai báo thông tin, thì tiến hành đấu nối Anten RF sóng vô tuyến
408.925MHz cho Router.
- Anten RF: là loại anten có 1 đầu dùng để cắm vào
jack cắm anten trên ROUTER. Chiều dài phần bằng
thép khoảng 10 cm. Dưới đáy của Anten có ký hiệu
“RF” hoặc “408.925MHz”
- Jack cắm anten: Trên thân của Router, mặt thân
bên trái của Router là jack cắm anten RF.
- Lƣu ý: Khi lắp anten vào jack chú ý kiểm tra xem
thử đầu cắm vào jack có lỏng không. Anten được
cắm vào jack phải đảm bảo cứng cáp, không lỏng
lẻo, xoay tròn được đầu cắm anten.

4.3.1.3 Lắp đặt Router vào thùng


Sau khi bước lắp đặt anten vào Router, Router được đặt trong thùng bảo vệ công
tơ 1 pha. Việc lắp đặt tiếp theo bao gồm việc đặt Anten RF để thu phát sóng thu thập dữ
liệu và lắp đặt nguồn điện cung cấp cho DCU.
- Bƣớc 1: Lắp đặt nguồn điện cung cấp cho Router. Nguồn cung cấp cho
ROUTER sử dụng 1 pha 2 dây 220Vac. Sau khi đấu vào Aptomat, nguồn

Trang 34/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

điện cung cấp cho Router được đấu nối vào cọc đấu dây số 1 (dây pha) và
cọc đấu dây số 3 (dây trung tính).
- Bƣớc 2: Việc đặt anten vào thùng bảo vệ Router được thực hiện như sau:
Anten RF được đặt ngay miếng su bảo vệ lỗ đấu dây vào thùng, đầu anten thò
ra ngoài thùng và quay thẳng xuống đất. Thùng bảo vệ công tơ có 2 lỗ để đấu
dây, thông thường lỗ phía bên trái sẽ là nơi xỏ dây cấp nguồn điện vào
Router. Anten RF được bố trí phía lỗ bảo vệ bên phải (không gắn chung với
dây điện đấu lưới cho Router).
Để anten RF được giữ cứng cáp và tránh vật lạ chui vào thùng bảo vệ thì miếng
su bảo vệ lỗ dấu dây nên được cắt hình chữ thập, đưa đầu anten ra ngoài và quay xuống
đất.
- Lƣu ý: Các khớp nối của Anten phải được vặn chặt và đảm bảo không lỏng.

4.3.1.4 Lắp đặt, đấu nối Router


a. Đối với lƣới điện hạ thế trên không
Việc lắp đặt Router lên trụ sau khi đã hoàn thành các bước trên, dựa trên sơ đồ
lưới điện hạ thế đã chấm điểm.
Nếu như trụ đã chấm điểm lắp đặt Router khó khăn lắp đặt hoặc có nhiều cây
xanh che chắn thì có thể dời vị trí lắp đặt Router đi 1 trụ nơi có vị trí thoáng ít cây cối
và lắp đặt Router càng cao càng tốt.

Trang 35/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Không nên lắp trong bụi rậm Nên lắp vị trí thoáng cao

Hình ảnh trên minh hoạ việc đặt Router trên trụ được đánh dấu, khi đặt Router
trên trụ đã khảo sát ở trên sơ đồ lưới. Một số lưu ý khi đặt vị trí Router như sau:
- Độ cao: Từ 4-5m tính từ mặt đất, cao hơn các công tơ đã được lắp trên chính
trụ đó.
- Hƣớng: Thùng bảo vệ được đặt sao cho thùng bảo vệ quay ra phía đường
chính. Mặt thùng vuông góc với hướng đi của lưới điện theo các xuất tuyến.
- Vị trí anten RF: Anten phải được đặt vuông góc với mặt đất, hướng ra ngoài
thùng quay xuống đất và không gần các vật bằng sắt thép. Vị trí đặt phải
thoáng không bị che chắn bởi cáp điện, cáp viễn thông.
Nếu trụ có một số che chắn như cây cối hoặc mái tôn thì nên di dời hoặc phát quang
để cho hiệu suất thu thập của Router được tốt nhất.
STT Lƣu ý Nên Không nên
1 Vị trí lắp Trụ thoáng sạch Lắp đặt nằm trong bụi cây rậm.
Lắp quá thấp hoặc gần lưới trung
2 Chiều cao lắp 4-5m, cao nhất có thể
thế mất an toàn.
Ổ cắm anten không Cố xoay ổ anten khiến dây nối
3 Ổ cắm anten
lỏng. bên trong xoay tròn và đứt
Anten RF đặt thò ra lỗ Đặt hết anten vào trong thùng,
4 Anten đấu dây bên phải của đảm bảo anten RF đặt đúng
thùng bảo vệ. hướng dẫn.

Trang 36/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Đầu anten không Đầu anten chạm vào vật bằng


chạm bất kì vật nào, kim loại hoặc dây điện hạ thế
5 Đầu anten RF
và không gần vật bằng
kim loại.

b. Đối với lƣới điện đƣợc ngầm hoá


Việc lắp đặt Router đối với lưới điện được ngầm hoá, tương tự như lắp đặt DCU ở
lưới điện ngầm hoá.

Hình ảnh trên minh hoạ việc đặt Router trên tủ điện hạ thế ngầm hoá. Một số lưu
ý khi đặt vị trí Router như sau:
+ Độ cao: Vị trí cao nhất đối với tủ điện được ngầm hoá, sao cho Anten RF
không bị chắn bởi tủ điện.
+ Hƣớng: Thùng bảo vệ được mặt bên hông hoặc mặt sau của tủ điện hạ thế.
+ Vị trí anten RF: Anten được đưa lên bên trên thùng bảo vệ bằng việc khoan
thùng bảo vệ và đưa Anten RF hướng lên trời. Anten RF được cố định gắn keo Silicon
để chống nước và bảo vệ anten RF được tốt hơn.
+ Đấu nối điện: Đấu nối điện tại tủ điện hạ thế được lắp đặt Router.
c. Đối với lƣới điện chung cƣ, toà nhà cao tầng
Đối với việc đấu nối hệ thống tại lưới điện chung cư, toà nhà cao tầng. Thông
thường tại các toàn nhà cao tầng có tủ điện chính đạt ở tầng hầm của mỗi toà nhà. Sau
đó đường dây điện 3 pha sẽ dọc toà nhà cao tầng, nguồn điện được cấp cho mỗi tầng
được rẽ vào tủ điện cung cấp cho mỗi tầng. Việc lắp đặt Router dựa trên số thứ tự tầng

Trang 37/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

đã được đánh dấu khảo sát. Lắp đặt Router tại vị trí trên tường, có thể chung với hệ
thống đo đếm tại mỗi tầng.
Một số lưu ý khi đặt vị trí Router như sau:
+ Độ cao: Vị trí trên tường tại tủ điện thông tầng của mỗi toàn nhà; Vì Router ở
trong toà nhà nên có thể không cần thùng bảo vệ.
+ Vị trí anten RF: Anten RF được hướng theo khe hẹp thông tầng để lắp đặt hệ
thống điện của mỗi tầng. Cần phải cố định anten RF bằng keo hoặc dây rút.
+ Đấu nối điện: Đấu nối điện tại tủ điện hạ thế của mỗi tầng.
4.3.2 Hƣớng dẫn kiểm tra
- Cần đảm bảo đèn “Nguồn” của Router sáng và đèn “Thu” nhấp nháy.
- Dùng Handheld để đọc trực tiếp Router để kiểm tra khả năng thu phát RF.
4.4 Lắp đặt công tơ RF-MESH
4.4.1 Lắp đặt địa hình công tơ trƣớc mặt nhà khách hàng
Việc lắp đặt công tơ Mesh tại các vị trí nhà khách hàng được triển khai có thể xê
dịch 1 nhà (khoảng 5m) để vị trí công tơ thoáng nhất có thể, công tơ được có vị trí lồi ra
mặt đường nhiều nhất, tránh vị trí công tơ được lắp ở các nhà lõm vào; nhà có nhiều sắt
thép.

4.4.2 Lắp đặt địa hình công tơ hoàn toàn trên trụ
Một số lưu ý khi đặt vị trí công tơ tích hợp công nghệ RF-Mesh (công tơ DT01P-
RFMesh, DT01P60-RFMesh, DT01P80-RF) như sau:
+ Độ cao: Từ 3-4m tính từ mặt đất, cao nhất trong các công tơ đã được lắp trên
chính trụ đó. Vị trí của công tơ RF-mesh là cao nhất.
+ Hƣớng: Thùng bảo vệ được đặt sao cho thùng bảo vệ quay ra phía đường
chính. Mặt thùng vuông góc với đường. Nếu trụ có một số che chắn như cây cối hoặc
mái tôn thì nên di dời hoặc phát quang để cho hiệu suất thu thập của DCU được tốt
nhất.
Trang 38/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

+ Đối với trụ có công tơ rời, thùng 1 công tơ: Nên lắp ở vị trí công tơ trong
thùng nhựa có vị trí cao nhất, độ cao của công tơ cũng phải đảm bảo hai yêu cầu chính
là cao tầm 3-4m, mặt công tơ quay ra đường và công tơ ít bị che chắn bởi vật cản.
+ Đối với trụ có một thùng 4 công tơ: nên lắp ở thùng chứa công tơ trong thùng
nhựa ở vị trí cao nhất và chọn lắp ở vị trí 1 hoặc 2 phía trên của thùng 4 công tơ. Và
cũng phải đảm bảo độ cao phải đảm bảo ở mức 3-4m và mặt công tơ quay ra đường và
công tơ ít bị che chắn bởi vật cản.
+ Đối với các công tơ được lắp trong nhà, chọn nhà có vị trí thông thoáng và ít bị
che chắn nhất.
Lưu ý: cần đảm vị trí công tơ RF-mesh khi lắp cố định sau khi vận hành nếu gặp
trường hợp bất khả kháng thì phải lắp đặt công tơ RF-mesh khác ở vị trí lân cận để bổ
sung.

Minh họa việc lắp đặt công tơ RF-Mesh trong thùng 4 công tơ trên trụ đƣợc đánh
dấu

Trang 39/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

4.5 Lắp đặt công tơ RF thƣờng


Với những công tơ điện tử có chức năng giao tiếp RF lắp mới, nên lắp ở độ cao 3-4m và
phát quang cây xanh gần kề (nếu lắp ngoài trụ), lắp ở độ cao nhất có thể và tránh vật
che chắn, mái tôn (nếu lắp trong nhà) để giao tiếp RF tốt nhất.
4.6 Lắp đặt các bộ mở rộng chức năng RF
4.6.1 Bộ mở rộng chức năng RF-EXT

- Đấu hai dây xung kiểm: dây đỏ bên trái, dây xanh bên phải
- Đấu hai dây nguồn: dây đỏ ở cọc dây pha, dây đen ở cọc dây trung tính.

Trang 40/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Lƣu ý:
 Dây tín hiệu của bộ RF-EXT phải được bắt chặt vào 2 đầu tín hiệu của công
tơ, và bắt đúng theo thứ tự như trong hình.
 Trong quá trình lắp đặt, tuyệt đối không để dây tín hiệu chạm vào dây nguồn.
 Kiểm tra đèn nguồn và đèn tín hiệu để đảm bảo bộ RF-EXT đã được lắp đặt
đúng cách.
 Khi cấu hình bộ RF-EXT, cần kiểm tra chính xác thông tin chủng loại công tơ,
số serial công tơ, chỉ số công tơ. Nếu thông tin cấu hình không chính xác sẽ
gây sai lệch thông tin trong quá trình sử dụng sau này.
 Giá trị chỉ số công tơ dùng để cấu hình phải được lấy ngay thời điểm cấu hình
bộ RF-EXT tương ứng với công tơ đó để đảm bảo không có sự sai lệch giữa
thanh ghi của công tơ và thanh ghi của bộ RF-EXT.
 Sau khi cấu hình một thời gian (thường 7 ngày) phải tổ chức phúc tra chỉ số
giữa bộ RF-EXT và công tơ để xử lý kịp thời những trường hợp lắp đặt không
đúng cách.
4.6.2 Lắp đặt module cho Elster, Landis Gyr
Lắp vào vị trí khe cắm module gắn ngoài của công tơ Elster

Trang 41/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

4.7 Một số lƣu ý trong quá trình triển khai vận hành
Sự cố Xác định
Dùng Handheld để đọc trực tiếp hoặc đọc qua giao thức RF-
MESH để kiểm tra liên lạc giữa các thành phần như thế nào:
- Đọc trực tiếp thiết bị: Sử dụng Handheld để đọc trực tiếp
thiết bị như hướng dẫn sử dụng chương trình RF-Test. Vị trí
đứng ngay dưới cột điện treo thiết bị, khoảng cách tầm 7-8m
theo đường chéo từ handheld tới thiết bị.
 Handheld anten rời:
+ DCU; Router: RSSI>-50dBm (-19dBm÷-49dBm)
+ Công tơ RF-Mesh: RSSI>-60dBm (-19dBm÷-59dBm)
Chỉ số RSSI  Handheld anten trong:
+ DCU; Router: RSSI > - 60dBm (-19dBm÷-59dBm)
+ Công tơ RF-Mesh: RSSI > - 65dBm (-19dBm÷-
64dBm)
- Đọc qua giao thức RF-Mesh: kiểm tra liên lạc giữa các tầng
(node) giao tiếp với nhau như thế nào. Giữa các tầng đảm
bảo nằm trong ngưỡng cực kỳ tốt và tốt:
 Cực kỳ tốt: RSSI > - 50dBm (-19dBm÷-49dBm)
 Tốt: RSSI > - 75dBm (-50dBm÷-75dBm)
 Yếu: RSSI < - 75dBm (-75dBm÷-100dBm)
Do ngưỡng tín hiệu mạnh của RF hiện đang sử dụng ở mức -
19dBm, khi tín hiệu mạnh hơn mức này thì tín hiệu RF thu được
bị bão hoà.
- Khoảng cách tối thiểu giữa DCU, Router đối với:
 Công tơ RF thường: 3-4m tính từ anten của DCU,
Khoảng cách tối Router đến thiết bị
thiểu các thành
 Công tơ RF-Mesh: 4-5m tính từ anten của DCU, Router
phần
đến thiết bị. Thông thường công tơ RF-Mesh nằm bên
dưới trụ rất thấp.
Có thể thực hiện điều chỉnh thu thập các vị trí này bằng chương
trình vận hành HES cho phép giảm độ mạnh sóng phát ra để có
thể thu thập được công tơ trên chính trụ lắp.
Các trạm có vị trí địa lý gần nhau; giáp nhau về mặt địa lý thì bắt
buộc phải phân chia thời gian bắt đầu đọc lệch nhau. Có thể dựa
vào sơ đồ lưới trung thế để xác định các trạm giáp nhau về mặt
địa lý. Cụ thể việc phân chia khe thời gian đọc, thời gian đọc của
trạm tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng và số tầng của hệ thống
Phân chia thời RF-Mesh, như sau:
gian chồng lấn Ví dụ: Các trạm gần nhau về mặt địa lý theo thứ tự như sau:
sóng RF Trạm A -> Trạm B -> Trạm C -> Trạm D
Phân chia thời gian bắt đầu đọc (cấu hình trên Web – khai
báo DCU)
 Trạm A: bắt đầu 0 (Trạm hoạt động lúc 0h00; 6h00;
12h00; 18h00)
 Trạm B: bắt đầu 120 (Trạm hoạt động lúc 2h00; 8h00;
Trang 42/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

14h00; 20h00)
 Trạm C: bắt đầu 0 (Trạm hoạt động lúc 0h00; 6h00;
12h00; 18h00)
 Trạm D: bắt đầu 120 (Trạm hoạt động lúc 2h00; 8h00;
14h00; 20h00)
Khi DCU offline cần kiểm tra hoạt động của DCU ngoài hiện
trường trạm biến áp sự cố.
- Kiểm tra bằng Handheld: đọc bằng chính ID của DCU được
lắp đặt. Các trường dữ liệu trả ra sẽ đánh giá được lỗi của
DCU.
- Kiểm tra trực tiếp màn hình DCU:
 Server: Connect  Kết nối thành công
 Server: 20 %  SIM bị hỏng, cần thay thế SIM
 Server: 85%  có kết nối với trạm BTS nhưng chưa
được cấp IP từ nhà mạng  liên hệ nhà mạng xử lý
DCU OFFLINE
 Server: SIM FAIL khe SIM bị lỏng Cần lắp lại khe
SIM, nếu không được thì thay SIM mới.
 Server: SynSend, SynRev: đang đợi trả lời từ Server
Đợi một lúc sẽ có kết nối.
- Kiểm tra đèn LED chỉ thị:
+ Power và các đèn khác: Nếu không sáng thì lỗi nguồn
tiến hành thay thế DCU khác
+ Kiểm tra đèn Modem: Nếu không nháy nhanh với tần
suất (3 xung trong 1 giây) thì có thể lỗi do SIM hết tiền
hoặc lỗi SIM. Tiến hành nộp tiền hoặc thay thế sim khác.
Khi DCU online nhưng không đọc được RF, đọc được RF khoảng
<20% tổng số công tơ trên trạm (kiểm tra từ chương trình vận
DCU ONLINE
hành trên HES server) thì tiến hành kiểm tra ngoài hiện trường.
NHƢNG TÍN
Kiểm tra bằng Handheld như mục “Chỉ số RSSI” => Nếu ngưỡng
HIỆU RF YẾU
chỉ số RSSI không đạt yêu cầu thì DCU bị yếu RF, cần thay thế
DCU khác.
Khi Router offline cần kiểm tra hoạt động của Router ngoài hiện
trường trạm biến áp sự cố.
- Kiểm tra lại DCU có offline hay không. Nếu DCU online thì
tiếp tục kiểm tra router bằng Handheld.
ROUTER
- Kiểm tra bằng Handheld: đọc chính ID của Router được lắp
OFFLINE
đặt tại vị trí. Nếu RSSI thấp (-75 dBm ÷ -100 dBm) thì kiểm tra
lại Anten RF. Nếu không đọc được thì thay thế Router.
- Kiểm tra đèn Power và các đèn khác: Nếu đèn Power không
sáng hoặc đèn Thu không nhấp nháy thì tiến hành thay thế Router.
Khi Công tơ offline cần kiểm tra hoạt động của các node cha theo
CÔNG TƠ
sơ đồ quan hệ quản lý RF-Mesh trên website hoặc có sự biến
OFFLINE
động treo tháo với các công tơ này không.
Khi phát triển nhánh công tơ khách hàng mới, cần thiết phải thêm
Phát triển nhánh
vào công tơ RF-Mesh ở các vị trí ngã rẽ này để có thể thu thập
mới
được dữ liệu của các công tơ phát triển mới.

Trang 43/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

5. Hƣớng dẫn khai báo hệ thống


Chức năng này được hỗ trợ trên trang http://spider.cpc.vn/. Quá trình đăng nhập sẽ
được hướng dẫn ở phần sau. Sau đây là 3 chức năng chính của phần khai báo:

- Quản lý trạm/DCU: khai báo hoặc chỉnh sửa ID DCU tương ứng cho từng trạm
(mỗi DCU có thể quản lý một hay nhiều trạm)
- Danh mục điểm đo: khai báo hoặc chỉnh sửa điểm đo của từng trạm
- Danh mục Router: khai báo, chỉnh sửa hoặc xóa danh sách các Router tương ứng
cho từng trạm
5.1.1 Khai báo trạm Chọn đơn vị Điện
Chọn đơn vị Điện lực: lực cần khai báo

Sau khi chọn đơn vị Điện lực cần khai báo để thêm vào hệ thống RF-SPIDER, sẽ
được danh sách như sau:

Trang 44/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Trạm chưa tồn tại


trong hệ thống
RF-SPIDER

Lập yêu cầu đồng bộ danh


sách trạm từ CMIS vào hệ
thống RF-SPIDER

Để khai báo trạm mới, nhấn chọn trạm cần khai báo

Chọn trạm cần khai báo

Sau đó nhấn nút để hoàn thành việc khai báo trạm:


- Nếu thành công: trạng thái sẽ đổi thành “”
- Nếu thất bại: trạng thái giữ nguyên “ ”

Trang 45/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

5.1.2 Khai báo DCU và cập nhật sơ đồ lƣới trạm


5.1.2.1 Khai báo DCU
Sau khi chọn đơn vị cần khai báo DCU mới như trong phần 5.1.1 sẽ được danh
sách các trạm đã khai báo trên hệ thống RF-SPIDER cho đơn vị đã chọn như hình sau:

Nhập thông tin


DCU cho từng trạm

Cập nhật
sơ đồ lưới trạm

Chương trình RF-SPIDER cung cấp công cụ đồng bộ các dữ liệu đã có sẵn trên
chương trình CMIS (cấp điện áp, công suất máy, thông số TU, TI...) của TBA công
cộng sang chương trình RF-SPIDER khi khai báo DCU để giảm bớt thời gian nhập và
hạn chế sai sót.
Trong trường hợp thông tin TBA trên DCU sau khi đồng bộ không chính xác, để
chỉnh sửa thông tin DCU cho từng trạm, nhấn vào trên dòng tương
ứng cho mỗi trạm, sẽ hiện ra bảng để nhập thông tin.

Trang 46/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Trong đó, các mục có dấu * là thông số bắt buộc không được rỗng. Sau khi hoàn
thành khai báo, nhấn và hiện ra thông báo “Lƣu ý cần phản hồi” và
,sau đ giá trị mới sẽ được cập nhập lên lưới. Tương tự với trường hợp ta thay đổi
DCU, SIM.

Trang 47/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Trường hợp nhập trùng ID DCU hoặc một DCU được khai báo cho 2 hay nhiều
trạm (một DCU quản lý nhiều trạm), hệ thống sẽ đưa ra thông báo như hình:

Lúc này hệ thống sẽ bắt buộc chọn vào mục 2 để khai báo sử dụng chung DCU.
Sau đó ta chọn trạm chính để quản lý DCU và khai báo DCU này.
5.1.2.2 Cập nhật sơ đồ lƣới trạm

Sau khi khai báo DCU thì nhấn của trạm (nếu có) và
để thực hiện cập nhật sơ đồ lưới trạm:

Trang 48/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Hoặc cập nhật sơ đồ lưới trạm các trạm đã khai báo trước đó:

5.1.3 Khai báo Router


Sau khi chọn “Danh mục Router” ở menu “DỮ LIỆU HỆ THỐNG”, nhận
được danh sách các đơn vị Điện lực và các trạm đã được khai báo trong hệ thống RF-
SPIDER như hình:

Trang 49/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Đơn vị
Điện lực

Trạm thuộc
đơn vị

Sau khi chọn trạm cần khai báo, sẽ xuất hiện giao diện như hình sau:

Thêm Router mới


Trạm này chưa được khai báo Router nào nên lưới sẽ hiển thị “No data to
display”. Trường hợp đã khai báo Router thì lưới sẽ hiển thị danh sách Router đã được
khai báo.
Để thêm Router mới cho tạo, kích vào “Tạo mới” như hình trên, sẽ xuất hiện cửa
số như hình:

Cần cập nhật một số thông tin, bao gồm:


- Mã trụ: Mã trụ/cột nơi lắp Router
- Địa chỉ: địa chỉ của Router, khuyến cáo nên nhập để dễ dàng quản lý
- Số serial Router: ID của Router
- Loại Router: Chọn Router 1 pha hoặc Router 3 Pha

Trang 50/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- TU, TI: nếu sử dụng Router 3 Pha


- Lý do thay đổi: nêu lý do thay đổi (nếu thay Router khác bằng Router trước đó)
Sau khi nhập xong các thông tin cần thiết, nhấn để hoàn thành khai
báo, Router mới sẽ được cập nhật lên lưới như hình:

Trường hợp nhập trùng ID (đã tồn tại một ID Router như vừa nhập trên hệ thống)
thì Website sẽ hiện ra cảnh báo như sau:

- Khi nhận được thông báo này thì người nhập phải nhập lại ID Router mới (không
cho phép nhập trùng ID Router).

Tiếp tục, để tháo một Router ra khỏi trạm, nhấn vào “Tháo” và xuất hiện cửa sổ
cảnh báo như hình sau:

Tiếp tục Nhập lý do tháo… và “Xác nhận tháo”  Để hoàn thành quá trình tháo
Router khỏi trạm.

Trang 51/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

5.2 Kiểm tra hoạt động của mạng


5.2.1 Sử dụng chƣơng trình RF_TEST trên HHU:
Trong quá trình lắp đặt cần sử dụng chương trình RF_TEST trên HHU để kiểm tra
chất lượng sóng, khả năng liên kết giữa các thành phần hệ thống về DCU.
5.1.1.1 Đọc trực tiếp thiết bị
a. Kiểm tra DCU:
Chọn chủng loại là “DCU”, Serial là ID DCU. Sau đó bấm “ĐỌC”

Chủng loại chọn DCU

Đọc thông tin DCU

Reset DCU

Nhập ID DCU

Đọc thành công


- MASTER ID: ID của DCU
- PCB: phiên bản PCB của DCU
- FIRMWARE: phiên bản chương
trình của DCU
- CSQ: chỉ số sóng GSM của DCU
- SIM: trạng thái SIM của DCU
- GPRS: trạng thái cuả Modem (xác
thực mạng)
- TCP: trạng thái TCP sau khi đã cấp
được IP
- IP: IP của DCU(DCU có kết nối về
server khi đã được cấp IP)
- RSSI DCU: chỉ số sóng RF mà DCU
nhận
- RSSI Handheld: chỉ số sóng RF mà
Handheld nhận

Trang 52/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Nếu đọc thất bại: hiện thông báo “ĐỌC THẤT BẠI”
Trường hợp muốn reset lại DCU:

b. Đọc Router và công tơ điện tử.


- Type: để chọn chủng
loại công tơ tương ứng
cần đọc Chọn chủng loại công
- Serial: để nhập ID công
Nhập SerialID cần đọc
tơ node cuối (công tơ
cần đọc).
- Path: đường dẫn trong
trường hợp đọc qua
node, trường hợp đọc
trực tiếp từ HHU thì
Path để trống

Trang 53/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

5.2.1.1 Đọc Giao thức RF-Mesh.


- Type: để chọn chủng
loại công tơ tương ứng
cần đọc Chọn chủng loại công
- Serial: để nhập ID công
Nhập SerialID cần đọc
tơ node cuối (công tơ
cần đọc).
- Path: đường dẫn trong
trường hợp đọc qua
node.

Sau khi nhấn “ĐỌC”, nếu thành công thì chương trình tự động thêm Serial và
đường dẫn tương ứng lên lưới:

Kết quả khi đọc thành công

Trang 54/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Đường dẫn có thể được


nhập vào “Path”

Hoặc được chọn ở ô


“SPIDER PATH” tại 1
dòng trên lưới

Để đọc qua node, nhập ID các node làm trung gian vào “Path” theo cấu trúc: ID1; ID2;
…; IDn
Ví dụ: Muốn đọc công tơ 14288003 qua DCU và router: 99002229;99990144. Vì
Handheld có sóng RF yếu. Ta phải đứng ngay vị trí DCU 99002229cần Test.
Handhled -> DCU 99002229 -> Router 99990144 -> Công tơ 14288003
Trƣờng Giải thích Ví dụ
Type Chủng loại công tơ cần đọc DT01P-RF
Serial Số seri công tơ cần đọc 14288003
Path Đường dẫn muốn đọc 99002229; 99990144
- Nếu muốn chọn đường dẫn đã có sẵn trên lưới, kích vào ô “SPIDER PATH”
của dòng tương ứng trên lưới, “Path” để trống, sau đó nhấn “ĐỌC”. Chương
trình sẽ bắt đầu thực hiện đọc như đường dẫn tương ứng. Nếu thành công, tiếp
tục thêm vào lưới.

Trang 55/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Để xóa danh sách hiện tại trên lưới, nhấn “XÓA DS”, lưới quay về rỗng như ban
đầu.
*Chú ý: Có thể đảo đường dẫn kiểm tra từ ô “SPIDER PATH” của đường dẫn đã
chọn trước đó bằng cách nhấn vào “Đảo đƣờng dẫn”:

Chọn Đảo đ.dẫn để đảo


đường dẫn ở ô “SPIDER
PATH”

Ví dụ: Handhled -> DCU 99002229 -> Router 99990144-> Công tơ 14288003. Sau
khi nhấn đảo đường dẫn: (Lưu ý phải đứng gần Router khi đảo đường dẫn 99990144)
Handhled -> Router 99990144 -> DCU 99002229 -> Công tơ 14288003

Trang 56/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Đường dẫn đã được đảo

5.2.2 Kiểm tra tình trạng hoạt động trên Website RF-SPIDER
5.2.2.1 Kiểm tra tình trạng DCU, Router, Công tơ
Vào mục “THỐNG KÊ TRẠNG THÁI”  “Online/Offline theo trạm” để kiểm tra
tình trạng Online/Offline của DCU, Router, Công tơ

Chọn Điện lực  chọn Ngày, tháng, năm cần lấy thông tin  Nhấn vào sẽ
hiện ra cửa sổ sau:
Sau đó ta chọn trạm thì Mục Trạng thái Online DCU, Mục Trạng thái Online
Router, Trạng thái Công tơ sẽ thay đổi như hình:

Trang 57/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

5.2.2.2 Kiểm tra mô hình hoạt động hệ thống


Vào mục “THỐNG KÊ TRẠNG THÁI” “Sơ đồ quan hệ RF-Mesh”

để kiểm tra tình trạng Online/Offline và hoạt động của các thành phần hệ
thống.

6. Hƣớng dẫn vận hành, bảo dƣỡng


6.1.1 Vận hành và xử lý các điểm đo chƣa thu thập đƣợc
Sau quá trình lắp đặt và chương trình hệ thống RF-SPIDER tự động tìm đường
dẫn (discovery) cho trạm biến áp triển khai. Chọn menu “THỐNG KÊ TRẠNG
THÁI”  “Online/Offline theo trạm” để biết được tình trạng công tơ khách hàng
theo trạm. Với các trạm có công tơ khách hàng offline bấm vào “Mã trạm” hoặc “Số
lƣợng offline” để biết được danh sách khách hàng offline của trạm này.

Trang 58/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Thông thường công tơ khách hàng được sắp xếp theo thứ tự liên tiếp nhau trong
một quyển ghi chữ. Dựa vào đặc điểm này có thể khoanh vùng 1 trong 2 trường hợp có
công tơ offline: Một cụm liên tiếp các công tơ offline, Công tơ offline riêng lẻ.
6.1.2 Trƣờng hợp một cụm liên tiếp các công tơ offline
Trường hợp một cụm liên tiếp công tơ không thu thập được có cùng mã quyển
ghi chữ và số thứ tự ghi chữ liên tiếp nhau. Thông thường các công tơ này nằm cùng vị
trí địa lý với nhau. Nên phương pháp xử lý theo các bước:
- Rà soát lại các nhánh công tơ này có phải thuộc trạm biến áp đặt DCU triển khai
không, nếu như di chuyển san tải thì điều chỉnh mã trạm lại cho đúng trạm biến áp.
- Rà soát lại vị trí các các cụm công tơ này, nhánh lưới theo các xuất tuyến có phát
sinh không.
- Nếu nhánh lưới có phát sinh dài hơn khoảng cách từ DCU tới Router ở các địa
hình như trong bảng triển khai và số lượng công tơ khách hàng nhiều, thì tiến hành lắp
thêm Router để tăng cường sóng mạnh và độ tin cậy truyền tin RF.
- Nếu như nhánh lưới phát sinh chỉ nằm trong khoảng 1 đến 3 trụ điện thì tiến hành
thêm công tơ Mesh vào để thu thập được vùng công tơ này. (Lưu ý lắp đặt Router và
công tơ RF-Mesh xem phần hướng dẫn lắp đặt và lưu ý).

Trang 59/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

6.1.3 Trƣờng hợp công tơ offline riêng lẻ


Trường hợp một số công tơ offline không thu thập được có thứ tự mã ghi chữ
không liên tiếp nhau. Thông thường các công tơ này nằm ở các vị trí cách xa nhau xen
kẽ trong mạng lưới đã hình thành. Nên phương pháp xử lý theo các bước:
- Rà soát lại công tơ này có nhầm trạm không, vị trí công tơ này ở đâu trên sơ đồ
lưới điện hạ thế đã đánh dấu hệ thống RF-SPIDER.
- Nếu như thuộc vùng xử lý của các thành phần DCU, Router và công tơ RF-Mesh
thì tiến hành kiểm tra hoạt động của công tơ bằng HHU.
- Nếu như không thuộc vùng xử lý của các thành phần DCU, Router và công tơ RF-
Mesh thì dựa vào bảng khoảng cách triển khai ứng với địa hình để tiến hành thêm
Mesh vào các vị trí này.
6.2 Các sự cố trong quá trình vận hành và cách xử lý
Trong quá trình vận hành, trong mục “Online/offline theo trạm” hằng ngày
tổng hợp các công tơ không có số liệu thu thập.
Người quản lý, vận hành tại Điện lực cần tự chủ động khắc phục tình trạng
Offline của thiết bị, nếu không khắc phục triệt để trạng thái Offline của thiết bị thì cần
liên hệ cán bộ vận hành hệ thống tại Công ty Điện lực để hỗ trợ xử lý. Nếu lỗi hệ thống

Trang 60/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

nặng không thể khắc phục tại đơn vị thì liên hệ cán bộ kỹ thuật của CPC EMEC để hỗ
trợ xử lý.
6.2.1 DCU offline
- Tình trạng và nhận biết:
Thông thường trường hợp này số liệu tất cả các công tơ trong trạm không thu thập
được số liệu. Vào trang Web http://spider.cpc.vn/ chọn Menu “THỐNG KÊ TRẠNG
THÁI” “Online/offline theo trạm”. Tất cả các công tơ trong trạm đều offline, công
tơ online tỉ lệ 0%. (Tình trạng offline của DCU có thể được cảnh báo trên web RF-
SPIDER)

Nguyên nhân và cách khắc phục:


STT Nguyên nhân Cách khắc phục
Sự cố về điện cho DCU, có thể Đối với sự cố về điện cho DCU thì xác
DCU bị mất điện hoặc bị sự cố định nguyên nhân cụ thể của trạm biến áp,
1
mất điện cả trạm cần phải sửa sau đó có thể kiểm tra DCU và sửa chữa
chữa cấp điện lại cho DCU
Đối với sự cố về đường truyền mạng thì
Sự cố về đường truyền mạng di
phải xác định nguyên nhân từ đâu, nếu SIM
động, có thể nguyên nhân do
hết tiền thì tiến hành nạp tiền cho SIM đó.
2 SIM hết tiền, hết dung lượng sử
Nếu như SIM hỏng hoặc khay SIM hỏng
dụng hoặc SIM hỏng, SIM
thì thay thế SIM như trong hướng dẫn lắp
không tiếp xúc với khay SIM.
đặt.
Đối với sự cố về anten GSM hoặc RF thì
Sự cố về anten GSM hoặc RF
khi tiến hành kiểm tra DCU thực tế ngoài
3 đối với DCU. Có thể bị rơi hoặc
hiện trường, kiểm tra tình trạng anten. Nếu
bị đứt dây cắm anten.
hỏng thì tiến hành thay thế đúng chủng loại

Trang 61/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

anten và ổ cắm anten. (Hướng dẫn lắp đặt


DCU).

6.2.2 ROUTER offline


- Tình trạng và nhận biết:
Thông thường trường hợp này số liệu không thu thập được một phần của tổng số
công tơ khách hàng trong trạm. Vào trang Web http://spider.cpc.vn/ chọn Menu
“THỐNG KÊ TRẠNG THÁI”“Online/Offline theo trạm”“Trạng thái
Router”. Sau đó, nhấn vào số lượng ở cột Offline để hiện danh sách các router offline.

- Nguyên nhân và cách khắc phục:


STT Nguyên nhân Cách khắc phục
Đối với sự cố về điện cho Router thì xác định
Sự cố về điện cho Router, nguyên nhân cụ thể về cấp điện, sau đó có thể
1
có thể Router bị mất điện. kiểm tra Router và sửa chữa cấp điện lại cho
Router.
Đối với sự cố về anten RF thì khi tiến hành
Sự cố về anten RF đối với kiểm tra Router thực tế ngoài hiện trường,
2 Router. Có thể bị rơi hoặc kiểm tra tình trạng anten. Nếu hỏng thì tiến
bị đứt dây cắm anten. hành thay thế đúng chủng loại anten và ổ cắm
anten. (Xem hướng dẫn lắp đặt Router).

6.2.3 Công tơ RF-Mesh offline


- Tình trạng và nhận biết:
Thông thường trường hợp này số liệu không thu thập được một phần của tổng số
công tơ khách hàng trong trạm. Vào trang Web http://spider.cpc.vn/ chọn Menu

Trang 62/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

“THỐNG KÊ TRẠNG THÁI” “Sơ đồ quan hệ RF-Mesh”. Các trạm có số lượng


tỉ lệ offline lớn từ 5% trở lên, tùy theo số công tơ Node đó quản lý.

- Nguyên nhân và cách khắc phục:


STT Nguyên nhân Cách khắc phục
Đối với sự cố về điện cho công tơ RF-Mesh bị
Sự cố về điện cho công tơ RF-
cắt điện hoặc bị thì tiến hành thêm vào 1 công
Mesh, có thể công tơ bị mất
1 tơ RF-Mesh vị trí gần kề công tơ Mesh bị sự
điện, có thể bị cắt điện thu hồi
cố không thu thập được và cập nhật thay đổi
nợ, thu hồi khách hàng.
trên CMIS sớm nhất có thể.
Nếu kiểm tra HHU mà công tơ RF-Mesh
Sự cố về đọc RF đối với công không thu thập được thì tiến hành thay thế
tơ RF-Mesh. Kiểm tra bằng công tơ RF-Mesh mới và kiểm tra RF lại bằng
HHU để xác đinh nguyên HHU, kiểm tra đọc qua nhiều node đối với hệ
2
nhân. (Mục kiểm tra hoạt động thống Mesh.
của mạng sử dụng sử dụng Có thể xem xét di dời vị trí Router hoặc công
HHU) tơ RF-Mesh liền trước để đảm bảo đường
truyền đến công tơ sự cố.

6.2.4 Công tơ RF thông thƣờng (không có chức năng Mesh) bị offline


- Tình trạng:
Thông thường trường hợp này số liệu không thu thập được một phần của tổng số
công tơ khách hàng trong trạm. Vào trang Web http://spider.cpc.vn/ chọn Menu
“THỐNG KÊ TRẠNG THÁI”“Online/offline theo trạm”. Nhấn vào Số lƣợng ở
cột Offline để hiện danh sách các công tơ offline.

Trang 63/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Nguyên nhân và cách khắc phục:


STT Nguyên nhân Cách khắc phục
Sự cố về điện cho công tơ Đối với sự cố về điện cho công tơ không hỗ trợ
không hỗ trợ RF-Mesh, có thể RF-Mesh bị cắt điện hoặc bị thu hồi thì cập
1 công tơ bị mất điện, có thể bị nhập nguyên nhân offline vào ghi chú. Đối với
cắt điện thu hồi nợ, thu hồi sự cố về điện của khách hàng thì tiến hành xử
khách hàng. lý sự cố cho công tơ khách hàng.
Nếu kiểm tra HHU mà công tơ không hỗ trợ
Mesh không thu thập được thì tiến hành thay
thế công tơ mới và kiểm tra RF lại bằng HHU,
kiểm tra đọc qua nhiều node đối với hệ thống
Mesh.
Nếu như khách hàng ở vị trí xa, tỉ lệ đọc chập
Sự cố về đọc RF đối với công chờn thì có các giải pháp, tùy theo điều kiện
tơ không hỗ trợ Mesh. Kiểm thực tế:
tra bằng HHU để xác đinh - Thay thế công tơ công tơ lân cận bằng công tơ
2
nguyên nhân. (Mục kiểm tra RF-Mesh để tăng khả năng thu thập của khu
hoạt động của mạng sử dụng vực.
sử dụng HHU) - Lắp thêm router với những khu vực có nhiều
công tơ bị offline hoặc không discovery được.
Có thể xem xét di dời vị trí Router hoặc công tơ
RF-Mesh liền trước để đảm bảo đường truyền
đến công tơ sự cố.
- Thay thế công tơ khách hàng đó bằng công tơ
RF-Mesh để tăng tỉ lệ thu thập lên.

Trang 64/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

7. Ứng dụng hệ thống


7.1 Website quản lý và khai thác số liệu
7.1.1 Địa chỉ truy cập
http://spider.cpc.vn
7.1.2 Đăng nhập hệ thống
7.1.2.1 Dành cho Điện lực
Sau khi truy cập vào địa chỉ http://spider.cpc.vn, sẽ xuất hiện trang yêu cầu đăng
nhập như hình:

B1: Nhấn vào dấu mũi tên tại khung “Chọn đơn vị” để chọn đúng Đơn vị Điện lực
cần xem thông tin.
B2: Nhập User Name và Password tương ứng cho từng đơn vị Điện lực.

B3: Nhấn nút .Nếu đăng nhập thành công thì sẽ hiển thị trang chính của
website RF-SPIDER của điện lực đã chọn.
 Các Menu trên thanh công cụ:
- Menu DỮ LIỆU HỆ THỐNG gồm có các thông tin:
 Quản lý trạm/DCU;
 Danh mục Router;
 Danh mục điểm đo

- Menu CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO gồm có các menu thông tin:
 Chỉ số c.tơ khách hàng;
 TSVH c.tơ khách hàng;
 Chỉ số chốt ngày công tơ;
 Dữ liệu đ.đo trạm biến áp;

Trang 65/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Danh sách yêu cầu.

- Menu CẢNH BÁO/ TỔN THẤT gồm có:


 Tổn thất trạm theo ngày;
 Lọc điểm đo theo giá trị;
 Lọc điểm đo cảnh báo;
 Sản lượng trong kỳ;
 Bất thường/ gian lận.

- Menu THỐNG KÊ TRẠNG THÁI gồm có:


 Online/ Offline theo đơn vị;
 Online/ Offline theo trạm;
 Sơ đồ quan hệ RF-Mesh.

7.1.2.2 Dành cho ngƣời quản trị


Chức năng: Phân quyền và quản trị người dùng (Tạo mới, chỉnh sửa, phân quyền, lịch
sử hoạt động và lịch sử cập nhật user) sử dụng website RF-SPIDER
 Tạo người dùng mới:

Nhấn vào logo  chọn Bảng điều khiển để phân quyền người dùng:

Trang 66/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Trong mục “Thông tin cơ bản”chọn Tạo người dùng mới:

Sau khi nhập xong các thông tin của người dùng (Đơn vị quản lý, ID người dùng,
Tên người dùng, Mật khẩu, Email) thì thực hiện phân quyền user (quyền quản trị, quyền
điều chỉnh dữ liệu và các phân quyền truy cập menu chức năng) bên mục “Trạng thái
phân quyền”:

Sau khi phân quyền cho người dùng nhấn để tạo người dùng
mới.
 Chỉnh sửa phân quyền người dùng(user):

Thực hiện đã được tạo trước đó và thực hiện chỉnh sửa phân
quyền bên mục “Trạng thái phân quyền”. Sau khi click chọn các thông tin về quyền
của user  Cập nhật để cấp quyền lại cho user đó:

Trang 67/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Xóa người dùng đã tạo: chọn user muốn xóa Bên mục “Thông tin ngƣời

dùng” Và thực hiện đã chọn.


 Quy định chung về phân quyền cho user
- Phân quyền theo cấp đơn vị:
o Người dùng cấp Tổng công ty Điện lực miền Trung có thể xem thông tin của
tất cả các điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung.
o Người dùng cấp Công ty điện lực có thể xem/điều chỉnh dữ liệu của tất cả các
điện lực cấp dưới. Quyền xem/điều chỉnh dựa trên phân quyền chức năng.
o Người dùng cấp Điện lực có thể xem/điều chỉnh dữ liệu của đơn vị điện lực
đang quản lý. Quyền xem/điều chỉnh dựa trên phân quyền chức năng.
Ví dụ:
+ Người dùng thuộc Công ty điện lực Quảng Trị sẽ được phép truy cập các
mục menu của website (nếu được cấp quyền), được điều chỉnh dữ liệu (nếu
được cấp quyền), xem dữ liệu hệ thống RF-Spider của các điện lực thuộc Công
ty Điện lực Quảng Trị.
+ Người dùng thuộc Điện lực Đông Hà, tương tự, sẽ được xem/điều chỉnh (nếu
được cấp quyền) dữ liệu hệ thống RF-Spider của Điện lực Đông Hà, không
được xem/điều chỉnh dữ liệu của các điện lực khác.
- Phân quyền theo chức năng:
Quản Quản lý dữ
STT Ngƣời dùng/Chức năng Bình thƣờng
trị viên liệu
Truy cập website bằng tên người
1 x x x
dùng và mật khẩu hợp lệ.
Truy cập các menu chức năng để
3 xem dữ liệu hệ thống theo phân x x x
quyền của quản trị viên.

Điều chỉnh, sửa đổi dữ liệu (theo


4 tính năng website cung cấp). x x _
Lập yêu cầu đọc/ghi dữ liệu.
x x
Truy cập bảng điều khiển người
5 x (bảng điều (bảng điều
dùng.
khiển cá khiển cá nhân)
Trang 68/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

nhân)

X
Xem thông tin người dùng cơ bản, x (xem thông x (xem thông
6 (tất cả
thông tin phân quyền. tin cá nhân) tin cá nhân)
User)
x x (cập nhật x (cập nhật
7 Cập nhật thông tin người dùng. (tất cả thông tin cá thông tin cá
User) nhân) nhân)
x
8 Kích hoạt người dùng. (tất cả
User)
9 Tạo người dùng mới. x
x x x
10 Xem lịch sử thao tác. (tất cả (xem lịch sử (xem lịch sử
User) cá nhân) cá nhân)
x x X
Xem lịch sử phân quyền/thay đổi tài
11 (tất cả (xem lịch sử (xem lịch sử
khoản.
User) cá nhân) cá nhân)
Phân quyền chức năng (quản trị
x
viên, người dùng quản lý dữ liệu,
12 (tất cả _ _
người dùng bình thường).
User)
Phân quyền truy cập vào các menu.

7.1.2.3 Dành cho khách hàng


- Cách 1:
Truy cập trực tiếp thông qua địa chỉ: http://spider.cpc.vn

Nhập Mã khách hàng (13 ký tự) rồi chọn Xem thông tin:

- Cách 2: Truy cập qua trang thông tin Chăm sóc khách hàng của EVN CPC

Trang 69/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Trang web sẽ hiển thị lịch sử số liệu của công tơ khách hàng, thông tin hóa đơn
theo từng tháng của khách hàng và tọa độ địa lý cũng như sơ đồ lưới trạm chứa cột lắp
đặt công tơ khách hàng trong trường hợp trạm đã được triển khai GIS:

7.1.3 Menu DỮ LIỆU HỆ THỐNG


7.1.3.1 Danh mục DCU
 Mục đích: Quản lý thông tin Trạm/ DCU
 Giao diện chức năng: DỮ LIỆU HỆ THỐNG/ Quản lý trạm/DCU.
 Giao diện chính:

Trang 70/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Mã đvị qlý: Mã đơn vị Điện lực quản lý trạm
Mã trạm: Mã của trạm mà DCU quản lý
Tên trạm: Tên của trạm mà DCU quản lý
ID DCU: Số serial của DCU nằm trên nhãn( bắt buộc)
Trụ: Trụ lắp DCU
Cấp điện áp: Điện áp tại trạm
Công suất máy: Công suất lắp máy của trạm
ID SIM: Số thuê bao SIM lắp vào DCU (bắt buộc)
Ngày biến động: Ngày xảy ra hiện tượng bất thường
TU: Tỉ số biến áp (bắt buộc)
TI: Tỉ số biến dòng (bắt buộc)
HSN: Hệ số nhân
Kiểu kết nối 3G hoặc Cable
Đọc cách 0h Thiết lập thời gian bắt đầu đọc cách lúc 0h
hằng ngày
Đọc lại sau Thiết lập thời gian DCU lặp lại lệnh đọc
Thời gian đọc tối đa Thiết lập thời gian tối đa để DCU đọc hết trạm
 Trình tự thực hiện:

B1: Nhấn để nhập thông tin DCU mới. Sau khi nhập xong, nhấn
vào chữ “Lƣu thông số” hoặc “Huỷ không lƣu”, để lưu lại hoặc huỷ thông tin đã
nhập.
B2: Nhấn vào đầu mục thông tin (Mã đvị qlý, Mã trạm...) để sắp xếp theo thứ tự
tăng dần hoặc giảm dần.

Trang 71/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

7.1.3.2 Danh mục Router


 Mục đích: Quản lý thông tin Router.
 Giao diện chức năng: DỮ LIỆU HỆ THỐNG/Danh mục Router.
 Giao diện chính:

 Thông tin chi tiết:


Số serial của Router: Số serial của Router
Ngày hiệu lực: Ngày lắp đặt Router
Loại router Router 1 pha hoặc Router 3 Pha
Địa chỉ Địa chỉ lắp đặt Router
Tạo mới Treo mới, sửa hoặc tháo Router
TU Nhập với router 3pha
TI Nhập với router 3 pha
Mã trụ Trụ lắp đặt router
Ngày hiệu lực Ngày router được khai báo trên website
 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vịChọn trạm 


B2: Nhấn vào “Tạo mới” để nhập thông tin Router mới. Sau khi nhập các thông
tin xong, nhấn vào “Tạo mới” hoặc “Huỷ bỏ” để lưu lại hoặc huỷ thông tin đã nhập.

Trang 72/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

B3: Nhấn vào “Sửa Tháo” để chỉnh sửa hoặc tháo thông tin Router đã tồn tại.
B4: Nhấn vào đầu mục thông tin (Serial Router,…) để sắp xếp theo thứ tự tăng
dần hoặc giảm dần.
7.1.3.3 Danh mục điểm đo
 Mục đích: Quản lý thông tin điểm đo.
 Giao diện chức năng: DỮ LIỆU HỆ THỐNG/Danh mục điểm đo
 Giao diện chính:

 Trình tự thực hiện: Chọn đơn vịchọn trạm tra cứu thông tin điểm đo

7.1.4 Menu CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO


7.1.4.1 Chỉ số c.tơ khách hàng
 Mục đích: Tra cứu thông tin công tơ khách hàng tại trạm; Thông số vận hành.
 Giao diện chức năng: CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO/Chỉ số c.tơ khách hàng
 Giao diện chính:

Trang 73/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Trạng thái: Online- chỉ trạng thái Online, có dữ liệu gửi về
Offline-chỉ trạng thái Offline, không có số liệu gửi về trong
Mã điểm đo: Mã
24h điểm đo của khách hàng
Tên khách hàng: Tên cá nhân hoặc tổ chức đại diện
BCS: Bộ chỉ số
Số c.tơ: Số serial của công tơ
Loại C.Tơ: Chủng loại công tơ
HSN: Hệ số nhân
Chỉ số cũ: Chỉ số kỳ ghi chữ số trước đó (trên CMIS)
Chỉ số mới: Chỉ số công tơ tại thời điểm đọc gần nhất
RSSI: Chỉ số sóng tại thời điểm đọc được (RSSI đảm bảo -19÷-
Ngày giờ đọc: Thời gian đọc gần nhất tương ứng với chỉ số mới
75dBm)
SL mới: (Chỉ số mới – chỉ số cũ)*HSN
Mã trụ: Trụ lắp đặt công tơ
Địa Chỉ: Địa chỉ của khách hàng
 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vị chọn Trạm chọn Ngày giờ cần lấy số liệu 
B2: Chọn điểm đo Nhấn Chuột phải“Chỉ số theo thời gian”Để xem thông
tin công tơ khách hàng của trạm đã chọn
B2: Chọn điểm đo Nhấn chuột phải “Yêu cầu đọc chỉ số tức thời” Xác
nhận để quá trình đọc hoặc chọn đọc theo danh sách đã chọn“Lập yêu cầu đọc”.
B3: Chọn điểm đo Nhấn chuột phải “Xuất Excel”: để xuất ra bảng tính Excel
B4: Chọn điểm đo Nhấn chuột phải  “Làm mới” lại số liệu.
Trang 74/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

7.1.4.2 Thông số vận hành công tơ khách hàng


 Mục đích: Tra cứu thông số vận hành công tơ 1 pha, 3 pha được hệ thống RF-
SPIDER hỗ trợ.
 Giao diện chức năng: CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO/TSVH c.tơ khách hàng.
 Giao diện chính:

Trang 75/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Trạng thái: Trạng thái Online (có số liệu gửi về), Offline (không có
số liệu gửi về)
Thông tin khách hàng: Mã điểm đo, Tên khách hàng, Serial ID của công tơ,
Ngày giờ đọc gần nhất
Kênh giao: kWh (điện năng tác dụng), Var (điện năng phản kháng)
Kênh nhận: kWh (điện năng tác dụng), Var (điện năng phản kháng)
Điện áp: Pha A, B, C
Dòng điện: Pha A, B, C
Tần số Tần số hoạt động (Hz)
Công suất tác dụng: Pha A, B, C
Cosphi: Pha A, B, C
Dòng trung tính Công thức tính dòng trung tính
Io sẽ tính bằng tổng vectơ của Ia, Ib, Ic.
Cụ thể công thức tính như sau:
- Góc giữa Ua và Ia = φA, góc Ub và Ib = φB, góc
Uc và Ic = φC.
x = Ia*cos(φA)+Ib*cos(φB–120)+Ic*cos(φC+120)
y = Ia*sin(φA)+Ib*sin(φB–120)+Ic*sin(φC+120)
Io = √
Độ lệch pha I0 (%) =
Link 38 trường hợp Sơ đồ đấu dây chi tiết 38 trường hợp bất thường của hệ
bất thường thống đo đếm.

 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vị  chọn Trạm chọn Ngày giờ cần xem số liệu

Trang 76/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

B2: Xem danh sách cụ thể: Nhấn chuột phải vào điểm đo( như hình) cần xem chi
tiết  Chi tiết chỉ số, thông số vận hành, yêu cầu đọc thông số vận hành và
biểu đồ phụ tải của công tơ.
B3: Chọn định dạng file (*.xlsx, *.xls) và kích vào chữ Xuất file để lưu.
7.1.4.3 Công tơ điểm đo trạm biến áp
 Mục đích: Tra cứu thông tin công tơ 3 pha tại trạm biến áp.
 Giao diện chức năng: CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO/Dữ liệu điểm đo trạm biến áp.
 Giao diện chính:

Trang 77/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Trạng thái: Trạng thái Online (có số liệu gửi về), Offline (không có
số liệu gửi về)
Ngày giờ đọc: Ngày giờ DCU đọc được công tơ trạm
Cảnh báo: Cảnh báo các hiện tượng xảy ra
Thông tin khách hàng: Mã điểm đo, Tên trạm biến áp, Serial ID của công tơ,
Ngày giờ đọc gần nhất
Kênh giao: kWh (điện năng tác dụng), Var (điện năng phản kháng)
Kênh nhận: kWh (điện năng tác dụng), Var (điện năng phản kháng)
Điện áp: Pha A, B, C
Dòng điện: Pha A, B, C
Công suất tác dụng: Pha A, B, C
Cosphi: Pha A, B, C
Trình tự thực hiện
B1: Chọn đơn vị Chọn Ngày giờ cần xem số liệu  (mặc định là thời điểm hiện

tại)
B2: Xem danh sách cụ thể: Nhấn vào đường link tại cột “Mã điểm đo” để xem
thông tin chi tiết và biểu đồ phụ tải.
7.1.4.4 Chỉ số tại thời điểm chốt ngày công tơ
 Mục đích: Tra cứu thông tin chỉ số tại thời điểm chốt ngày công tơ
 Giao diện chức năng: CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO/Chỉ số chốt ngày công tơ
 Giao diện chính:

Trang 78/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Thông tin khách hàng Mã điểm đo, Tên khách hàng, Serial ID của công tơ.
Chỉ số Chỉ số chốt ngày công tơ khách hàng
Ngày giờ chốt Ngày giờ chốt chỉ số công tơ khách hàng

Trình tự thực hiện: Chọn đơn vị chọn trạm Chọn Ngày giờ
7.1.4.5 Danh sách yêu cầu
 Mục đích: Tra cứu thông tin danh sách công tơ được yêu cầu đọc công tơ đến hệ
thống xử lý trong thời gian sớm nhất.
 Giao diện chức năng: CHỈ SỐ, TSVH ĐIỂM ĐO/ Danh sách yêu cầu.
 Giao diện chính:

 Trình tự thực hiện Chọn đơn vị chọn trạm chọn Ngày giờ
7.1.5 Menu CẢNH BÁO, TỔN THẤT
7.1.5.1 Tổn thất tại trạm theo ngày
 Mục đích: Tính tổn thất của các trạm biến áp có công tơ tổng ở trạm là công tơ của
được hệ thống RF-SPIDER hỗ trợ.
 Giao diện chức năng: CẢNH BÁO, TỔN THẤT/Tổn thất trạm theo ngày.
 Giao diện chính:

Trang 79/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Thông tin trạm: Mã trạm, Tên trạm, HSN (Hệ số nhân)
Tổn thất: Tổn thất (%) từ thời điểm t1 đến thời điểm t2
(t2 > t1)
K1  K 2 
Tổn thất (%) =   *100%
 K1 
K1 = Sản lượng công tơ trạm từ thời điểm t1 đến
thời điểm t2
K2 =Tổng sản lượng thương phẩm từ thời điểm t1
đến thời điểm t2
Chú ý: Sản lượng của từng công tơ khách hàng
được tính như sau:
Sản lượng công tơ = m2 - m1
m1 = chỉ số công tơ tại thời điểm sao cho trị tuyệt
đối của thời gian đọc của công tơ - t1 là nhỏ nhất
m2 = chỉ số công tơ tại thời điểm sao cho trị tuyệt
đối của thời gian đọc của công tơ - t2 là nhỏ nhất

Trang 80/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Thương phẩm (KWh): Tổng sản lượng thương phẩm toàn trạm
Khách hàng: Chỉ số kWh
Công tơ trạm: Sản lượng (kWh/Var), Chỉ số đầu (kWh/Var), Chỉ
số cuối (kWh/Var).
Số công tơ không thuộc hệ Là số lượng các công tơ mà hệ thống RF-SPIDER
thống RF-SPIDER: không hỗ trợ đọc

 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vị Lọc Trạm (hoặc tất cả)  của trạm đó, có thể

chọn lại thời gian rồi nhấn (mặc định là thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, để
kết quả đạt độ chính xác cao, nên chọn khoảng thời gian chênh lệch nhau 1 ngày.
Trong danh sách Lấy số liệu, những trạm dòng màu Cam là những dòng có công
tơ không thuộc hệ thống RF-SPIDER. Tổn thất các trạm này thường cao. (Có cảnh báo)

B2: Nhấn vào “Mã trạm” của từng trạm để biết chi tiết về sản lượng công tơ của
từng trạm, sẽ được các thông tin chi tiết của trạm đó bao gồm Tên trạm, Mã trạm, Mã
điểm đo, Tên khách hàng, Số công tơ (Serial ID), HSN (Hệ số nhân), Ngày bắt đầu,
Ngày kết thúc, chỉ số kWh đầu, chỉ số kWh cuối, Sản lượng kWh.
7.1.5.2 Lọc điểm đo theo giá trị
 Mục đích: Lọc điểm đo của trạm biến áp
 Giao diện chức năng: CẢNH BÁO, TỔN THẤT/Lọc điểm đo theo giá trị.
 Giao diện chính:

 Thông tin chi tiết:


Thông tin trạm: Mã điểm đo, tên điểm đo, loại công tơ, địa chỉ, tên đơn vị

Trang 81/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

SL lấy mẫu: Tổng số lần lấy mẫu


SL xuất hiện: Tổng số lần xuất hiện thoả mãn điều kiện lọc.
Tỷ lệ (%): Tỷ lệ xuất hiện trên số lần lấy mẫu.
Sản lượng: Sản lượng từ ngày bắt đầu đến ngày cuối được chọn
 Trình tự thực hiện: Chọn đơn vị Chọn TrạmChọn Thời gian  Chọn các
Tiêu chí lọc (Chủng loại công tơ, Lọc theo giá trị, Lọc theo chênh lệch: dòng điện, điện

áp giữa các pha, Lọc theo sản lượng) Nhấn để lọc.


7.1.5.3 Lọc các điểm đo cảnh báo
a. Sản lƣợng trong kỳ
 Mục đích: Tra cứu thông tin danh sách điểm đo có sản lượng bất thường trong kỳ
(Khi ghép số liệu hệ thống CMIS hệ thống tự động lưu lại và dựa trên số liệu này
để lọc điểm đo sản lượng bất thường theo kỳ ghi chữ số).
 Giao diện chức năng: CẢNH BÁO, TỔN THẤT/Lọc các điểm đo cảnh báo/ Sản
lượng trong kỳ
 Giao diện chính:

Thông tin chi tiết:


Mã điểm đo: Mã điểm đo của khách hàng
Tên khách hàng: Tên cá nhân hoặc tổ chức đại diện
Số c.tơ: Số serial của công tơ
Chỉ số cũ Chỉ số kỳ ghi chữ số trước đó (trên CMIS)
SL cũ Sản lượng của kỳ ghi chữ số trước đó
SL mới (Chỉ số mới – chỉ số cũ) * HSN
Tỉ lệ so sánh (%) Sản lượng mới/Trung bình SL 3 tháng liền kề (%)
SL1 Sản lượng kỳ ghi chữ số kỳ n-1
SL2 Sản lượng kỳ ghi chữ số kỳ n-2

Trang 82/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

SL3 Sản lượng kỳ ghi chữ số kỳ n-3


Địa Chỉ Địa chỉ của điểm đo
HSN Hệ số Nhân của điểm đo
SL tổng (Sản lượng mới + Sản lượng trực tiếp + Sản lượng tháo)
SL tháo Sản lượng tháo (Sản lượng của công tơ trước đó treo tháo trong kỳ)
SL trực tiếp Sản lượng trực tiếp.
Ngày cũ Thời điểm kỳ ghép chỉ số trước đó
Ngày mới Thời điểm kỳ ghép chỉ số hiện tại
 Trình tự thực hiện:
B1: Chọn đơn vịchọn trạmchọn Kỳchọn Thángchọn NămTỉ lệ (%)

B2: Kích vào “Mã điểm đo” để xem chi tiết thông tin chỉ số và biểu
đồ chỉ số theo thời gian
b. Bất thƣờng/ gian lận
 Mục đích: Tra cứu thông tin danh sách công tơ được hệ thống RF-SPIDER hỗ trợ
đọc thông số vận hành có hiện tượng bất thường, gian lận
 Giao diện chức năng: CẢNH BÁO, TỔN THẤT/ Lọc các điểm đo cảnh báo/ Bất
thường, gian lận.
 Giao diện chính:

 Thông tin chi tiết:


Mã điểm đo: Mã điểm đo của khách hàng
Tên khách hàng: Tên cá nhân hoặc tổ chức đại diện
Số c.tơ: Số serial của công tơ
Loại C.Tơ: Chủng loại công tơ
HSN: Hệ số nhân
Mã cảnh báo: Mã cảnh báo bất thường
Mã gian lận: Mã cảnh báo gian lận

Trang 83/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Gian lận điện: Thông tin chi tiết về bất thường hệ thống đo đếm
Mã cột Trụ lắp đặt công tơ
Địa Chỉ: Địa chỉ của khách hàng
Link 38 trường Sơ đồ đấu dây chi tiết 38 trường hợp bất thường hệ thống đo
hợp bất thường đếm
 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vị Chọn trạm Chọn Ngày giờ xem thông tin
B2: Kích vào “Mã điểm đo” để xem thông số vận hành của công tơ tại thời
điểm được cảnh báo Bất thường/ gian lận
7.1.6 Menu THỐNG KÊ TRẠNG THÁI
7.1.6.1 Online/offline theo đơn vị
 Mục đích: Thống kê Trạng thái DCU, trạng thái Router, trạng thái Công tơ Mesh,
trạng thái công tơ của từng đơn vị điện lực của công ty điện lực
 Giao diện chức năng: THỐNG KÊ TRẠNG THÁI/ Online/offline theo đơn vị.
 Giao diện chính:

 Thông tin chi tiết:


Tên đơn vị: Tên đơn vị điện lực cần xem các thông tin
Thông tin DCU: Tổng số DCU, số DCU online đang có kết nối về hệ thống
RF-SPIDER của điện lực
Điểm đo: Tổng số điểm đo, số điểm đo online/offline/, điểm đo chưa
khám phá
Online Tổng số khách hàng online trong ngày D = tổng số khách
hàng có số liệu trong ngày (D-1)
Tỉ lệ online % Tỉ lệ điểm đo online của điện lực

Trang 84/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

*Chú ý:
 T1 
Tỉ lệ online (%) =   *100%
T 
T1=Tổng số khách hàng online.
T=Tổng số khách hàng của trạm (Kể cả số điểm đo chưa
khám phá, điểm đo ngoài RF-SPIDER như cơ khí, A1700)
Điểm đo MESH: Tổng số điểm đo công tơ RF-Mesh, số điểm đo Mesh Online
Điểm đo ngoài RF- Là số lượng các công tơ mà hệ thống RF-SPIDER không hỗ
SPIDER: trợ đọc
Chưa khám phá Tổng số khách hàng hệ thống RF-SPIDER hỗ trợ nhưng chưa
khám phá Discover.
Thông tin Router: Tổng số Router, số router offline của điện lực

 Trình tự thực hiện: Chọn đơn vị chọn Ngày giờ cần xem số liệu
7.1.6.2 Online/offline theo trạm
 Mục đích: Thống kê tổng số DCU (online/offline), tổng số Router (online/offline),
tổng số công tơ (Online/ Offline)
 Giao diện chức năng: THỐNG KÊ TRẠNG THÁI / Online/offline theo trạm.
 Giao diện chính:

 Thông tin chi tiết:


Thông tin trạm: Mã trạm, Tên trạm, sơ đồ trạm (upload)
Trạng thái DCU: Tình trạng online hay offline của DCU
Trạng thái Router: Tổng số và số lượng router offline
Trang 85/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Trạng thái c.tơ trạm: Tình trạng online/offline của công tơ trạm biến áp.
Khách hàng: Tổng số, tình trạng online/offline công tơ. Công tơ
ngoài RF-SPIDER
Công tơ Mesh: RF-SPIDER,công tơ chưa
Tổng số công tơ Mesh được
và số khám
lượng phá.
công tơ Mesh online
của trạm
Công tơ trạm: Trạng thái công tơ trạm
Ngày Online cuối: Thời điểm online cuối cùng ghi nhận được (tính đến
thời điểm chọn để tổng hợp.
 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vị Chọn Ngày giờ cần xem số liệu
B2: Nhấn vào “Mã trạm” của để xem chi tiết tình trạng online/offline công tơ
khách hàng có trên trạm.
B3: Nhấn vào “Số lƣợng offline” của công tơ khách hàng, Router từng trạm để
xem chi tiết số công tơ khách hàng, Router offline của trạm.
B4: Nhấn vào “Số lƣợng” của Ngoài RF-SPIDER hoặc “Chưa kh.phá” để xem
chi tiết số lượng công tơ ngoài hệ thống RF-SPIDER, khách hàng chưa được khám phá.
7.1.6.3 Sơ đồ quan hệ công tơ -Mesh
 Mục đích: quản lý thông tin liên hệ giữa công tơ Mesh và điểm đo con.
 Giao diện chức năng: THỐNG KÊ TRẠNG THÁI/Sơ đồ quan hệ công tơ -Mesh
 Giao diện chính:

Trang 86/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Số công tơ: Là công tơ Mesh, Router quản lý các công tơ khác
Level: Số tầng hoạt động của công tơ Mesh, Router
Trạng thái: Online/Offline của công cơ Mesh, Router
RSSI: Chỉ số sóng liên lạc từ Node cha đến công tơ đó.
Mã cột Trụ, cột công tơ
Số node quản lý: Số công tơ mà công tơ Mesh, Router quản lý
Ngày, giờ: Ngày giờ DCU đọc được Công tơ Mesh, Router
Chỉ số mới: Chỉ số công tơ tại thời điểm đọc gần nhất
 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn đơn vị chọn Trạmchọn Ngày giờ


B2: Chọn “chi tiết” ở cột Số Node quản lý để xem thông tin node con mà Công
tơ Mesh, Router quản lý.
7.1.7 CÔNG CỤ HỖ TRỢ
7.1.7.1 Lấy số liệu gửi CMIS
 Mục đích: Lấy số liệu gửi vào hệ thống thông tin quản lý khách hàng (CMIS).
 Giao diện chức năng: CÔNG CỤ HỖ TRỢ/Lấy số liệu gửi CMIS.
 Giao diện chính:

Trang 87/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Thông tin chi tiết:


Mã điểm đo: Mã điểm đo tương ứng với từng khách hàng
BCS: Loại bộ chỉ số
CS: Loại chỉ số
Tên khách hàng: Tên cá nhân hoặc tổ chức sử dụng điện
Địa chỉ: Địa chỉ cá nhân hoặc tổ chức sử dụng điện
Số công tơ: Số Serial của công tơ
HSN: Hệ số nhân
Chỉ số cũ: Chỉ số của kỳ ghép chữ số trước đó
Chỉ số mới: Chỉ số theo ngày giờ được chọn
Ngày giờ đọc: Thời gian đọc số liệu gần nhất trước đó theo ngày
giờ được chọn
Tình trạng mới: Tình trạng mới nhất của điểm đo
SL mới: Sản lượng mới = Chỉ số mới – Chỉ số cũ
SL Tháo: Sản lượng treo tháo
SL TTiếp: Sản lượng trực tiếp
Ngày đầu kỳ: Ngày chốt số liệu của kỳ ghi chữ số trước đó
Ngày cuối kỳ: Ngày chốt số liệu của kỳ ghi chữ số hiện tại
Kỳ: Kỳ chốt số liệu của kỳ ghi chữ số hiện tại
Tháng: Tháng chốt số liệu của kỳ ghi chữ số hiện tại
Năm: Năm chốt số liệu của kỳ ghi chữ số hiện tại
SL 1: Sản lượng của kỳ ghi chữ số hiện tại - 1
SL 2: Sản lượng của kỳ ghi chữ số hiện tại - 2

Trang 88/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

SL 3: Sản lượng của kỳ ghi chữ số hiện tại - 3


Cảnh báo: Cảnh báo sản lượng bất thường
 Trình tự thực hiện

B1: Nhấn để chọn file ghép số liệu, chọn ngày giờ để lấy số liệu
(mặc định là thời điểm hiện tại).

B2: Nhấn hoặc


để đồng bộ số liệu từ hệ thống RF-SPIDER như hình giao diện.

 Dòng màu trắng: dòng có số liệu bình thường


 Dòng màu vàng: cảnh báo điểm đo không lấy được số liệu mới từ hệ
thống RF-SPIDER.
 Dòng màu đỏ: cảnh báo sản lƣợng mới > 130% sản lượng trung bình 3
tháng liền kề.
 Dòng màu xanh: cảnh báo sản lƣợng mới <70% sản lượng trung bình 3
tháng liền kề.
B3: Nhập số liệu các điểm đo không có số liệu hoặc chỉnh sửa số liệu các điểm đo
không hợp lý bằng cách chỉnh sửa cột Chỉ số mới. Sau đó bầm vào nút Lƣu ở góc dưới
bên phải.

B4: Khi mọi chỉnh sửa đã hoàn tất, nhấn và để lấy file .xml mới
về.
7.1.7.2 Cập nhật dữ liệu GIS
 Mục đích: Hỗ trợ các đơn vị triển khai GIS dễ dàng upload dữ liệu tọa độ của trạm
triển khai GIS lên cơ sở dữ liệu bằng file Excel chứa danh sách cột/trụ và tọa độ cột/trụ
của trạm.
 Giao diện chức năng: CÔNG CỤ HỖ TRỢ/Cập nhật dữ liệu GIS
Trang 89/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

 Giao diện chính:

 Trình tự thực hiện:


B1: Chọn đơn vị điện lực chứa trạm cần cập nhật dữ liệu.
B2: Chọn trạm cần cập nhật dữ liệu lên GIS.
B3: Chọn file Excel (file Excel định dạng .xls của Excel 1997-2003).
B4: Sau khi bảng dữ liệu được hiển thị, kiểm tra lại thông tin. Sau đó chọn Cập
nhật lên GIS. Dữ liệu GIS sẽ được cập nhật vào database.
7.1.7.3 Ghép file XML
 Mục đích: Hỗ trợ các đơn vị ghép file chỉ số từ RF-SPIDER và file ghi chỉ từ
Handheld lại thành một file duy nhất để gửi lên CMIS.
 Giao diện chức năng: CÔNG CỤ HỖ TRỢ/ Ghép file XML
 Giao diện chính:

 Trình tự thực hiện:

B1: Chọn file đã lấy số liệu xuất ra từ RF-SPIDER


B2: Chọn file đã ghép bằng HandHeld
B3: Ghép 2 file thành 1

Trang 90/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

7.1.7.4 Tài liệu kỹ thuật công tơ


 Mục đích: Hỗ trợ xem các tài liệu kỹ thuật công tơ, thiết bị và giải pháp do Trung
tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực Miền Trung (CPC EMEC) nghiên cứu, phát
triển và sản xuất.
 Giao diện chức năng: CÔNG CỤ HỖ TRỢ/ Tài liệu kỹ thuật công tơ
 Giao diện chính:

7.2 Hệ thống bản đồ lƣới RF-SPIDER GIS


7.2.1 Nhu cầu
Công tác theo dõi hiện trạng lưới điện, quản lý vận hành lưới điện một cách trực
quan thông qua công cụ bản đồ số mang lại nhiều tiện ích. Hệ thống RF-SPIDER GIS
được xây dựng để phục vụ công tác này. Đây là một tiện ích được cung cấp miễn phí
tùy theo nhu cầu của từng khách hàng, đơn vị nhằm mang đến cho các khách hàng một
tiện ích giúp cho công tác quản lý, vận hành hiệu quả hơn.
7.2.2 Hiện trạng
Sau khi lắp đặt lưới RF-SPIDER thì nhu cầu về quản lý hiện trạng lưới bằng
công cụ trực quan bản đồ số là một nhu cầu thực sự cần thiết và rất hiệu quả trong việc
theo dõi vận hành lưới RF-SPIDER cũng như một số công tác quản lý vận hành lưới

Trang 91/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

khác đặc biệt là việc giám sát toàn bộ hệ thống lưới của từng TBA. Đang xây dựng
hoàn chỉnh hiện trạng lưới RF-SPIDER trên nền bản đồ Google maps theo hệ tọa độ
WGS-84.
7.2.3 Cách thức thực hiện
Để thực hiện việc theo dõi hiện trạng lưới RF-SPIDER trên bản đồ số, ở đây là
bản đồ nền Google maps hoàn toàn miễn phí. Do đó, hệ tọa độ được sử dụng theo tiêu
chuẩn WGS-84.
Qui trình thực hiện bao gồm các bước sau:
- B1: Chuẩn hóa mã trụ của các khách hàng trong hệ thống CMIS.
- B2: Nhấn tọa độ các Cột, theo thứ tự của Xuất tuyến/Lộ trình tương ứng, dữ liệu
tọa độ theo template như hình dưới (bắt buộc bấm vị trí TBA); Tạo liên kết Xuất
tuyến, file Template như hình dưới:

Trong đó:
+ MA_COT: Là Mã của cột hiển thị trên bản đồ.
+ TEN_COT: Là định nghĩa về cột các mã tương ứng.
+ DEN_COT: Là cột liên kết với cột ở MA_COT. Trường hợp cột ở MA_COT
liên kết với nhiều cột thì các cột liên kết được nhập vào DEN_COT với định dạng
COT_LK_1$COT_LK_2$COT_LK_3 … Ví dụ cột A liên kết với các cột B, C, D thì
tương ứng với MA_COT là A – giá trị ở cột DEN_COT là B$C$D
- B3: Cập nhật file excel dữ liệu tọa độ cột lên cơ sở dữ liệu RF-SPIDER GIS thông
qua chức năng Upload dữ liệu GIS bằng file Excel trên web SPIDER:
- B4: Truy cập vào trang GIS theo địa chỉ: http://spider.cpc.vn/GIS
- B5: Đăng nhập (nếu cần thiết). Chọn đơn vị cần xem bản đồ GIS rồi chọn Truy
cập.

Trang 92/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

7.2.4 Hƣớng dẫn khai thác, sử dụng


- Giao diện trang SPIDER GIS (hình: GIS của Điện lực Đông Hà):

7.2.5 Các chức năng


a. Xem thông tin điểm đo tại trụ:
Khi Click vào 1 trụ trên bản đồ. Nếu trụ đó có chứa khách hàng, trụ sẽ bung ra cái
điểm đo của khách hàng tại trụ. Đồng thời bảng thông tin khách hàng sẽ hiển thị bên
trái màn hình:

Trang 93/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Click vào tên khách hàng để xem thông tin cơ bản về điểm đo khách hàng. Hoặc
click vào dấu tròn trắng tại trụ để xem thông tin của điểm đó.

Click vào “Xem chi tiết” để xem thông tin lịch sử sử dụng điện và lịch sử thông tin
hóa đơn:

.
Trang 94/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

b. Đánh dấu và hiển thị 1 trạm bất kỳ:


Có thể chọn 1 trạm bất kỳ để hiển thị được rõ hơn. Có 2 cách:
- Chọn trạm trong danh sách trạm của Combobox:

- Hoặc click vào cột Trạm biến áp của 1 trạm cần xem trên bản đồ.
- Kết quả: Các cột của trạm được chọn sẽ được đánh dấu và hiển thị dễ nhìn hơn các
trạm còn lại.

c. Tìm khách hàng theo tên/mã khách hàng/địa chỉ:


Tại ô Tìm khách hàng, nhập tên khách hàng hoặc mã khách hàng hoặc địa chỉ
khách hàng. Nếu khách hàng được tìm thấy hoặc tìm thấy kết quả gần đúng với khách
hàng cần tìm, ô sẽ hiển thị ra danh sách các khách hàng có tên hoặc mã khách hàng
hoặc địa chỉ gần đúng với tìm kiếm.

Trang 95/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Chọn khách hàng rồi click vào Tìm khách hàng này, trang SPIDER GIS sẽ di
chuyển đến vị trí của khách hàng đã tìm kiếm và hiển thị thông tin chi tiết về khách
hàng đó cũng như đánh dấu sơ đồ trạm mà khách hàng đó thuộc về.

d. Bật mã cột:
Hiển thị mã cột của tất cả các cột để tiện theo dõi khi nhân viên điện lực đang đi
tối ưu ở lưới điện.
e. Bật cảnh báo:
Hiển thị cảnh báo trạm có công tơ Offline. Hiển thị cảnh báo tại cột có công tơ
Offline khi chọn trạm. (Chức năng đang tiếp tục phát triển).
f. Chỉ đƣờng đến tọa độ:

Trang 96/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

Chức năng hỗ trợ người đi tối ưu lưới. Tại bảng thông tin của khách hàng. Chọn
Chỉ đƣờng đến tọa độ. Trang google maps sẽ được gọi và dẫn đường từ địa điểm của
người sử dụng đến vị trí của cột cần dẫn đến.

g. Công cụ hỗ trợ biên tập dữ liệu:


Có 2 cách truy cập:
- Sau khi chọn trạm từ combobox. Click vào Sửa vị trí ở góc dưới bên trái trang
GIS.
- Hoặc: Click phải chuột vào trụ Trạm biến áp, chọn Sửa vị trí cột để đến trang
chỉnh sửa.
- Nhập mật khẩu hoặc đăng nhập (nếu có).
- Giao diện trang chỉnh sửa:

- Tại trang chỉnh sửa. Có thể di chuyển để chỉnh sửa vị trí cột nếu không đúng.
- Sau khi chỉnh sửa xong, nhấn Lƣu ở góc dưới bên trái để lưu lại dữ liệu chỉnh sửa.
Nếu quá trình lưu thành công sẽ hiển thị thông báo lưu thành công:

Trang 97/98
Hướng dẫn khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống RF-SPIDER

- Có thể chọn Xuất file tọa độ để xuất ra file excel tọa độ hiện tại của trạm dưới
dạng file Excel, cấu trúc tương tự file excel được upload lên.

Trang 98/98

You might also like