You are on page 1of 36

PHẦN 1: CHỈ HUY HỢP XƯỚNG ĐÌNH KHIÊM

1/Tư thế của người chỉ huy:

1.1/Tư thế đầu: Người chỉ huy phải đứng sao cho mặt luôn hướng về phía ca viên,
tránh so vai, rụt cổ, hoặc gục đầu quá thấp.

1.2/Tư thế chân: Tư thế tự nhiên nhất 2 bàn chân cách nhau 20 cm, bàn chân có
thể song song hay một chân hơi nhích lên trên một chút.

1.3/Tư thế tay: Không được để khuỷu tay lên quá cao, cũng không khép chặt 2
cánh tay.

Tư thế tốt nhất là 2 tay hơi xa thân mình về phía trước , từ khuỷu tay đến ngón
tay giơ trên một mặt phẳng nằm ngang với thắt lưng.

2/Sơ đồ đánh nhịp: Người chỉ huy nên hình dung có 2 mặt phẳng vuông góc
nhau.

Mặt phẳng đứng (đối diện người chỉ huy) dùng để vẽ hướng đi của các động tác

Mặt phẳng ngang vuông góc mặt phẳng đứng là nơi điểm phách rơi trên đó.

2.1/Nhịp 2 phách: 2/2, 2/4

Phách 1: từ trên đánh xuống,tới điểm rơi thì nảy ra ngoài theo đường cong.

Phách 2: tay đưa lên cao theo chiều ngược lại phách 1 .

Sơ đồ đánh nhịp 2 căn bản

.
. Tay trái Tay phải

Video 1: coming soon


Thực tập bài :

Đặc biệt trong âm nhạc Viết Chung: Kỹ thuật đánh phân phách trong từng nhịp,
chia mỗi phách thành nhiều phần nhỏ hơn, phân 2 hay phân 3….

Sơ đồ đánh nhịp 2 phân phách

,
. Tay trái Tay phải

Video 2: coming soon


2.2/Nhịp 3 phách: 3/4 , 3/8 Sơ đồ nhịp 3 căn bản
2.3/Nhịp 4 phách: 4/4

Sơ đồ nhịp 4 căn bản

.
. Tay trái Tay phải
2.4/Nhịp 6/8: Sơ đồ nhịp 6/8

. Tay trái Tay phải

Thực tập : phách 1 (phân 3: 1 2 3) phách 2 (phân 3: 1 2 3)


GIỚI THIỆU : Nhịp 5 phách

Nhịp 6 phách

3./Động tác lấy đà: chuẩn bị diễn tấu của một phách nào đó trong nhịp.

Thời gian động tác lấy đà : 1 phách 0,5 phách hay 1,5 phách

Đặc điểm của động tác lấy đà: Chuẩn bị ý thức bắt đầu đồng diễn, chuẩn bị hơi
thở. Quy định tốc độ. Quy định âm lượng, cường độ của âm thanh…

3.1/Khởi tấu vào phách 1 : Tay chuẩn bị ở phách thứ 2

Video 3: coming soon


3.2/Khởi tấu sau phách 1 nửa phách: Tay chuẩn bị ở phách thứ 2

Video 4: coming soon


3.3/Khởi tấu vào phách 2: Tay chuẩn bị ở phách thứ 1

Video 5: coming soon


3.4/ Khởi tấu sau phách 2 nửa phách Tay chuẩn bị ở phách thứ 1

Video 6: coming soon


4./Kỹ thuật điều khiển cường độ thay đổi: crescendo (to dần), diminuendo (khẽ
dần) mạnh đột ngột (sf) nhẹ đột ngột (sp).

4.1/Khi điều khiển đoạn nhạc crescendo kéo dài trong nhiều nhịp hay trong phạm
vi một nhịp tay phải chỉ huy thay đổi biên độ lớn dần, tay trái nâng từ dưới lên.

Ví dụ :Biểu diễn p – mp – mf – f trong vòng 4 ô nhịp.

Ô thứ 1 biểu diễn sắc thái p ta sử dụng ngón tay để vẽ nhịp.

Ô thứ 2 biểu diễn sắc thái mp ta sử dụng từ cổ tay đến ngón tay để vẽ nhịp.

Ô thứ 3 biểu diễn sắc thái mf ta sử dụng từ khuỷu tay để vẽ nhịp.

Ô thứ 4 biểu diễn sắc thái f ta sử dụng cả cánh tay để vẽ nhịp.

4.2/Khi điều khiển đoạn nhạc diminuendo thì ngược lại nhịp tay phải chỉ huy thay
đổi biên độ nhỏ dần, tay trái kéo từ trên xuống.

Thực tập crescendo trong 4 ô nhịp với sơ đồ nhịp 4/4 và ngược lại decrescendo

p mp mf f

Thực tập crescendo trong 1 ô nhịp với sơ đồ nhịp 4/4 và ngược lại decrescendo

Video 7: coming soon

Thực tập :
4.3/Điều khiển cường độ thay đổi đột ngột: thì phải báo trước một phách.
Thực tập mạnh đột ngột bài: Sao Người gọi tôi

Video 8: coming soon

5./Kỹ thuật đánh đảo phách:


Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Video 9: coming soon

6./Kỹ thuật nốt chấm dôi: đánh phân phách ở phách 2 (khi biểu diễn gặp nốt
chấm dôi, kỹ thuật hát ta phải đẩy âm, tay trái nâng từ dưới lên).

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Video 10: coming soon

7./Kỹ thuật điều khiển nốt ngân: tay trái giữ nguyên, tay phải vẽ nhịp mờ nhạt.

Video 11: coming soon

Thực tập 5./6./7./


8./Kỹ thuật đánh staccato: là kiểu đánh nhịp dùng động tác nhanh thẳng, chỉ
dùng cổ tay di chuyển nhanh từ phách này sang phách khác. Tránh dùng cánh tay
dưới.

Video 12: coming soon

9./ Kỹ thuật đánh marcato: giống như staccato nhưng mạnh mẽ vững chắc có
dừng trên mỗi phách, biên độ rộng gấp ba kiểu staccato. Có thể dùng thêm chuyển
động của cánh tay dưới.

Sơ đồ tay nhịp đánh stacco và Marcato nhịp 2-3-4

Video 13: coming soon


Thực tập Kỹ thuật đánh staccato
Thực tập Kỹ thuật đánh marccato
10./Kỹ thuật đánh legato: là kiểu đánh nhịp dùng những đường cong và liên tục:
nhịp 2 nhịp 3 nhịp 4

Video 14: coming soon


11./Chức năng của tay trái:

* Diễn tả crescendo: Tay phải đánh biên độ lớn dần, tay trái ngửa ra đưa từ
dưới lên.

* Diễn tả decrescendo: Tay phải đánh biên độ nhỏ dần, tay trái úp xuống
từ trên cao hạ xuống.

* Khi hát dấu chấm dôi, tay trái nâng từ dưới lên để hợp xướng đẩy âm nốt
chấm dôi.

* Điểm bè: cho các bè bên tay trái của chỉ huy.

* Ngoài ra báo hiệu kết bài, hay vào phiên khúc 1,2…

12./Kỹ thuật KẾT bài: gồm 2 động tác chuẩn bị DỪNG chuẩn bị KẾT.

Video 15: coming soon


PHẦN 2: KỸ THUẬT CHỈ HUY HỢP XƯỚNG-VIẾT CHUNG
Bài 1: đọc nốt đúng nhịp Đồ Sol Mi Sol Sol Sol Đồ

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 ( Đồ - Mi - Sol - Đồ)

Tay phải đánh phách 2 ( - Sol - Sol - Sol Đồ)

Video 16: coming soon

Bài 2: đọc nốt đúng nhịp Đồ- Sol Sol Mi- Sol Sol Sol- Sol Sol Đồ

. Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 ( Đồ - Mi - Sol - Đồ )

Tay phải đánh phách 2 phân phách ( -Sol Sol - Sol Sol - Sol Sol Đố)

Video 17: coming soon


Bài 3: đọc nốt đúng nhịp ( Đồ Sol Sol- Mi Sol Sol-Sol Sol Sol- Đồ)

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 ( Đồ - Mi - Sol - Đồ)

Tay phải đánh nửa phách 1 phách 2 ( Sol So l- Sol Sol - Sol Sol- Đố)

Video 18: coming soon

Bài 4: đọc nốt đúng nhịp ( Đồ Sol Sol Sol Mi Sol Sol Sol Sol Sol Sol Sol Đồ)

, Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 ( Đồ - Mi - Sol - Đồ)

Tay phải đánh nửa phách 1+phách 2 phân phách

( Sol Sol Sol - Sol Sol Sol - Sol Sol Sol Đồ)

Video 19: coming soon


Bài 5: đọc nốt đúng nhịp Đồ Sol Sol Mi Sol Đồ Rê Sol Sol Đô

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 phách 3 ( Đồ - Sol Mi - Đồ Rê - Sol Đô)

Tay phải đánh phách 2 (- Sol - Sol - Sol - Mi)

Video 20: coming soon

Bài 6: đọc nốt đúng nhịp Đồ- Sol La Sol- Mi- Sol La Sol- Rê- Sol La Sol- Đô

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 phách 3 ( Đồ - Sol Mi - Sol Rê - Sol Đô)

Tay phải đánh phách 2 phách 3 ( - Sol La Sol- Sol La Sol - Sol La Sol Đô)

Video 21: coming soon


Bài 7: Đồ Sol Sol La Sol- Mi Sol Sol La Sol- Rê Sol Sol La Sol- Đô

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái đánh phách 1 phách 3- Tay phải đánh nửa phách 1 phách 2 phách 3

Video 22: coming soon

Thực tập bài


Bài 8: đọc nốt đúng nhịp (Đô Sol Sol Sol Mi Sol Đô Sol Rê Sol Sol Si Đô)

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 phách 2 (Đô - Sol - Mi – Đô - Rê - Sol - Đô)

Tay phải đánh nửa phách 1 nửa phách 2 (- Sol - Sol - Sol - Sol - Sol - Si Đô)

Video 23: coming soon

Bài 9: đọc nốt đúng nhịp (FaFa ĐôĐô LaLa ĐôĐô ĐôĐô ĐôĐô Fa)

. Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh phách 1 phân phách (FaFa - - LaLa - - ĐôĐô - - Fa)

Tay phải đánh phách 2 phân phách ( - - ĐôĐô - - ĐôĐô - - ĐôĐô Fa)

Video 24: coming soon


Thực tập bài
Bài 10: đọc nốt đúng nhịp (Fa Fa Đô Đô LaLa Đô Fa Sol Sol Đô Đô Fa)

Sơ đồ tay nhịp

Tay trái Tay phải

Tay trái đánh đảo phách , Tay phải đánh phân phách

Video 25: coming soon

Bài 11: đọc nốt đúng nhịp (Fa Đô Đô Đô La Đô Đô Fa Sol Đô Đô Đô Fa)

Sơ đồ tay nhịp

, , Tay trái Tay phải

Tay trái đánh (Fa - - Đô Là - - Fa Sol - - Đô Fa)

Tay phải đánh (- Đô Đô - - Đô Đô - - Đô Đô - Fa)

Video 26: coming soon


Thực tập bài :
Bài 12: đọc nốt đúng nhịp SolLaSiĐô- ĐôRêMiFa- LaSiĐôRê- RêMiFaSol-
SiĐôRêMi-Sol-Đô-

Bài tập : Khởi tấu vào phách 2(2 bè luân phiên)

Video 27: coming soon


Bài 13: đọc nốt đúng nhịp Sol La Sol Đô- Mi Rê Đô Fa- La Si La Rê- Fa Mi Rê
Sol-Đô Si- Đô

Bài tập : Khởi tấu vào sau phách 1 nửa phách (2 bè luân phiên).

Video 28: coming soon


Bài 14: đọc nốt đúng nhịpSolLaSiLaMiĐồRêMiLaSiĐôRêĐồRêMiFaRêSiĐô

Bài tập : Khởi tấu vào phách 1(2 bè luân phiên).

Video 29: coming soon


Bài 15: đọc nốt đúng nhịpSolMiĐồRêSolMiĐồRêĐốLaSolLaSolĐồ

Bài tập : Khởi tấu vào sau phách 2 nửa phách (2 bè luân phiên).

Video 30: coming soon


Bài 16:Đọc nốt sol la sol mi fa mi/ đô rê đô fa sol fa /rê mi rê sol la sol /mi rê si/
la sol fa mi fa rê/ đô.

Bài tập : Khởi tấu vào phách 1 và phách 2(2 bè luân phiên).

Một số bài mẫu :


1/Trước nhan Chúa
Video 31: coming soon

2/Quanh bàn thánh


Video 32: coming soon

3/ Dâng dâng lên


Video 33: coming soon

4/Trong cánh tay mẹ hiền


Video 34: coming soon

5/Hãy lắng nghe (nhịp 4/4)


Video 35: coming soon

6/Noi gương Thánh gia (nhịp 6/8)


Video 36: coming soon

7/Thăm viếng
Video 37: coming soon
LỜI KẾT
Giáo án này được biên soạn để học từ xa, học qua Video, nội dung biên
soạn phụ họa thêm cho phần Video, nên tôi chỉ đưa ra các vấn đề đơn
giản, không giải thích cầu kỳ, để bạn có thể tự học.
PHẦN 2 khi thực hành (tay trái – tay phải) tay trái đánh những nốt đuôi
nhạc quay xuống, tay phải đánh những nốt đuôi nhạc quay lên trên. Sau
khi nhuần nhuyễn, bạn hãy đổi tay (tay phải – tay trái) ) tay phải đánh
những nốt đuôi nhạc quay xuống, tay trái đánh những nốt đuôi nhạc
quay lên trên. Khi điều khiển 2 tay úp xuống, 2 tay mở ra hướng lên chỉ
khi âm nhạc hùng tráng, mạnh mẽ.
Bạn hãy học xong kỹ thuật rồi mới vào bài hát. Vì đây là giáo án nên
tôi đưa ra ví dụ để các bạn thấy giữa học và hành có liên quan với nhau.
Khi học xong chương trình này, bạn đã có trong tay 16 chìa khóa bước
vào âm nhạc VIẾT CHUNG một cách tự tin.
Mỗi một phách đánh nhịp có một điểm rơi, bạn hãy tập thuần thục -kỹ
thuật này để điều khiển những tác phẩm có tiết tấu nhanh-vui nhộn và
điểm bè rất hiệu quả. Kỹ thuật đánh nhịp có điểm rơi giúp ta chủ động
tiết tấu nhanh chậm của bài hát.
Kỹ thuật phân phách chỉ phù hợp những tác phẩm có tiết tấu vừa và
chậm.
Muốn dàn dựng tác phẩm lớn của VIẾT CHUNG bạn hãy bắt đầu
những tác phẩm nhỏ.
Âm nhạc VIẾT CHUNG bắt nguồn từ thơ ca, nên càng hát bạn càng
yêu thích.
Bất cứ một tác phẩm nào của VIẾT CHUNG đều phải khai thác Kỹ
thuật crescendo và decrescendo. Kỹ thuật đẩy âm nốt đen chấm (nốt
chấm dôi). Kỹ thuật luyến láy tiếng Việt (hát nốt hoa mỹ)…. cộng với
kỹ thuật điều khiển hợp xướng VIẾT CHUNG là bạn đã thành công
90% tác phẩm.
Âm nhạc VIẾT CHUNG viết cho người Việt Nam, nên cao độ và hòa
âm được nhạc sỹ VIẾT CHUNG nghiên cứu viết cho người Việt Nam.
Bên cạnh đó giai điệu quê hương 3 miền được nhạc sỹ VIẾT CHUNG
khai thác triệt để. Nếu bạn dàn dựng hợp xướng nhạc Tây phương bạn
chỉ đứng thứ 100 đến 10…0000. Còn dàn dựng hợp xướng nhạc VIẾT
CHUNG bạn có thể đứng vị trí số 2 thế giới. Bạn không tin thử lấy
youtube ca đoàn Việt Nam hát HALLELLUJA của GF Handel so sánh
với ca đoàn Tây phương bạn sẽ rõ, tầm cữ giọng-âm lượng độ vang cân
đối giữa các bè của ca viên Việt Nam thua xa.
Khi đứng chỉ huy hợp xướng trong thánh lễ bạn không nên hát chung
với ca đoàn, vì khuôn mặt bạn phải biểu hiện vui buồn của tác phẩm và
lấy hơi cho ca đoàn khi vào đoạn nhạc mới, nếu bạn thích hát nên đứng
chung với ca đoàn, lúc này bạn nên nghỉ ngơi vì bạn đã hát quá nhiều
lúc tập hát cho ca đoàn rồi. Làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe,
khi bạn hết làm việc-bệnh tật không ai thương bạn đâu.
Bạn nên học hòa âm và tìm hiểu sáng tác nào dùng cho ca đoàn đồng
giọng hay ca đoàn dị giọng. Hiện nay có nhiều nhạc sỹ không chuyên
sáng tác giai điệu hay nhưng hòa âm không chuẩn, khi ta dàn dựng cho
ca đoàn sẽ không có hiệu ứng cộng hưởng âm thanh, nghe nhạt nhẽo.
Đây là môn học CHỈ HUY HỢP XƯỚNG do đó khi đứng trên bục chỉ
huy, bạn đừng để cho HỢP XƯỚNG CHỈ HUY bạn, bạn phải có bản
lĩnh, bạn không phải là máy đánh nhịp, vì khi ca đoàn hát tồi, lỗi không
phải ở ca viên, bạn phải chịu mọi trách nhiệm về mình.
Bạn nên tập hát trên cây đàn Piano, để âm thanh được chuẩn xác, nhạc
Viết Chung mới đạt đến đỉnh cao.
Bạn nên học Piano cổ điển, vì kỹ thuật trong Piano sẽ bổ trợ cho tay
nhịp của bạn.
Bạn nên tham khảo các youtube của các chỉ huy nổi tiếng thế giới để
học hỏi thêm kinh nghiệm.
Nếu có thể bạn nên tìm một SƯ PHỤ từng du học nước ngoài để nâng
cao tay nghề, vì ở họ bạn tìm được chuẩn mực đánh nhịp quốc tế.
Giáo trình này chủ yếu trình bày kỹ thuật tay nhịp cơ bản, những kỹ
thuật khó không dạy qua youtube được, để tìm hiểu thêm các vấn đề
khác bạn tham khảo thêm tài liệu chuyên môn.
Sau khi học xong, nếu có thể bạn học trực tiếp với tôi 2 hay 3 buổi để
tôi truyền thụ thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn, giúp bạn thành công
hơn.
Mọi thắc mắc bạn hãy gọi điện thoại – Zalo để được giải đáp.
Điện thoại liên hệ 0902606669
Kết bạn Zalo 0902606669
Để kết bạn Zalo nhớ nhắn tin có chữ VIẾT CHUNG, tôi không kết bạn
với người lạ.
Tài liệu tham khảo : Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng-MINH CẦM
Giáo trình ca trưởng của nhạc sỹ VIẾT CHUNG.

You might also like