You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 11

MÔN: NGỮ VĂN


A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:
Phần I. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
I. ĐỌC HIỂU
1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ:
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng
sức gợi hình gợi cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi
hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con
người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy
nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với
nó.
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm
giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái
dí dỏm hài hước…
2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
* Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể
một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết
thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc
khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản
chất của con người và cuộc sống.
* Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể
hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết
được thế giới nội tâm của con người.
* Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới
xung quanh.
* Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục
người khác đồng tình với ý kiến của mình.
* Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải…một cách chính xác và khách
quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh
lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...

* Hành chính - công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với
nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa
nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.
3. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ:
*- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp
sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao
tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của
mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...
Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ
*- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn
chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân.
PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian
giao tiếp.
*- Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh vực
thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu
thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
II. LÀM VĂN:
Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ
A. Vài nét về tác giả – tác phẩm.

1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)


a. Cuộc đời:
- Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
- Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh tế. Đặc điểm ấy để lại
dấu ấn rõ nét trong sáng tác của ông.
b. Quan điểm sáng tác:
- “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những
thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa
tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên
trong sạch và phong phú hơn.”
Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng
nghiêng về hiện thực mà “Hai đứa trẻ” là một minh chứng cho điều đó.
c. Đặc điểm sáng tác.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn với một lối viết riêng: truyện của ông thường
không có cốt truyện, li kì, đặc biệt.
- Các tình huống truyện, sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm
trạng. (Các nhân vật thường ít nói năng, hành động. Vì thế truyện ngắn của ông
được gọi là truyện ngắn tâm tình giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ)
- Ông là nhà văn mở đường cho kiểu viết truyện ngắn không có cốt truyện li
kì.
- Thế giới nhân vật trong truyện của ông thường là lớp trí thức nghèo khổ ở
những làng quê nghèo, phố huyện nghèo khổ.
- Không khí chung trong nhiều truyện ngắn của ông thường có nét buồn, tiêu điều,
xơ xác. Sự sống như tàn lụi, mòn mỏi.
Các đặc điểm trên được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
2. Tác phẩm:
- Là truyện ngắn được in trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938. Đây là
tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất trong phong cách viết truyện ngắn của Thạch
Lam.
B. Đọc – hiểu tác phẩm
1. Phần 1: Từ đầu … tiếng cười khanh khách nhỏ dần về cuối làng: Cảnh phố
huyện lúc chiều xuống.
(Tác giả tập trung thể hiện tâm trạng buồn man mác, mơ hồ, khó hiểu của
chị em Liên trước cảnh ngày tàn.)
2. Phần 2: “Trời đã bắt đầu đêm… tâm hồn Liên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ
hồ không hiểu”: Cảnh phố huyện trong đêm tối.(Tác giả tập trung mô tả tâm
trạng buồn khắc khoải trong cảnh đời chờ mong ước một cái gì tốt đẹp, tươi
sáng hơn cho cuộc sống leo lét, tù đọng trong hiện tại.)
3. Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh phố huyện nghèo lúc đoàn tàu từ Hà Nội về và tâm
trạng của Liên.
(Đó là buồn thấm thía về cuộc sống mỏi mòn không thể đổi thay còn những gì
tốt đẹp, tươi sáng mà hai chị em Liên mong ước chỉ là kì vọng quá xa xôi giống
như một đoàn tàu từ Hà Nội về vụt qua phố huyện.)

Nhận xét chung: Bố cục 3 phần của câu truyện đều tập trung lí giải lí do
thức đợi được nhìn chuyến tàu từ Hà Nội về.
II. Nội dung tác phẩm:
1. Tác phẩm tập trung thể hiện cuộc sống lụi tàn leo lét của những kiếp người
sống nghèo đói không ánh sáng, không hạnh phúc, không tương lai.
- Mở đầu là cảnh ngày tàn: mặt trời trong buổi chiều ấy được tác giả ví như hòn
than sắp tàn, dãy tre làng trcs mặt đen lại, tiếng trống thu không...Đó là những h/a,
âm thanh báo hiệu một ngày sắp kết thúc.
- Đồng điệu với ngày tàn là chợ tàn: mọi người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, trên
mặt đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía…
- Cuối cùng hiện lên giữa cái không gian và thời gian tàn tạ ấy là những mảnh
đời, những kiếp người cũng tàn tạ:
+ Những đứa trẻ đi nhặt rác, tiếp đó là hình ảnh bà cụ Thi điên xuất hiện – người
điên thì cuộc đời cũng gần như tàn tạ, vô nghĩa.
+ Gánh hàng nước của mẹ con chị Tí với một gia tài còm cõi, ngày chị thì đi bắt
cua, bắt ốc, đêm đến dọn hàng nước nhưng cũng như mọi hôm, hai mẹ con chị
cũng không hi vọng vì chi thốt lên: “Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.”
+ Gánh phở của bác Siêu xuất hiện bằng hình ảnh có vẻ như tươi sáng, đáng giá
nhất nhưng lại ế ẩm vì quá xa xỉ, nhiều tiền, không phải ai cũng mua được.
+ Gia đình bác xẩm với tiếng đàn ế ẩm không có người nghe.
+ Nổi bật lên giữa những mảnh đời ấy là hình ảnh hai chị em Liên. Mặc dù họ có
một gian hàng để bán nhưng gia tài chẳng đáng bao nhiêu. Với gia tài như thế, họ
cũng không hi vọng có một cuộc sống khá giả hơn.
* NX chung:
- Có thể nói mỗi con người xuất hiện trong câu truyện đều có một cảnh ngộ
riêng nhưng mang một đặc điểm chung là tất cả đều sống trong mòn mỏi, buồn
chán, bế tắc, không một chút hi vọng gì về cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng hơn
nhưng điều quan trọng nhất là tất cả những mảnh đời ấy, cảnh ngộ ấy đã hiện lên
qua cái nhìn thương cảm của nhà văn.
- Tất cả được thể hiện rất rõ qua cách hành văn, qua những chi tiết tưởng
như ngẫu nhiên: mùi vị của đất, cảnh chợ tàn, hai đứa trẻ nghĩ đến bát phở…đặc
biệt là chi tiết ánh đèn leo lét nơi ngọn đèn hàng nước của chị Tí cứ láy đi láy lại
(xuất hiện 7 lần trong tác phẩm) tạo ra ở người đọc nỗi thương cảm trong khi đó
hiện tại là một màn đêm dày đặc đầy bóng tối. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh ngọn
đèn ấy gây một ấn tượng day dứt cuối cùng đi vào giấc ngủ của chị em Liên: “Liên
thấy mình sống giữa bao sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ
chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
2. Nhịp sống ở phố huyện nghèo trong câu truyện cứ lặp đi lặp lại một cách
quẩn quanh đơn điệu, tẻ nhạt và tù túng:
- Chị em Liên chiều nào cũng ngồi đếm tiền dù họ chẳng bán được bao nhiêu, ngày
nào cũng ngồi trên chiếc chõng sắp tàn và đêm nào cũng kiên nhẫn thức chờ đợi để
được nhìn tàu từ Hà Nội về.
- Mẹ con chị Tí dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng
- Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt để trước mặt, nhưng bác
chưa hát vì chưa có khách nghe thì thỉnh thoảng góp chuyện bằng tiếng đàn bầu bật
trong yên lặng.
+ Cảnh sống của họ thật bấp bênh, bế tắc. Chừng ấy người trong bóng tối ngày này
qua ngày khác cứ sống trong sự quẩn quanh, tẻ nhạt ấy. Đó là lối sống mà Xuân
Diệu từng viết: “Hết cơm mai rồi lại cơm chiều”.
+ Đó là cuộc sống của những con người trong ao đời bế tắc, tù túng nhưng cũng
chính đó lại là lí do thức đợi tàu của bằng ấy mảnh đời nơi phố huyện nghèo bởi
chuyến tàu đêm từ Hà Nội về như đem đến cho họ một thế giới khác hẳn. Đó là
hình ảnh của một cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc hơn mà họ mong ước, hi vọng
và hướng tới.
- Qua đó ta thấy được cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng với những khát vọng, ước
mơ đổi đời của những mảnh đời nghèo khổ, lam lũ trong phố huyện nghèo mặc dù
hi vọng đó chỉ mong manh mơ hồ như chuyến tàu vụt qua. Nó quá xa vời, vô vọng
như ánh sao trên trời không thể vươn tới.
3. Tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên.
a. Lí do thức đợi tàu:
- Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vì đó là hình ảnh của tuổi thơ
hạnh phúc trong quá khứ đã mất. Nay được nhìn đoàn tàu, hai chị em Liên tưởng
như đang được sống lại trong giây lát tuổi thơ hạnh phúc đã mất.
- Vì đó là hình ảnh của một thế giới khác hẳn csống tăm tối nơi phố huyện. Đó là
h/ả của tương lai cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc mà hai đứa trẻ hằng mong ước,
chờ đợi. Bởi thế mà khi đoàn tàu đi rồi “Liên vẫn lặng theo mơ tưởng”.
- Được nhìn thấy chuyến tàu đêm vì đó là nhịp sống sôi động cuối cùng của một
ngày.
- Hai chị em còn thức đợi tàu để có thể bán thêm một ít hàng cho hành khách theo
như lời của mẹ.
b. Ý nghĩa của tâm trạng thức đợi tàu:
- Chuyến tàu đêm là biểu tượng cho sự sống có ánh sáng, có hạnh phúc, nó hoàn
toàn đối lập với cuộc sống mỏi mòn, quẩn quanh, bế tắc của người dân phố huyện.
=> Qua tâm trạng thức đợi tàu, Thạch Lam đã thể hiện thái độ trân trọng, thương
cảm đối với những kiếp người nhỏ bé sống trong nghèo nàn, tăm tối. Qua tâm
trạng đó, nhà văn như muốn lay tỉnh những con người đang sống trong buồn chán,
quẩn quanh, bế tắc: “Hãy nỗ lực vươn lên một cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc”.
Ông hi vọng họ không chấp nhận, không cam chịu sống trong ao đời tù túng, mòn
mỏi nơi phố huyện mà hãy chờ đợi, hi vọng hướng tới một cuộc sống hạnh phúc,
tươi sáng hơn. Đó cũng là niềm tin của nhà văn: cho dù họ sống trong tù túng, mòn
mỏi thì họ vẫn không mất đi khát vọng hướng tới cuộc sống hạnh phúc.
Mặt khác, nhà văn đã lên tiếng tố cáo, lên án XH đã vùi dập, đẩy con người
vào csống tăm tối, nhất là trẻ thơ. Cuộc sống đó khác nào mảnh đất cằn cỗi mà hai
chị em Liên như hai mầm non mọc trên đó sẽ ra sao? Nó sẽ tàn héo. Nhà văn lên
tiếng đòi thay đổi cuộc sống, đem lại cho những đứa trẻ cuộc sống xứng đáng hơn,
có hạnh phúc, có tương lai.
4.Nhà văn còn thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước,
thiên nhiên.
- Qua câu truyện, tác giả đã dựng lên cái gần gũi, thân thiết, gợi cảm.
- Các nhân vật trong tp dù sống trong cuộc sống tù đọng, leo lét, mòn mỏi vẫn thiết
tha với cuộc sống nơi phố huyện: “Một mùi ẩm thấp bốc lên, hơi nóng của ban
ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của
đất, của quê hương này”.
- Dù sống trong nghèo khổ, lam lũ, hai đứa trẻ vẫn thiết tha ngắm sao,tìm sông
Ngân Hà và con vịt theo sau ông thần Nông, ngắm những đợt hoa bàng rơi khe
khẽ, vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những
cành cây.
>>> Đó là những hình ảnh của quê hương, đất nước rất thân thuộc quanh ta nhưng
qua cách hành văn nhẹ nhàng đầy chất thơ đã trở nên gợi cảm biết bao. Từ đó nhà
văn bồi đắp cho người đọc tình yêu quê hương đất nước.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
NGUYỄN TUÂN
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho
khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.
2) Tác phẩm: Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một
thời (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1) Nội dung:
a.Nhân vật Huấn Cao:
+ Mang cột cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng
nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đạp trong sáng của người có thiên lương,…
+ vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết
tinh trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó, cái đẹp, cái
thiện và nhân cách cao thượng của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.
=> Qua hình tuợng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt,
cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng
những giá trị tinh thần của dân tộc.
b. Nhân vật quản ngục:
Có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài
năng, nhân cách và biệt nhỡn liên tài.
Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm
hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ
được phẩm chất, nhân cách.
2) Nghệ thuật:
- Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu
giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện
đại.
3) Ý nghĩa văn bản:
“Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái
đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước
thầm kín của nhà văn.

CHÍ PHÈO
NAM CAO
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: Nam Cao.
2.Tác phẩm:
- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ → sự quẩn quanh bế tắc.
- Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. → nhấn mạnh mối tình Chí
Phèo - Thị Nở.
- Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo →
nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1) Nội dung:
a. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
* Trước khi ở tù:
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một
tấc đất cắm dùi cũng không có, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc
mướn để kiếm sống.
- Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn…→ Chí
Phèo là một người lương thiện.
- Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên dấm lưng, bóp
chân…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình yêu chân chính
và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm.
=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
*Sau khi ở tù.
- Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen với vợ hắn, vì âm mưa biến Chí Phèo làm tay sai.
- Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng
hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm..”
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá
phách và làm công cụ cho Bá Kiến.
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
=> Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương
thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè
nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến
đã cướp đi quyền làm người của Chí.
* Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
- Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở, người đàn bà xấu như ma chê
quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
- Chí Phèo đã thức tỉnh.
+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch
trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “ cô độc còn đáng
sợ hơn đói rét và ốm đau”.
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và
hạnh phúc.
=> Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát
là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân
đạo của nhà văn.
* Bi kịch bị cự tuyệt:
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã
hội .
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, nắm lấy tay Thị Nở, bị Thị Nở xô ngã,
Chí thấy hơi cháo hành, nhưng lại tuyệt vọng, Chí uống rượu và khóc “rưng rứt”,
xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh
về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên
ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
-Ý nghĩa các câu nói của Chí Phèo trước Bá Kiến.
+Tiếng kêu tuyệt vọng, khao khát làm người lương hiện.
+Một sự thật phũ phàng, xã hội tước đoạt quyền làm người lương thiện của Con
Người.
2) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
3) Ý nghĩa văn bản:
“ Chí Phèo” tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi
nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát
hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã biến thành
quỷ dữ.
-- Hết --

You might also like