You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ THƯ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TRONG NHÓM


PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM
2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ THƯ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TRONG NHÓM


PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM
2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số : 8720163

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Hà Nội - 2021
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa chuyên ngành Y học dự
phòng, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới:

Cô giáo, Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thị Thúy Hạnh bộ môn Dân số
học – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tận tình hướng dẫn, tạo
điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành luận văn này.

Các thầy cô trong bộ môn Dân số học - Viện đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,
rèn luyện tại nhà trường và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.

Các phòng ban của trường và của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha, mẹ, anh chị em và bạn bè
đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp tôi học tập.

Tôi xin ghi nhận những tình cảm quý báu và công lao to lớn đó.

Hà nội, ngày tháng năm 2021

Lê Thị Thư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:

- Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội.


- Phòng quản lý đào tạo sau Đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn Dân số học trường Đại học Y Hà Nội.

Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai trong
nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 và một số
yếu tố liên quan” là đề tài do tôi thực hiện.

Các số liệu trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được công
bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

Hà nội, ngày tháng năm 2021


Ký tên

Lê Thị Thư

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AIDS Accquired Immuno Deficiency Syndrome
BCS Bao cao su
BPTT Biện pháp tránh thai
DCTC Dụng cụ tử cung
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
NC Nghiên cứu
QHTD Quan hệ tình dục
SKSS Sức khỏe sinh sản
STDs Sexually Transmitted Disease
UNFPA United Nations Fund for Population Activities
VTN Vị thành niên
VTN&TN Vị thành niên/thanh niên
TTT Thuốc tránh thai
WHO World health Organization
HIV Human Immunodeficiency Virus

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3

1.1 Khái niệm biện pháp tránh thai.....................................................................3

1.1.1 Biện pháp tránh thai hiện đại..............................................................3

1.1.2 Các biện pháp tránh thai truyền thống................................................7


1.2 Mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam và trên thế giới................................8

1.2.1 Mang thai ngoài ý muốn trên thế giới.................................................8

1.2.2 Mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam................................................9

1.3 Tình hình chung về sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ
mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam và thế giới...............................................11

1.3.1 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn trên thế giới.............................................................................11

1.3.2 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn tại Việt Nam............................................................................14

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................17

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................19

2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu..................................................................................19

2.2 Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................................19

2.3 Địa điểm......................................................................................................19

2.4 Thời gian nghiên cứu..................................................................................19

2.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................19

2.5.1 Thiết kế nghiên cứu:..........................................................................19

2.5.2 Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu...........................................20

2.6 Biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................................21

2.7 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.......................................................23

2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................23


2.7.2 Công cụ thu thập thông tin................................................................23

2.8 Các sai số và cách khống chế......................................................................23

2.9 Đạo đức của nghiên cứu..............................................................................23

Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................25

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..................................................25

3.2 Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của đối tượng nghiên cứu..........................30

3.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ đến phá thai..........30

3.4 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai........32

Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN....................................................................36

KẾT LUẬN............................................................................................................37

KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Biến số chỉ số nghiên cứu.......................................................................20


Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu...............................25
Bảng 3.2. Thông tin về tiền sử sinh sản của đối tượng...........................................27
Bảng 3.3. Thông tin về lần mang thai này của đối tượng........................................28
Bảng 3.4. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn................................................................29
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng từng biện pháp tránh thai trong lần mang thai này..........29
Bảng 3.6. Tỷ lệ từng BPTT hay được sử dụng nhất................................................31
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng sử dụng BPTT.............31
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.............................24
Biểu đồ 3.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu..................................25
Biểu đồ 3.3. Lý do phá thai của đối tượng..............................................................28
Biểu đồ 3.4. Sử dụng hai nhóm BPTT của đối tượng nghiên cứu lần mang thai
này...........................................................................................................................30
Biểu đồ 3.5. Sử dụng từng BPTT trong nhóm BPTT hiện đại trong lần mang thai
này...........................................................................................................................30
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phá thai vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên toàn
thế giới1. Năm 2013, ước tính có 43.684 phụ nữ đã tử vong do các biến chứng của phá
thai. Trên toàn cầu, khoảng 5 triệu phụ nữ phải nhập viện mỗi năm để điều trị các biến
chứng liên quan đến phá thai như băng huyết, nhiễm trùng huyết, tử vong do nạo phá
thai2,3.

Có nhiều nguyên nhân để một người phụ nữ có có thai phải quyết định phá thai.
Tuy nhiên, một trong các nguyên nhân phá thai là có thai ngoài ý muốn, chủ yếu do
không sử dụng hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai không hiệu quả. Theo Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), hàng năm, có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn; 56 triệu ca phá
thai mỗi năm dù tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng3.

Nhóm phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ đang phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề về
sức khỏe thể chất, tinh thần của việc mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn 4.
Thực trạng phá thai do mang thai ngoài ý muốn của Việt Nam thuộc nhóm cao trong khu
vực và thế giới. Tại Việt Nam, kết quả điều tra biến động Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
thời điểm 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ độ
tuổi 15-49 đang có chồng thì có tới 62 ca là mang thai ngoài ý muốn 5. Trên thực tế có thể
nhóm phụ nữ trẻ chưa có chồng khi có thai ngoài ý muốn sẽ dẫn đến tỷ lệ phá thai cao
hơn do áp lực, kỳ thị của xã hội.

Kết quả mới công bố của WHO xác nhận rằng hơn 65% phụ nữ mang thai ngoài ý
muốn ở 36 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình là người không sử dụng hoặc sử dụng
các phương pháp truyền thống; Trong số những phụ nữ trải qua việc mang thai ngoài ý
muốn dẫn đến phá thai, ước tính 50% đã ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai của họ
trước đó một năm6. Tại Hà Nội, chỉ có 32,1% sinh viên sử dụng biện pháp tránh thai khi
quan hệ tình dục7.
2

Sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn. Qua khảo sát
nhóm phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đến phá thai tại bệnh viện Từ Dũ năm 2015 ghi
nhận hai biện pháp tránh thai tạm thời được sử dụng nhiều nhất là xuất tinh ngoài âm đạo
(48,65%) và bao cao su nam (45,42%)8. Số liệu điều tra biến động Dân số- Kế hoạch hóa
gia đình tại thời điểm 1/4/2018 cho thấy tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai bất kỳ của
Việt Nam ngày càng tăng, hiện đang ở mức cao 76% và tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại đạt mức 66,5%9. Nhưng tỷ lệ phá thai vẫn đang gia tăng một cách nhanh
chóng. Dựa trên số liệu ước tính của Hoa Kỳ cũng cho thấy tỷ lệ thất bại của một số biện
pháp tránh thai khi thực hành sử dụng biện pháp chuẩn xác là 3% với bao cao su nam,
0,1-5% với viên uống tránh thai, kiêng định kỳ theo ngày kinh là 3-25%10.

Câu hỏi đặt ra là thực trạng việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở nhóm phụ nữ
đến phá thai này là như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng sử dụng các
biện pháp tránh thai đó? Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở Việt
Nam. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cộng đồng cao
nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em. Từ đó có biện pháp tiếp cận về kế hoạch hóa gia
đình tốt hơn nhằm giảm bớt tỷ lệ thai ngoài ý muốn và tỷ lệ nạo phá thai.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cơ sở dịch vụ phá thai lớn tại Hà Nội, đồng thời cũng
là một trong những bệnh viện đầu ngành về Sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình tại
Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành tại Bệnh viện nghiên cứu “Thực trạng sử dụng biện
pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm
2020 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh
viện Phụ sản Hà Nội năm 2020.

2. Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên quan đến sử
dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện Phụ sản Hà
Nội năm 2020.
3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm biện pháp tránh thai

Các BPTT được chia làm 2 loại chính là: các BPTT hiện đại và các BPTT truyền
thống.

1.1.1 Biện pháp tránh thai hiện đại


1.1.1.1 Bao cao su
* Đại cương: Bao cao su (BCS) là BPTT an toàn, có hiệu quả phòng chống
HIV/AIDS và STDs. BCS được dùng nhiều ở các nước phát triển (13%) hơn các
nước đang phát triển (3%)11. Nếu sử dụng BCS đúng, khả năng có thai khi dùng là
3% (thất bại đặc hiệu của phương pháp). Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng và
không thường xuyên, tỷ lệ này lên đến 14% (thất bại do người sử dụng)10,11.

* Cơ chế tác dụng: Bao cao su có tác dụng chứa và ngăn cản tinh dịch vào âm đạo.

* Chỉ định và chống chỉ định: Chỉ định: dùng cho tất cả các trường hợp muốn tránh
thai; phòng chống HIV/AIDS và STDs; là biện pháp tránh thai hỗ trợ (những ngày
đầu sau thắt ống dẫn tinh, quên uống thuốc tránh thai). Chống chỉ định: dị ứng với
latex (đối với loại bao cao su có latex) hoặc các thành phần có trong bao cao su12.

* Ưu điểm và hạn chế:

+ Ưu điểm: hiệu quả tránh thai cao 99%; phòng chống STDs và HIV/AIDS;
an toàn, không có tác dụng phụ; dễ sử dụng; có thể sử dụng bất cứ thời gian nào;
giúp nam giới có trách nhiệm KHHGĐ; tiện lợi khi muốn tránh thai tạm thời; có
sẵn, nhỏ gọn có thể mang theo người;chi phí thấp12,13.

+ Hạn chế: phải luôn sẵn có; có thể bị tuột, rách trong khi đang giao hợp nếu
bảo quản không tốt; có một số trường hợp dị ứng với cao su; một số cặp vợ chồng
4

than phiền về mức độ giảm khoái cảm; đối với bao cao su nữ, người dùng phải biết
cách sử dụng tốt thì mới tránh được thất bại13.

1.1.1.2 Viên thuốc tránh thai hằng ngày.


Đây là BPTT được sử dụng rộng rãi, khoảng 20% phụ nữ sử dụng thuốc
tránh thai ở các nước phát triển, 28% ở châu Mỹ và 50% ở Bắc Phi14.

*Cơ chế tác dụng: ức chế phóng noãn; ức chế phát triển nội mạc tử cung; làm đặc
chất nhầy cổ tử cung ngăn tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung15.

*Viên thuốc tránh thai kết hợp:

+ Đại cương: Viên thuốc tránh thai (VTTT) có chứa 2 loại nội tiết là estrogen và
progestin đƣợc gọi là VTTT kết hợp. Đây là BPTT tạm thời, không giúp ngăn
ngừa STDs và HIV/AIDS15,16.

+ Chỉ định và chống chỉ định:

- VTTT kết hợp được chỉ định cho phụ nữ muốn sử dụng một BPTT hiệu quả cao
và không có chống chỉ định.

- Chống chỉ định: có thai hoặc nghi ngờ có thai; đang cho con bú trong vòng 6 tuần
sau sinh; lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc ≥ 15 điếu/ngày; có nguy cơ bị bệnh
mạch vành; tăng huyết áp nặng15,16.

+ Ưu điểm và hạn chế:

- Ưu điểm: tránh thai theo thời hạn tùy mong muốn; hiệu quả tránh thai cao
(khoảng 99%); an toàn cho phần lớn phụ nữ; có thể có thai sau khi dừng thuốc;
giảm nguy cơ mắc: ung thư phụ khoa, chửa ngoài tử cung; tạo vòng kinh đều; có
thể sử dụng ở bất kỳ tuổi nào; không ảnh hưởng đến tình dục.
5

- Hạn chế: phải phụ thuộc vào việc phải uống hàng ngày; phải có dịch vụ cung cấp
thuốc đầy đủ, đều đặn; làm giảm tiết sữa khi cho con bú; có một số tác dụng không
mong muốn thường gặp trong 3 tháng đầu; không phòng tránh được STDs15,16.

+ Thời điểm sử dụng: - VTTT kết hợp được uống trong vòng 5 ngày đầu tiên của
chu kỳ kinh hoặc ở bất cứ thời điểm nào nếu biết chắc là không có thai. Uống mỗi
ngày 1 viên, vào giờ nhất định. Khi hết vỉ thuốc, uống viên đầu tiên của vỉ tiếp
theo vào ngày hôm sau dù đang còn kinh (với vỉ 28 viên) hoặc nghỉ 7 ngày rồi
dùng tiếp vỉ sau, dù đang còn kinh (với vỉ 21 viên)15.

+ Cách xử trí khi quên thuốc hoặc nôn sau uống thuốc:

- Quên uống viên thuốc có nội tiết (từ tuần 1 đến tuần 3). Nếu quên 1 hoặc 2 viên:
uống một viên ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống một viên/ngày như thường lệ. Nếu
quên từ 3 viên trở lên: uống một viên thuốc ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống thuốc
như thường lệ, cần thêm BPTT hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.

- Quên uống viên thuốc nhắc (từ viên thứ 22 đến viên thứ 28): bỏ viên thuốc quên,
uống tiếp viên thuốc kế tiếp.

- Nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc; nôn nhiều và tiêu chảy sau uống thuốc: cần
tiếp tục uống như thường lệ, đồng thời áp dụng BPTT hỗ trợ trong 7 ngày sau khi
ngừng nôn, tiêu chảy15,16.

+ Tác dụng không mong muốn: - Thường gặp vào 03 tháng đầu và giảm dần như:
buồn nôn; cương vú do estrogen; đau đầu nhẹ; ra máu âm đạo thấm giọt hoặc chảy
máu ngoài kỳ kinh; không ra máu kinh nguyệt hoặc hành kinh ít...

- Các dấu hiệu báo động: đau đầu nặng; đau dữ dội vùng bụng; đau nặng vùng
ngực; đau nặng ở bắp chân; có các vấn đề về mắt (mất thị lực, nhìn nhòe, nhìn một
thấy hai) và vàng da15,17.
6

* Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin liều nhỏ: Đây là BPTT tạm thời, chứa một
lượng nhỏ progestin, không có estrogen. Thuốc đặc biệt thích hợp với phụ nữ đang
cho con bú; phụ nữ có chống chỉ định với thuốc tránh thai phối hợp17.

* Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai: Đây là hai BPTT tạm thời, chứa nội tiết
progestin. Hai biện pháp này có BPTT có hiệu quả cao (99,6%)13,17.

1.1.1.3 Các biện pháp tránh thai khẩn cấp


* Đại cương: Biện pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng sau khi giao hợp không
được bảo vệ, hay dùng là viên thuốc tránh thai (VTTT). BPTT này không giúp
ngăn ngừa STDs và HIV/AIDS. Cơ chế tác dụng: ức chế và làm chậm sự phóng
noãn; ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh11.

* Chỉ định: Giao hợp không được bảo vệ; sự cố khi sử dụng BPTT khác như: thủng
bao cao su, chưa có vỉ thuốc uống tiếp theo, chưa tiêm mũi tránh thai khác khi mũi
tiêm trước đã hết tác dụng; sau khi bị cưỡng hiếp...

* Thời điểm sử dụng: Sử dụng BPTT khẩn cấp càng sớm càng tốt trong vòng 5
ngày (120 giờ) sau giao hợp không được bảo vệ. Nếu biết chắc ngày rụng trứng,
đặt dụng cụ tử cung (DCTC) để tránh thai khẩn cấp có thể được thực hiện trong
vòng 5 ngày sau rụng trứng18.

* Những sự cố khi sử dụng tránh thai khẩn cấp:

+ Chậm kinh: cần thử thai hoặc tái khám tại cơ sở y tế nếu chậm kinh. Không có
bằng chứng về nguy cơ đến thai khi sử dụng VTTT khẩn cấp.

+ Nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc: uống lại liều thuốc tránh thai khẩn cấp
càng sớm càng tốt; có thể sử dụng thuốc chống nôn trước khi uống liều lặp lại cho
những khách hàng uống VTTT kết hợp.
7

+ Ra máu thấm giọt: đây không phải dấu hiệu bất thường, sẽ tự hết không cần điều
trị16,18.

1.1.1.4 Dụng cụ tử cung


Dụng cụ tử cung (DCTC) là một BPTT tạm thời và hiệu quả. Nghiên cứu của
Seutlwadi L. và cộng sự năm 2012 cho thấy có 5,2% phụ nữ từ 18- 24 tuổi tại Nam
Phi sử dụng DCTC19. Ở Việt Nam, theo số liệu 09 tháng đầu năm 2011, có
1.014.275 trường hợp đặt mới DCTC20. Cơ chế tránh thai chính của DCTC là làm
cản trở noãn và tinh trùng gặp nhau; ngăn cản trứng làm tổ trong buồng tử
cung15,16,18.

1.1.1.5 Triệt sản nam, nữ


Đây là BPTT an toàn và hiệu quả cao trên 99%, không ảnh hưởng đến sức khỏe,
sinh lý và hoạt động tình dục; không có tác dụng phụ; kinh tế... Trước đây, triệt sản
là BPTT vĩnh viễn. Hiện nay, đây là BPTT có hồi phục do khả năng phát triển của
vi phẫu thuật và nội soi18.

1.1.2 Các biện pháp tránh thai truyền thống


BPTT truyền thống (tự nhiên) là những BPTT không cần dùng dụng cụ, thuốc hay
thủ thuật để ngăn cản thụ tinh. Các BPTT truyền thống ít hiệu quả hơn các BPTT
hiện đại18.

1.1.2.1 Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng)


Cơ chế tránh thai: tinh trùng không vào được đường sinh dục nữ nên không
gặp được noãn, ngăn cản hiện tượng thụ tinh. Phương pháp này đòi hỏi sự chủ
động của nam giới khi quan hệ, nên hiệu quả tránh thai thấp16,18.
8

1.1.2.2 Kiêng giao hợp định kỳ


Là biện pháp chọn thời điểm giao hợp cách xa những ngày phóng noãn,
nhằm mục đích làm cho tinh trùng sống không gặp được noãn sống. Để chọn ngày
kiêng giao hợp, có các phương pháp như:

* Phương pháp tính vòng kinh: Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn giao hợp
vào những ngày xa giai đoạn rụng trứng để không có thai. Trong vòng 5 ngày
trước và 4 ngày sau khi rụng trứng là những ngày “không an toàn”, cần kiêng giao
hợp hoặc nếu giao hợp thì cần dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ12,16,18.

* Phương pháp ghi chất nhầy cổ tử cung: Phương pháp này dựa vào việc người phụ
nữ có thể nhận biết những ngày đỉnh điểm thụ thai khi chất tiết cổ tử cung trơn, ướt
và có thể kéo sợi. Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn của biện pháp này là rất cao16,18.

1.2 Mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam và trên thế giới.

1.2.1 Mang thai ngoài ý muốn trên thế giới.


Mang thai ngoài ý muốn có liên quan đến kết quả sản khoa bất lợi, sức khỏe
thể chất và tinh thần của sản phụ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có
tới 1/3 trong số trên 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai
ngoài ý muốn, 56 triệu ca phá thai mỗi năm; Khoảng 19-20 triệu ca phá thai được
thực hiện tại các cơ sở y tế không đạt chuẩn hoặc/và được thực hiện bởi người
không đủ chuyên môn. Gần như tất cả các ca phá thai không an toàn (97%) là ở các
nước đang phát triển. Kết quả là ước tính có khoảng 68 000 phụ nữ tử vong, và
hàng triệu người khác bị biến chứng, di chứng vĩnh viễn. Nguyên nhân tử vong
quan trọng bao gồm xuất huyết, nhiễm trùng và nhiễm độc. Tổ chức Y tế Thế giới
ước tính cứ 8 ca tử vong liên quan đến thai nghén thì có một ca tử vong do phá thai
không an toàn2,3,10.
9

Bốn mươi phần trăm phụ nữ trên thế giới đang sống ở các quốc gia có luật
phá thai hạn chế, cấm phá thai hoặc chỉ cho phép phá thai để bảo vệ tính mạng của
người phụ nữ hoặc sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của họ. Ở những quốc gia hạn
chế phá thai, phụ nữ phải dùng đến những biện pháp can thiệp bí mật để chấm dứt
thai kỳ ngoài ý muốn. Do đó, tỷ lệ phá thai không an toàn cao đã được chứng kiến,
chẳng hạn như ở Châu Phi cận Sahara, nơi phá thai không an toàn xảy ra với tỷ lệ
18-39 trên 1000 phụ nữ. Các trường hợp mà phụ nữ phá thai không an toàn khác
nhau và phụ thuộc vào các phương pháp truyền thống được biết đến và các loại nhà
cung cấp hiện có. Các chuyên gia y tế có xu hướng sử dụng các thủ thuật công cụ
để phá thai, trong khi các nhà cung cấp truyền thống thường pha chế các loại thảo
mộc để uống với một hoặc nhiều liều lượng. Ở các quốc gia có luật phá thai hạn
chế, tỷ lệ tử vong mẹ phải cao, và trên toàn cầu ước tính có khoảng 66 500 phụ nữ
tử vong hàng năm do phá thai không an toàn. Để giải quyết những hậu quả có hại
cho sức khỏe của việc phá thai không an toàn21.

Một nghiên cứu mới do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện tại 36 quốc
gia cho thấy 2/3 phụ nữ có quan hệ tình dục muốn trì hoãn hoặc hạn chế việc sinh
con đã ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai vì sợ tác dụng phụ, lo lắng về sức
khỏe và đánh giá thấp khả năng thụ thai. Đây là lý do dẫn đến 25% các trường hợp
mang thai ngoài ý muốn6,22.

1.2.2 Mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam.


Mang thai ngoài ý muốn và không có kế hoạch tạo thành một trách nhiệm
nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Mang thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến
chu kỳ sinh sản cao, cũng như tiềm năng lao động và giáo dục thấp hơn, nghèo đói,
là những thách thức có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Ngăn ngừa tử vong mẹ và
biến chứng bệnh do phá thai là vấn đề của chính sách y tế công cộng và thực hành
10

y tế tốt, và là một phần quan trọng của các chương trình nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Thực trạng phá thai do mang thai ngoài ý muốn của Việt Nam thuộc nhóm
cao trong khu vực và thế giới. Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của nước ta
trong độ tuổi từ 15 đến 49 là trên 24,2 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số
Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Tại Việt Nam, kết quả điều tra biến
động Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê
cho thấy, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ độ tuổi 15-49 đang có chồng thì có tới 62
ca là mang thai ngoài ý muốn 5. Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), hàng
năm Việt Nam có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức.
Thống kê trong tổng số ca phá thai theo tuổi thai của năm 2016, có tới 73% ca phá
thai là dưới 7 tuần tuổi, 24% ca phá thai từ 7-12 tuần tuổi và có 3% trường hợp phá
thai trên 12 tuần tuổi23.
Các chuyên gia nhận định, việc mang thai ngoài ý muốn xuất phát từ việc
thất bại của các biện pháp tránh thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai không hợp
lý. Theo thống kê năm 2017, có đến 35,6% phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai
theo cách truyền thống như biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, biện pháp tính vòng
kinh, biện pháp cho bú vô kinh. Mặc dù vẫn đem lại hiệu quả, nhưng tỷ lệ rủi ro
khi sử dụng các biện pháp này rất cao do phụ thuộc nhiều vào việc duy trì cho con
bú, tính ổn định của chu kỳ kinh nguyệt và thiếu kiểm soát trong việc xuất tinh.
Điều tra gần đây về thanh niên và vị thành niên cho thấy tuổi có quan hệ tình
dục lần đầu ngày càng giảm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn trẻ có quan hệ tình dục
không an toàn, kiến thức sai lầm trong sử dụng các BPTT nên gặp nhiều nguy cơ
như có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc
sống. Phần lớn VTN hiểu biết về nguy cơ có thai khi quan hệ tình dục nhưng có tới
83,3% các em không sử dụng biện pháp tránh thai. Với tâm lý lo sợ và che dấu nên
VTN thường quyết định bỏ thai muộn khi tuổi thai đã trên 18 tuần. Tỷ lệ phá thai
11

to ở vị thành niên trong 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ lệ 10,4%. Lứa tuổi 16 – 19
chiếm 90,7%, học sinh, sinh viên chiếm 70,9%. Có 83,3% không sử dụng biện
pháp tránh thai, 90,3 % có biết nguy cơ mang thai khi quan hệ tình dục, 32,3% có
tiền sử nạo hút thai trước đó, 86,7% khi đi phá thai không có bạn trai đi cùng24.
Theo một nghiên cứu về kiến thức và thực hành của phụ nữ chưa kết hôn về
các biện pháp KHHGĐ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trên nhóm 330 phụ nữ
chưa kết hôn có thai ngoài ý muốn dưới 12 tuần thì số đối tượng phá thai ở tuổi
thai 6 tuần lần phá thai này cao hơn so với lần trước, 35,1% so với 17,6%. Số đối
tượng phá thai ở tuổi thai 7 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả lần nạo hút thai lần trước
và lần này 43,3% và 39,4%. Điều này cho thấy tỷ lệ phá thai lặp lại vẫn còn rất
cao25.

1.3 Tình hình chung về sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ
mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam và thế giới.

Kế hoạch hóa gia đình chất lượng cao mang lại nhiều lợi ích tiềm năng
không chỉ bao gồm cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nâng cao sức khỏe toàn dân
mà còn cả phát triển kinh tế và xã hội, giáo dục và trao quyền cho phụ nữ 22. Sử
dụng các biện pháp tránh thai là một thành tố quan trọng, bên cạnh việc tiếp cận
dịch vụ y tế chất lượng tốt nhằm thực hiện các mục tiêu về CSSK, nâng cao chất
lượng cuộc sống.

1.3.1 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn trên thế giới.
Ở các nước nghèo, kém phát triển thì tỷ lệ sử dụng các BPTT được cho là
thấp hơn so với các nước phát triển trên thế giới, cũng như có sự khác biệt rõ ràng
giữa các châu lục. Vào năm 2015, 64% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn
hoặc chưa kết hôn trên toàn thế giới đã sử dụng một số hình thức tránh thai. Tuy
nhiên, việc sử dụng các biện pháp tránh thai thấp hơn nhiều ở những nước kém
12

phát triển nhất (40%) và đặc biệt thấp ở Châu Phi (33%). Trong khi các khu vực
địa lý khác, việc sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn nhiều, dao động từ 59%
ở Châu Đại Dương đến 75% ở Bắc Mỹ26. Sự khác biệt này có thể là do ảnh hưởng
của nhiều yếu tố như kinh tế, sự sẵn có của truyền thông, hiểu biết, trình độ học
vấn, văn hóa truyền thống…

Các biện pháp tránh thai hiện đại có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa
mang thai ngoài ý muốn. Các nghiên cứu cho thấy 85% phụ nữ ngừng sử dụng
biện pháp tránh thai có thai trong năm đầu tiên. Trong số những phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn dẫn đến phá thai, một nửa đã ngừng các biện pháp tránh thai do các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng biện pháp này như lo lắng về sức khỏe, tác dụng
phụ hoặc sự bất tiện khi sử dụng22. Những BPTT hiện đại như BCS thì ít tác dụng
phụ, lại có hiệu quả tránh thai cao và tránh lây truyền các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, nhưng lại yêu cầu sự chuẩn bị kỹ hơn trước đó của bạn tình, đặc
biệt phụ thuộc nhiều vào nam giới do tỷ lệ sử dụng BCS chủ yếu là BCS nam giới;
có nghĩa là sự thuận tiện là không sẵn sàng bằng các BPTT hiện đại khác. Các
BPTT hiện đại khác như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hằng ngày
được dùng cho nữ giới, tính thuận tiện cao, dễ sử dụng, nhưng dễ gây ra tác dụng
phụ cho sức khỏe phụ nữ. Các tác dụng phụ này nhanh thấy, xuất hiện có thể ngay
lần đầu tiên sử dụng như rối loạn kinh nguyệt đến muộn đến sớm, hay ra ít máu bất
thường giữa kỳ kinh; sử dụng lâu dài thuốc có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung
thư vú – căn bệnh chiếm tỷ lệ ung thư cao hàng đầu ở nữ giới và được truyền thông
nhấn mạnh liên tục. Các BPTT hiện đại khác như triệt sản nam nữ ít được sử dụng
do quan niệm truyền thống, hay khả năng khó có thai lại khi muốn sinh thêm con
sau này.

Nghiên cứu của WHO cho thấy 4794 phụ nữ mang thai ngoài ý muốn sau
khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai; 56% phụ nữ có thai không sử dụng
13

biện pháp tránh thai nào trong 5 năm trước khi thụ thai; 9,9% phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn cho rằng phương pháp cuối cùng họ sử dụng là phương pháp truyền
thống (ví dụ như phương pháp rút kinh hoặc theo lịch), 31,2% sử dụng phương
pháp hiện đại tác dụng ngắn (ví dụ như uống thuốc và bao cao su) và 2,6% dài
hạn22,27.

Trong một phân tích hồi cứu gần đây, sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Nhân
khẩu học và Sức khỏe từ 36 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình từ năm 2005
đến năm 2014 cho kết quả như sau: Mang thai ngoài ý muốn dao động từ 5,5%
tổng số ca mang thai ở Cộng hòa Kyrgyzstan đến 60,0% ở Colombia và Peru. Ở
Trung Á và sáu quốc gia châu Phi, hơn 80% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hiện
tại đã không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong 5 năm trước đó. Việc sử
dụng các phương pháp hiện đại có tác dụng lâu dài vẫn luôn ở mức thấp ở tất cả
các quốc gia. Trong số những phụ nữ sử dụng phương pháp truyền thống gần đây
nhất, 83,8% đã ngừng sử dụng do thất bại. Trong số những phụ nữ sử dụng phương
pháp hiện đại có tác dụng kéo dài gần đây nhất, 40,2% đã ngừng sử dụng vì tác
dụng phụ. Kết quả của nghiên cứu cũng xác nhận rằng hơn 65,0% phụ nữ mang
thai ngoài ý muốn ở 36 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình là người không sử
dụng hoặc sử dụng các phương pháp truyền thống. Thêm 31,2% đang sử dụng các
phương pháp hiện đại tác dụng ngắn. Các phương pháp có tác dụng lâu dài đã ngăn
chặn được phần lớn các trường hợp mang thai ngoài ý muốn28.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong năm 2015, 64% phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ trên thế giới có sử dụng một BPTT, 57% sử dụng một BPTT hiện đại26.

Có thể chọn sử dụng bất kỳ một trong số các phương pháp tránh thai có sẵn
trong cộng đồng, trong một số trường hợp sử dụng các phương pháp khẩn cấp có
thể thuận tiện hơn so với phương pháp cần sử dụng hằng ngày. Thanh thiếu niên,
đã kết hôn hoặc chưa kết hôn, thì ít chấp nhận các tác dụng phụ hơn và do đó có tỷ
14

lệ ngừng sử dụng BPTT cao hơn. Lựa chọn phương pháp cũng có thể bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố như các kiểu giao hợp lẻ tẻ và nhu cầu che giấu hoạt động tình dục
và biện pháp tránh thai sử dụng. Những người chưa kết hôn có nhu cầu rất khác so
với những người đã kết hôn và/hoặc hạn chế mang thai. Theo kết quả điều tra nhân
khẩu học ở Nam Phi thì khoảng một nửa các thanh niên là không sử dụng BPTT
khi QHTD. Do vậy, mở rộng số lượng các lựa chọn phương pháp được cung cấp
có thể dẫn đến để cải thiện sự hài lòng, tăng sự chấp nhận và tăng tỷ lệ sử dụng
biện pháp tránh thai sử dụng13,29.

Việc sử dụng các BPTT vẫn tồn tại nhiều rào cản. Những định kiến xã hội,
kiến thức chưa đủ làm cho phụ nữ, trẻ em gái khó tiếp cận hơn với các biện pháp
tránh thai hiện đại, đặc biệt là nhóm chưa kết hôn, trình độ học vấn thấp. Nam Phi
(SA) có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn ngày càng cao, cùng với
kiến thức tránh thai kém. Tại Philippines, cứ 4 ca thì có một ca mang thai ngoài ý
muốn và 610 000 ca phá thai không an toàn được thực hiện mỗi năm. Nghiên cứu
gần đây của Philippines cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn thấp nhất
không muốn mang thai có khả năng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chỉ
bằng 1/3 so với những người có trình độ học vấn cao nhất22,29,30.

1.3.2 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn tại Việt Nam.
Việc chủ động phòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ
của mình và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Đồng thời cũng giúp phụ nữ
tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường
tình dục. Nhờ việc không sinh con sớm, quá dày, quá nhiều hay quá muộn, đặc biệt
khi người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn sinh lý nên sẽ hạn chế
được các tai biến cho bà mẹ và thai nhi. Đẻ quá muộn thì làm tăng tỉ lệ dị tật thai.
Đẻ quá nhiều và dày khiến cho phụ nữ hao mòn, dễ bị tai biến khi sinh đẻ, thậm
15

chí là chết lưu và suy dinh dưỡng… Theo kinh nghiệm của quốc tế, nếu chi 1 USD
cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hộ23.

Có sự khác biệt trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai liên quan đến
nơi cư trú. Phụ nữ thành thị sử dụng các biện pháp tránh thai nhiều hơn phụ nữ
nông thôn, nhưng sự khác biệt không lớn. Phụ nữ miền núi ít sử dụng các biện
pháp tránh thai hơn so với phụ nữ miền xuôi. Mức sống, đặc biệt là sự sẵn có của
điện trong cộng đồng, có ảnh hưởng lớn đến các biện pháp tránh thai mà phụ nữ áp
dụng. Tôn giáo không liên quan nhiều đến hành vi tránh thai của phụ nữ. Có sự
khác biệt đáng kể trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai tại các cộng đồng có
chất lượng chăm sóc tốt, với việc tăng sử dụng các biện pháp tránh thai tương ứng
với sự gia tăng sẵn có của nhân viên kế hoạch hóa gia đình tại xã, cung cấp dịch vụ
tư vấn tại các cơ sở y tế và lượng thông tin đại chúng về kế hoạch hóa gia đình. Số
con đã có, tuổi mẹ và trình độ học vấn có liên quan đến nhu cầu tránh thai ở phụ
nữ31–33.

Dù tỷ lệ sử dụng các BPTT đã tăng lên đáng kể nhưng tỷ lệ mang thai ngoài
ý muốn lại không giảm đi. Tại Việt Nam, theo tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia
đình, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và truyền thống năm 2013 lần lượt là 67% và
10,2%34. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở nước ta năm 2016 là 77%, trong đó
tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 66%.Theo báo cáo của Trung tâm
nghiên cứu Dân số và sức khỏe nông thôn (2006), dụng cụ tử cung là biện pháp
được nhiều người sử dụng nhất (32,3%), tiếp đến là thuốc tránh thai (15,2%) và
bao cao su (14,4%)35,36.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2015 độ
tuổi sử dụng biện pháp tránh thai tăng theo tuổi và đạt mức cao nhất ở nhóm 35 -
39, cao gần gấp 3 lần so với phụ nữ nhóm tuổi 15 - 19. Sau 39 tuổi, số người sử
dụng biện pháp tránh thai có giảm nhưng vẫn ở mức 60%. Với phụ nữ độ tuổi 45 -
16

49, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai giảm rõ rệt, có lẽ do đây là thời kỳ mãn kinh
hoặc khó có thai nên phụ nữ đánh giá thấp khả năng có thai của họ 37. Có thể thấy,
độ tuổi 15-19 tuổi là đối tượng thanh thiếu niên vẫn còn thiếu kiến thức về nguy
cơ, tác hại của mang thai ngoài ý muốn cũng như chưa được cung cấp đầy đủ kiến
thức, thái độ, thực hành về sử dụng các BPTT. Điều này cũng kéo theo hệ lụy ở
Việt Nam, tình trạng mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở thanh thiếu niên ngày
càng cao, và phá thai lặp lại có xu hướng tăng lên.

Có nhiều người lo ngại đến các ảnh hưởng sức khỏe, tác dụng phụ của các
BPTT hiện đại, đặc biệt là thuốc nội tiết tố 38. Đây cũng là một tác động đến việc
quyết định sử dụng BPTT có tác dụng ngừa thai cao, thuốc tránh thai khẩn cấp và
viên thuốc tránh thai hằng ngày ít được lựa chọn hơn và dễ bị bỏ ngang, uống
không đủ liều, đủ thời gian. Trong một nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành
về một số biện pháp tránh thai của 280 sinh viên Trường Cao đẳng Y Tế Hà Nội,
năm 2013 thì có 49,6% SV cho rằng “Các BPTT hiện nay có nhiều tác dụng phụ
và nguy cơ”39.

Theo một nghiên cứu về kiến thức và thực hành của phụ nữ chưa kết hôn về
các biện pháp KHHGĐ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trên nhóm 330 phụ nữ
chưa kết hôn có thai ngoài ý muốn dưới 12 tuần thì bao cao su là biện pháp tránh
thai được các đối tượng đã từng sử dụng và sử dụng trong lần mang thai này nhiều
nhất 37,9% và 28,5%25.

Một nghiên cứu cắt ngang trên 500 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ
tình dục ở Hà Nội và không mong muốn mang thai cho kết quả có 17% (n=85)
quan hệ tình dục không an toàn trong tháng qua 40. Những người có sử dụng BPTT,
sử dụng dụng cụ tử cung 25,6%, viên uống tránh thai kết hợp 25,2%, hoặc bao cao
su 33,4%41. Trong một khảo sát khác, có tới 67,9% (n = 166) phụ nữ đánh giá thấp
nguy cơ mang thai của họ, điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn BPTT42.
17

Như vậy, tỷ lệ có sử dụng BPTT nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn vẫn
còn khá cao ở Việt Nam. BPTT hay được sử dụng nhất là BCS, tiếp đến là viên
uống tránh thai kết hợp và dụng cụ tử cung. Sự lựa chọn này là do tác động của
nhiều yếu tố nhưng có lẽ từ kiến thức đến thực hành đúng các BPTT này vẫn còn
là một vấn đề nan giải.

Một cuộc khảo sát cắt ngang đã được hoàn thành với mẫu gồm 2.996 công
nhân từ 18-49 tuổi. Kết quả tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 12,6%. Hầu
hết họ đều là những người sử dụng các biện pháp tránh thai không nhất quán.
Khoảng 27,8% không sử dụng biện pháp tránh thai nào trong 6 tháng qua. Bao cao
su là biện pháp tránh thai được sử dụng phổ biến nhất (61,3%). Việc sử dụng các
biện pháp tránh thai có liên quan đáng kể đến tuổi tác, trình độ học vấn và thu
nhập43.

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

Địa chỉ: số 929 đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

Bệnh viện phụ sản Hà Nội là cơ sở thực hành lớn để đào tạo cán bộ y tế
chuyên khoa ở cấp từ trình độ Trung cấp trở lên, đồng thời có trách nhiệm tham gia
giảng dạy chuyên khoa cho các cơ sở đào tạo y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các
thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên khoa. Đồng
thời thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, cấp
Nhà nước.

Khám chữa bệnh Sản Phụ khoa, Nam khoa và Hỗ trợ sinh sản; công tác Kế
hoạch hóa gia đình; sàng lọc và điều trị Ung thư phụ khoa; Sàng lọc, chẩn đoán
trước sinh và sơ sinh. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh thuộc phạm vi
chuyên khoa của Bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
18

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác
thông tin, truyền thông, giáo dục về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa
bàn Thành phố. Chịu trách nhiệm nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe sinh
sản trong các hoạt động truyền thông. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh
giá, theo dõi, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản
trên địa bàn Thành phố. Tham gia các đoàn thanh tra chuyên ngành về chăm sóc
sức khỏe sinh sản khi có yêu cầu44.

Hình ảnh: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ đến phá thai trong vòng 22 tuần đầu
của thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

 Đối tượng từ 18 tuổi trở lên.

 Đối tượng được chẩn đoán có thai, và có giấy chỉ định làm thủ thuật phá
thai.

 Đối tượng đồng ý trả lời phỏng vấn

2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người nhà (người thân, bạn trai của đối tượng) không đồng ý.

- Đối tượng được xác định không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành phỏng
vấn.

- Đối tượng đến làm thủ thuật sau khi đã sẩy thai hoặc do thai đã bị chết lưu
(xem trong phiếu khám bệnh).

2.3 Địa điểm


20

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

2.4 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2021. Sử dụng số liệu thứ cấp.

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Thiết kế nghiên cứu:


Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.5.2 Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu


* Cỡ mẫu:

Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước tính tỉ lệ:

p(1− p)
n=Z 21−α /2
ε2 . p 2

Trong đó:

 n: là cỡ mẫu nghiên cứu

 Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%).

 Với độ tin cậy 95% : Z1-α/2 = 1,96 (tra từ bảng với giá trị α được chọn)

 ε: là sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (chọn ε = 0,1)

 p: - Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ đến phá thai là 0,62
theo kết quả điều tra biến động Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2016.

- Tỷ lệ sử dụng từng biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai, tỷ lệ p
được lấy từ kết quả khảo sát 423 phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đến phá
thai tại bệnh viện Từ Dũ năm 2015 ghi nhận tỷ lệ sử dụng từng biện pháp
21

tránh thai phổ biến nhất: xuất tinh ngoài âm đạo, bao cao su nam lần lượt là
49%; 45%. - Nghiên cứu này chọn tỷ lệ p = 0,45 (45%) để tính cỡ mẫu lớn
nhất cho nghiên cứu. Tính ra cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là 470 đối tượng.

* Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu:

Cách chọn: Chọn mẫu hệ thống với hệ số k.

Lựa chọn tất cả phụ nữ có đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu đến phá
thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu tối
thiểu.

Hệ số k sẽ được tính toán dựa trên số phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện mỗi ngày,
và số phụ nữ dự định sẽ phỏng vấn mỗi ngày (cân nhắc đến tính khả thi về nhiều
mặt), dự định hệ số k = 5 – 8. Hệ số này được lựa chọn dựa vào ước tính số lượng
phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong một ngày (khoảng 80 phụ
nữ đến phá thai), đồng thời cũng cân nhắc phỏng vấn phụ nữ đến phá thai mà
không ảnh hưởng đến quy trình và kéo dài thời gian chờ đợi làm thủ thuật phá thai
do tham gia vào nghiên cứu. Như vậy, mỗi ngày làm việc nhóm NC sẽ chỉ phỏng
vấn 5-10 phụ nữ là phù hợp. Dự kiến tối đa 4 tháng sẽ thu thập được đủ cỡ mẫu dự
tính.

Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện tham gia nghiên cứu hoặc từ chối tham
gia thì lấy ngay người có số thứ tự tiếp theo để thay thế. Do vậy cỡ mẫu không tính
đến số phụ nữ bỏ cuộc.

- Kỹ thuật: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.

2.6 Biến số và chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1. Biến số chỉ số nghiên cứu


Thông tin chung của đối tượng
22

Biến số/ Chỉ số Mô tả Loại biến


Tuổi Tuổi tính theo năm sinh Rời rạc
Dân tộc, tôn giáo, địa chỉ Ghi theo đối tượng cung cấp Định danh
Trình độ học vấn, nghề Ghi theo phân loại của bộ câu hỏi Danh mục
nghiệp, kinh tế
Tình trạng hôn nhân Theo phân loại của bộ câu hỏi Danh mục
Lý do phá thai Theo phân loại của bộ câu hỏi Danh mục
Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ đến
phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
Biến số/ Chỉ số Mô tả Loại biến
Số phụ nữ mang thai ngoài ý Số phụ nữ mang thai ngoài ý Liên tục
muốn muốn/Tổng số phụ nữ đến phá
thai
Nội dung 2: Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai và một số yếu tố
liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ đến phá
thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
Biến số/ Chỉ số Mô tả Loại biến
Sử dụng BPTT hiện đại Số phụ nữ sử dụng BPTT hiện đại Rời rạc
Sử dụng BPTT truyền thống Số phụ nữ sử dụng BPTT truyền Rời rạc
thống
Sử dụng bao cao su Số phụ nữ sử dụng bao cao su Rời rạc
Sử dụng viên thuốc tránh thai Số phụ nữ sử dụng viên thuốc Rời rạc
hằng ngày tránh thai hằng ngày
Sử dụng viên uống tránh thai Số phụ nữ sử dụng viên uống Rời rạc
khẩn cấp tránh thai khẩn cấp
Sử dụng biện pháp xuất tinh Số phụ nữ sử dụng biện pháp xuất Rời rạc
ngoài âm đạo tinh ngoài âm đạo
Sử dụng biện pháp tính chu Số phụ nữ sử dụng biện pháp tính Rời rạc
kỳ kinh chu kỳ kinh
Số con hiện tại Số người con sống hiện tại của Rời rạc
đối tượng
Giới tính thai nhi Trai hay gái Nhị phân
Số lần mang thai ngoài ý Tổng số lần mang thai ngoài ý Rời rạc
muốn muốn tính đến hiện tại
Tuổi bắt đầu QHTD Tuổi lần đầu có QHTD Rời rạc
Sự hỗ trợ, đồng tình từ phía Được sự hỗ trợ, đồng tình từ phía Nhị phân
gia đình, bạn tình gia đình, bạn tình

2.7 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin


23

2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin


Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.

2.7.2 Công cụ thu thập thông tin


- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn

Bảng hỏi: được xây dựng theo biến số nghiên cứu (dựa vào mục tiêu nghiên cứu)
ba gồm 2 nội dung chính:

- Thông tin về nhân khẩu học, tiền sử sản khoa và phá thai
- Thông tin về sử dụng các BPTT.

• Quản lý và phân tích số liệu: Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm
Epidata 3.1 và được phân tích trên phần mềm STATA 15.0.

- Đối với mục tiêu (1): Thống kê mô tả được sử dụng để tính tỷ lệ mang thai
ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ đến phá thai.
- Đối với mục tiêu (2): Thống kê suy luận bằng các test thống kê đối với biến
định lượng là ttest và Mann – Whitney test; biến định tính là Khi bình phương
(χ2), sử dụng mô hình hồi quy logistic đơn biến nhằm xác định các yếu tố liên
quan đến thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai ở nhóm phụ nữ đến phá thai.

2.8 Các sai số và cách khống chế

- Sai số chọn được khống chế bằng các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đã được
định nghĩa ở trên.

2.9 Đạo đức của nghiên cứu


24

- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – địa
điểm thực hiện nghiên cứu.
- Nghiên cứu sẽ được thông qua hội đồng bảo vệ đạo đức trong nghiên cứu Y
sinh học của Trường Đại học Y Hà Nội trước khi tiến hành thu thập số liệu.
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật nhằm đảm bảo các
thông tin này không bị tiết lộ. Bộ câu hỏi định lượng không có thông tin về cách
thức liên lạc với đối tượng.
- Đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích kỹ về
mục đích và nội dung nghiên cứu (có bản đồng thuận tham gia nghiên cứu).
- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối trả lời các câu hỏi hoặc rút khỏi nghiên
cứu bất kỳ khi nào.
- Kết quả chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Các nghiên cứu viên cần bảo vệ đối tượng nghiên cứu tránh bị dị nghị và kỳ thị
cũng như tránh các hậu quả của phá thai.
25

Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tuổi đối tượng

18-25 26-35 36-40 >40

Biểu đồ 3.1.Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
26

Tình trạng hôn nhân


7

0
Sống cùng chồng Sống cùng bạn tình Độc thân Góa, ly hôn

Tình trạng hôn nhân

Biểu đồ 3.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:

Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tuổi trung bình

Dân tộc

Kinh

Khác
Tôn giáo

Không tôn giáo

Thiên Chúa giáo

Phật giáo
Trình độ học vấn
27

Không đi học/ mù chữ

Tiểu học

THCS

THPT

Đại học/ cao đẳng/ trung cấp

Sau đại học


Địa chỉ

Quận nội thành

Huyện ngoại thành

Tỉnh ngoài Hà Nội


Người sống cùng

Bố mẹ đẻ/ anh chị em ruột/ họ hàng đối tượng

Chồng (người yêu) nhưng không sống cùng gia


đình/ họ hàng bên chồng (người yêu)

Chồng (người yêu) và sống cùng gia đình/ họ hàng


bên chồng (người yêu)

Bạn trọ

Một mình
Nghề nghiệp:

Học sinh/ sinh viên

Nông dân
28

Nội trợ

Công nhân

Cán bộ viên chức

Kinh doanh

Nhân viên công ty/ tổ chức tư nhân

Thất nghiệp
Nhận xét:

Bảng 3.3. Thông tin về tiền sử sinh sản của đối tượng
Đặc điểm Tần số (n)
Số con
Số con gái
Số con trai
Nhận xét:
29

Lý do phá thai
25

20

15

10

0
Bệnh tật mẹ Bệnh tật thai Đủ con Giới tính Không đủ Tính chất Gia đình bạn Gia đình
nhi thai kinh tế công việc tình phản phản đối
đối

Lý do phá thai

Biểu đồ 3.3. Lý do phá thai của đối tượng


Nhận xét:

Bảng 3.4. Thông tin về lần mang thai này của đối tượng
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi thai khi phá lớn hơn 13 tuần
Số ngày quyết định phá thai
Lần mang thai thứ mấy
Nhận xét:

3.2 Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của đối tượng nghiên cứu
30

Bảng 3.5. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn


Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đối tượng nghiên cứu
Mang thai ngoài ý muốn
Mang thai ngoài ý muốn không sử dụng BPTT
trong lần này
Mang thai ngoài ý muốn có sử dụng BPTT trong
lần này
Nhận xét:

3.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ đến phá thai

Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng từng biện pháp tránh thai trong lần mang thai này
Biện pháp tránh thai Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Biện pháp truyền thống
Xuất tinh ngoài âm đạo
Tính chu kỳ ngày kinh
Biện pháp hiện đại
Bao cao su nam
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai hằng ngày
Dụng cụ tử cung
Que cấy tránh thai
Nhận xét:
31

Sử dụng BPTT

BPTT hiện đại BPTT truyền thống

Biểu đồ 3.4. Sử dụng hai nhóm BPTT của đối tượng nghiên cứu lần mang thai
này.
Nhận xét:

BPTT hiện đại


4.5

3.5

2.5

1.5

0.5

0
BCS nam VUTT khẩn cấp TTT hằng ngày Dụng cụ tử cung Que cấy tránh thai

BPTT hiện đại

Biểu đồ 3.5. Sử dụng từng BPTT trong nhóm BPTT hiện đại trong lần mang
thai này.
32

Nhận xét:

Bảng 3.7. Tỷ lệ từng BPTT hay được sử dụng nhất


Biện pháp tránh thai Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Xuất tinh ngoài âm đạo
Tính chu kỳ ngày kinh
Bao cao su nam
Viên uống tránh thai khẩn cấp
Viên uống tránh thai hằng ngày
Dụng cụ tử cung
Que cấy tránh thai
Nhận xét:

3.4 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng sử dụng BPTT
Biện pháp tránh thai OR (95%
Yếu tố độc lập
BPTT hiện đại BPTT truyền thống CI)
Nhóm tuổi
18 – 25
26 – 35
36 – 40
>40
Tình trạng hôn nhân:
Độc thân/ góa/ ly hôn
Sống chung cùng
chồng (người yêu)
Học vấn
Tiểu học
THCS – THPT
33

CĐ- ĐH – SĐH
Nơi ở 
Nôị thành
Ngoại thành
Số con đã có
Đã đủ 2 con

Chưa đủ 2 con
Kinh tế
Tự lập kinh tế
Không tự lập kinh tế
Số lần mang thai 
1 lần
>1 lần
Có con trai

Không
Chỉ có con gái

Không
Chấp nhận có thai, phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe

Không
Tôn giáo
Theo đạo
Không theo đạo
Nhận xét:
34

Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN


Dự kiến bàn luận theo mục tiêu nghiên cứu.
35

KẾT LUẬN
Dự kiến kết luận theo mục tiêu nghiên cứu.
36

KHUYẾN NGHỊ
Dự kiến khuyến nghị theo kết luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kassebaum NJ, Bertozzi-Villa A, Coggeshall MS, et al. Global, regional, and


national levels and causes of maternal mortality during 1990-2013: a
systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013. Lancet
Lond Engl. 2014;384(9947):980-1004. doi:10.1016/S0140-6736(14)60696-6

2. Singh S. Hospital admissions resulting from unsafe abortion: estimates from


13 developing countries. Lancet Lond Engl. 2006;368(9550):1887-1892.
doi:10.1016/S0140-6736(06)69778-X

3. Grimes DA, Benson J, Singh S, et al. Unsafe abortion: the preventable


pandemic. The Lancet. 2006;368(9550):1908-1919. doi:10.1016/S0140-
6736(06)69481-6

4. Hosseini-Chavoshi M, Abbasi-Shavazi MJ, Glazebrook D, McDonald P.


Social and psychological consequences of abortion in Iran. Int J Gynecol
Obstet. 2012;118:S172-S177. doi:10.1016/S0020-7292(12)60018-6

5. Sach-KQDT-BD-dan-so-2016.pdf. Accessed December 25, 2020.


https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Sach-KQDT-BD-dan-
so-2016.pdf

6. Bellizzi S, Mannava P, Nagai M, Sobel HL. Reasons for discontinuation of


contraception among women with a current unintended pregnancy in 36 low
and middle-income countries. Contraception. 2020;101(1):26-33.
doi:10.1016/j.contraception.2019.09.006

7. Nguyễn Thanh Phong. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện
pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học, Cao đẳng Thành phố Hà
Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp. :198.

8. Nguyễn Thanh Hưng, Trần Thị Lợi, và cộng sự. Kiến thức, thái độ và hành vi
về các biện pháp tránh thai tạm thời ở phụ nữ phá thai ngoài ý muốn tại Bệnh
viện Từ Dũ năm 2015: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả. 2019;1:200-202.

9. Sach-BDDS-2018_Vie-1.pdf. Accessed December 25, 2020.

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/04/Sach-BDDS-2018_Vie-
1.pdf
10. WHO. Safe abortion: technical and policy guidance for health systems.
Reprod Health Matters. 2012;20(39):13. doi:10.1016/S0968-8080(12)39623-7

11. Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc. Dịch vụ
Dân số- Kế hoạch hóa gia đình. Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dƣỡng
nghiệp vụ Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội. Published online 2011.

12. Bộ Y tế. Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia Đình- Tài Liệu Đào Tạo Hộ Sinh Trung
Học. Nhà xuất bản y học

13. WHO | Selected practice recommendations for contraceptive use. WHO.


Accessed March 11, 2021.

http://www.who.int/reproductivehealth/publications/family_planning/SPR-3/en/

14. Division UP. Levels and Trends of Contraceptive Use as Assessed in 2002.
UN,; 2004. Accessed March 11, 2021.
http://digitallibrary.un.org/record/637593

15. Đại học Y dược Cần Thơ. Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản-mô đun 4.
In: ; 2008. Accessed March 11, 2021.

http://lib.ctump.edu.vn/Default.aspx?ModuleId=00000001-0000-0000-0000-
000000000003&st=2&rg=0&fi=0&qr=subject%7Cword_list%7CS%u1EE9c
%20kho%u1EBB%20sinh%20s%u1EA3n&iv=0&sr=date_1

16. Bộ Y tế. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Published 2018. Accessed March 11, 2021.
https://mch.moh.gov.vn/pages/vanban/5551/Huong-dan-Quoc-gia-ve-cac-
dich-vu-Cham-soc-suc-khoe-sinh-san.html

17. WHO. Family Planning - A Global Handbook for Providers. 3rd ed.; 2018.

18. Trần Thị Lợi, Reeves M.F., Cwiak C và cộng sự. Sách Hướng Dẫn Bỏ Túi về
Quản Lý Việc Tránh Thai. Ấn Bản Tiếng Việt.; 2005. thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam, Đại học Y Dược

19. Tabane NS, Peu MD. Perceptions of female teenagers in the Tshwane District
on the use of contraceptives in South Africa. Curationis. 2015;38(2).
doi:10.4102/curationis.v38i2.1528
20. Nguyễn Tuấn Hưng, Nguyễn Đức Vinh. Một số nhận xét kết quả hoạt động
cung cấp các biện pháp tránh thai, giảm phá thai, phá thai an toàn năm 2011.
Published online 2012:36-38.

21. Rasch V. Unsafe abortion and postabortion care - an overview. Acta Obstet
Gynecol Scand. 2011;90(7):692-700. doi:10.1111/j.1600-0412.2011.01165.x

22. High rates of unintended pregnancies linked to gaps in family planning


services: New WHO study. Accessed December 26, 2020.
https://www.who.int/news/item/25-10-2019-high-rates-of-unintended-
pregnancies-linked-to-gaps-in-family-planning-services-new-who-study

23. Tránh thai an toàn - tránh tổn thương, hệ lụy - Tin liên quan - Cổng thông tin
Bộ Y tế. Accessed March 11, 2021. https://moh.gov.vn/tin-lien-
quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/tranh-thai-an-toan-tranh-ton-
thuong-he-luy?inheritRedirect=false

24. Vân NTB, Du VV, Anh PT, Huyền NT, Dừng CPT. Khảo sát tình hình phá
thai to ở trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 6 tháng đầu năm
2012. Tạp Chí Phụ Sản. 2013;11(2):125-128. doi:10.46755/vjog.2013.2.399

25. Vương Thị Vui, Nguyễn Ngọc Minh. Kiến thức và thực hành của phụ nữ chưa
kết hôn về các biện pháp KHHGĐ. 2014;Tập 12, số 2. Tạp chí phụ sản

26. United Nations. Trends in Contraceptive Use Worldwide 2015.; 2015.

27. Adler AJ, Filippi V, Thomas SL, Ronsmans C. Quantifying the global burden
of morbidity due to unsafe abortion: Magnitude in hospital-based studies and
methodological issues. Int J Gynecol Obstet. 2012;118:S65-S77.
doi:10.1016/S0020-7292(12)60003-4

28. Bellizzi S, Mannava P, Nagai M, Sobel HL. Reasons for discontinuation of


contraception among women with a current unintended pregnancy in 36 low
and middle-income countries. Contraception. 2020;101(1):26-33.
doi:10.1016/j.contraception.2019.09.006

29. Nagai M, Bellizzi S, Murray J, Kitong J, Cabral EI, Sobel HL. Opportunities
lost: Barriers to increasing the use of effective contraception in the
Philippines. PLOS ONE. 2019;14(7):e0218187.
doi:10.1371/journal.pone.0218187
30. Davids EL, Kredo T, Mathews C. Interventions for preventing unintended
pregnancies among adolescents. South Afr Med J Suid-Afr Tydskr Vir
Geneeskd. 2019;110(1):7-9. doi:10.7196/SAMJ.2019.v110i1.14281

31. Asad S, Hebert C, Andridge R, Nguyen N, Gallo MF. Changes in the use of
effective and long-acting reversible contraception in Vietnam. Contraception.
2019;99(3):165-169. doi:10.1016/j.contraception.2018.11.014

32. Thang NM, Huong VT. Changes in contraceptive use in Vietnam. J Biosoc
Sci. 2003;35(4):527-543. doi:10.1017/s0021932003005923

33. Do MP, Koenig MA. Effect of family planning services on modern


contraceptive method continuation in Vietnam. J Biosoc Sci. 2007;39(2):201-
220. doi:10.1017/S0021932006001453

34. Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình. Niên giám thống kê tóm tắt Dân số-
Kế hoạch hóa gia đình. Published online 2018.

35. Nam HY học dự phòng V. Thực trạng kiến thức, thực hành về kế hoạch hóa
gia đình của nữ công nhân một số khu công nghiệp ở Hà Nội. Accessed
December 25, 2020. http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-
phong/2014/01/thuc-trang-kien-thuc-thuc-hanh-ve-ke-hoach-hoa-gia-dinh-
cua-nu-cong-nhan-mot-so--o81E20134.html

36. Trung tâm Nghiên cứu Dân số và sức khỏe nông thôn. Thực trạng cung cấp và
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh tham gia chương trình
quốc gia 7 do UNFPA tài trợ,. Published online 2006. Báo cáo điều tra ban
đầu, Hà Nội

37. Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? - Chương trình
mục tiêu quốc gia - Cổng thông tin Bộ Y tế. Accessed March 11, 2021.
https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-
gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/su-dung-bien-phap-tranh-thai-
trach-nhiem-cua-nam-hay-nu-?inheritRedirect=false

38. Nguyen N, Nguyen L, Nguyen H, Gallo MF. Correlates of use of withdrawal


for contraception among women in Vietnam. BMC Womens Health.
2020;20(1):87. doi:10.1186/s12905-020-00957-z

39. Phong NT, Hào PHH. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số
biện pháp tránh thai của sinh viên Trường Cao đẳng Y Tế Hà Nội, năm 2013.
Tạp Chí Phụ Sản. 2014;12(2):207-210. doi:10.46755/vjog.2014.2.960
40. Nguyen N, Londeree J, Nguyen LH, Tran DH, Gallo MF. Reproductive
autonomy and contraceptive use among women in Hanoi, Vietnam.
Contracept X. 2019;1:100011. doi:10.1016/j.conx.2019.100011

41. Gallo MF, Nguyen N, Nguyen C, Steiner MJ. Knowledge of contraceptive


effectiveness and method use among women in Hanoi, Vietnam. Contracept
X. 2019;1:100009. doi:10.1016/j.conx.2019.100009

42. Londeree J, Nguyen N, Nguyen LH, Tran DH, Gallo MF. Underestimation of
pregnancy risk among women in Vietnam. BMC Womens Health.
2020;20(1):159. doi:10.1186/s12905-020-01013-6

43. Tran TDH, Tuan DK, Anh ND, Le TKA, Bui TTH. Premarital sex,
contraceptive use among unmarried women migrant workers in industrial
parks in Vietnam, 2015. Health Care Women Int. 2018;39(4):377-388.
doi:10.1080/07399332.2017.1412439

44. Nhiệm vụ và quyền hạn bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh viện phụ sản.
Accessed March 11, 2021. http://benhvienphusanhanoi.vn/nhiem-vu-va-
quyen-han/nhiem-vu-va-quyen-han-10962.html
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01. BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 02. BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG PHỤ NỮ PHÁ THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
PHỤ LỤC 01 Mã số phiếu:....................................

Mã bệnh nhân: ……………………..

BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Chào chị, chúng tôi là nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội. Chúng tôi đang tiến hành chương trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu
về tình hình sức khoẻ của phụ nữ đến phá thai.

Mục đích của nghiên cứu này là mô tả thực trạng về sức khoẻ tâm thần và chất
lượng cuộc sống của phụ nữ để cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần nói riêng và sức
khoẻ nói chung của phụ nữ khi đến phá thai.

Nếu chị tham gia vào chương trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thực hiện phỏng
vấn chị theo bộ câu hỏi. Đồng thời, chị sẽ được những nghiên cứu viên giải đáp thắc mắc,
truyền thông giáo dục sức khoẻ về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần, phá thai,

Lợi ích có thể khi tham gia vào chương trình nghiên cứu: chị sẽ có thể không cảm
nhận được lợi ích một cách trực tiếp và ngay lập tức cho bản thân mình mà lợi ích sẽ
được ghi nhận về sau này: cho sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tâm thần của phụ nữ.
Thông qua việc cung cấp thông tin từ chị sẽ giúp đưa ra các bằng chứng khoa học về sức
khỏe tinh thần để cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Toàn bộ thông tin của chị sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục tiêu
của nghiên cứu mà không sử dụng vào mục đích nào khác.

Sự tham gia nghiên cứu là tự nguyện. Chị có quyền rút khỏi nghiên cứu và từ chối
trả lời những câu hỏi mà chị không muốn trả lời. Tham gia vào cuộc phỏng vấn này sẽ
không ảnh hưởng đến việc làm thủ thuật phá thai, danh dự và cuộc sống của chị sau này.
Chị sẽ nhận được một món quà nhỏ của nghiên cứu sau khi tham gia cuộc phỏng vấn.
Chúng tôi đã giải thích trung thực toàn bộ mục tiêu, phương pháp và lợi ích của
nghiên cứu này cho chị. Nếu đồng ý, chị vui lòng ký vào mẫu phiếu đồng thuận tham gia
nghiên cứu dưới đây.

Nếu chị có bất cứ câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với đội ngũ của nghiên cứu.

Hà nội, ngày tháng năm 2020


Người làm nghiên cứu

PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Tôi tên là: ..............................................................................................

Số điện thoại: ………………………………………………………………

1. Tôi đã được giải thích rõ về các thông tin liên quan và thủ tục đăng ký
tình nguyện tham gia nghiên cứu này.
2. Tôi đã có cơ hội được hỏi về những thắc mắc liên quan đến nghiên cứu
và tôi hài lòng với các giải thích được đưa ra.
3. Tôi đã có thời gian và cơ hội cân nhắc tham gia vào nghiên cứu
4. Tôi được đảm bảo quyền bí mật về các thông tin cá nhân
5. Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu

Hà nội, ngày tháng năm 2020


Ký tên người tham gia nghiên cứu

Mã phiếu:…………….…….……………
Mã bệnh nhân: …….………………………......
BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG PHỤ NỮ PHÁ THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Ngày phỏng vấn: Ngày_____tháng_____năm 2020
Tên người phỏng vấn:_________________________________

STT NỘI DUNG CÂU HỎI TRẢ LỜI


Phần A1 – Thông tin chung
Tôi xin được phép hỏi Chị một số câu hỏi về thông tin cá nhân.
A1 Chị sinh năm bao nhiêu? (chú Năm: ………………
ý ghi NĂM dương lịch)
A2 Chị học hết cấp mấy? 1. Không đi học/mù chữ
2. Tiểu học
(Ghi lại cấp học/bậc học cao
3. THCS
nhất đã tốt nghiệp)
4. THPT
5. Đại học/ cao đẳng/trung cấp
6. Sau đại học
88. Không nhớ/không biết
99. Từ chối không trả lời
A3 Nghề nghiệp hiện tại của chị 1. Học sinh/sinh viên
là? 2. Nông dân
3. Nội trợ
(Chỉ chọn một tình huống)
4. Thất nghiệp
5. Công nhân
6. Cán bộ viên chức
7. Buôn bán nhỏ
8. Nhân viên công ty/ tổ chức tư nhân
98. Khác:…………
99. Từ chối không trả lời
A4a Chị đã kết hôn chưa? 1. Không  A4b
2. Có  A4c
(Chỉ chọn một tình huống)
99. Từ chối không trả lời
A4b Thời điểm phát hiện có thai, chị 1. Độc thân
có sống cùng người yêu không? 2. Có người yêu nhưng không sống cùng
3. Sống cùng người yêu
(Chỉ chọn một tình huống)
99. Từ chối không trả lời

A4c Tình trạng hôn nhân của chị 1. Đã kết hôn và sống cùng chồng
hiện nay là? 2. Đã kết hôn và sống xa chồng
3. Đã li dị/ ly thân
(Chỉ chọn một tình huống)
99. Từ chối không trả lời
A5a Hiện tại, chị đang ở đâu? 1. Nội thành
2. Ngoại thành
Địa chỉ hiện tại
3. Tỉnh khác
(quận/huyện/tỉnh)
………………………………
(Chỉ chọn một tình huống)

A5b Khu vực chị sống thuộc? 1. Ở nông thôn


2. Ở thành phố
(Chỉ chọn một tình huống)
3. Ở miền núi
99. Từ chối không trả lời
A6 Hiện tại, chị đang sống cùng 1. Sống với bố mẹ đẻ/anh chị em/họ hàng
ai? thân quen.
2. Sống với chồng (người yêu) và bố mẹ
(Chỉ chọn một tình huống)
chồng/ anh chị em/ họ hàng nhà chồng
(người yêu)
3. Sống với chồng (người yêu), không
cùng với bố mẹ chồng (người yêu)/ họ
hàng/ anh chị em nhà chồng (người
yêu).
4. Sống với chồng (người yêu) và bố mẹ
đẻ/ anh em ruột/ họ hàng thân quen.
5. Sống với bạn (trọ chung, kí túc xá)
6. Sống một mình
98. Khác:………………………………
99. Từ chối không trả lời
A7 Tình trạng kinh tế của chị hiện 1. Tự lập kinh tế
nay như thế nào? 2. Phụ thuộc một phần vào người khác
3. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác
Chọn 1  chuyển A9a
A8 Ai là người chu cấp kinh tế 1. Chồng (người yêu)
chính cho chị? 2. Bố mẹ đẻ
3. Bố mẹ chồng (người yêu)
(Chỉ chọn một tình huống)
4. Anh/chị/em ruột
5. Anh/chị/em chồng (người yêu)
6. Con trai /Con gái
98. Khác: (Ghi rõ) …………………...
A9a Thu nhập bình quân 1 tháng
của chị là bao nhiêu?
…… triệu đồng (điền 0 nếu câu A7 chọn 3)
A9b Thu nhập bình quân 1 tháng
của gia đình chị là bao nhiêu?
…… triệu đồng
Phần B – Tiền sử sinh sản
Bây giờ tôi sẽ hỏi chị các câu hỏi về những lần mang thai của chị:
B1 Tính cả lần này, Chị đã mang 1. Tổng số lần mang thai: …… (tính cả lần
thai tất cả là bao nhiêu lần? này)
88. Không nhớ/ không biết
(Bao gồm cả những lần mang
99. Từ chối không trả lời
thai bị sẩy/ phá thai hoặc thai
B1a. Sẩy thai:……….
chết lưu)
B1b. Phá thai:……… (tính cả lần này)
B1c. Thai chết lưu:………
B1d. Đẻ mổ:……………
B2 Chị quan hệ tình dục lần đầu 1. Năm:……………../ Tuổi:…………….
vào năm nào? 88. Không nhớ/ không biết
99. Từ chối không trả lời
B3 Chị mang thai lần đầu khi bao 1. Năm:……………../ Tuổi:…………….
nhiêu tuổi? 88. Không nhớ/ không biết
99. Từ chối không trả lời
(Chú ý ghi tuổi dương lịch)
B4 Chị đã khi nào có thai ngoài ý 1. Tổng số lần có thai ngoài ý muốn: ………
muốn chưa?
88.Không nhớ/ không biết
99.Từ chối không trả lời
B5 Hiện nay, Chị có mấy con còn B5. Số con: ……………..
sống? Số con trai/gái?
B5a. Số con trai: ……
(lưu ý: số con trai + con gái =
B5b. Số con gái:……
số con hiện tại)

Phần C – Lần mang thai này


Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa với chị là những thông tin chị cung cấp sẽ được
giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu
C1 Chị có biết giới tính của thai 1. Chưa biết giới tính  C5
nhi trước khi đến phá thai 2. Đã biết, con trai
không? 3. Đã biết, con gái
(Chỉ chọn một tình huống) 99. Từ chối không trả lời  C5
C2 Nếu biết giới tính, thì bằng 1. Siêu âm
phương pháp nào? 2. Bắt mạch
……………………………….. 3. Sàng lọc NST trước sinh
(Chỉ chọn một tình huống) 98. Khác(ghi cụ thể……….
……………………..)
C3 Tuổi thai hiện tại ………………………… tuần thai
(xem trên phiếu khám bệnh)
C4 Ngay trước khi có thai, chị có 1. Không dùng
đang sử dụng biện pháp tránh 2. Bao cao su
thai nào không? 3. Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)
(chọn 1  chuyển câu C7 4. Thuốc tránh thai
chọn các đáp án còn lại  5. Thuốc diệt tinh trùng
chuyển câu C8 6. Đình sản (triệt sản)
(Chỉ chọn một tình huống) 7. Xuất tinh ngoài âm đạo
8. Tính vòng kinh
98. Khác (ghi rõ): ………………………
C5 Tại sao chị không sử dụng biện 1. Không định QHTD khi đó
pháp tránh thai? 2. Không tìm được BPTT phù hợp
(Có thể lựa chọn nhiều đáp 3. Không mua được BPTT
án) 4. Không muốn sử dụng BPTT
5. Chồng/người yêu không đồng ý sử dụng
BPTT
6. Cảm thấy xấu hổ
7. Muốn có con
98. Khác (ghi rõ):………………………..
C6 Chị phát hiện mình mang thai Tuổi thai lúc biết mang thai:……… tuần
là khi thai được bao nhiêu
tuần?
C7 Chị mất bao nhiêu lâu để quyết …………………………… ngày
định phá thai?
C8 Lý do lần này chị quyết định 1. Bệnh tật của người mẹ (……………..)
phá thai là gì? 2. Bệnh tật của thai nhi (…….…….…)
(Có thể lựa chọn nhiều đáp 3. Đã đủ số con mong muốn/ con còn nhỏ
án) muốn chờ khi khác (kế hoạch hoá gia
đình)
4. Giới tính thai nhi không mong muốn
5. Không đủ kinh tế
6. Tính chất công việc không cho phép
7. Chồng/gia đình chồng/người yêu không
đồng ý
8. Gia đình bản thân đối tượng không đồng ý
98. Khác:………………………………….
C9 Lần này ai là người có ảnh 1. Bản thân
hưởng NHẤT đến quyết định 2. Chồng (người yêu)
phá thai của chị? 3. Bố/ mẹ đẻ
(Chỉ chọn một tình huống) 4. Bố/ mẹ chồng (người yêu)
5. Anh chị em ruột
6. Anh chị em chồng (người yêu)
7. Bạn bè
8. Bác sĩ
98. Khác:………………………………
99. Từ chối không trả lời
C10 Chị có mong muốn tiếp tục 1. Có
mang thai không? 2. Không
(Có thể lựa chọn nhiều đáp 88. Không biết
án)

D. CÁC HÀNH VI TÌNH DỤC

D1 Từ trước đến nay, chị đã từng sử dụng 1 Bao cao su


BPTT nào? 2 Thuốc tránh thai hằng ngày
(Có thể chọn NHIỀU đáp án) 3 Thuốc tránh thai khẩn cấp
4 Tính vòng kinh
5 Xuất tinh ngoài âm đạo
6. Chưa từng sử dụng BPTT
98 Khác (ghi rõ)…………………….
D2 Chị đã từng sử dụng thuốc tránh thai khẩn 1 Có
cấp chưa? 2 Không
D3 Chị đã bao giờ QHTD với người KHÔNG 1 Đã từng (ghi rõ số người:
phải người yêu/ chồng của chị khi đó chưa? ………………..)
2 Chưa từng

Xin trân trọng cảm ơn chị đã tham gia phỏng vấn!

You might also like