You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN
MÔN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI: TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NGUYÊN


PHI Ỷ LAN.

GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


DANH SÁCH NHÓM

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Thị Mỹ Duyên K184070821

2 Phạm Lê Tuyết Mai K184070841

3 Nguyễn Thị Mỹ K184070844

4 Cao Nữ Thảo Ngân K184070845

5 Lê Thị Hoàng Ngọc K184070848

6 Vũ Thị Minh Nguyệt K184070851

7 Dương Ái Nhi K184070854

8 Nguyễn Thị Huệ Phương K184070863

9 Huỳnh Thị Minh Tâm K184070874

10 Dương Thị Thao K184070880

11 Cao Hữu Thịnh K184070885

12 Nguyễn Thị Tuệ K184070896

13 Nguyễn Thanh Vỹ K184070902


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
2.1. Đối tượng nghiên cứu 4
2.2. Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO 5
1.1. Các khái niệm 5
1.1.1. Tâm lý học 5
1.1.2. Tâm lý học quản lý 5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý 5
1.2.1. Các yếu tố bên trong 5
1.2.1.1. Khả năng ý thức về bản thân 5
1.2.1.2. Năng lực 6
1.2.2. Các yếu tố chủ quan 6
1.2.2.1. Địa vị xã hội 6
1.2.2.2. Giới tính 7
1.2.3. Các yếu tố khách quan 7
1.2.3.1. Môi trường 7
1.2.3.2. Văn hóa 8
1.3. Các thuộc tính của tâm lý 8
1.3.1. Tính khí 8
1.3.1.2. Người linh hoạt 9
1.3.1.3. Người điềm tĩnh 10
1.3.1.4. Người ưu tư 11
1.3.2. Tính cách 11
1.3.2.1. Tính xấu 12
1.3.2.2. Tính tốt 12
1.3.2.3. Tính trung lập và tính vừa xấu, vừa tốt 13
2

1.3.3. Năng lực 13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NGUYÊN PHI Ỷ LAN 16
2.1. Sơ lược về bối cảnh lịch sử và Nguyên Phi Ỷ Lan 16
2.1.1. Bối cảnh lịch sử 16
2.1.2. Sơ lược về Nguyên Phi Ỷ Lan 16
2.2. Phân tích tâm lý lãnh đạo của Nguyên Phi Ỷ Lan 17
2.2.1. Phân tích thực trạng về tính khí của Nguyên Phi Ỷ Lan 17
2.2.2. Phân tích thực trạng về tính cách của Nguyên Phi Ỷ Lan 17
2.2.3. Phân tích thực trạng về năng lực của Nguyên Phi Ỷ Lan 18
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan
19
2.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính khí 19
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách 20
2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực 20
2.4. Đánh giá 21
2.4.1. Tính khí 21
2.4.1.1. Ưu điểm 21
2.4.1.2. Nhược điểm 21
2.4.2. Tính cách 21
2.4.2.1. Ưu điểm 21
2.4.2.2. Nhược điểm 21
2.4.3. Năng lực 22
2.4.3.1. Ưu điểm 22
2.4.3.2. Nhược điểm 22
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NGUYÊN
PHI Ỷ LAN 23
3.1. Mục tiêu của giải pháp 23
3.2. Phát huy điều tích cực trong tâm lý lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan 23
3.2.1 Tính khí 23
3.2.2 Tính cách 23
3.2.3 Năng lực 24
3.3. Khắc phục tiêu cực trong tâm lí lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan 24
3.3.1 Tính khí 24
3

3.3.2 Tính cách 24


3.3.3 Năng lực 25
3.4. Bài học kinh nghiệm 25
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có biết bao vị nữ anh hùng đã có đóng góp rất lớn
vào việc giữ nước, trị vì thiên hạ. Có thể là những vị anh hùng cưỡi voi hiên ngang ra
trận như Hai Bà Trưng, nhưng cũng có những người chỉ ở hậu phương, nhưng vẫn có
đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc giữ nước của dân tộc như Nguyên Phi Ỷ Lan –
phi tần của vua Lý Thánh Tông.

Một tổ chức muốn thành công, muốn phát triển, một phần không nhỏ đều nhờ vào
sự dẫn dắt của người lãnh đạo. Để có thể dẫn dắt, điều hành được một tổ chức thì
người lãnh đạo phải có tâm lý lãnh đạo như thế nào để làm được điều đó. Ngày nay,
người ta thường xem xét tâm lý lãnh đạo trên ba phương diện là tính khí, tính cách và
năng lực. Vậy, với những đóng góp to lớn của mình cho đất nước, tâm lý lãnh đạo của
Nguyên Phi Ỷ Lan đã thể hiện như thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Nhóm 4 đã
xây dựng tiểu luận với đề tài: “ Tâm lý lãnh đạo của Nguyên Phi Ỷ Lan”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tâm lý lãnh đạo của Nguyên Phi Ỷ Lan.

2.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về nội dung:

+ Trình bày những lý luận cơ bản về tâm lý lãnh đạo.

+ Trên cơ sở những lý luận cơ bản kết hợp với những kiến thức tìm hiểu được nhằm
phân tích các yếu tố trong tâm lý lãnh đạo của đối tượng nghiên cứu (tính khí, tính
cách, năng lực), từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục cho đối tượng nghiên cứu.

- Về thời gian: Tâm lý lãnh đạo của Nguyên Phi Ỷ Lan từ lần đầu tiên gặp vua Lý
Thánh Tông (1063) đến lúc nhiếp chính lần 2 (1074).
5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO

1.1. Các khái niệm


1.1.1. Tâm lý học
- Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nghiên cứu cái chung trong
tâm tư của con người, những quan hệ tâm lý của con người với nhau.

- Tâm lý học là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là cách cư xử,
cách xử lý tình huống của người nào đó hay là khả năng chinh phục đối tượng.

1.1.2. Tâm lý học quản lý


- Tâm lý học quản lý là một trong hơn 30 ngành của tâm lý học (tâm lý học quân sự,
tâm lý học tội phạm, tâm lý học kinh tế,…). Nó nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con
người trong hoạt động quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các nhân tố khi xây dựng
và điều hành hệ thống xã hội.

- Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý của những người
dưới quyền mình, nhìn thấy được những hành vi của cấp dưới, sắp xếp nhân sự một
cách hợp lý phù hợp với khả năng của họ. Tâm lý học quản lý còn giúp người lãnh đạo
biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo nhưng kiên quyết với cấp dưới và lãnh đạo những
hành vi của họ, đoàn kết thống nhất một tập thể.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý


1.2.1. Các yếu tố bên trong
1.2.1.1. Khả năng ý thức về bản thân
- Một cách thức để người lãnh đạo chế ngự áp lực công việc là phát triển những suy
nghĩ phóng đại tầm quan trọng của bản thân và tự phóng đại bản thân, đồng thời là nhu
cầu được ngưỡng mộ.

- Một cách thức để người lãnh đạo chế ngự cảm giác mất mát là phát triển cảm giác về
danh vọng, tin tưởng rằng họ xứng đáng với sự đối xử đặc biệt và quy tắc, luật lệ chỉ
dành cho người khác, cấp dưới.
6

- Những người lãnh đạo không có các tình huống cần sự cảm thông, nên họ thiếu đi sự
đồng cảm, họ không thể cảm nhận người khác đang nghĩ gì.

1.2.1.2. Năng lực


- Nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải có năng lực chuyên môn, mà cần nắm bắt
được “bí quyết” thành công của nhà lãnh đạo.

- Khả năng ra quyết định: Là một trong những yếu tố tiên quyết khẳng định tố chất của
nhà lãnh đạo. Tâm lý lãnh đạo quyết định phần lớn đến phong cách lãnh đạo, khả năng
nhận định vấn đề đúng sai một cách công tâm.

1.2.1.3. Tâm lý cá nhân

Một số áp lực mà nhà lãnh đạo thường trải qua là:

- Sự đơn độc của quyền lực: Khi con người đạt đến đỉnh cao của danh vọng trong một
tổ chức, stress và sự rối loạn tăng thêm, do các mối quan hệ và hệ thống trợ giúp trước
đây đã thay đổi và các đồng nghiệp cũ trở nên xa cách.

- Tham quyền lực: Nỗi sợ đánh mất cái mà họ rất khó khăn mới đạt được như vị trí
lãnh đạo cao nhất trong tổ chức, đôi khi khuyến khích con người có những hành vi xấu
xa.

- Lo sợ bị ghen ghét, là đối tượng của sự ghen ghét rất khó chịu. Nỗi sợ đó có thể tăng
đến mức nhà quản lý có hành vi tự hủy hoại, “chuyển thắng thành bại” bởi sự bất lực.

Tất cả quá trình tâm lý này có thể gây ra stress, lo lắng, hoặc trầm cảm. Điều này
gây ra các hành vi vô trách nhiệm và vô lý, ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức và quá
trình ra quyết định.

1.2.2. Các yếu tố chủ quan


1.2.2.1. Địa vị xã hội
Những nhà quản lý có chức vụ cao, nắm trong tay quyền lực lớn sẽ phải gánh vác
nhiều trách nhiệm cao hơn với lời nói và hành động của mình. Họ thường không có
nhiều thời gian hay sự tương tác để dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhân viên của
mình.
7

1.2.2.2. Giới tính


Phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt hơn nam giới. Tính tình mềm
mỏng, phản ứng tích cực hơn trước hoàn cảnh bi đát. Chính vì vậy, họ sẽ hài hòa hơn
trong công việc và đối xử với người khác thiên về tình cảm hơn.

1.2.2.3. Kinh nghiệm sống

Người có nhiều kinh nghiệm sống sẽ biết phải làm như thế nào để dung hòa mối
quan hệ trong cuộc sống cũng như công việc. Họ sẽ biết kiềm chế cảm xúc hơn, biết
cư xử hợp lý trong từng trường hợp cụ thể để có thế đạt được mục đích cuối cùng. Với
vốn sống và cách nhìn nhận con người, họ sẽ dễ dàng hiểu và nắm bắt tâm lý cộng sự
hay nhân viên của mình. Chính vì thế, kinh nghiệm sống tác động đến tâm lý quản lý,
giúp người quản lý ứng xử linh hoạt hơn.

1.2.2.4. Tuổi tác

Những người lãnh đạo cao tuổi thường khó chấp nhận sự thay đổi, dễ cảm thấy bị
tổn thương, nhưng họ có nhiều trải nghiệm nên thường nhận diện tình hình nhanh
chóng, có những cách giải quyết công việc linh hoạt hơn. Vì vậy, khi làm việc với
những người này, cần phải hiểu rõ tâm lý của họ để ứng xử đúng cách, tạo nên môi
trường làm việc hiệu quả.

1.2.3. Các yếu tố khách quan


1.2.3.1. Môi trường
Theo các nhà tâm lý, môi trường là một động lực thôi thúc và ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển và hình thành tính cách của mỗi người. Môi trường đầu tiên là gia đình,
sau đó là môi trường giáo dục và công việc. Người con sẽ học được qua việc quan sát
cách thức cha mẹ, anh chị đối xử với mình và với nhau như thế nào. Hình ảnh và cách
thức của người cha, người mẹ, anh chị sẽ là những hình ảnh đầu đời và được ghi khắc
rất sâu vào lòng của đứa trẻ. Nó dần dà đi vào đời sống của đứa trẻ đến nỗi biến thành
một tập quán và hầu như là một bản năng. Tiếp đến, người con sẽ được tiếp nhận
những kiến thức sâu rộng hơn từ bạn bè và đồng nghiệp. Những người này có khả
năng tạo nên một môi trường hỗ trợ dẫn đến cảm giác tin tưởng căn bản và cảm giác
của con người kiểm soát được hành động của mình.
8

Như vậy, môi trường không chỉ góp phần hình thành nên tính cách mỗi người, mà
nó còn chi phối đến cả cách người đó gây ảnh hưởng trong cộng đồng và cách cư xử,
quản lý nhân viên.

1.2.3.2. Văn hóa


Người ta thường nói đến văn hóa dân tộc, văn hóa tộc người, văn hóa tổ chức hay
văn hóa cộng đồng, và cả những thành tựu văn hóa, văn minh, các giá trị được coi là
tài sản của cả loài người. Ở cấp độ cá nhân, văn hóa thấm vào nhân cách, lối tư duy,
cách thức hành động của từng thành viên cộng đồng, trở thành nét văn hóa nhân cách.

Văn hóa quyết định chuẩn mực, tác động đến cách thức quản lý nguồn nhân lực và
tâm lý trong lãnh đạo. Thông qua quá trình quản lý nguồn nhân lực, văn hóa cũng thay
đổi. Đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiến tạo lại, bắt đầu từ sự thay đổi của giới
quản lý, lãnh đạo.

1.3. Các thuộc tính của tâm lý


1.3.1. Tính khí
Trong tâm lý học, tính khí (hay còn gọi là khí chất) đặc xem là các đặc tính của sự
biểu hiện nhân cách, phụ thuộc vào các đặc điểm bẩm sinh và các đặc điểm cơ thể con
người.

Tính khí là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần
kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể.

Dựa vào bốn dạng hoạt động của hệ thần kinh, người ta chia ra bốn loại tính khí như
sau:

1.3.1.1. Người sôi nổi

- Đặc điểm sinh lý: Hệ thần kinh mạnh, hoạt động cao, ức chế mạnh, đồng thời quá
trình hưng phấn cũng mạnh. Loại người này có sức mạnh, có năng lực, có khả năng
làm việc cao và hoạt động trên phạm vi lớn.

- Khí chất nóng:


9

+ Cấu tạo thần kinh: Ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng
không cân bằng giữa ức chế (buồn) và hưng phấn (vui), lúc quá tả, lúc quá hữu (vui
quá trời mà buồn thì thấy đất), thay đổi nhanh, thất thường.

+ Biểu hiện bên ngoài: Nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay cáu gắt,
hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất nhiệt tình với mọi
người.

+ Nhận thức mọi sự việc rất nhanh: Về vấn đề tình cảm thì yêu, ghét rõ ràng, thường
sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lý trí.

+ Ưu điểm: Nhiệt tình, thẳng thắn, bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Thường là những người đi đầu trong hoạt động chung. Khả năng thích
nghi với môi trường cao. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác.

+ Nhược điểm: Hay vội vàng, hấp tấp, nóng nảy, khó kiềm chế - không có khả năng tự
kiềm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, không kiên trì; khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ
thường không tự chủ được bản thân. Là người không để bụng, thù dai. Do hay nổi
nóng nên cũng hay và dễ làm mất lòng người khác.

+ Phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn và mới mẻ.

1.3.1.2. Người linh hoạt


- Đặc điểm sinh lý: Hệ thần kinh mạnh. Hai quá trình hưng phấn và ức chế đều cân
bằng. Là loại người linh hoạt năng động, có tư duy linh hoạt, lạc quan, yêu đời, có khả
năng làm việc tốt, có hiệu quả cao khi công việc hấp dẫn và thích thú đối với họ.

- Khí chất linh hoạt:

+ Cấu tạo thần kinh: Phản ứng nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo. Tính cân bằng giữa
ức chế và hưng phấn cao.

+ Biểu hiện bên ngoài: Nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan
hệ thì vui vẻ, dễ gần, có tài ngoại giao nhưng quan hệ rất rộng nhưng không sâu sắc.

+ Tư duy, nhận thức nhanh, lắm sáng kiến, nhiều mưu mẹo.
10

+ Ưu điểm: Lạc quan yêu đời, nhanh nhẹn, có tài ngoại giao, nhiều sáng kiến, có khả
năng tổ chức, có khả năng thích nghi với mọi môi trường, hoàn cảnh.

+ Nhược điểm: Vội vàng, hấp tấp, lập trường không vững vàng, rất hay chủ quan. Làm
việc nhanh nhưng chất lượng không cao (nhanh mà ẩu). Hiệu quả công việc phụ thuộc
vào hứng thú đối với công việc đó. Thường hiếu danh.

+ Phù hợp với công việc phải thay đổi ấn tượng thường xuyên: ngoại giao,
marketing,...

1.3.1.3. Người điềm tĩnh


- Đặc điểm sinh lý: Hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn và ức chế bằng nhau,
giống như người linh hoạt. Điểm khác của người điềm tĩnh với người linh hoạt là hai
quá trình thần kinh tên ít năng động, tức là có sức ỳ lớn. Đây là loại người lao động
trầm tĩnh, bao giờ cũng điềm đạm, kiên nhẫn và ngoan cường.

- Khí chất lì (lạnh/bình thản):

+ Cấu tạo thần kinh: Hưng phấn, ức chế ở mức độ bình thường. Phản ứng, nhịp độ
thần kinh rất chậm, không linh hoạt.

+ Biểu hiện bên ngoài: Ít nói, nói chắc (nói câu nào đau câu đấy). Hành vi chậm chạp,
không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là người khó gần, khó làm quen,
cũng khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của họ rất hẹp vì họ không thích quan hệ
rộng. Trong ứng xử, họ điềm đạm, thận trọng, không bị sao nhãng bởi những chuyện
nhỏ nhặt.

+ Ưu điểm: Chắc chắn, cẩn thận, điềm đạm, làm việc có kế hoạch, biết cân nhắc trước
khi hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định.

+ Nhược điểm: Khó thích nghi với môi trường sống, khả năng tiếp thu cái mới rất
chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi máy móc dễ làm mất thời cơ. Không ít
người có tính khí loại này là những người thụ động.

+ Hiệu quả công việc phụ thuộc vào thời gian gắn bó với công việc – càng lâu càng
hiệu quả. Phù hợp với công việc đơn điệu, có thể đòi hỏi bảo mật kín đáo. Nên làm
bảo vệ, tổ chức, thanh tra, điều tra,…
11

1.3.1.4. Người ưu tư
- Đặc điểm sinh lý: Hệ thần kinh yếu. Đối với người có tính khí ưu tư thì mỗi hiện
tượng của cuộc sống đều là một tác nhân ức chế; người đó không tin vào cái gì cả,
không hy vọng vào điều gì, người đó chỉ nhìn thấy những điều nguy hiểm hoặc ít tốt
lành trong công việc.

- Khí chất yếu (yếu/ưu tư):

+ Cấu tạo thần kinh: Hưng phấn lẫn ức chế đều thấp, nhưng ức chế vẫn trội hơn (buồn
nhiều hơn vui, thường xuyên chẳng vui chẳng buồn). Hệ thần kinh nhạy cảm, nhịp độ
phản ứng thần kinh chậm.

+ Biểu hiện bên ngoài: Ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo
dạn, rất rụt rè, nhút nhát, Không thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội
tâm, không thích quan hệ rộng. rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác.

+ Nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng.

+ Ưu điểm: Có tính tự giác cao, kiên trì trong công việc, làm việc rất cẩn thận, chu
đáo, ít làm mất lòng người khác.

+ Nhược điểm: Hay nghĩ, dễ bị tổn thương, hay chịu tác động của môi trường, không
được được sức ép công việc. rất khó thích nghi với môi trường sống, sợ sự thay đổi.

+ Phù hợp với công việc nghiên cứu.

1.3.2. Tính cách


Tính cách hay tính là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh
hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có
nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách.

Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng
nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói và đôi khi là suy
nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, cuối cùng là kết luận bản chất của
người đó.

Thường thì tính cách được chia thành 2 loại:


12

1.3.2.1. Tính xấu


- Người tốt thường có nhiều tính tốt và có đầy đủ các tính tốt chủ yếu.

- Ưu điểm: Tính tốt giúp cho những người xung quanh ta cảm thấy dễ chịu, hài lòng,
nhiều khi mến phục và yêu quý ta.

- Nhược điểm: Thường dễ bị lợi dụng và đôi khi bị cho là ngu ngốc.

- Một vài tính tốt quan trọng trong thời đại ngày nay:

+ Khiêm tốn.

+ Vị tha, khoan dung.

+ Kiên nhẫn, chịu khó.

+ Hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát.

1.3.2.2. Tính tốt


- Tính xấu là tính trái ngược với tính tốt. Có bao nhiêu tính tốt thì có bao nhiêu tính
xấu.

- Tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội nên bị ghét và lên án. Cũng có vài
tính xấu không gây ảnh hưởng đến ai, nên không hoàn toàn bị chê trách. Mọi tính xấu
trên đời này đều bắt nguồn từ sự ích kỉ (chỉ muốn mọi thứ diễn ra đều có lượi cho
mình và không quan tâm người khác có lợi hay không).

- Một số tính xấu phổ biến:

+ Khoe khoang, ba hoa.

+ Vu lợi, thích lợi dụng.

+ Gian trá, lừa lọc.

+ Nhẫn tâm, ác độc.

+ Vô duyên, lố bịch, nhảm nhí.


13

1.3.2.3. Tính trung lập và tính vừa xấu, vừa tốt


- Kiên định (hay bảo thủ): Đôi lúc ta cần giữ vững lập trường, đôi lúc cũng phải biết
thay đổi nếu thấy mình chưa đúng.

- Thẳng thắn: nhiều khi có những điều cần phải bộc trực mà nói, nhưng nhiều khi
không thể thẳng mặt mà nhận xét được.

- Hiền lành: trong những trường hợp bình thường thì đúng là nên nhu mì, hiền dịu,
nhưng khi gặp kẻ dữ dằn, ghê gớm thì nên cứng rắn lên để tránh bị lợi dụng hay ăn
hiếp.

- Trầm lặng: Người mang tính này chả gây rắc rối gì, mà cũng chẳng bị ai gây rắc rối
cho, không xấu mà cũng không tốt.

1.3.3. Năng lực


- Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu
đặc trưng của một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao.

- Phân loại năng lực:

Xét về trình độ phát triển, có hai loại năng lực:

+ Năng lực tái tạo

+ Năng lực sáng tạo

Xét về chức năng, có hai loại năng lực:

+ Năng lực chung

+ Năng lực riêng

- Các mức độ của năng lực:

+ Năng lực

+ Tài năng

+ Thiên tài
14

- Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, giữa năng lực và thiên hướng, giữa năng lực
và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo:

+ Năng lực và tư chất

+ Năng lực và thiên hướng

+ Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Năng lực đào tạo được cấu thành bởi 3 yếu tố (ASK):

+ Tri thức chuyên môn (Knowledge)

+ Kỹ năng hành nghề (Skill)

+ Thái độ đối với nghề (Attitude)

Đánh giá năng lực nhân viên là sử dụng một loạt cách thức để xác định mức độ
người lao động phù hợp với các tiêu chí tri thức chuyên môn, kĩ năng hành nghề, thái
độ đối với nghề của vị trí người lao động đó sẽ làm.

- Sự thể hiện của năng lực:

+ Năng lực tư duy (giỏi làm việc với các con số): Thể hiện ở các khả năng như tính
toán, phân tích, tổng hợp và nhận định,… Người có năng lực tư duy tốt thường giỏi lý
luận, có trí nhớ tốt, giỏi làm việc với các con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học.

+ Năng lực ngôn ngữ (giỏi làm việc với các con chữ): Nhạy cảm và thông minh trong
việc sử dụng từ ngữ, ưu thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ. Người có năng
lực ngôn ngữ cao thường có khả năng nói và viết tốt. Họ cũng thường được hậu thuẫn
bởi trí tưởng tượng phong phú, khả năng miêu tả và kể chuyện hấp dẫn.

+ Năng lực biểu diễn (giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể): Khả năng chỉ huy, điều
khiển các bộ phận trên cơ thể (mắt, miệng, tay, chân,…). Những người này thường rất
khéo léo và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng chuyển tải và truyền đạt cảm xúc
qua hình thể.

+ Năng lực âm nhạc (giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh): Nhạy cảm đối với các
giai điệu, tiết tấu, cảm xúc, âm thanh.
15

+ Năng lực thị giác (giỏi làm việc với các vật thể, không gian): Có cảm giác tốt, chuẩn
xác về không gian, tọa độ và bố cục.

+ Năng lực tương tác (giỏi làm việc với người khác): Tinh tế và nhạy cảm trong nhìn
nhận, đánh giá con người và sự vật, nắm bắt trúng cảm xúc của người khác. Những
người này thường có đầu óc tổ chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng.

+ Năng lực nội tâm (giỏi làm việc với chính mình): Rất am hiểu bản thân, đánh giá
chính xác các cảm xúc và hành vi của mình. Thích suy tư, có khả năng tập trung cao
độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc ở tầng nghĩa sâu.

+ Năng lực thiên nhiên (giỏi làm việc với thiên nhiên): Nhạy cảm với các vật thể trong
thể giới tự nhiên. Thường tò mò quan sát và tìm hiểu về cây cối và động vật, nắm bắt
và học hỏi rất nhanh thông qua sự tương tác với thiên nhiên, với các hoạt động ngoài
trời.
16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NGUYÊN PHI Ỷ LAN

2.1. Sơ lược về bối cảnh lịch sử và Nguyên Phi Ỷ Lan


2.1.1. Bối cảnh lịch sử
• Khi Nguyên Phi Ỷ Lan nhiếp chính lần 1:

Năm Kỷ Dậu (1069), quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt,
vua Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân đi đánh giặc phương Nam. Cũng năm ấy,
nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhân dân đói khổ, nhiều nơi
sinh loạn.

• Khi Nguyên Phi Ỷ Lan nhiếp chính lần 2:

Sau khi Thánh Tông qua đời năm 1072, Lý Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi, gọi là
Lý Nhân Tông. Lúc này, Dương Hoàng hậu trở thành Thượng Dương Hoàng thái hậu.

Triều đình đứng đầu vẫn là Thái sư Lý Đạo Thành. Ỷ Lan Nguyên phi được tôn làm
Hoàng thái phi, không được tham gia chính sự. Cũng lúc bấy giờ, Vua Tống kết liên
với Chiêm Thành để chuẩn bị cùng tiến quân xâm chiếm nước ta.

2.1.2. Sơ lược về Nguyên Phi Ỷ Lan


Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, tên thật là Lê Thị Yến,. Bà xuất thân trong một gia đình
làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Từ một thôn nữ, do thông minh vốn sẵn tính trời
nên bà được Vua đưa vào cung, phong làm “Ỷ Lan phu nhân.

Năm 1066, Ỷ Lan Phu nhân hạ sinh hoàng tử Lý Càn Đức, được phong làm Thần
phi. Năm 1068, bà lại sinh ra Minh Nhân Vương, Vua Lý Thánh Tông phong Thần phi
làm Nguyên phi.

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân đi đánh giặc phương
Nam đã trao quyền nhiếp chính, điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan. Nhờ kế
sách trị nước đúng đắn, quyết đoán, táo bạo, loạn lạc được dẹp yên, dân đói được cứu
sống.

Năm Nhâm Tý (1072), Lý Thánh Tông băng hà, Hoàng Thái tử Càn Đức lên ngôi,
tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy, vua mới lên 7, Ỷ Lan tiếp tục buông rèm nhiếp chính
17

lần 2. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy, Ỷ Lan đã cùng triều thần nhà Lý giữ vững giang
sơn, xã tắc.

2.2. Phân tích tâm lý lãnh đạo của Nguyên Phi Ỷ Lan
2.2.1. Phân tích thực trạng về tính khí của Nguyên Phi Ỷ Lan
Nguyên Phi Ỷ Lan là người vừa có tính khí linh hoạt vừa có tính khí điềm tĩnh khi
lãnh đạo.

• Linh hoạt, khôn khéo

Năm 1069, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, Ỷ Lan làm nhiếp chính coi việc
nội trị. Bà rất trọng quan, thương dân, để các lão thần chống gậy vào chầu miễn quỳ
lạy, được ngồi ghế cùng mình bàn quốc sự.

=> Ỷ Lan khéo léo, biết lắng nghe ý kiến của người khác để lãnh đạo triều chính một
cách êm đẹp, không làm mất lòng ai, từ đó giành được sự tín nhiệm của các quan thần
cũng như nhân dân trong thời gian nhiếp chính.

• Điềm tĩnh

Vào năm mất mùa, đói kém, nhân dân phải tha hương cầu thực rất cực khổ. Sau khi
dò hỏi, bà nghi ngờ quan lại địa phương ăn chặn phần gạo phát chẩn của triều đình,
bèn sai người tìm hiểu. Khi biết có phú hào họ Phạm thao túng lượng lớn gạo trong
vùng rồi bán với giá cắt cổ. Bọn chúng không những tham tiền mà còn giết người
không ghê tay nên để tránh đánh rắn động cỏ, bà quyết định âm thầm hành động.

=> Qua cách xử lý vấn đề của bà thì có thể thấy mọi việc đều được tiến hành kỹ lưỡng,
không nóng vội. Trước khi quyết định hành động để trừng trị những kẻ gian thương thì
Nguyên Phi đã cho người điều ra thực tế, tìm ra ngọn ngành của vấn đề rồi mới quyết
định đi đến hành động vì vậy bọn gian thương đã không có đường nào để chối cãi.

2.2.2. Phân tích thực trạng về tính cách của Nguyên Phi Ỷ Lan
• Vị tha, công tư phân minh

Năm 1077 triều Tống dấy binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay chống
Tống, Thái hậu Ỷ Lan bỏ qua chuyện cũ, trả lại chức Thái sư cho Lý Đạo Thành (ông
18

này đã ủng hộ Hoàng hậu Thượng Dương gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình gần nửa năm)
để cùng mình điều khiển triều chính bảo vệ hậu phương.

=> Nguyên Phi đã có một cách ứng xử công tâm, vị tha, vô cùng cao thượng xuất phát
từ quyền lợi quốc gia dân tộc khi trả lại chức cho Thái sư Lý Đạo Thành. Bà cũng là
người có sự nhạy cảm, “ mềm nắn rắn buông”, nhìn được người tài và biết dùng người
đúng lúc, đúng chỗ.

• Nhân hậu, bao dung

Năm 1069, dân đói sinh nạn trộm cướp nhiều nơi. Nguyên Phi đã quyết định táo
bạo mở kho lấy thóc cấp cho dân bị nạn, bỏ tiền nội phủ ra chuộc con gái nhà nghèo
phải đi ở đợ rồi gả cho người góa vợ, có tác động tốt đến binh sĩ yên tâm chống giặc
phương xa.

=> Xuất phát của Nguyên Phi Ỷ Lan là con nhà nông dân nên bà thấu hiểu và đồng
cảm sâu sắc với những nỗi khổ, nỗi khó khăn của nhân dân nghèo khi thiếu cái ăn cái
mặc. Là Nguyên Phi của một đất nước, sống trong lầu son gác tía nhưng bà luôn quan
tâm sát sao đến đời sống của nhân dân, thậm chí là bỏ tiền túi ra để giúp đỡ họ, qua đó
dân tình được yên bình, ca ngợi công đức của Ỷ Lan coi như Phật Bà Quan Âm tái thế.

2.2.3. Phân tích thực trạng về năng lực của Nguyên Phi Ỷ Lan
• Năng lực ra quyết định

- Trong thời gian đi kinh lý ở các địa phương Nguyên Phi đã bắt giữ và xét xử tại chỗ
các quan lại tham nhũng và các gian thương lợi dụng thiên tai gây khổ thêm cho dân.

- Ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi; có lần bà đã
nói với vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm
trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng
mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn
trước".

- Về phép trị nước, Ỷ Lan đã tâu với vua: “Quyền uy có thể sinh ra tật xấu, muốn yên
xã tắc phải trị sâu mọt thay bằng người hiền tài, ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai
mất nhân tâm thì thất bại”.
19

=> Ngoài sự khéo léo vốn có của người phụ nữ thì trong cách lãnh đạo và đưa quyết
định của Ỷ Lan còn có sự mạnh mẽ, hết sức quyết đoán, táo bạo trong việc đưa ra
những chính sách trừng trị đối với những tên quan lại tham nhũng, những tên gian
thương và những kẻ trộm trâu, giết trâu bừa bãi.

• Năng lực chiến lược

Ngay sau khi Lý Thánh Tông mất, nước Đại Việt rơi vào tình thế nguy nan. Vua Lý
Nhân Tông còn quá nhỏ, Thượng Dương không quan tâm đến việc triều chính. Trong
khi đó quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta lần nữa. Trước tình thế đất nước
nguy nan, Ỷ Lan đã quyết định chiếm lấy quyền chính, tự làm Nhiếp Chính, đẩy Lý
Đạo Thành về trấn Nghệ An, đưa Lý Thường Kiệt làm Thái Úy tổng chỉ huy quân đội
vừa lo đảm bảo quốc phòng vừa gấp rút chuẩn bị chống xâm lược.

=> Nguyên Phi Ỷ Lan đã sớm nhìn thấy được những mối nguy hại từ các thế lực
phương Bắc và nếu không nhanh tay đưa ra các quyết sách chuẩn bị cho cuộc chiến thì
việc mất nước là hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể nói bà đã có một tầm nhìn chiến lược
vô cùng sắc sảo và cần thiết, việc chiếm quyền nhiếp chính là một hành động vì dân vì
nước kịp thời đáng được ca tụng.

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan
2.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính khí
• Linh hoạt, khôn khéo

Ỷ Lan trước là cô thôn nữ đoan trang, dịu dàng, lễ nghĩa. Sau khi vào cung, bà vẫn
duy trì được những nét đẹp của cô thôn nữ, cộng thêm việc thích đọc sách và nghiên
cứu sách, bà hiểu và nắm bắt được tâm lý của người khác nên mọi hành xử rất khéo
léo.

• Điềm tĩnh

Ỷ Lan xuất thân từ tầng lớp nông dân, nên bà hiểu được sự thống khổ của người
dân, cộng thêm những áp bức, bóc lột của cường hào, quan lại. Bà nhận thấy nông dân
thường thấp cổ bé họng, không thể nào kiện cáo lên trên được, và để giải quyết triệt để
20

những vấn đề này, bà biết phải có những kế hoạch rất chu đáo và kỹ lưỡng. Do đó, một
phần hình thành nên tính điềm tĩnh ở bà.

2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách
• Tính cách nhân hậu, bao dung:

Ỷ Lan xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ
nông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu nên bà dễ dàng cảm thông
cho nỗi thống khổ của nhân dân hơn bất cứ ai thuộc tầng lớp cao trong xã hội lúc bấy
giờ. Thêm vào đó, bà là phụ nữ nên thường có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt,
khéo léo trong lời ăn tiếng nói, chính vì vậy, việc đối nhân xử thế thường thiên về tình
cảm, nhân hậu, bao dung và cảm thông đối với tất cả mọi người.

• Tính vị tha, công tư phân minh:

Ỷ Lan trước nay ham học hỏi, đọc nhiều sách và thêm vào đó bà còn có cơ hội bàn
chuyện chính sự với Hoàng thượng và các quan trong triều, chính điều này giúp bà xây
dựng tính công tư phân minh trong cách hành xử và giải quyết mọi vấn đề.

Ỷ Lan cũng là người có nhiều kinh nghiệm sống do bà đã trải qua nhiều hoàn cảnh
trong cuộc sống, từ cuộc sống nghèo hèn của thôn nữ, đến giàu sang phú quý của
Nguyên phi nương nương, và nhiều lần đi thực tế ngoài cung của bà giúp bà có cái
nhìn thấu đáo hơn về đời sống thật của nhân dân. Chính vì thế, bà có cách nhìn đúng
về sự việc, cử xử trở nên vị tha và bình đẳng.

2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
Từ một thôn nữ, do thông minh vốn sẵn tính trời, bà còn thích đọc sách và nghiên
cứu những phương pháp trị nước để giúp chồng trấn giữ giang sơn, nên bà được Vua
đưa vào cung, phong làm “Ỷ Lan phu nhân”. Bà đã 2 lần nhiếp chính. Chính 2 lần
nhiếp chính là môi trường giúp bà nâng cao năng lực của mình. Cùng với khả năng ý
thức về địa vị bản thân mà bà quan sát, học hỏi ngày càng nhiều, đó còn là những kiến
thức sâu rộng của các bậc quan thần trong triều ngày đêm giúp bà cai quản triều chính.
Những người này là môi trường hỗ trợ giúp bà có cảm giác tin tưởng và kiểm soát
được hành động của mình, từ đó bà dễ dàng đưa ra quyết định, trị vì đất nước, mang
lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho người dân.
21

2.4. Đánh giá


2.4.1. Tính khí
2.4.1.1. Ưu điểm
Tính linh hoạt, khôn khéo của Ỷ Lan giúp bà lãnh đạo triều chính một cách êm đẹp,
không làm mất lòng ai, từ đó giành được sự tín nhiệm của các quan thần cũng như
nhân dân trong thời gian nhiếp chính.

Tính điềm tĩnh của Ỷ Lan không những giúp được bà trong mọi tình huống, giải
quyết vấn đề nhanh gọn, mà thêm vào đó, bà còn đẩy được bọn gian thương đến
đường không thể chối cãi, chỉ có thể tâm phục, khẩu phục.

2.4.1.2. Nhược điểm


Việc có được tính khí điềm tĩnh và khéo léo, có được sự tín nhiệm đôi khi có nhiều
kẻ ghen ăn, tức ở và cố gắng chọc phá và làm hại.

2.4.2. Tính cách


2.4.2.1. Ưu điểm
Tính cách đoan trang, dịu dàng, lễ nghĩa giúp Nguyên phi Ỷ Lan một bước tiến
cung. Không dừng lại ở đó, Nguyên Phi với lòng yêu dân, yêu nước, thương người mà
để lại no ấm và bình yên cho nhân dân thời bấy giờ. Cộng với sự khôn khéo hơn
người, Nguyên Phi được nhân dân yêu mến gọi bà là Quan Âm.

Như thế, cô gái hái dâu làng Thổ Lỗi năm nào, sau 13 năm tiến cung, không chỉ trở
thành một Nguyên phi bình thường mà còn trở thành một trong những người phụ nữ
quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam.

2.4.2.2. Nhược điểm


Tất cả những tính cách của Nguyên phi đa phần xét theo góc độ khách quan đều là
ưu điểm, Nguyên phi đã biết tận dụng chúng để trở thành một trong những nữ tướng
có đóng góp nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó, những
tính cách này cũng là rào cản, khi sự cảm thông quá lớn, đôi khi Ỷ Lan xử phạt cường
hào, gian thương nhẹ tay khiến chúng chưa chịu khuất phục ngay lập tức.
22

2.4.3. Năng lực


2.4.3.1. Ưu điểm
Sở hữu tài năng nổi trội, Nguyên phi Ỷ Lan đã giúp chồng là vua Lý Thánh Tông
trấn giữ giang sơn. Giúp nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc và phát triển đạo
Phật ở Việt Nam.

2.4.3.2. Nhược điểm


Việc có nhiều tài năng, thông minh và có tài trí hơn người khiến cái tôi của Nguyên
phi cũng lớn hơn người khác. Có thể nói, việc Nguyên phi âm mưu bày kế giết hại
Thượng Dương Thái hậu là do những thành tựu mà Nguyên phi đã có được trước nay
sinh ra tính ghen của bà.
23

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NGUYÊN
PHI Ỷ LAN

3.1. Mục tiêu của giải pháp


Tâm lý học trong quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý những người
dưới quyền mình, nhìn thấy được hành vi của cấp dưới, sắp xếp nhân sự một cách hợp
lý phù hợp với khả năng của từng người. Từ việc phân tích, đánh giá ưu nhược điểm
yếu tố tâm lý trong lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan, nhóm đã đưa ra những giải pháp
để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, đồng thời có những đề xuất để hoàn
thiện hiện cách sử dụng quyền lực của Ỷ Lan.

3.2. Phát huy điều tích cực trong tâm lý lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan
3.2.1 Tính khí
Trong tâm lý học, tính khí được xem là đặc tính của sự biểu hiện nhân cách. Ở đây,
Ỷ Lan thể hiện là người thẳng thắng, quyết đoán, dám nghĩ dám làm nhưng đống thời
cũng không thiếu sự điềm tĩnh. Trong mọi hành động luôn có sự chuẩn bị trước, có thể
thấy cụ thể điều đó khi Ỷ Lan cải trang thành dân nữ đi khảo sát tình hình dân chúng,
nàng đã có kế hoạch sẵn và cũng đã báo trước cho Thái sư. Để có thể duy trì và phát
huy tốt những điểm này, cần không ngừng học cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản
thân, tăng khả năng thích nghi với các điều kiện hàn cảnh khác nhau. Để từ đó có thể
giải quyết mọi việc một các lí trí nhất.

3.2.2 Tính cách


Tính cách là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của Ỷ
Lan. Là một người lãnh đạo, là một phi tần của vua, Ỷ Lan luôn mang trong mình tấm
lòng vị tha, khoan dung, lo cho dân, cho nước. Do vậy nên khi thấy dân bị ức hiếp
nàng đã không ngần ngại ra tay cứu giúp, vạch mặt tội ác của bọn quan lại và cường
hào. Đây là những điều khiến cho nàng gây dựng được lòng tin, sự yêu mến của nhân
dân đối với mình. Tuy nhiên, để có thể mang lại hiệu quả tốt trong quá trình lãnh đạo,
yêu cầu Ỷ Lan nói chung, tức nhà lãnh đạo nói riêng cần phải luôn sáng suốt trong mọi
chuyện, biết phân biệt rõ ràng phải trái đúng sai. Hiền lành, tốt bụng là tốt nhưng rất dễ
24

vì điều này mà bị lợi dụng, dễ đưa ra quyết định sai lầm và cũng dễ khiến cho cấp dưới
không có sự kiêng nể đối với mình.

3.2.3 Năng lực


Tuy chỉ là phận nữ nhi nhưng kể từ lúc vào cung cho đến khi đạt được đến vị trí
Nguyên phi, Ỷ Lan vẫn luôn luôn tỏ ra mình là một người hiếu tri và trí thông minh kỳ
lạ. Nàng thích đọc sách và nghiên cứu những phương pháp trị nước để giúp chồng trấn
giữ giang sơn. Phải công nhận rằng nàng là một người có năng lực vô cùng tốt, nhưng
để có thể lãnh đạo tốt được người dưới quyền, Ỷ Lan cần phải không ngừng học hỏi,
nâng cao năng lực bản thân. Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu, nắm rõ năng lực của
những người làm việc cho mình để biết đâu là công việc phù hợp (ví dụ như phân thị
vệ đi thám thính tình hình dân chúng, cung nữ khéo ăn nói đi thưa chuyện với Thái
Sư) để họ có thể tự tin hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

3.3. Khắc phục tiêu cực trong tâm lí lãnh đạo của Nguyên phi Ỷ Lan
3.3.1 Tính khí
Việc để tình cảm lấn át lý trí trong một số trường hợp sẽ gây ra nhiều bất lợi cho
nhà lãnh đạo, điều này thể hiện rõ khi Nguyên phi Ỷ Lan thấy người dân bị hà hiếp đã
không giữ được bình tĩnh mà lao vào can ngăn, nếu Thái sư không đến kịp, không biết
nàng có thể thoát khỏi hoàn cảnh bị quan nha bắt hay không. Do vậy, để có thể kiểm
soát được tính khí thất thường này, nhà lãnh đạo cần tạo ra cho bản thân một điểm
“DỪNG”, biết cách tự giải thoát bản thân khỏi cảm xúc lúc đó. Cần trở thành người
quản lý tâm trạng giỏi, cảm nhận và lắng nghe sâu sắc nguyên nhân dẫn tới sự bông
bột đó và dùng lý trí để giải quyết chúng.

3.3.2 Tính cách


Tính cách tốt khiến cho nhà lãnh đạo nhận được sự yêu mến của người dưới quyền,
tuy nhiên cũng phải biết linh hoạt thay đổi trong các hoàn cảnh khác nhau. Với Ỷ Lan
nói riêng, khi giúp dân bị kẻ gian bắt, nàng còn quá hiền lành, sinh ra việc bi quan lại
bỡn cợt, trêu ghẹo. Dù cho nàng đã phản kháng lại bằng cách tát vào mặt tên quan
nhưng điều này dường như đã phản tác dụng khi tên quan đã dựa vào đấy mà lấy cớ
bắt nàng. Ở đây, khi tranh luận với tên quan, thiết nghĩ Ỷ Lan cần phải ghê gớm hơn,
25

cứng rắn hơn nhưng đồng thời phải khéo léo, mềm dẻo trong từng lời nói để tránh việc
bị kiếm cớ bắt nạt.

3.3.3 Năng lực


Xuất thân nghèo hèn, lại thêm phận nữ nhi, Ỷ Lan khó mà có thể khiến cho người
dưới quyền tuân phục. Do vậy, Ỷ Lan cần tập trung nâng cao năng lực tương tác với
người khác.Tinh tế trong cách nhìn nhận, nắm bắt tốt cảm xúc, tâm lý của người khác,
lấy tài, lấy đức mà phục người.

3.4. Bài học kinh nghiệm


Nguyên phi Ỷ Lan tuy phận nữ nhi xuất thân nghèo hèn nhưng tài năng, bản lĩnh và
trí tuệ là điều không thể phủ nhận nơi bà. Chúng ta học được từ bà rất nhiều điều hữu
ích để vận dụng trong cuộc sống và trong công việc của chúng ta sau này, đặc biệt là
khi chúng ta trở thành nhà lãnh đạo. Ngoài ra, dù là thành công hay thất bại ai cũng
còn tồn tại những khuyết điểm của mình. Từ câu chuyện của Nguyên phi Ỷ Lan chúng
ta cũng rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu để tránh được những thất
bại không đáng có về sau. Là một nhà lãnh đạo ai cũng cần có sự nghiên cứu về tâm lý
tốt để thực hiện việc lãnh đạo của mình một cách tốt nhất. Để yếu tố tâm lý phục vụ
một cách tối ưu cho công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo cần phải biết kiểm soát và rèn
luyện bản thân cũng như cách nhìn nhận mọi người, nhìn nhận hoàn cảnh thật tốt . Họ
cần phải biết được tính khí, tính cách và năng lực của mình và mọi người như thế nào?
Làm thế nào để có thể phát huy được tối đa các ưu điểm và khắc phục nhược điểm của
các thuộc tính ấy để hoàn thiện hơn khi lãnh đạo người khác?
26

KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích, đánh giá ưu nhược điểm yếu tố tâm lý trong lãnh đạo của
Nguyên phi Ỷ Lan, ta có thể kết luận rằng yếu tố tâm lý học giúp người lãnh đạo biết
cách ứng xử, tác động như thế nào đối với cấp dưới của họ để có thể tạo nên sự đoàn
kết thống nhất trong tập thể. Qua đó, trước hết người lãnh đạo cần nghiên cứu rõ các
thuộc tính tâm lý cá nhân bao gồm tính khí, tính cách và năng lực.

Lãnh đạo là phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng và định hướng nhất
quán trong hoạt động của mình. Trong khi triển khai các hoạt động kinh doanh phải
nhạy bén, vận dụng sáng tạo các đường lối, chính sách,... cân bằng giữa lợi ích của cá
nhân và tập thể. Nhà lãnh đạo phải có phẩm chất trong sáng, kiên trì, bền bỉ rèn luyện
phấn đấu vì mục tiêu trước mắt và lâu dài. Thường xuyên rèn luyện nghệ thuật ứng xử
văn minh, lịch sự, xứng đáng là người đại diện cho quyền lợi, ý chí cho tập thể lao
động.

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân hay một nhóm
người nhằm đạt được mục đích của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Muốn tác
động đến hành vi của nhân viên một cách hiệu quả thì người lãnh đạo cần phải am hiểu
tâm lý của họ, hiểu được tâm tư nguyện vọng,tình cảm để từ đó tạo được động lực thúc
đẩy nhân viên thực hiện mục đích của tổ chức. Người lãnh đạo phải hiểu tâm lý nhân
viên để đánh giá chính xác năng lực và tính cách của nhân viên mình, từ đó đặt họ
đúng vị trí để giúp họ phát huy hết năng lực và sức sáng tạo của bản thân. Hiểu được
tâm lý của nhân viên mình, người lãnh đạo sẽ tạo được thiện cảm với họ, giúp họ thực
hiện nhiệm vụ một cảm tựgiác và gắn bó hơn với tổ chức. Trong quá trình lãnh
đạo, người lãnh đạo cũng phải nắm bắt được những yếu tố tâm lý xã hội, tâm lý
nhóm, động thái nhóm để có thể quản lý được xung đột diễn ra trong tập thể và từ đó
giải quyết những xung đột tiêu cực một cách hợp lý, góp phần xây dựng bầu không khí
lành mạnh trong tập thể
27

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Huỳnh Thanh Tú (2013), Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia HCM.
2. https://bitly.com.vn/hsf9qy
3. https://bitly.com.vn/366ryr
4. https://bitly.com.vn/4ptjia
5. https://bitly.com.vn/3aubb4

6. https://bitly.com.vn/uwf1k5

You might also like