You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đề tài:

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THÁI THƯỢNG HOÀNG TRẦN


THÁNH TÔNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
NGUYÊN MÔNG LẦN THỨ HAI (1285)

GVHD: TS. HUỲNH ANH TÚ


NHÓM 5 – LỚP K17410

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2019


BỘ MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
GVHD: TIẾN SĨ HUỲNH THANH TÚ
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 – K17410

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và Tên MSSV Phân công công việc


1 Phạm Ngọc Yến Anh K174101124 - Vai Nobi (Nobita phiên bản Việt
Nam), vua Trần Nhân Tông
- Viết kịch bản, edit clip
2 Vũ Trâm Anh K174101125 - Vai Trần Quang Khải
- Soạn word, MC chương trình
3 Nguyễn Thị Nga K174101148 - Vai Trần Hưng Đạo
- Làm powerpoint
4 Hoàng Thị Kim Oanh K174101156 - Vai Trần Nhật Duật
- Soạn word
5 Hồ Văn Phong K174101157 - Vai Trần Ích Tắc, Thoát Hoan
- Soạn word
6 Phan Thị Thu Thảo K174101165 - Vai Dora (Doraemon phiên bản
Việt Nam)
- Viết kịch bản
7 Nguyễn Văn Trung K174101176 - Vai thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông
- Viết kịch bản, edit clip, MC
chương trình
8 Nguyễn Thị Xuân Viên K174101180 - Vai công chúa An Tư (Thiên Tư)
- Soạn word

*Để xây dựng hình tượng 2 nhân vật Dora và Nobi, chúng tôi đã dựa trên hình ảnh
nhân vật Doraemon và Nobita từ truyện tranh Doraemon của hoạ sĩ Nhật Bản
Fujiko F.Fujio, xuất bản năm 1969.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO....................3


1.1 Khái niệm về Phong cách lãnh đạo...............................................................3
1.1.1 Lãnh đạo là gì?..........................................................................................3
1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì?........................................................................3
1.2 Lý luận về Phong cách lãnh đạo...................................................................3
1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán..................................................................3
1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ....................................................................4
1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do........................................................................5
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến các phong cách lãnh đạo.......................................5
1.3.1 Yếu tố môi trường.....................................................................................5
1.3.2 Yếu tố cá tính............................................................................................6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO


CỦA THÁI THƯỢNG HOÀNG TRẦN THÁNH TÔNG TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG NGUYÊN LẦN THỨ HAI..............8
2.1 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần Thánh
Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai.............8
2.1.1 Giới thiệu thái thượng hoàng Trần Thánh Tông........................................8
2.1.2 Bối cảnh ở hội nghị Diên Hồng.................................................................8
2.1.3 Bối cảnh khi thái thượng hoàng Trần Thánh Tông dùng “mỹ nhân kế”....9
2.1.4 Bối cảnh vua Trần bàn kế phản công, giao chiến sự cho Trần Hưng Đạo
và các tướng lĩnh................................................................................................9
2.2 Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai..........10
2.2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ..................................................................10
2.2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán................................................................10
2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do......................................................................11
2.3 Đánh giá thực trạng phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông........................................................................................................12
2.3.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ..................................................................12
2.3.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán................................................................13
2.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do......................................................................15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THÁI
THƯỢNG HOÀNG TRẦN THÁNH TÔNG TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG
QUÂN MÔNG NGUYÊN LẦN THỨ HAI..........................................................17
3.1 Mục tiêu của giải pháp................................................................................17
3.2 Giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong phong cách
lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần Thánh Tông........................................17
3.2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ..................................................................17
3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán................................................................18
3.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do.....................................................................19
3.3 Kiến nghị cho nhà lãnh đạo hiện nay........................................................19

KẾT LUẬN............................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22

LỜI TRI ÂN........................................................................................................... 23


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

“Cuộc đời là những vở kịch mà các em cần phải diễn tròn vai, kể cả những
vai phụ nhất”, đó là lời của Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú trong bài giảng môn Tâm lý &
nghệ thuật lãnh đạo. Hẳn nói đến đây, người ta sẽ hiểu để trở thành một nhà lãnh
đạo không tự nhiên mà có thể làm được, đằng sau hào quang ấy là ẩn chứa cả một
quá trình học hỏi, luyện tập, xây dựng kinh nghiệm riêng cho mình y như một người
diễn viên tâm huyết. Vậy có phải chăng, phải thật xuất chúng thì mới có thể trở
thành một nhà lãnh đạo?

Ai ai trong đời cũng đã, đang, sẽ là nhà lãnh đạo, không cần phải là ở một tập
thể có quy mô lớn, bạn đã từng là người dẫn dắt lũ trẻ chơi đùa ngày nhỏ, bạn đang
là người quản trị mục tiêu, hành vi của cuộc đời mình và bạn sẽ là trụ cột, quán
xuyến của gia đình nhỏ sau này. Lãnh đạo có thể mang một tầm vóc lớn, đảm
đương những trọng trách nặng nề nhưng lãnh đạo còn có thể gần gũi, hiện hữu ngay
trong cuộc sống hằng ngày mà có khi chúng ta hoàn toàn không nhận ra. Song tóm
lại, không chỉ là “Làm sao để trở thành một nhà lãnh đạo?” mà “Nhà lãnh đạo cần
phải làm như thế nào?”. Trong đó, phong cách lãnh đạo đóng một vai trò rất quan
trọng bởi vì phong cách sẽ tạo nên kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo, giúp
nhà lãnh đạo biết phân tích, chọn lựa giữa tâm lý chủ quan và yếu tố môi trường bên
ngoài. Một người lãnh đạo giỏi phải có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở đó họ vừa
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người cấp dưới, vừa phát huy được sức mạnh cá
nhân cũng như sức mạnh của tập thể trong tổ chức của mình để đạt được mục tiêu
cao nhất mà tổ chức đề ra. Điều quan trọng phong cách của nhà lãnh đạo phải xây
dựng dựa trên bản chất, sự nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung với
chuẩn mực xã hội, tạo động lực tốt cho xã hội.

Vì lý do đó, nhóm chúng tôi đã tiếp cận vấn đề này theo một góc độ khác, phân
tích phong cách lãnh đạo của Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc
kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai. Trong thời gian làm Thái
2

thượng hoàng, ông đã cùng với Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến
thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Chiến tranh Nguyên Mông-
Đại Việt lần thứ hai là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên
lãnh thổ Đại Việt từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285. Cho dù quân Nguyên
Mông hùng mạnh và có nhiều Vương hầu của triều Trần mang tư tưởng cầu an,
quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, Thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông và đã giành chiến thắng vang dội trong
cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông Á" của nước Đại Việt thời đó. Qua
câu chuyện này, chúng tôi muốn khơi gợi lại lịch sử tôn vinh công lao của Thái
thượng hoàng Trần Thánh Tông, đồng thời phân tích phong cách lãnh đạo mà người
đã quyết định trước những vấn đề an nguy của đất nước. Tất cả sẽ được giải đáp
trong phần nghiên cứu phía sau của chúng tôi, bên cạnh đó câu chuyện còn là bài
học kinh nghiệm để chúng ta học hỏi, không ngừng rèn luyện bản thân, rút ngắn đến
con đường là nhà lãnh đạo tài ba.

Phạm vi nghiên cứu

Trong quá thực hiện nghiên cứu, chúng tôi dựa trên các lý thuyết cơ bản về
ba thuộc tính phong cách lãnh đạo là: Dân chủ, Độc Đoán, Tự do từ cuốn sách Tâm
lý và nghệ thuật lãnh đạo của Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú. Từ cơ sở lý luận về ba
phong cách này, chúng tôi tập trung làm rõ về phong cách Thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông quyết định trước những vấn đề của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm Mông Nguyên lần thứ hai.
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm về Phong cách lãnh đạo

1.1.1 Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc
một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định.

Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối
ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai.

1.1.2 Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo.

Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm
việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của
người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.

Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu
đặc trưng trong họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm
nhân cách của họ.

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
được biểu hiện bằng công thức:

Phong cách lãnh đạo = cá tính x môi trường

Phong cách lãnh đạo được chia làm 3 loại:

 Phong cách lãnh đạo độc đoán


4

 Phong cách lãnh đạo dân chủ

 Phong cách lãnh đạo tự do

1.2 Lý luận về Phong cách lãnh đạo

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các mối quan hệ và thông tin, tập trung mọi
quyền lực trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến
thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm đến người dưới quyền.
Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính
xác và người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới quyền.

Ưu điểm: Cho phép giải quyết công việc nhanh chóng trên cơ sở kinh
nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo, không có sự tham gia của tập thể. Hiệu
quả trong các trường hợp khẩn cấp, giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và
thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh.

Nhược điểm: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,
quyết định nên phong cách này không tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của
người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích thích được mọi người
trong tổ chức làm việc. Quyết định của người lãnh đạo thường ít được cấp dưới
chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới.
Không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo thu hút đông đảo lao động tham gia vào việc thảo luận và lựa
chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể. Công
việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể.
5

Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của mọi người để tự
điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình.

Ưu điểm: Người lãnh đạo có phong cách dân chủ dễ thích nghi khi thay đổi.
Người lãnh đạo khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm của người dưới
quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái khi được tham gia vào việc ra quyết
định, khơi dậy tính sáng tạo, làm cho bầu không khí của tổ chức tốt hơn, có môi
trường tích cực hơn nên hiệu quả công việc cao hơn.

Nhược điểm: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian. Trong rất nhiều
trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định cụ thể khi thời
gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài. Dễ bỏ lỡ cơ hội khi cần quyết
định nhanh và quyết đoán, tốn thời gian ra quyết định, khó thống nhất ý kiến nếu
không có người điều hành đủ chuyên môn và sự quyết đoán. Khi những cá nhân
trong tổ chức có thành phần có động cơ không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến việc đưa ra quyết định.

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền hạn và
trách nhiệm cho mọi người, các thành viên được phép tự do hành động theo điều họ
nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của tập thể đều đem ra
bàn bạc công khai, cho phép ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cá nhân.

Đặc trưng của phong cách lãnh đạo tự do là nhân viên không có ham muốn
làm lãnh đạo. Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm định hướng vui
chơi, có nhiều ý tưởng sáng tạo, nhà lãnh đạo hay vắng mặt.

Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu không khí của
tổ chức thoải mái, không bị gò bó dẫn đến hiệu quả công việc cao hơn. Các thành
viên đều tham gia vào quyết định lớn của công việc nên khai thác được tính sáng
tạo của nhân viên tạo ra nhiều cách để giải quyết một vấn đề.
6

Nhược điểm: Dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng
các chỉ dẫn của người lãnh đạo, nên năng suất, hiệu quả công việc thường thấp.
Người lãnh đạo chỉ quan tâm đến kết quả, không xem xét quá trình nên không kiểm
soát và xoay chuyển nếu công việc có vấn đề.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến các phong cách lãnh đạo

1.3.1 Yếu tố môi trường

Sự rèn luyện trong thực tiễn và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ:
Thực tiễn và quá trình thực hiện nhiệm vụ đặt ra nhiều tình huống đòi hỏi người
lãnh đạo phải giải quyết. Và qua thực tiện và quá trình thực hiện, người lãnh đạo sẽ
rút ra được phong cách phù hợp với từng hoàn cảnh.

Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước: Nhà lãnh đạo và
hoạt động lãnh đạo phải tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quy định hệ thống các quy
tắc xử sự buộc người lãnh đạo phải tuân theo. Đồng thời, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước điều chỉnh hành vi của nhà lãnh đạo. Qua đó, giúp cho nhà
lãnh đạo hình thành phong cách lãnh đạo chuẩn mực.

Điều kiện kinh tế – xã hội – văn hóa mà người lãnh đạo sinh sống và công
tác: Môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội là cơ sở khách quan tác động trực
tiếp đến hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo. Điều kiện kinh tế, văn hóa,
xã hội và con người quan hệ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển.

Môi trường công tác của người lãnh đạo: Người lãnh đạo là một thành tố của
tổ chức. Tổ chức quy định người nào giữ vị trí, chức năng gì trong guồng máy tổ
chức, nó buộc con người phải hành động theo những nội quy, quy tắc nhất định của
tổ chức, đào tạo và rèn luyện con người. Phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ
chức, yêu cầu hoạt động mà nảy sinh nhu cầu xây dựng phong cách người lãnh đạo
phù hợp. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là từ những yếu tố trên nhà lãnh đạo phải làm gì
7

để lựa chọn phong cách lãnh đạo hợp lí giúp quản lí tốt tập thể của mình, đây là
định hướng khá quan trọng để xây dựng nhà lãnh đạo giỏi.

1.3.2 Yếu tố cá tính

Đặc điểm tâm lý, nhân cách và cá tính cá nhân: Những nét tâm lý, nhân cách
mà người lãnh đạo được giáo dục và tự giáo dục trong cuộc sống hằng ngày khi đã
trở thành thuộc tính tâm lý cá nhân sẽ góp phần tạo nên đặc điểm riêng, tương đối
ổn định trong cách thức hoạt động tạo nên phong cách của họ. Ví dụ, người tự tin,
quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, họ sẽ chọn phong cách độc đoán, ra mệnh lệnh.
Người sẵn sàng lắng nghe ý kiến, tôn trọng và muốn phát huy tính sáng tạo của cấp
dưới thì họ sẽ thiên về dân chủ. Hoặc những người có xu hướng tin tưởng không
muốn áp đặt người khác chỉ quan tâm đến kết quả đạt được thì họ sẽ lựa chọn phong
cách tự do.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người lãnh đạo: Phẩm chất chính
trị, đạo đức là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo. Chỉ
có trung thành với lợi ích của tổ chức, một lòng một dạ phục vụ công ty, người lãnh
đạo mới hết mình thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích chính
đáng, thiết thực cho công ty.

Năng lực của mỗi cá nhân lãnh đạo: Năng lực là những phẩm chất tâm lý cá
nhân giúp cho hoạt động đạt hiệu quả nhất định; ảnh hưởng đến việc đề ra chiến
lược, vạch ra mục tiêu, phương pháp lãnh đạo và uy tín người lãnh đạo.
8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO


CỦA THÁI THƯỢNG HOÀNG TRẦN THÁNH TÔNG TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG NGUYÊN LẦN THỨ HAI

2.1 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần Thánh
Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai

2.1.1 Giới thiệu thái thượng hoàng Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông (12/10/1240 – 03/07/1290) tên thật Trần Hoảng, là vị


hoàng đế thứ hai của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tại ngôi từ tháng 3/1258 đến
tháng 11/1278. Sau đó, ông làm thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi
qua đời. Ông được sử sách ca ngợi là một vị vua nhân hậu, luôn hòa thuận với anh
em trong hoàng gia và giữ vững cơ nghiệp của triều đại.

Thánh Tông là con thứ của Trần Thái Tông, đã tham gia chỉ huy quân đội
trong chiến tranh Mông-Việt năm 1258. Không lâu sau khi cuộc chiến chấm dứt,
ông được vua cha truyền ngôi hoàng đế. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Trần
Thánh Tông đã khuyến khích phát triển giáo dục, kinh tế và chọn người giỏi vào
làm những chức vụ cao trong bộ máy triều đình. Về đối ngoại, Thánh Tông phải
đương đầu với tham vọng bành trướng của đế quốc Nguyên-Mông cường thịnh ở
phương Bắc. Ông đã thực thi một chính sách ngoại giao mềm mỏng với nhà
Nguyên, nhưng cự tuyệt mọi yêu sách của vua Nguyên đòi ông sang chầu. Ngoài ra
Thánh Tông cũng chỉnh đốn quân đội để đề phòng sự xâm lược của người Nguyên.
Nhờ đó mà đất nước được ổn định và thịnh vượng.

2.1.2 Bối cảnh ở hội nghị Diên Hồng

Sau thất bại hoàn toàn ở cuộc xâm lược lần thứ nhất (1258), song nhà
Nguyên vẫn chưa từ bỏ tham vọng đánh chiếm Đại Việt. Cuối năm 1284, đầu năm
1285, lấy cớ vua Trần không sang chầu, Hốt Tất Liệt sai con trai là Thoát Hoan đem
theo 500 nghìn quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
9

Tháng 12/1282, ngay sau khi nhận được tin tình báo về ý đồ của nhà
Nguyên, vua Trần đã triệu tập một hội nghị quân sự tại Bình Than và tập trận ở
Đông Bộ Đầu (1284).

Đầu năm 1285, đạo quân chủ lực của địch do Thoát Hoan chỉ huy đã tiến vào
sát biên giới. Lúc này, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi
cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày
chủ trương của triều đình. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng
dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của
các vị bô lão phấn chấn khác thường. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị
bô lão là nên đánh hay nên hòa, các bô lão muôn người cùng hô một tiếng “đánh”

2.1.3 Bối cảnh khi thái thượng hoàng Trần Thánh Tông dùng “mỹ nhân
kế”

Đầu năm 1285, quân đội nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng
Long. Tháng 9/1285, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua.
Khi đó, tướng Trần Bình Trọng dũng cảm hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc, tướng Trần
Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc nhưng không có
kết quả. Để có thời gian củng cố lực lượng, thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc
dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, dâng em gái út của mình là công chúa An Tư cho
tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa, tạo điều kiện cho vua tôi nhà Trần có thời gian
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

2.1.4 Bối cảnh vua Trần bàn kế phản công, giao chiến sự cho Trần Hưng
Đạo và các tướng lĩnh

Mặc dù nhà Trần đã lập nhiều phòng tuyến để ngăn giặc từ biên giới đến
sông Vạn Kiếp, nhưng vì thế giặc quá mạnh nên không thể ngăn nổi, và chúng
chiếm Thăng Long lần thứ hai. Vận dụng bài học chống giặc trong cuộc kháng
chiến lần trước, trước khi rời khỏi Thăng Long, triều đình nhà Trần đã vận dụng
chiến lược “thanh dã”, tức “vườn không nhà trống” để đối phó với địch ở kinh
thành Thăng Long.
10

Quân Nguyên sau một thời gian chiếm đóng thành Thăng Long, gặp phải kế
sách của nhà Trần đã bắt đầu mệt mỏi và suy yếu. Lúc này, thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông và vua Trân Nhân Tông cho triệu các tướng chỉ huy lại, họp bàn kế
sách phản công. Trong cuộc họp, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã giao phó
toàn quyền chỉ huy cho Quốc công Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh Trần Quang
Khải, Trần Nhật Duật.

2.2 Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai

2.2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Minh chứng rõ ràng nhất về phong cách dân chủ của thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông là việc tổ chức hội nghị Diên Hồng:

 Xét yếu tố môi trường:

Với lần xâm lược này, quân Nguyên đã chuẩn bị binh lực và lương thực rất
kĩ càng, thêm phần Nam Tống đã bị thâu tóm và Chiêm Thành cũng bị quấy phá,
nước Đại Việt rơi vào thế gọng kìm. Tình thế đất nước lâm nguy, nếu chống trả thì
sẽ yếu thế hơn hẳn. Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã tổ chức hội nghị Diên
Hồng để hỏi ý kiến các bô lão nên hòa hay nên đánh.

 Xét yếu tố cá tính:

Với kinh nghiệm chinh chiến quân Nguyên Mông lần một của mình cùng với
vua cha Trần Thái Tông, chắc chắn Trần Thánh Tông sẽ là người biết rõ nhất nên
làm gì để đối phó với địch rồi tự ra quyết định. Hoặc, ông có thể bày mưu sách với
các quan trong triều. Nhưng ông lại tổ chức hội nghị Diên Hồng, cho mời các vị bô
lão cùng với bá quan văn võ tới dự họp. Mọi người đều ngồi chung vào bàn, không
phân biệt chức vụ cao thấp, đều được tham gia bàn mưu sách đánh giặc.
11

2.2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách độc đoán của Trần Thánh Tông được thể hiện rõ nhất trong
quyết định dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan để có thời gian hoãn binh.

 Xét yếu tố môi trường:

Vận mệnh đất nước lâm nguy, khi nhà Trần đang thua thiệt trên chiến
trường, cần thêm thời gian để củng cố quân sự. Vua sai tướng Trần Khắc Chung đi
sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc nhưng không có kết quả. Lúc này, thái
thượng hoàng Trần Thánh Tông đành đưa ra một quyết định mạo hiểm, đó là dùng
“mỹ nhân kế” để có thời gian chuẩn bị lực lượng. Chính vì thế, An Tư công chúa
(em gái Trần Thánh Tông) đã được lựa chọn cho việc dâng tiến. Sau cùng, công
chúa An Tư nghe theo lệnh Thái Thượng Hoàng mà trở thành vợ Thoát Hoan, hành
động như một gián điệp cho nhà Trần, góp phần rất lớn vào chiến thắng của cuộc
chiến.

 Xét yếu tố tính cách:

Với tính cách chính trực và mạnh mẽ, khi đưa ra quyết định dùng hạ sách
“mỹ nhân kế” thì chắc chắn Trần Thánh Tông đã rất đắn đo suy nghĩ. Hơn nữa,
công chúa An Tư còn là người em gái út hết mực được cưng chiều, tài sắc vẹn toàn.
Quyết định này chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng vì tình
cảnh đất nước lâm nguy, thái thượng hoàng bèn nhắm mắt ra lệnh mà trong lòng
không khỏi day dứt đau khổ.

2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Việc giao phó toàn bộ chiến sự cho Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần
Nhật Duật vào thời điểm phản công quân địch chính là một minh chứng rõ ràng
nhất cho phong cách tự do của Trần Thánh Tông.
12

 Xét yếu tố môi trường:

Sau khi thành Thăng Long bị chiếm lần hai, và việc sử dụng chiến lược
“vườn không nhà trống” đang diễn ra thuận lợi, Trần Thánh Tông cho hội họp để
chuẩn bị cho bước đi tiếp theo. Trong cuộc họp này, thái thượng hoàng được báo
cáo về kế hoạch tác chiến đang diễn ra thuận lợi, quân địch suy yếu. Tình hình
chiến sự đã ổn định, chiến thắng ngay trước mắt, chỉ cần có một đòn phản công chí
mạng để kết thúc.

 Xét yếu tố tính cách:

Sau một chuỗi các trận chiến khó khăn đã trôi qua nhờ sự lãnh đạo tài tình
của Trần Thánh Tông và sự trợ giúp của các tướng sĩ. Lúc này, chỉ cần một đòn
phản công hợp lý thì trận chiến sẽ kết thúc thắng lợi. Với sự tin tưởng tuyệt đối vào
Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh khác, thái thượng hoàng đã giao chiến sự cho họ
không một chút do dự.

2.3 Đánh giá thực trạng phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng Trần
Thánh Tông

2.3.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ

 Ưu điểm:

Với việc tổ chức hội nghị Diên Hồng với các bô lão, Trần Thánh Tông đã
đưa ra một quyết định đúng đắn về nhiều mặt.

Thứ nhất, hội nghị này sẽ có tác dụng thăm dò mức độ căm phẫn của nhân
dân đối với kẻ thù, mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội
lực trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.
13

Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình
đối với các bô lão – những người đại diện cho toàn thể dân chúng. Hội nghị này có
tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc
dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn
phải dựa vào họ.

Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của chính quyền trở nên minh
bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân; gầy dựng sự chính danh cho chính
quyền khi quyết định cuộc chiến. Nếu giữa chừng của cuộc chiến có điều gì bất lợi,
thì hội nghị này ngay từ đầu đã loại bỏ sự đổ lỗi từ phía xã hội cho chính quyền.

Thứ tư, chính quyền đã biết sử dụng bô lão là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất
trong xã hội làm người tuyên truyền phổ biến đường lối của tầng lớp cầm quyền,
góp phần tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.

Như vậy, trưng cầu dân ý vua Trần Thánh Tông khéo léo sử dụng từ thế kỷ
13, cũng đại diện cho phong sách dân chủ của ông.

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư
quyển 5:

"Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu,
bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi
kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ
của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi.
Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy."

 Nhược điểm:

Bên cạnh các ưu điểm đã nêu, phong cách dân chủ của Trần Thánh Tông
cũng tồn tại một số nhược điểm.
14

Nếu các vua Trần sử dụng quá nhiều phong cách này, cả triều đình sẽ dễ bị
rối loạn. Tiêu biểu như trong hội nghị Diên Hồng, ngoài những ý kiến đồng ý việc
chống trả quân địch, vẫn có ý kiến của Trần Ích Tắc là nên hàng địch. Nếu lúc đó có
nhiều ý kiến ủng hộ Trần Ích Tắc thì chắc chắn mọi chuyện đã khác, nội bộ triều
đình sẽ rối ren, chia phe phái,…

Việc sử dụng phong cách dân chủ dễ dàng phát sinh nhiều quan điểm bất
đồng trong nội bộ. Đặc biệt với thể chế quân chủ chuyên chế, việc bất đồng quan
điểm dễ dẫn đến việc tạo phản, âm mưu giết hại lẫn nhau,… Nhưng rất may mắn, vì
vua Trần Thánh Tông và cả các vua nhà Trần đều có cách hành xử rất khéo léo
trong việc triều chính. Các vua đều tạo nên thái độ hoà hợp trong triều đình, đối đãi
hậu hĩnh với các quan lại. Các quan lại đều rất tôn sùng các vua Trần, ít có mưu đồ
tạo phản, một lòng phò tá cho các vua. Điều này đã giúp xoá bỏ được nội chiến, hay
quan trọng hơn là giữ được hoà bình dân tộc.

2.3.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán

 Ưu điểm:

Xét thấy những người lãnh đạo, với tư cách và quyền hạn của mình, trước
những tình huống cấp bách cần đưa ra cách giải quyết sẽ thường sử dụng phong
cách độc đoán. Và Trần Thánh Tông cũng vậy, là một bậc quân vương, chắc chắn
không thiếu những lần các vua đưa ra các quyết định cứng rắn, độc đoán, không vừa
lòng quân dân.

Trước tình cảnh đất nước đang đứng ở bờ vực vào tay quân địch, điều cấp
bách lúc này là cần thời gian đưa ra sách lược cần thiết và củng cố quân đội. Tướng
Trần Khắc Chung đã được sai đi sứ để giả cầu hoà nhưng không có tác dụng. Cuối
cùng bất đắc dĩ, Trần Thánh Tông phải dùng mưu kế. Ông đã tự mình quyết định
việc sẽ dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan làm vợ. Chính quyết định gây nhiều
tranh cãi của ông đã đóng góp rất lớn vào chiến thắng quân Nguyên Mông. Nhờ
công chúa An Tư trở thành nội gián, báo các tin mật từ phía địch mà quân nhà Trần
15

đã có thể tiêu diệt đội quân chủ lực của địch, là đòn quyết định cho kế hoạch phản
công địch.

Việc sử dụng mưu kế không phải là điều thường gặp ở một vị vua chính trực
như Trần Thánh Tông, nhưng vì vì việc chung mà kế sách đã được thực hiện. Trần
Thánh Tông đã rất tài tình trong việc sử dụng các phong cách lãnh đạo đúng thời
điểm, đúng hoàn cảnh. Quan trọng hơn cả, xét về lý và về tình cảnh lúc đó thì việc
Trần Thánh Tông ra quyết định độc đoán là hết sức đúng đắn.

 Nhược điểm:

Nếu xét về lý thì một việc nào đó có thể là là quyết định đúng đắn, nhưng về
tình thì có lẽ không như vậy.

Công chúa An Tư về vai vế là em gái của thái thượng hoàng Trần Thánh
Tông. Vì hoàn cảnh chiến sự mà dùng “mỹ nhân kế”, gả em gái mình đi thì không
được đánh giá là một kế sách cao thượng. Thậm chí trong Sách Việt sử tiêu án của
Ngô Thì Sĩ còn chê trách việc dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan là hạ sách.
Về tình thì đây là một quyết định rất tàn nhẫn, ác độc dành cho công chúa, khi mình
bị lợi dụng đem đi gả cho người khác, thậm chí là kẻ thù. Sau này khi cuộc kháng
chiến quân Nguyên Mông thắng lợi, những công ích của công chúa An Tư cũng
được ghi nhận rất ít trong sử sách, mặc dù công sức và sự hy sinh của nàng là rất
lớn.

Hơn nữa, tương truyền công chúa An Tư chỉ là lựa chọn tiến dâng thứ hai
của Trần Thánh Tông. Người đầu tiên được lựa chọn là công chúa Thiên Thuỵ (con
gái Trần Thánh Tông). Tuy nhiên vì cô lúc đó đã quy y cửa phật nên không thể
dâng tiến. Chính quyết định chọn công chúa An Tư đã tạo ra một sự so sánh trong
lòng hai vị công chúa xinh đẹp, thể hiện sự không công tâm trong lòng thái thượng
hoàng. Chắc chắn công chúa lúc này đã tổn thương một vì phần bị làm vật cống
nạp, lại thêm đau mười vì sự phân biệt đối xử từ người anh mình hết mực yêu quý.
16

2.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do

 Ưu điểm:

Việc sử dụng phong cách tự do trong quá trình lãnh đạo sẽ dễ dàng đem lại
các hiệu quả cao trong công việc chung.

Cũng như thế, Trần Thánh Tông đã thành công trong việc dùng phong cách
này. Đơn cử như việc ông giao toàn bộ chiến sự cho Trần Hưng Đạo vào thời điểm
quyết định, khi cần phản công mạnh mẽ để giành lấy chiến thắng, đã đem lại kết
quả thành công mỹ mãn. Dưới sự chỉ đạo tài tình, đầy kinh nghiệm của Hưng Đạo
Đại vương và các tướng lĩnh khác, quân địch bị kiệt quệ vì kế sách “vườn không
nhà trống” lại bị giáng thêm một đòn chí mạng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
lần hai.

Việc này đã thể hiện việc Trần Thánh Tông rất coi trọng, hiểu rõ và tin
tưởng vào khả năng của Trần Hưng Đạo cùng các tướng lĩnh Trần Quang Khải,
Trần Nhật Duật. Hơn nữa, Trần Thánh Tông dường như đã nắm chắc phần thắng
vào thời điểm đó. Việc uỷ thác chiến sự cho các tướng lĩnh như là một sự khiêm
nhường, để vinh quang danh tiếng về phần các tướng. Đây là một quyết định hết sức
tài tình của thái thượng hoàng, khi có thể làm cho các tướng lĩnh thêm phấn chấn
tinh thần trong trận chiến, sẽ cống hiến sức lực cho đất nước hơn sau này, lại thêm
phần tôn trọng, khâm phục vua từ phía các quan lại trong triều.

 Nhược điểm:

Việc sử dụng phong cách tự do mang nhiều hiệu quả chỉ khi áp dụng với
đúng người và đúng thời điểm, nếu không sẽ mang lại hậu quả khôn lường.

Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sử dụng
phong cách này vào thời điểm giao toàn bộ chiến sự lại cho Trần Hưng Đạo và các
17

tướng lĩnh khác. Đây cũng có thể được coi là một quyết định mạo hiểm từ phía các
vua Trần, vì nếu chiến sự đổi khác, chắc chắn thái thượng hoàng sẽ không thể thích
ứng kịp. Hoặc nhìn về một mặt khác, đây cũng có thể được coi là một quyết định
đùn đẩy trách nhiệm, nếu cuộc chiến thất bại, phần lỗi sẽ không hoàn toàn thuộc về
phần lỗi của thái thượng hoàng,… Vì chắc chắn, nếu cuộc kháng chiến không thành
công, thì chúng ta sẽ coi đây chính là quyết định sai lầm nhất của Trần Thánh Tông
ở thời điểm cận kề chiến thắng.
18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THÁI
THƯỢNG HOÀNG TRẦN THÁNH TÔNG TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG
QUÂN MÔNG NGUYÊN LẦN THỨ HAI

3.1 Mục tiêu của giải pháp

Trong cuộc kháng chiến quân Mông Nguyên lần thứ 2, nhờ sự lãnh đạo tài
tình của thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, lấy
lại cuộc sống hòa bình cho muôn dân. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, nhóm
chúng tôi nhận ra bên cạnh những ưu điểm của bậc hiền tài, vẫn còn tồn tại một số
nhược điểm trong cách vận dụng phong cách lãnh đạo của thái thượng hoàng. Một
nhà lãnh đạo dù có tài giỏi, xuất chúng đến đâu, dù ít dù nhiều cũng sẽ có những
hạn chế nhất định. Vì vậy, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát
huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm, từ đó rút ra kiến nghị cho những nhà lãnh
đạo hiện nay, góp phần tạo nên những nhà lãnh đạo giỏi.

3.2 Giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong phong cách lãnh
đạo của thái thượng hoàng Trần Thánh Tông

3.2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ

 Phát huy ưu điểm

Để phát huy hiệu quả tối đa của phong cách lãnh đạo dân chủ, Trần Thánh
Tông cần tổ chức thăm dò ý kiến của các bô lão và bá quan văn võ vào các thời
điểm thích hợp. Việc tổ chức hội nghị tập thể nên được áp dụng không chỉ trong
thời kì đánh quân xâm lược, mà còn cần trong các buổi hội họp giải quyết các vấn
đề trong triều đình. Tuy nhiên, việc áp dụng phong cách dân chủ cần đi liền với việc
kiểm soát chặt chẽ thì mới phát huy hiệu quả cao. Việc tổ chức các hội nghị thảo
luận sẽ giúp các quan lại và các bô lão cảm thấy được tôn trọng, tạo niềm tin hơn
cho người dân. Từ đó, không chỉ công việc chung được giải quyết triệt để, mà còn
củng cố mối quan hệ nhân dân chính quyền, lòng yêu nước của toàn thể nhân dân
cao hơn, tinh thần chiến đấu khi có giặc ngoại xâm sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết và
đưa đất nước càng vững mạnh.
19

 Khắc phục nhược điểm

Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ giúp các bá quan có trách nhiệm hơn với đất
nước, tạo niềm tin cho người dân, củng cố mối quan hệ nhân dân với chính quyền.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phong cách này nhiều thì dễ dàng phát sinh nhiều quan
điểm bất đồng trong nội bộ. Đặc biệt với thể chế quân chủ chuyên chế, việc bất
đồng quan điểm dễ dẫn đến việc tạo phản, âm mưu giết hại lẫn nhau. Vì thế Trần
Thánh Tông nên khôn khéo trong cách sử dụng tạo thái độ hòa hợp trong triều đình
và thật sáng suốt khi thăm dò các ý kiến của các bá quan vì trong đó sẽ có những
người có mưu đồ như Trần Ích Tắc.

3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán

 Phát huy ưu điểm

Phong cách độc đoán của Trần Thánh Tông chỉ khi được áp dụng vào những
tình huống đặc biệt thì mới phát huy hiệu quả cao, chẳng hạn như quyết định đưa
công chúa An Tư (Thiên Tư) là em gái mình làm vật cống nạp cho kẻ thù để có thời
gian củng cố lực lượng. Phong cách này không nên áp dụng quá thường xuyên nếu
không sẽ gây các tác dụng ngược. Trần Thánh Tông nên áp dụng phong cách này
vào các quyết định quan trọng, khi có tình cảm cá nhân chi phối thì phải gạt đi vì
công việc chung. Đồng thời phải lựa chọn đúng người, đúng thời điểm để áp dụng,
nếu không sẽ gây ra những tranh cãi và hiểu lầm không đáng có.

 Khắc phục nhược điểm

Nhờ quyết định cứng rắn, độc đoán của Trần Thánh Tông ở thời điểm cấp
bách mà nước ta đã đánh thắng quân Mông Nguyên. Tuy nhiên, đây không được
đánh giá là một kế sách cao thượng vì đây là quyết định rất tàn nhẫn với công chúa
vì bản thân bị lợi dụng đem gả cho kẻ thù. Phong cách lãnh đạo như thế dễ gây lòng
căm thù từ người cấp dưới với người lãnh đạo. Vì thế thái thượng hoàng nên hạn
chế sử dụng phong cách này vì nếu các vua thường xuyên tự quyết định, trong triều
đình rất có thể tồn tại những bất đồng quan điểm, các quan lại sẽ có cảm giác mình
20

không được tôn trọng, ý kiến không được suy xét, từ đó dẫn đến việc không tuân
phục trong lòng rồi sinh ra nội chiến và tạo phản.

3.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

 Phát huy ưu điểm

Việc áp dụng phong cách tự do của Trần Thánh Tông khi ủy thác chiến sự
cho Trần Hưng Đạo cùng với Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đã phát huy tác
dụng rõ rệt, khi không chỉ đem lại chiến thắng cho Đại Việt, mà còn đem lại tiếng
thơm cho cả vua lẫn các tướng sĩ. Tuy nhiên để đảm bảo cho kết quả công việc
chung được thành công mĩ mãn, vua Trần Thánh Tông nên có thêm sự giám sát, hỗ
trợ, dõi theo ngay cả khi đã uỷ thác cho các tướng lĩnh. Có như thế, hiệu quả công
việc mới được đẩy lên cao nhất, vừa có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm với cấp
dưới và mối quan hệ giữa các cấp được củng cố hơn.

 Khắc phục nhược điểm

Việc Trần Thánh Tông tín nhiệm thác ủy chiến sự làm cho Trần Hưng Đạo
cùng với Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật làm cho họ có trách nhiệm hơn, tinh
thần chiến đấu vì nước, cống hiến vì dân dâng cao hơn. Tuy nhiên không phải thời
điểm nào, người nào cũng có thể giao cho việc lớn như vậy. Thái thượng phải thận
trọng xem xét đúng thời điểm và đặc biệt phải quan sát thật kĩ để áp dụng phong
cách này với đúng người. Những người được giao phó phải có năng lực, trách
nhiệm cao, hết lòng vì công việc và hơn hết là không có ham muốn lợi ích cá nhân
như Trần Ích Tắc.

3.3 Kiến nghị cho nhà lãnh đạo hiện nay

Phong cách lãnh đạo là một nghệ thuật đòi hỏi nhà lãnh đạo phải không
ngừng hoàn thiện. Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết xem xét đúng thời điểm, đúng
người để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp để có được sự tôn trọng, khâm
phục từ mọi người. Khi đó, họ sẵn sàng làm và thực hiện theo những quyết định
21

được đưa ra. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải không ngừng trau dồi kĩ năng, tìm tòi,
khai thác những khả năng của bản thân, phát huy những mặt tích cực của bản thân
để tạo được uy tín, sự kính trọng và vị trí trong xã hội. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo
phải hiểu rõ và nắm bắt được nhân viên của mình, tình huống và tính chất công việc
để áp dụng phong cách lãnh đạo đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

KẾT LUẬN

Qua câu chuyện về Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã khéo léo sử
dụng các phong cách lãnh đạo một cách tài tình để dẫn dắt toàn dân tộc, đất nước
đánh đuổi được giặc Nguyên – Mông, bảo vệ bờ cõi. Ông đã sử dụng cả ba phong
cách lãnh đạo chính trong cuộc chiến với quân Mông-Nguyên, việc vận dụng từng
phong cách lãnh đạo trong từng trường hợp ông đã khéo léo nắm bắt tinh thần, lòng
yêu nước của nhân dân, chiến sĩ từ đó khi đưa ra các chiến lược đánh giặc; toàn dân
đã đoàn kết, đồng lòng, cùng hướng về mục tiêu chung là đánh đuổi giặc Nguyên-
Mông, bảo vệ bờ cõi tổ tiên gầy dựng.

Từ đó cho thấy, mặc dù có rất nhiều phong cách lãnh đạo, nhưng một nhà
lãnh đạo tài ba không nhất thiết phải áp dụng chỉ một phong cách lãnh đạo chính mà
sẽ là sự linh hoạt thay đổi phong cách lãnh đạo trong từng trường hợp cụ thể. Sự tài
tình của nhà lãnh đạo đó chính là sự phân tích tình huống, nắm bắt tâm lý, kể từ đó
đưa ra phong cách lãnh đạo phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nhất là hiện nay, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, một nhà lãnh đạo giỏi đều
phải có tầm nhìn, biết khôn khéo sử dụng con người, để cùng nhau hướng đến một
mục tiêu chung duy nhất với hiệu quả cao nhất. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu
một tập thể, một doanh nghiệp, vai trò của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của doanh nghiệp. Một lãnh đạo có tài nhưng phong cách lãnh đạo không phù hợp
sẽ không khích lệ được nhân viên, cũng như không tạo ra được sự đoàn kết đồng
lòng giữa mọi người thì tập thể đó, doanh nghiệp đó sớm muộn cũng sẽ rơi vào tình
cảnh nguy hiểm. Ngược lại nếu phong cách lãnh đạo phù hợp thì sẽ đẩy được tinh
thần nhân viên lên cao, sự đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau hết mình vì mục tiêu
22

chung, chắc chắn doanh nghiệp sẽ càng ngày càng phát triển và thành công hơn nữa
trong lĩnh vực của mình.

Như vậy, có thể nói, phong cách lãnh đạo là một hiện tượng hoàn toàn cụ
thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Đó là nét
độc đáo, riêng biệt trong cách thức tiến hành công việc lãnh đạo. Phong cách lãnh
đạo còn ảnh hưởng tới uy tín của chính người lãnh đạo. Bởi vì phong cách lãnh đạo
chính là sự bộc lộ phẩm chất, năng lực được kết tinh trong hành vi hoạt động của
nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Phong cách lãnh đạo do tổng thể những phẩm chất của
người lãnh đạo quyết định phần lớn. Việc phat triển những phẩm chất và năng lực
lãnh đạo sẽ là tiền đề quyết định hoàn thiện phong cách lãnh đạo. Rõ ràng phong
cách lãnh đạo không tự phát hình thành, nó là quá trình luôn luôn phát triển dưới tác
động của những điều kiện khách quan và chủ quan. Có quan niệm sai lầm cho rằng
phong cách do bẩm sinh, con người không cần rèn luyện mà cũng trỏ thành người
lãnh đạo giỏi. Phong cách được hình thành và phát triển do giáo dục, hoạt động cá
nhân và rèn luyện. Mỗi nhà lãnh đạo phải tự bồi dưỡng khả năng áp dụng linh hoạt
và hợp lý hệ thống những phương pháp và thủ thuật lãnh đạo được kiểm nghiệm
qua hoạt động thực tiễn. Như các yếu tố tâm lý xã hội khác, phong cách lãnh đạo
của người quản lý là sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sự vận hành của xã
hội, trong đó có cơ chế quản lý.

Ở nước ta trước đây, trong xã hội phong kiến, phong cách lãnh đạo gia
trưởng, quyết đoán và mệnh lệnh là chủ yếu vì chế độ phong kiến là chế độ tập
quyền. Trong cơ chế tập trung bao cấp thì phong cách tập thể lại chiếm ưu thế và cơ
chế này coi trọng chủ nghĩa tập thể. Cơ chế quản lý mới hiện nay đòi hỏi nhà lãnh
đạo phải có tính quyết đoán, năng động và tinh thần dám chịu trách nhiệm cá nhân
cao. Vì vậy, phong cách lãnh đạo theo kiểu mệnh lệnh, quyết đoán đã và đang thay
thế phong cách quản lý tập thể. Sự chuyển biến này là một nhu cầu tất yếu phù hợp
với nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi người lãnh đạo phải có
phong cách quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm. Có ý kiến cho rằng 94,4% nhà lãnh đạo phải có phẩm chất này.
Phong cách quyết đoán không trùng hợp về nội dung với phong cách độc đoán và
23

gia trưởng. Càn phải nói, từ sự quyết đoán, tự tin đến sự độc đoán gia trưởng chỉ có
một khoảng cách rất gần. Nếu người lãnh đạo không tỉnh táo, sáng suốt thì dễ trở
thành người độc đoán chuyên quyền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Huỳnh Thanh Tú, giáo trình Tâm lý và Nghệ thuật Lãnh đạo, NXB
Đại học Quốc gia TP.HCM, 2015

2. http://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-tran/tran-thanh-tong-tran-hoang

3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Thánh_Tông

4. Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sỹ Liên


24
25

LỜI TRI ÂN

Thành quả ngày hôm nay nhóm chúng tôi có được cũng từ sự dẫn dắt nhiệt
tình đến từ thầy, anh chị và các bạn đã luôn ở bên và giúp đỡ. Nhóm xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến giảng viên môn tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo – Tiến sĩ Huỳnh
Thanh Tú đã luôn dõi theo nhóm từ những ngày đầu tiên chuẩn bị đến khi hoàn
thành bài tiểu luận, cảm ơn thầy vì những nhận xét, góp ý kịp thời để nhóm có được
bài tiểu luận thành công. Ngoài ra, nhóm chúng tôi cũng rất cảm ơn sự động viên và
giúp đỡ từ các thành viên trong đại gia đình K17410 quý mến.

Trong suốt học kỳ vừa qua chúng ta đã cùng nhau trải qua rất nhiều cung bậc
cảm xúc, từ ngạc nhiên thích thú trước những bài học làm người của thầy đến sự hồi
hộp xúc động mà mỗi nhóm thuyết trình đã đem lại. Có lẽ đây là môn học đầu tiên
gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng ta đến vậy. Kiến thức hay lý thuyết không còn
khô khan duy lý mà chúng được chuyển tải mềm dẻo bằng những tác phẩm đầy
sáng tạo và mang tính nghệ thuật đặc sắc.

Qua mỗi tuần, qua từng buổi thuyết trình chúng tôi đã có cho mình những
kinh nghiệm và bài học để sau này trong sự nghiệp mỗi người chúng tôi có thể hoàn
thiện mình một cách tốt hơn. Một lần nữa xin cảm ơn thầy, anh chị và các bạn đã
cho chúng tôi có cơ hội ghi lại một mảng kỉ niệm đẹp ở môn học này và cho cả thời
sinh viên của mình. Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng cùng nhau mang đến
những gì tốt nhất, nhưng nhóm sẽ không tránh được những sai lầm và thiếu sót.
Chính vì vậy, nhóm rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ thầy và các
bạn để nhóm có được những bài học và rút kinh nghiệm quý báu.

Song, chắc chắn rằng chúng tôi sẽ luôn nhớ làm sao để phê bình mà không
thất nhân tâm, làm sao để hình thành thói quen tốt từ việc quản trị bản thân hay
bằng cách nào để giải quyết ổn thỏa giữa lý và tình. Có lẽ môn học này sẽ chẳng trở
nên đặc biệt như vậy nếu thiếu đi triết lý giáo dục rất riêng của thầy. Và chúng tôi
cũng muốn cảm ơn tập thể lớp Marketing khóa 17. Cảm ơn các bạn đã cống hiến
26

những bài thuyết trình công phu ngập tràn tiếng cười và lắng đọng xúc cảm. Cảm
ơn các bạn đã đồng thành, theo dõi, ủng hộ các nhóm nói chung và nhóm chúng tôi
nói riêng suốt thời gian vừa qua.

You might also like