You are on page 1of 3

KĨ THUẬT TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN (ICSI)

1. Nguyên tắc:
Kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI)
là kĩ thuật được thực hiện nhằm làm tăng khả năng thụ tinh, ICSI phù hợp dùng để
chữa trị kháng thể kháng tinh trùng ở cả nam và nữ. Một tinh trùng chất lượng tốt sẽ
được lựa chọn để tiêm trực tiếp vào bào tương của trứng để tạo phôi thai. Sau khi thụ
tinh thành công, phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5 rồi chuyển vào
buồng tử cung của người mẹ để làm tổ, phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.

Hình 1: Quy trình tổng quát của kĩ thuật ICSI


(Nguồn: https://www.palanibalajifertility.com/ )

2. Kĩ thuật thực hiện:


2.1. Kích thích buồng trứng
Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi trong khoảng 10-14
ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được theo dõi sự phát triển của các nang noãn.
Khi nang noãn đạt tới kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối
cùng để kích thích trứng trưởng thành. (mũi kích rụng trứng- mũi hCG).

2.2. Thu nhận noãn

Các khối tế bào noãn (OCC-Oocyte cumulus complex) được thu nhận từ chu kì kích
thích buồn trứng hoặc chu kì tự nhiên. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chọc hút
trứng được qua đường âm đạo, ở thời điểm 36-38 giờ sau khi bệnh nhân được tiêm
mũi hCG. Sau đó, các khối tế bào này được nuôi cấy khoảng 2 giờ trước khi được cấy
với tinh trùng.
2.3. Chuẩn bị tinh trùng
Vào ngày chọc hút noãn, mẫu tinh dịch trước tiên sẽ được lọc rửa theo phương pháp
thang nồng độ hoặc rửa đơn giản. Phần cặn lắng sau ly tâm tiếp tục được xử lý theo
phương pháp swim-up để thu được mẫu cô đặc có chất lượng tinh trùng di động tốt.
2.4. Cấy một noãn với một tinh trùng
Noãn được hút nhẹ và cố định bằng kim giữ. Mặt dưới của noãn sẽ chạm vào đáy đĩa
chích nhằm giúp giữ noãn vững hơn trong quá trình ICSI, sao cho thể cực nằm ở vị trí
6-7 giờ hay 11-12 giờ. Kim tiêm sẽ được hạ xuống, chọn vị trí phù hợp nhất bên phải
màng bào tương ở mặt phẳng xích đạo, vị trí 3 giờ. Sau khi tinh trùng được đưa ra gần
đầu kim tiêm, kim tiêm sẽ được đưa qua màng trong suốt, đi vào khoang quanh noãn
và vào màng bao tương. Khi kim tiêm đã đi vào khoảng phân nửa đường kính noãn thì
dừng lại.
Khi tinh trùng đã đi vào bào tương noãn, kim tiêm sẽ được rút ra từ từ và màng bào
tương vẫn giữ nguyên hình dạng.

Hình 2: Quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Nguồn: Science photo library)
2.5. Nuôi cấy phôi
Sau khi tiêm tinh trùng hoàn tất, các noãn sẽ được chuyển qua môi trường nuôi cấy và
cho vào tủ CO2 tri-gas ở 37 oC. Hệ thống nuôi cấy phôi là một phức hợp nhiều thành
phần nhằm mục đích tạo điều kiện cho phôi có khả năng phát triển bên ngoài cơ thể
theo tiến trình giống như tự nhiên trước khi chuyển phôi vào tử cung. Một hệ thống
nuôi cấy phôi sẽ tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của phôi, hạn chế các bất lợi có
thể ảnh hưởng đến sức sống của phôi trong thời gian nuôi cấy cũng như sức khỏe lâu
dài của trẻ sinh ra.
2.6. Kiểm tra sự thụ tinh và đánh giá chất lượng phôi
2.6.1. Kiểm tra sự thụ tinh
Sau 18-20 giờ kể từ thời điểm cấy tinh trùng và noãn, các tế bào noãn được loại bỏ
hoàn toàn các tế bào cumulus và tế bào corona (lớp ngoài của tế bào noãn). Việc kiểm
tra thụ tinh được thực hiện bằng cách ghi nhận sự xuất hiện các tiền nhân. Việc đánh
giá phôi có thể được tiến hành vào ngày 2, ngày 3, ngày 5 tùy theo chỉ định của bác
sĩ .
2.6.2. Đánh giá chất lượng phôi
Việc đánh giá chính xác chất lượng phôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tỉ lệ thành công. Ghi nhận các đặc điểm phôi dưới kính hiển vi và đánh giá
mối tương quan giữa các đặc điểm này với tiềm năng làm tổ trong lòng tử cung của
từng phôi riêng biệt.
- Đối với phôi giai đoạn phân chia, các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: số lượng phôi
bào, sự phân mảnh, tính đối xứng, sự hiện diện hiện tượng đa nhân và trạng
thái nén chặt của các phôi bào.
- Đối với phôi nang, các đặc điểm đánh giá bao gồm: độ nở rộng của khoang,
đặc điểm khối tế bào bên trong và khối tế bào bên ngoài.
2.7. Chuyển phôi
Khi niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho sự làm
tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, tiến hành quy trình chuyển
phôi vào tử cung.
2.8. Thử thai
Hai tuần sau, người vợ sẽ thưc hiện xét nghiệm βeta HCG để xác định kết quả thụ
thai. Nếu nồng độ βeta HCG ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này
cao hay thấp còn phụ thuộc vào mỗi người.

3. Vật liệu và phương pháp:


3.1. Vật liệu
Các môi trường nuôi cấy: môi trường lọc rửa tinh trùng, môi trường thu nhận noãn.
Hệ thống vi thao tác, hệ thống chống rung.
Kính hiển vi đảo ngược, kim vi thao tác, đĩa petri, tủ CO2 tri-gas.
3.2. Phương pháp:
Phương pháp thang nồng độ để lọc rửa tinh trùng.
Phương pháp swim-up để thu được mẫu có chất lượng tinh trùng di động tốt.
4. Kết luận:
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh.
ICSI là một phương pháp điều trị tối ưu phù hợp với các trường hợp kháng thể kháng
tinh trùng ở cả nam lẫn nữ. Các số liệu trên y văn cho đến nay không tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về bất thường karyotype, dị tật bẩm sinh nguy hiểm về sự
phát triển của trẻ sinh ra từ ICSI so với trẻ sinh ra tự nhiên.
5. Tài liệu tham khảo:
[1] Hồ Mạnh Tường, Đặng Quang Vinh, Vương Thị Ngọc Lan (2020) : Thụ tinh trong
ống nghiệm – 169-322.

You might also like