You are on page 1of 4

VII) CÂN BẰNG TẠO PHỨC HIĐROXO TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA

CÁC ION KIM LOẠI


Trong dung dịch nước các ion kim loại là những axit có khả năng cho proton và tạo ra
các phức hiđroxo kim loại:

Ví dụ, trong nước ion Fe3+ tạo các phức hiđroxo như sau:

Trong trường hợp đơn giản khi dung dịch có môi trường axit và có thể bỏ qua sự tạo
thành các phức hiđroxo bậc cao thì có thể tính gần đúng cân bằng theo định luật tác dụng
khối lượng như đối với các hệ đơn axit thông thường.
Trong trường hợp các quá trình tạo các phức hiđroxo xẩy ra với mức độ tương đương
thì có thể tính lặp theo điều kiện proton như đối với các hỗn hợp axit, bazơ thông thường.
VIII. CÁC CHẤT CHỈ THỊ AXIT BAZƠ:
1. Khoảng chuyển màu của chất chỉ thị:
- Chất chỉ thị axit – bazơ là các chất dùng để đánh giá gần đúng pH của dung dịch.
- Màu của chất chỉ thị phụ thuộc vào pH của dung dịch (do dạng axit và dạng bazơ có
màu khác nhau).
- Khoảng pH mà ở đó, màu của chất chỉ thị thay đổi gọi là khoảng pH chuyển màu.
- Xét một chất chỉ thị HIn (dạng axit) có dạng bazơ liên hợp In-, cân bằng trong dung
dịch của chất chỉ thị:

Thông thường, mắt người quan sát được màu ở 1 trong 2 dạng nếu nồng độ của dạng
này gấp hơn 10 lần dạng kia. Nghĩa là khoảng chuyển màu:
pKa – 1 ≤ pH ≤ pKa + 1

Ví dụ: Với metyl da cam: 3,1 < pH < 4,4


Với metyl đỏ: 4,2 < pH < 6,3
Quy tím: 5,0 < pH < 8,0
Phenolphtalein: 8,2 < pH < 10,0
CHƯƠNG III. CÂN BẰNG TẠO PHỨC TRONG DUNG DỊCH
I) MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHỨC CHẤT
1. Định nghĩa:
Trong dung dịch các phức chất được tạo thành do sự tương tác của nhiều phần tử đơn
giản (phân tử, ion), có khả năng tồn tại độc lập. Sự tạo phức có thể xảy ra giữa proton,
cation kim loại với các ion tích điện âm các phân tử trung hòa điện hoặc giữa các cation
với nhau. Vì vậy, phức tạo thành có thể trung hòa điện, hoặc tích điện âm hay dương:

Trong trường hợp tổng quát phức được tạo thành từ hai dạng M và L (để đơn giản,
không ghi diện tích các phần tử):

M là nhóm trung tâm của phức chất hay còn gọi là chất tạo phức, nó có thể là 1 ion
kim loại đơn hoặc một ion phức tạp như VO2+ , VO2+ v.v...
L được gọi là phối tử. Số phối tử liên kết với 1 nhóm trung tâm gọi là số phối trí (n)
của phức chất. n thay đổi khác nhau tuỳ theo bản chất của ion trung tâm, của phối tử và
quan hệ nồng độ giữa chúng.
Khi nồng độ của phối tử gấp rất nhiều lần nồng độ của ion trung tâm thì phức tạo
thành có số phối trí cực đại N. Tuỳ theo cấu trúc của ion trung tâm mà mỗi ion kim loại
có một số phối trí cực đại (thường là 4 hoặc 6). Ví dụ N = 4 đối với các ion: Ag+, Zn2+,
Sn2+, Pb2+, Hg2+, Cu+, Cu2+; N = 6 đối với: Co3+, Co2+, Ni2+, Al3+, Bi3+, Fe3+.
Liên kết giữa ion trung tâm và phối tử có thể chỉ là liên kết tĩnh điện do tương tác ion
– ion, ion – phân tử lưỡng cực hoặc các phân tử lưỡng cực với nhau. Hoặc liên kết cũng
được hình thành do sự chuyển một cặp electron tự do từ một nguyên tử của phối tử sang
một obitan trống trong nguyên tử của ion trung tâm, gọi là liên kết cho – nhận hay là liên
kết phối trí.
p = 1 thì phức tạo thành là phức đơn nhân; p ≥ 2 được phức đa nhân
Các phối tử có thể là đơn phối (ví dụ Cl-, I-, NH3) nếu trong phân tử của nó chỉ có một
nguyên tử có khả năng tạo liên kết phối trí. Ngược lại, nếu phân tử của phối tử có nhiều
nguyên tử có khả năng tạo liên kết cho – nhận thì phối tử là đa phối (ví dụ C2O42-,
etylendiamin NH2-CH2-CH2-NH2), chiếm được nhiều phối vị xung quanh ion trung tâm.
Khi một phân tử chiếm đồng thời n phối vị xung quanh ion kim loại thì sẽ tạo thành các
phức càng có (n – 1) vòng kín, trong các hệ như vậy thì số phối tử cực đại bằng 1/n số
phối trí cực đại của ion trung tâm.
2. Danh pháp của các phức chất
Nguyên tắc:
- Nếu phức chất là muối: tên cation trước, anion sau.
- Gọi tên phối tử trước tên của ion trung tâm.
Tên phối tử:
- Phối tử là anion: tên anion + o
Cl−: cloro; Br−: bromo; I−: iođo; CN−: xiano; SCN−: thioxiano; SO42−: sunfato; OH-:
hiđroxo; NO3-: nitrato; CO32-: cacbonato; NO2-: nitro; O2+: oxo; S2-: sunfo; S22- : pesunfo.
- Phối tử là phân tử trung hòa điện: gọi tên thông thường, trừ một số trường hợp: H 2O
(aquơ); NH3 (amin); CO (cabonyl); NO (nitrosyl).
- Số lượng các phối tử: gọi bằng chữ số Hi Lạp (đặt trước tên phối tử), đi, tri, tetra,
penta, hexa v.v... tương ứng với hai, ba, bốn, năm, sáu v.v...
Tên của kim loại:
- Các phức chất là cation hay phân tử trung hòa: gọi tên thông thường của kim loại
kèm theo số oxi hóa được ghi bằng số La Mã trong ngoặc đơn.
- Các phức chất anion: tên La Tinh của kim loại +at + số oxi hóa theo tên La Mã
trong ngoặc đơn.
Trong công thức phân tử hoặc ion phức thường được viết trong dấu [ ]
Ví dụ:
[Cu(NH3)4]SO4 tetramin đồng (II) sunfat
K4[Fe(CN)6] kali hexaxiano ferat (II)
K3[Fe(CN)6] kali hexaxiano ferat (III)
3. Biểu diễn cân bằng tạo phức trong dung dịch
a. Hằng số tạo thành từng nấc:
Trong trường hợp tổng quát sự tạo phức giữa ion kim loại M n+ với phối tử Lm- được
biểu diễn theo sơ đồ sau (để đơn giản chúng tôi không ghi điện tích ion):

k1, k2 ..., kn là các hằng số tạo thành từng nấc hoặc hằng số bền từng nấc của các phức
chất tương ứng.
b. Hằng số tạo thành tổng hợp:
Có thể biểu diễn cân bằng tạo phức qua hằng số tạo thành tổng hợp bằng cách tổ hợp
các cân bằng từng nấc:

β được gọi là hằng số tạo thành tổng hợp hay là hằng số bền tổng hợp:

[ML]=β1[M][L] ; [ML2] = β2[M][L]2 ... [MLn] = βn[M][L]n

II. ĐÁNH GIÁ CÂN BẰNG TẠO PHỨC TRONG DUNG DỊCH:
1. Trường hợp phối tử rất dư so với ion trung tâm (CL >> CM)
Ví dụ, khi cần xác định lượng vết các ion kim loại, người ta thường dùng rất dư thuốc
thử để chuyển hoàn toàn ion kim loại thành phức chất, hoặc khi cần che hoàn toàn ion
kim loại. Tuỳ trường hợp cụ thể có thể chấp nhận các điều kiện gần đúng khác nhau:
a. Trường hợp CL >> CM và βn >> βn-1 > … > β1: Coi phức tạo thành có số phối trí
cao nhất chiếm ưu thế
b. Trường hợp CL >> CM nhưng βn ≈ βn-1 ≈ … ≈ β1: khi đó chỉ có thể coi nồng độ
cân bằng của phối tử [NH3] bằng nồng độ ban đầu C NH3 và việc tính cân bằng được dựa
trên phương pháp tính lặp gần đúng liên tục theo định luật bảo tòan nồng độ đầu.
2. Trường hợp ion trung tâm rất dư so với phối tử (CM >> CL)
Trường hợp này thường gặp trong các thí nghiệm nhận biết các ion, khi chỉ cần cho
một lượng ít thuốc thử đủ để tạo phát hiện được ion nghiên cứu.
Khi CM >> CL và nếu hằng số tạo phức từng nấc k1 là lớn nhất: k1 >> k2 > k3 …..thì có
thể chấp nhận các phối tử đã tham gia tạo phức hết với ion trung tâm để tạo thành phức
có số phối trí thấp nhất.
III. Tính cân bằng tạo phức theo hằng số bền điều kiện:
1. Định nghĩa:
2. Tính toán:

You might also like