You are on page 1of 18

PHƯƠNG PHÁP CƠM NGON HƠN PHỞ.

MỤC LỤC:
1. Xu hướng và bản chất tại sao xu hướng được hình thành, quy luật vận động của thị
trường.
2. Điểm xoay.
3. Hỗ trợ - Kháng cự.
4. Vùng đối ứng.
5. Xu hướng yếu.
6. Bộ nến tín hiệu vào lệnh.
7. Vào lệnh.
8. TakeProfit.
9. Phương pháp phân tích 3-5 khung thời gian.
10. Mô hình vào lệnh.
11. Yêu cầu tóm gọn ở từng khung thời gian.
12. Tổng kết.
MỞ ĐẦU

Bạn không cần biết tôi là ai, bạn không cần biết tôi như thế nào…. vì với tôi bây giờ chỉ cần
chia sẻ hết những gì tôi có, không phải vì những gì nhỏ nhặt suy nghĩ thấp kém mà một số
bạn hay nghĩ. Tiền bạc là phù du thôi, tôi bây giờ cũng không quá giàu nhưng nhờ trade tôi
đủ sống cho gia đình bản thân tôi là được.
Sau thời gian này tôi sẽ trở về cuộc sống của một trader bình thường như mọi người. Với tôi
chỉ cần biết rằng trên cõi đời này ah tôi có một phương pháp đang được anh em theo đuổi và
thành công. Thế thôi.
Nick Cơm Ngon Hơn Phở lúc đó nó cũng đã làm hết nhiệm vụ của nó rồi. Nó cần được nghĩ
ngơi và ngủ yên.
Cám ơn mọi người.
Mọi người nhớ phải thực hành nhiều thì mới giỏi, dù gì đây cũng là viết ra từ suy nghĩ của tôi
nên không thể lột tả hết hiện thực được.
BẮT ĐẦU NÀO MỌI NGƯỜI.
XU HƯỚNG.

A, Xu hướng:
Là khi giá liên tục tạo được ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy. Đặt thứ tự là 1,2,3,4……

B, Bản chất tại sao xu hướng được hình thành:


Khi mua một món hàng, ta chấp nhận mua nó ở một mức giá 1, có nghĩa là đó là giá
trị món hàng tại thời điểm ta mua.
Tuy nhiên, theo thời gian tùy vào sự cạnh tranh, nguồn cung và nguồn cầu trên thị
trường là nhiều hay ít mà mức giá ta mua tại 1 sẽ phải giảm xuống hoặc tăng lên.
Tuy vậy, giá sau đó sẽ tạo ra mức giá quá cao hoặc quá thấp (điểm 2). Nên thị trường
lúc này nó cần sẽ có sự điều chỉnh về mức giá mà tạo ra sự cân bằng lại cho thị trường.
Như vậy, ta sẽ có được mức giá tại điểm 3 (1-2-3).
Nhưng với 3 điểm ta vẫn chưa thể có một xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường.
Khi này ta hiểu rằng tại thời điểm lúc đó:
+ 1 là quá cao, 2 là quá thấp trong xu hướng muốn giảm.
+ 1 là quá thấp, 2 là quá cao trong xu hướng muốn tăng.
+ 3 là điểm bình ổn của thị trường.
Vậy điểm 4 phá điểm 2 sẽ xuất hiện để hình thành nên một xu hướng hoàn chỉnh khi
thị trường lại tiếp tục tạo ra sự mất cân bằng.
Có thể hiểu nó như là sự chênh lệch cung cầu làm giá liên tục tạo ra xu hướng mới.
C, Quy luật vận động của thị trường:
- Xu hướng tăng: 1 thấp – 2 quá cao – 3 bình ổn ……3 thấp – 4 quá cao – 5 bình ổn.
- Xu hướng giảm thì ngược lai.
D, Tổng kết:
- Yếu tố thời gian sẽ hình thành nên xu hướng. Do đó, thời gian nhỏ và lớn nó luôn
tồn tại sự quan hệ mật thiết với nhau. Ta sẽ có phần riêng nói về nó.
- Trong một xu hướng 4 điểm thì điểm 2 là điểm quan trọng nhất để xác định xu
hướng mới có đươc hình thành hay không.
- Số chẵn trong xu hướng sau này mặc định ta sẽ dùng nó để nắm bắt điểm vào của xu
hướng.

---- Để bổ trợ cho phần lý thuyết xu hướng này, mọi người có thể tìm đọc thêm lý thuyết sóng
GANN, nó sẽ được dùng rất nhiều và cực kỳ hiệu quả tại đúng vị trí, đúng vùng ta canh vào
lệnh, NHỚ LÀ PHẢI ĐÚNG VỊ TRÍ VÀ ĐÚNG NƠI ------

lý thuyết Gann quyển


1..pdf
ĐIỂM XOAY.

- Điểm 2,3 là điểm xoay trong xu hướng có 4 điểm.


(chú ý rằng để vào lệnh theo xu hướng ta chỉ cần dùng điểm số chẵn – vì khi giá đi vào và
đi ra, ta sẽ dễ đàng có được SL và sự phản ứng từ chối rõ ràng nhất, đồng thời giá này nó
chỉ là một đường chứ không phải là một vùng nên không sợ bắt sai vị trí).

- Ở xu hướng đang phân tích nằm ở khung thời gian cố định. Nhưng ở khung thời gian lớn
hơn nó lại nằm trong một xu hướng lớn của khung thời gian lớn. Đây là điều cần phải nhớ để
sau này ta sẽ dùng trong phân tích trong nhiều khung thời gian.

- Vậy điểm xoay ở thời gian càng lớn thì càng quan trọng.
- Điểm xoay tạo xu hướng đảo chiều là quan trọng. Ta sẽ dùng điểm xoay này chủ yếu để vào
lệnh sau này.
HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ.

- Lý thuyết quan trọng nhất trong giao dịch theo hành động giá. Và được áp dụng thường
xuyên. Nó đồng thời là bức tranh phản ánh thị trường một cách rõ nét nhất.
- Xu hướng là bạn, do đó ta chỉ cần quan tâm như trên hình và bỏ qua tất cả mọi yếu tố khác
ảnh hưởng đến quyết định theo xu hướng chính.
- HT-KC đi qua càng nhiều điểm xoay chẵn của các xu hướng nhỏ thì càng quan trọng.

* Kết thúc 3 chương kiến thức căn bản nhất và đồng thời là những kiến thức nền tảng bắt
nguồn cho cách phân tích thị trường căn bản nhất rõ ràng nhất.
* Các chương sau này, là đi sâu vào các ứng dụng của 3 lý thuyết căn bản trên và cách
ứng dụng nó.
* Tới đây, nếu ai theo tín hiệu đảo chiều, hãy thử bắt ngay tại những điểm xoay chẵn của
xu hướng xem (pinbar – inside bar – fakey). Chúc các bạn thành công.
* Ai cần đi sâu vào phương pháp của tôi thì chờ tôi viết tiếp các phần sau.
VÙNG ĐỐI ỨNG.
* Lý thuyết bổ sung của Hỗ trợ-Kháng cự.
* Nội dung:
- Vùng hồi của xu hướng tăng và vùng hồi của xu hướng giảm, khi chúng trùng nhau sẽ tạo
thành một vùng Hỗ trợ Kháng cự mạnh.
- Vùng đối ứng hiệu quả nên dùng 2 điểm xoay chẵn của 2 xu hướng ngược nhau.
- Trong xu hướng tăng và giảm luôn tồn tại vùng cản đảo xu hướng rất mạnh tại các vùng hồi,
do đó khi nó đảo được xu hướng bắt buộc phải tạo được các vùng đối ứng như hình dưới ta
mới có điều kiện vào lệnh với đủ điểm ENTRY và SL.
- Vùng đối ứng có thể dùng ở bất cứ đâu trên một con sóng, tuy nhiên khi nó trùng với điểm
xoay quan trọng ở một khung thời gian lớn thì càng quan trọng.
- Rất nhiều dạng của vùng đối ứng, tuy nhiên bạn chỉ cần dùng cách đếm sóng của GANN
khi giá lọt vào vùng hồi của xu hướng chính, rồi tìm lúc sóng hồi bị gãy hãy kẻ vùng đối ứng
ra.
* Ứng dụng:
- Phải nắm cực kỳ vững việc nhìn chart để đếm chính xác các điểm xoay của xu hướng, phải
xem xét khi sóng hồi bị gãy (Xu hướng yếu) thì vùng đối ứng nó đang phản ứng với điểm
xoay chẵn lớn nào của xu hướng chính muốn theo. Lý do tại sao phải nhìn chart trắng để khỏi
rối mắt là vậy.
- Nó chính là Hỗ trợ -Kháng cự của xu hướng lớn và xu hướng nhỏ mới hình thành.
- Chú ý rằng vùng đối ứng chỉ được kẻ để canh bắt lệnh khi xu hướng hồi đã gãy(xu hương
yếu).
- Khi đang dùng điểm xoay của xu hướng lớn thì trong mọi trường hợp điểm xoay lẻ của
nó phải đảm bảo rằng nó chưa bao giờ bị phá qua. Vì phá qua tức là nó đang phản ứng
với điểm xoay và vùng hồi khác của xu hướng chính.
- Trong chương vào lệnh sẽ có nói về việc dùng vùng đối ứng này. Stoploss ở đâu,
Takeprofit ở đâu là an toàn, ở đâu là tiềm năng và ở đâu là ăn mập mặt, tất cả đều dựa
vào vùng đối ứng. Nó được ứng dụng cực kỳ nhiều.
- Hãy cẩn thận, bài học chưa hết, nếu nắm không rõ vấn đề của vùng đối ứng này mà bắt
lệnh lung tung thì chỉ toang thôi nhé.
XU HƯỚNG YẾU.

- Vâng bài học quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết và gần như là bắt buộc phải xuất hiện
trước khi tính tới chuyện vào lệnh.
- Mọi xu hướng mới được hình thành đều bắt buộc phải trải qua bước xuất hiện XHY của xu
hướng cũ.
* Lý thuyết: Xu hướng yếu vẫn là xu hướng cũ, nhưng nó đã gãy ngay tại điểm hồi cuối
cùng. Nó vẫn chưa đảo xu hướng, nó chỉ hình thành xu hướng khi nó xuất hiện đủ 4 điểm như
lý thuyết bài xu hướng đã nói.
* Ứng dụng:
- Với riêng bản thân tôi, tôi chỉ dùng nó bó buộc vào ngay trong vùng hồi của xu hướng
chính, và tại các vùng giá tôi nghĩ rằng có khả năng đảo chiều cao.
- Xu hướng yếu không phải công cụ để bắt đỉnh đáy, nó chỉ là công cụ để bắt ở nhịp hồi đầu
tiên khi một xu hướng mới chuẩn bị được hình thành.
- Nó nên được kết hợp chặt chẽ với vùng đối ứng để tạo ra các hỗ trợ kháng cự ngay thời
điểm nó vừa được sinh ra.
BỘ NẾN TÍN HIỆU VÀO LỆNH

A, Chương này chả có gì là ghê gớm, anh em lên traderviet học nhé.
B, Theo 1 hoặc 2 khung thời gian thì kỹ năng đọc nến phải cực giỏi để nhận định chính xác
sự từ chối giá tại đường HT-KC cứng. Nếu theo nhiều khung thời gian thì thực chất nó sẽ nhẹ
nhàng hơn, và phương pháp này của tôi thực chất phải dùng nhiều khung thời gian để phân
tích rồi vào lệnh. Chỉ dùng nến tín hiệu ở khung thời gian từ H1 trở lên, dưới H1 thì phải bắt
nguyên vùng hồi vào lệnh. Thời gian phút vào lệnh sẽ rất nhẹ nhàng đấy, miễn là bạn phân
tích chuẩn chỉ ở từng khung thời gian một. Vấn đề này để qua 3-5 khung thời gian sẽ giải
thích rõ hơn.
VÀO LỆNH.
- Đây chính là phần khó viết và khó diễn tả ra nhất. Nó nằm ở kinh nghiệm rất nhiều
như là:
+ Nhận định sóng chính xác.
+ Nhận định vùng hồi chính xác.
+ Đánh giá chính xác vùng đối ứng.
+ …………………………………….

- Công việc của một trader thật ra là sự chờ đợi, kiên nhẫn và đi vào chi tiết một số thời
điểm.

- Ở đây sẽ chỉ là cách trình bày dễ hiểu nhất nhưng chưa chắc đã là bao quát nhất, các
bạn phải tự cảm nhận đánh giá và tự đưa quan điểm của mình vào để ra một cách mà
bản thân mình dễ hiểu nhất và áp dụng quen tay nhất.

- Người tạo ra indi hay các phương pháp nổi tiếng, với họ dùng nó rất là thành công và
đạt được lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, những cái đó là được viết ra dựa trên hiểu biết
của chính bản thân họ, dựa trên những gì họ hiểu về thị trường này. Nhưng khi bạn
dùng nó giao dịch thì sao, toang là chủ yếu đúng không hoặc phải dùng thêm các indi
khác để…..

a, Lại nói về vùng đối ứng:


- Một xu hướng trước khi bị gãy (XHY) nó sẽ luôn đảm bảo sự tồn tại của vùng đối
ứng.

d>5  e>4
f >3  g>2
………………………….
- Đây là phương pháp di SL tôi dùng để chờ giá đi tới TP tôi muốn.
--- Hãy thử nghiệm nó trên biểu đồ để nhận biết điều này. Tuy nhiên, nhìn để nắm còn
vào lệnh dựa vào nó thì không, nó chỉ là một điều kiện được dùng để canh lệnh thôi.

b, Lại nói về xu hướng yếu (XHY)


- Nó thực chất là một phần trong mô hình rất nổi tiếng Vai - Đầu – Vai.

- Có thể khi xuất hiện XHY nó đã hoàn chỉnh VĐV, có khi chưa.

c, Vào lệnh:
- Lâu nay bạn vào lệnh bằng phương pháp nào? Hãy vẫn sử dụng nó, tôi không bắt
buộc phải theo chính xác pp vào lệnh của tôi vì thực chất nó là cảm giác và là kinh
nghiệm của tôi, cái đó tôi không thể viết ra vài chữ là nói ra được.

- Ở đây nói theo từng phần như sau:

i, Ta chọn một xu hướng ta theo và đánh dấu các vùng quan trọng mà ở đó ta sẽ chờ
lệnh:
ii, Khi giá chạm vào và không đóng được nến phá thủng vùng đối ứng này đồng thời
tạo được XHY ta xác nhận rằng đây là thời điểm ta bước vào canh lệnh theo xu hướng
ta chọn.
iii, Thời điểm vào lệnh:
Dựa vào XHY mới tạo ra hãy:
- Vẽ vùng đối ứng của nó.

- Các cách vào lệnh:


+ Trendline
+ Mẫu hình lá cờ hoặc cái nên hoặc vai đầu vai đều được.
+ Nếu từ khung H1 trở lên có thể dựa vào tín hiệu nến đảo chiều trong vùng đối ứng
này.

- Khác cách vào lệnh của tôi là gì?


Các bạn có thể tham khảo:
+ Như phần (a) với SL và Entry đặt theo nó.
+ Pinbar + engulfing ngay vùng đối ứng.

iv, Việc chọn TP rất là quan trọng, tôi sẽ dành 1 chương để nói về nó nhưng nó cũng
có mấy ý sau:
- Xu hướng hồi về vùng ta chọn có các vùng nào ta canh lệnh ngược, hãy đặt TP tại nó.

- Đặt TP xa nhất ở ngay điểm hồi đầu tiên của sóng hồi và dùng cách di SL như ở (a)
tôi đã nói.

d, Tóm tắt:
- Chọn xu hướng muốn theo.

- Quan sát các vùng hồi của xu hướng đó, ở đâu có tạo mô hình XHY có vùng đối ứng.
Chờ ở vùng đối ứng đó.
- Giá chạm vào nó:
+ Không tạo XHY và thủng luôn, chờ ở vùng khác.
+ Không thủng mà tạo XHY, hãy canh vào lệnh tại vùng đối ứng mới, hoặc chuyển
qua khung nhỏ hơn để ăn R:R lớn hơn. (Phương pháp 3 - 5 khung thời gian sẽ giải
thích rõ hơn).

- TP hãy thả xa nhất ở vùng hồi và xem xét khi giá đi tới các vùng đối ứng ngược lệnh
nguy hiểm.

“Tầm tới thì tiền tới, Khi bạn đã giỏi bạn sẽ không bao giờ sợ thiếu
tiền. Hãy học cho mình thật giỏi.”

TAKEPROFIT.
PHƯƠNG PHÁP 3-5 KHUNG THỜI GIAN.
MÔ HÌNH VÀO LỆNH.
YÊU CẦU TÓM GỌN Ở TỪNG KHUNG THỜI GIAN.
TỔNG KẾT.

You might also like