You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH – PHÁP Y

NHÓM 7 - LỚP Y2019C

CHUYÊN ĐỀ

“HỒ SƠ ADN TY THỂ VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÁP Y”

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH – PHÁP Y

CHUYÊN ĐỀ

“HỒ SƠ ADN TY THỂ VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÁP Y”

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. BS PHAN NGỌC PHÚ QUÝ

NHÓM 7 - LỚP Y2019C


Họ và tên MSSV Họ và tên MSSV

1. Thái Thị Thủy Tiên 1951010154 8. Lâm Tường Vy 1951010172

2. Nguyễn Trần Mỹ Linh 1951010022 9. Huỳnh Tấn Đạt 1951010094

3. Lý Cẩm Tiên 1951010857 10. Đặng Trung Hiếu 1951010848

4. Lương Hữu Hòa 1951010011 11. Trần Đức Quang 1751010593

5. Trần Hùng Vỹ 1951010861 12. Ngô Quang Trường 1951010163

6. Lê Thị Thùy Vân 1951010166 13. Đặng Bảo Hoàng 1951010012

7. Trần Thị Bích Phương 1951010136

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT.........................i

DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ii

DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iii

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ..................................................................................................3

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ADN TY THỂ....................................................3

1.1. Khái niệm ADN, ADN ty thể................................................................................3

1.2. Hồ sơ DNA............................................................................................................9

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc diễn giải kết quả của hồ sơ ADN ty thể
(mtDNA)........................................................................................................................12

Chương 2 - ỨNG DỤNG HỒ SƠ ADN TY THỂ...........................................................15

2.1. Xác định danh tính từ các thi thể bị thoái hóa.....................................................16

2.2. Công cụ hỗ trợ điều tra tội phạm.........................................................................17

2.3. Xác định quan hệ huyết thống.............................................................................18

2.4. Xác định danh tính của các binh sĩ trong thảm họa chiến tranh..........................20

KẾT LUẬN........................................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT

STT Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng anh Giải nghĩa tiếng việt

1 ADN Acid deoxyribonucleic

2 mtDNA Mitochondrial acid deoxyribonucleic ADN ty thể

3 ARN Acid Ribonucleic

4 HV Hypervariable Siêu biến

5 STR Short Tandem Repeat Trình tự lặp lại ngắn

6 SNP Single-nucleotide polymorphism Đa hình nucleotit đơn

7 D-Loop Displacement loop Vòng dịch chuyển

8 rCRS Revised Cambridge Reference Trình tự tham chiếu


Sequence Cambridge đã sửa đổi

9 PCR Polymerase-Chain-Reaction Phản ứng chuỗi


polymerase

10 bp Base pair Cặp bazơ

11 NST Nhiễm sắc thể

12 FBI Federal Bureau of Investigation Cục điều tra liên bang

13 VNTR Variable number of tandem repeats ADN lặp lại ngẫu nhiên
đa hình
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh đặc điểm ADN trong nhân và ADN ty thể..............................................8
Bảng 1.2 Một số phân loại của SNP...................................................................................11
Bảng 2.1 Haplotype được tạo từ các mẫu...........................................................................17
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc đơn phân nucleotide (a) và nucleobase (b).............................................4
Hình 1.2 Các thành phần cơ bản của acid nucleic: khung đường phosphate với các base
tách ra từ phân tử đường (a) và cấu trúc hóa học của phân tử đường và gốc phosphate (b).
..............................................................................................................................................5
Hình 1.3 Cấu trúc xoắn kép của phân tử ADN.....................................................................6
Hình 1.4 Phương thức di truyền của ADN trong nhân và ty thể..........................................8
Hình 1.5 Vùng D-loop trong ADN ty thể...........................................................................11
Hình 1.6 (a) Dị hợp trình tự ở vị trí 16093 sở hữu cả nucleotide C và T so với (b) cùng
một vùng (vị trí 16086–16101) trên một mẫu khác chỉ chứa chữ T ở vị trí 16093.5..........14
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp y là ngành khoa học áp dụng kiến thức liên quan đến lĩnh vực y học, sinh
học, hóa học,… phục vụ cho công tác pháp luật nhằm hỗ trợ giải quyết các vụ án trong
hoạt động tố tụng dân sự và hình sự.
DNA là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác giám định Pháp y. DNA là duy
nhất ở mỗi cá thể và dấu vết của DNA có thể xuất hiện ở mọi nơi chúng ta đi qua chính
bản thân chúng ta không nhìn thấy được. Đặc tính này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
chuyên gia pháp y sử dụng DNA để điều tra tung tích nạn nhân và hung thủ, rút ngắn thời
gian của các vụ án và thực thi pháp luật.
Một trong những ứng dụng thành công của giám định DNA là lập hồ sơ DNA pháp
y. Hồ sơ ADN chính là một cống hiến to lớn hỗ trợ việc điều tra tội phạm, xác định danh
tính hài cốt liệt sĩ, nghiên cứu các loài động vật và xác nhận huyết thống. Nó được định
nghĩa là một tập hợp các kỹ thuật cho phép các nhà khoa học sử dụng cả mẫu vật bằng
chứng và mẫu tham chiếu nhằm thu thập thông tin di truyền từ sinh vật đang khảo sát.
Tùy thuộc vào vùng trình tự hay locus được khảo sát, hồ sơ DNA trong pháp y được chia
thành 2 nhóm chính: Hồ sơ DNA trong nhân và Hồ sơ DNA ty thể.
Hồ sơ DNA ty thể là hồ sơ mô tả đặc tính của vùng DNA siêu biến (vùng điều
khiển D-loop) nằm trên ty thể, thường đặc trưng bởi các đa hình đơn nucletotit (SNP) và
trong một số trường hợp là các đa hình về chiều dài. Việc di truyền DNA ty thể được gọi
là di truyền theo dòng mẹ. Hồ sơ DNA ty thể của một cá nhân giống với DNA ty thể của
người mẹ và giống hệt với những người trong dòng tộc có chung người bà.
ADN ty thể đặc biệt hữu ích trong trường hợp lượng ADN thu được từ hiện trường
không đủ điều kiện để khảo sát ADN trong nhân khi hài cốt đã tổn hại nghiêm trọng chỉ
còn lại xương, răng và tóc là những nguồn sinh học duy nhất còn lại để lấy mẫu vì chúng
có số lượng bản sao trong mỗi tế bào rất lớn, khả năng tồn tại trong thời gian lâu hơn
ADN trong nhân, có tính chất di truyền theo dòng mẹ nên mtDNA có nhiều ứng dụng
trong xác định danh tính, xác định mối quan hệ họ hàng mẹ con, khoảng cách giữa nhiều
2

tổ tiên, giám định hài cốt liệt sĩ,nguồn gốc dân tộc, tình trạng sức khỏe và thời gian chết
của các cá nhân liên quan đến các vụ án.
Tuy nhiên, hồ sơ mtDNA không có khả năng truy nguyên cá thể do tính chất di
truyền theo dòng mẹ hoặc trong trường hợp không có tái tổ hợp, con cái sẽ thừa hưởng
cùng một ADN từ mẹ nên khó nhận dạng chính xác đối tượng.
Từ những lợi ích cũng như khó khăn mà hồ sơ ADN ty thể mang lại, chúng tôi
thực hiện chuyên đề “ Hồ sơ ADN ty thể và ứng dụng trong pháp y”. Thông qua chuyên
đề này, chúng tôi muốn mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về tổng quan, các đặc tính,
ưu - nhược điểm của hồ sơ ADN ty thể cũng như ứng dụng của nó trong Pháp y, từ đó
hiểu rõ hơn về mtDNA, áp dụng được một cách hiệu quả nhất trong thực tế góp phần để
đem lại độ chính xác cao trong quá trình giám định DNA.
3

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ


Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ADN TY THỂ
1.1. Khái niệm ADN, ADN ty thể
1.1.1. Tổng quan ADN
Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều chứa một loại cơ chất hóa học quan
trọng được gọi là ADN, hay axit deoxyribonucleic. ADN chứa thông tin cần thiết để xác
định các đặc điểm vật lý của chúng ta và nhiều thuộc tính khác, giống như một "chương
trình máy tính" hướng dẫn việc tổ hợp các phân tử và cấu trúc trong tế bào. Toàn bộ các
hướng dẫn này, tức là toàn bộ ADN trong một tế bào, là đầy đủ để tạo ra một sinh vật và
được gọi chung là bộ gen của nó. Bởi vì ADN hiện diện trong nhân của tế bào, nó thường
được gọi là ADN nhân (nuclear DNA hay nDNA). Một số ADN ngoại nhân tồn tại trong
ty thể (là nơi cung cấp năng lượng của tế bào), được gọi là ADN ty thể (mitochondrial
DNA hay mtDNA).
DNA là nguyên liệu di truyền quan trọng trong tất cả các tế bào sống, chứa thông
tin cần thiết để xây dựng và duy trì cuộc sống. ADN được mô tả như một bản thiết kế di
truyền, lưu trữ thông tin theo thứ tự của các nucleotid, genes và nhiễm sắc thể. Nó tồn tại
trong mọi tế bào có nhân của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sao chép và
truyền lại các thuộc tính di truyền cho thế hệ kế tiếp.
1.1.2. Cấu trúc ADN
Axit nucleic trong tế bào tồn tại dưới hai dạng: axit deoxyribonucleic (ADN) và
axit ribonucleic (ARN). Khoảng 90% acid nucleic trong tế bào là ARN, phần còn lại là
ADN.1 Đơn phân tạo nên ADN là nucleotit được cấu thành từ 3 phần: một nucleobase,
một gốc đường và một gốc phosphate (hình 1.1a). Các nucleotit giống nhau ở khung
đường và phosphate, khác nhau ở nucleobase (hay base) nên tên của nucleotit cũng chính
là tên của base mà nó mang. Có bốn loại base là Adenin (A), Guanin (G), Cytosin (C) và
Thymin (T) (hình1.1b).1
4

Hình 1.1 Cấu trúc đơn phân nucleotide (a) và nucleobase (b)1
Các tổ hợp khác nhau của 4 loại base tạo nên sự khác biệt đa dạng sinh học giữa cá
thể người và toàn bộ sinh vật sống. Con người có khoảng 3 tỷ vị trí nucleotit trên ADN bộ
gen. Do đó, với 4 loại nucleotit (A, T, G và C) ở mỗi vị trí, sẽ có hàng nghìn tỷ tổ hợp.
Nội dung thông tin của ADN được mã hóa trong trình tự của các base giống như việc máy
tính lưu trữ thông tin nhị phân dạng chuỗi gồm 1 và 0.1
5

Hình 1.2 Các thành phần cơ bản của acid nucleic: khung đường phosphate với các base
tách ra từ phân tử đường (a) và cấu trúc hóa học của phân tử đường và gốc phosphate
(b)1

Việc định hướng ADN khi liệt kê trình tự nucleotit bằng cách đánh dấu đầu 5’ và
3’. Cách đánh số này dựa vào vị trí của nguyên tử C trong phân tử đường deoxy liên kết
với gốc phosphate (hình 1.2). Một trình tự thông thường được đọc theo chiều 5’ đến 3’.
Các ADN polymerase, enzyme sao chép ADN, chỉ kéo dài trình tự ADN theo chiều 5’
sang 3’ (giống như khi ta đọc từ và câu từ trái sang phải).1
Phân tử ADN gồm hai mạch đơn liên kết với nhau thông qua quá trình lai hóa
(hydbridization) theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên
kết với C bằng 3 liên kết hydro, tạo nên cấu trúc chuỗi xoắn kép (hình 1.3).
Quá trình lai hóa là đặc tính cơ bản của ADN, tuy nhiên liên kết hydro liên kết 2
mạch của phân tử ADN có thể bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao (gần sôi), dung dịch muối nhược
6

trương hoặc hóa chất như ure hay formamid. Hiện tượng này được gọi là biến tính, quá
trình biến tính có thể đảo ngược nếu phân tử ADN bị làm nóng sau đó được vào môi
trường lạnh và làm nguội dần.

Hình 1.3 Cấu trúc xoắn kép của phân tử ADN


1.1.3. ADN ty thể (mtDNA)
Ty thể có nguồn gốc từ khoảng 1,5 tỷ năm trước đến các sinh vật nhân sơ tổ tiên bị
các sinh vật nhân chuẩn nguyên thủy nhấn chìm. Sự cộng sinh cổ xưa này đã dẫn đến sự
hình thành các ty thể, được trang bị bộ gen DNA của riêng chúng. Mặc dù có kích thước
nhỏ nhưng mtDNA mã hóa các protein thiết yếu quan trọng cho quá trình phosphoryl oxy
hóa, quá trình chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng trong tế bào.
Ty thể, giống như vi khuẩn ngày nay, thể hiện hành vi năng động được đặc trưng
bởi các sự kiện phân hạch và hợp hạch liên tục. Bản chất năng động này cho phép ty thể
trải qua quá trình đổi mới thường xuyên, giảm thiểu những thay đổi thoái hóa do rối loạn
di truyền hoặc tổn thương oxy hóa. Với thời gian bán hủy ước tính từ 1 đến 10 ngày, ty
thể thích ứng với nhu cầu mô khác nhau, tình trạng dinh dưỡng và yêu cầu trao đổi chất.
7

Ty thể đóng vai trò then chốt trong chuyển hóa tế bào, sản xuất năng lượng và điều
hòa quá trình chết tế bào theo chương trình, được gọi là apoptosis. Rối loạn chức năng ty
thể có thể dẫn đến nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm các bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh
tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Các rối loạn ty thể cũng có thể phát sinh từ đột biến gen
hạt nhân hoặc kiểu di truyền liên kết với X, thể hiện một bối cảnh lâm sàng phức tạp ảnh
hưởng đến các mô phụ thuộc vào quá trình phosphoryl oxy hóa. Từ bệnh thần kinh thị
giác di truyền Leber đến bệnh cơ ty thể, những tình trạng này nhấn mạnh sự tương tác
quan trọng giữa chức năng của ty thể và sức khỏe tế bào.
DNA ty thể, một bộ gen hình tròn nhỏ gọn nằm trong ty thể, thể hiện những đặc
điểm khác biệt khiến nó khác biệt với DNA hạt nhân. Không giống như DNA hạt nhân,
tồn tại ở hai bản sao trên mỗi tế bào, ty thể chứa hàng trăm bản sao của bộ gen mtDNA.
Sự phong phú này làm tăng khả năng phục hồi DNA thành công từ các mẫu bị xâm phạm,
khiến mtDNA trở thành một công cụ có giá trị trong điều tra pháp y, đặc biệt trong các
trường hợp liên quan đến vật liệu sinh học bị hư hỏng hoặc bị hạn chế. Ngoài ra, DNA hạt
nhân được thừa hưởng từ cả bố và mẹ, mtDNA chỉ được di truyền từ mẹ. Sự di truyền
mtDNA theo dòng dõi của mẹ, với con cái được thừa hưởng mtDNA độc quyền từ mẹ của
chúng. Kiểu di truyền theo mẹ này cho phép so sánh giữa các họ hàng bên ngoại, bất kể
khoảng cách thế hệ, miễn là không có đột biến. Khía cạnh độc đáo này của sự kế thừa
mtDNA nâng cao tiện ích của nó trong việc xác định những người mất tích, giải quyết các
thảm họa hàng loạt và làm sáng tỏ các mối quan hệ gia đình.
8

Hình 1.4 Phương thức di truyền của ADN trong nhân và ty thể1
Bảng 1.1 So sánh đặc điểm ADN trong nhân và ADN ty thể1
Đặc điểm ADN trong nhân ADN ty thể
Kích thước gen ~3,2 triệu bp ~16569 bp
Số lượng bản sao 2 (1 từ mỗi cha/mẹ) Có thể >1000
Chiếm phần trăm so với
99,75% 0,25% mỗi tế bào
tổng ADN
mạch thẳng, đóng gói trong
Cấu trúc mạch vòng
chromosomes
Có nguồn gốc từ Cha và mẹ Mẹ
Nhiễm sắc thể Lưỡng bội Đơn bội
Tái tổ hợp qua các thế hệ Có Không
Tự sửa chữa Có Không
Có (ngoại trừ sinh đôi cùng Không (di truyền theo
Độc nhất cho mỗi cá thể
trứng) dòng mẹ)
9

Đặc điểm ADN trong nhân ADN ty thể


Cao (ít nhất gấp 5-10 lần
Tính đột biến Thấp
ADN trong nhân)
Mô tả vào 2001 bởi the Mô tả vào năm 1981 bởi
Tài liệu tham khảo
Human Genome Project Aderson và cộng sự

Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng mtDNA mã hóa các protein cần thiết cho quá trình
phosphoryl oxy hóa, khiến nó trở nên quan trọng trong việc sản xuất năng lượng tế bào.
1.2. Hồ sơ DNA
1.2.1. Hồ sơ DNA
Hồ sơ DNA (DNA profile): là bảng con số và/hoặc kí tự thể hiện đặc tính vùng gen
khảo sát của riêng một người/một dòng họ.
Tùy thuộc vào vùng trình tự hay locus được khảo sát, hồ sơ DNA trong pháp y
được phân thành:
- Hồ sơ DNA trong nhân (nDNA profile hay STR profile): là hồ sơ mô tả đặc trưng
của các vùng DNA nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân của tế bào:
 Hồ sơ DNA trên các nhiễm sắc thể.
 Hồ sơ DNA trên nhiễm sắc thể X.
 Hồ sơ DNA trên nhiễm sắc thể Y.
- Hồ sơ DNA ty thể: là hồ sơ mô tả đặc tính của vùng DNA siêu biến (vùng điều
khiển D-loop) nằm trên ty thể, thường đặc trưng bởi các đa hình đơn nucletotide
(SNP) và trong một số trường hợp là các đa hình về chiều dài (length variation).1
1.2.2. Hồ sơ DNA trong nhân:
Các vùng DNA có các đơn vị lặp lại có chiều dài từ 2 đến 7 base pair (bp) , lặp lại
từ 5 đến 30 lần, được gọi là vi vệ tinh, các đoạn lặp trình tự đơn giản (SSR) hoặc thường
gọi là các đoạn lặp song song ngắn (STR). STR có thể tìm thấy rải rác trên toàn hệ gen vả
xảy ra mỗi 10 nucleotit, tuy nhiên thường được tìm thấy quanh tâm động của NST.
4

Các đặc tính STR giúp cho chúng được ứng dụng rộng rãi trong pháp y:
10

- Đơn vị lõi lặp lại nhỏ (2 - 7 bp): dễ nhân bản bằng phản ứng PCR mà không bị ảnh
nhiều bởi hiệu ứng khuếch đại ưu tiên (do chênh lệch độ dài của 2 alen trong 1
locus không nhiều khi so với VNTR, variable number of tandem repeats).
- Kích thước nhỏ của các alen STR (100 đến 400 bp) so với các alen VNTR (400
đến 1000 bp) làm cho STR là ứng cử viên tốt hơn để sử dụng trong pháp y do sự
phổ biến của các mẫu DNA bị thoái hóa . Việc khuếch đại PCR các mẫu DNA bị
phân hủy có thể được thực hiện tốt hơn với kích thước sản phẩm nhỏ hơn.
- Tính đa hình của các alen giữa các cá thể cao : Cả hai alen của một cá thể dị hợp tử
đều có kích thước tương tự nhau do kích thước lặp lại nhỏ. Số lần lặp lại trong các
dấu STR có thể rất khác nhau giữa các cá thể, điều này làm cho các STR này có
hiệu quả cho mục đích nhận dạng con người.1
1.2.3. Hồ sơ ADN trong ty thể
Sự biến đổi trình tự bazơ đơn lẻ giữa các cá thể tại một điểm cụ thể trong bộ
gen thường được gọi là đa hình nucleotide đơn, hoặc SNP (phát âm là 'snip'). SNP
có rất nhiều trong bộ gen của con người và do đó, đang được sử dụng cho các
nghiên cứu liên kết để theo dõi các bệnh di truyền. Hàng triệu SNP tồn tại trên mỗi
cá nhân và do đó, sự phong phú của SNP có nghĩa là chúng có thể được sử dụng để
giúp phân biệt các cá thể với nhau.1
Đa hình nucleotide đơn (SNP) là các biến thể trình tự DNA xảy ra khi một
nucleotide đơn trong bộ gen khác nhau ở các nhiễm sắc thể ghép đôi. Đa hình nucleotide
đơn (SNP) là một dạng biến đổi gen phong phú, được phân biệt với các biến thể hiếm bởi
yêu cầu các alen ít phong phú nhất phải có tần số từ 1% trở lên2.
Các SNP được dùng để mô tả đặc điểm vùng trình tự D-loop trong phân tích hồ sơ
DNA ty thể. D-loop bao gồm ba chuỗi DNA. Theo trình tự rCRS trong đó mỗi nucleotide
được đánh số, vùng kiểm soát hoàn chỉnh nằm giữa các vị trí base pair 16 024 và 576.
Hầu hết sự biến đổi trình tự trong bộ gen mtDNA được tìm thấy ở ba khu vực trong vùng
kiểm soát, được gọi là vùng siêu biến (HV). Kéo dài từ 16 024 đến 16 365 là vùng HV1,
11

từ 73 đến 340 là HV2 và các vị trí 438 đến 574 là vùng HV3. Có nhiều biến đổi được tìm
thấy ở HV1 và HV2 so với HV3, giải thích tại sao hai vùng trước là nhiều nhất các vùng
thường được giải trình tự trong phân tích pháp y.
DNA ty thể di truyền từ dòng mẹ sao cho mtDNA của một cá nhân giống với mẹ
của người đó và giống với những người cùng dòng tộc có chung 1 người bà3.

Hình 1.5 Vùng D-loop trong ADN ty thể4


Bảng 1.2 Một số phân loại của SNP5
Phân loại Đặc điểm
SNPs nhận dạng (Individual Identification SNP cung cấp xác suất rất thấp của hai cá
SNPs – IISNPs) thể có cùng kiểu gen đa locus
SNPs dòng dõi (Lineage Informative Tập hợp các SNP liên kết chặt chẽ có chức
SNPs – LISNPs) năng như các marker đa allele có thể dùng
để xác định họ hàng với khả năng cao hơn
12

Phân loại Đặc điểm


so với SNP bi-allele đơn giản
SNPs tổ tiên ( Ancestry Informative SNPs SNP cung cấp khả năng cao là tổ tiên của
– AISNPs) một cá thể đến từ một nơi trên thế giới
hoặc có nguồn gốc từ hai hoặc nhiều khu
vực trên thế giới
SNPs kiểu hình (Phenotype Informative SNP cung cấp khả năng cao rằng cá nhân
SNPs – PISNPs) có các kiểu hình cụ thể, màu mắt cụ thể,
v.v.

1.2.4. Vai trò hồ sơ DNA ty thể


Các mẫu DNA cổ hoặc các mẫu đã bị phân hủy nhiều thường không thể lập hồ sơ
DNA trong nhân. Tuy nhiên, có thể phục hồi thông tin di truyền từ DNA bị hư hỏng do
môi trường bằng DNA ty thể (mtDNA). Mặc dù phân tích DNA trong nhân thường có giá
trị hơn nhưng kết quả mtDNA vẫn tốt hơn là không có kết quả nào cả.1
Bởi vì mtDNA hiện diện với số lượng bản sao trong tế bào người cao hơn nhiều so
với DNA nhân nên xác suất thu được kết quả phân loại từ mtDNA cũng cao hơn, đặc biệt
trong trường hợp lượng DNA chiết xuất rất nhỏ, như trong các mô như xương, răng và tóc
(ví dụ, khi hài cốt đã khá cũ hoặc bị xuống cấp nặng, thường xương, răng và tóc là những
nguồn sinh học duy nhất còn sót lại để lấy mẫu). Bên cạnh đó, mtDNA được di truyền từ
mẹ và không chịu hiện tượng tái tổ hợp di truyền nên ứng dụng chính của mtDNA trong
Pháp y có liên quan đến việc xây dựng lại mối quan hệ di truyền trong trường hợp xác
định danh tính người mất tích hoặc điều tra thảm họa lớn6.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc diễn giải kết quả của hồ sơ ADN ty thể
(mtDNA)
Bộ gen ty thể lần đầu tiên được giải trình tự vào năm 1981 tại phòng thí nghiệm
của Frederick Sanger, Cambridge, Anh và trình tự mtDNA tham chiếu được gọi là trình tự
13

tham chiếu Cambridge (Cambridge Reference Sequence - CRS) hay trình tự Anderson
(Anderson Sequence). Năm 1999, CRS được phân tích và sửa đổi bởi Andrews và cộng
sự và trình tự tham chiếu Cambridge sửa đổi (revised Cambridge Reference Sequence -
rCRS) hiện là tiêu chuẩn được chấp nhận để so sánh.1
Thông thường, kết quả trả về sẽ báo cáo về sự thay đổi của mẫu DNA so với đoạn
mtDNA tham chiếu (rCRS). Ví dụ: quan sát mẫu DNA thấy nucleotide C tại vị trí 16126
so với vị trí 16126 chứa nucleotide T trong rCRS thì sẽ được báo cáo là 16126C. Còn nếu
không có biến thể nucleotide nào khác được báo cáo thì được giả định rằng trình tự còn
lại của mẫu DNA chứa trình tự giống như rCRS.1
Giải thích kết quả rCRS: sau khi kết quả so sánh mẫu cần tham chiếu và mẫu đã
biết thông qua kết quả rCRS được trả về thì sẽ được phân loại thành 3 nhóm chính loại
trừ, không kết luận và không thể loại trừ. Loại trừ: Nếu kết quả cho thấy có sự khác biệt
giữa mẫu cần tìm nguồn gốc và mẫu đã biết từ 2 vị trí trở lên thì ta có thể khẳng định mẫu
DNA không phải của người đó hay không có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ. Không
thể kết luận: Nếu sự khác biệt chỉ xảy ra ở một vị trí nucleotide thì kết quả của mẫu DNA
sẽ không thể kết luận và cần phải khảo sát thêm để tránh các trường hợp dị thể (một người
mang 2 bộ gen ty thể) do tính đa hình cao của mtDNA giữa mẹ và con. Không thể loại
trừ: Nếu trình tự mẫu DNA có nhiều vị trí nucleotide tương đồng mẫu đã biết hoặc giống
với độ dài đoạn HCV2 đã biết thì không thể loại trừ mẫu DNA này có nguồn gốc từ chính
người đó hay cùng dòng mẹ, lúc này cần có thống kê ước tính sự tương đồng giữa 2 mẫu
DNA.1
Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến kết quả và việc đọc hồ sơ mtDNA:
- Dị thể (Heteroplasmy)
 Định nghĩa: Do tính đa hình cao của mtDNA (tỷ lệ đột biến gấp từ 6 - 17 lần so với
DNA trong nhân) nên một cá thể hay một tế bào hay một ty thể có thể có hai hay
nhiều mtDNA xuất hiện trong các tế bào.7
 Có 3 trường hợp có thể xảy ra: trường hợp 1 một người có hơn 1 type mtDNA
trong 1 mô, trường hợp 2 một người có thể mang 1 loại mtDNA ở mô này và 1 loại
14

mtDNA khác ở mô khác và trường hợp 3 một người có dị thể trong mô này nhưng
bình thường ở mô khác từ đó làm phức tạp hơn trong việc giải thích kết quả trong
hồ sơ mtDNA.7
 Dị thể gồm dị thể về trình tự và dị thể về chiều dài. Dị thể về chiều dài thường kéo
dài ở HV1 ở vị trí 16184 đến 16193 và HV2 ở vị trí 303 đến 310. Dị thể về trình tự
thường được phát hiện bởi sự hiện diện của hai nucleotide tại cùng một vị trí, hiển
thị dưới dạng các đỉnh chồng lên nhau trong điện di đồ trình tự.7

Hình 1.6 (a) Dị hợp trình tự ở vị trí 16093 sở hữu cả nucleotide C và T so với (b) cùng
một vùng (vị trí 16086–16101) trên một mẫu khác chỉ chứa chữ T ở vị trí 16093.7
- Mẫu hỗn hợp (Samples mixtures): thông thường trong pháp y tình trạng mẫu trộn
lẫn từ nhiều nguồn sinh học khác nhau dễ gặp phải. Nếu tìm thấy ba vị trí trở lên
(trong 610 base trong vùng HV1 và HV2) sở hữu nhiều nucleotide tại cùng một vị
trí (tức là dị thể trình tự), thì mẫu có thể được coi là một hỗn hợp do bị nhiễm bẩn
hoặc từ nguồn nguyên liệu ban đầu.
15

- Giả gen nhân (Nuclear pseudogenes): hiếm gặp, do sự di chuyển và tích hợp một
phần mtDNA vào DNA nhân (Lopez et al. 1994).7
- Khả năng nhận được gen ty thể từ dòng cha: đã có một báo cáo duy nhất được
công bố về việc truyền loại mtDNA từ dòng cha sang cơ xương (Schwartz &
Vissing 2002). Tuy nhiên, kiểu haplotype của người cha này không được tìm thấy
ở bất kỳ mô nào khác. Một số nghiên cứu bổ sung với những người mắc bệnh cơ
tương tự đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc truyền mtDNA từ người
cha (Johns 2003, Filosto và cộng sự 2003, Taylor và cộng sự 2003).7
- Kích thước và chất lượng cơ sở dữ liệu mtDNA.7
- Dùng trình tự phổ biến để so sánh: Ví dụ, trong cơ sở dữ liệu của FBI về mtDNA
của 1655 người da trắng, có 131 người phù hợp với vị trí 263G, 315.1C và 264
người khác chỉ có một điểm khác biệt duy nhất. Do đó, 395 người này sẽ không thể
bị loại trừ nếu quan sát thấy một mẫu có loại mtDNA phổ biến trên.7

Chương 2 - ỨNG DỤNG HỒ SƠ ADN TY THỂ


Việc áp dụng hồ sơ ADN ty thể trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như là những
trường hợp cần nhận dạng, xác định danh tính, hay giúp ích trong việc tìm kiếm tội phạm,
hoặc là phục vụ cho nghiên cứu y học. Trong khoa học pháp y, cơ sở dữ liệu DNA đóng
vai trò là công cụ giá trị để liên kết nghi phạm với hiện trường vụ án, hỗ trợ giải quyết các
vụ án chưa được xử lý và minh oan cho người vô tội. Hơn nữa, những cơ sở dữ liệu này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ gia đình và xác định những
người mất tích. Ngoài việc thực thi pháp luật, cơ sở dữ liệu DNA đóng góp đáng kể cho
nghiên cứu y học bằng cách cho phép nghiên cứu các khuynh hướng di truyền đối với
bệnh tật, cho phép y học cá nhân hóa và nâng cao hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến
hóa của loài người. Ngoài ra, chúng đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực bảo tồn
bằng cách hỗ trợ xác định các loài có nguy cơ tuyệt chủng và chống buôn bán động vật
hoang dã. Nhìn chung, việc ứng dụng cơ sở dữ liệu DNA tiếp tục được mở rộng, đưa ra
16

giải pháp cho những thách thức xã hội đa dạng và mở rộng ranh giới của khám phá khoa
học.
2.1. Xác định danh tính từ các thi thể bị thoái hóa
Hồ sơ DNA ty thể (mtDNA) có thể cung cấp thông tin bổ sung hữu ích để hỗ trợ
khi thông tin nhiễm sắc thể thường kém hoặc âm tính trong các vụ án hình sự và có thể
đặc biệt hữu ích trong việc phân tích vật liệu xương, lông hoặc hài cốt bị cháy nặng, bị
phân hủy. Số lượng bản sao cao và tính di truyền theo dòng mẹ là một số đặc điểm thuận
lợi của DNA ty thể giúp mang lại kết quả chính xác hơn trong các mẫu bị thoái hóa không
thể tạo ra hồ sơ DNA nhân (nuDNA).
Bộ xương thường là nguồn DNA chính để nhận dạng con người trong các trường
hợp thảm họa hàng loạt và nhận dạng người mất tích. Cơ thể con người được tìm thấy
trong những trường hợp này thường đã phải tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt với nhiệt
độ và độ ẩm cao trong một khoảng thời gian dài. Xương và răng là nguồn DNA duy nhất
có được sau khi cơ thể con người phải chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tia cực tím, độ ẩm, độ pH thấp và phản ứng enzyme dẫn đến
sự suy giảm DNA nhân trong các mẫu đó. Số lượng bản sao cao trên mỗi tế bào và khả
năng mtDNA chống lại sự thoái hóa là cơ sở để việc lập hồ sơ DNA ty thể mang lại kết
quả tốt hơn so với phân tích hồ sơ DNA nhân trong các mô cứng.3,8
Vào năm 2012, một bộ hài cốt được khai quật tại tu viện Grey Friars, ở Leicester,
được biết đến là nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Richard III (King và cộng sự, 2014). Để
xác định xem hài cốt đó có phải Vua Richard III hay không, người ta đã tiến hành giải
trình tự các vùng HV1, HV2 và HV3 của mtDNA trên hài cốt đó cùng với những người
thân còn sống của Vua Richard III để so sánh trình tự. Kết quả chỉ ra rằng có sự trùng
khớp giữa các trình tự trên, điều đó cho thấy bộ hài cốt này chính là của Vua Richard III.9
Một trường hợp nhận dạng thi thể đang phân hủy ở Rio de Janeiro đã được giải
quyết bằng cách triển khai kỹ thuật MPS trên các đoạn mtDNA. Thi thể được tìm thấy ở
bờ biển Rio de Janeiro vào năm 2015. Cuộc điều tra đã tìm ra người được cho là mẹ của
nạn nhân, nhưng giai đoạn phân hủy của thi thể ngày càng gia tăng đã tạo nên sự phức tạp
17

trong quá trình xử lý hồ sơ STR để nhận dạng. Các mẫu để xét nghiệm DNA (cả lập hồ sơ
STR và giải trình tự mtDNA) được lấy từ các mảnh xương của cơ thể và mẫu bệnh phẩm
lấy từ miệng của người mẹ. Phân tích STR của các mẫu xương chỉ tạo ra một phần hồ sơ
do mẫu bị xuống cấp, dẫn đến kết quả không thuyết phục. Tuy nhiên, trình tự bộ gen
mtDNA cho biết hồ sơ đầy đủ về haplotype. Kiểu haplotype cuối cùng được tạo ra từ
xương của cơ thể và bệnh phẩm từ miệng của người mẹ được trình bày trong Bảng 3.
Trình tự được tạo ra từ cả hai mẫu hoàn toàn trùng khớp và do đó xác định được danh tính
của thi thể.
Bảng 2.3 Haplotype được tạo từ các mẫu10

Nguồn lấy mẫu Haplotype

Xương từ thi thể 73G 263G 750G 1438G 2706G 3450T 4769G 5773A 6221C 7028T 8701G
đang phân hủy 8860G 9449T 9540C 10086G 10373A 10398G 10873C 11002G 11719A
12001T 12705T 13105G 13790G 13914A 13980C 14766T 15301A 15311G
15326G 15824G 16124C 16223T 16278T 16311C 16362C 16519C

Bệnh phẩm từ 73G 263G 750G 1438G 2706G 3450T 4769G 5773A 6221C 7028T 8701G
miệng của 8860G 9449T 9540C 10086G 10373A 10398G 10873C 11002G 11719A
người mẹ 12001T 12705T 13105G 13790G 13914A 13980C 14766T 15301A 15311G
15326G 15824G 16124C 16223T 16278T 16311C 16362C 16519C

2.2. Công cụ hỗ trợ điều tra tội phạm


Trong những năm gần đây thì việc sử dụng thông tin hồ sơ DNA đã tác động mạnh
mẽ đến hệ thống tư pháp hình sự. Cơ sở dữ liệu DNA đã cách mạng hóa hệ thống tư pháp
hình sự bằng cách cung cấp một công cụ mạnh mẽ để xác định và truy tố tội phạm. Bằng
cách so sánh hồ sơ DNA từ hiện trường vụ án với hồ sơ trong cơ sở dữ liệu, các nhà điều
tra có thể nhanh chóng xác định nghi phạm và loại trừ những người vô tội. Điều này đã
dẫn đến việc tăng đáng kể tỷ lệ phá án và giảm số vụ án chưa được giải quyết.
Vào 13/10/1998, Cục điều tra Liên bang (FBI) đã cho ra mắt cơ sở dữ liệu DNA
toàn Hoa Kỳ, được gọi là Hệ thống Chỉ số DNA Kết hợp (CODIS). CODIS là nơi lưu trữ
hồ sơ DNA của những kẻ phạm tội bị kết án, bằng chứng hiện trường vụ án chưa được
18

giải quyết và những người mất tích, đồng thời cho phép các cơ quan thực thi pháp luật so
sánh hồ sơ DNA để xác định các kết quả trùng khớp và liên kết tội phạm.
Vụ án "Kẻ ngủ say Grim Sleeper"
Đây là một vụ án giết người hàng loạt kéo dài nhiều thập kỷ ở Los Angeles,
California. Kẻ giết người, Lonnie Franklin Jr., đã giết ít nhất 10 phụ nữ và bé gái từ năm
1985 đến 2007. Vụ án đã được phá vào năm 2010 khi DNA của Franklin được tìm thấy
trên một số nạn nhân. Trong quá trình điều tra, các nhà điều tra đã sử dụng xét nghiệm
DNA gia phả để xác định danh tính của một số nạn nhân. Xét nghiệm DNA gia phả là
một kỹ thuật sử dụng DNA để tìm ra mối quan hệ giữa các cá nhân. Trong trường hợp của
vụ án "Kẻ ngủ say Grim Sleeper", các nhà điều tra đã sử dụng xét nghiệm DNA gia phả
để xác định danh tính của ba nạn nhân: Janecia Peters, Henrietta Wright và Ayellah
Marshall. Việc xác định danh tính của những nạn nhân này là một bước đột phá lớn trong
vụ án. Vụ án "Kẻ ngủ say Grim Sleeper" là một ví dụ về cách xét nghiệm DNA gia phả có
thể được sử dụng để giải quyết các vụ án giết người hàng loạt. Xét nghiệm DNA gia phả
là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp các nhà điều tra xác định danh tính của các nạn nhân
và đưa những kẻ giết người ra trước công lý7.
Vụ án mạng ở California được phá nhờ hồ sơ DNA
Kristin Denise Smart là một sinh viên năm nhất tại Đại học California, San Luis
Obispo, vào ngày 25 tháng 5 năm 1996 đã biến mất khỏi khuôn viên trường Đại học
California, San Luis Obispo. Cảnh sát đã tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi nhưng
không tìm thấy dấu vết nào của cô. Năm 2021, cảnh sát đã bắt giữ Paul Flores, một sinh
viên từng là người cuối cùng nhìn thấy Smart còn sống. Họ đã sử dụng hồ sơ DNA để liên
kết nghi phạm Flores với vụ án. Hồ sơ DNA được lấy từ một mẫu máu mà Flores đã cung
cấp vào năm 2005. Mẫu máu này được so sánh với DNA được tìm thấy trên quần áo của
Smart và trên một chiếc xe hơi mà Flores đã lái vào đêm cô biến mất. Kết quả xét nghiệm
cho thấy DNA của Flores trùng khớp với DNA được tìm thấy trên quần áo của Smart và
trên chiếc xe hơi. Điều này là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Flores đã có liên quan đến
19

vụ mất tích của Smart. Vụ án này là một ví dụ về cách hồ sơ DNA có thể được sử dụng để
phá án11.
2.3. Xác định quan hệ huyết thống
Việc so sánh các dòng mtDNA giữa các cá nhân còn có thể giúp xác định mối quan
hệ họ hàng. MtDNA đặc biệt hữu ích trong những trường hợp xác định mối quan hệ huyết
thống khi không còn người thân trực hệ. Chẳng hạn như trong trường hợp xác định các
nạn nhân trong cuộc chiến tranh, các nạn nhân trong các cuộc thiên tai thảm họa, việc
không có người thân trực hệ (con cái hoặc cha mẹ) gây khó khăn trong việc xác định mối
quan hệ họ hàng bằng nhiễm sắc thể thường STR, tuy nhiên việc này dễ dàng được thực
hiện hơn nhờ vào phân tích mtDNA và so sánh với những người họ hàng bên ngoại12.
Xác thực danh tính của Sa hoàng Nicolas Romanov II và gia đình ông.
Một nghiên cứu dòng dõi nổi tiếng nhất phân tích mtDNA để truy tìm phả hệ đã
được sử dụng thành công để xác thực danh tính của Sa hoàng cuối cùng Nicolas Romanov
II và các thành viên trong gia đình ông.
Sa hoàng Romanov II, vợ là Tsarina Alexandra và các con của họ là Maria,
Tatiana, Anastasia, Olga và Alexei cùng với ba người hầu và một bác sĩ đã bị giết trong
Cách mạng Bolshevik năm 1918. Chín bộ hài cốt được khai quật vào năm 1991 trong một
ngôi mộ tập thể với sự nghi ngờ cho rằng họ thuộc về Gia đình Romanov. Hài cốt của
Tsarina Alexandra và ba người con được xác định bằng cách so sánh trình tự mtDNA với
người họ hàng đã biết là Hoàng tử Phillip, Công tước xứ Edenburg.
Về việc xác định hài cốt của Sa hoàng Nicholas II, (Gill và cộng sự. 1994) và
(Ivanov và cộng sự. 1996) đã so sánh trình tự các đoạn HV1 và HV2 của mtDNA thu
được từ xương được cho là của Sa hoàng với trình tự của những người họ hàng bên ngoại
còn sống là nữ Bá tước Xenia Cheremeteff-Sfiri và Công tước xứ Fife. Kết quả cho thấy
rằng các trình tự này rất giống nhau, chứng thực cho giả thuyết rằng bộ hài cốt tìm được
là của Sa hoàng Nicholas II.
Hài cốt của hai đứa trẻ được khai quật vào năm 2007, được cho là của hai đứa con
của Sa hoàng, Anastasia (nữ, 18–23 tuổi) và Alexei (nam, 10-14 tuổi), đã được phân tích
20

trình tự mtDNA và so sánh với trình tự mtDNA được tạo ra từ hài cốt của Alexandra và
ba cô con gái.
Chính những điều trên đã cho thấy trình tự mtDNA đóng một vai trò quan trọng
trong việc xác định dòng họ Romanov13-15.
Nhận dạng và xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 xác ướp cổ đại
Bí ẩn 111 năm về mối quan hệ huyết thống giữa xác ướp hoàng gia gần đây đã
được giải mã bằng cách sử dụng trình tự DNA ty thể. Năm 1907, hai xác ướp khoảng
4000 năm tuổi Nakht-Ankh và Khnum-Nakht được tìm thấy ở phía nam Cairo, Ai Cập.
Mặc dù những dòng chữ khắc trên quan tài của họ chỉ ra rằng Nakht-Ankh và Khnum-
Nakht là anh em, nhưng khi các xác ướp được mở ra vào năm 1908, hình thái bộ xương
được phát hiện khá khác nhau, kết quả giải phẫu và sắc tố da của những xác ướp này kết
luận rằng chúng có vẻ không có quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, việc theo dõi mtDNA và
DNA nhiễm sắc thể Y của họ sau đó cho thấy hai xác ướp có cùng mẹ nhưng khác cha. Vì
vậy, hai xác ướp này không phải là anh em ruột mà là anh em cùng mẹ khác cha16.
2.4. Xác định danh tính của các binh sĩ trong thảm họa chiến tranh
Phân tích trình tự axit deoxyribonucleic (DNA) của vùng kiểm soát của bộ gen
DNA ty thể (mtDNA) đã được sử dụng để xác định hài cốt của con người được chính phủ
Việt Nam trả lại cho chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1984. Các phương pháp gắn DNA sử
dụng DNA bộ gen hạt nhân, HLA-DQ alpha và số lượng biến đổi của locus lặp lại song
song (VNTR) D1S80, đã không thành công khi sử dụng phản ứng chuỗi polymerase
(PCR). Quá trình khuếch đại một phần của vùng kiểm soát mtDNA đã được thực hiện và
sản phẩm PCR thu được sẽ được phân tích trình tự DNA. Trình tự DNA được tạo ra từ bộ
xương giống hệt với trình tự tham chiếu của mẹ, cũng như trình tự được tạo ra từ hai anh
chị em ruột (chị em gái). Trình tự này là duy nhất khi so sánh với hơn 650 trình tự DNA
được tìm thấy cả trong tài liệu và thông tin cá nhân được cung cấp. Các dạng đa hình trình
tự riêng lẻ chỉ xuất hiện ở 23 trong số hơn 1300 vị trí nucleotide được phân tích. Những
kết quả này hỗ trợ quan sát rằng trong trường hợp không thể gắn DNA thông thường,
trình tự mtDNA có thể được sử dụng để nhận dạng hài cốt của con người17.
21

Xác định hài cốt từ ngôi mộ của người lính vô danh


Ngày 30 tháng 6 năm 1998, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen công bố với
thế giới rằng công nghệ DNA đã được dùng để nhận dạng Vietnam Unknown trong Lăng mộ
Người lính vô danh nằm ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Hài cốt của Thiếu úy Michael J.
Blassie, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, được xác định thông qua việc sử dụng DNA ty thể. Một
sự trùng khớp chính xác trên 610 nucleotide của vùng kiểm soát mtDNA đa hình đã thu được
giữa Jean Blassie, mẹ của Michael và một mẫu được chiết xuất từ những mảnh xương được lấy ra
từ Lăng mộ của Người lính vô danh.
Trong suốt tháng 6 năm 1998, thông tin trình tự mtDNA đã được phục hồi từ vật liệu
xương (xương chậu) và được phân tích bởi các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm nhận dạng
DNA của Lực lượng Vũ trang (AFDIL) đặt tại Rockville,Maryland. Nội dung trình tự mtDNA từ
các vị trí 16.024 đến 16.365 (HVI) và các vị trí 73 đến 340 (HVII) trên vùng kiểm soát đa hình đã
được đánh giá. Người ta chỉ quan sát thấy sự trùng khớp hoàn toàn giữa Jean Blassie (mẹ của
Michael) và bộ xương được khai quật từ Lăng mộ của Người lính vô danh. Vì nhận dạng tích cực
này, gia đình Blassies được phép chôn cất hài cốt của Trung úy Blassie tại Nghĩa trang Quốc gia
Doanh trại Jefferson nằm ở St. Louis, Missouri. Buổi lễ này được tiến hành vào ngày 11 tháng 7
năm 1998 và kết thúc sự việc của gia đình Blassie18.
22

KẾT LUẬN
Tóm lại, việc lập hồ sơ DNA ty thể (mtDNA) đã cách mạng hóa bối cảnh của khoa
học pháp y, mang đến những hiểu biết sâu sắc chưa từng có về nhận dạng con người,
phân tích quan hệ họ hàng và truy tìm tổ tiên. Các đặc điểm độc đáo của nó, chẳng hạn
như sự di truyền từ mẹ và số lượng bản sao cao trên mỗi tế bào, khiến nó đặc biệt có giá
trị trong trường hợp phân tích DNA hạt nhân truyền thống có thể không đủ.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của việc lập hồ sơ mtDNA trong pháp
y là xác định người mất tích và hài cốt chưa xác định danh tính. Bằng cách so sánh trình
tự mtDNA từ các mẫu này với trình tự của những người họ hàng tiềm năng hoặc các mẫu
tham chiếu đã biết, các nhà khoa học pháp y có thể thiết lập mối quan hệ gia đình, ngay cả
trong trường hợp DNA hạt nhân bị thoái hóa hoặc không có sẵn. Điều này đã được chứng
minh là rất quan trọng trong việc giải quyết các trường hợp người mất tích kéo dài và
mang lại sự kết thúc cho các gia đình.
Hơn nữa, hồ sơ mtDNA đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mối quan
hệ họ hàng và gia đình trong các cuộc điều tra pháp y. Trong trường hợp xét nghiệm quan
hệ cha con hoặc thai sản truyền thống không khả thi hoặc không có kết luận, phân tích
mtDNA có thể cung cấp thông tin bổ sung để giúp xác nhận hoặc loại trừ các mối liên hệ
gia đình. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong các thủ tục pháp lý như tranh chấp thừa kế
và các vụ án về quyền nuôi con.
Ngoài ra, việc lập hồ sơ mtDNA ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các
nghiên cứu truy tìm nguồn gốc tổ tiên và di truyền quần thể. Bằng cách phân tích các
nhóm đơn bội và các kiểu đơn bội mtDNA, các nhà nghiên cứu có thể tái tạo lại các cuộc
di cư và lịch sử dân số cổ xưa của con người, làm sáng tỏ di sản di truyền chung của
chúng ta. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của loài
người mà còn có những ứng dụng thực tế trong công việc pháp y, đặc biệt là trong các
trường hợp liên quan đến các cá nhân có tổ tiên đa dạng hoặc lai tạp.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng việc lập hồ sơ mtDNA cũng đặt ra những thách
thức và hạn chế. Các vấn đề như dị hợp tử, trong đó nhiều biến thể DNA ty thể cùng tồn
23

tại trong một cá thể, có thể làm phức tạp việc giải thích và phân tích. Hơn nữa, khả năng
phân biệt đối xử tương đối thấp của mtDNA so với DNA hạt nhân có nghĩa là nó không
phải lúc nào cũng cung cấp đủ độ phân giải trong việc xác định các cá thể trong quần thể
lớn. Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ đang diễn ra, chẳng hạn như giải trình tự thế hệ
tiếp theo và các công cụ tin sinh học cải tiến, tiếp tục nâng cao độ chính xác, độ nhạy và
hiệu quả của phân tích mtDNA. Khi các phương pháp này trở nên dễ tiếp cận hơn và tiết
kiệm chi phí hơn, việc tích hợp rộng rãi hồ sơ mtDNA vào các giao thức pháp y dự kiến
sẽ cải tiến hơn nữa các ứng dụng của nó và mở rộng tác động của nó trong lĩnh vực khoa
học pháp y.
Tóm lại, việc lập hồ sơ DNA ty thể là nền tảng của các cuộc điều tra pháp y hiện
đại, cung cấp một công cụ mạnh mẽ để nhận dạng con người, phân tích mối quan hệ họ
hàng và truy tìm tổ tiên. Trong khi những thách thức vẫn còn tồn tại, sự tiến bộ không
ngừng của công nghệ và phương pháp đảm bảo rằng phân tích mtDNA sẽ luôn đi đầu
trong khoa học pháp y, thúc đẩy sự đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho công lý trong
nhiều năm tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Butler JM. Fundamentals of forensic DNA typing. 2010;
2. Brookes AJ. The essence of SNPs. Gene. 1999;234(2):177-186.
3. Syndercombe Court D. Mitochondrial DNA in forensic use. Emerging Topics in
Life Sciences. 2021;5(3):415-426.
4. Picard M, Wallace DC, Burelle Y. The rise of mitochondria in medicine.
Mitochondrion. 2016;30:105-116.
5. Budowle B, Van Daal A. Forensically relevant SNP classes. Biotechniques.
2008;44(5):603-610.
6. Gasparre G, Porcelli AM. The human mitochondrial genome: from basic biology
to disease. Academic Press; 2020.
7. Butler JM. Advanced topics in forensic DNA typing: methodology. Academic
press; 2011.
8. Shrivastava P, Rana M, Kushwaha P, Negi DS. Using Mitochondrial DNA in
Human Identification. Handbook of DNA Profiling. Springer; 2022:479-499.
9. King TE, Fortes GG, Balaresque P, et al. Identification of the remains of King
Richard III. Nature communications. 2014;5(1):1-8.
10. Bottino C, Silva R, Moura-Neto R. Resolving a human identification case for the
Rio de Janeiro Police with massively parallel sequencing of mtDNA using a proposed
pipeline. Genet Mol Res. 2021;1
11. Freed L. A timeline of the Kristin Smart case—and Paul Flores' conviction for her
1996 murder. CBS News. 2023;
12. Palomo-Díez S, López-Parra AM. Utility and Applications of Lineage Markers:
Mitochondrial DNA and Y Chromosome. Handbook of DNA Profiling. Springer;
2022:423-454.
13. Coble MD, Loreille OM, Wadhams MJ, et al. Mystery solved: the identification of
the two missing Romanov children using DNA analysis. PloS one. 2009;4(3):e4838.
14. Gill P, Ivanov PL, Kimpton C, et al. Identification of the remains of the Romanov
family by DNA analysis. Nature genetics. 1994;6(2):130-135.
15. Ivanov PL, Wadhams MJ, Roby RK, Holland MM, Weedn VW, Parsons TJ.
Mitochondrial DNA sequence heteroplasmy in the Grand Duke of Russia Georgij
Romanov establishes the authenticity of the remains of Tsar Nicholas II. Nature genetics.
1996;12(4):417-420.
16. Drosou K, Price C, Brown TA. The kinship of two 12th Dynasty mummies
revealed by ancient DNA sequencing. Journal of Archaeological Science: Reports.
2018;17:793-797.
17. Holland MM, Fisher DL, Mitchell LG, et al. Mitochondrial DNA sequence
analysis of human skeletal remains: identification of remains from the Vietnam War.
Journal of forensic sciences. 1993;38(3):542-553.
18. Holland MM, Parsons TJ. Mitochondrial DNA Sequence Analysis-Validation and
Use for Forensic Casework. Forensic science review. 1999;11(1):21-50.

You might also like