You are on page 1of 3

SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2018 -2019

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: VẬT LÍ 11 (Chương trình nâng cao)


LÊ QUÝ ĐÔN Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm 03 trang) Mã đề: 132

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (8,0 điểm)


N
Câu 1: Một lưỡng chất phẳng gồm hai môi trường trong suốt có chiết suất n1 và n2. Vật sáng S nằm trong S
môi trường chiết suất n1, cho ảnh S’ P R
A. dời lại gần mặt phân cách hai môi trường nếu n2 > n1. (C)
B. dời ra xa mặt phân cách hai môi trường nếu n2 > n1. Q

C. dời ra xa mặt phân cách hai môi trường nếu n2 < n1.
D. luôn dời lại gần mặt phân cách hai môi trường.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
Lực từ là lực tương tác
A. giữa hai điện tích đứng yên. B. giữa hai nam châm.
C. giữa hai dòng điện. D. giữa một nam châm và một dòng điện.
Câu 3: Ảnh của một vật thật được tạo bởi một thấu kính hội tụ không bao giờ
A. là ảnh thật lớn hơn vật. B. là ảnh ảo nhỏ hơn vật.
C. cùng chiều với vật. D. là ảnh thật nhỏ hơn vật.
Câu 4: Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường
đều sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ có chiều như B
hình vẽ. Tác dụng của lực từ lên khung dây là:
A. Lực từ làm khung dây quay. I
B. Lực từ không tác dụng lên khung.
C. Lực từ làm dãn khung.
D. Lực từ làm nén khung.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A. Góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
D. Khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 6: Chọn câu đúng.
Điểm cực viễn của mắt không bị tật là
A. điểm xa trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, mắt nhìn vật dưới góc trông α = α min và ảnh của vật
nằm đúng trên màng lưới.
B. điểm mà khi vật đặt ở đó, mắt nhìn vật dưới góc trông α = αmin.
C. điểm xa nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, ảnh của vật nằm đúng trên màng lưới.
D. điểm xa nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, mắt còn nhìn thấy rõ vật.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về lực tác dụng của từ trường đều lên một đoạn dây dẫn
thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng
từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
Câu 8: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một ống dây dẫn kín khi có sự thay đổi:
A. Từ thông qua ống dây. B. Khối lượng của ống dây.
C. Chiều dài của ống dây. D. Cả A , B và C.
Câu 9: Một nam châm thẳng NS được thả rơi dọc theo trục một vòng dây dẫn tròn (C)
được giữ đứng yên như hình bên. Hỏi trong quá trình nam châm NS rơi xuống gần vòng
dây thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có chiều PQRP hay PRQP? Lực tương
tác từ giữa nam châm NS và vòng dây (C) là lực hút hay lực đẩy?
A. PQRP, lực hút. B. PQRP, lực đẩy. C. PRQP, lực hút. D. PRQP, lực đẩy
.

Trang 1/3 - Mã đề 132


Câu 10: Chùm tia sáng phân kì sau khi đi qua thấu kính hội tụ
A. luôn trở thành chùm tia hội tụ.
B. luôn trở thành chùm tia song song.
C. luôn trở thành chùm tia phân kì.
D. có thể trở thành chùm hội tụ, song song hoặc phân kì.
Câu 11: Chọn câu đúng.
Muốn nhìn rõ vật thì
A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.
B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.
C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn vật dưới góc trông
D. vật đặt tại điểm cực viễn của mắt.
Câu 12: Dòng điện Foucault không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên.
B. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều, cắt các đường sức từ.
C. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.
D. Lá nhôm dao động trong từ trường.
Câu 13: Một ống dây có độ tự cảm L = 50 mH. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây biến thiên theo thời
gian t theo quy luật i = 0,5(2 + t), trong đó i tính bằng ampe (A) và t tính bằng giây (s). Suất điện động tự
cảm xuất hiện trong ống dây có độ lớn bằng
A. 2,5. 10-3 V. B. 2. 10-2 V. C. 25. 10-3 V. D. 4. 10-2 V.
AB
Câu 14: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ = . Khoảng cách giữa AB và A’B’ là 180
2
cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. f = 40 cm. B. f = 30 cm. C. f = 36 cm. D. f = 45 cm.
Câu 15: Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT.
Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là:
A. 0.8 μT. B. 1,2 μT. C. 0,2 μT. D. 1,6 μT.
Câu 16: Một cuộn cảm có độ tự cảm 2 mH, năng lượng tích lũy trong cuộn đó là 0,4 J. Cường độ dòng điện
chạy trong cuộn dây là:
A. 10 A. B. 20 A. C. 1 A. D. 2 A.
4
Câu 17: Thủy tinh có chiết suất 1,5 và nước có chiết suất . Hiện tượng phản xạ toàn phần không thể xảy
3
ra khi chiếu tia sáng từ
A. không khí vào nước. B. nước vào không khí.
C. thủy tinh vào không khí. D. thủy tinh vào nước.
Câu 18: Hai vòng dây dẫn tròn nằm trong cùng một mặt phẳng và đồng tâm, bán kính vòng thứ nhất là
R1 = 8 cm, vòng thứ hai là R2 = 16 cm. Cường độ dòng điện qua hai vòng có cùng độ lớn I = 10 A và ngược
chiều nhau. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng dây.
A. 1,6. 10-5 T. B. 2,7.10-5 T. C. 4,8. 10-5 T. D. 3,9. 10-5 T.
Câu 19: Một thanh kim loại dài 10 cm, chuyển động với vận tốc v =15 m/s, vectơ vận tốc có phương vuông
góc với thanh và vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 100 mT. Xác định
độ lớn của suất điện động cảm ứng trong thanh kim loại này?
A. 15 V. B. 0,12 V. C. 0,15 V. D. 1.5 V.
Câu 20: Một điện tích có độ lớn 5 μC bay với vận tốc 2.105 m/s vuông góc với các đường sức của một từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,1 T. Độ lớn lực Lo ren – xơ tác dụng lên điện tích là
A. 0,1 N. B. 0 N. C. 1 N. D. 104 N.
Câu 21: Một cây thước được cắm thẳng đứng vào một chậu nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi
mặt nước ở trong không khí là 4 cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4 cm
4
và ở đáy dài 8 cm. Biết chiết suất của nước là . Tìm chiều sâu của nước trong chậu?
3
A. 6,4 cm. B. 64 cm. C. 12,8 cm. D. 1,28 cm.
Câu 22: Thanh MN có khối lượng m, chiều dài l trượt không ma sát trên một hệ giá đỡ đặt
thẳng đứng như hình vẽ. Trong quá trình trượt xuống MN luôn giữ phương nằm ngang và

vuông góc với vec tơ cảm ứng từ B của từ trường đều. Điện trở của toàn bộ mạch điện là R.
Gia tốc trọng trường là g. Vận tốc lớn nhất của thanh MN được tính bằng công thức nào sau
đây ?
BlR Bl mg mgR
A. . B. . C. . D. .
mg mgR BlR B 2l 2
Trang 2/3 - Mã đề 132
Câu 23: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5 cm, khối lượng m = 5 g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây
dẫn nằm ngang. Cường độ dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2A. Dây dẫn được đặt trong từ trường đều, vec tơ
cảm ứng từ hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5 T. Nếu lấy g = 10 m/s 2 thì góc lệch  của dây
treo so với phương thẳng đứng là:
A.  = 300. B.  = 450.
C. α = 600. D.  = 750.
Câu 24: Một đĩa tròn mỏng bằng gỗ bán kính 5 cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim thẳng
đứng đâm (chìm) trong nước. Dù đặt mắt ở đâu trên mặt thoáng cũng không thấy được cây kim. Biết chiết
suất của nước là 4/3. Tính chiều dài tối đa của cây kim.
A. 44 cm. B. 4,4 cm. C. 4,6 cm. D. 4 cm.

-----------------------------------------------
Phần II. Tự luận (2,0 điểm)

Bài 1 (1,0 điểm).


Hai thanh ray bằng kim loại CD và EF đặt song song và cách nhau một khoảng l = 20 cm trong mặt phẳng
nằm ngang. Hai đầu C, E được nối với điện trở R = 10 Ω. Thanh dẫn MN có thể trượt trên hai thanh CD và
EF. Hệ thống được đặt trong từ trường đều có phương thẳng đứng,
hướng xuống và . Bỏ qua điện trở các thanh ray và nơi tiếp
xúc.
a) Kéo thanh MN chuyển động đều về bên phải với vận tốc
v = 5 m/s. Tính độ lớn và xác định chiều dòng điện trong mạch.
b) Thay điện trở R bằng nguồn có suất điện động E = 3,6 V và điện
trở trong r = 1 Ω. Do lực điện từ và lực ma sát mà thanh MN trượt
đều với vận tốc v = 5 m/s. Tính lực ma sát giữa hai thanh ray với
MN.
Bài 2 (1,0 điểm).
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, cho ảnh A 1B1 ở vị trí cách vật
18 cm. Giữ cố định thấu kính, dịch chuyển vật trên trục chính một đoạn x = 16 cm thì ảnh dịch chuyển đến vị
trí cách vật 4 cm và độ lớn của ảnh tăng gấp 2 lần. Tính tiêu cự của thấu kính và độ dịch chuyển của ảnh.

-----------Hết---------
 Học sinh không được sử dụng tài liệu.
 Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ và tên học sinh:..........................................................Lớp:......................

Trang 3/3 - Mã đề 132

You might also like