You are on page 1of 5

TÂY TIẾN

“ Đó là cuộc chia ly chói ngòi sắc đỏ


Tươi như cánh nhạn lai hồng…
Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”
Chiến tranh đi qua đã để lại biết bao hoài niệm về những tháng năm không
thể quên, là kí ức về một thời con người ta sinh ra để chiến đấu, những con
người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Họ đã đi vào
trong thơ ca, nghệ thuật như huyền thoại của thế kỉ 20, đặc biệt là khi được
nhà thơ QD thể hiện thật xuất sắc qua lăng kính lãng mạn mà vẫn đậm chất
hiện thực của mình – bài thơ TT.
“ Thơ ca muôn đời vẫn viết về thiên nhiên nhưng là thiên nhiên
trong mối quan hệ với con người”. Quả thật, biết bao đời nay, thiên nhiên
luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đối trượng trữ tình của biết bao tâm hồn
thi nhân. Tuy nhiên, với mỗi một nhà thơ, cảnh sắc thiên nhiên xứ sở lại hiện
ra với những vẻ đẹp, sắc thái riêng, mang cho người đọc nhiều rung động
sâu xa”
Quang Dũng trước hết được biết đến là một người nghệ sĩ đa tài,
nhưng nổi tiếng hơn cả là một nhà thơ với tâm hồn đầy phóng khoáng, tài
hoa và đầy lãng mạn. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Phong Lê từng cho rằng: “
Quang Dũng là người nghệ sĩ mang trong mình dòng máu lãng du vào loại
bậc nhất thi hào đất Việt”. Hay nhà phê bình Văn Giá lại so sánh Quang
Dũng như áng mây của xứ Đoài, phiêu lãng trên bầu trời thi ca của dân tộc.
“Tây Tiến” là một bài thơ thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật
của Quang Dũng, đồng thời cũng là đỉnh cao của thơ ca Việt Nam thời kì
kháng chiến chống Pháp. Platon từng nói: “ Thơ là thần hứng”. Thơ chỉ ra
đời trong những giây phút thăng hoa, người thi sĩ chỉ có thần khi trong lòng
thực sự xúc động lòng thơ. Và quả thật, Tây Tiến đã ra đời trong một tâm
thế như vậy, bởi lẽ Quang Dũng viết bài thơ này khi ông có dịp nhớ về
những người đồng đội cũ, nhớ về một thời Tây Tiến không thể nào quên.
Tác phẩm được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, như một cái cúi đầu
nhận nợ với năm tháng xưa, như muốn đánh tiếng kèn thăm thăm dạo nào,
và đặc biệt là để thắp lên tâm hương tưởng nhớ những người đồng đội đã
khuất nơi chiến trừơng miền Tây xa xôi. Phải chăng vì những lẽ đó, mà nhà
phê bình Vương Tú Nhàn gọi Tây Tiến là “ thứ quả trái mùa của thơ ca VN
thời kì chống Pháp” ?
Bài thơ mở ra trước hết là nỗi nhớ miền Tây da diết và mãnh liệt
của một cái tôi đầy lãng mạn, bằng một tiếng gọi tha thết, đong đầy những
nhớ thương của nhà thơ:
“ Sông Ma xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
Trong tiếng gọi tha thiết của nhà thơ, “sông Mã” và “ Tây Tiến” không chỉ
là tên sông, tên gọi , đó là những cố nhân chỉ hai địa danh anh hùng, song đã
gợi về biết bao kỉ niệm, bao nhớ thương, lưu luyến không thể nào quên. Vậy
nên, gọi không chỉ là gọi, gọi còn là để gợi nhắc, gợi nhớ, như là khúc dạo
đầu cho biết bao kỉ niệm sẽ dần tuôn trào, sống dậy trong tâm trí của tác giả.
Sau tiếng gọi tha thiết ấy, câu thơ thứ hai, nhà thơ đã bộc lộc trực
tiếp nỗi lòng mình, nỗi nhớ được gọi tên cụ thể bằng nỗi nhớ núi rừng, trạng
thái nhớ được biểu đạt qua cụm từ“chơi vơi”. Chơi vơi có thể nói là một
trạng thái nhớ nhung không định, không lượng mà da diết và ám ảnh, thường
trực và lan toả. Dường như nỗi nhớ ấy của Quang Dũng đang phảng phất,
đang bao trùm khắp không gian núi rừng miền Tây. Bên cạnh đó, câu thơ có
hai từ “nhớ” đứng đầu mỗi nhịp thơ, tạo nên một điệp khúc da diết. Và hơn
cả, nghệ thuật điệp còn thể hiện được nỗi nhớ đang dâng trào, con sóng nhớ
nhung này chưa nguôi ngoai con sóng khác đã trỗi dậy.
Nỗi nhớ mãnh liệt và da diết của nhà thơ Quang Dũng còn
được thể hiện trong hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ này:
“ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hai chữ “nhớ ôi” cất lên như cảm xúc nhớ nhung đang trào dâng, đang trỗi
dậy không thể kiểm soát. Và trong nỗi nhớ của cái tôi lãng mạn ấy, “ Mai
Châu mùa em” hiện lên thật đẹp, đầy trìu mến và thân thương. Có thể nói,
mùa em là một sáng tạo độc đáo của cái tôi tài hoa và lãng mạn. Đó không
phải là một mùa cụ thể, gắn với một em cụ thể nào cả. Đó hẳn phải là một
mùa thương, mùa nhớ, một mùa thơm đẹp và lãng mạn. Cũng nói về hương
nếp, hương xôi, về “mùa em”, sau này nhà thơ Chế Lan Viên trong bài
“Tiếng hát con tàu” cũng đã viết:
“ Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi dầu còn toả nhớ mùi hương”
Có thể nói rằng, “nhớ mùi hương”, “nhớ cơm lên khói” là nhớ hương vị núi
rừng Tây Bắcm nhớ nghĩa tình, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào Tây Bắc
thân yêu.
Bằng ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm, ngay ở đoạn thơ đầu tiên,
chúng ta đã bắt gặp cái tôi đầy lãng mạn , giàu cảm xúc nhớ thương da diết ở
Quang Dũng. Nỗi nhớ ấy đã trở thành cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ.
Nhớ thiên nhiên, nhớ núi rừng, nhớ một khoảng trời Tây Bắc nơi chiến
trường xưa cứ thế trỗi dậy, ùa về. Và chính cảm hứng ấy là một trong những
yếu tố quan trọng để tạo nên vẻ đẹp lãng mạn cho bài thơ Tây Tiến.

BỨC TRANH THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ VÀ HIỂM TRỞ.


Trong đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung, Quang Dũng đã
rất tài tình và tinh tế khi sử dụng hệ thống địa danh một cách tài tình và tinh
tế, đầy ý nghĩa: Sông Mã, Tây Tiến, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mai
Châu. Đó không chỉ là những địa danh vô tri, vô giác, không đơn thuần là
tên đất, tên làng, tên bảng mà bằng tài hoa của mình, Quang Dũng đã đánh
thức dậy chất thơ trong những cái tên đó. Có thể nói, sự hiện diện của các
địa danh này đã gợi ra ý niệm về vùng đất xa ngái và hoang sơ, như dẫn dắt
người đọc khám phá những bí ẩn của đường rừng, khác xa so với “ Thôn
Đoài, thôn Đông” từng rất quen thuộc. Như vậy, bí ẩn về một vùng đất hùng
vĩ, hoang sơ đã được gợi ra ngay từ những địa danh.
Bức tranh miền Tây hùng vĩ và hiểm trở được mở ra trước hết bằng
hình ảnh sương núi, sương đèo:
“ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
Động từ “lấp” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ về những lớp sương dày đặc,
bao trùm và khuất lấp núi rừng hoang sơ. Đó không phải là làn sương mỏng
manh trôi giăng, đầy mơ mộng. Đây được xem là một nét vẽ hết sưc s chân
thực về thiên nhiên đầy khắc nghiệt , hoang vu và mờ mịt.
Sau hình ảnh “sương lấp đoàn quân” là hình ảnh những dốc núi
quanh co, hiểm trở:
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”
Ở câu thơ này, điệp từ “dốc” được lặp lại tới hai lần, tạo ấn tượng cho người
đọc về những con dốc nối tiếp nhau, con dốc này chưa qua, con dốc khác đã
hiện ra. Bên cạnh đó, Quang Dũng còn tài tình và tinh tế hơn cả khi sử dụng
hai từ láy mang giá trị tạo hình rất cao. Nếu khúc khuỷu gợi ra những con
dốc ngoằn nghoèo, quanh co đầy hiểm trở, thì thăm thẳm lại gợi nên những
thế dốc đổ xúông, hun hút, hiểm nguy. Dốc không chỉ hiện hữu trong hình
ảnh, mà còn được gợi nên bằng âm điệu thơ. Câu thơ chủ yếu là những thanh
chắc liên tiếp, tạo nên một âm điệu đầy trắc trở, như bài ca của núi rừng nơi
đây. Có lẽ vì thế mà Xuân Diệu từng nói rằng: “ Đọc Tây Tiến, ta như ngậm
âm nhạc trong miệng”. Như vậy, bằng ngòi bút tài hoa, vừa giàu tính hoạ,
lại đậm tính nhạc, Quang Dũng đã đặc tả một cách sắc nét núi rừng mìen
Tây hùng hiểm, đầy trắc trở. Ý thơ này làm ta nhớ tới hai câu thơ trong
“Chinh phụ ngâm”, khi thể hiện con đường ra trận gian nan của người chnh
phu:
“ Hình khe thế núi gập ghềnh
Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao”
Chưa dừng lại ở đó, một nét vẽ đầy ấn tượng nữa của Quang Dũng
là hình ảnh những đỉnh núi chìm khuất trong mây:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

You might also like