You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ


ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT NGÀNH GD3 KHÓA
QH2020S TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Sinh viên thực hiện : Trần Thạch Thảo

Mã số sinh viên : 20010609

Mã học phần : PSE2004.10

Lớp : GD3 – N1 Khóa QH2020S

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Liên


1. Lý do chọn đề tài :

Thế giới đang bước vào thời kỳ tri thức, xã hội hóa phồn vinh ở thế
kỷ XXI phải là một xã hội của tri thức dựa vào tri thức, vào tư duy sáng
tạo của con người. Điều này đòi hỏi con người phải trang bị cho mình
những vốn tri thức mở rộng , người lao động cũng phải biết tự đổi mới
kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của thời
đại khi sức người dần được thay thế bằng công nghệ, máy móc, trí tuệ
nhân tạo,..Người lao động cũng phải tự định hướng mình vươn lên để
thích ứng với yêu cầu của xã hội mà ngày nay một trong những yêu cầu
chính là : sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Việc học và nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng vô cùng quan trọng
và cần thiết đối với học sinh, sinh viên vì môn học này được đưa vào
trong tất cả chương trình học và cũng là điều kiện bắt buộc đối với sinh
viên hệ đại học, cao đẳng có chứng chỉ tiếng Anh chạm mức yêu cầu của
nhà trường mới được xét tốt nghiệp.

Một số nghiên cứu đi trước đã chỉ ra việc đào tạo tiếng Anh cho
sinh viên nước ta hiện nay chưa hợp lý dẫn đến sinh viên ra trường rất
yếu kỹ năng , ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp. Học tập ngoại
ngữ là cả một quá trình tích lũy lâu dài . Tuy nhiên ngoài việc học tập
trên trường lớp chúng ta cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng như:
tự học và chúng ta cũng cần có những định hướng đúng trong việc học
tiếng Anh . Song vẫn có một phần đông sinh viên hiện nay mang trong
mình “nỗi sợ tiếng Anh” . Điều gì đã khiến những sinh viên ấy e ngại
tiếng Anh? Cách học chúng ta đang học liệu có thật sự đúng cách? Hay
chúng ta đã có những cái nhìn định đắn trong lộ trình học tiếng Anh hay
chưa? Cách lấy lại niềm vui trong việc học và các yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu học tiếng Anh sẽ được phân tích lý giải trong bài nghiên cứu
này từ đó nêu ra những giải pháp cho việc học tiếng Anh. Và đây cũng
là mục tiêu và lý do để thực hiện đề tài nghiên cứu này.

2. Mục đích nghiên cứu :

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định nhu cầu học tiếng
Anh và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên
năm nhất ngành GD3 trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN. Xây dựng
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh
viên.Nghiên cứu này sẽ chú trọng vào phân tích và tìm hiểu mối liên hệ
giữa các yếu tố : giảng viên giảng dạy tiếng Anh ; môi trường học và tài
liệu học tập ; việc tự học và nghề nghiệp tương lai với nhu cầu học tiếng
Anh của sinh viên.

3. Câu hỏi nghiên cứu :

Với những vấn đề được đề cập, nghiên cứu này sẽ đi tìm hiểu
những yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của các sinh viên
ngành GD3 trường ĐHGD – ĐHQGHN . Nội dung các câu hỏi nghiên
cứu sẽ được giải quyết như sau :
3.1. Nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên năm nhất ngành GD3
trường Đại học Giáo Dục như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem nhu cầu học tiếng Anh của
sinh viên năm nhất ngành GD3 ở mức độ nào và nhu cầu gì. Đánh giá
sinh viên coi tầm quan trọng của tiếng Anh trong quá trình học tập trên
giảng đường cùng những định hướng trong tương lai. Các câu hỏi (?)
trong bảng khảo sát được thiết kế để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này.

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh
viên ngành GD3 trường Đại học Giáo Dục là gì?

Câu hỏi nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem vấn đề khúc mắc sinh viên
đang gặp phải trong quá trình học , sử dụng tiếng Anh là gì. Từ đó đề
xuất giải pháp tối ưu xử lý vấn đề ấy. Các câu hỏi (?) trong bảng khảo
sát được thiết kế để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng có mối liên hệ với nhu cầu học tiếng Anh
của sinh viên ngành GD3 như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu này nhằm phân tích và chỉ ra những mối liên hệ
tương quan (mối liên hệ tích cực) của nhu cầu học tiếng Anh với : giảng
viên tiếng Anh trên trường; môi trường học tập ; tài liệu học tập ; công
cụ học tập ; việc tự học và nghề nghiệp tương lai.

Tóm lại, từ ba câu hỏi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra những
kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu . Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu
còn đem lại những lợi ích trong giáo dục như : cải thiện chất lượng
giảng dạy tiếng Anh ở trường đại học; ban lãnh đạo nhà Trường có
những giải pháp hợp lý để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dạy và
học môn tiếng Anh nói riêng và các ngành khác nói chung.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu :

Khách thể nghiên cứu là điều tra thực trạng học tiếng Anh của sinh
viên năm nhất ngành GD3 trường Đại học Giáo Dục và tìm ra giải pháp
nâng cao khả năng tự học cũng như học tập – thực hành tiếng Anh cho
sinh viên, cho nên đối tượng tham gia là sinh viên năm nhất thuộc
chuyên ngành GD3 (khoa học giáo dục và khác ).

Đối tượng tham gia khảo sát gồm (..) sinh viên ngành GD3 chọn
ngẫu nhiên. Đối tượng khảo sát là các sinh viên năm nhất đều đã hoàn
thành chương trình tiếng Anh phổ thông 7 năm (từ lớp 6 – 12 ), trong đó
có (%) sinh viên ở trình độ A1-A2 ; (%) sinh viên ở trình độ B1. Bên
cạnh đó tác giả cũng dựa vào điểm tổng kết tiếng Anh của sinh viên năm
nhất ngành GD3 ở cấp THPT lớp 11 và lớp 12 để đánh giá rõ hơn về
trình độ tiếng Anh của các sinh viên, trong đó : có đến (%) sinh viên có
thang điểm tổng kết từ 5.0 – 6.0 ; (%) sinh viên có thang điểm tổng kết
từ 6.0 – 7.0 và (%) sinh viên có thang điểm tổng kết từ 7.0 trở lên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu :

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày các vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu: nhu cầu học tập và các yếu tố liên quan đến
nhu cầu học tập ; và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học
tiếng Anh của sinh viên năm nhất . Những thông tin, số liệu được thu
nhập trong phần khảo sát sẽ được phân tích và từ đó xây dựng , tìm ra
những giải pháp tối ưu cho việc học tiếng Anh cũng như định hướng
sinh viên có cái nhìn đúng hướng.

Phần nghiên cứu thực nghiệm của đề tài nhằm tìm ra vấn đề gây khó
khăn cho sinh viên , giải đáp được những câu hỏi về bài toán “học tiếng
Anh sao cho đúng cách” hay “cải thiện tiếng Anh như thế nào”.

6. Giả thuyết nghiên cứu :

Mối liên hệ của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng
Anh của sinh viên thì mối liên hệ quan trọng chính là : nhu cầu học tiếng
Anh với yếu tố tự học. Bởi lẽ yếu tố tự học là yếu tố tiên quyết quyết
định sự thay đổi tiếng Anh của bạn. Tự học là một quá trình yêu cầu
người học phải có khả năng tự chủ kiến thức và có hành động độc lập.
Trong việc học tiếng Anh cần phải có khả năng hoạt động độc lập , tự
tìm hiểu và đánh giá tài liệu mà không cần đến sự trợ giúp của giảng
viên.

7. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu : trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN. Đối
tượng nghiên cứu (quy mô) khảo sát trên (?) sinh viên năm nhất ngành
GD3 trường Đại học Giáo Dục.

8. Phương pháp nghiên cứu:


Dựa trên phương pháp định lượng trong nghiên cứu lý thuyết :
nghiên cứu này sử dụng câu hỏi khảo sát :

Căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu cũng như cơ sở lý thuyết về nhu cầu
học tập của sinh viên , các yếu tố ảnh hưởn đến nhu cầu học tiếng Anh
của sinh viên như : môi trường học và tài liệu học tập, yếu tố tự học ,
yếu tố nghề nghiệp tương lai, .. thì bảng hỏi gồm có (?) câu hỏi phục vụ
cho câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi xoay quanh quá trình học tiếng Anh
của sinh viên và định hướng sử dụng tiếng Anh của sinh viên sau này ,
thái độ học tập của sinh viên đối với môn tiếng Anh.

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo mục đích nghiên cứu bao gồm
2 phần : phần 1 là những câu hỏi về thông tin đối tượng nghiên cứu và
phần 2 là câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học
tiếng Anh của sinh viên năm nhất ngành GD3 trường Đại học Giáo Dục
– ĐHQGHN

You might also like