You are on page 1of 4

ĐỊA LÝ

1.Đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp.


_ Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguồn nguyên liệu.
+ Giai đoạn 2: Chế biến nguồn nguyên liệu tạo ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
 Cả 2 giai đoạn đều sử dụng máy móc.
_ Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao.
_ Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành
để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
*Phân loại công nghiệp
_ Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động phân công nghiệp thành 2 nhóm: + Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp khai thác.
_ Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm phân thành 2 nhóm: + Công nghiệp nhóm A: Công nghiệp nặng.
+ Công nghiệp nhóm B: Công nghiệp nhẹ.
2.Vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới:
a. Công nghiệp năng lượng.
*Vai trò: _ Là nền kinh tế quan trọng và cơ bản của một nước.
_ Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được dưới sự tồn tại của các cơ sở năng lượng.
_ Năng lượng là tiền để của tiến bộ khoa học kĩ thuật,
*Các ngành công nghiệp năng lượng:
CN năng lượng Vai trò Phân bố
_ Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim. Tập trung chủ yếu ở BC Bắc.
Khai thác than
_ Nguyên liệu quý cho CN hóa học, dược phẩm.
_ Nguồn nhiên liệu quan trọng của nhà nước. Chủ yếu ở các nước đang phát triển, khu
Khai thác dầu
_ Nguyên liệu của hóa phẩm, dược phẩm. vực Trung Đông, Mỹ latinh, Nga, TQ,…
_ Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển.
Công nghiệp
_ Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật
điện lực
_ Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con ng.
*Hiện nay thế giới ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch từ bức xạ Mặt Trời, sinh học, sức gió.
b. Công nghiệp điện tử - tin học.
_ Vai trò: + Là ngành công nghiệp trẻ, được coi là ngành kinh thế mũi nhọn của nhiều nước.
+ Là thước đo trình độ kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
_ Đặc điểm:+ Ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều nguyên liệu.
+ Yêu cầu lao động trẻ có chuyên môn kỹ thuật cao.
_ Phân bố: Chủ yếu ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,…
c. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
*Đặc điểm.
_ Gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kĩ thuật.
_ Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu của con người.
_ Ít sử dụng nhiên liệu, chi phí vận tải nhưng chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường, nguyên liệu.
_ Vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, lãi nhiều và có khả năng xuất khẩu.
*Công nghiệp dệt may.
_ Vai trò: + Giải quyết nhu cầu may mặc, sinh hoạt của con người.
+ Thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp nặng, đặc biệt công nghiệp hóa chất phát triển.
+ Cung chấp 1 phần nguyên liệu cho công nghiệp nặng.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nữ.
_ Phân bố: Chủ yếu ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,…
d. Công nghiệp thực phẩm.
_ Vai trò: + Thỏa mãn nhu cầu ăn uống hằng ngày của con người.
+Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp nên thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, cải thiện đời sống.
_ Phân bố: Khắp thế giới.
+ Các nước phát triển: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến.
+ Các nước đang phát triển: Công nghiệp thực phẩm là ngành đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản
phẩm công nghiệp.
3. Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
a. Vị trí địa lí
_ Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển,sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,... lựa chọn các nhà máy, khu
công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
b. Nhân tố tự nhiên
_ Đây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại.
_ Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công
nghiệp:các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú (Bỉm Sơn-Thanh Hóa).
_ Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,...
_ Đất, rừng, biển: Xây dựng xí nghiệp công nghiệp.
c. Nhân tố kinh tế - xã hội
_ Dân cư, lao động: ngành cần nhiều lao động (dệt may) phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao
(điện tử) nơi có đội ngũ lành nghề.
_ Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
_ Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.
_ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước.
_ Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp
phát triển.
4. Phân biệt một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
– Điểm công nghiệp: + Đông nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu.
+ Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp.
– Khu công nghiệp: + Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao.
+ Sàn xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Có xí nghiệp dịch vụ hồ trợ sản xuất.
– Trung tâm công nghiệp:
+ Gẳn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Gồm nhiều khu CN, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sx, kĩ thuật và công nghệ.
+ Có các xí nghiệp làm nòng cốt.
+ Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
– Vùng công nghiệp:
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả các hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có môi liên hệ về sản xuất và
những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành xông nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành phục vụ bổ trợ.
5. Cơ cấu ngành dịch vụ.
_ Dịch vụ kinh doanh: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn,
các dịch vụ nghề nghiệp,…
_ Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng
đồng.
- Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).
6. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
_ Sản phẩm giao thông vận tải chuyên chở người và hàng hóa.
_ Chất lượng của giao thông vận tải được đo bằng tốc độ chuyên chở tiện nghi, an toàn.
_ Tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải: + Khối lượng vận chuyển (Tấn hàng, số người).
+ Khối lượng luân chuyển (Tấn/km, người/km).
+ Cự ly vận chuyển trung bình (km) =……………………
7. Biết được ưu nhược điểm và phân bố của các ngành giao thông vận tải cụ thể.
Phương tiện Ưu điểm Nhược điểm Phân bố
Vận chuyển hàng hoá nặng, trên Chỉ hoạt động trên 1 tuyến Mạng lưới đường sắt trên thế
Đường sắt tuyến đường xa, nhanh, ổn định, giá đường cố định. giới phản ảnh sự phân bố công
rẻ nghiệp ở các nước, các châu lục.
Tiện lơi, cơ động, thích nghi cao Ùn tắc giao thông, tai nạn, tập trung nhiều ở Tây Âu, Hoa
với các điều kiện địa hình. ô nhiễm môi trường Kỳ….
Có hiệu quả kinh tế cao ở cự ly vận
Đường oto
chuyển ngắn và trung bình.
Phối hợp với các phương tiện vận
tải khác.
Hiệu quả trong vận chuyển dầu khí. Không vận chuyển chất Nhiều nhất ở Hoa Kỳ, chiều dài
Rẻ, ít diện tích, nhanh và liên tục. rắn, tốn kém, ô nhiễm môi đường ống tăng nhanh nhất ở
Đường ống
trường. Trung Đông, Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nga,..
Đường sông, Rẻ, thích hợp chuyên chở hàng hóa Phụ thuộc vào thời tiết. 3 miền phát triển mạnh nhất là
hồ nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. Hoa Kỳ, Nga, Canada,…
Đảm nhiệm các tuyến vận chuyển Hàng vận chuyển chủ yếu Các cảng biển: ở hai bên bờ Đại
quốc tế. là dầu mỏ nên dễ gây ô Tây Dương (chiếm 2/3) và Thái
Khối lượng vận chuyển không lớn nhiễm biển. Bình Dương.
Đường biển nhưng do đường dài nên khối lượng - Các kênh biển: kênh Xuyê,
luân chuyển lớn. Panama, Kien.
- Các nước có đội tàu buôn lớn:
Nhật Bản, Libêria, Panama
Đg hàng Tốc độ rất nhanh, nối giao lưu qtế. Giá đắt, gây thủng tầng Chủ yếu Hoa Kỳ, Anh, Pháp,
khôg ozon Nga
8.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Nhân tố Ảnh hưởng
- Trình độ phát triển kinh tế
- Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.
- Năng suất lao động xã hội
- Quy mô, cơ cấu dân số - Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư - Mạng lưới dịch vụ.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán - Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập thực tế - Sức mua và nhu cầu dịch vụ.
- Tài nguyên thiên nhiên
- Di sản văn hóa lịch sử - Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
- Cơ sở hạ tầng du lịch
9. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
a. Điều kiện tự nhiên
_ Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
_ Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. 
+ Ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở
lại ; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.
+ Ở xứ lạnh, về mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được.
+ Các sân bay nhiều khi phát ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày.
b. Điều kiện kinh tế- xã hội
_ Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
_ Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu
sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
_ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao
thông vận tải thành phố.
10. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến sự phát triển, phân bố
ngành giao thông vận tải ở Việt Nam và thế giới.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….

You might also like