You are on page 1of 98

1

Các em thân mến,

Đề thi THPT Quốc Gia 2020 có nhiều thay đổi để phù hợp với việc điều chỉnh dạy và học
do Covid-19. Tuy nhiên có một tin vui là kỳ thi THPT Quốc Gia 2021 vẫn được giữ
nguyên như các năm trước, như vậy thì chúng ta vẫn có một kỳ thi ổn định và có một
chương trình thi không thay đổi nhiều, có thể yên tâm học tập tốt hơn.

Trong môn Hóa, có khoảng 4-8 câu (tùy năm) được xếp vào mức độ Vận Dụng Cao.
Những câu này là những câu giúp phân loại thí sinh một cách rõ ràng nhất và được xếp
thành 2 phần Vô Cơ và Hữu Cơ.

Một số dạng bài thường gặp của Vận Dụng Cao trong đề thi THPT QG

HỮU CƠ:
Phần Este:
- Hỗn hợp các axit cacboxylic và ancol tạo ra hỗn hợp Este
- Este có 2-3 chức và chứa liên kết π trong phần tử.
- Hỗn hợp Este tạo bởi Ancol hoặc Axit thuộc dãy đồng đẳng với nhau.
- Hỗn hợp nhiều Este tác dụng với H2 sau đó quy đổi được thành HCOOCH3, CH2…
Phần hợp chất chứa Nitơ:
- Chuỗi peptit cho thể quy đổi được về các chất đơn giản hơn.
- Xác định công thức cấu tạo muối Amoni và bài tập liên quan.

VÔ CƠ:
- Vận dụng cao Nhôm và hợp chất
- Vận dụng cao Sắt và hợp chất
- Vận dụng cao liên quan tới điện phân và đại cương kim loại, kết hợp với các bài
toán “sau điện phân”

Với tài liệu 500 CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO – 9,10 MÔN HÓA này thầy hi vọng giúp
các em có thể có một nguồn bài tập để làm bài tốt hơn. Bên cạnh việc phải làm nhiều để
có thể rút ra phương pháp làm bài tốt hơn thì các em cần nắm vững các phương pháp giải
bài để chinh phục bài thi THPT Quốc Gia tốt hơn nhé!

Một số tài liệu các em nên học:


- Quy đổi + Đồng đẳng hóa Este – Lipit (link)
- Biện luận tìm công thức muối Amoni (link)
- 50 dạng bài thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia (link)

Chúc các em học tốt!

Thầy Nguyễn Thành + Thầy Phạm Thắng | TYHH


Gửi tặng học sinh 2003

2
TẬP 2: HÓA VÔ CƠ

Sẽ được phát hành trên fanpage TYHH vào ngày 20/12/2021

------------------------------
Link đăng ký tải: https://www.facebook.com/hoctothoahoc/

3
ĐỀ BÀI
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri
oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác
dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng), thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng
hoàn toàn với NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu
được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 160. B. 150. C. 155. D. 145.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O4 và este của amino axit C5H11O2N.
Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được m gam rắn khan và hỗn hợp Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho Z thu được tác dụng với
Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 1,76 gam CO2. Còn
oxi hóa Z bằng CuO dư đun nóng, rồi đem sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3 dư, tạo thành 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,67. B. 7,45. C. 7,17. D. 11,61.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic
và ancol, MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH, thu được 1 muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na
dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 40,40%. B. 30,30%. C. 29,63%. D. 62,28%.
Câu 4: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol: X (no, đơn chức), Y (không
no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,58 mol E phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được 38,34 gam hỗn hợp 3 ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22 gam
hỗn hợp T gồm 3 muối của 3 axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,365 mol O2,
thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 7. B. 8. C. 5 D. 6.
Câu 5: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H9O4N) và 0,15 mol Y (C3H9O3N, là muối của axit vô cơ) tác
dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, đun nóng, thu được một ancol hai chức và một amin no (có
cùng số nguyên tử cacbon) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba
muối khan (trong đó có một muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử
khối lớn nhất trong G là
A. 51,24%. B. 27,97%. C. 29,94%. D. 49,07%.
Câu 6: Cho ba este no, mạch hở X, Y và Z (MX < MY < MZ). Hỗn hợp E chứa X, Y và Z phản ứng hoàn
toàn với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối (P, Q) có tỉ
lệ mol tương ứng là 5: 3 (MP < MQ). Cho toàn bộ T vào bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng
12,0 gam và thu được 4,48 lít H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ F, thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam
H2O. Tổng số nguyên tử có trong một phân tử Y là
A. 14 B. 17. C. 20. D. 22.
Câu 7: X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa
X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 21,2
gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2
ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Số nguyên

4
tử H (hiđro) có trong este Y là
A. 10. B. 12. C. 14. D. 8.
Câu 8: Hỗn hợp E chứa 3 este (MX < MY < MZ) đều mạch hở, đơn chức và cùng được tạo thành từ một
ancol. Tỉ lệ mol của X, Y, Z tương ứng là 4,5: 1,5: 1. Đốt cháy 9,34 gam E cần dùng vừa đủ
0,375 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên trong NaOH (dư), thu được 10,46
gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30,0%. B. 20,0%. C. 25,0%. D. 24,0%.
Câu 9: Hỗn hợp E gồm peptit mạch hở X (CnHmO6Nt) và chất hữu cơ Y (C3H7O2N). Thuỷ phân hoàn
toàn x mol E trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 2x mol NaOH đã phản ứng, sau phản
ứng, thu được dung dịch chứa ancol Z, a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn 37,56 gam E và cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư, thì khối
lượng dung dịch tăng 85,56 gam. Tỉ số của a: b là
A. 3: 2. B. 1: 1. C. 2: 1. D. 2: 3.
Câu 10: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M
đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp
muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước
vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
A. 33.6 gam. B. 30,8 gam. C. 32,2 gam. D. 35,0 gam.
Câu 11: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 200 ml dung dịch NaOH
1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy
0,07 mol E, thu được 1,845 mol CO2. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br2. Các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 31,77. B. 59,07. C. 55,76. D. 57,74.
Câu 12: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M,
thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn
hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
A. 33,0 gam. B. 31,0 gam. C. 29,4 gam. D. 41,0 gam.
Câu 13: Hỗn hợp E gồm amino axit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2).
Cho E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ),
thu được 4,48 lít khí T (đo ở đktc, phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ
tím ẩm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá
trị của m là
A. 47,1. B. 42,8. C. 38,4. D. 49,3.
Câu 14: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este
đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn
toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ
với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic
không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối
lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1: m2 có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 4,7. B. 2,7. C. 1,1. D. 2,9.
Câu 15: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este
đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn

5
toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ
với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic
không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối
lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1: m2 có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 2,7. B. 1,1. C. 2,9. D. 4,7.
Câu 16: Hỗn hợp E gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và
Y là muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 gam E tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH
1M (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm) và dung
dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 32,8. B. 35,1. C. 34,2. D. 36,7.
Câu 17: Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy
hoàn toàn 5,3 gam M, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3
gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu
được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Phần
trăm khối lượng của Z trong M là
A. 56,6%. B. 46,03%. C. 61,89%. D. 51,32%.
Câu 18: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m+3O2N) đều là các muối amoni của axit
cacboxylic với amin. Cho 0,18 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,285 mol KOH, đun
nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 31,92 gam một muối và 10,725 gam hỗn hợp hai amin.
Khối lượng phân tử của X là
A. 236. B. 194 C. 222. D. 208.
Câu 19: X, Y là hai este mạch hở, đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol (MX < MY). Cho 10,23 gam E
gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi chưng cất phần dung dịch, thu được 11,28
gam một muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Z gồm 2 ancol (phân tử khối mỗi ancol
đều nhỏ hơn 92). Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng hết 0,1575 mol khí O2 (đktc), thu được CO2 và
0,195 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 74,78%. B. 25,22%. C. 34,41%. D. 65,59%.
Câu 20: Hỗn hợp E gồm ba este hở mạch đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol: X (no, đơn chức), Y(không
no, đơn chức, phân tử có hai liên kết  ) và Z (no, hai chức). Cho 0,58 mol E phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được 38,34 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22 gam
hỗn hợp T gồm ba muối của ba axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,365 mol O2,
thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 5. B. 8. C. 6. D. 7.
Câu 21: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+4O2N2) là
muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ số mol tương ứng là 7: 3)
tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam
hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32. B. 68. C. 77. D. 23.
Câu 22: Hỗn hợp (H) gồm ba este thuần chức, mạch hở. Cho m gam (H) tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH, thu được 22,12g muối. Mặt khác cho m gam (H) tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH,
thu được 26,28g muối và x gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam (H) với 1,33 mol O2

6
(dư), thu được tổng số mol hỗn hợp khí và hơi là 2 mol. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí và hơi qua bình
đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 57,88g. Giá trị của x là
A. 20,4. B. 3,6. C. 5,84. D. 10.
Câu 23: Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y
(CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ
0,58 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung
dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a
gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là
A. 18,56. B. 23,76. C. 24,88. D. 22,64.
Câu 24: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức mạch hở (trong đó X, Y là este no, MY = MX + 14, Z không no
chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 14,64 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,76
mol O2. Mặt khác đun nóng 14,64 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol T duy nhất
và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ T đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam;
đồng thời thu được 2,016 lít khí H2. Tỷ lê mol các muối có khối lượng phân tử tăng dần là:
A. 6: 1: 2 B. 9: 5: 4 C. 5: 2: 2 D. 4: 3: 2
Câu 25: X là este mạch hở được tạo bởi axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức. Y, Z là hai ancol
đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y,
Z cần dùng 7,728 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 4,86 gam nước. Mặc khác, đun nóng 5,7
gam hỗn hợp E trên cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được phần hơi chứa 2 ancol Y, Z có khối lượng 4,1 gam. Phần trăm khối lượng X có trong E là
A. 57,89%. B. 60,35%. C. 61,40%. D. 62,28%.
Câu 26: X là este no, đa chức, mạch hở; Y là este ba chức, mạch hở (được tạo bởi glixerol và một axit
cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp
E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml
dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được hỗn hợp T chứa 3
muối (T1, T2, T3) và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Biết MT1 < MT2 < MT3 và
T3 nhiều hơn T1 là 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của T3 trong hỗn hợp T gần nhất
với giá trị nào dưới đây?
A. 25%. B. 30%. C. 20%. D. 29%.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm ba este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 8,08 gam X trong O2, thu được H2O và
0,36 mol CO2. Mặt khác, cho 8,08 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2,98
gam hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch chứa 9,54 gam hỗn hợp ba muối.
Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc, thu được tối đa 2,26 gam hỗn hợp ba ete. Phần trăm khối
lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 37,13% B. 38,74% C. 23,04% D. 58,12%
Câu 28: Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở T và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở có một
nối đôi trong gốc hiđrocacbon E và F (ME < MF). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác
dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M, thu được 5,56 gam hỗn hợp muối. Phần 2 được
đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 10 gam. Hidro hóa hoàn toàn phần
3 (H2, Ni, t°) thu được 3 axit là đồng đẳng kế tiếp. Số mol F trong hỗn hợp X ban đầu là:
A. 0,08 mol B. 0,02 mol C. 0,06 mol D. 0,04 mol
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm a gam X (C5H11O4N) và b gam Y (C4H12O4N2), là muối amoni của axit hữu
cơ) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức Z, một amin và dung

7
dịch T. Cô cạn T được 110,7 gam hỗn hợp G gồm hai muối khan (trong đó có một muối của axit
cacboxylic và một muối của một amino axit). Tách nước hoàn toàn T (xt H2SO4 đặc, ở 170°C)
thu được 0,3 mol một anken. Tỉ lệ a: b gần nhất với giá trị:
A. 1 B. 0,5 C. 0,7 D. 1,5
Câu 30: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đa chức, no, mạch hở (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn
6,84 gam E cần vừa đủ 9,408 gam O2, thu được 4,104 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 6,84 gam
E với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được muối T (có mạch
cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp hai ancol (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt
cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,864 gam H2O. Phân tử khối của Y là
A. 118. B. 160. C. 146. D. 132.
Câu 31: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất hữu cơ Y
(CmH2m+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol E cần vừa
đủ 9,984 gam O2 thu được CO2, N2 và 0,48 mol H2O. Mặt khác cho 0,1 mol E tác dụng hết với
dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ
tím ẩm và m gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m là
A. 17,52. B. 14,72. C. 13,32. D. 10,76.
Câu 32: Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai axit đơn chức (MY = MX + 12); Z là ancol; T, F là hai este tạo
bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam E gồm X, Y, Z, T và F, thu được H2O và 14,56 lít CO2
(đktc). Mặt khác, cho m gam E phản ứng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung
dịch Q và 6,44 gam ancol Z. Cho toàn bộ lượng Z tác dụng hết với 6,9 gam Na, thu được 13,13
gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Q thu được hỗn hợp muối khan G. Phần trăm khối lượng muối
của Y trong G là
A. 53,12%. B. 51,98%. C. 55,95%. D. 54,83%.
Câu 33: Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm X (C5H14O4N2) và Y (C9H18O8N2, không chứa
nhóm -COOH). Đun nóng m gam hỗn hợp M với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,02 mol
metylamin; 0,03 mol ancol metylic và dung dịch E. Cô cạn E thu được hỗn hợp rắn F gồm hai
muối khan của glyxin và axit malonic. Phần trăm khối lượng của X trong M có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 28,17%. B. 28,15%. C. 43,96%. D. 43,95%.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3). Đốt cháy hoàn toàn một
lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2, thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác,
cho 46,98 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,330. B. 0,165. C. 0,110. D. 0,220.
Câu 35: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no
đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp
M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn
toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong
M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52,3 B. 51,3 C. 68,1 D. 68,7
Câu 36: X, Y là 2 aminoaxit đều no, mạch hở chứa 1 nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Z là este no,
đơn chức, mạch hở. Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit Val-X-Y và Z tác dụng hết với 300 ml
dung dịch KOH 0,2M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được metanol và a gam muối

8
T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 3,192 lít O2, thu được N2, K2CO3 và 6,47 gam hỗn hợp gồm
CO2 và H2O. Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là 3,39 gam.
(b) Giá trị của a là 6,44 gam
(c) Giá trị của m là 4,11 gam.
(d) Phần trăm khối lượng của peptit có trong E bằng 57,65%
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (đều có số liên kết π lớn
hơn 2, MX < MY < MZ < 180) cần vừa đủ 0,70 mol O2, thu được 15,68 lít khí CO2. Cho 15,6 gam
E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung
dịch, thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp rắn khan T gồm
hai chất. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,36 gam H2O. Tổng số nguyên tử có
trong một phần tử Y là
A. 23 B. 16 C. 19 D. 22
Câu 38: Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H11N3O5) và Y (C4H9NO4, tạo bởi axit cacboxylic đa
chức) đều mạch hở. Lấy 22,63 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch
thu được 23,46 gam hỗn hợp muối Z; một ancol và một amin đều đơn chức. Mặt khác, 0,3 mol
E tác dụng với dung dịch KOH (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch thu được
m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 58,68 B. 69,48 C. 61,56 D. 64,44
Câu 39: Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, mạch hở tạo thành từ cùng một ancol B với 3 axit cacboxylic
(phân tử chỉ có nhóm -COOH), trong đó có hai axit no và một axit không no (chứa một liên kết
đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 4,5 gam A bằng dung dịch NaOH thu được hỗn
hợp muối và m gam ancol B. Cho m gam B vào bình đựng Na dư sau phản ứng thu được 0,56
lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,25 gam. Mặc khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 9 gam A thì
thu được CO2 và 6,84 gam H2O. Phần trăm số mol của este không no trong A là
A. 40% B. 44,45% C. 20% D. 16,44%
Câu 40: Hỗn hợp A gồm axit cacboxylic đơn chức X và hai este Y, Z, đều mạch hở (trong đó, X và Y là
đồng phân cấu tạo của nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 49,6 gam khí oxi, thu
được H2O và 35,84 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 23,9 gam A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch KOH 2M, thu được dung dịch hỗn hợp muối và ancol đơn chức. Phần trăm khối lượng của
Z trong A là
A. 24,68% B. 75,31% C. 14,28% D. 85,71%
Câu 41: Chất X (CnH2n-2O5N4, tetrapeptit mạch hở) và chất Y (CmH2m+4O4N2, các gốc hiđrocacbon được
liên kết với nhau bằng các liên kết –COONH3-). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X
và Y cần dùng vừa đủ 260 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được etylamin và 24,17 gam
hỗn hợp T một muối của amino axit và một muối của axit cacboxylic đơn chức. Thành phần %
theo khối lượng của X trong E là:
A. 63,06%. B. 32,48%. C. 36,94%. D. 67,52%
Câu 42: Hỗn hợp E gồm ba đieste no mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam E

9
cần dùng 1 mol O2, thu được 1,8 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m
gam E trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được ancol T hai chức và 30 gam hỗn hợp F gồm hai
muối cacboxylat có cùng số mol. Thành phần % theo khối lượng của hiđro trong chất Z là:
A. 6,85%. B. 8,05%. C. 7,50%. D. 6,06%.
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hợp chất hữu cơ X (C, H, O, N) bằng 0,175 mol O2 (vừa đủ), rồi
dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thấy có 14 gam kết tủa và khối lượng dung
dịch giảm 4,78 gam; đồng thời có 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Cho 6,69 gam X tác dụng vừa đủ
với 90 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam ba muối (gồm một muối của
axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit có phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá
trị của m là
A. 10,29. B. 9,78. C. 8,70. D. 9,24.
Câu 44: Hỗn hợp E gồm X (C9H24O6N4) và Y (C9H24O8N4); trong đó X là muối của Glu, Y là muối của
axit cacboxylic; X, Y đều mạch hở. Cho E phản ứng hoàn toàn với 475 ml dung dịch KOH 2M,
thu được hỗn hợp T gồm hai amin đơn chức, đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với He là 9,15)
và dung dịch F. Cô cạn F, thu được hỗn hợp G chỉ chứa ba muối khan (trong đó có hai muối cùng
số nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất
trong G có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 34. B. 55. C. 53. D. 35.
Câu 45: X là axit đa chức, Y và Z là hai este hai chức (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T
gồm X, Y, Z thu được 0,41 mol CO2. Cho 9,84 gam T vào 170 ml dung dịch NaOH 1M (vừa
đủ), thu được 12,92 gam chất rắn E chứa ba muối và 2,82 gam hỗn hợp G gồm hai ancol no. Đốt
cháy hoàn toàn E thu được Na2CO3, 10,34 gam CO2 và 1,89 gam H2O. Phần trăm khối lượng của
Y trong T gần nhất với
A. 36,05%. B. 15,26%. C. 22,32%. D. 35,98%.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn
0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng
7,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ Z trên vào
dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng ứng với 0,14 mol Z

A. 47,32. B. 47,23. C. 46,55. D. 46,06.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este,
Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong E) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol.
Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam hai ancol hơn kém
nhau một nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275
mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 45,20%. B. 50,40%. C. 62,10%. D. 42,65%.
Câu 48: Hỗn hợp E gồm X (C11H27O6N3), Y (C4H9O4N) và Z (C4H9O2N); trong đó X là muối của Glu, Y
là muối của axit cacboxylic đa chức, Z là muối của axit cacboxylic không no; X, Y, Z đều mạch
hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với 500 ml dung dịch KOH 1,2M thu được 8,96 lít (đktc) hỗn
hợp khí T gồm hai amin (có tỉ khối so với He là 9,5 trong đó có trimetyl amin) và dung dịch F.
Cô cạn F thu được hỗn hợp G chỉ chứa bốn muối khan (trong đó có hai muối của hai axit
cacboxylic đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng
của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G gần nhất với giá trị nào sau đây?

10
A. 35% B. 36% C. 13% D. 16%
Câu 49: Hỗn hợp X gồm các este no, mạch hở, chứa tối đa 2 nhóm chức este, tác dụng vừa đủ với dung
dịch chứa 1,1 mol NaOH, thu được 74,2 gam hỗn hợp muối Y và 34,8 gam hỗn hợp ancol Z. Đốt
Z thu được 24,64 lít CO2 ở (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 12,32 lít CO2 ở (đktc). % khối
lượng este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X gần nhất với
A. 9,25% B. 46,15% C. 25,00% D. 14,25%
Câu 50: Hỗn hợp T gồm đipeptit X mạch hở (tạo bởi một amino axit dạng NH2CnH2nCOOH) và este Y
đơn chức, mạch hở, có hai liên kết π trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn a gam T cần 0,96 mol
O2, thu được 0,84 mol CO2. Mặt khác, khi cho a gam T tác dụng vừa đủ với 280 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26,0 B. 25 C. 24,5 D. 26,5
Câu 51: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y không no chứa một liên kết C=C);
Z là este tạo bởi X, Y và glixerol. Đun nóng 12,84 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung
dịch NaOH 1M. Trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 120 ml dung
dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa, thu được 20,87 gam muối khan. Mặt khác
đốt cháy12,84 gam E cần dùng 6,496 lít O2 (đktc). Thể tích dung dịch Br2 1M phản ứng tối đa
với 0,3 mol E là
A. 360ml B. 60ml C. 320ml D. 240ml
Câu 52: Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N) và Y (C5H14O4N20, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác
dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong
dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu
được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1
muối của axit cacboxylic và 1 muối của α–amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân
tử khối nhỏ trong T có giá trị gần nhất là
A. 31% B. 32% C. 33% D. 34%
Câu 53: Cho m gam hỗn hợp E gồm ba este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ) tác dụng tối đa với dung
dịch NaOH, thu được a gam hỗn hợp F chứa hai ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và (m
+ 5,44) gam hỗn hợp T chỉ chứa hai muối. Cho a gam F vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng
bình tăng 3,88 gam. Nếu đốt cháy toàn bộ T thì thu được 14,84 gam Na2CO3 và 32,56 gam CO2.
Phần trăm khối lượng của Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68%. B. 66%. C. 57%. D. 69%.
Câu 54: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X (C4H11NO2) và Y (C6H16N2O4). Đun nóng 46,5 gam
E trong 300 ml dung dịch NaOH 2M (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch
F và hỗn hợp chứa ba khí ở điều kiện thường (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch
F thu được m gam rắn khan (trong đó chứa hai muối đều có ba nguyên tử cacbon trong phân tử).
Giá trị của m là
A. 44,4. B. 39,2. C. 43,2. D. 44,0.
Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn 44,3 gam triglixerit X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được số mol CO2 nhiều
hơn số mol H2O là 0,2 mol. Mặt khác, xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol X bằng dung dịch NaOH
vừa đủ thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối của các axit béo có số nguyên tử cacbon bằng
nhau trong phân tử. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Khối lượng mol của X là 886 gam/mol.

11
B. Giá trị của m là 91,4.
C. Hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol X cần lượng vừa đủ là 0,2 mol H2.
D. Có 2 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.
Câu 56: Hỗn hợp X gồm hai đieste (có tỉ lệ mol 1: 1 và có cùng công thức phân tử C10H10O4) đều chứa
vòng benzen. Khi xà phòng hoá hoàn toàn 38,8 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
hỗn hợp Y gồm hai ancol có số nguyên tử cacbon bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch
Z thu được m gam chất rắn gồm các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 37,8. B. 46,2. C. 28,6. D. 48,0.
Câu 57: Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của amino axit, chất Y (C9H20O4N4, mạch hở) là muối amoni
của tripeptit. Cho 32,5 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH
thu được sản phẩm hữu cơ gồm một amin (có tỉ khối so với H2 bằng 22,5) và m gam hỗn hợp Z
gồm hai muối (có tỉ lệ mol 1: 2). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong
Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82,0. B. 58,0. C. 30,0. D. 70,0.
Câu 58: Hỗn hợp P gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m-1O4N3) đều mạch hở. Thủy phân hoàn
toàn 0,5 mol hỗn hợp P cần dùng vừa đủ 1,2 lít dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được phần
hơi chỉ chứa một chất khí T (làm xanh giấy quỳ ẩm) và 107,7 gam hỗn hợp Z chỉ gồm một muối
của amino axit (E) và một muối của axit cacboxylic đơn chức (G). Biết T có tỉ khối so với H2 là
15,5. Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng của P bằng 86,1 gam.
(b) Phần trăm khối lượng của Y trong P nhỏ hơn 44%.
(c) Phần trăm khối lượng của oxi trong X lớn hơn 40%.
(d) Tỉ lệ số mol 2 muối G với E trong Z tương ứng bằng 1: 3.
(e) Tỉ lệ số mol của X và Y trong hỗn hợp P là 3: 2.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 59: Cho P và Q là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở; X là este mạch hở tạo từ P, Q và ancol Y.
Chia 108,5 gam hỗn hợp Z gồm (P, Q, X) thành 2 phần. Đốt cháy phần 1 cần vừa đủ 47,04 lít
O2. Cho phần 2 tác dụng vừa đủ với 825 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng,
thu được 90,6 gam muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng natri dư, sau phản ứng
thấy khối lượng bình tăng 13,5 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; khối lượng phần 2 gấp
1,5 lần khối lượng phần 1 và MP < MQ. Phần trăm khối lượng của Q trong hỗn hợp Z có giá trị
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 22%. B. 20%. C. 19%. D. 18%.
Câu 60: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau (trong đó nX < nY <
nZ). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm
hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp T gồm các
chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được
8,64 gam Ag. Khi cho a gam T phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được
6,48 gam Ag. Cho các nhận định sau:
(a) Phần trăm khối lượng của X trong E xấp xỉ bằng 16,67%.

12
(b) Số mol Y trong 5,16 gam E là 0,04 mol.
(c) Z là anlyl fomat.
(d) Số nguyên tử H trong Y bằng 6.
Số nhận định đúng là

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 61: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa
chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,24
lít hỗn hợp hai khí (ở đktc). Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được
m gam hỗn hợp chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 42,7. B. 39,3. C. 40,9. D. 45,4.
Câu 62: Hỗn hợp E gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và
Y là muối của axit cacboxylic hai chức. Cho 34,2 gam E tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH
40% (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm) và
dung dịch sau phản ứng chứa a gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của a là
A. 36,7. B. 34,2. C. 32,8. D. 35,1.
Câu 63: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi
X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (số mol của X bằng 8 lần
số mol của T) tác dụng với dung dịch NaOH 2M thì cần vừa đủ 200 ml, thu được hỗn hợp F gồm
hai muối có tỉ lệ mol 1: 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2,
thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 26. B. 35. C. 29. D. 25.
Câu 64: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol X (C4H9O4N) và 0,15 mol Y (C4H12O4N2, là muối của axit cacboxylic
hai chức) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức và một amin no
và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có hai muối của hai
axit cacboxylic và muối của một amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối
lớn nhất trong G là
A. 24,57%. B. 52,89%. C. 25,53%. D. 54,91%.
Câu 65: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết pi trong phân tử, Y là axit no
đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp
M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng với vừa đủ
với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy
hoàn toàn E, thu được Na2CO3, 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T
trong M có giá trị gần nhất nào sau đây?
A. 68,7. B. 68,1. C. 52,3. D. 51,3.
Câu 66: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ
với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức
và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy
hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố
H trong Y là
A. 9,38%. B. 8,93%. C. 6,52%. D. 7,55%.

13
Câu 67: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy
hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 20,16 lít khí O2 (đktc), thu được 35,20 gam CO2 và 7,20 gam
H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 7,0 gam NaOH phản ứng, thu
được dung dịch T chứa 16,55 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong
T là
A. 9,60 gam. B. 6,80 gam. C. 7,85 gam. D. 9,75 gam.
Câu 68: Cho m gam hỗn hợp F (có tổng số mol 0,06 mol)gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và
pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp G gồm
muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn G bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí
và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 26,46 gam và
có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12,0. B. 13,0. C. 14,0. D. 15,0.
Câu 69: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức mạch hở (trong đó X, Y là este no, MY = MX + 14, Z không no
chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 14,64 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,76
mol O2. Mặt khác đun nóng 14,64 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol T duy nhất
và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ T đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam;
đồng thời thu được 2,016 lít khí H2. Tỉ lệ mol các muối có khối lượng phân tử tăng dần là
A. 6: 1: 2. B. 9: 5: 4. C. 5: 2: 2. D. 4: 3: 2.
Câu 70: X là este mạch hở được tạo bởi axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức. Y, Z là hai ancol
đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y,
Z cần dùng 7,728 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 4,86 gam nước. Mặc khác, đun nóng 5,7
gam hỗn hợp E trên cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được phần hơi chứa 2 ancol Y, Z có khối lượng 4,1 gam. Phần trăm khối lượng X có trong E là
A. 57,89%. B. 60,35%. C. 61,40%. D. 62,28%.
Câu 71: X là este no, đa chức, mạch hở; Y là este ba chức, mạch hở (được tạo bởi glixerol và một axit
cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp
E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml
dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được hỗn hợp T chứa 3
muối (T1, T2, T3) và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Biết MT1 < MT2 < MT3 và T3
nhiều hơn T1 là 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của T3 trong hỗn hợp T gần nhất với
giá trị nào dưới đây?
A. 25%. B. 30%. C. 20% D. 29%.
Câu 72: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z (đều mạch hở) bằng
lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin, 0,4 mol muối
của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ, thu được
hỗn hợp CO2, H2O và N2; trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị của
m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 50. B. 40. C. 45. D. 35.
Câu 73: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, vinyl axetat, glixerol triaxetat và metyl fomat. Thủy phân hoàn toàn
20 gam X cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 20,0
gam X thu được V lít (đktc) CO2 và 12,6 gam H2O. Giá trị của V là
A. 14,56. B. 17,92. C. 16,80. D. 22,40.
Câu 74: Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba

14
chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên
kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45
mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M,
thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó
tổng khối lượng muối của hai axit no là a gam. Giá trị của a là
A. 13,20. B. 20,60. C. 12,36. D. 10,68.
Câu 75: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được ancol Y duy nhất và 29,68 gam hỗn hợp Z gồm hai muối,
trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na
dư, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc); đồng thời khối lượng bình tăng 11,84 gam. Tỉ lệ a: b
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,5. B. 4,0. C. 5,0. D. 5,5.
Câu 76: Hỗn hợp E gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và
Y là muối của axit cacboxylic hai chức. Cho 34,2 gam E tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH
1M (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm) và
dung dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 36,7. B. 34,2. C. 32,8. D. 35,1.
Câu 77: Cho hỗn hợp E gồm peptit X (C6HmO4N3) và chất hữu cơ Y (C3HnO2N) đều mạch hở, phản ứng
vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 0,01
mol amin Z và m gam hỗn hợp F hai muối có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
A. 8,58. B. 2,76. C. 5,37. D. 9,55.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng
tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5
gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối
lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 16,32. B. 13,60. C. 20,40. D. 8,16.
Câu 79: X là một α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp R gồm a mol X và a mol đipeptit tạo thành từ X bằng một lượng oxi vừa đủ thu được
hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ hỗn hợp Y vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch
Z chứa 25,54 gam chất tan và có 1,008 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Nếu đun nóng hỗn hợp R
với một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp NaOH và KOH (có cùng nồng độ mol) thu được m gam
muối. Giá trị của m là
A. 10,170. B. 9,990. C. 11,430. D. 10,710.
Câu 80: X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau
một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 gam hỗn hợp T gồm X, Y,
Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dung dịch B chứa 41,04 gam hỗn hợp
muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y
có trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16%. B. 36%. C. 27%. D. 18%.
Câu 81: Cho biết X, Y là hai ancol đơn chức, mạch hở, không no có một liên kết đôi trong phân tử,
kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z là axit no, mạch hở, hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z.
Đốt cháy 18,91 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (mạch hở) cần dùng 17,08 lít khí O2 (đktc)
thu được 10,53 gam nước. Mặt khác, 18,91 gam E phản ứng được tối đa với 0,11 mol Br2

15
trong dung dịch. Đun nóng 0,095 mol E với 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn
nhất của m là
A. 9,24. B. 17,76. C. 10,08. D. 11,28.
Câu 82: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn
toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng
a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được
16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43,0. B. 37,0. C. 40,5. D. 13,5.
Câu 83: Hỗn hợp X gồm một axit, một este và một ancol đều no đơn chức mạch hở. Cho m gam hỗn hợp
X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 28,8 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 3,09 gam hỗn hợp muối được tạo bởi 2 axit là
đồng đẳng kế tiếp và 0,035 mol một ancol duy nhất Y, biết tỉ khối hơi của ancol Y so với hidro
nhỏ hơn 25 và ancol Y không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn 3,09 gam
2 muối trên bằng oxi thì thu được muối Na2CO3, hơi nước và 2,016 lít CO2 (đktc). Giá trị của m

A. 66,4. B. 75,4. C. 65,9. D. 57,1.
Câu 84: Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch
Y chứa (m + 11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem
đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X với dung dịch HCl dư, sau
phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu
sau:
(1) X là hexapeptit.
(2) Giá trị của m = 20,8 gam.
(3) Phân tử khối của X là 416.
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala.
(5) Phần trăm khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,14%
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 85: X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm
–COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng
vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn
Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước
thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong
không khí có 20% thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị của m là
A. 42,1 gam B. 42,8 gam C. 45,6 gam D. 39,8 gam
Câu 86: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X bằng O2, thu được 0,98 mol H2O và 1,1 mol CO2. Cho
m gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glyxerol và 18,6 gam muối. Mặt kh|c
25,62 gam X tác dụng được tối đa với V(ml) dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 80 B. 100 C. 40 D. 120

16
Câu 87: X, Y, Z là 3 este mạch hở (trong đó X, Y đơn chức, Z hai chức và MX < MY < MZ). Đun nóng m
gam hỗn hợp A chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T chỉ chứa 2 muối
có tỉ lệ số mol 1: 1 và hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2
ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9 gam và có 3,136 lit khí ở đktc thoát
ra. Đốt cháy toàn bộ T cần 7,84 (lit) khí O2 ở đktc thu được Na2CO3, H2O và 0,28 mol CO2. Các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong A là:
A. 9,22% B. 7,75% C. 4,61% D. 3,88%
Câu 88: Hỗn hợp E gồm X (C12H27O6N3, là muối của axit glutamic), Y (C4H9O4N) và Z (C4H9O2N) đều
mạch hở. Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,7 mol KOH, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch F và 0,4 mol hỗn hợp khí T gồm hai amin (có tỉ khối so với He là
9,5). Cô cạn F thu được hỗn hợp G chỉ chứa bốn muối khan (trong đó có hai muối của hai axit
cacboxylic đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng
của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 12,83% B. 12,19% C. 35,16% D. 36,42%
Câu 89: X Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở: X (CxH2xO2); Y (CnH2n-2O2) và Z (CmH2m-4O4) đều tạo từ axit
cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O
có tổng khối lượng 47,0 gam. Mặt khc, hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 0,08 mol H2 (xúc
tác Ni, t°). Đun nóng 0,2 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 2 ancol
no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn hỗn hợp T qua bình đựng Na dư, thấy tho|t ra 0,115 mol
H2. Cho các phát biểu sau:
(a) Đun nóng E với dung dịch KOH thu được tối đa 3 muối.
(b) Phần trăm khối lượng của Y trong E là 27,47%.
(c) Khối lượng của T là 9,68 gam.
(d) Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,7 mol O2.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 90: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng
số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 40,2 gam X bằng dung dịch NaOH
vừa đủ, thu được 22,0 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và
hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC để chuyển hết
toàn bộ ancol thành ete thì thấy có 16,6 gam ete tạo ra. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,45
mol O2, thu được Na2CO3, CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất
trong X là
A. 44,78%. B. 36,82%. C. 59,70%. D. 18,40%.
Câu 91: X là este no, hai chức, Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa
một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chức nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02
gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng vừa
đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,95M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ba muối
có khối lượng m gam và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
A. 28,14. B. 27,5. C. 19,63. D. 27,09.
Câu 92: Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối

17
amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 5) tác dụng
hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 chất
hữu cơ là đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với hiđro bằng 17,41) và 19,14 gam hỗn hợp muối.
Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 54,64%. B. 50,47%. C. 49,53%. D. 45,36%.
Câu 93: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit
cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai
amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba
muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit
cacboxylic và muối của một α–amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn
nhất trong G có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,0. B. 54,0. C. 52,0. D. 25,0.
Câu 94: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic
và ancol; MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung
dịch NaOH, thu được một muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na
dư, thu được 1,12 lít khí H2. Phần trăm khối lượng X trong E là
A. 40,40%. B. 30,30%. C. 62,28%. D. 29,63%.
Câu 95: X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa
X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 21,2
gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2
ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Phần
trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30%. B. 40%. C. 35%. D. 45%.
Câu 96: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este
đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn
toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ
với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic
không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối
lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1: m2 có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 2,7. B. 1,1. C. 4,7. D. 2,9.
Câu 97: Hỗn hợp E gồm amino axit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2). Cho
E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu
được 4,48 lít khí T (đo ở đktc, phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm).
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá trị của m là
A. 49,3. B. 47,1. C. 38,4. D. 42,8.
Câu 98: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mach hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit
cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2.
Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng
cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt
cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là
A. 160. B. 132. C. 146. D. 88.
Câu 99: Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của một α-amino axit; chất Y (C7H16O4N4, mạch hở) là muối

18
amoni của tripeptit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu
được sản phẩm hữu cơ gồm hai amin no là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ
khối so với H2 bằng 18,125 và 53,64 gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới
đây?
A. 45,0. B. 46,0. C. 44,5. D. 40,0.
Câu 100: Đốt cháy hoàn toàn a mol este X (a > 0,01) thu được b mol CO2 và c mol H2O (b = c + 0,08).
Thủy phân hoàn toàn a mol X bằng NaOH vừa đủ, thu được ancol Y và hỗn hợp Z gồm muối
của 2 trong 4 axit: axit propionic, axit metacrylic, axit panmitic, axit oleic. Cho toàn bộ Y vào
bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 2,06 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi hấp thụ toàn bộ
lượng CO2 sinh ra vào V ml KOH 2M, thu được 99,70 gam hai muối, Giá trị của V gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 510. B. 380. C. 760. D. 400.
Câu 101: X, Y là 2 este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY). Đun nóng hỗn hợp
E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 ancol Z và hỗn hợp T chứa 2 muối A và B
có tỉ lệ mol tương ứng là 11: 13 (MA< MB). Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng
bình tăng 17,8 gam đồng thời thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ
T thu được Na2CO3, CO2 và 11,25 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong Y có thể là:
A. 12. B. 16. C. 10. D. 8.
Câu 102: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n-4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức và chất Y
(CmH2m+5O4N3) mạch hở là muối amoni của một amino axit. Đốt cháy hoàn toàn m gam E rồi
cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 102,78 gam
và thu được 162 gam kết tủa. Mặt khác, cũng m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch
NaOH đun nóng, thu được 0,32 mol etylamin và 31,7 gam hỗn hợp muối. Biết rằng X, Y đều
không làm mất màu nước Br2. Thành phần % khối lượng X trong E là
A. 39,32%. B. 38,29%. C. 34,60%. D. 38,42%.
Câu 103: X, Y là hai axit no, đơn chức và là đồng đẳng liên tiếp của nhau (MY > MX); Z là ancol 2 chức;
T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,725 mol O2
thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 16,74 gam. Mặt khác 0,15 mol E tác dụng vừa đủ với 0,17
mol NaOH thu được dung dịch G và 1 ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Phần trăm khối lượng của
Y có trong E là
A. 7,74%. B. 14,32%. C. 16,00%. D. 61,94%.
Câu 104: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở là este X (C6H6O4) có cấu tạo đối xứng, este Y (CnH2n-2O4) và
este Z (CmH2m-6O6) đều thuần chức. Đốt cháy hoàn toàn 17,94 gam E (số mol X gấp 3 lần số mol
Z) trong oxi vừa đủ, thu được 29,92 gam CO2. Thủy phân 17,94 gam E cần dùng 140 ml dung
dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch F chứa 2 muối và 8,78 gam hỗn hợp T chứa
các ancol no. Cô cạn F rồi nung trong vôi tôi xút dư được 4,928 lít hỗn hợp 2 khí (đktc) nặng
1,88 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 32,89%. B. 17,43%. C. 26,88%. D. 19,62%.
Câu 105: Cho hỗn hợp X chứa hai chất hữu cơ mạch hở Y (CnH2n + 6O3N2) và Z (CmH2m + 1O4N) tác dụng
với dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nóng. Cô cạn dung dịch thu được 20,32 gam hỗn hợp hai
muối (trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối vô cơ) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp
gồm hai amin đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với He là 8,45. Phần trăm khối
lượng của Y có trong X là

19
A. 30,07%. B. 27,54%. C. 72,16%. D. 74,23%.
Câu 106: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa
chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1
mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được m gam
chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 42,7. B. 39,3. C. 40,9. D. 45,4.
Câu 107: X là axit cacboxylic no, đơn chức, Y là axit cacboxylic không no, đơn chức có một liên kết C=C
và có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo thành từ X, Y và một ancol no (tất cả đều
mạch hở, thuần chức). Đốt cháy hoàn toàn 7,14 gam E chứa X, Y, Z thu được 4,32 gam H2O.
Mặt khác 7,14 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH, sản phẩm sau
phản ứng có chứa 9,39 gam hỗn hợp các chất hữu cơ.
Cho các phát biểu liên quan đến bài toàn gồm:
(1) Phần trăm khối lượng của Z trong E là 18,07%.
(2) Số mol của X trong E là 0,02 mol.
(3) Khối lượng của Y trong E là 5,16 gam.
(4) Phân tử Z có 12 nguyên tử H.
(5) X có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 108: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối amoni của axit cacboxylic đơn chức) và chất Y
(CmH2m+3O5N3); X, Y hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn x mol E cần vừa
đủ 47,32 lít O2; thu được H2O; 1,65 mol CO2 và 7,28 lít N2. Mặt khác, cho x mol E tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 2 amin và y gam hỗn hợp 2
muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có một muối của - aminoaxit).
Giá trị của y là
A. 52,20. B. 54,80. C. 45,50. D. 57,80.
Câu 109: Đun 39,2 gam hỗn hợp M gồm hai este mạch hở X, Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; X,
Y hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một ancol Z duy
nhất và hỗn hợp T gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ T cần 0,66 mol O2, thu được 0,3 mol K2CO3;
34,12 gam hỗn hợp gồm CO2 và nước. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử
lớn nhất trong hỗn hợp T là
A. 14,41%. B. 23,82%. C. 24,71%. D. 61,16%.
Câu 110: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3) trong đó Y là muối của axit đa chức,
Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được
0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20,5. B. 17,0. C. 24,0. D. 31,5.
Câu 111: Thủy phân hoàn toàn (a) gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch
chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn
toàn (a) gam X cần vừa đủ 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là

20
A. 16,12. B. 17,72. C. 19,56. D. 17,96.
Câu 112: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được
chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng
với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản
phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1: 3.
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
Câu 113: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đều no, mạch hở có công thức phân tử là C2H8O3N2 và
C3H10O4N2. Cho a gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 3,584
lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai chất khí đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm, tỉ khối của Z so với H2 bằng
17,25. Cô cạn Y, thu được m gam hỗn hợp T gồm 3 muối khan. Biết rằng trong Z không có hợp
chất đa chức. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23%. B. 31%. C. 8%. D. 46%.
Câu 114: Cho hỗn hợp E chứa 3 este X, Y, Z (Mx < MY < MZ < 146) đều mạch hở và không phân nhánh.
Đun nóng 36,24 gam E cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch sau phản ứng đem cô
cạn thu được hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, thuộc cùng một dãy đồng đẳng, kế tiếp và phần rắn
F. Lấy toàn bộ lượng F đun với vôi tôi xút thu được 1 khí duy nhất có thể tích 8,96 ở đktc. Đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol trên cần dùng 18,816 lít ở đktc khí O2. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30%. B. 15%. C. 50%. D. 60%.
Câu 115: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C6H13O4N) và 0,15 mol Y (C6H16O4N2, là muối của axit
cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hai amin no (kế tiếp nhau
trong dãy đồng đăng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng
ba nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của
một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 51,75%. B. 53,05%. C. 22,00%. D. 46,95%.
Câu 116: Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni,
to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu
được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và
6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần
vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 50,31%. B. 32,88%. C. 54,18%. D. 58,84%.
Câu 117: Hỗn hợp E gồm hai chất X và Y; trong đó chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit
cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-4O7N6) là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1
mol E tác dụng tối đa với 0,32 mol NaOH trong dung dịch, đun nóng, thu được metylamin và
dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 49%. B. 52%. C. 77%. D. 22%.
Câu 118: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở là este 2 chức X (C6H6O4) có cấu tạo đối xứng, este 2 chức Y
(CnH2n-2O4) và este 3 chức Z (CmH2m-4O6). Đốt cháy hoàn toàn 17,94 gam E (số mol X gấp 3 lần

21
số mol Z) trong oxi vừa đủ, thu được 29,92 gam CO2. Thủy phân 17,94 gam E cần dùng 140 ml
dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch F chứa 2 muối và 8,78 gam hỗn hợp T
chứa các ancol no. Cô cạn F rồi nung trong vôi tôi xút dư được 4,928 lít hỗn hợp 2 khí (đktc)
nặng 1,88 gam. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 34,115. B. 26,88%. C. 17,43%. D. 19,62%.
Câu 119: Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa
một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn
m gam X cần vừa đủ 0,775 mol O2 thu được CO2 và 0,63 mol H2O. Nếu thủy phân m gam X trên
trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon
và hỗn hợp Z chứa 0,22 mol hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,4 mol CO2 và
0,6 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X?
A. 21,4%. B. 17,5%. C. 27,9%. D. 19,8%.
Câu 120: Hỗn hợp X chứa ancol đơn chức A, axit hai chức B và este hai chức D đều no, hở và có tỉ lệ mol
tương ứng 3: 2: 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 ( đktc). Mặt khác,
đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y và hỗn
hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO, thu được sản phẩm
khí chỉ chứa một hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất
100%. Cho các phát biểu sau:
(1) Ancol A phải là C2H5OH
(2) Có 2 công thức cấu tạo của D thỏa mãn.
(3) Giá trị % về khối lượng của B là 29,03%
(4) Giá trị của m là 7,24 gam
Số phát biểu hoàn toàn đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 121: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit,
ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng
hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu
được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hoá là
A. 31,25%. B. 50,00%. C. 62,50%. D. 40,00%.
Câu 122: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn
lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,0. B. 12,5. C. 10,0. D. 14,5.
Câu 123: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch
hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử
hiệu suất các phản ứng đếu bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este
thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phần tử khối lớn trong X gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 5%. B. 7%. C. 9%. D. 11%.
Câu 124: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (no, đơn chức, mạch hở). Đốt
cháy hoàn toàn m gam E cần 28,56 lít O2 (đktc). Mặt khác thủy phân m gam E trong dung dịch

22
NaOH vừa đủ thu được 32,4 gam hỗn hợp muối F. Đốt cháy hoàn toàn F cần 26,4 gam O2 thu
được H2O, Na2CO3, N2 và 25,3 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 59,09%. B. 45,94%. C. 49,62%. D. 62,95%.
Câu 125: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng
số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH
vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z
gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí thoát ra và
khối lượng bình tăng 4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O2, thu được Na2CO3 và
4,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X

A. 15,46%. B. 19,07%. C. 77,32%. D. 61,86%.
Câu 126: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-3O6N5) là
pentapeptit được tạo bởi một amino axit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung
dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn
hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 47,24%. B. 63,42%. C. 46,63%. D. 51,78%.
Câu 127: X, Y là hai axit no, đơn chức và là đồng đẳng liên tiếp của nhau (MY > MX); Z là ancol 2 chức;
T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,725 mol O2
thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 16,74 gam. Mặt khác 0,15 mol E tác dụng vừa đủ với 0,17
mol NaOH thu được dung dịch G và 1 ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Phần trăm khối lượng của
Y trong hỗn hợp E là
A. 7,74%. B. 14,32%. C. 16,00%. D. 61,94%.
Câu 128: Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối
amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 5) tác dụng
hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí (gồm 2 chất
hữu cơ là đồng đẳng liên tiếp) có tỉ khối so với hiđro bằng 383/22 và 19,14 gam hỗn hợp muối.
Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 54,64%. B. 50,47%. C. 49,53%. D. 45,36%.
Câu 129: X là este hai chức, Y là este đơn chức (đều mạch hở). Đốt x mol X hoặc y mol Y đều thu được
số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,08 mol. Cho 14,88 gam hỗn hợp H gồm X (x mol); Y (y
mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa hai muối của
hai axit no và hỗn hợp Z chứa hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Cho Z
tác dụng hết với Na dư thu được 0,08 mol H2. Mặt khác, 14,88 gam H làm mất màu vừa hết 0,12
mol Br2. Biết H không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối
lớn hơn có giá trị gần nhất với
A. 41,50%. B. 47,50%. C. 57,50%. D. 48,50%.
Câu 130: Cho hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức đồng
phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,88 gam X cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 25,08 gam
CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol Z. Lấy toàn bộ Z cho vào bình đựng Na dư,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình đựng Na tăng 5,85.
Trộn Y với CaO rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một
hidrocacbon duy nhất. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong X là

23
A. 33,67%. B. 28,96%. C. 37,04%. D. 42,09%.
Câu 131: Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X; pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và
T(C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,1 mol
metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp rắn Q
gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của alanin
và valin lần lượt là 10:3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được
CO2, H2O, N2 và 0,385 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với
A. 28,55%. B. 28,54%. C. 28,53%. D. 28,52%.
Câu 132: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, tripanmitin và este T
(ba chức, mạch hở được tạo bởi từ glixerol và các axit hữu cơ đơn chức; phân tử T có 9 liên kết
pi). Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 8,7866% về
khối lượng) cần dùng 5,19 mol O2, sản phẩm gồm N2, m gam CO2 và 64,44 gam H2O. Mặt khác,
cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 176,18. B. 151,04. C. 149,29. D. 166,32.
Câu 133: Hỗn hợp E gồm X (C9H24O6N4) và Y (C9H24O8N4); trong đó X là muối của Glu, Y là muối của
axit cacboxylic; X, Y đều mạch hở. Cho E phản ứng hoàn toàn với 475 ml dung dịch KOH 2M,
thu được hỗn hợp T gồm hai amin đơn chức, đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với He là 9,15)
và dung dịch F. Cô cạn F, thu được hỗn hợp G chỉ chứa ba muối khan (trong đó có hai muối
cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ
nhất trong G có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 35. B. 34. C. 55. D. 53.
Câu 134: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi
X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8
lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm
hai muối (có tỉ lệ mol 1: 3) và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2,
thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 35. B. 26. C. 25. D. 29.
Câu 135: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở là este X (C6H6O4) có cấu tạo đối xứng, este Y (CnH2n-2O4) và
este Z (CmH2m-6O6) đều thuần chức. Đốt cháy hoàn toàn 17,94 gam E (số mol X gấp 3 lần số mol
Z) trong oxi vừa đủ, thu được 29,92 gam CO2. Thủy phân 17,94 gam E cần dùng 140 ml dung
dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch F chứa 2 muối và 8,78 gam hỗn hợp T chứa
các ancol no. Cô cạn F rồi nung trong vôi tôi xút dư được 4,928 lít hỗn hợp 2 khí (đktc) nặng
1,88 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 32,89%. B. 17,43%. C. 26,88%. D. 19,62%.
Câu 136: Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X; pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và
T(C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,1 mol
metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp rắn Q
gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của alanin
và valin lần lượt là 10:3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được
CO2, H2O, N2 và 0,385 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với
A. 28,55%. B. 28,54%. C. 28,53%. D. 28,52%.

24
Câu 137: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức
(MY > MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M
gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G.
Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G thu được
0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 89. B. 87. C. 98. D. 39.
Câu 138: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixerol triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn
toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6
gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá
trị của m là
A. 54,3. B. 58,2. C. 57,9. D. 52,5.
Câu 139: Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit
X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, nếu đun nóng
69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z, số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung
dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng
101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10%. B. 95%. C. 54%. D. 12%.
Câu 140: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chứcc cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi
X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X,
Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng khí O2 vừa đủ, thu được 2,24 lít CO2 (đktc)
và 16,2 gam H2O. Đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3.NH3 đến khi xảy ra
hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam hỗn hợp M phản ứng hết với 400 ml
dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam
chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 33. B. 25. C. 38. D. 30.
Câu 141: Cho 3,584 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp Q gồm một ankan X, một anken Y, một ankin Z.
Lấy 1/2 hỗn hợp cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thấy thể tích hỗn hợp
giảm 12,5% và thu được 1,47 gam kết tủa. Cho 1/2 hỗn hợp còn lại đi qua dung dịch brom dư
thấy khối lượng bình brom tăng 2,22 gam và có 13,6 gam brom phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn
lượng khí đi ra khỏi bình brom rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì
thu được 2,955 gam kết tủa. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH4, C2H4, C2H2. B. CH4, C2H4, C3H4.
C. C3H8, C2H4, C2H2. D. C3H8, C2H4, C3H4.
Câu 142: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi
X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X,
Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2 thu được 22,4 lít CO2 (đktc)
và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NO3 sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết
với 300 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dung dịch N. Cô cạn dung dịch N
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với?
A. 18,74. B. 20,74. C. 22,74. D. 24,74.

25
Câu 143: Cho X, Y là 2 axit cacboxylic hai chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, Z, T là hai este hơn kém
nhau 1 nhóm CH2, Y và Z là đồng phân của nhau, (MX < MY < MT). Đốt cháy 23,04 gam hỗn
hợp E gồm X, Y, Z và T cần dùng 20,48 gam O2. Mặt khác, 5,76 gam hỗn hợp E tác dụng vừa
đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 1,4 gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 36. B. 18. C. 20. D. 40.
Câu 144: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch
hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử
hiệu suất các phản ứng đếu bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este
thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phần tử khối lớn trong X gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 5%. B. 7%. C. 9%. D. 11%.
Câu 145: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (no, đơn chức, mạch hở). Đốt
cháy hoàn toàn m gam E cần 28,56 lít O2 (đktc). Mặt khác thủy phân m gam E trong dung dịch
NaOH vừa đủ thu được 32,4 gam hỗn hợp muối F. Đốt cháy hoàn toàn F cần 26,4 gam O2 thu
được H2O, Na2CO3, N2 và 25,3 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 59,09%. B. 45,94%. C. 49,62%. D. 62,95%.
Câu 146: Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác
dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic; 0,2 mol hỗn hợp hai amin no, đơn
chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn
dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử,
trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối của α-amino axit. Phần trăm khối lượng
của muối có phân tử khối lớn hơn trong T là
A. 66,2%. B. 74,5%. C. 25,5%. D. 33,8%.
Câu 147: Hỗn hợp T gồm ba este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ, Y hơn X một nguyên tử C; Y chiếm
20% số mol trong T). Hóa hợi 14,28 gam T thu được thể tích đúng bằng thể tích của 6,4 gam O2
trọng cùng điều kiện. Mặt khác 14,28 gam T tác dụng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M
thu được dung dịch Q chứa bốn muối. Cô cạn Q thu được hỗn hợp muối khan R. Phần trăm khối
lượng muối của cacboxylic có phân tử khối lớn nhất trong R là
A. 10,85%. B. 19,34%. C. 11,79%. D. 16,79%
Câu 148: Cho X và Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức
khác. Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol
O2 đã phản ứng. Đun nóng 15,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y)
cần dùng 200 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp K chứa 2
muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 7,6 gam. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp muối K cần dùng 0,21 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 58,25%. B. 65,62%. C. 52,38%. D. 47,62%.
Câu 149: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở và được tạo bởi các ancol
no). Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp Y
gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai
ancol và 24,06 gam hỗn hợp T gồm các muối của axit đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng

26
0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Tổng khối lượng của hai este đơn chức trong 0,2
mol X là
A. 10,82. B. 14,93. C. 12,36. D. 12,44.
Câu 150: Hỗn hợp E gồm tripeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Thủy
phân hoàn toàn 149,7 gam E trong môi trường axit, thu được 178,5 gam hỗn hợp các amino axit.
Cho 149,7 gam E vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 1,5 mol NaOH, đun nóng hỗn hợp để phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu dược dung dịch T. Tổng khối lượng chất tan trong T là
A. 199,8 gam. B. 212,3 gam. C. 185,2 gam. D. 256,7 gam.
Câu 151: Hỗn hợp X gồm glixerol, anđehit acrylic, butanđial, axit fomic, axit axetic, anđehit fomic trong
đó số mol axit fomic gấp 2 lần số mol glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 12,86000 gam X cần a mol
O2 thu được (a – 0,005) mol CO2. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,75a mol
NaOH và 0,5a mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị của
m là
A. 22,3125. B. 23,0625. C. 24,1075. D. 21,1375.
Câu 152: Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều mạch hở gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng
đẳng và 1 este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 10,304 lít khí O2 (đktc), thu
được 14,96 gam CO2 và 9 gam nước. Mặc khác, đun nóng 18,48 gam X với dung dịch NaOH
dư, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và 5,36 gam một muối duy nhất. Đun nóng toàn bộ Y với
H2SO4 đặc ở 140°C thu được m gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol trong Y đều
bằng 80%. Giá trị gần nhất của m là
A. 10,0. B. 11,0. C. 9,0. D. 4,0.
Câu 153: Hỗn hợp M gồm 3 peptit X, Y, Z (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 4: 3: 2 có tổng số
liên kết peptit trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 78,10 gam M thu được
0,40 mol A1; 0,22 mol A2 và 0,32 mol A3. Biết A1, A2, A3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt
khác, cho x gam M phản ứng vừa đủ với NaOH thu được y gam muối. Đốt cháy hoàn toàn y
gam muối này cần 32,816 lít O2 (đktc) (biết sản phẩm cháy gồm Na2CO3, CO2, H2O và N2).
Giá trị y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 47,95. B. 37,45. C. 17,72. D. 56,18.
Câu 154: Đun nóng 52,38 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đều mạch hở A, B, ancol no E, và D là
este hai chức, mạch hở được tạo bởi A, B, E với 400 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ), thu
được ancol E và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1: 1. Dẫn toàn bộ E qua bình đựng Na dư
thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam; đồng thời thu được 8,736 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn F
cần dùng 23,52 lít O2, thu được 0,9 mol CO2, Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của B (MB
> MA) trong hỗn hợp X gần nhất là
A. 18%. B. 20% C. 16%. D. 14%.
Câu 155: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong mỗi phân tử X, Y chứa không quá 2
liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etilen glicol. Đốt cháy 13,12 gam
hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,5 mol O2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với dung dịch KOH
dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì số mol KOH phản ứng là 0,20 mol. Mặt khác, cho 0,36 mol
E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16,5%. B. 28,0%. C. 24,0%. D. 59,5%.
Câu 156: Hỗn hợp E gồm ba muối có cùng công thức phân tử là C5H14O4N2. Cho m gam E phản ứng vừa

27
đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6 lít
(đktc) hỗn hợp F gồm hai amin đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (có tỉ khối hơi so
với hiđro là 18,3) và dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được a gam hỗn hợp T gồm bốn muối
(trong đó có ba muối có cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm khối lượng của muối có khối
lượng mol lớn nhất trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15%. B. 25%. C. 20%. D. 10%.
Câu 157: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp T gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch
NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối glyxin và 0,4 mol muối của alanin.
Mặt khác đốt cháy m gam T trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng
khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18. B. 34. C. 32. D. 28.
Câu 158: Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic no, đơn chức; Y là hai axit cacboxylic đơn chức,
có hai liên kết pi; Z là este đơn chức; T là este 2 chức. Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z,
T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam
hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp
muối cần vừa đủ 1,24 mol O2 thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần
trăm khối lượng của T trong E gần nhất với?
A. 41%. B. 66%. C. 26%. D. 61%.
Câu 159: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este,
Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong A) thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là
0,25 mol. Mặt khác, m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam hai
ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T
cần vừa đủ 0,275 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối
lượng của Z trong A là
A. 45,20%. B. 50,40%. C. 62,10%. D. 42,65%.
Câu 160: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng
số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 40,2 gam X bằng dung dịch NaOH
vừa đủ, thu được 22,0 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và
hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC để chuyển hết
toàn bộ ancol thành ete thì thấy có 16,6 gam ete tạo ra. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,45
mol O2, thu được Na2CO3, CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất
trong X là
A. 44,78%. B. 36,82%. C. 59,70%. D. 18,40%.
Câu 161: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn
0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng
7,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ Z trên vào
dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng ứng với 0,14 mol Z

A. 47,32 B. 47,23 C. 46,55 D. 46,06
Câu 162: Hỗn hợp E chứa ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 146) đều mạch hở và không phân nhánh. Đun
nóng 36,24 gam E với 0,5 mol NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp G gồm hai ancol no, đồng đẳng
liên tiếp và m gam hỗn hợp muối T. Nung nóng m gam T với hỗn hợp vôi tôi xút, thu được 0,4
mol một chất khí duy nhất. Mặt khác, đốt cháy hết ancol G cần vừa đủ 0,84 mol O2. Phần trăm

28
khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 70% B. 60% C. 50% D. 40%
Câu 163: Cho 36,5 gam hỗn hợp E gồm hai este hai chức mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và
ancol; là đồng phân cấu tạo của nhau, không tráng bạc) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH,
thu được hỗn hợp ancol Z là đồng đẳng kế tiếp và 35,18 gam hỗn hợp M gồm 2 muối M1 và M2
(M1< M2) của hai axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được
5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của M2 trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 50,5 B. 50,0 C. 49,0 D. 49,5
Câu 164: Chất X (C6H16O4N2) là muối của axit cacboxylic, chất Y (C6H10O4N2, mạch hở có các gốc liên
kết với nhau bằng liên kết -CONH-). Cho 22,05 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng vừa đủ với
325 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, thu được hỗn hợp hai amin là chất khí ở điều kiện thường
và m gam hỗn hợp F gồm hai muối (các amin và các muối đều có cùng số nguyên tử cacbon).
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29 B. 30 C. 25 D. 24
Câu 165: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol: X (no đơn chức), Y (không
no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,58 mol E phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được 38,34 gam hỗn hợp 3 ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22 gam
hỗn hợp T gồm 3 muối của 3 axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,365 mol O2,
thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5. B. 7. C. 6 D. 8.
Câu 166: Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa
chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu
được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều
lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất
hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với
A. 37. B. 26. C. 34. D. 32.
Câu 167: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mach hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit
cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2.
Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng
cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt
cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là
A. 160. B. 132. C. 146. D. 88.
Câu 168: Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của một α-amino axit; chất Y (C7H16O4N4, mạch hở) là muối
amoni của tripeptit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu
được sản phẩm hữu cơ gồm hai amin no là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ
khối so với H2 bằng 18,125 và 53,64 gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới
đây?
A. 45,0. B. 46,0. C. 44,5. D. 40,0.
Câu 169: X là este hai chức, Y, Z là hai este đều đơn chức (X, Y, Z đều mạch hở và MZ > MY). Đun
nóng 5,7m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Z lớn hơn số mol của X) với dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp muối G. Dẫn toàn bộ F
qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 17,12 gam; đồng thời thoát ra 5,376 lít khí

29
H2 (đktc). Nung nóng G với vôi tôi xút, thu được duy nhất một hiđrocacbon đơn giản nhất có
khối lượng là m gam. Khối lượng của X có trong hỗn hợp E là
A. 5,28 gam. B. 11,68 gam. C. 12,8 gam. D. 10,56 gam.
Câu 170: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa
chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,24
lít hỗn hợp hai khí (ở đktc). Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được
m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 42,7. B. 39,3. C. 40,9. D. 45,4.
Câu 171: Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no
chứa một liên kết đôi C = C. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu đươc
0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol
có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức
có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 22,7% B. 15,5% C. 25,7% D. 13,6%

Câu 172: Đôt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ mạch hở X ( C n H 2n +3O 2 N ) và muối
của axit cacboxylic hai chức Y ( Cm H 2m + 4 O 4 N 2 ) cần vừa đủ 0,215 mol O 2 , thu được 0,6 mol hỗn
hợp gồm CO 2 , N 2 và H2O . Mặt khác, khi cho 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH
đun nóng thu hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu
được a gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của a là
A. 10,00 B. 9,44 C. 7,36 D. 10,28
Câu 173: Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở, trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon. Xà
phòng hóa hoàn toàn 18,30 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai
ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua
bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,91 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,195 mol
O2, thu được Na2CO3 và 10,85 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este
có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X là
A. 52,52%. B. 42,65%. C. 39,34%. D. 32,82%.
Câu 174: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1O2N) và este Y
(CmH2m-2O4) cần vừa đủ 0,575 mol O2, thu được CO2, N2 và 0,47 mol H2O. Mặt khác, khi cho
0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng. Kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp Z
gồm hai ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng M, N (biết phân tử khối và số mol
của M đều nhỏ hơn N) và m gam hỗn hợp muối khan (có chứa muối glyxin). Giá trị của m là
A. 11,74. B. 12,58. C. 9,08. D. 8,36.
Câu 175: X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có 1 axit có một liên kết đôi C=C, MX < MY),
Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở và không có phản ứng tráng bạc).
Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M
được m gam hỗn hợp F gồm hai muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở (có cùng số
nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam F cần vừa đủ 27,776 lít O2 thu được Na2CO3 và
56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 41. B. 66. C. 61. D. 26.
Câu 176: Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O4, este C5H11O2N. Cho X tác dụng

30
vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam
rắn khan và 1,25 gam hỗn hợp hơi Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho toàn bộ lượng Z
thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Còn nếu đốt cháy hoàn
toàn Z thì thu được 1,76 gam CO2. Giá trị của m là
A. 7,45. B. 7,17. C. 6,99. D. 7,67.
Câu 177: Cho hỗn hợp M gồm một axit hai chức X, một este đơn chức Y và một ancol hai chức Z (đều
no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 23,80 gam M thu được 39,60 gam CO2. Lấy 23,80 gam M
tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu lấy 0,45 mol M tác dụng với
Na dư, thu được 8,064 lít H 2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và ancol Z không hoà
tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Phần trăm khối lượng của Y trong M là
A. 17,48%. B. 12,55%. C. 18,66%. D. 63,87%.
Câu 178: Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của một α-amino axit; chất Y (C7H16O4N4, mạch hở) là muối
amoni của tripeptit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu
được sản phẩm hữu cơ gồm hai amin no là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ
khối so với H2 bằng 18,125 và 53,64 gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới
đây?
A. 45,0. B. 46,0. C. 44,5. D. 40,0.
Câu 179: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ
với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức
và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy
hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố
H trong Y là
A. 9,38%. B. 8,93%. C. 7,55%. D. 6,52%.
Câu 180: Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH
vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch, thu được m gam hỗn
hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức
đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Giá trị của (mE – mD) là
A. 3,80 gam. B. 2,36 gam. C. 3,04 gam. D. 3,18 gam.
Câu 181: Cho 8,4 gam X chứa 2 este, mạch hở đốt cháy hoàn toàn thu được 0,3 mol H2O. Thủy phân 8,4
gam X cần 120ml NaOH 1M thu được Y chứa 2 ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và
Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Dẫn Y qua
Na thấy khối lượng bình tăng 3,66 gam. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn trong X
là:
A. 22,18% B. 38,23% C. 47,14% D. 42,25%
Câu 182: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit
cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai
amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba
muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit
cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn
nhất trong G là
A. 53,14%. B. 24,57%. C. 52,89%. D. 25,53%.
Câu 183: Đun nóng 61,6 gam hỗn hợp X gồm 3 este: propyl fomat; etyl axetat và metyl propionat bằng
dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 3 ancol. Đun Y với H2SO4 đặc ở

31
nhiệt độ thích hợp để thực hiện phản ứng ete hóa. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn hợp chất hữu cơ Z có khối lượng giảm đi so với khối lượng ban đầu là a gam. Giá trị
của a là
A. 12,6. B. 6,3. C. 11,2. D. 5,6.
Câu 184: Đun nóng 41,49 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và tripeptit Y (C7H13N3O4) trong 350
ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T chứa ba muối và HCl dư. Cho dung dịch T tác dụng
vừa đủ với 508 ml dung dịch NaOH 2,5M được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 100,15 B. 93,06 C. 98,34. D. 100,52
Câu 185: Cho hỗn hợp E chứa 3 este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 146) đều mạch hở và không phân nhánh.
Đun nóng 36,24 gam E cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch sau phản ứng đem cô
cạn thu được hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, thuộc cùng một dãy đồng đẳng, kế tiếp và phần rắn
F. Lấy toàn bộ lượng F đun với vôi tôi xút thu được 1 khí duy nhất có thể tích 8,96 ở đktc. Đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol trên cần dùng 18,816 lít (đktc) khí O2. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất
A. 60%. B. 70%. C. 50%. D. 40%.
Câu 186: Hỗn hợp E gồm peptit X (C9H16O5N4), peptit Y (C7H13O4N3) và peptit Z (C12H22O5N4). Đun
nóng 31,17 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin,
alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,3725 mol O2, thu được CO2, H2O và 23,85
gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 25,0%. B. 33,4%. C. 58,4%. D. 41,7%.

32
GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:
nCO 9,12
+ nX = 2
= = 0,16 mol.
CX 3 + 3 + 17.3
H , t o , Ni NaOH O
+ 0,16 mol X ⎯⎯⎯⎯
2
→ 0,16 mol C3 H5 (OOCC17 H55 )3 ⎯⎯⎯ → 0,48 mol C17 H35COONa ⎯⎯
2
→ 8,4 mol H2 O
 m H O = 151,2 gam gaàn nhaát vôùi 150
2

Câu 2:
n OH = 2n H = 0,04 HCHO : x mol n Ag = 4x + 2y = 0,1 x = 0,01
+ 2
 anñehit goàm   
n − CHO = 0,5n Ag = 0,05  0,04 −CHO : y mol n OH = x + y = 0,04 y = 0,03
CH OH (0,01 mol) HCHO
+ Maët khaùc n C trong Z = 0,04 = n (HCHO; −CHO)  Z goàm  3 ; anñehit laø 
C2 H 4 (OH)2 (0,015 mol) (CHO)2
HCOONa : 0,03 mol
(HCOO)2 C2 H 4 : 0,015 mol 
 H NC H COONa : 0,01 mol
 X goàm H 2 NC3 H 6 COOCH3 : 0,01 mol  Chaát raén goàm  2 3 6
Gly − Ala : (0,08 − 0,04) : 2 = 0,02 mol Gly − Na : 0,02 mol
 Ala − Na : 0,02 mol

 m chaát raén = 0,03.68 + 0,01.125 + 0,02.97 + 0,02.111 = 7,45 gam

Câu 3:
n COO = n OH = 2n H = 0,1 n C trong ancol = n C trong axit = 0,1
 2

+ n C trong ancol  n OH = 0,1  n C trong axit = n COO = 0,1
 
n = 0,2 n C trong ancol = n OH = 0,1
 CO2 trong este
axit laø HCOOH
  X laø HCOOCH 3 (M = 60) n = n X + 2n Y = 0,1
 CH3OH vaø    OH
ancol laø C H (OH) Y laø (HCOO)2 C2 H 4 (M = 118) m ancol = 32n X + 62n Y = 3,14
  2 4 2

n = 0,04 0,04.60


 X  %X = = 40,40%
n Y = 0,03 0,04.60 + 0,03.118

Câu 4:

33
COONa : x mol  CO2 : 0,6  m T = 67x + 12y + z = 73,22 x = 1,08
  0,365 mol O    
+ T ⎯⎯⎯→
quy ñoåi
T' C : y mol  ⎯⎯⎯⎯⎯ 2
→ Na2 CO3 : 0,5x   BTE : x + 4y + z = 0,365.4  y = 0,06
H : z mol  H O : 0,5z  BTC : x + y = 0,5x + 0,6 z = 0,14
   2   
 1,08 + 0,06 HCOONa (soá C = 1) : a mol
Cmuoái = 0,58
= 1,965

+ n muoái = n este = 0,58    T goàm (COONa)2 (soá H = 0) : b mol
H muoái = 0,14 = 0,241 
 0,58 Cn H 2n −1COONa : c mol
n H trong T' = a + (2n − 1)c = 0,14
 a − c = 0,02 a = 0,05
n C trong T' = nc = 0,06   n = 2
  a + 2b + c = 1,58   b = 0,5  
n COONa = a + 2b + c = 1,58 a + b + c = 0,58 c = 0,03 Cn H 2n −1COONa laø C2 H3COONa
n  
 muoái = a + b + c = 0,58
38,34 1,08 mol CH 3OH
+ n ancol = n COONa = 1,08  M ancol = = 35,5  3 ancol ⎯⎯⎯→
quy ñoåi

1,08 0,27 mol CH 2 = 0,05.3 + 0,04.4
 X : HCOO(CH 2 )3 CH 3 : 0,05 mol 
  0,03.142
 3 este laø Y : C2 H3COO(CH 2 )4 CH 3 : 0,03 mol   %Y = = 6,23%  6%
 Z : CH OOC − COOCH : 0,5 mol  0,05.102 + 0,03.142 + 0,5.118
 3 3 

Câu 5:
Töø giaû thieát  X laø HCOOCH2 CH2 OOCCH2 NH2
+ 
Coâng thöùc cuûa X, Y Y laø C2 H5 NH3 HCO3 hoaëc (CH3 )2 NH2 HCO3
HCOOK (M = 84) : 0,1 mol 
0,1 mol X  KOH  
+  ⎯⎯⎯ → G H2 NCH2 COOK (M = 113) : 0,1 mol   %K 2 CO3 = 51,24%
0,15 mol Y  K CO (M = 138) : 0,15 mol 
 2 3 

Câu 6:
m dd giaûm = m R(OH) − 2 n H m R(OH) = 12,4 n = 2; M R(OH) = 62
 n 2
 n M  2
 12 ? 0,2  R(OH) 
+   12,4n  n
= 31  ancol T laø C2 H 4 (OH)2
n.n R(OH)n = 2 n H2 M = 0,4 n n
 0,2
 R(OH)n  C2 H4 (OH)2 = 0,2
n(P , Q) = 2n C H (OH) = 0,4
+ X, Y, Z no, maïch hôû  P, Q ñôn chöùc, no   2 4 2

n P = 0,25; n Q = 0,15

2n H O 2.0,35 P laø HCOONa



+ H(P, Q) = 2
= = 1,75   0,7 − 0,25
n(P, Q) 0,4 H Q = 0,15 = 3  Q laø CH 3COONa

 X laø (HCOO)2 C2 H 4 ; Y laø HCOOC2 H 4OOCCH 3 ; Z laø (CH 3COO)2 C2 H 4  Y coù17 nguyeân töû

Câu 7:

34
 X laø este ñôn chöùc  KOH muoái duy nhaát   X laø RCOOCn H 2n +1 
+  ⎯⎯⎯⎯
0,24 mol
→   
Y laø este hai chöùc   hai ancol no  Y laø (RCOO)2 C m H 2m 
E E

+ n OH ancol = n KOH = 0,24; m ancol = m goác ancolat + m H trong OH = 8,48 + 0,24 = 8,72 gam.
25,92
 m RCOOK = m E + m KOH − m ancol = 25,92  M RCOOK = = 108  R laø C2 H −
0,24
CH  CCOOCH3 : x mol 
quy ñoåi  O2 CO2 : (4x + 8y + z) mol 
+ E ⎯⎯⎯→ (CH  CCOO)2 C2 H 4 : y mol  ⎯⎯ to
→ 
CH : z mol  H 2 O : (2x + 3y + z) mol 
 2 
m = 84x + 166y + 14z = 21,2 x = 0,16
 E  CH 2 naèm trong Y
 n KOH = x + 2y = 0,24  y = 0,04  
n :n =2
n − n = 2x + 5y = 0,52   CH2 Y
 CO2 H2 O z = 0,08
 Caàn theâm 2 n h oùm CH 2 vaøo Y  Y laø (CH  CCOO)2 C 4 H 8  Y coù 10H

Câu 8:
+ m muoái  m E  M Na  M goác hiñrocacbon cuûa ancol  Goác hiñrocacbon cuûa ancol laø CH3 .
COO : 0,14 mol 
10,46 − 9,34 quy ñoåi   m E = 0,14.44 + 12x + y = 9,34
+ n(X, Y, Z) = = 0,14  E ⎯⎯⎯⎯ → C : x mol  
23 − 15 H : y mol  BTE : 4x + y = 4.0,375
 
 X laø HCOOCH3 : 4,5a mol 
x = 0,21 0,21  
  Côû goác hiñrocacbon = = 1,5  E coù Y laø RCOOCH 3 : 1,5a mol 
y = 0,66 0,14  Z laø R 'COOCH : a mol 
 3 
4,5a + 1,5a + a = 0,14 a = 0,02 
 C = 1
   R
4,5a+1,5a(CR + 1) + a(CR' + 1) = 0,21 0,03CR + 0,02CR' = 0,07 CR' = 2
74.0,03
 %Y = = 23,76% gaàn nhaát vôùi 24%
9,34

Câu 9:
Töø giaû thieát  X laø H 2 NCH 2 COOCH3 n X + n Y = x n = 0,75x n 3
+    x  x =
Coâng thöùc cuûa X, Y Y laø pentapeptit n NaOH = n X + 5n Y = 2x n Y = 0,25x n Y 1
H 2 NCH 2 COOCH3 : 3a mol 
CONH    CO2 : (14a + b) mol 
quy ñoåi   CONH : 5a mol  O2 , t o  
+ Y ⎯⎯⎯→ CH 2   X, Y laø   ⎯⎯⎯→  H2 O : (14a + b) mol 
H O  CH 2 : b  N 
 2  H O : a   2 
 2 
m E = 3a.89 + 5a.43 + 18a + 14b = 37,56 a = 0,06 n Gly + n Ala = 8a = 0,48
  
m dd NaOH taêng = 44.(14a + b) + 18.(14a + b) = 85,56  b = 0,54 n CH2 = nGly + 2n Ala = 3a + b = 0,72
 n Gly = n Ala = 0,24  a : b = 1:1

Câu 10:

35
 n NaOH 0,4
 = 1 Y laø anñehit no, ñôn chöùc
 n X (2 este ñôn chöùc) 0,3 
+  este cuûa phenol (x mol)
 X ⎯⎯⎯ X goàm 
→ Ag 
NaOH AgNO3 / NH3
→ Y ⎯⎯⎯⎯⎯
 ñôn chöùc
 este cuûa ankin (y mol)

 O2 , t o
n X = x + y = 0,3 x = 0,1; y = 0,2 C n H 2n O ⎯⎯⎯→ CO2 + H 2 O
+    0,2 mol 0,2n mol 0,2n mol
n NaOH = 2x + y = 0,4 n Y (Cn H2 n O ) = 0,2 
0,2n(44 + 18) = 24,8  n = 2
 X + NaOH ⎯⎯ → muoái + C2 H 4 O + H 2 O (n H O = n este cuûa phenol )
 0,4 mol 37,6 gam
2

+ 0,2 mol 0,1 mol

m = 37,6 + 0,2.44 + 0,1.18 − 0,4.40 = 32,2 gam


 X

Câu 11:
Caxit beùo = Cmuoái = 17 + 1 = 18 n axit beùo + n chaát beùo = 0,07 n axit beùo = 0,055
+  
Cchaát beùo = 18.3 + 3 = 57 18n axit beùo + 57n chaát beùo = 1,845 n chaát beùo = 0,015
naxit beùo = 0,055x
+ m gam E coù   n NaOH = 0,055x + 3.0,015x = 0,2  x = 2
n chaát beùo = 0,015x
18.2 − (y + 1) + 2
+ n Br pö = 0,11.(k axit beùo − 1) + 0,03.3.(k axit beùo − 1) = 0,1  k axit beùo = 1,5  = 1,5
2
2
 y = 34  m = 0,11.283 + 0,03.887 = 57,74 gam

Câu 12:
 n KOH
1  2 este cuûa phenol
+ nX  X coù   Y coù daïng Cn H 2n O.
 este cuûa ankin
 X + KOH ⎯⎯ → Y (no, ñôn chöùc, coù phaûn öùng traùng baïc
n este cuûa ankin + n este cuûa phenol = 0,1 n este cuûa ankin = 0,1
+   n C H O = 0,1 mol.
n este cuûa ankin + 2n este cuûa phenol = 0,5 n este cuûa phenol = 0,2
n 2n

+ BTE khi Y chaùy : 0,1.(6n − 2) = 0,25.4  n = 2  Y laø CH 3CHO.


+ Ta coù: X + KOH ⎯⎯
→ muoái + CH 3CHO + H 2O  m X = 33 gam
0,5 mol 53 gam 0,2 mol
0,1 mol

Câu 13:
Töø giaû thieát Y laø H 2 NCH 2 CONHCH 2 COOH 4,48
+   n Z = n a min = = 0,2.
Coâng thöùc cuûa Y, Z  Z laø C2 H 5 NH3 NO3 hoaëc (CH 3 )2 NH 2 NO3 22,4
H 2 NCH 2 COONa 
 X laø a min o axit  NaOH (0,3 mol)   
+ +  ⎯⎯→ 4 muoái H 2 NCH 2 COOK   X laø Gly.
Y, Z  KOH (0,2 mol)  NaNO , KNO 
 3 3 
n NO − = 0,2
 3 n H NCH COO− = 0,3

+ n K + = 0,2   2 2
 m muoái = 0,2.62 + 0,2.39 + 0,3.23 + 0,3.74 = 49,3 gam
n Na+ = 0,3

Câu 14:

36
C3 H 5COOC3 H3 : x mol 
quy ñoåi   O2 , t o
+ P1: E ⎯⎯⎯→ CH3OOCCH = CHCOOC3 H 5 : y mol  ⎯⎯⎯ → 0,37 mol H 2O
CH : z mol 
 2 
12,22 gam

C3 H3OH : kx 
C3 H 5COOC3 H3 : kx mol   
  0,585 mol NaOH C3 H 5OH : ky 
+ P2 : CH3OOCCH = CHCOOC3 H 5 : ky mol  ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ →  + ...
CH : kz mol  CH3OH : ky 
 2  CH : kz 
0,36 mol
 2 

124x + 170y + 14z = 12,22 x = 0,03
  m 56.0,03 + 58.0,05
 4x + 5y + z = 0,37  y = 0,05  1 =  2,9
 kx + 2ky 0,585 z = 0 m2 32.0,05
 = 
 kx + ky 0,36

Câu 15:
C3 H 5COOC3 H3 : x mol 
  O2 , t o
+ P1: E ⎯⎯⎯→
quy ñoåi
CH3OOCCH = CHCOOC3H 5 : y mol  ⎯⎯⎯ → 0,37 mol H 2O
CH : z mol 
 2 
12,22 gam

C3 H3OH : kx 
C3 H 5COOC3 H3 : kx mol   
  0,585 mol NaOH C3 H 5OH : ky 
+ P2 : CH3OOCCH = CHCOOC3H 5 : ky mol  ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ →  + ...
CH : kz mol  CH3OH : ky 
 2  CH : kz 
0,36 mol
 2 

124x + 170y + 14z = 12,22 x = 0,03
  m 56.0,03 + 58.0,05
 4x + 5y + z = 0,37  y = 0,05  1 =  2,9
 kx + 2ky 0,585 z = 0 m2 32.0,05
 = 
 kx + ky 0,36

Câu 16:
 X coù 3O
+  X chöùa goác axit HCO3−  X laø CH 3 NH 3 HCO3 (x mol).
 soá H leû
 X  NaOH
+   ⎯⎯⎯ → Z  duy nhaát  Y laø CH3 NH3OOCCH 2 COOH 3 NCH 3 (y mol).
Y 
m = 93x + 166y = 34,2 x = 0,1 n Na CO = 0,1
 E   2 3  m muoái = 32,8 gam
n NaOH = 2x + 2y = 0,5 y = 0,15 n CH2 (COONa)2 = 0,15

Câu 17:

37
 m − mC − mH  5,3 − 0,28.12 − 0,17.2
n CO = 0,28 n M = M n M = = 0,05 n M = 0,05
+ 2
 32  32 
n = 0,17   k M = 2,2 (*)
 H2O n (k − 1) = n CO − n H O 
0,05(k M − 1) = 0,28 − 0,17
 M M 2 2

 n NaOH 0,07
1  =  2  M chöùa este cuûa phenol
+ (**)  nM 0,05

M + NaOH ⎯⎯ → Q no, coù phaûn öùng traùng göông  M chöùa este ...COOCH = C...
C4 H 6 O2 : x mol  n M = x + y = 0,05 x = 0,03
 (*)    
  M goàm C7 H 6 O2 : y mol   n NaOH = x + 2y = 0,07  y = 0,02  z = y
 (**) CH : z mol  n = 4x + 7y + z = 0,28 z = 0,02
 2   CO2 
 X, Y laø C4 H 6 O2 : 0,03 mol  0,02.136
 M goàm    %m Z = = 51,32%
 Z laø C7 H 6 (CH 2 )O2 : 0,02 mol  5,3

Câu 18:
 X laø Cn H 2n + 4 O4 N 2   X laø muoái taïo bôûi axit no, hai chöùc vaø a min no, ñôn chöùc hoaëc ngöôïc laïi 
+  
Y laø Cm H 2m +3O2 N  Y laø muoái taïo bôûi axit no, ñôn chöùc vaø a min no, ñôn chöùc 
 X  0,19 mol KOH muoái coù daïng RCOOK
+ Maët khaùc,   ⎯⎯⎯⎯⎯ →1 muoái    R = 29 (C2 H 5 −)
Y  0,285.(R + 83) = 31,92
 X' : C2 H 5COOH 3 NCH 2 NH 3OOCC2 H 5 : x mol 
 X  quy ñoåi  
+   ⎯⎯⎯→ Y' : C2 H 5COOH3 NCH3 : y mol  + KOH ⎯⎯
→ muoái + a min + HOH
Y  CH : z mol (n h oùm CH trong goác amoni)  0,285 31,92 gam 10,725 gam 0,285 mol
 2 2 
n NaOH = 2x + y = 0,285 x = 0,105
 
 n muoái = x + y = 0,18  y = 0,075  z = x + 2y
BTKL : 194x + 105y + 14z = 31,92 + 10,725 + 0,285.18 − 0,285.56 = 31,815 z = 0,255
 
1 CH 2 vaøo X'  X : C2 H 5COOH3 NCH 2 (CH 2 )NH3OOCC2 H 5 
    M X = 208
2 CH 2 vaøo Y' Y : C2 H 5COOH 3 N(CH 2 )2 CH 3 

Câu 19:
 BTKL :10,23 + 40a = 11,28 + (16a + 12b + 0,195.2) a = 0,12 CH 3OH : 0,03mol
a = n NaOH ; b = n CO2    
 BTO : a + 0,1575.2 = 2b + 0,195 b = 0,12 C 2H 4 (OH) 2 : 0,045m

Muoái RCOONa:(0,12 mol; 11,28g)  C H COONa   X:C2 H 3COOCH 3 (0,03mol)  %m X = 25,22%
 2 3 
 Y:(C2 H 3COO)2 C2 H 4 (0,045mol)

Câu 20: Đáp án C


Do este đơn hở sinh được ancol no, đơn, hở nên các este Y và Z cũng được tạo ra từ các acol
no, đơn, hở
 HCOONa :a

HCOOCH3 :a  muèi C2 H3COONa : b
CH = CHCOOCH : b  ( COONa )2 : c
 + NaOH 
Hỗn hợp E  2 ⎯⎯⎯→
3

CH3OOC − COOCH3 : c  CH 2 :d

CH 2 :d +e  CH3OH : a + b + 2c
ancol

 CH 2 :e

38
 ⎯⎯ ⎯
0,58
→ a + b + c = 0,58
 mancol a = 0, 05
 ⎯⎯⎯ → 32 ( a + b + 2c ) + 14e = 38,34 b = 0, 03
 mmuèi 

  ⎯⎯⎯ → 68a + 94b + 134c + 14d = 73, 22  c = 0,5
 O2 ®èt muèi d = 0
 ⎯⎯⎯⎯→ 0,5a + 3b + 0,5c + 1,5d = 0,365 
 ⎯⎯⎯⎯⎯
BT.C cho muèi
→ a + 3b + 2c + d = 0,5 ( a + b + 2c ) + 0, 6 e = 0, 27


HCOOCH3 : 0, 05
CH = CHCOOCH : 0, 03
Hỗn hợp E  2 3

CH3OOC − COOCH3 : 0,5



CH 2 : 0, 27
Gọi n, m, p là các số nhóm CH2 lần lượt trong các 3 gốc ancol của X, Y, Z
 0, 05n + 0, 03m + 0,5p = 0, 27  p = 0
n = 3
 0, 05n + 0, 03m = 0, 27  
m = 4
HCOOCH 3 ( CH 2 )3 : 0, 05

Hỗn hợp E C2 H 3COOCH 3 ( CH 2 )4 : 0, 03

CH 3OOC − COOCH 3 : 0,5
 %m C2 H3COOCH3 ( CH2 ) = 6, 23%
4

Câu 21: Đáp án D


Do hỗn hợp tác dụng với NaOH chỉ sinh amin duy nhất là etyl amin nên các muối amoni đều là
sự kết hợp giữa gốc axit và C2H5NH2

( COOH.C2 H 7 N ) : 7a


( COONa)2 : 7a


2
muoi C2 H 4O2 NNa : 3a

Hỗn hợp E C2 H 5O2 N.C2 H 7 N : 3a ⎯⎯⎯→
+ NaOH

CH :  CH 2 : b
 2 b 

 C2 H 7 N :
 17a
 17a = 0,17  a = 0,01
Khối lượng muối: 7a.134 + 97.3a + 14b = 15,09  b = 0,2
Gọi m, n lần lượt là số nhóm CH2 trong X và Y
n = 2  X : ( COOH.C2 H 7 N )2 ( CH 2 )2 0, 07

 0, 07n + 0, 03m = 0,2   
m = 2 Y : C2 H 5O2 N.C2 H 7 N ( CH 2 )2 0, 03

3.148
 %m Y = .100 = 23,37%
3.148 + 7.208
Câu 22:
(H) là este thuần chức
(H) + NaOH → 22,12 gam muối
(H) + KOH → 26,28 gam muối
26,28 − 22,12
nNaOH= nKOH= = 0,26mol = n-COO(H)
39 − 23

39
(H) + O2 → CO2 + H2O
Gọi nCO2= x; nH2O=y; nO2 dư= z
 x +y + z = 2  x = 0,98
 
Ta có hệ  44 x + 18 y = 57,88   y = 0,82
0,26.2 +1,33.2 = 2 x + y + 2 z  z = 0,2

Bảo toàn khối lượng: m(H)= mC + mH + mO= 21,72 gam
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân (H)
m(H )+ mKOH = m muối + mancol
 mancol = 21,72 + 0,26.56- 26,28= 10 gam
Câu 23:
(COONH 4 ) 2 x mol

0,2 mol  HCOONH 4 y mol + 0,58 mol O2 → 0,84 mol H2O + CO2 + N2

 H 2O z mol
 x + y = 0,2  x = 0,12
 
Ta có hệ phương trình  4 x + 2,5 y + z = 0,84  y = 0,08
 4 x + 2 y + 0,58.2 = 2(2 x + y + z ) + 0,84  z = 0,16
 
Khi phản ứng với dd NaOH chỉ thu được 1 khí, bảo toàn mol nhóm CH2 ta có công thức của X
là: (COONH4)2 và của Y là: C2H5COONH4
Khối lượng muối là: 0,12.134+ 0,08.68 +0,16.14=23,76 gam. Chọn B
Câu 24: Chọn A
n H2 = 0, 09 → n T = 0,18

mT = m tăng + m H2 = 8, 28

→ MT = 46 : C2 H5OH

Đốt E → n CO2 = u và n H 2O = v

Bảo toàn khối lượng: 44u + 18v = 14,64 + 0,76.32


Bảo toàn O: 2u + v = 0,18.2 + 0,76.2

→ u = 0,64 và v = 0,6

Z là Cm H2m−2O2 (u − v = 0,04mol)

X, Y là Cn H2n O2 (0,18 − 0,04 = 0,14mol)

n CO2 = 0,14n + 0, 04m = 0, 64

→ 7n + 2m = 32
Do n > 3 và m  5 nên n = 22/7 và m = 5 là nghiệm duy nhất.

→ HCOOC2 H5 (0,12),CH3COOC2 H5 (0,02) và CH2 = CH − COOC2 H5 (0,04)

→ Các muối tỉ lệ 6:1:2

40
Câu 25: Chọn B
n O2 = 0,345 và n H 2O = 0, 27

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng sốt cháy E → n CO2 = 0, 27

Vì n CO2 = n H2O nên ancol no.

Quy đổi E thành:

Axit: Cn H2n +2−2k O4 : 0,02mol (Tính theo nNaOH)

Ancol: Cm H2m+2O : a mol

H2O: -0,04mol

n H2O = 0, 02(n + 1 − k) + a(m + 1) − 0, 04 = 0, 27(2)

n O = 0,02.4 + a − 0,04 = 0,12 → a = 0,08

(1) → 0,02n + 0,08m = 0, 27

Mancol = 4,1/ 0,08 = 51, 25 → m = 2,375 → n = 4

Ancol là C2H5OH (0,05) và C3H7OH (0,03)

(2) → k = 3, vậy axit là: HOOC-CH=CH-COOH (0,02 mol)

Vậy hỗn hợp ban đầu chứa:


X: C2H5-OOC-CH=CH-COO-C2H5: 0,02 mol
Y: C2H5OH: 0,01 mol
Z: C3H7OH: 0,03 mol
→ %X = 60,35%

Câu 26: Chọn B


Với NaOH:

n E = n X + n Y = 0,12

n NaOH = 2n X + 3n Y = 0, 285

→ n X = 0, 075 và n Y = 0, 045

→ n X : n Y = 5: 3

X là Cn H2n −2O4 : 5a mol

Y là Cm H2m−10O6 : 3a mol

→ 5a(14n + 62) + 3a(14m + 86) = 17,02(1)

41
n CO2 = 5na + 3ma = 0,81(2)

(1) – (2).14 → a = 0,01

(2) → 5n + 3m = 81

Do n  6 và m  12 và m lấy các giá trị 12, 15, 18… nên n = 9 và m = 12 là nghiệm duy nhất.

Sản phẩm xà phòng hóa gồm 3 muối T1, T2, T3; MT1  MT2  MT3 và T3 nhiều hơn T1 là 2
nguyên tử cacbon nên cấu tạo các este là:
CH3COO-C3H6-OOC-C3H7 (0,05 mol)
(CH2=CH-COO)3C3H5 (0,03 mol)
(Thủy phân 0,08 mol E hay 0,12 mol E thì %muối có giá trị không đổi)
Các muối gồm:
T1 là CH3COONa (0,05)
T2 là CH2=CH-COONa (0,09)
T3 là C3H7COONa (0,05) → %T3 = 30,45%

Câu 27: Chọn A


m − mete
n H2O = Y = 0, 04 → n Y = 0, 08
18

→ MY = 37, 25 → Y gồm CH3OH (0,05) và C2H5OH (0,03)

neste của ancol = 0,08 và neste của phenol = x


Bảo toàn khối lượng: 8,08 + 40(2x + 0,08) = 9,54 + 2,98 + 18x

→ x = 0,02

Quy đổi muối thành HCOONa (0,08 + 0,02 = 0,1), C6H5ONa (0,02), CH2 (u), H2 (v)
mmuối = 0,1.68 + 0,02.116 + 14u + 2v = 9,54
Bảo toàn C → 0,1 + 0,02.6 + u + nC(Y) = 0,36

→ u = 0,03; v = 0

→ Muối gồm HCOONa (0,07); CH3COONa (0,03) và C6H5ONa (0,02)

Các este gồm: HCOOCH3: 0,05 → %HCOOCH3 = 37,13%

CH3COOC2H5: 0,03
HCOOC6H5: 0,02
Câu 28: Chọn C
X gồm CxH2xO2 (a) và CyH2y-2O2 (b)

n NaOH = a + b = 0,06

42
m X = a (14x + 32 ) + b (14y + 30 ) = 5,56 − 0, 06.22

m CO2 + m H 2O = 44 ( ax + by ) + 18 ( ax + by − b ) = 10

→ a = 0,03;b = 0,03;ax + by = 0,17 → 3x + 3y = 17

Hiđro hóa X tạo 3 axit kế tiếp nên axit no ít nhất 2C

11
Với x  2, y  3 → x = 2, y = là nghiệm duy nhất
3
X gồm CH3COOH (0,03), C2H3COOH (0,01), C3H5COOH (0,02)

→ n F = 0, 02

Do chia làm 3 phần bằng nhau nên nF ban đầu = 0,06


Câu 29: Chọn C
Để tạo anken thì ancol ít nhất 2C
X là HCOONH3-CH2-COO-C2H5: 0,3 mol
G có một muối cacboxylat + một muối của amino axit nên: Y là (HCOONH3)2C2H4 (y mol)
Muối gồm HCOONa (2y + 0,3) và GlyNa (0,3)
mmuối = 68(2y + 0,3) + 97.0,3 = 110,7

→ y = 0, 45 → a : b = 0,65

Câu 30: Chọn C


n O2 = 0, 294; n H 2O = 0, 228
Bảo toàn khối lượng → n CO2 = 0, 276
Ancl đơn và muối không nhánh nên các este đều 2 chức.
→ n E = n CO2 − n H2O = 0, 048
n muối = 0,048 và n H2O đốt muối = 0,048
Số H của muối = 0,048.2/0,048 = 2
→ Muối là CH2(COONa)2
n NaOH = 0,096, bảo toàn khối lượng → mAncol = 3,576
n Ancol = 0,096 → Mancol = 37, 25: CH3OH và C2H5OH
X là CH2(COOCH3)2
Y là CH2(COOCH3)(COOC2H5) → MY = 146
Z là CH2(COOC2H5)2
Câu 31: Chọn C
Đặt x, y là số mol X, Y

43
n E = x + y = 0,12
n O2 = x (1,5n − 1) + y (1,5m − 0, 25 ) = 0,312

n H2O = x ( n + 2 ) + y ( m + 1,5 ) = 0, 48
→ x = 0,072; y = 0,048;nx + my = 0, 264
→ 3n + 2m = 11
Với n  2, m  1 → n = 3, m = 1 là nghiệm duy nhất.
X là NH 4 OOC − COONH 3 − CH 3 ( 0, 072 )
Y là HCOONH4 (0,048)
→ Muối gồm (COOK)2 (0,072) và HCOOK (0,048)
→ m muối = 15,984
Tỉ lệ: n X = 0,12 → m muối = 15,984
Vậy n X = 0,1 → m muối = 13,32 gam.

Câu 32: Chọn D


Bảo toàn khối lượng:
mZ + mNa = m rắn + m H2 → n H2 = 0,105
Z dạng R(OH)2 (0,105.2/r = 0,21/r mol)
→ m Z = ( R + 17r ) .0, 21/ r = 6, 44
→ R = 41r / 3
→ r = 3, R = 41, Z là C3H5(OH)3 (0,07 mol)
n G = n NaOH = 0,175
n C ( G ) = n CO2 (đốt E) - n C ( Z ) = 0, 44
→ Số C của G = 0,44/0,175 = 2,514
Hai axit hơn kém nhau 1C → CH 3COONa ( 0, 085 ) và C2 H 3COONa ( 0, 09 )
→ %C2 H3COONa=54,83%

Câu 33: Chọn A


M + NaOH → CH 3 NH 2 ( 0, 02 ) , CH 3OH ( 0, 03 ) , GlyNa, CH 2 ( COONa )2
X (C5H14O4N2) là CH2(COONH3CH3)2 (0,01 mol)
Y (C9H18O8N2) là CH3-OOC-CH2-COO-NH3-CH2-COONH3-CH2-COOCH3 (0,015 mol)
→ %C = 28,18%
Câu 34: Chọn B
Bảo toàn khối lượng → mX = 31,32
Đặt 2x, 3x là số mol axit oleic và triglixerit Y
Bảo toàn O: 2.2x + 6.3x + 2n O2 = 2n CO2 + n H 2O

44
→ x = 0, 01
→ x = 0, 02 ( 2 − 1) + 0, 03 ( k − 1) = n CO2 − n H2O
→k=6
n Br2 = 0, 02 + 0, 03 ( k − 3) = 0,11
Tỉ lệ: 31,32 gam X làm mất màu 0,11 mol Br2.
→ 46,98 gam X làm mất màu 0,165 mol Br2.
Câu 35: Chọn D
T là este của X,Y với Z nên X cũng là đơn chức
Muối E gồm XCOONa và YCOONa

→ n XCOONa = n CO2 − n H2O = 0, 06

Trong 6,9 gam M đặt: X là Cn H 2n − 2 O 2 ( u mol ) và T là Cm H 2m − 4 O 4 ( v mol )

→ u + v = 0,06 (1)

m M = u (14n + 30 ) + v (14m + 60 ) = 6,9 (2)

Trong phản ứng đốt cháy: n X + 2n T = n CO2 − n H2O = 0, 03

→ n O = 2n X + 4n T = 0,06

Bảo toàn O: n O2 = 0,105

Bảo toàn khối lượng → mM = 2,3 → trong phản ứng xà phòng hóa đã dùng lượng M nhiều gấp
6,9
= 3 lần phản ứng cháy.
2,3

nu + nv
→ n CO2 = = 0,1( 3)
3
Giải hệ (1)(2)(3) ta có: u = 0,03; v = 0,03 → n + m =10

Do n  3 và m  6 và m  n + 3 → n = 3, m = 7 là nghiệm duy nhất

X là CH2=CH-COOH (0,03)
T là CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-CH3 (0,03)

→ %T = 68,7%

Câu 36: Chọn B


Quy đổi T thành HCOOK (x), GlyK (y), CH2 (z)

n KOH = x + y = 0, 06 → n K 2CO3 = 0, 03

n O2 = 0,5x + 2, 25y + 1,5z = 0,1425

m CO2 + m H2O = 44 ( x + 2y + z − 0, 03) + 18 ( 0,5x + 2y + z ) = 6, 47

45
y
→ x = 0,03; y = 0,03;z = 0,04 → n Val−X −Y = = 0, 01
3
Val-X-Y = (Gly)3.kCH2 với k  4 → toàn bộ CH2 nằm trong peptit và peptit là Val-Ala-Gly

→ Este là HCOOCH3 (0,03)

Muối gồm GlyK (0,01), AlaK (0,01), ValK (0,01) và HCOOK (0,03)

(a) sai, mHCOOK = 2,52

(b) sai, a = 6,47


(c) sai, m = 4,25
(d) đúng, %peptit = 57,65%
Câu 37: Chọn C
n CO2 = 0, 7 bảo toàn khối lượng → n H2O = 0, 4

m E − mC − m H
→ n O( E ) = = 0, 4
16
→ nNaOH phản ứng = 0,2 và nNaOH dư = 0,04

Đốt T → n H 2O = 0, 02

n NaOH du
Dễ thấy n H2O = nên muối không chứa H
2

n O( E )
→ Muối có 2 chức → E gồm các este 2 chức và n E = = 0,1
4

→ 0,1( k − 1) = n CO2 − n H2O → k = 4

Vậy muối là C2(COONa)2 (0,1 mol)


Bảo toàn khối lương → mancol = 7,8

nancol = nNaOH phản ứng = 0,2

→ Mancol = 39: CH3OH và C2H5OH

X là C2(COOCH3)2, Y là C2(COOCH3)(COOC2H5) → Y có 19 nguyên tử, Z là C2(COOC2H5)2

Câu 38: Chọn C


Y là CH3NH3OOC-COOCH3 (y mol)

→ X là NH3NO3-CH2-COONH3-CH3 (x mol)

mE = 169x + 135y = 22,63

Muối gồm NaNO3 (x), GlyNa (x), (COONa)2 (y)


mmuối = 85x + 97x + 134y = 23,46

46
→ x = 0,07; y = 0,08
E( x + y = 0,15 mol) với KOH
nKOH phản ứng = 2x + 2y = 0,3 → nKOH dư = 0,045

Chất rắn gồm KNO3 (x), GlyK (x), (COOK)2 (y) và KOH dư (0,045) → mrắn = 30,78

Từ 0,15 mol E → 30,78 gam rắn

→ Từ 0,3 mol E tạo ra mrắn = 61,56

Câu 39: Chọn A


n H2 = 0, 025 → n B = 0, 05

mB = mtăng + m H2 = 2,3 → M B = 46 : C 2 H 5OH

Đốt 9 gam A → n H2O = 0,38 → Đốt 4,5 gam A tạo ra n H2O = 0,19

m A − m H − mO
n A = n B = 0, 05 → n CO2 = = 0, 21
12

0, 02
→ neste không no = n CO2 − n H2O = 0, 02 → % neste không no = = 40%
0, 05

Câu 40: Chọn A


n O2 = 1,55; n CO2 = 1, 6

Đặt n O( A ) = u; n H2O = v

Bảo toàn O → u + 1,55.2 = 1,6.2 + v

mO 16u 0, 4.32
= = → u = 1, 6; v = 1,5
m A 16u + 2v + 1, 6.12 23,9

Dễ thấy A có n C = n O nên: X là CH3COOH, Y là HCOOCH3; Z là (COOCH3)2

0,1.118
n Z = n CO2 − n H2o = 0,1 → %Z = = 24, 69%
16u + 2v + 1, 6.12

Câu 41: Chọn C


n E = n X + n Y = 0,1
n NaOH = 4n X + 2n Y = 0, 26
→ n X = 0,03;n Y = 0,07
Muối gồm NH2-A-COONa ( 4n X + n Y = 0,19mol ) và BCOONa (0,07 mol)
m muối = 0,19(A + 83) + 0,07(B + 67) = 24,17
→ 19A + 7B = 371
→ A = 14;B = 15 là nghiệm duy nhất.
X là (Gly)4 (0,03)

47
Y là CH3COONH3-CH2-COO-NH3-C2H5 (0,07)
→ %X = 36,94%
Câu 42: Chọn A
Quy đổi E thành C4H6O4 (u mol) và CH2 (v mol)
n O2 = 3,5u + 1,5v = 1

n CO2 + n H2O = ( 4u + v ) + ( 3u + v ) = 1,8


→ u = 0, 2; v = 0, 2
n muối = n NaOH = 2u = 0, 4 → M muối = 75
Hai muối cùng số mol → HCOONa ( 0, 2 ) và CH3COONa (0,2)
Do u = v nhưng cả 3 chất không thể cùng 5C nên X là (HCOO)2C2H4.
Vậy T là C2H4(OH)2
Y là (HCOO)(CH3COO)C2H4
Z là (CH3COO)2C2H4 → %H = 6,85%

Câu 43: Chọn C


Ca(OH)2 dư → n CO2 = n CaCO3 = 0,14
m = m CO2 + m H2O − m CaCO3 = −4, 78 → n H2O = 0,17
Bảo toàn O → n O( X ) = 0,1
n CO2
Số C = =7
nX
2n H2O
Số H = = 17
nX
nO
Số O = =5
nX
2n N2
Số N = =3
nX
→ X là C7H17N3O5
n X = 0,03;n NaOH = 0,09 → Tỉ lệ 1: 3 → Mỗi muối có 1Na
X là CH3COONH3-CH2-CONH-CH(CH3)-COONH4
Muối gồm CH3COONa (0,03), GlyNa (0,03), AlaNa (0,03)
→ m muối = 8,7 gam.
Nếu X là HCOONH3-CH2-CONH-CH(CH3)-COONH3-CH3: Làm tương tự.
Câu 44: Chọn C
Ma min = 36,6 → CH5 N và C2H7N
X có 6 oxi → Có 3 gốc muối amoni.
X có 4N và chứa gốc Glu → X là muối của Glu với 2 amin và 1 amino axit.
X là NH2-CH2-COONH3-C3H5(COONH3CH3)2 (x mol)

48
Y có 8 oxi + 4N → Có 4 gốc muối amoni.
Sản phẩm có 3 muối, trong đó có GlyK, GluK2. Trong 3 muối có 2 muối cùng C và có 1 muối
của axit cacboxylic → Muối còn lại là (COOK)2
→ Y là CH3NH3OOC-CH2-NH3OOC-COONH3-CH2-COONH3-C2H5 (y mol)
n KOH = 3x + 4y = 0,95
Khí gồm CH3NH2 (2x + y) và C2H5NH2 (y)
→ 31( 2x + y ) + 45y = 36, 6 ( 2x + 2y )
→ x = 0,05; y = 0, 2
Muối gồm GlyK (x + 2y = 0,45), GluK2 (0,05) và (COOK)2 (0,2)
→ %GlyK = 53, 41%
Câu 45: Chọn D
n NaOH → n Na 2CO3 = 0, 085
Muối chứa COONa (u) và ONa (v)
n NaOH = u + v = 0,17 (1)
Đốt muối → n CO2 = 0, 235 và n H 2O = 0,105
m muối = 12(0,235 + 0,085) + 0,105.2 + 32u + 16v + 0,17.23 = 12,92 (2)
(1)( 2 ) → u = 0,14; v = 0, 03
→ n COO-Phenol = 0,03
Bảo toàn khối lượng:
m T + m NaOH = m E + m G + m H2O → n H2O = 0, 05
n H2O = n COO − phenol + n COOH → n COOH = 0, 02
n COO−Ancol = u − v − 0,02 = 0,09
→ n O( G ) = 0, 09

Bảo toàn C → n C( G ) = 0, 09

G có n C = n O nên G gồm CH3OH (0,03) và C2H4(OH)2 (0,03)


 0, 02 
X là A(COOH)2  = 0, 01
 2 
A(COOP)2(COOCH3): 0,03 mol
(BCOO)2C2H4: 0,03 mol
Muối gồm A(COONa)2 (0,04), BCOONa (0,06), PONa (0,03)
m muối = 0,04(A + 134) + 0,06(B + 67) + 0,03(P + 39) = 12,92
→ 4A + 6B + 3P = 237
Với A  0, B  1, P  77 → A = 0, B = 1, P = 77 là nghiệm duy nhất.
X là (COOH)2: 0,01
Y là (HCOO)2C2H4: 0,03 → %Y = 35,98%
Z là CH3OOC-COOC6H5: 0,03

49
Câu 46: Chọn D
Quy đổi X thành Gly (x), (HCOO)3C3H5 (y), CH2 (z), CO2 (t), H2 (-0,08)
n Z = x + y = 0, 28
m Glu = 147t = 15,957% ( 75x + 176y + 14z + 44t − 0, 08.2 )
n O2 = 2, 25x + 5y + 1,5z − 0, 08.0,5 = 7,11
n H2O = 2,5x + 4y + z − 0, 08 = 4,94
→ x = 0, 2; y = 0,08;z = 4, 2; t = 0,1
→ mZ = 92,12
Khi n Z = 0,14 (một nửa lượng trên) thì mZ = 46,06

Câu 47: Chọn D


n Na 2CO3 = 0,35 → n NaOH = 0, 7 → n O( T ) = 1, 4

Bảo toàn O cho phản ứng đốt T → n CO2 = 0,35


Bảo toàn C → n C( T ) = n Na 2CO3 + n CO2 = 0, 7

→ n C = n Na
→ T gồm HCOONa (a) và (COONa)2 (b)
n C = a + 2b = 0,7
n H = a = 2n H 2O = 0, 4
→ b = 0,15
Bảo toàn khối lượng → mP = 41,5
Đốt P → n CO2 = u và n H 2O = v
→ u − v = 0, 25
Và 12u + 2v + 1, 4.16 = 41,5
→ u = 1, 4 và v = 1,15
n C( ancol) = u − n C( T ) = 0, 7

n H( ancol) = 2v + n NaOH − n H( T ) = 2, 6

n O( ancol ) = n NaOH = 0, 7

Dễ thấy n C = n O nên ancol có số C bằng số -OH.


Mặt khác, do n H( ancol)  3n C( ancol) nên ancol chứa CH3OH
→ Ancol gồm CH3OH (0,5) và C2H4(OH)2 (0,1)
Từ số mol muối và ancol ta có P chứa:
(HCOO)2C2H4: 0,1 ( Tính từ n C2 H4 ( OH ) )
2

HCOOCH3: 0,2 ( Tính từ bảo toàn HCOONa)


(COOCH3)2: 0,15 ( Tính từ n (COONa)2 )

50
→ % ( COOCH 3 )2 = 42, 65%

Câu 48: Chọn D


Mamin = 78 → T gồm CH3NH2 (0,3) và (CH3)3N (0,1)

→ Z là CH2=CH-COO-NH3-CH3 và Y là HOOC-CH2-COONH3-CH3

G chứa 4 muối gồm GluK2, C2H3COOK, CH2(COOK)2, muối còn lại là cacboxylat đơn chức
có 2C hoặc 4C, ngoài ra từ X phải tạo (CH3)3N nên X là CH3COONH3-
C3H5(COONH(CH3)3)(COONH3CH3)
Đặt x,y,z là số mol X,Y,Z

n KOH = 3x + 2y + z = 0,6

n CH3 NH2 = x + y + z = 0,3

n ( CH3 ) N
= z = 0,1
3

→ x = 0,1; y = 0,1

G gồm C2H3COOK (0,1), CH2(COOK)2 (0,1), CH3COOK (0,1), GluK2 (0,1)


→ %CH3COOK = 16,04%

Câu 49: Chọn A


n O( Z) = n NaOH = 1,1

Đốt Z → n CO2 = 1,1

Vậy Z có n C = n O → Z gồm CH3OH (0,7) và C2H4(OH)2 (0,2)

Đốt Y → n Na 2CO3 = 0,55 và n CO2 = 0,55 → n C( Y ) = 1,1

Y có n C = n Na → Y gồm HCOONa (0,5) và (COONa)2 (0,3)

Các este mạch hở nên X gồm: (HCOO)2C2H4 (0,2); (COOCH3)2 (0,3);


HCOOCH3 (0,1) → %HCOOCH3 = 9,23%

Câu 50: Chọn A


X = 2C2H3ON + uCH2 + H2O
Y = CO2 + vCH2
Đặt x,y là số mol X,Y. Quy đổi T thành C2H3ON (2x), CH2 (z), H2O (x) và CO2 (y)

n O2 = 2, 25.2x + 1,5z = 0,96

n CO2 = 2.2x + z + y = 0,84

n NaOH = 2x + y = 0, 28

51
→ x = 0,08; y = 0,12; z = 0,4

n CH2 = 0, 08u + 0,12v = 0, 4 → 2 u + 3 v = 10

Do u  0, u chẵn và v  2 nên u = v = 2 là nghiệm duy nhất

Vậy X là (Ala)2 và Y là HCOOCH=CH2


Chất rắn gồm AlaNa (2x) và HCOONa (y) → mrắn = 25,92

Câu 51: Chọn A


n NaOH = 0,3; n HCl = 0,06 → nmuối hữu cơ = 0,24

Quy đổi E thành HCOOH (0,24), C3H5(OH)3 (a), H2O (-3a), CH2 (b), H2 (c)

mE = 0, 24.46 + 92a −18.3a + 14b + 2c = 12,84

Muối gồm HCOONa (0,24), CH2 (b), H2 (c) và NaCl (0,06)


mmuối = 68.0,24 + 14b +2c + 0,06.58,5 = 20,87

n O2 = 0, 24.0,5 + 3,5a + 1,5b + 0,5c = 0, 29

→ a = 0,02;b = 0,08;c = −0,04

0, 24 + b
Số C trung bình của axit = = 1,33 → X là HCOOH
0, 24

→ n Y = −C = 0,04 → n HCOOH = 0, 24 − 0,04 = 0, 2

n E = 0, 24 + a − 3a = 0, 2

Tỉ lệ: 0,2 mol E phản ứng hết với 0,04 mol Br2 vào C=C và 0,2 mol Br2 vào HCOO− → Tổng
0,24 mil Br2

0,3.0, 24
Vậy nếu dùng 0,3 mol E thì n Br2 = = 0,36 → VddBr2 = 360ml
0, 2

Câu 52: Chọn D


Mamin = 33,8 → CH 3 NH 2 (4 mol) và C2H5NH2 (1 mol)

→ Y là CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (1 mol)

→ X là CH3NH3OOC-COONH3-CH2-COO-C2H5 (3 mol)

Muối khan gồm (COOK)2 (4 mol) và GlyK (3 mol)

→ %GlyK = 33,80%

Câu 53: Chọn D


Đặt x, y lần lượt là số mol của este (tạo ancol) và este của phenol  x + 2y = 0,28 (1)
Theo BTKL: m + 0,28.40 = m + 5,44 + a (với a = 3,88 + 0,5x.2) (2)

52
Từ (1), (2) suy ra: x = 0,08; y = 0,1  Mancol = 49,5: C2H5OH (0,06 mol) và C3H7OH (0,02
mol)
Muối thu được có dạng RCOONa (0,18 mol) và R’C6H4ONa (0,1 mol)

⎯⎯⎯
BT: C
→ 0,18.(C R + 1) + 0,1.(C R ' + 6) = 0,88  C R = 0; C R ' = 1  HCOONa và CH3C6H4ONa

Vậy X là HCOOC2H5; HCOOC3H7 và HCOOC6H4CH3 (0,1 mol)  %mZ = 68,69%


Câu 54: Chọn C
X là C2H5COONH3CH3 và Y là NH4-OOC-CH2-COO-NH(CH3)3

105n X + 180n Y = 46,5


 n X = 0,1 mol
 0, 6 
n X + 2n Y = 1, 2 = 0,5 n Y = 0, 2 mol

Rắn thu được gồm C2H5COONa (0,1 mol), CH2(COONa)2 (0,2 mol), NaOH (0,1 mol)  m =
43,2 (g)
Câu 55: Chọn D
n CO2 −n H2O = 0, 2
 n CO2 = 2,85 mol BT: O

  ⎯⎯⎯ → n X = 0, 05 mol  k = 3C−O + 2C−C

 44n CO2 +18n H2O = 173,1  H2O
 n = 2, 65 mol

Công thức phân tử của X là C57H106O6 (dựa vào BT C, H) được tạo thành bởi 1 gốc stearat và 2
gốc oleat hoặc 2 gốc stearat và 1 gốc linoleat  Số đồng cấu tạo thỏa mãn là 4  D sai.
Trong 0,1 mol X (gấp đôi so với ban đầu) có nNaOH = 0,3 mol và nglixerol = 0,1 mol
Theo BTKL: m = 88,6 + 0,3.40 – 0,1.92 = 91,4g
Câu 56: Chọn B
Vì 2 ancol có cùng C nên 2 ancol đó là C2H5OH và C2H4(OH)2

 Hai este trong X là C2H5OOC-COOC6H5: 0,1 mol và C6H5COO-C2H4-OOCH: 0,1 mol

Z gồm (COONa)2: 0,1 mol; C6H5ONa: 0,1 mol; C6H5COONa: 0,1 mol và HCOONa: 0,1 mol

 m = 46,2g.
Câu 57: Chọn D
Mamin = 45: C2H7N  X là H2N-C2H4-COO-NH3C2H5 (x mol)

và Y là H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-C2H4-COO-NH3C2H5 (y mol)

Hai muối thu được là AlaNa (x + y mol) và GlyNa (2y mol)  x + y = 2.2y  x = 3y

và 134x + 248y = 32,5  x = 0,15; y = 0,05. Vậy %mAlaNa = 69,6%.

Câu 58: Chọn B


Khí T là CH3NH2 (M = 31)
A là RCOO-NH3-R’-COO-NH3-CH3 (x mol) và B là tripeptit (y mol)

Ta có: x + y = 0,5 và 2x + 3y = 1,2  x = 0,3 và y = 0,2

53
Z gồm RCOONa: 0,3 mol và H2N-R’’-COONa (0,9 mol)

 0,3.(R + 67) + 0,9.(R’’ + 83) = 107,7  R = 1 và R’’ = 14

Vậy X là HCOO-NH3-CH2-COO-NH3-CH3 (0,3 mol) và Y là (Gly)3 (0,2 mol)


(1) Sai, mP = 83,4g.
(2) Sai, %mY 45,32%.
Câu 59: Chọn B
Khối lượng phần 2 là 65,1 gam và phần 1 là 43,4 gam
Quy đổi phần 2 thành HCOOH (0,825 mol), C2H4(OH)2 (a mol), CH2 (b mol), H2 (c mol), H2O
(-2a mol)

 0,825.46 + 62a + 14b + 2c – 18.2a = 65,1 (1)


Và nO2 = 0,825.0,5 + 2,5a + 1,5b + 0,5c = 2,1.1,5 (2)
Theo BTKL: 65,1 + 0,825.56 = 90,6 + mY + 18.nH2O (3)
với mY = 2a + 13,5 và nH2O = 0,825 – 2a
Từ (1), (2), (3): a = 0,225; b = 1,575; c = -0,375

 C3H5COOH (0,375 mol), CH3COOH (0,45 mol)


Vậy phần 2 chứa:
+ P: CH3COOH: 0,45 – 0,225 = 0,225 mol
+ Q là C3H5COOH: 0,375 – 0,225 = 0,15 mol

+ X là (CH3COO)(C3H5COO)C2H4: 0,225 mol  %mQ = 19,82%.

Câu 60: Chọn C


n Ag
Khi cho F tác dụng với AgNO3 thì: n HCOONa = = 0, 04 mol  n CH3COONa = 0, 02 mol
2

mà n E = n CH3COONa + n HCOONa = 0,06  M E = 86(C4H6O2 ) có các đồng phân là:

HCOOCH=CH-CH3 ; HCOOC(CH3)=CH2 ; CH3COOCH=CH2


Cho M tác dụng với AgNO3 thì:
n CH3CHO = 0,5 n Ag = 0, 03
  n HCOOCH =CH −CH3 = 0, 01 mol
n CH3CHO = n CH3COOCH =CH 2 = 0, 02 mol

 %mHCOOCH=CH−CH3 = 16,67%  (a) Đúng.

(b) Sai, Số mol Y trong 5,16 gam E là 0,02 mol.


(c) Sai.
(d) Đúng.
Câu 61: Chọn A

54
X (NH 4 OOC− COONH 3CH 3 ) : a mol 138a + 203b = 27, 2 a = 0, 05
 → 
Y(Gly − Gly − Ala) : b mol 2a = 0,1 b = 0,1

Khi cho E tác dụng với HCl thu được các chất hữu cơ lần lượt là (COOH)2: 0,05; CH3NH3Cl:
0,05; GlyHCl: 0,2; AlaHCl: 0,1  m = 42,725 (g)

Câu 62: Chọn C


Trong E, công thức của X là CH3NH3HCO3 và Y là CH2(COONH3CH3)2
Khi cho E tác dụng với NaOH, thu được khí Z là CH3NH2 và hỗn hợp gồm 2 muối là
CH2(COONa)2 và Na2CO3. Khi đó, ta có hệ phương tình sau:
2n X + 2n Y = n NaOH = 1 n X = 0,1 mol
 
93n X + 166n Y = m E = 34, 2 n Y = 0,15 mol

 mmuối = 106n Na 2CO3 + 148n CH2 (COONa)2 = 32,8 (g)

Câu 63: Chọn A


n NaOH
Ta có: n Na 2CO3 = = 0, 2 mol và n O (F) = 2n NaOH = 0,8 mol ⎯⎯⎯
BT: O
→ n H2O = 0,3 mol
2

Muối gồm Cn H m O 2 Na ( 0,1mol ) và Cn ' H m 'O2 Na ( 0,3mol )

⎯⎯⎯
BT:C
→ 0,1n + 0,3n ' = n Na 2CO3 + n CO2  n + 3n ' = 6  n = 3 và n’ = 1 là nghiệm duy nhất  m’
=1

⎯⎯⎯
BT:H
→ n H = 0,1m + 0,3m ' = 0,3  m = 3  CH2=CH-COONa: 0,1 mol và HCOONa: 0,3
mol
Quy đổi E thành: HCOOH (0,3 mol), CH2=CH-COOH (0,1 mol), C3H5(OH)3 (0,04 mol), H2O
(-a mol)

a
Với mE = 23,06  a = 0,09 mol  nT = = 0,03 mol mà nX = 8nT = 0,24 mol  nX (T) = 0,06
3
mol
Ta có: nX (T) = 2nT nên phân tử T có 2 gốc X và 1 gốc Y.

Vậy T là ( HCOO )2 ( C2 H 3COO ) C3H 5 : 0, 03 mol  % m T = 26, 28% .

Câu 64: Chọn D


Y là (COONH3CH3)2 và X là HCOONH3CH2COOCH3
Muối thu được là (COONa)2: 0,15 mol; HCOONa: 0,1 mol và GlyNa: 0,1 mol
 %m(COONa)2 = 54,91%.
Câu 65: Chọn A
CH 2 : x mol  x + y = 0,1
Quy đổi M thành:  →  y = 0, 03  mM = 2,3 gam
CO 2 : y mol  x = 0, 07

CH 2 : 0, 21 mol
Trong 6,9 gam M có   n NaOH = 0, 09 mol
CO 2 : 0, 09 mol

55
n NaOH
Khi đốt cháy E thì: n Na 2CO3 = = 0, 045 
2
 ⎯⎯⎯
BT: C
→ 0, 09.C E = n Na 2CO3 + n CO2 CG = 2, 67
 BT: H 
 ⎯⎯⎯→ 0, 09.H E = 2n H 2O H G = 3

Muối trong E gồm CH3COONa (0,03 mol) và C2H3COONa (0,06 mol)

Vậy T là CH3-COO-CH2CH2-OOC-C2H3 có 0,03 mol  %mT = 68,7%

Câu 66: Chọn D


Pt tổng quát: COO + NaOH → COONa + OH

→ n COO = n NaOH = n OH = n COONa = 0, 47

Ta có: n ancol = n H2O − n CO2 = 0, 2 mol  Cancol = 3

 3 ancol lần lượt là C3H7OH, C3H6(OH)2, C3H5(OH)3 có


m = 12n CO2 + 2n H2O + 16n O = 16,32 (g)
BTKL
⎯⎯⎯→ m RCOONa = m E + m NaOH − m ancol  m = 50, 76 (g)  M RCOONa = 108 : C3H 5COONa

T gồm X: C3H5COOC3H7; Y: (C3H5COO)2C3H6; Z: (C3H5COO)3C3H5  %H(Y) = 7,55%.


Câu 67: Chọn C
2n CO2 + n H 2O − 2n O 2
Xét phản ứng cháy: ⎯⎯⎯
BT:O
→ n E = n − COO = = 0,1mol
2
n CO 2 2n
Ta có C E = = 8 và H E = H 2O = 8  CTPT của hai este trong E là C8H8O2 (1)
nE nE
Theo đề bài thì khi cho E tác dụng với NaOH thu được dung dịch T chứa ba muối (2)
Từ các dữ kiện (1) và (2) suy ra 2 este đó là HCOOCH2C6H5 (A) và CH3COOC6H5 (B)
n A + n B = n E n A = 0, 025 mol
Xét hỗn hợp muối T ta có:  →
n A + 2n B = n NaOH n B = 0, 075 mol
Vậy mHCOONa + mCH3COONa = 7,85(g)

Câu 68: Chọn A


Khi đốt:
x mol Na 2 CO3
C 2 H 4O 2 NNa,CH 2 + O2 ⎯⎯
→ 0,075 mol
+ Ca(OH)2 d­
G CO2 , H 2 O,N 2 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯
→ m b.t¨ng = 26, 46 (g) vµ N2

BT: N
⎯⎯⎯→ n C 2H 4O 2 NNa = 2n N 2 = 0,15 mol và
BT: Na n NaOH n C2H 4O 2 NNa
⎯⎯⎯⎯
→ n Na 2CO3 = = = 0, 075 mol
2 2

56

 ⎯⎯⎯
BT: H
→ n H 2O = 2n C2H 4O 2 NNa + n CH 2 = 0,3 + x
 BT: C → 44n CO2 + 18n H 2O = 26, 46 → x = 0,18mol
 ⎯⎯⎯→ n CO2 = 2n C2H 4O2 NNa + n CH 2 − n Na 2CO3 = 0, 225 + x

Hỗn hợp F gồm C2H3ON (0,15 mol), CH2 (0,18 mol) và H2O (0,06 mol)  m = 12,15 (g)

Câu 69: Chọn A


Ta có: mT = m + 2n H2 = 8, 28(g) và n T = 2n H2 = 0,18mol  MT = 46(C2H5OH)

14, 64
mà n E = n T = 0,18 mol  M X = = 81,33 và X, Y no hơn kém nhau 1 nhóm –CH2 
0,18
X, Y lần lượt là HCOOC2H5 và CH3COOC2H5.

 ⎯⎯⎯→
BTKL
44n CO 2 + 18n H 2O = 14, 64 + 0, 76.32 n CO2 = 0, 64 mol
Đốt 14,64 gam X thì:  →
BT:O
 ⎯⎯⎯→ 2n CO 2 + n H 2O = 0,18.2 + 0, 76.2 n H 2O = 0, 6 mol

quan hÖ
Cã CTTQ cña Z lµ C n H 2n −2 O 2 (k = 2) ⎯⎯⎯⎯⎯
CO vµ H O
→ n Z = n CO 2 − n H 2O = 0,04 mol
2 2

x mol y mol 0,04 mol


 x + y = 0,18 − 0,04 n= 5  x = 0,12
HCOOC 2 H 5 ,CH 3COOC 2 H 5 ,C n H 2n −2O 2 →  BT: C ⎯⎯⎯ →
 ⎯⎯⎯ → 2x + 3y + 0,04n = 0,64  y = 0,02

Vậy tỉ lệ mol các muối là 0,12: 0,02: 0,04 = 6: 1: 2.


Câu 70: Chọn B
Xét phản ứng đốt cháy: ⎯⎯⎯
BTKL
→ n CO2 = 0, 27 mol và ⎯⎯⎯
BT:O
→ 4n X + n Y, Z = 0,12 (1)

Nhận thấy: n CO2 = n H 2O  X là este no, hai chức và Y, Z là hai ancol no, đơn chức.

n NaOH
Xét phản ứng thuỷ phân: n X = = 0, 02 mol  n Y, Z = 0, 04 mol
2

C H OH : 0, 05
Trong 4,1 gam Y, Z có số mol là 0,02.2 + 0,04 = 0,08 mol  M = 51, 25   2 5
C3H7 OH : 0, 03

 nY = 0,01 mol và nZ = 0,03 mol  mX = mE – mY – mZ = 3,44 gam  %mX = 60,35%.

Câu 71: Chọn B


Khi cho Ẻ tác dụng với NaOH thì ta có: n NaOH : n E = 2,375  X là este hai chức.

n + n Y = 0,12 n = 0, 075 n 5
Lúc đó:  X  X  X =
2n X + 3n Y = 0, 285 n Y = 0, 045 nY 3

Xét phản ứng đốt cháy E


Cn H 2n −2O4 : 5x (14n + 62).5 x + (14 m + 86).3x = 17, 02 x = 0, 01
 → 
Cm H 2m−10O6 : 3x 5x.n + 3x.m = 0,81 5n + 3m = 81

Với m = 12  n = 9. Theo các dữ kiện của đề bài ta suy ra CTCT của X và Y lần lượt là

57
C3H7-COO-C3H6-OOC-CH3 và (CH2=CH-COO)3C3H5
Hỗn hợp T gồm C3H7-COONa (T3), CH3-COONa (T1) và CH2=CH-COONa (T2)
Vậy %mT3 = 30,45%.
Câu 72: Chọn D
Quy về đipeptit: 0,4 mol E → 1,1 mol các a-amino axit 0,55 mol đipeptit  n H2O trung gian =

0,15 mol.

Đốt 0,55 mol đipeptit cho 0,5. 2 + 0,4.3 + 0,2.5 = 3,2 mol CO2

→  m( CO2 + H2O ) = 3,2.62 = 198,4 gam (vì mol CO2 bằng mol H2O)

Đốt 0,4 mol E cho 198,4−0,15.18 = 195,7 gam (CO2 +H2O).

mđipeptit = 3,2.14+ 0,55.76 = 86,6 gam  mE = 86,6 – 0,15.18 = 83,9 gam

Vậy m = 83,9.78,28: 195,7 = 33,56 gam.

Câu 73: Chọn C


Nhận thấy nCOO = nNaOH = 0,3 mol  nO (X) = 0,3.2 = 0,6 mol

Bảo toàn nguyên tố H  nH = 2n H2O = 1,4 mol

Ta có: m = mC + mH + mO = 20  n C = n CO2 = 0,75 mol  VCO2 = 16,8 (l)

Câu 74: Chọn B


Quy hỗn hợp về (HCOO)2C3H6, (CH2=CHCOO)3C3H5 và CH2 với số mol x, y và z.

 n O2 = 5x + 12,5y + 1,5z = 0,5 (1); n CO2 = 5x + 12y + z = 0, 45 (2) .

Giả sử 0,16 mol E gấp k lần m(g) E  kx mol (HCOO)2C3H5 và ky mol


(CH2=CHCOO)3C3H5.

x+y 0,16
 n E = kx + ky = 0,16; n NaOH = 2kx + 3ky = 0, 42  = (3) .
2x + 3y 0, 42

Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,015; y = 0,025; z = 0,075  k = 4.


Gọi m và n là số gốc CH2 ghép vào X và Y (a,b  N, a > 0, b 3)  0,015m + 0,025n = 0,075.

 m = 5 và n = 0. Vậy a = mCH2 + m HCOONa = k.(0, 015.5.14 + 0, 018.68) = 12,36 (g)

Câu 75: Chọn A


Khối lượng bình tăng: mancol – m H2  mancol = 12,16 (g) và x.n ancol = 2n H2 (x là số nhóm –OH)

12,16
→ M ancol = x=2
.x = 38x ⎯⎯⎯ → M ancol = 76 : C3H 6 (OH) 2 (0,16 mol).
2.0,16

58
Nếu hỗn hợp X là 2 este mạch hở thì nX = nancol nhưng thực tế nancol < nX  Hỗn hợp ban
đầu chứa 1 este hai chức, mạch hở (được tạo thành axit đơn chức và ancol hai chức) và 1
este của phenol.

Khi thuỷ phân X tạo 2 muối nên 2 este có dạng (RCOO)2 C3H6 (a mol) và RCOOC6 H 4 R ' (b
mol)
với a = nancol = 0,16 mol và b = 0,2 – 0,16 = 0,04

 0,16.2.(R + 67) + 0,04.(R + 67) + 0,04.(R’ + 115) = 29,68 → 0,36R + 0,04R’ = 0,96

R = 1: HCOONa (2a + b = 0,36 mol) a


   = 4, 708
R ' = 15 : CH3 C6 H 4ONa (0, 04 mol) b

Câu 76: Chọn C


CH3 NH3HCO3 : x mol  x + y = 34, 2  x = 0,1
 → 
CH 2 (COONH3CH3 )2 : y mol 2x + 2y = 0,5  y = 0,15
Muối thu được gồm Na2CO3 (0,1 mol) và CH2(COONa)2 (0,15 mol)  m = 32,8 (g)
Câu 77: Chọn D
(Gly) 3 GlyNa
 + NaOH ⎯⎯
→ + H 2O
CH 3COONH 3CH 3 CH 3COONa + CH 3 NH 2

n CH 3 NH 2 = n CH3COONa = 0, 01mol ⎯⎯⎯→


BT: Na
n GlyNa = 0,1 − 0, 01 = 0, 09 mol

Muối thu được gồm GlyNa (0,09 mol) và CH3COONa (0,01 mol)  m = 9,55 (g)

Câu 78: Chọn C


E gồm các este của ancol A (x mol) và các este của phenol B (y mol)

A + NaOH → muối + ROH

B + 2NaOH → muối + H2O

Ta có: x + 2y = nNaOH = 0,2 (1) ⎯⎯⎯


BTKL
→136.(x + y) + 0, 2.40 = 20,5 + m X + 18y (2)

Khi cho X tác dụng với ancol thì: n H 2 = 0,5n ancol = 0,5x và mb.tăng =
m X − m H 2  m X − x = 6,9 (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra: x = 0,1; y = 0,05  mE = 20,4 (g)

Câu 79: Chọn D


BT N: nX + 2nY = 2 n N 2  a + 2a = 2.0,045  a = 0,03

Dẫn CO2 vào dung dịch NaOH thì tạo 2 muối Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 (y mol)

Ta có hệ: x + 2y = 0,4 và 106x + 84y =25,54  x = 0,13 và y = 0,14

BT C: n CO2 = x + y = 0,27 mol

Giả sử a.a có n nguyên tử C  0,03n + 0,03.2n = 0,27  n = 3: X là Ala

59
Nếu đun nóng R với hỗn hợp NaOH và KOH có cùng nồng độ mol thì áp dụng bảo toàn điện
tích suy ra muối chứa các ion với H2N-CH(CH3)-COO- (0,03 + 0,03.2 = 0,09 mol); Na+ (0,045
mol); K+ (0,045 mol)

 mmuối = 0,09.88 + 0,045.(23 + 39) = 10,71 (g).


Câu 80: Chọn D
3n C3H 5 (OH)3 + kn H 2O = 0, 44 n C3H 5 (OH) 3 = 0, 08 mol
 
Ta có: 92n C3H 5 (OH)3 + 18n H 2O = 8, 44  k = 10 / 3
6n 
 C3H 5 (OH)3 + (k + 1)n H 2O = 0, 74 n H 2O = 0, 06 mol

Hỗn hợp peptit chứa (Gly)x(Ala)3–x (a mol) và (Gly)y(Ala)4–y (b mol).

3a + 4b = 0, 2 a = 0, 04 mol
với   → (231 – 14x).0,04 + (302 – 14y).0,02 = 14,44  x = 1
a + b = 0, 06 b = 0, 02 mol
và y = 1

Vậy Y có CTCT là Gly(Ala)3  %mY = 18,1%

Câu 81: Chọn C


Xét phản ứng đốt cháy: ⎯⎯⎯
BTKL
→ n CO2 = 0, 745 mol

X, Y : a mol  ⎯⎯⎯ → a + 4b + 4c = 0,55 a = 0, 07


BT: O

  
Gọi  Z : b mol → b + 3c = n CO2 − n H 2O = 0,16  b = 0,1  n E = 0,19 mol  C E = 3,9
T : c mol  c = 0, 02
 a + 2c = n Br2 = 0,11 

 Z là CH2(COOH)2 (vì lấy theo giá trị lớn nhất của m)


Khi cho 0,095 mol E (có 0,05 mol Z và 0,01 mol T) tác dụng với 0,15 mol NaOH thu được
CH2(COONa)2: 0,06 mol và NaOH dư (0,15 – 0,05.2 – 0,01.2 = 0,03 mol)  mrắn = 10,08 (g).
Câu 82: Chọn A
0, 72
Vì n CO2  n H2O  nT = 1,08 – 0,72 = 0,36 mol  C T = =2
0,36

 Hai ancol đó là: C2H5OH và C2H4(OH)2

n X + 2 n Y = n NaOH = 0,56
Ta có:  ⇒ nX = 0,16 mol và nY = 0,2 mol
n X + n Y = n T = 0,36

+ Bảo toàn khối lượng: mmuối = 40,48 + 0,56.40 – 0,16.46 – 0,2.62 ⇒ a = 43,12.

Câu 83: Chọn B


Vì ancol không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ và M < 50  Ancol đó là C2H5OH.

(14n + 54)a = 3, 09
 n = 3,5
Đặt công thức của hai muối là CnH2n–1O2Na: a mol   BT: C 
 ⎯⎯⎯
 → na = 0,5a + 0, 08 a = 0, 03

Hai muối đó là C2H5COONa (0,015 mol) và C3H7COONa (0,015 mol)  C2H5OH (X): 0,02

60
Nếu axit là C2H5COOH (x mol) thì este là C3H7COOC2H5 (x mol)

Khi cho X tác dụng với NaHCO3 thì: x = 0,3 mol  m = 57 + 18,4 = 75,4 (g)

Câu 84: Chọn D


Ta có:
n NaOH = 2n Na 2CO3 = 0,3 mol ⎯⎯⎯
BTKL
→ m + 0,3.40 = m + 11,1 + m H 2O  n H 2O = n X = 0, 05 mol

n NaOH
mà k = = 6  X là hexapeptit
nX

n HCl = 6n X = 0,3 mol


Khi cho X tác dụng với HCl thì:  ⎯⎯⎯
BTKL
→ m = 20,8 (g)  M X = 416
 H 2O
n = 5n X = 0, 25 mol

x + y + z = 6 x = 1
Đặt CT của X là (Ala)x(Gly)y(Val)z   
89x + 75y + 117z − 18.5 = 416  y = 4; z = 1

Vậy X là (Ala)(Gly)4(Val)  GlyNa: 0,2 mol  %mGlyNa = 60,82%


Các phát biểu đúng là (1), (2), (3), (4).
Câu 85: Chọn B
Ta có: n O2 (ñoát Y) = n O 2 (ñoát X) = 2,04 mol  n O2 (dö ) = n O2 (kk) − n O2 (ñoát Y) = 0,46 mol
2,5 2,04

Xét quá trình đốt hỗn hợp Y.


a mol 2,5mol 10mol an mol an mol (0,5a +10)mol 0,46 mol an mol (0,5a +10)mol 0,46 mo
ng­ng tô
C n H2n O2 NNa + O2 ; N 2 → Na 2CO3 + CO2 , H 2O , N2 , O2(d­) ⎯⎯⎯⎯→ CO2 , N2 , O2( d­
Y kh«ng khÝ 0,5a mol hçn hîp khÝ vµ h¬i (hçn hîp Z) 12,14 mol
+ Ta có:
n CO2 + n N2 + nO2 (d­) = 12,14 an = 1,68 an = 1,68
 BT:O → →
 ⎯⎯⎯→ 2n Y + 2n O2 = 3n Na 2CO3 + 2n CO2 + n H2O 1,5a − 3an = −4.08 a = 0,64

+ Khi cho m gam X + NaOH ta có: mY = a.(14n + 69) = 67,68(g) và


a
n H2O = n X = = 0,08 mol ⎯⎯⎯→
BT:Na
n NaOH = n C n H2nO2 NNa = 0,64 mol
sè m¾c xÝch
BTKL
⎯⎯⎯→ m X = m Y + 18n H 2O − 40n NaOH = 42,8(g)

Câu 86: Chọn D


Quy đổi X thành (HCOO)3C3H5 (x), CH2 (y) và H2 (z)

n CO2 = 6x + y = 1,1

n H2O = 4x + y + z = 0,98

mmuối = 84.3x + 14y + 2z = 18,6

61
→ x = 0,02; y = 0,98 và z = 0,08

→ mX = 17,08

Tỉ lệ: 17,08 gam X tác dụng tối đa 0,08 mol Br2

→ 25,62 gam X tác dụng tối đa 0,12 mol Br2

→ VddBr2 = 120ml

Câu 87: Chọn A


0, 28
n H2 = 0,14 → n R ( OH ) =
r
r

0, 28
mtăng = ( R + 16r ) . =9
r
→ R = 16,14r

1  r  2 → 16,14  R  32, 28 do 2 gốc cùng C nên hơn kém nhau một đơn vị

→ Ancol gồm C2H5OH (0,04) và C2H4(OH)2 (0,12)

n NaOH = 0, 28 → nmuối = 0,28 và n Na 2CO3 = 0,14

nC(muối) = n CO2 + n Na 2CO3 = 0, 42

→ Số C của muối = 1,5

Hai muối cùng số mol → HCOONa (0,14) và CH3COONa (0,14)

X là HCOOC2H5 (0,02)
Y là CH3COOC2H5 (0,02) → %Y = 9,22%

Z là (HCOO)(CH3COO)C2H4 (0,12)
Câu 88: Chọn A
T gồm CH3NH2 (0,2) và C2H5OH (0,2)
G chỉ chứa 4 muối khan (trong đó có 2 muối cacboxylat đơn chức hơn kém nhau 1C) nên:
Y là CH3COONH3-CH2-COOH
Z là CH2=CH-COONH3-CH3 (0,2 mol)
X là CH2=CH-COONH3-C3H5(COONH3C2H5)2 (0,1 mol)

n KOH = 3n X + n Z + 2n Y = 0,7

→ nY = 0,1

Các muối gồm CH3COOK (0,1), GlyK (0,1), C2H3COOK (0,3) và GluK2 (0,1)

→ %CH3COOK = 12,83%

Câu 89: Chọn D

62
n NaOH = n OH( T ) = 2n H2 = 0, 23

n E = n X + n Y + n Z = 0, 2

n H 2 = n Y + n Z = 0, 08

n NaOH = n X + n Y + 2n Z = 0, 23

→ n X = 0,12;n Y = 0,05;n Z = 0,03

Đặt u,v là số mol của CO2 và H2O

→ 44u + 18v = 47

Và u – v = n Y + 2n Z = 0,11

→ u = 0,79 và v = 0,68

Bảo toàn C: 0,12x + 0,05n + 0,03m = 0,79

→ 12x + 5n + 3m = 79

Các ancol ít nhất 2C nên x  3;n  5;m  6 → x = 3;n = 5;m = 6 là nghiệm duy nhất

X là HCOOC2H5 (0,12)
Y là CH2=CH-COOC2H5 (0,05)
Z là CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-H (0,03)

→ %Y = 27,47% (A đúng)

T gồm C2H5OH (0,17) và C2H4(OH)2 (0,03)

→ mT = 9,68 (B đúng)

HCOOC2H5 + 3,5O2 → 3CO2 + 3H2O

→ n O2 = 0, 2.3,5 = 0, 7 (C đúng)

D sai, từ E chỉ thu được 2 muối HCOONa và CH2=CH-COONa


Câu 90: Chọn A
Xử lí hỗn hợp Y: mY = mete + m H 2O  n H 2O = 0,3 mol

CH3OH : 0, 4 mol
 n Y = 0, 6 mol  M Y = 36, 67 → 
C2 H5OH : 0, 2 mol

Khi đốt cháy Z thu được Na2CO3 (a mol) CO2 (b mol) và H2O (c mol)

⎯⎯⎯→
BT: Na
n NaOH = 2n Na 2CO3 = 2a  n − COONa = n −OH = 0, 6  a = 0,3

⎯⎯⎯
BT: O
→ 2.0, 6 + 0, 45.2 = 3.0,3 + 2 b + c (1) và ⎯⎯⎯
BTKL
→ m Z = 44b + 18c + 106.0,3 − 0, 45.32

63
Khi cho X tác dụng với NaOH, theo BTKL: 40,2 + 40.0,6 = 22 + 44b + 18c + 17,4 (2)
Từ (1), (2) suy ra: b = 0,4; c = 0,4

Vì b = c nên các muối đều là no, đơn chức 


CZ = 1,17 : HCOONa (0,5 mol) và CH3COONa (0,1 mol)

Các este gồm HCOOCH3 (0,3 mol), CH3COOCH3 (0,1 mol), HCOOC2H5 (0,2 mol)

 %mHCOOCH3 = 44,78%.
Câu 91: Chọn D
n X + n Y = 0,12 n X = 0, 075 n X 5
Khi cho E tác dụng với NaOH thì:    =
2n X + 3n Y = 0, 285 n Y = 0, 045 n Y 3

C n H 2n −2O 4 : 5 x mol (14n + 62).5 x + (14 m + 86).3 x = 17, 02


Khi đốt cháy E  →  x = 0, 01
C m H 2m−10O6 : 3x mol 5xn + 3xm = 0,81

với m = 12  n = 9  X là CH3COO-C3H6-OOCC3H7 và Y là (C2H3COO)3C3H5

Hỗn hợp muối gồm CH3COONa (0,075); C3H7COONa (0,075) và C2H3COONa (0,135)  m =
27,09 (g).
Câu 92: Chọn A
Ta có M = 34,81  2 chất đó là CH3NH2 (0,16 mol) và C2H5NH2 (0,06 mol).

Dựa vào tỉ lệ mol của X và Y  3a + 5a = 0,16  a = 0,02

ta suy ra X là CH3NH3OOC-CxH2x-COONH3C2H5 (0,06 mol); Y là NH2-CmH2m-COONH3CH3


(0,1 mol).
Muối gồm CxH2x(COONa)2 (0,06 mol) và NH2-CmH2m-COONa (0,1 mol)

mmuối = 0,06.(14x + 134) + 0,1.(14y + 83) = 19,14  x = 0 và y = 2

Vậy Y: NH2-C2H4-COONH3CH3  %mX = 54,64%.


Câu 93: Chọn B
Y chỉ tạo 1 muối cacboxylat nên X phải tạo 2 muối, gồm 1 muối cacboxylat + 1 muối của
amino axit.
Các muối đều cùng C nên cấu tạo các chất là:

X là CH3 − COO − NH3CH2 − COO − CH3 và Y là CH3 NH3 − OOC − COO − NH3 − C2H5

Các muối gồm CH 3COOK ( 0,1mol ) ; NH 2CH 2COOK ( 0,1 mol ) và ( COOK )2 ( 0,15 mol ) .

 % m( COOK ) = 54,13%
2

Câu 94: Chọn A


Vì MX < MY < 150 nên E chứa tối đa 2 chức.

64
3,14 3,14
Ta có: nOH = 2.0,05 = 0,1 mol   MZ   31, 4  M Z  62,8
0,1 0, 05

Hai ancol trong Z là CH3OH: 0,04 mol và C2H4(OH)2: 0,03 mol


X và Y có dạng là RCOOCH3: 0,04 mol và (RCOO)2C2H4: 0,03 mol

⎯⎯⎯
BT:C
→(C R + 2).0, 04 + 0, 03.(C R + 4) = 0, 2  C R = 0

Vậy X là HCOOCH3 có %mX = 40,4%.


Câu 95: Chọn C
Cho E tác dụng với NaOH thì: n −COO = n KOH = 0, 24mol  n O(trong E) = 2n −COO = 0, 48mol
Đốt cháy hoàn toàn lượng E trên thì:
12n CO2 + 2n H 2O = m E − 16n O(trong E) = 13,52 n CO2 = 1, 04 mol
 →
n CO2 = n H 2O + 0,52 n H 2O = 0,52 mol
nC n 1
Nhận thấy = CO2 = nên E có CTTQ là CnHnOx
n H 2n H 2O 1
n − COO
Cho F tác dụng với Na thì: m F = m b×nh t¨ng + 2n H2 = 8,72 (g)(n H2 = = 0,12 mol)
2
25,92
⎯⎯⎯
BTKL
→ m RCOOK = m E + 56n KOH − m F = 25,92 (g)  M RCOOK = = 108 (HC = C− COOK)
0, 24
Theo đề thì F chỉ chứa các ancol no. Từ các dữ kiện trên  X và Y lần lượt là
HC = C − COOCH3 (0,16 mol) và C4H8 (OOC− C = CH) 2 (0,04 mol)  %mY = 36,6%.
Câu 96: Chọn D
Trong 0,36 mol E chứa este đơn chức (a mol) và hai este 2 chức (v mol)

 n E = a + b = 0,36 và n NaOH = a + 2b = 0,585 . Giải hệ 2 ẩn suy ra: a = 0,135; b = 0,225  a:


b = 3: 5

Trong 12,22 gam E gồm Cn H 2n −6 O 2 ( 3x mol ) và Cm H 2m −6 O 4 ( 5x mol )

m E = 3x (14n + 26 ) + 5x (14m + 58 ) = 12, 22 3nx + 5mx = 0, 61



Ta có:  
n H2O = 3x ( n − 3) + 5x ( m − 3) = 0,37
  x = 0, 01

Các axit đều 4C, ancol không no ít nhất 3C nên n  6 và m  8  n = 7;m = 8 là nghiệm duy
nhất.

 2 ancol đó là CH≡C-CH2-OH và CH2=CH-CH2-OH.

 m CH  C −CH 2OH + m CH 2 = CH −CH 2OH = 4,58  m CH3OH = 1, 6

Tỉ lệ phụ thuộc lượng chất: m1 : m2 = 4,58:1,6 = 2,8625

Câu 97: Chọn A

65
C 2 H 5 NH 2 : 0, 2
Gly : x  Na + : 0,3
  NaOH : 0,3
(Gly) 2 : y + →  + BTDT −
C H NH NO : 0, 2 KOH : 0, 2 K : 0, 2 ⎯⎯⎯→ H 2 NCH 2COO : 0,3  m = 49,3 (g)
 2 5 3 3  −
 NO3

Câu 98: Chọn C



 ⎯⎯⎯
BTKL
→ n H2O = 0,19 mol
 BT:O
Xét quá trình đốt cháy 6,46 gam hỗn hợp E ta có:  ⎯⎯⎯
 → n COO = 0,1mol
n COO
Áp dụng công thức: n CO2 − n H 2O = n COO − n E → n E = 0, 05 mol  =2
nE
Vậy hỗn hợp E gồm các este hai chức được tạo bởi axit cacboxylic no hai chức
H 2O : 0, 01mol
 NaOH : 0, 02 mol 
Xét quá trình đốt cháy hỗn hợp muối ta có:  ⎯⎯→ CO2
O2

R(COONa) 2 : 0, 05mol  Na CO
 2 3
Trong muối không có nguyên tố H suy ra axit cacboxylic tương ứng là (COOH)2
Xét 0,1 mol hỗn hợp ancol no, đơn chức, mạch hở ta có:
0,14 CH3OH
⎯⎯⎯
BT:C
→ n C(ancol) = n CO2 − 2n (COONa )2 = 0, 24 − 0,1 = 0,14 → C(ancol) = = 1, 4 → 
0,1 C2 H5OH
Vậy Z là (COOC2H5)2 có M = 146.
Câu 99: Chọn A
Ta có: Mamin = 36,25  2 amin đó là CH3NH2 và C2H5NH2

 Y là H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COO-NH3CH3 và X là H2N-CH(CH3)COO-
NH3C2H5
Muối thu được gồm H2NCH2COONa và H2NCH(CH3)COONa

 n X 5, 25
 = n X = 0, 09
Lập hệ pt:  n Y 8, 75   m E = 45, 06 (g)
111.n X + 97.3n Y = 53, 64 n Y = 0,15

b-c b-c
Câu 100: a = →k= +1 < 9
k-1 a
X tạo 2 muối → tối thiểu 2 pi → k = 2 đến 8

b-c
2,06 = mancol – mH2 = a. (Mancol - OH) = (Mancol - OH)
k-1
Chạy nghiệm được OH = 3; k = 5; a = 0,02; Mancol = 106 → C4H7(OH)3
mmuối = 99,7 → 99,7/138 < nCO2 < 99,7/100 → 0,72 < nCO2 < 0,997
→ 0,72 + 0,03 < nC muối < 0,997 + 0,03 → 0,75 < nC muối < 1,027
37,5 = 0,75/0,02 < Cmuối1 + 2Cmuối2 < 1,027/0,02 = 51,35

66
→X là (C2H5COO)(C17H33COO)2C4H7 → nCO2 đốt Z = 0,02*39 – 0,03 = 0,75
Bảo toàn khối lượng:
0,75*44 + 2V*56 = 99,7 + 18*(2V – 0,75) → V = 0,7 lít = 700 ml
Câu 101:
2R(OH)n + 2nNa → 2R(ONa)n + nH2
17,8 + 0,3.2 92
Dẫn Z qua bình Na dư: n H2 = 0,3 mol  M ancol = = n  Z : C3H5 (OH)3 0, 2 mol
0,3.2 / n 3

A : Cn H 2n +1COONa 0, 275mol
 nCOO = 0,2.3 = 0,6 mà nA: nB = 11: 13  T : 
B : Cm H 2m +1COONa 0,325mol

Bảo toàn nguyên tố H  2n H 2O = 0,275.(2n+1) + 0,325.(2m+1) = 0,625.2

n = 0
 11n + 13m = 13  
m = 1

Vậy A là HCOONa; B là CH3COONa


Dựa vào đáp án: với MX < My và nZ < nA, nB < 2nZ (theo số liệu tính được)
Với HY = 8 → Y là (HCOO)3C3H5 → Vô lý vì MX < My
Với Hy = 16 → không có Y phù hợp
Với HY = 10 → Y là (HCOO)2CH3COOC3H5 → X nhỏ hơn Y phải là (HCOO)3C3H5
→ nA > 2nZ (vô lý)
Vậy Hy = 12
Hợp lý với X là (HCOO)2CH3COOC3H5 0,075 và Y là HCOO(CH3COO)2C3H5 0,125
Câu 102:
X có dạng: A(COONH3C2H5)2; Y có dạng NH2B(COONH3C2H5)2
162 gam kết tủa → nCO2 = 1,62 mol
62*nCO2 + (2,5nY – 2nX)*18 = 102,78 → 2,5nY – 2nX = 0,13 mol
0,32 mol etylamin → 2nX + 2nY = 0,32
Giải hệ cho nX = 0,06; nY = 0,1
Hỗn hợp muối: A(COONa)2 0,06 mol và NH2B(COONa)2 0,1 mol có tổng khối lượng 31,7
→ 0,06A + 0,1B = 31,7 – 0,16*134 – 0,1*16 = 8,66 → 3A + 5B = 433
A = (433 – 5B)/3
Chạy table: B có hóa trị 3 phải là số lẻ, A hóa trị II phải chẵn, cho B chạy từ 13 cho đến 77 xuất
hiện nhiều cặp nghiệm nguyên nhưng Y mạch hở, X và Y đều không làm mất màu nước brom
thì chỉ chọn được cặp (76 – C6H4 cấu tạo dạng thơm và 41 – C3H5)

67
Vậy X là C6H4(COONH3C2H5)2 0,06 mol; Y là H2NC3H5(COONH3C2H5)2 0,1 mol
%mX = 0,06*156/(0,06*256 + 0,1*237) = 39,32%
Câu 103: Chọn B
44n CO 2 − 18n H 2O = 16, 74
 BT: O
Khi đốt cháy hỗn hợp E thì:  ⎯⎯⎯→ 2n CO 2 + n H 2O = 0, 725.2 + 2x + 2y + 4z (1)
− y + z = n
CO 2 − n H 2O

Khi cho E tác dụng với NaOH thì: x + 2z = 0,17 (2) và x + y + z = 0,15 (3)

Từ (1), (2) ta tính được mol CO2 và H2O là 0,63 mol và 0,61 mol  x = 0,05; y = 0,04; z =
0,06
Ancol thu được có M = 62: C2H4(OH)2

Theo BT C: 0,05.Caxit + 0,04.2 + 0,06.(2Caxit + 2) = 0,63  Caxit = 2,53

Y : C 2 H 5COOH (a mol) a + b = 0, 05 a = 0, 03 0, 03.74


    %m Y = .100% = 14,32%
X : CH 3COOH (b mol) 3a + 2b = 0,13 b = 0, 02 15,5

Câu 104: Chọn D


X là este có dạng CH3-OOC-C≡C-COO-CH3  Khí thu được là C2H2.

H : x mol  x + y = 0, 22 x = 0,16
Xử lý hỗn hợp khí M = 8,54   2  
CH  CH : y mol 2x + 26y = 1,88  y = 0, 06

Y và Z (đều no) có dạng là (HCOO)2R và (HCOO)3R’  2nY + 3nZ = 0,16 (1)

Ta có: nX = 0,06 mol  nZ = 0,02 mol. Từ (1)  nY = 0,05 mol

Theo BT C: 0,06.6 + 0,05.(2 + CR) + 0,02.(3 + CR’) = 0,68  CR = 2 và CR’ = 3

Vậy Y là (HCOO)2C2H4  %mY = 19,62%.


Câu 105: Chọn B
CH5 N : a(mol) a + b = 0, 2 a = 0,16
Ta có: Ma min = 4.8, 45 = 33,8    
C2 H7 N : b(mol) 31a + 45b = 33,8.0, 2 b = 0, 04

Muối thu được gồm Na2CO3 và R(COONa)2  Y có dạng R1-NH3-CO3-NH3-R2: x (mol) và Z


có dạng HOOC-R-COO-H3N-R1: y (mol)

Nếu R2NH2 là CH5N thì x = 0,16  y < 0 (loại)

Nếu R2NH2 là C2H7N thì x = 0,04  y = 0,16 – 0,04 = 0,12

 mmuối = 106.0,04 + (R + 67.2).0,12 = 20,32  R = 0

 Y là CH3NH3-CO3-NH3C2H5: 0,04 mol và Z là HOOC-COOH3NCH3: 0,12 mol


 %mY = 27,54%

Câu 106: Chọn A

68
X (NH 4 OOC− COONH 3CH 3 ) : a mol 138a + 203b = 27, 2 a = 0, 05
 → 
Y(Gly − Gly − Ala) : b mol 2a = 0,1 b = 0,1

Khi cho E tác dụng với HCl thu được các chất hữu cơ lần lượt là (COOH)2: 0,05; CH3NH3Cl:
0,05; GlyHCl: 0,2; AlaHCl: 0,1  m = 42,725 (g)

Câu 107: Chọn C


Gọi số mol X, Y, Z lần lượt là x, y, z mol
Khi cho E tác dụng với NaOH thì:
 x + y = 0, 075
⎯⎯⎯
BTKL
→ n H 2O = 0, 075 mol    z = 0, 0075
 x + y + 2z = 0, 09

Khi đốt cháy E, ta có:


mE = mC + mH + mO = 12n CO2 + 2n H2O + 16.2n NaOH  n CO2 = 0,315 mol

Áp dụng độ bất bão hoà: y + 2z = 0,315 – 0,24. Từ đó tìm được: x = 0,015; y = 0,06

C X = 1; C Y = 4
 C E = 3,82 ⎯⎯⎯
BT: C
→ 0, 015.C X + 0, 06.C Y + 0, 0075.C Z = 0,315  
C Z = 8

(1) Đúng, Phần trăm khối lượng của Z (C3H5COO-C3H6-OOCH) trong E là 18,07%.
(2) Sai, Số mol của X trong E là 0,015 mol.
(3) Đúng, Khối lượng của Y (C4H6O2) trong E là 5,16 gam.
(4) Đúng, Phân tử Z có 12 nguyên tử H.
(5) Đúng, X (HCOOH) có phản ứng tráng bạc.
Câu 108: Chọn D
Đặt x, y lần lượt là số mol của X, Y

nx + my = 1, 65 n = 6, m = 7
 
Lập hệ sau:  x + 1,5y = 0,325  x = 0,1
(1,5n − 1).x + (1,5m − 1, 75).y = 2,1125  y = 0,15
 

Theo dữ kiện suy ra X là (CH3COONH3)C2H4 và Y là CH3-COONH3-CH2-CO-NH-CH2-COO-


NH3CH3

Muối thu được gồm CH3COONa: 0,35 mol và GlyNa: 0,3 mol  m = 57,8g.
Câu 109: Chọn B
n -COOK = n KOH = 2n K 2CO3 = 0, 6 mol
Ta có:  BTKL
 ⎯⎯⎯→ m T = 34,12 + 0,3.138 − 0, 66.32 = 54, 4g

44n CO2 + 18n H 2O = 34,12 n CO2 = 0, 62 CT = 1,533


và  BT: O  
 ⎯⎯⎯→ 2n CO2 + n H 2O = 0, 6.2 + 0, 66.2 − 0,3.3 n H 2O = 0,38 H T = 1, 267

Các gốc muối có thể có trong T là HCOOK, CHC-COOK và RCOOK.

69
Áp dụng BTKL cho phản ứng thủy phân: mZ = 39,2 + 0,6.56 – 54,4 = 18,4g

18, 4 x =3
 n OH = 0, 6 mol  M Z = .x ⎯⎯⎯ → 92 : C3H 5 (OH) 3 (x là số nhóm OH)
0, 6

1,52 C 7
⎯⎯⎯
BT: C
→ n C (M) = 0,92 + 0, 6 = 1,52 mol  C M = = 7, 6  
0, 2 C 8

X, Y lần lượt là (HCOO)2(CH3COO)C3H5: 0,08 mol và (HCOO)2(C2HCOO)C3H5: 0,12 mol

 Muối có khối lượng phân tử lớn nhất là C2HCOOK: 0,12 mol có %m = 23,82%.
Câu 110: Chọn D
NH 4 OOC − COONH 4 : a mol 2a = 0,2 a = 0,1
Ta có:  → 
NH 2 CH 2 CO − NHCH 2 COOH : b mol 124a + 132b = 25,6 b = 0,1

Khi cho X tác dụng với HCl thu được chất hữu cơ gồm
(C OOH)2 : 0,1mol
  m = 31,3 (g)
ClNH 3CH 2 COOH : 0,2 mol

Câu 111: Chọn B


1,1
X có công thức phân tử là C55HyO6  n X = = 0, 02 mol
55

⎯⎯⎯
BT: O
→ n H 2O = 1, 02 mol ⎯⎯⎯
BTKL
→ a = 17,16 (g)

Với n C3H5 (OH)3 = 0,02 mol và n NaOH = 0,06 mol ⎯⎯⎯


BTKL
→ m = 17, 72 (g)

Câu 112: Chọn C


Dựa vào các dữ kiện của đề bài ta xác định được các chất X, Y, Z, T tương ứng là:
0
CH 2 = C(COOCH 3 ) 2 (X) + 2NaOH ⎯⎯
t
→ CH 2 = C(COONa) 2 (Y) + 2CH 3OH (Z)
0
2CH 3OH (Z) ⎯⎯⎯⎯⎯
H 2SO 4 ,140 C
→ CH 3OCH 3 + H 2O

CH 2 = C(COONa) 2 (Y) + H 2SO 4 ⎯⎯


→ CH 2 = C(COOH) 2 (T) + Na 2SO 4

2CH 2 = C(COOH) 2 (T) + 2HBr ⎯⎯


→ CH 3CHBr(COOH) 2 + CH 2Br − CH − (COOH) 2

A. Sai, Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1: 2.


B. Sai, Chất Z không làm mất màu nước brom.
D. Sai, Chất Y có công thức phân tử C4H2O4Na2.
Câu 113: Chọn B
Hai chất hữu cơ có CTCT là C2H5NH3NO3 và HCOO-NH3-CH2-COO-NH4
Hai khí Z lần lượt là NH3: 0,06 mol và C2H5NH2: 0,1 mol

Muối thu được là NaNO3 (0,1 mol); HCOONa (0,06 mol) và GlyNa (0,06 mol)  %mGlyNa =
31,6%.

70
Câu 114: Chọn B
Vì E đều mạch hở và không phân nhánh nên E chứa tối đa là 2 chức
Lúc đó:
2n CO2 + n H 2O = 0,5 + 0,84.2 n CO 2 = 0,56 CH 3OH : 0, 44
n OH − = n NaOH = 0,5 mol    
n H 2O − n CO2 = 0,5 n H 2O = 1, 06 C 2 H 5OH : 0, 06

Khi cho E tác dụng với NaOH thì: ⎯⎯⎯→ m F = 39, 4 (g)
BTKL

Hai muối trong F là R1COONa và R2(COONa)2 (R1, R2 cùng C)  RH: 0,4 mol

Giải hệ tìm được mol hai muối lần lượt là 0,3 mol và 0,1 mol

 (R + 67).0,3 + (R – 1 + 134).0,1 = 39,4  R = 15: -CH3


Xét hỗn hợp E có CH3COOCH3 (x mol); CH3COOC2H5 (0,06 mol) và CH2(COOCH3)2 (0,1
mol)
Vậy %mY = 14,6%.
Câu 115: Chọn C
Y là CH3NH3-OOC-CH2-COO-NH3C2H5 và X là C2H5-COO-NH3-C2H4-COOH
Muối thu được gồm CH2(COOK)2: 0,15 mol; C2H5-COOK: 0,1 mol và NH2-C2H4-COOK: 0,1
mol

 %mC2H5-COOK xấp xỉ bằng 22%.


Câu 116: Chọn A
Ta có: n Y = n X = 0, 08 mol và n NaOH = 0,11 mol  Y chứa este đơn chức (0,05 mol) và este hai
chức (0,03 mol) (Vì các muối có mạch không nhánh nên tối đa 2 chức).

0, 08.0, 09 0,17
Đốt 0,08 mol X cần n O2 = + = 0,805 mol . Khi đốt Y, gọi CO2 (u mol) và H2O
0, 01 2
(v mol).

⎯⎯⎯
BT: O
→ 2u + v = 1,83 và neste hai chức = a − b = 0,03  u = 0,62 và v = 0,59.

T chứa C (a mol), H (b mol) và O (0,11 mol)

mT = 12a + b + 0, 065.16 = 6,88


 a = 0,35
Khi đó:  b  ⎯⎯⎯
BT: C
→ n C (muối) = u − a = 0, 27
 n T = − a = 0,11  b = 0,92
2

R1COONa : x mol  x + 2y = 0,11  x = 0, 05


Muối gồm  → 
R 2 ( COONa )2 : y mol 3x + 4y = 0, 27  y = 0, 03

Khi đó: n.0,05 + m.0,03 = 0,27  n = 3 và m = 4  %C2 H 4 ( COONa )2 = 50,31%

Câu 117: Chọn A


Ta có: nE = nX + nY = 0,1 và nNaOH = 2nX + 6nY = 0,32  nX = 0,07 mol; nY = 0,03 mol.

71
Muối gồm CxH2x(COONa)2: 0,07 mol và NH2-CyH2y-COONa: 0,03.6 = 0,18 mol.

Mà mmuối = 0,07.(14x + 134) + 0,18.(14y + 83) = 31,32  0,98x + 2,52y = 7  x = y = 2.

E gồm X: C2H4(COONH3CH3)2: 0,07 mol và Y: (Ala)6: 0,03 mol  %mX = 48,61%.

Câu 118: Chọn D


X là este có dạng CH3-OOC-C≡C-COO-CH3  Khí thu được là C2H2.

H : x mol  x + y = 0, 22 x = 0,16
Xử lý hỗn hợp khí M = 8,54   2  
CH  CH : y mol 2x + 26y = 1,88  y = 0, 06

Y và Z (đều no) có dạng là (HCOO)2R và (HCOO)3R’  2nY + 3nZ = 0,16 (1)

Ta có: nX = 0,06 mol  nZ = 0,02 mol. Từ (1)  nY = 0,05 mol

Theo BT C: 0,06.6 + 0,05.(2 + CR) + 0,02.(3 + CR’) = 0,68  CR = 2 và CR’ = 3

Vậy Y là (HCOO)2C2H4  %mY = 19,62%.

Câu 119: Chọn B


Đốt Y có nY = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol  CY = 2: C2H5OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)

Ta có: x + y = 0,2 và x + 2y = 0,22  y = 0,02 và x = 0,18

Khi đốt X có nX = 0,2 mol và nCOO = 0,22 mol ⎯⎯⎯


BT: O
→ n CO2 = 0, 68 mol

Ta có: CX = 3,4  Có 1 este đơn chức là HCOOC2H5.

Từ đó suy ra ancol còn lại là C2H4(OH)2  Este hai chức là HCOOCH2CH2OOCR và este đơn
chức còn lại là RCOOC2H5 (R với có chứa 1 liên kết C=C).
Gọi este hai chức là 0,02 mol và hai este đơn chức lần lượt là a, b mol.

a + b = 0,18 a = 0,17
Xét phản ứng đốt cháy:  
b + 2.0, 02 = 0, 68 − 0, 63 b = 0, 01

⎯⎯⎯
BT:C
→ 0, 02.(CR + 4) + 0,17.3 + 0, 01.(C R + 3) = 0, 68  C R = 2  %meste 2 chức = 17,5%.

Câu 120: Chọn D


Hỗn hợp X gồm A (3x mol); B (2x mol); D (3x mol)
Dung dịch Y chứa R(COONa)2: 5x mol và NaOH dư: 0,13 – 10x mol

Khi nung Y với CaO thu được 1 hidrocacbon đơn giản nhất là CH4 (0,015 mol)  R là –CH2

và phản ứng nung Y tạo CH4 tính theo mol của muối thì: 0,13 – x = 0,03  x = 0,01 mol (vì
nếu tính theo mol của NaOH thì nmuối < nhiđrocacbon).
Dựa vào các đáp án nhận thấy các anol đều no đơn chức nên công thức của ancol là CnH2n +
2O (n > 0)

Gọi công thức của D là CmH2m – 4O4 (m > 4)

Khi đốt cháy X thì: 0,045n + 0,04 + 0,03.(1,5m – 2,5) = 0,28  n + m = 7

72
+ Với n = 1và m = 6 ta suy ra A là CH3OH và D là CH3OOCCH2COOC2H5
+ Với n = 2 và m = 5 ta suy ra A là C2H5OH và D là CH3OOCCH2COOCH3
(1) Sai, Có 2 ancol thoả mãn.
(2) Đúng.
(3) Sai, %mB = 28,03% (B là HOOC-CH2-COOH).
(4) Sai, m = 7,42 (g).
Câu 121: Chọn C
Giả sử ancol đó là CH3OH:
CH3OH + [O] → HCHO + H2O CH3OH + 2[O] → HCOOH + H2O
→ X gồm HCOOH (x mol), HCHO (y mol), H2O (x + y mol) và CH3OH dư (z mol)
Khi cho X tác dụng với Na thì: x + (x + y) + z = 0,045 (1)
Khi cho X tham gia phản ứng tráng gương thì: 2x + 4y = 0,09 (2)
và mỗi phần có: x + y + z = 0,04 (3). Từ (1), (2), (3) suy ra: x = 0,005; y = 0,02; z = 0,015
Vậy H = (x + y)/0,04 = 62,5%.
Câu 122: Chọn B
Hỗn hợp gồm C3H4O2, C2H4O2, (C6H10O5)n đều có dạng chung là Cn(H2O)m

Khi đốt cháy hỗn hợp trên luôn thu được: n O2 = n CO2 = n BaCO3 = 0, 47 mol

mà mdd giảm = mBaCO3 − (mCO2 + mH2O )  n H2O = 0,38 mol

BTKL
⎯⎯⎯→ m+ m O 2 = m CO 2 + m H 2O  m = 12, 48 (g)

Câu 123: Chọn B


RCOOH  CO2 : 0, 21
mol

 '  a mol ⎯⎯
O2
→ 
+ R ( COOH )2  H 2O : 0, 24
mol


Cn H 2n + 2O : b mol
→ a(1 − k) + b = 0, 2  a + b − ak = 0,3 mol  ak  a + b

Thực hiện phản ứng este hóa E (giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%), thì:

→ n OH = n COOH = n H2O = b
→ a  b  2a  2a  a + b  3a  ak  3a  k  3
 k = 2  b − a = 0,3 mol

Theo BTKL: 0, 21.12 + 0, 24.2 + b.16 + b.32 = 5, 4 + 18b  b = 0,08 → a = 0,05 mol

⎯⎯⎯
BT: C
→ 0,05.x + 0,08.y = 0, 21  x  2,6  HOOC − COOH

C H O :x  x + y = 0, 05 x = 0, 02
+  n 2n −2 2  
 HOOC − COOH : y  x + 2y = 0, 08  y = 0, 03

⎯⎯⎯
BT: C
→ 0, 02.n + 0, 03.2 + 0, 08.y = 0, 21  n  4  n = 3 : CH 2 = CH − COOH : 0, 02 mol

73
CH3OH : c c + d = 0, 08
 0, 02.3 + 0, 03.2 + 0, 08.y = 0, 21  y = 1,125   →
C2 H5OH : d c + 2d = 0, 09

c = 0, 07 0, 46.100
  %mC2H5OH = = 6, 72%
d = 0, 01 6,84

Câu 124: Chọn B


Hỗn hợp F gồm CnH2nO2NNa (x mol) và CmH2m–1O2Na (y mol)
Ta có:
(14n + 69)x + (14m + 54)y = 32, 4 nx + my = 0, 75
 BT: C 
 ⎯⎯⎯ → nx + my = 0,5x + 0,5y + 0,575   x = 0, 2
 BTKL 
 ⎯⎯⎯→ 25,3 + 106.0,5.(x + y) + 0,5x.28 + 18.[(n x + (m − 0,5)y] = 58,8  y = 0,15

 m = 2 (CH3COONa) và n = 2,25 (vì muối thu được là Gly và Ala nên 2 < n < 3)

2.n1 + 3.n 2  n1 = 3
Với n = 2,25 ta có: = 2, 25   (n1, n2 là số mắt xích Gly, Ala có trong X). X:
n1 + n 2 n 2 = 1
(Gly)3Ala

Khi đốt cháy E cũng chính là đốt cháy F và ancol thu được từ pư thuỷ phân Y 
n O2 (ancol) = 0,675 mol

3a
Đặt CT của ancol là CaH2a+2O : 0,15 mol  .0,15 = 0, 675  a = 3 : C3H 8O
2

Vậy m = 0,05.260 + 0,15.102 = 28,3 (g)  %mX = 45,94%


Câu 125: Chọn D
Khi đốt cháy Z thu được Na2CO3 (a mol) CO2 (b mol) và H2O (c mol)  44b + 18c = 4,96 (1)

⎯⎯⎯→
BT: Na
n NaOH = 2n Na 2CO3 = 2a  n − COONa = n − OH = 2a ⎯⎯⎯
BT: O
→ 4a + 0, 09.2 = 3a + 2 b + c (2)

⎯⎯⎯
BTKL
→ m Z = 4,96 + 106a − 0, 09.32 = 106a + 2, 08

Khi cho X tác dụng với NaOH, theo BTKL: 7,76 + 40.2a = mY + 106a + 2,08 (a)
n OH
mà mb.tăng = mY + 2.a (với n H 2 = = a )  mY = 2a + 4
2

Thay vào mY vào biểu thức (a) ta được: 7,76 + 40.2a = 2a + 4 + 106a + 2,08 (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: a = 0,06; b = 0,08; c = 0,08

C = 1,17 : HCOONa và CH3COONa


Nhận thấy b = c nên các muối đều là no, đơn chức   Z
M Y = 34,33 : CH3OH và C2 H5OH

Các este gồm HCOOCH3 (0,08 mol), CH3COOCH3 (0,02 mol), HCOOC2H5 (0,02 mol)

 %m = 61,86%.

74
Câu 126: Chọn B
n = n X + n Y = 0, 26 n = 0, 2
Ta có:  E  X
n NaOH = 2n X + 5n Y = 0, 7 n Y = 0, 06
Muối gồm CxH2x(COONa)2 (0,2 mol) và NH2-CyH2y-COONa (0,06.5 = 0,3 mol)

mmuối = 0,2.(14x + 134) + 0,3.(14y + 83) = 62,9  x = 1 và y = 2

E gồm CH2(COONH3C2H5)2 (0,2 mol) và (Ala)5 (0,06 mol)  %mX = 63,42%.

Câu 127: Chọn B


44n CO 2 − 18n H 2O = 16, 74
 BT: O
Khi đốt cháy hỗn hợp E thì:  ⎯⎯⎯→ 2n CO 2 + n H 2O = 0, 725.2 + 2x + 2y + 4z (1)
− y + z = n
CO 2 − n H 2O

Khi cho E tác dụng với NaOH thì: x + 2z = 0,17 (2) và x + y + z = 0,15 (3)

Từ (1), (2) ta tính được mol CO2 và H2O là 0,63 mol và 0,61 mol  x = 0,05; y = 0,04; z =
0,06
Ancol thu được có M = 62: C2H4(OH)2

Theo BT C: 0,05.Caxit + 0,04.2 + 0,06.(2Caxit + 2) = 0,63  Caxit = 2,53

Y : C 2 H 5COOH (a mol) a + b = 0, 05 a = 0, 03 0, 03.74


    %m Y = .100% = 14,32%
X : CH 3COOH (b mol) 3a + 2b = 0,13 b = 0, 02 15,5

Câu 128: Chọn A


Ta có M = 34,81  2 chất đó là CH3NH2 (0,16 mol) và C2H5NH2 (0,06 mol).

Dựa vào tỉ lệ mol của X và Y  3a + 5a = 0,16  a = 0,02

ta suy ra X là CH3NH3OOC-CxH2x-COONH3C2H5 (0,06 mol); Y là NH2-CmH2m-COONH3CH3


(0,1 mol).
Muối gồm CxH2x(COONa)2 (0,06 mol) và NH2-CmH2m-COONa (0,1 mol)

mmuối = 0,06.(14x + 134) + 0,1.(14y + 83) = 19,14  x = 0 và y = 2

Vậy Y: NH2-C2H4-COONH3CH3  %mX = 54,64%.

Câu 129: Chọn B


Ta có: n H2 = 0,08mol  n NaOH = n Z = 0,16 mol  n O (E) = 0,32 mol

n CO2 − n H 2O = 0, 08.2 n CO2 = 0, 72 mol


Khi đốt cháy E thì:  
12n CO2 + 2n H 2O + 0,32.16 = 14,88 n H 2O = 0,56 mol

75
Quy đổi E thành
HCOOH : a mol
(C OOH) : b mol
 2
a + 2b = 0,16 a = 0,08
CH 3OH : 0,16 mol   n X = 0,04 mol
  a + 2b + 0,16 + c = 0,72  b = 0,04  
H 2O : −0,16 mol a + b + 0,162 − 0,16 + c − 0,12 = 0,56 c = 0, 4 n Y = 0,08 mol
CH 2 : c mol  

H 2 : −0,12 mol

Đốt X hoặc Y thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,08 mol  X có k = 3 và Y có k =
2
X có dạng CH3-OOC-COOCH2CH=CH2.xCH2
Y có dạng HCOO-CH2-CH=CH2.yCH2

Theo BT C ta có: 0,04.(x + 6) + 0,08.(y + 4) = 0,72  x + 2y = 4


Để 2 ancol có số nguyên tử C hơn kém nhau 1 và Y không tráng gương thì x = 2 và y = 1.
Vậy X là C2H5-OOC-CH2-COOCH2CH=CH2 và Y là CH3COO-CH2-CH=CH2

Muối thu được gồm CH2(COONa)2 : 0,04 mol và CH3COONa : 0,08 mol  % m CH 2 ( COONa ) =
2

47,44%.
Câu 130: Chọn D
Khi đốt cháy X, áp dụng BTKL và BTNT O ta có: mH2O = 7,92 (g) và nO(X) = 0,26 mol

n O(X) n ancol
Ta có: n H 2 = = = 0,13 mol  mancol = mb.tăng + 2n H 2 = 5,98 (g)  Mancol = 46:
4 2
C2H5OH
Khi cho X tác dụng với NaOH thì: nNaOH dư = nNaOH – 0,5nX = 0,17 mol
Gọi A là este đơn chức (a mol) và B là este hai chức (b mol)
Vì khi nung Y chỉ thu được 1 hiđrocacbon duy nhất nên A có dạng RCOOC2H5 và B là
R’(COOC2H5)2

2a + 4b = 0, 26 a = 0, 05 mol
với   và R = R’ + 1
a + b = 0, 09 b = 0, 04 mol

→ 0,05.(R’+ 1 + 73) + 0,04.(R’ + 146) = 11,88  R’ = 26 (-CH=CH-)

Vậy A là CH2=CHCOOC2H5 có %m = 42,09%

Câu 131: Chọn A


Z là C2H5COONH3CH3 và T là C2H5-COO-H3N-CH(CH3)-COO-C2H5

với n Z = 0,1 mol và n T = 0,15 mol

Hỗn hợp Q gồm GlyK (x mol), AlaK (y mol), ValK (z mol), C2H5COOK (0,25 mol)

76
 ⎯⎯⎯→
BT: Na
x + y + z + 0, 25 = 0, 77  x = 0,13 Gly : 0,13
  
→  y : z = 10 : 3   y = 0,3  Ala : 0,15
2, 25x + 3, 75y + 6, 75z + 3,5.0, 25 = 2,9 z = 0, 09 Val : 0, 09
  

⎯⎯⎯
BTKL
→ m M + m KOH = m a min + m ancol + m Q + m H 2O  n H 2O = 0,34 mol

3n X + 5n Y = 2n K 2CO3 − n Z − 2n T = 0,37 n X = 0, 04 mol


Ta có:  
n X + n Y = 0,34 − n Z − n T = 0, 09 n Y = 0, 05 mol

Với nX + nY = nVal; 2nX + nY = nGly; 3nY = nAla  Y là ValGly(Ala)3 có %m = 28,565%.


Câu 132: Chọn D
Quy đổi hỗn hợp Z thành C2H5O2N (a mol), (HCOO)3C3H5 (b mol), CH2 (c mol), CO2 (d mol)
và H2 (-0,12 mol lấy từ số mol T pư với Br2)
Ta có:
a + b = 0, 22 a = 0,16
147d = 8, 7866%.(75a + 176b + 14c + 44d − 2.0,12)  b = 0, 06
 
   n CO2 = 3, 78 mol  m = 166,32 (g)
 2, 25a + 5b + 1,5c − 0,5.0,12 = 5,19  c = 3, 06
2,5a + 4b + c − 0,12 = 3,58 d = 0, 04

Câu 133: Chọn D


Từ các dữ kiện của đề bài ta suy ra CTCT của X và Y lần là
+ X là H2N-CH2-COO-NH3-C3H5(COONH3CH3)2 (a mol)
+ Y là CH3-NH3-OOC-CH2-NH3-OOC-COO-NH3-CH2-COO-NH3-C2H5 (b mol)

3a + 4b = 0,95
 a = 0, 05
Ta có:  31.(2a + b) + 45b 
 = 36, 6 b = 0, 2
2a + 2b

Muối thu được gồm GlyK (0,45 mol), GluK (0,05 mol), (COOK)2 (0,2 mol)  %mGlyK =
53,41%.
Câu 134: Chọn B
n NaOH
Ta có: n Na 2CO3 = = 0, 2 mol và n O (F) = 2n NaOH = 0,8 mol ⎯⎯⎯
BT: O
→ n H2O = 0,3 mol
2

Muối gồm Cn H m O 2 Na ( 0,1mol ) và Cn ' H m 'O2 Na ( 0,3mol )

⎯⎯⎯
BT:C
→ 0,1n + 0,3n ' = n Na 2CO3 + n CO2  n + 3n ' = 6  n = 3 và n’ = 1 là nghiệm duy nhất  m’
=1

⎯⎯⎯
BT:H
→ n H = 0,1m + 0,3m ' = 0,3  m = 3  CH2=CH-COONa: 0,1 mol và HCOONa: 0,3
mol
Quy đổi E thành: HCOOH (0,3 mol), CH2=CH-COOH (0,1 mol), C3H5(OH)3 (0,04 mol), H2O
(-a mol)

77
a
Với mE = 23,06  a = 0,09 mol  nT = = 0,03 mol mà nX = 8nT = 0,24 mol  nX (T) = 0,06
3
mol
Ta có: nX (T) = 2nT nên phân tử T có 2 gốc X và 1 gốc Y.

Vậy T là ( HCOO )2 ( C2 H 3COO ) C3H 5 : 0, 03 mol  % m T = 26, 28% .

Câu 135: Chọn D


X là este có dạng CH3-OOC-C≡C-COO-CH3  Khí thu được là C2H2.

H : x mol  x + y = 0, 22 x = 0,16
Xử lý hỗn hợp khí M = 8,54   2  
CH  CH : y mol 2x + 26y = 1,88  y = 0, 06

Y và Z (đều no) có dạng là (HCOO)2R và (HCOO)3R’  2nY + 3nZ = 0,16 (1)

Ta có: nX = 0,06 mol  nZ = 0,02 mol. Từ (1)  nY = 0,05 mol

Theo BT C: 0,06.6 + 0,05.(2 + CR) + 0,02.(3 + CR’) = 0,68  CR = 2 và CR’ = 3

Vậy Y là (HCOO)2C2H4  %mY = 19,62%.


Câu 136: Chọn A
Z là C2H5COONH3CH3 và T là C2H5-COO-H3N-CH(CH3)-COO-C2H5

với n Z = 0,1 mol và n T = 0,15 mol

Hỗn hợp Q gồm GlyK (x mol), AlaK (y mol), ValK (z mol), C2H5COOK (0,25 mol)

 ⎯⎯⎯→
BT: Na
x + y + z + 0, 25 = 0, 77  x = 0,13 Gly : 0,13
  
→  y : z = 10 : 3   y = 0,3  Ala : 0,15
2, 25x + 3, 75y + 6, 75z + 3,5.0, 25 = 2,9 z = 0, 09 Val : 0, 09
  

⎯⎯⎯
BTKL
→ m M + m KOH = m a min + m ancol + m Q + m H 2O  n H 2O = 0,34 mol

3n X + 5n Y = 2n K 2CO3 − n Z − 2n T = 0,37 n X = 0, 04 mol


Ta có:  
n X + n Y = 0,34 − n Z − n T = 0, 09 n Y = 0, 05 mol

Với nX + nY = nVal; 2nX + nY = nGly; 3nY = nAla  Y là ValGly(Ala)3 có %m = 28,565%.


Câu 137: Chọn A
n T = 0, 04 mol
Khi cho 0,06 mol M tác dụng với NaOH thì: n NaOH = 2n Na 2CO3 = 0, 08 mol  
n Z = 0, 02 mol

Hỗn hợp ancol G gồm Y (0,04 mol) và Z (0,06 mol)  số nguyên tử C trong G là 3.
Vì MY > MZ nên Y là CH2=CH-CH2OH và Z là CH≡C-CH2OH.

 Z : x mol BTNT: C, H 3x + 2x.n = 0, 27 x = 0, 01


Xét a gam M có  ⎯⎯⎯⎯⎯ → 
T (C n H 2n −8O 4 ) : 2x mol 2x + (n − 4).2 x = 0,18 n = 12

Vậy T là C12H16O4 (0,02 mol) có %mT = 88,89%.

78
Câu 138: Chọn C
Hỗn hợp este X + NaOH ⎯⎯
→ hỗn hợp muối + ancol + H2O

Khi cho Y tác dụng với Na dư thì: n −OH(trong ancol) = 2n H2 = 0,5mol

Khi đốt cháy hỗn hợp X thì


m − 12n CO2 − 2n H 2O n
n O(trong X) = X = 1,2 mol  n −COO = O = 0,6 mol
16 2

Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì:
n −C6H5 = n −COO − n −OH(trong ancol) = 0,1mol

Áp dung bảo toàn khối lượng ta có: m muèi = m X + 40n NaOH − mancol − 18n H2O = 57,9(g)

(với n H2O = n −C6H5 = 0,1mol và n NaOH = n −COO + n C6H5 = 0,7mol )

Câu 139: Chọn D


X, Y, Z được tạo ra từ Ala và Val đều là amino axit đơn, no, mạch hở.

Khi đốt cháy thì: nX = nY = nZ = n N2 − (n CO2 − n H2O )  n N2 = 0,32

 n N : n peptit = 0,64 : 0,16 = 4 :1 ⇒ X, Y, Z đều là tetrapeptit.

Khi cho E tác dụng với NaOH thì: nNaOH = 4(nX + nY + nZ) = nAla + nVal và n H 2O = nX + nY + nZ

BTKL
⎯⎯⎯→ mE + mNaOH = mmuối + m H 2O ⇒ nX + nY + nZ = 0,22 ⇒ nX + nY = 0,06

Ta có: 111nAla + 139nVal = 101,04 ⇒ nAla = 0,76; nVal = 0,12 mol.

Vì nVal < nE ⇒ Val không có ở tất cả 3 peptit ⇒ Z không có Val.

Có: nVal = 2(nX + nY) ⇒ Số mắt xích Val trung bình trong X và Y là 2.

Vì MX > MY ⇒ số mắt xích Val trong X lớn hơn

+ X có 3 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,03 = nY (loại) vì nX < nY

+ X có 4 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,02 mol; nY = 0,04 mol (thoả) ⇒ %mX = 11,86%.


Câu 140: Chọn B
Đun nóng M thu được Ag suy ra trong M có HCOOH, vậy các axit thuộc dãy đồng đẳng của
HCOOH.
Đốt cháy:
(X)HCOOH,(Y, Z)RCOOH,(T)HCOOC m H 2m −1 (OOC R) 2 + O 2 → CO 2 + H 2O (m  3)
26,6(g) hçn hîp M 1mol 0,9 mol

⎯⎯⎯⎯⎯
quan hÖ
CO vµ H O
→ n T (k T − 1) = n CO2 − n H 2O → n T = 0,05 mol mà
2 2

m M − 12n CO2 − 2n H 2O
n O(M) = = 0,8 mol
16

79
⎯⎯⎯
BT:O
→ 2(n X + n Y + n Z ) + 6n T = 0,8 → n X + n Y + n Z = 0, 25

0,125mol 0,025mol

HCOOH,RCOOH,HCOOC n H 2n −1 (OOC R)2 + NaOH → HCOONa,RCOONa,NaOH d­ + C n H 2n −1 (OH)3 + H 2 O


13,3(g) hçn hîp M 0,4 mol m (g) r¾n 0,025mol

BTKL
⎯⎯⎯→ m r¾n = m M + 40n NaOH − 18n H 2O − (14m + 50)n C n H 2n −1(OH) 3 với
n H2O = n HCOOH + n RCOOH = 0,125

 mr¾n = 27,05 − 0,025.(14m + 50) (*) . Ta có: m r¾n(max)  m min = 3


⎯⎯⎯→
thay (*)
m r¾n(max) = 24,75(g)

Câu 141: Chọn D


n Q = 0,16 → Mỗi phần có 0,08 mol hỗn hợp.
Phần 1: nZ = 0,08.12,5% = 0,01
→ n = n Z = 0, 01 → M = 147 : C3H 3Ag
→ Z là C3H4.
Phần 2:
n Br2 = n Y = 2n Z = 0, 085 → n Y = 0, 065
m tăng = mY + mZ = 2, 22 → mY = 1,82
→ M Y = 28 : Y là C2H4
n X = 0,08 − n Y − n Z = 0,05
Đốt X → n CO2 = n BaCO3 = 0, 015
→ Số C của X = n CO2 / n X = 3
→ X là C3H8.
Câu 142: Chọn D
M có tráng gương nên các axit X, Y, Z no, đơn chức.
n CO2 − n H O
Este T có độ không no k = 3 nên: n T = 2
= 0, 05
2
Cách 1:
Quy đổi hỗn hợp thành:
HCOOH: a mol
C3H5(OH)3: 0,05 mol
CH2: b mol
H2O: -0,15 mol
n CO2 = a + b + 0, 05.3 = 1
mM = 46a + 14b + 92.0,05 −18.0,15 = 26,6
-> a = 0,4 và b = 0,45
n Ag = 0, 2 → Axit gồm HCOOH (0,1) và n YCOOH = n ZCOOH = 0,15

80
n CH2 = 0,15k + 0,15g + 0, 05h = 0, 45
(Với k, g, h là số CH2 cần thêm vào Y, Z và ancol)
→ 3k + 3g + h = 9
Do 0  k  g → k = 1,g = 2 và h = 0 là nghiệm duy nhất.
Chất rắn gồm: HCOONa (a/2 = 0,2), CH2 (b/2 = 0,225) và NaOH dư (0,2)
→ m rắn = 24,75
Cách 2:
T = X + Y + Z + E – 3H2O
Quy đổi hỗn hợp thành:
C n H 2n O 2 : a mol
Cm H2m+2O3 : b mol
H 2 O : −0,15mol
n CO2 = na + mb = 1
mM = a(14n + 32) + b(14m + 50) −18.0,15 = 26,6
Giải hệ trên được: a = 0,4 và b = 0,05
Các axit gồm: n HCOOH = n Ag / 2 − 0,1 và n YCOOH = n ZCOOH = 0,15.
Hai axit Y, Z có số C tương ứng là u và v
n CO2 = 0,1.1 + 0,15u + 0,15v + 0, 05m = 1
→ 3u + 3v + m = 18
Do 1 < u < v và m  3 nên u = 2, v = 3 và m = 3 là nghiệm duy nhất.
Trong 13,3 gam M chứa C n H 2n −1O 2 là 0,2 mol, n NaOH = 0, 4 mol
→ Chất rắn chứa Cn H2n −1O2 Na (0,2) và NaOH dư (0,2)
→ m = 24,75gam.

Câu 143: Chọn A


X, Y, Z, T đều có dạng Cn H2n +2−2k O4 .
5,76 gam E phản ứng với nNaOH = 0,1
→ 23,04 gam E phản ứng với n NaOH = 0, 4
Quy đổi E thành CO2 (0,4), CH2 (a) và H2 (b)
mE = 0, 4.44 + 14a + 2b = 23,04
n O2 = 1,5a + 0,5b = 0, 64
→ a = 0,36 và b = 0,2
→ n C = a + 0, 4 = 0,76
nC
n E = n NaOH / 2 = 0, 2 → Số C = = 3,8
nE
Y, Z là đồng phân và Z ít nhất 4C, sản phẩm có 3 ancol nên các chất là:
X là CH2(COOH)2 (x mol)

81
Y là C2H4(COOH)2 (y mol)
Z là C4H6O4 hay (HCOO)2C2H4
T là C5H8O4 hay CH3-OOC-COO-C2H5
Các ancol có cùng số mol nên n Z = n T = z
→ mAncol = 62z + 32z + 46z = 1, 4.4 → z = 0,04
n E = x + y + 0,04 + 0,04 = 0, 2
n C = 3x + 4y + 4.0,04 + 5.0,04 = 0,76
→ x = 0,08 và y = 0,04
→ %CH2 (COOH)2 = 36,11%

Câu 144: Chọn B


X: Cn H2n −2O2 (a)
Y: Cm H2m−2O4 (b)
Ancol: Cx H2x +2O(a + 2b)
n CO2 = na + mb + x(a + 2b) = 0, 21
n H2O = (n − 1)a + (m − 1)b + (x + 1)(a + 2b) = 0, 24
meste = (14n + 30)a + (14m + 62)b + (14x + 18)(a + 2b) −18(a + 2b) = 5, 4
Giải hệ trên được:
a = 0, 02
b = 0, 03
→ 0, 02n + 0, 03m + 0, 08x = 0, 21
→ 2n + 3m + 8x = 21
Với n  3, m  2 và x > 1
→ n = 3, m = 2, x = 1,125
Các chất là:
CH2=CH-COOH (0,02)
HOOC-COOH (0,03)
CH3OH (0,07)
C2H5OH (0,01)
(Tính số mol ancol theo C trung bình = 1,125 và tổng số mol ancol là a + 2b)
→ %C2 H5OH = 6,73%
Và %CH3OH = 32,75%.
Câu 145: Chọn B
Quy đổi F thành GlyNa (a), HCOONa (b) và CH2 (c)
m F = 97a + 68b + 14c = 32, 4
n O2 = 2, 25a + 0,5b + 1,5c = 0,825
n Na 2CO3 = 0,5(a + b) nên:

82
n CO2 = 2a + b + c − 0,5(a + b) = 0,575
→ a = 0, 2; b = 0,15;c = 0, 2
Do n CH2 trong muối amino axit = n AlaNa  0, 2 nên F gồm: GlyNa (0,15), AlaNa (0,05),
CH3COONa (0,15).
→ n Ancol = 0,15 và n O2 đốt ancol = 1,275 – 0,825 = 0,45
Cn H 2n + 2O + 1,5nO 2 → nCO 2 + (n + 1)H 2O
→ 0,15.1,5n = 0, 45 → n = 2
n Gly : n Ala = 0,15 : 0, 05 = 3 :1 → Có nhiều peptit thỏa mãn như (Gly)3(Ala); (Gly)6(Ala)2…
Xét (Gly)3Ala (0,05 mol) và CH3COOC2H5 (0,15 mol)
→ %(Gly)3 (Ala) = 49,62%

Câu 146: Chọn A


M a min = 33,8 → CH3NH2 (4 mol) và C2H5NH2 (1 mol)
→ Y là CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (1 mol)
→ X là CH3NH3OOC-COONH3-CH2-COO-C2H5 (3 mol)
Muối khan gồm (COOK)2 (4 mol) và GlyK (3 mol)
→ %GlyK = 33,80%
Câu 147: Chọn A
n T = n O2 = 0, 2 → M T = 71, 4
→ X là HCOOCH3 (x mol)
Y hơn X một nguyên tử C → Y là CH3COOCH3 (0,04)
n NaOH = 0, 22  n T → Z là este của phenol (z mol)
n T = x + z + 0, 04 = 0, 2
n NaOH = x + 2z + 0, 04 = 0, 22
→ x = 0,14 và z = 0,02
mT = 0,14.60 + 0, 04.74 + 0, 02M Z = 14, 28
→ M Z = 146 → CH  C − COOC6 H 5
Các muối gồm HCOONa (0,14), CH3COONa (0,04), CH  C − COONa (0,02) và C6H5ONa
(0,02)
→ %CH  C − COONa=10,85%
Câu 148: Chọn D
n KOH = 0, 2 → n OH(F) = 0, 2 → n H2 = 0,1
→ m F = 7, 6 + m H2 = 7,8
Bảo toàn khối lượng → mZ = 18,52 (Với Z là hỗn hợp muối)
Z có dạng C x H y K z O 2z (0,2/z mol)
2C x H y K z O 2z + (4x + y − 3z) / 2O 2 → (2x − z)CO 2 + yH 2O + zK 2CO 3

83
Với n Z = 0, 2 / z → n O2 = 0, 05(4x + y − 3z) / z = 0, 21
→ 4x + y = 7, 2z(1)
m Z = (12x + y + 71z).0, 2 / z = 18,52
→ 12x + y = 21, 6z(2)
(1).3 − (2) → y = 0 → Cả 2 muối đều không có H
Muối của X là KOOC-Cn-COOK (a mol)
Muối của Y là KOOC-Cm-COOK (b mol)
→ n KOH = 2a + 2b = 0, 2 và a – 1,5b = 0
→ a = 0,06 và b = 0,04
→ m muối = 0,06(12n + 166) + 0,04(12m + 166) = 18,52
3n + 2m = 8 (3)
Este mạch hở nên cả 2 ancol đều đơn chức. Đốt este có n CO2 = n O2 , mà este 2 chức nên cả 2
este đều có 8H, các gốc axit không có H nên tổng số H trong 2 gốc ancol của mỗi este đều là 8.
Mặt khác, n F = 0, 2 → MF = 39 → CH3OH và C2H5OH
Do M X  M Y nên (3) -> n = 0 và m = 4 là nghiệm duy nhất.
X là CH3-OOC-COO-C2H5 (0,06)
Y là CH3-OOC- C  C − C  C - COO-C2H5 (0,04)
→ %Y = 47,62%
Câu 149: Chọn C
Vì các muối thu được là của axit đơn chức

 Hỗn hợp Z gồm 1 ancol đơn chức (a mol) và 1 ancol 2 chức đều no (b mol)

a + b = 0, 2 n CO 2 = 0,51 mol
 
0, 71 − n CO 2 = a + b  a = 0,11
 BT: O 
 ⎯⎯⎯→ a + 2b + 0, 72.2 = 0, 71 + 2n CO 2 b = 0, 09

C1 = 3 : C3H 8O
⎯⎯⎯
BT: C
→ C1.0,11 + C 2 .0, 09 = 0,51  
C 2 = 2 : C 2 H 6 O 2

Gọi A là este đơn chức (0,11 mol), B là este hai chức (0,09 mol)

⎯⎯⎯
BTKL
→ m Y + 40.(0,11 + 0, 09.2) = 24, 06 + 12,18  m Y = 24, 64 (g)

Y gồm CnH2nO2 (0,11 mol), CmH2m - 2O4 (0,09 mol)  11n + 9m = 111  n = 6 và m = 5

 C2H5COOC3H7 và CH3COO-C2H4-OOCH

 2 este đơn chức là CHCCOOC3H7; CH2=CHCOOH và este 2 chức là CH3COO-C2H4-


OOCH (thỏa mãn điều kiện 0,2 mol X cộng với 0,2 mol H2)

⎯⎯⎯
BTKL
→ m X + m H 2 = m Y  m X = 24, 24 (g)  m 2 este = 24, 24 − 0, 09.132 = 12,36 (g)

Câu 150: Chọn D

84
BTKL
Khi thuỷ phân E trong môi trường axit ta có: ⎯⎯⎯→ n H 2O = 1, 6 mol

 2n X + 4n Y = 1,6 mà 3nX = 2nY  nX = 0,2 mol và nY = 0,3 mol

Khi cho E tác dụng với hỗn hợp bazơ thì:


mT = mE + mKOH + m NaOH −18.(n X + n Y ) = 256,7 (g)

Câu 151: Chọn D


Xét hỗn hơp X lúc này gồm C3H4O, C4H6O2, C5H12O7, C2H4O2, CH2O (2CH2O2 + C3H8O3 =
C5H12O7)
với nO = nH – nC = 2b – a + 0,005 (với b là số mol của H2O)
Ta có: m = 12.(a – 0,005) + 2b + 16.(2b – a + 0,005) = 12,86 (1)
BT O: 2b – a + 0,005 + 2a = 2.(a – 0,005) + b (2)
Từ (1), (2) suy ra: a = 0,445 và b = 0,43
Hấp thụ 0,445 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,33375 mol NaOH và 0,2225 mol Ba(OH)2 thì thu
n CO32− = n OH − − n CO2 = 0,33375 mol

được 2 muối với   n BaCO3 = n Ba 2+ = 0, 2225 mol
− = n CO 2 − n 2 − = 0,11125 mol

 n HCO 3 CO 3

Dung dịch Y chứa Na+ (0,33375 mol), HCO3- (0,11125 mol), CO32- (0,33375 – 0,2225 =
0,11125 mol)  mY = 21,1375 (g)
Câu 152: Chọn A
Vì n H2O  n CO2  2 ancol trong X đều no và CX = 1,7 nên 2 ancol đó là CH3OH và C2H5OH

 ⎯⎯⎯

BT: O
→ n ancol + 4n este = 0, 26 n ancol = 0,18
Khi đốt cháy X, ta có:   và mX = 9,24 (g)
n ancol + n este = 0, 2
 n este = 0, 02

Trong 18,48 (g) X có 0,36 mol ancol và 0,04 mol este

⎯⎯⎯
BTKL
→ m ancol = m X + m NaOH − mmuối = 16,32 (g) và lượng ancol thu được là 0,44 mol

Khi đó CH3OH (0,28 mol) và C2H5OH (0,16 mol), đun nóng với H2SO4 đặc thì:
0, 44
 n H 2O = .80% = 0,176 mol ⎯⎯⎯
BTKL
→ m = m ancol − m H 2O = 9,888 (g)
2
Câu 153: Chọn B
- Khi gộp X, Y và Z với tỉ lệ mol tương ứng là 4: 3: 2 thì 4X + 3Y + 2Z → X4Y3Z2 + 8H2O
+ Từ: n A1 : n A2 : n A3 = 0, 4 : 0, 22 : 0,32 = 20 :11:16  X 4 Y3 Z2 là (A1) 20k (A2 )11k (A3 )16k .

 sè m¾c xÝch(min) <  sè m¾c xÝch cña Y2Z3T4 <  sè m¾c xÝch(max) → 15.2  47k  15.4  k = 1
(12+3).n Z 11k +16k +20k (12 +3).n X

n A1 n A 2 n X3 n X = 4n X 4Y3Z2 = 0, 08
+ Víi k =1 n X 4Y3Z2 = = = = 0, 02 → 
20 16 20 n Y = 3n X 4Y3Z2 = 0, 06 vµ n Z = 2n Y2 Z3T4 = 0, 04

85
+ Quy đổi hỗn hợp M thành C2H3ON, CH2 và H2O.
m X − 57n C2H3ON − 18n H 2O
Víi n C2H3ON = n X1 + n X 2 + n X3 = 0,94 ; n H 2O = n X + n Y + n Z = 0,18  n CH 2 = = 1,52
14
Đốt 112,46 gan muối thì cần 4,395 mol O2
Đốt cháy y gam muối thì cần 1,465 mol O2  y = 37,487
Câu 154: Chọn D
Khi dẫn E qua bình đựng Na dư thì: mancol = mb.tăng + m H 2 = 24,18 (g)

+ Giả sử anol E có x nhóm chức khi đó:


mZ x =1
MZ = x = 62x ⎯⎯⎯ → M Z = 62 : C 2 H 4 (OH) 2 (0,39 mol)
2n H 2

Khi cho hỗn hợp X: A + B + E + D + 4NaOH ⎯⎯


→ 2F1 + 2F2 + C2H4(OH)2 + H2O
mol: x y t z 0,6
+ Vì 2 muối có tỉ lệ mol 1: 1 nên x = y

Khi đốt cháy hoàn toàn muối F thì: n Na 2CO3 = 0,5n NaOH = 0,3 mol

BT: O BT: C
⎯⎯⎯→ n H 2O = 0, 6 mol  H F = 2 và ⎯⎯⎯→ n CO 2 (F) = 1, 2 mol  C F = 2

 Trong F có chứa muối HCOONa và muối còn lại là CH2=CHCOONa với số mol mỗi muối
là 0,3 mol

 A, B, E, D lần lượt là HCOOH; CH2=CHCOOH; C2H4(OH)2; CH2=CHCOOC2H4OOCH.

n NaOH = 2x + 2t = 0, 6 x = 0,1
 
Ta có hệ sau: n C3H6 (OH) 2 = z + t = 0,39 → z = 0,19  %m B = 13, 7%
m = 46x + 72x + 62z + 144t = 52,38  t = 0, 2
 E 

Câu 155: Chọn A


Theo đề X là axit no và Y là axit không no (có 1 liên kết C=C)

CO 2 : x mol 44x + 18y = 13,12 + 0,5.32  x = 0, 49


Ta có:  →  BT: O 
H 2O : y mol  ⎯⎯⎯ → 2x + y = 2n KOH + 0,5.2  y = 0, 42

a + b + 2c = 0, 2
X : a mol  a = 0,13
 b + 2c = 0, 49 − 0, 42 
Đặt Y : b mol →   b = 0, 03  C E = 2, 72  X là CH3COOH
 Z : c mol k.(a + b + c) = 0,36 c = 0, 02
  
k(b + c) = 0,1

⎯⎯⎯
BT: C
→ 0,13.2 + 0, 03.C Y + 0, 02.(C Y + 2 + 2) = 0, 49  C Y = 3  Y là CH2=CHCOOH

Vậy %mY = 16,46%


Câu 156: Chọn C
Hỗn hợp gồm CH3NH2 (0,15 mol) và C2H5NH2 (0,1 mol)

86
CH 3COO− NH 3CH 2COO− NH 3CH 3 : x mol 2x + 2y + 2z = 0, 4 x = 0,1
  
HCOO− NH 3CH 2COO− NH 3C 2H 5 : y mol → x + z = 0,15   y = 0, 05
CH NH − OOC − COO − NH C H : z mol  y + z = 0,1 z = 0, 05
 3 3 3 2 5  

Muối thu được gồm HCOONa (0,05 mol), CH3COONa (0,1 mol), H2NCH2COONa (0,15 mol),
(COONa)2 (0,05 mol)  %m(COONa)2 = 20, 4%

Câu 157: Chọn D


Vì Gly = C2H3ON + H2O; Ala = C2H3ON + CH2 + H2O nên ta quy đổi hỗn hợp T thành:

 NH − CH 2 − CO : 0, 28 + 0, 4 = 0, 68 mol

CH 2 : 0, 4 mol  mT = 46,88 (g)
H O : 0,14 mol
 2

Đốt 46,88 gam T tạo ra CO2: 0,68.2 + 0,4 = 1,76 mol và H2O: 0,68.1,5 + 0,4 + 0,14 = 1,56 mol.

→ mCO2 + m H 2O = 105,52(g). Vậy 28,128 gam T tạo ra m CO2 + m H 2O = 63,312 (g)

Câu 158: Chọn D


Xét phản ứng đốt cháy muối ta có: n Na 2CO3 = 0,5.0, 47 = 0, 235 mol

 BT: O
 ⎯⎯⎯→ 2n COONa + 2n O2 = 2n CO2 + n H 2O + 3n Na 2CO3 n CO2 = 1, 005 mol C = 2, 64
  
44n CO2 + 18n H 2O = 56,91
 n H 2O = 0, 705 mol H = 3

BTKL CH 3COONa : 0,17 mol


⎯⎯⎯→ m = m Na 2CO3 + (m CO 2 + m H 2O ) − m O 2 = 42,14 (g) → 
C 2 H 3COONa : 0,3 mol
BTKL
Xét phản ứng thuỷ phân E: ⎯⎯⎯→ n H 2O = 0, 07 mol  n Z + 2n T = 0, 47 − 0, 07 = 0, 4

Ta có:
13,9 13,9 C 2 H 5OH : 0,1 mol
 M ancol    T : C 2 H 3 COOC 2 H 4OOCCH 3  %m T = 61,56%
0, 4 0, 2 C 2 H 4 (OH) 2 : 0,15 mol

Câu 159: Chọn D


Khi đốt cháy T, có:
BT: Na BT: O BTKL
⎯⎯⎯⎯
→ n −COONa = 0, 7 mol ⎯⎯⎯→ n CO 2 = 0,35 mol ⎯⎯⎯→ m T = 47,3 (g)

Nhận thấy: n −COONa = n CO2 + n Na 2CO3  muối thu được có số C = số nhóm chức

mà mT = m−COONa + mH  n H = 0, 4 (0,5n H2O )  2 muối đó là HCOONa (0,4) và


(COONa)2 (0,15)
BTKL
Khi thuỷ phân A thì: n NaOH = n OH = 0, 7 mol ⎯⎯⎯→ m A = 41,5 (g)

Ta có: 31,7 < Mancol < 63,4  Hai ancol thu được gồm CH3OH (0,5) và C2H4(OH)2 (0,1)
Các este thu được gồm HCOOCH3 (0,2); (HCOO)2C2H4 (0,1); (COOCH3)2 (0,15)

87
Vậy %mZ = 42,65% (tính theo (COOCH3)2 là lớn nhất).
Câu 160: Chọn A
Xử lí hỗn hợp Y: mY = mete + m H 2O  n H 2O = 0,3 mol

CH3OH : 0, 4 mol
 n Y = 0, 6 mol  M Y = 36, 67 → 
C2 H5OH : 0, 2 mol

Khi đốt cháy Z thu được Na2CO3 (a mol) CO2 (b mol) và H2O (c mol)

⎯⎯⎯→
BT: Na
n NaOH = 2n Na 2CO3 = 2a  n − COONa = n −OH = 0, 6  a = 0,3

⎯⎯⎯
BT: O
→ 2.0, 6 + 0, 45.2 = 3.0,3 + 2 b + c (1) và ⎯⎯⎯
BTKL
→ m Z = 44b + 18c + 106.0,3 − 0, 45.32

Khi cho X tác dụng với NaOH, theo BTKL: 40,2 + 40.0,6 = 22 + 44b + 18c + 17,4 (2)
Từ (1), (2) suy ra: b = 0,4; c = 0,4

Vì b = c nên các muối đều là no, đơn chức 


CZ = 1,17 : HCOONa (0,5 mol) và CH3COONa (0,1 mol)

Các este gồm HCOOCH3 (0,3 mol), CH3COOCH3 (0,1 mol), HCOOC2H5 (0,2 mol)

 %mHCOOCH3 = 44,78%.
Câu 161: Chọn D
Quy đổi Z thành Gly (x), (HCOO)3C3H5 (y), CH2 (z), CO2 (t), H2 ( −0,08 )

nZ = x + y = 0,28
mGlu = 147t = 15,95%(75x + 176y + 14z + 44t – 0,08.2)

n O2 = 2, 25x + 5y + 1,5z − 0, 08.0,5 = 7,11

n H2O = 2,5x + 4y + z − 0, 08 = 4,94

→ x = 0, 2; y = 0,08;z = 4, 2; t = 0,1

→ mZ = 92,12

Khi nZ = 0,14 (một nửa lượng trên) thì mZ = 46,06


Câu 162: Chọn C
n ACOONa = a; n B( COONa ) = b
2

→ n NaOH = a + 2b = 0,5

n AH + n BH2 = a + b = 0, 4

→ a = 0,3 và b = 0,1

Do có muối đôi nên các ancol đều đơn chức.

88
Đốt ancol → n CO2 = u và n H 2O = v

nancol = v – u = 0,5
Bảo toàn O → 2u + v = 0,84.2 + 0,5

→ u = 0,56 và v = 1,06

n CO2
→ Số C = = 1,12
n ancol

→ CH3OH (0,44) và C2H5OH (0,06)

Các este gồm: ACOOC2H5 (0,06), ACOOCH3 (0,24) và B(COOCH3)2 (0,1)


mE = 0,06(A + 73) + 0,24(A + 59) + 0,1(B + 118) = 36,24

→ 3A + B = 59

→ A = 15 và B = 14 là nghiệm duy nhất

X là CH3COOCH3 (0,24) → %X = 49,01%

Y là CH3COOC2H5 (0,06)
Z là CH2(COOCH3)2 (0,1)
Câu 163: Chọn A
n H2 = 0, 25 → n NaOH = n O( Z) = 0,5

→ n E = 0, 25 → ME = 146 : C6H14O4

Bảo toàn khối lượng → mZ = 21,32

TH1: Nếu Z gồm 2 ancol đơn → nZ = 0,5 → MZ = 42,64

→ Z gồm CH3OH (0,12) và C2H5OH (0,38)

Các muối cùng là đồng đẳng kế tiếp nên E gồm:


CH2(COOCH3)(COOC2H5) (0,12 mol)
(COOC2H5)2 (0,13 mol)
Muối gồm (COONa)2 (0,13) và CH2(COONa)2 (0,12)

→ mmuối = 35,18: thỏa mãn

→ %CH2(COONa)2 = 50,48%

TH2: Nếu Z gồm 2 ancol đôi → nZ = 0,25 → MZ = 85,28

(Làm tương tự)


Câu 164: Chọn A
Sản phẩm có 2 amin khí + 2 muối đều cùng C nên:

89
X là C2H5NH3-OOC-COO-NH(CH3)2 (x mol)
Y là HOOC-CONH-CH2-CONH-CH2-CH3 (y mol)
mE = 180x + 174y = 22,05

n KOH = 2x + 3y = 0,325

→ x = 0,05; y = 0,075

Muối gồm (COOK)2 (x + y = 0,125) và GlyK (0,075)

→ mmuối = 29,225

Câu 165: Chọn C


Gọi số mol quy đổi trong hỗn hợp T COONa là a; C là b và H2 là c
Ta có: mT = 67a + 12b + 2c = 73,22 (1)
Theo ĐLBT nguyên tố O: 0,25a + b + 0,5c = 0,365 (2)
Theo ĐLBT nguyên tố C: a + b = 0,6 + 0,5a (3)
Giải hệ (1), (2) và (3) → a = 1,08 mol; b = 0,06 mol và c = 0,07 mol
Gọi x, y, z là số mol của 3 este X, Y, Z
Ta có:
nE = x + y + z = 0,58 (4)
nCOONa = x + y + 2z = 1,08 (5)
→ z = 0,5 mol và x + y = 0,08 mol (6)
Mà Ctb = (1,08 + 0,06)/0,58 = 1,36 → có HCOONa: X
Htb = 0,07.2/0,58 = 0,24 → có (COONa)2 : Z
CnH2n – 1COONa: Y
Theo ĐLBT nguyên tố C: x + (n + 1)y = 1,08 + 0,06 (7)
Theo ĐLBT nguyên tố H: x + (2n – 1)y = 0,07.2 (8)
Giải hệ: (4), (7) và (8) → x = 0,05; y = 0,03 và n = 2.
Tổng số mol của 3 ancol = nCOONa = 1,08 mol
→ M3 ancol= 38,34/1,08 = 35,5
→ 1 là CH3OH: 1 mol < mtb = 1,25 < u và v
→ 1.1 + 0,03u + 0,05v = 1,25.1,08
→ 3u + 5v = 35
Chỉ có nghĩa khi u = 5 và v = 4
→ Y có CT là C2H3COOC5H11 và có %mY = 6,23%
Câu 166: Chọn C
Cho NaOH tác dụng với hỗn hợp X, chỉ có Y tác dụng để sinh ra khí, mà các khí đều có
M > 29 → CTCT Y là: CH3CH2NH3COO-COONH3CH3
→ nY = 0,1/2 = 0,05 mol.
CTCT của Z là: H2N-CH2-CONH-CH2-COOH
→ nZ = (mX-mY)/MZ = (21,5-0,05.166)/132 = 0,1 mol.
Khi cho hỗn hợp X tác dụng với HCl dư (Z pư, Y không phản ứng):
H2N-CH2-CONH-CH2-COOH+H2O+2HCl → 2ClH3N-CH2-COOH
0,1 0,2(mol)
m = m Y + m ClH3 N-CH 2 -COOH = 0,05.166 + 0,2.111,5 = 30,6 gam.

90
Câu 167:

 ⎯⎯⎯
BTKL
→ n H2O = 0,19 mol
Xét quá trình đốt cháy 6,46 gam hỗn hợp E ta có: 
 ⎯⎯⎯
 → n COO = 0,1mol
BT:O

n
Áp dụng công thức: n CO2 − n H 2O = n COO − n E → n E = 0, 05 mol  COO = 2
nE
Vậy hỗn hợp E gồm các este hai chức được tạo bởi axit cacboxylic no hai chức
H 2O : 0, 01mol
 NaOH : 0, 02 mol 
Xét quá trình đốt cháy hỗn hợp muối ta có:  ⎯⎯→ CO2
O2

R(COONa) 2 : 0, 05mol  Na CO
 2 3
Trong muối không có nguyên tố H suy ra axit cacboxylic tương ứng là (COOH)2
Xét 0,1 mol hỗn hợp ancol no, đơn chức, mạch hở ta có:
0,14 CH3OH
⎯⎯⎯
BT:C
→ n C(ancol) = n CO2 − 2n (COONa )2 = 0, 24 − 0,1 = 0,14 → C(ancol) = = 1, 4 → 
0,1 C2 H5OH
Vậy Z là (COOC2H5)2 có M = 146.
Câu 168:
Ta có: Mamin = 36,25  2 amin đó là CH3NH2 và C2H5NH2
 Y là H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COO-NH3CH3 và X là H2N-CH(CH3)COO-
NH3C2H5
Muối thu được gồm H2NCH2COONa và H2NCH(CH3)COONa
 n X 5, 25
 = n X = 0, 09
Lập hệ pt:  n Y 8, 75   m E = 45, 06 (g) -
111.n X + 97.3n Y = 53, 64  n Y = 0,15

Câu 169:
KHỐI LƯỢNG BÌNH Na tăng là khối lượng ancol trừ khối lượng H2
Xét hỗn hợp ancol F ta có:
m ancolF = 2n H 2 + m binh tan g = 17, 6 (g) n CH3OH = 0,32 mol
  M F = 36, 67   (a)
n F = 2n H 2 = 0, 48 mol n C2H5OH = 0,16 mol
0
Khi nung hỗn hợp muối với vôi tôi xút thì R(COONa) n + nNaOH ⎯⎯⎯→
CaO, t
RHn + nNa 2CO 3
Vì hh muối tạo CH4 duy nhất (hc đơn giản nhất )
Hai muối là CH3COONa và CH2(COONa)2
0
CH 2 (COONa) 2 + 2NaOH ⎯⎯⎯→
CaO, t
CH 4 + 2Na 2CO 3 (1)
0
CH 3 COONa + NaOH ⎯⎯⎯→
CaO, t
CH 4 + Na 2CO 3 (2)
⎯⎯⎯→
BT: Na
n − COONa = n NaOH = n OH/ancol = 2n H 2 / ancol = 0, 48 mol
Theo phương trình (1) và (2): n Na2CO3sinh ra = nNaOH pư
⎯⎯⎯
BTKL
→ m muoiR (COONa) n = m CH 4 + m Na 2CO3 − m NaOH = m + 31, 68(g)
⎯⎯⎯
BTKL
→ 5, 7m + 40.0, 48 = m + 31, 68 + 17, 6  m = 6, 4 mol (pư xà phòng hóa)
6, 4
+ Theo đề thì hidrocacbon thu được là CH4  n E = n CH 4 =
= 0, 4 mol
16
 Hỗn hợp muối gồm CH2(COONa)2 a mol và CH3COONa b mol

91
6, 4
2a + b = 0,48 hay a + b= n E = n CH 4 = = 0, 4 mol
16
148a + 82b= m+31,68= 38,08
Suy ra a=0,08; b=0,32
Ta có CH3OH 0,32, C2H5OH 0,16
X là este hai chức, Y, Z là hai este đều đơn chức (X, Y, Z đều mạch hở và MZ > MY). Đun
nóng 5,7m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Z lớn hơn số mol của X)
n X + (n Y + n Z ) = n E n X = 0, 08 mol
Xét E ta có:   (b)
2n X + (n Y + n Z ) = 2n H 2 n Z + n Y = 0,32 mol
X: CH3OOC-CH2-COO CH3 0,08 mol, Y: CH3COOCH3 0,16 mol, Z: CH 3COOC2H5 0,16
mol
Theo đề bài ta có các dữ kiện “số mol Z lớn hơn số mol của X và MZ > MY” (c)
ta suy ra X là CH3OOC-CH2-COOCH3 (0,08 mol). Vậy mX = 10,56 (g).
Câu 170:
X (NH 4 OOC− COONH 3CH 3 ) : a mol 138a + 203b = 27, 2 a = 0, 05
 → 
Y(Gly − Gly − Ala) : b mol 2a = 0,1 b = 0,1
Khi cho E tác dụng với HCl thu được các chất hữu cơ lần lượt là (COOH)2: 0,05; CH3NH3Cl:
0,05; GlyHCl: 0,2; AlaHCl: 0,1  m = 42,725 (g).
Câu 171: Đáp án D
n CO 0,93
C= 2
= = 3,875 → có 1 este có 3 nguyên tử C là HCOOC2H5
nX 0,24
+ NaOH
X ⎯⎯⎯→ Y gồm 2 ancol có cùng số nguyên tử C + Z gồm 2 muối
HCOOC2 H 5 (1p):x mol  +O2 CO :0,93
 1  0,19 mol ⎯⎯
1,04
⎯→ 2
→ X R COOC2 H 5 (2p, n nguyeân töû C):y mol  H 2 O:0,8

HCOOC2 H 4 OOCR (m nguyeân töû C):z mol
1

x+y=0,19 x=0,16
 BT.O 
→  ⎯⎯⎯ → 2x + 2y + 4z + 2.1,04 = 2.0,93 + 0,8 → y=0,03
n - n = 0,13 = y + 0,1 
 CO2 H2O z=0,05
HCOOC2 H 5 :0,16
n=5 
→ 0,16.3 + 0,03n + 0,05.m = 0,93 → 
BT.C
⎯⎯⎯ → X C2 H 3COOC2 H 5 :0,03
m=6 HCOOC H OOCC H :0,05
 2 4 2 3

100.0,03
→ %m C H COOC H = .100% = 13,6%
2 3 2 5
74.0,16 + 100.0,03 + 144.0,05
Câu 172: Đáp án B
Ta giải bài toán theo hướng đồng đẳng hóa
HCOOH.NH3 : a

Hỗn hợp M ( COOH.NH 3 )2 : b

CH 2 :c

92
 ⎯⎯⎯⎯
0,1 mol M
→ a + b = 0,1
 0,215 mol O2
  ⎯⎯⎯⎯⎯ →1, 25a + 2b + 1,5c = 0, 215
 ⎯⎯⎯⎯⎯
0,6 mol hçn hîp
→ a (1 + 2,5 + 0,5 ) + b ( 2 + 4 + 1) + c (1 + 1) = 0, 6

a = 0, 06

 b = 0, 04
c = 0, 04

Gọi m, n lần lượt là số nhóm CH 2 trong X và Y
n = 0
 0, 06n + 0, 04m = 0, 04  
m = 1
X : HCOOH.NH3
Vì tao ra hai khí khác nhau  
Y : NH3 .HOOC − COOH.CH 3 NH 2

HCOONa : 0, 06
 muèi   m = 9, 44 gam
( COONa )2
 : 0, 04

Câu 173:
Đặt nNaOH = x. Bảo toàn nguyên tố Natri: nNa2CO3 = 0,5x.
Bảo toàn gốc –OH: nOH(ancol) = x
-OH + Na → -ONa + ¹/₂ H2.
⇒ nH2 = 0,5x. Bảo toàn khối lượng phản ứng với Na: mY = 9,91 + x.
Bảo toàn khối lượng phản ứng đốt Z: mZ = 4,61 + 53x.
Bảo toàn khối lượng phản ứng thủy phân: x = 0,27 mol.
⇒ Mtb ancol = (9,91 + 0,27) ÷ 0,27 = 37,7 ⇒ Y gồm CH3OH và C2H5OH.
Giải hệ cho: nCH3OH = 0,16 mol; nC2H5OH = 0,11 mol.
nCOO = nNaOH = 0,27 mol. Đặt nCO2 = a; nH2O = b.
⇒ 44a + 18b = 10,85(g).
Bảo toàn nguyên tố Oxi: 2a + b = 0,27 × 2 + 0,195 × 2 - 0,135 × 3
⇒ a = b = 0,175 mol.
⇒ Z gồm muối của axit no, đơn, hở ⇒ Quy Z về HCOONa và CH2.
⇒ nHCOONa = 0,27 mol ⇒ nCH2 = 0,135 + 0,175 - 0,27 = 0,04 mol.
⇒ X gồm 0,16 mol HCOOCH3; 0,11 mol HCOOC2H5 và 0,04 mol CH2.
X chứa 2 este có cùng số C ⇒ HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
X gồm 0,12 mol HCOOCH3; 0,11 mol HCOOC2H5; 0,04 mol CH3COOCH3.
⇒ este có PTK nhỏ nhất là HCOOCH3 ⇒ %mHCOOCH3 = 39,34%.
Câu 174:
Dễ thấy
X = C2H3ON + uCH2 + H2O
Y = (COOH)2 + vCH2
Đặt x, y là số mol X, Y.
Vậy quy đổi E thành C2H3ON (x), CH2 (z), H2O (x) và COOH (2y)
nE = x + y = 0,1 (1)
Viết PT đốt cháy E ta có:
nO2 = 2,25x + 1,5z + 2y/4 = 0,575 (2)

93
nH2O = 1,5x + z + x + y = 0,47 (3)
Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,06; y = 0,04; z = 0,28.
Vậy số mol CO2 là: 2x + z + 2y = 0,48
X (CnH2n+1O2N): 0,06 mol
Y (CmH2m-2O4): 0,04 mol
Vì số mol CO2 = 0,48 = 0,06n + 0,04m  3n + 2m = 24
*TH1: n = 2 và m = 9: khi đó X là glyxin
 Hai ancol sinh ra từ 1 este sẽ có số mol bằng nhau (loại)
*TH2: n = 4 và m = 6:
X là: NH2-CH2-COO-C2H5: 0,06 mol
Y phải là: CH3-OOC-CH2-COO-C2H5: 0,04 mol
Muối là: NaOOC-CH2-COONa: 0,04 mol và NH2CH2COONa: 0,06 mol  m = 11,74.
Câu 175: Đáp án C
Xét phản ứng đốt cháy muối ta có: n Na 2CO3 = 0,5.0, 47 = 0, 235 mol
 ⎯⎯⎯

BT: O
→ 2n COONa + 2n O2 = 2n CO2 + n H 2O + 3n Na 2CO3 n CO2 = 1, 005 mol C = 2, 64
  
44n CO2 + 18n H 2O = 56,91
 n H 2O = 0, 705 mol H = 3
BTKL CH 3COONa : 0,17 mol
⎯⎯⎯→ m = m Na 2CO3 + (m CO 2 + m H 2O ) − m O 2 = 42,14 (g) → 
C 2 H 3COONa : 0,3 mol
BTKL
Xét phản ứng thuỷ phân E: ⎯⎯⎯→ n H 2O = 0, 07 mol  n Z + 2n T = 0, 47 − 0, 07 = 0, 4
Ta có:
13,9 13,9 C 2 H 5OH : 0,1 mol
 M ancol    T : C 2 H 3 COOC 2 H 4OOCCH 3  %m T = 61,56%
0, 4 0, 2 C 2 H 4 (OH) 2 : 0,15 mol
Câu 176: Đáp án A
Xử lí hỗn hợp Z, nhận thấy: n C = n CO2 = n OH − = 2n H 2  Các chất trong Z có số nguyên tử C
bằng với số nhóm OH.

CH3OH : x mol  x + 2y = n CO2 = 0, 04  x = 0, 01

Từ 2 este ban đầu  Z gồm  → 
C2 H 4 ( OH )2 : y mol 
 32x + 62y = 1, 25  y = 0, 015
Khi cho X tác dụng với NaOH thì:
n KOH = 2n Gly −Ala + 2.n C4H 6O4 + n C5H11O 2 N  n Gly −Ala = 0, 02 mol

Gly − Ala : 0, 02 mol AlaNa + GlyNa


 
X (HC OO)2C2 H4 : 0, 015 mol → hỗn hợp rắn HC OONa  m = 7,45 gam
H NC H COOCH : 0, 01 mol H NC H COONa
 2 3 6 3  2 3 6
Câu 177: Đáp án C
- Khi đốt 23,80 gam M thì:
m X − 12n CO2 − 16n O(trong X) 23,8 − 0,9.12 − 16(4n X + 2n Y + 2n Z )
n H 2O = = = 6,5 − 32n Z − 16n Y − 16n Z
2 2
+ Áp dụng độ bất bão hòa ta được: n CO2 − n H2O = n X − n Z → 31n X + 16n Y + 17n Z = 5,6(1)
- Khi cho 23,80 gam hỗn hợp M tác dụng với NaOH thì: 2n X + n Y = n NaOH = 0,14(2)

94
- Cho 0,45 mol M tác dụng với Na thì:
2n X + 2n Z = 2n H2 → k(n X + n Z ) = 0,36 mol  kn Y = 0,09mol
ky 0,09 1
 = = → n X + n Z − 4n Y = 0(3)
k(x + z) 0,36 4
Giải hệ (1), (2) và (3) ta được n X = 0,04 mol , n Y = 0,06 mol và n Z = 0,2 mol
n CO2 0,9
- Xét hỗn hợp M ta có: C M = = = 3 nên X,Y và Z đều có 3 nguyên tử C
n X + n Y + n Z 0,3
trong phân tử (các trường hợp khác đều không thỏa mãn).
0,06.74
Vậy X, Y và Z lần lượt là CH2(COOH)2, C3H6O2 và C3H7O2 → %m Y = = 18,66
23,8
Câu 178: Đáp án A
Ta có: Mamin = 36,25  2 amin đó là CH3NH2 và C2H5NH2
 Y là H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COO-NH3CH3 và X là H2N-CH(CH3)COO-
NH3C2H5
Muối thu được gồm H2NCH2COONa và H2NCH(CH3)COONa
 n X 5, 25
 = n X = 0, 09
Lập hệ pt:  n Y 8, 75   m E = 45, 06 (g)
111.n X + 97.3n Y = 53, 64 n Y = 0,15

Câu 179:
n CO 0,6
+ Cancol = 2
= = 3  3 ancol laø C3 H 7OH; C3 H 6 (OH)2 ; C3H 5 (OH)3 .
n H O − n CO 0,8 − 0,6
2 2

+ 48,28 gam T + 0,47 mol NaOH ⎯⎯ → 0,47 mol RCOONa + 3 ancol


m T + m (Na, H/ NaOH) − m C/ CO − m H/ H O 48,28 + 0,47.24 − 0,6.12 − 0,8.2
 M RCOONa = 2 2
= = 107
0,47 0,47
 R = 41 (C3 H 5 −)  X laø C3 H 5COOC3 H 7 ; Y laø (C3H 5COO)2 C3H 6 ; Z laø (C3H 5COO)3 C3 H5 .
16
 %H trong Y = .100% = 7,55%
212

Câu 180:
+ M Z = 36,6  Z goàm CH3 NH 2 vaø C2 H 5 NH 2 .
A laø (C2 H5 NH3 )2 CO3 : x mol NaOH C2 H 5 NH 2 : 2x mol Na2 CO3 (D)
+ ⎯⎯⎯→  +
B laø (COOH3 NCH3 )2 : y mol CH3 NH 2 : 2y mol (COONa)2 (E)
2x + 2y = 0,2 x = 0,04
+   m E − m D = 3,8 gam
2x.45 + 2y.31 = 0,2.36,6 y = 0,06

Câu 181: Đáp án C.


Ta có: nNaOH = 0,12 mol  nCOO− = 0,12 mol  nOH / ancol = 0,12 mol.
 nH2 khi cho ancol tác dụng với Na = 0,06 mol.
 mancol = mbình tăng + mH2 = 3,66 + 0,06.2 = 3,78g.
BTKL ta có: mmuối RCOONa = 9,42g. ( RCOONa)
 MRCOONa = 9,42/0,12 =78,5.
Suy ra công thức của hai muối: HCOONa (x mol) và CH3COONa (y mol).

95
68 x + 82 y = 9, 42  x = 0, 03
Ta có hpt:  , suy ra: 
 x + y = 0,12  y = 0, 09
BTKL ta có:
8, 4 − 0, 3.2 − 0,12.2.16
nC / X = = 0,33mol. Mà nC/ muối = 0,21 mol.
12
 nC/ancol = 0,33 – 0,21 = 0,12 mol  (nCO2/do ancol tạo ra nếu đốt cháy = 0,12 mol).
nH/ancol = 3,78 − 0,12.12 − 0,12.16 = 0,42mol  (nH2O/do ancol tạo ra nếu đốt cháy =
0,42/2 mol).
0, 42 0,12
 nancol = - 0,12 = 0,09 mol  C = = 1, 33 .
2 0, 09
 Công thức hai ancol; CH3OH; HO-CH2-CH2-OH.
 Công thức của hai este:
CH3COOCH3: 0,06 mol.
HCOOCH2-CH2-OOCCH3: 0,03 mol.
 %mCH3COOCH2-CH2-OOCCH3 = 47,14%.
Câu 182: Đáp án A.
Từ Y chỉ tạo 1 muối cacboxylat nên từ X. phải tạo 2 muối, gồm 1 muối cacboxylat + 1 muối
của amino axit.
Các muối đều cùng C nên cấu tạo các chất là:
X là CH3COONH3-CH2-COO-CH3 (0,1 mol)
Y là CH3NH3-COC-COO-NH3-C2H5 (0,15)
Các amin là CH3NH2, C2H5NH2. Ancol là CH3OH.
Các muối gồm CH3COOK (0,1), NH2-CH2COOK (0,1) và (COOK)2 (0,15)
--> %(COOK)2 = 54,14%
Câu 183:

C2 H 5COOCH 3
 metyl propionat CH 3OH
 + NaOH 
61, 6 gam X HCOOC3H 7 ⎯⎯⎯→ Y C 2 H 5OH ⎯⎯⎯⎯⎯ H 2SO4 ,1400 C
→ ete + H 2O
 propylfomat C H OH
  3 7
 3CH COOC H
2 5
 etylaxetat

61, 6
Nhận thấy các chất đều có cùng CT là C4H8O2  n X = = 0, 7 mol  n ancol = 0, 7
88
Khi thực hiện ete hóa: n ancol = 2n H2O  n H2O = 0,35
0,7

BTNT C: n CO2 = n BaCO3  n BaCO3 = 0,3mol  m BaCO3 = 59,1


0,3 m2

BTKL: mancol = mete + mH2O  mancol − mete = 6,3  a = 6,3gam


0,35.18 a

Câu 184:

96
C2 H8 N 2O2 +350mlHCl2M
0,7 mol 1,27 mol

+508ml NaOH 2,5M


41, 49gam E  ⎯⎯⎯⎯⎯→ T ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ → m gam
 7 13 3 4
C H N O
Bước 1. Xác định CT của hợp chất
Y là tripeptit có CTPT C7H13O4N3  7 = 2.2 + 3 ⎯⎯⎯ → Gly 2 Ala đã tạo 2 muối khi tác
CT Y

dụng HCl
X là muối amoni có CTPT C2H8N2O4 (k=0) dạng CnH2n+4O2N2  muối amoni và gốc axit
phản trùng với gốc axit trong Y (vì theo đề thu được 3 muối)
⎯⎯⎯CT X
→ NH 2 − CH 2 − COONH 4
Bước 2. Giải quyết bài toán
Gly 2 Ala x mol
  203x + 92y = 41, 49 (1)
 NH 2 − CH 2 − COONH 4 y mol
Vì tác dụng liên tiếp nên gộp quá trình
Gly 2 Ala x mol

 NH 2 − CH 2 − COONH 4 y mol ⎯⎯⎯⎯⎯ →  3x + y + 0, 7 = 1, 27  3x + y = 0,57 (2)
1,27 mol NaOH

HCl 0, 7 mol

 x = 0,15
Giải hệ (1), (2): 
 y = 0,12
 ⎯⎯⎯⎯
BTNT Gly
→ Gly − Na 0,15.2 + 0,12 = 0, 42 mol
 BTNT Ala
Muối thu được gồm:  ⎯⎯⎯⎯ → Ala − Na 0,15 mol
 NaCl 0, 7 mol

 m = 0, 42.97 + 0,15.111 + 0, 7.58,5  m = 98,34 gam

Câu 185: Chọn đáp án C



RCOONa : x
mol
 x + 2y = 0,5 x = 0,3
 →  →

 R '(COONa) 2 : y mol
 x + y = 0, 4  y = 0,1

CH 2 : 0,56
mol
CH3OH : 0, 44mol

Dồn chất cho ancol →  ⎯⎯⎯⎯
Xep hinh
→
H 2O : 0,5 
mol mol
 C2 H 5OH : 0, 06
CH 3COOCH 3 : 0, 24mol

⎯⎯⎯⎯⎯
Lam troi cho E
→ CH 3COOC2 H 5 : 0, 06mol → %m X = 49, 01%
 mol
CH 2 (COOCH 3 ) 2 : 0,1

Câu 186: Chọn đáp án D


 23,85
C2 H3ON : 2. 106 = 0, 45

Quy đổi E tương đương với hỗn hợp gồm: CH 2 : a mol
H O : b mol
 2

97
C2 H 3ON + 2,25O 2 ⎯⎯ → 2CO 2 + 1,5H 2O + 0,5N 2
o
t

CH 2 + 1,5O 2 ⎯⎯ → CO 2 + H 2O
o
t

m E = 57.0,45 + 14a + 18b = 31,17 a = 0,24


  
mO2 = 2,25.0,45 + 1,5a = 1,4725 b = 0,12
X: ( Gly )3 Ala : xmol n E = x + y + z = b = 0,12 mol
 
Y : ( Gly )2 Ala : ymol  n N = 4x + 3y + 4z = 0,45 mol
 n = 9x + 7y + 12z = 2.0,45 + 0,24 = l,14 mol
 Z: (Gly) 2 AlaVal : z mol  C
 x = 0,05

  y = 0,03  %m X =
( 75.3 + 89 - 18.3) .0,05 .100% = 41, 71%
z = 0,04 31,17

------------------- HẾT -------------------

98

You might also like