You are on page 1of 11

Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.

com/vukhacngoc

BÀI TẬP PHÁT BIỂU ĐÚNG/SAI HỮU CƠ


Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dãy đồng đẳng ankin có công thức chung là CnH2n-2
B. Các hiđrocacbon no đều có công thức chung là CnH2n+2
C. Công thức chung của hiđrocacbon thơm là CnH2n-6
D. Các chất có công thức đơn giản nhất là CH2 đều thuộc dãy đồng đẳng anken.
Câu 2: Có các mệnh đề sau:
1, Chất béo là những triete.
2, Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
3, Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro
với nước và nhẹ hơn nước.
4, Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo
rắn.
5, Chất béo lỏng là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Các mệnh đề đúng là
A. 3, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 5.
Câu 3: Khẳng định không đúng về chất béo là
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
B. Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
C. Chất béo và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo nhẹ hơn nước.
Câu 4: Cho các nhận định sau:
(1) Axit béo là các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh và có chẵn nguyên
tử cacbon (12C-24C).
(2) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(3) Lipit gồm nhiều loại: chất béo, sáp, steroit, photpholipit, ….
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo
rắn.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt: H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Đốt cháy hoàn toàn este no, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(4) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol tan được trong dung dịch KOH.
(b) Trong các este mạch hở có công thức C4H6O2 có một este có thể điều chế được từ ancol và axit
tương ứng.
(c) Có thể phân biệt được chất béo lỏng và hexan (đều không tan trong nước) bằng dung dịch
NaOH, đun nóng.
(d) Có thể chuyển dầu thực vật thành mỡ động vật bằng phản ứng hiđro hóa.
(e) Tristearin không thể tác dụng với dung dịch axit đun nóng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương.
B. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.
C. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac.
D. Etylamin dễ tan trong H2O.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
B. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit..
C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.
D. Amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn có nhiệt độ nóng chảy cao và tan tốt trong
nước.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm theo chiều tăng của khối lượng
phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
(5) Do ảnh hưởng của nhóm NH2 đến vòng benzen nên anilin dễ dàng tham gia phản ứng thế với
dung dịch brom.
(6) Anilin là chất lỏng rất độc, ít tan trong nước và benzen.
(7) Các điamin được sử dụng để tổng hợp polime.
(8) Anilin để lâu trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 10: Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng?
A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
B. Aminoaxit thiên nhiên là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.
C. Muối đinatriglutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)
D. Các aminoaxit (có nhóm -NH2 ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các peptit và protein đều có phản ứng màu biure, hòa tan Cu(OH)2 cho hợp chất có màu xanh
lam đặc trưng
B. Anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với NaOH lại
thu được anilin
C. Tính bazơ của amoniac mạnh hơn anilin nhưng lại yếu hơn etylamin
D. Các amino axit là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao
Câu 12: Cho các nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp alanin và glyxin
(2) Khác với axit axetic, axit amino axetic có thể phản ứng với axit HCl.
(3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-amino glutaric không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2 đipeptit.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
Số nhận xét không đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 13: Điểm giống nhau của glucozơ và saccarozơ là
A. đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo Ag.
C. đều bị thuỷ phân trong dung dịch axit.
D. đều phản ứng với H2 có xúc tác Ni nung nóng cùng thu được một ancol đa chức.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ.
(b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(c) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(d) Có thể phân biệt fructozơ và glucozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(e) Trong dung dịch, fructozơ và glucozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch
màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 15: Có các phát biểu sau đây:
1) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
2) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
5) Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
6) Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH kề nhau.
7) Glucozơ tác dụng được với nước brom.
Số nhận định đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Mantozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.
(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 18: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước
b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
c) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức xanh lam
d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được
một loại monosaccarit duy nhất
e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag
g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
Câu 19: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dd H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được
đều có phản ứng tráng gương
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu
được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng fructozơ với Cu(OH)2/NaOH thu được Cu2O
(f) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 20: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
a, Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
b, Glucozơ và saccarozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo Ag.
c, Thủy phân saccarozơ và tinh bột đều thu được các monome giống nhau.
d, Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
e, Fructozơ và glucozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo Ag.
f, Glucozơ và fructozơ đều phản ứng với H2 có xúc tác Ni nung nóng cho cùng một ancol đa chức.
g,Tinh bột và xenlulozơ đều bị thuỷ phân trong dung dịch axit.
Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 21: Cho các nhận định sau đây:

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
1) Trong dung dịch, cả glucozơ, saccarozơ, fructozơ, HO-CH2-CH2-CH2-OH đều tác dụng với
Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
2) Glucozơ và fructozơ đều phản ứng với H2 có xúc tác Ni nung nóng cho cùng một ancol đa chức.
3) Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructơzơ có nhóm chức -CHO.
4) Trong môi trường kiềm, đun nóng, Cu(OH)2 khử glucozơ cho kết tủa đỏ gạch.
5) Khi thuỷ phân đến cùng mantozơ, tinh bột và xenlulozơ thì thu được nhiều hơn một loại
monosaccarit.
6) Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng cho kết tủa Cu2O.
7) Glucozơ và fructozơ đều có nhiều trong mật ong.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hỗn hợp tinh bột và saccarozơ thu được hỗn hợp glucozơ và fructozơ
(b) Các dung dịch mantozơ, glucozơ và fructozơ đều có phản ứng làm mất màu dung dịch nước
brom.
(c) Thủy phân tinh bột trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng chỉ tạo thành glucozơ.
(d) Các dung dịch saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 thành phức
màu xanh.
(e) Glucozơ và fructozơ đều có nhiều trong mật ong.
(f) Tinh bột là thành phần cấu tạo cơ bản của thành tế bào thực vật.
(g) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 23: Cho một số tính chất: là chất kết tinh không màu (1); có vị ngọt (2); tan trong nước (3); hoà tan Cu(OH)2
(4); làm mất màu nước brom (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6); bị thuỷ phân trong môi trường kiềm loãng nóng
(7). Các tính chất của saccarozơ là
A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3), (4), (5) và (6).
C. (2), (3), (4), (5) và (6). D. (1), (2), 3), (4) và (7).
Câu 24: Khi so sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. Có các phát biểu sau:
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ và saccarozơ, glucozơ và tinh bột đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Trừ glucozơ, cả 3 chất còn lại đều bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit chỉ có tính khử.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.
(3) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(4) Dung dịch axit axetic không tác dụng được với Cu(OH)2.
(5) Amino axit là hợp chất lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 26: Phát biểu không đúng là
A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại
thu được phenol.
B. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung
dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí
CO2 lại thu được axit axetic.
D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại
thu được anilin.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Để khử mùi tanh của cá (do các amin có mùi gây ra) người ta thường dùng dung dịch giấm ăn.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
(5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải.
(6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc
đỏ tím.
Sô phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 28: Cho các kết luận sau:
(1) Đốt cháy hiđrocacbon thu được n H 2O  n CO2 thì hiđrocacbon đó là ankan.
(2) Đốt cháy hiđrocacbon thu được n H 2O  n CO2 thì hiđrocacbon đó là anken.
(3) Đốt cháy ankin thì được n H 2O  n CO2 và nankin = n CO2  n H 2O .
(4) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế bởi AgNO3/NH3.
(5) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
(6) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
(7) Toluen và stiren đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
Số kết luận đúng là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 29: Điều nào sau đây không đúng?
A. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
B. Tơ tằm, bông, len là polime thiên nhiên.
C. Chất dẻo là những vật liệu bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ
nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.
D. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
a, Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi
b, Hầu hết các polime tan trong nước và các dung môi hữu cơ
c, Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.
d, Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch thẳng.
e, Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một.
f, Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
g, Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh
bột thì không.
h, Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
a) Theo nguồn gốc, polime chia thành hai loại: polime trùng hợp và polime trùng ngưng.
b) Các polime khi đun thì nóng chảy, để nguội thì đóng rắn gọi là chất nhiệt rắn.
c) Amilopectin và nhựa rezol là các polime có mạch phân nhánh.
d) Phản ứng điều chế poli (vinyl ancol) từ poli (vinyl axetat) là phản ứng cắt mạch polime.
e) Phản ứng điều chế tơ clorin từ PVC là phản ứng khâu mạch polime.
f) Hầu hết các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà thay đổi trong phạm vi rộng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ rằng trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm
hiđroxyl?
A. C6H5OH + NaOH   C6H5ONa + H2O
B. C6H5OH + 3H2   C6H11OH
0
Ni, t

C. C6H5OH + 3Br2   C6H2Br3OH + 3HBr


D. C6H5ONa + CO2 + H2O   C6H5OH + NaHCO3
Câu 33: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 34: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Câu 35: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
D. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
Câu 36: Trong số phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất chất dẻo, keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(5) Phenol có tính axit mạnh hơn axit picric (2,4,6-trinitro phenol).
(6) Phenol không tham gia phản ứng este hóa với axit cacboxylic.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 37: Cho các mệnh đề sau:
(1) Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH.
(2) Phenol, ancol etylic đều không phản ứng với Na2CO3.
(3) CO2 và axit axetic đều phản ứng được với natriphenolat và dung dịch natrietylat.
(4) Phenol, ancol etylic và CO2 đều không phản ứng với dung dịch natri axetat.
(5) HCl phản ứng được với dung dịch natri axetat, natri p-crezolat.
Số mệnh đề đúng là
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 38: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) Phenol rất ít tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) Dung dịch natriphenolat tác dụng với CO2 tạo thành Na2CO3.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 39: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol là một ancol thơm.
(2) Phenol rất ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(3) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(4) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(5) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(6) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(7) Phenol có tính axit yếu hơn axit H2CO3 nên không tác dụng với cả Na2CO3 và NaHCO3.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 40: CH3COOH không thể điều chế trực tiếp bằng cách
A. metanol tác dụng với cacbon monoxit .
B. Oxi hóa CH3CHO bằng dung dịch AgNO3/NH3.
C. Oxi hóa CH3CHO bằng O2 (xúc tác Mn2+).
D. Lên men giấm.
Câu 41: Có các kết luận sau đây:
(1) Các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng gương.
(2) Ancol etylic tác dụng được với natri nhưng không tác dụng được với CuO đun nóng.
(3) Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hoá thành anđehit hoặc xeton tương ứng.
(4) Crezol có tính axit mạnh hơn phenol.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
(5) Các este đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) khi thuỷ phân trong môi trường kiềm đều
cho sản phẩm hữu cơ là muối và ancol.
(6) Trong môi trường kềm, đun nóng, Cu(OH)2 khử glucozơ cho kết tủa đỏ gạch.
Số kết luận không đúng là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 42: Trong số các tính chất sau
(1) Có phản ứng thuỷ phân.
(2) Hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(3) Có nhóm –OH và nhóm –CHO trong phân tử.
(4) Có phản ứng tráng gương.
(5) Hiđro hóa (t°, xt Ni) khôngthu được sobitol.
(6) Có nhiều trong mật ong.
(7) Tác dụng với metanol khi có mặt axit HCl làm xúc tác.
Số tính chất có ở cả glucozơ và fructozơ là
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 43: Cho các phát biểu sau:
1. Xà phòng hóa hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol
2. Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic
3. Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, t0)
4. Để phân biệt glucozơ và mantozơ có thể dùng nước brom
5. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
6. Để phân biệt anilin và phenol có thể dùng dung dịch brom
7. Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm
8. Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng
9. Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa trong nước cứng
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7
Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím
xanh
B. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
C. Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.
D. axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính
Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Protit là loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp
(2) Protit chỉ có trong cơ thể người và động vật
(3) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ, mà chỉ tổng hợp
được từ aminoaxit
(4) Protit bền đối với nhiệt, đối với axit và bazơ kiềm
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 46: Trong số các phát biểu sau về anilin:
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 47: Cho các phát biểu sau:
a, Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol
b, Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ
c, Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit
d, Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
e, Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
f, Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Câu 48: Phát biểu nào sau đây là sai?
Trong hợp chất hữu cơ
A. Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và có trật tự nhất định.
B. Cacbon có 2 hóa trị là 2 và 4.
C. Các nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành mạch C dạng không nhánh, có nhánh và vòng.
D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
Câu 49: Cho các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
(3) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.
(4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(5) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
(6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro (trong điều kiện thích hợp) thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
Các nhận định đúng là
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 50: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn.
B. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
C. Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
Câu 51: Este X có công thức phân tử C3H4O2. Thuỷ phân X trong môi trường kiềm, đun nóng thu được hai chất Y
và Z. Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu không đúng là
A. Cả Y và T đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
B. Nhiệt độ sôi của T cao hơn Y.
C. Oxi hoá (xúc tác Mn2+, t0) Y thu được T.
D. T có tính axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng.
Câu 52: Cho các phát biểu sau:
(1) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm theo chiều tăng của khối lượng
phân tử
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
(5) Do ảnh hưởng của nhóm NH2 đến vòng benzen nên anilin dễ dàng tham gia phản ứng thế với
dung dịch brom
Số nhận xét đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 53: Phát biểu nào sau đây luôn đúng với amin
A. Khối lượng phân tử của amin đơn chức luôn là số lẻ.
B. Khi đốt cháy amin thu được n H2 O > n CO2 thì đó là amin no, đơn chức, mạch hở.
C. Khi đốt cháy hoàn toàn a mol amin X luôn thu được a/2 mol N2.
D. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điều chế anđehit fomic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa metanol.
B. Điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng hiđrat hóa etilen.
C. Có thể nhận biết etanal và axit acrylic bằng dung dịch brom.
D. Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 55: Cho các phát biểu sau:
a, Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
b, Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen
c, Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một
d, Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
e, Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
g, Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 56: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
A. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất cao su Buna trong công nghiệp hiện nay là tinh bột và
xenlulozơ.
B. n-hexan và xiclohexan được sử dụng làm các dung môi phổ biến trong công nghiệp và trong
phòng thí nghiệm.
C. Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để bện thành sợi len đan áo
rét.
D. Tơ nilon-6,6 dai bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước nhưng kém bền với nhiệt, với axit và
kiềm.
Câu 57: Cho các phát biểu:
1. Hai phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ là rifominh và crackinh.
2. Các ankylbenzen đều làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím.
3. Vinylbenzen, vinylaxetilen, vinyl axetat, vinyl clorua đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
4. Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
5. Các dung dịch: etylen glicol, glixerol, glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
6. Toluen, axeton, axit axetic, phenol đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 58: Có các phát biểu:
1. Các axit béo no thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn axit béo không no.
2. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C.
3. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β).
4. Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng α (vòng 5 hoặc 6 cạnh).
5. Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại polisaccarit.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 59: Poli(metyl metacrylat) là loại chất nhiệt dẻo, rất bền, cứng, trong suốt, không bị vỡ vụn khi va chạm và
bền với nhiệt, bền với nhiều loại hóa chất (axit, bazơ, nước, ancol, xăng, ....). Trong thực tế, nó được sử dụng để
chế tạo kính máy bay, ôtô, xương giả, răng giả, kính bảo hiểm, .... Phát biểu nào dưới đây về poli(metyl metacrylat)
là không đúng?
A. thuộc loại polieste.
B. Là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.
C. Tổng hợp được bằng phản ứng trùng hợp.
D. Dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
Câu 60: Ứng dụng nào dưới đây là không đúng?
A. axit 6-aminohexanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6.
B. Glucozơ là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp thực phẩm để tạo vị ngọt cho bánh kẹo.
C. Benzen, toluen và các xilen là những chất tan tốt trong các dung môi hữu cơ và bản thân chúng
cũng được dùng nhiều làm dung môi.
D. Các parafin mạch cacbon dài (> 20C) có thể dùng để sản xuất nến thắp sáng.
Câu 61: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi
B. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn và do nhiều mắt xích liên kết với nhau
C. Hầu hết các polime tan trong nước và các dung môi hữu cơ
D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime
tự nhiên
Câu 62: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích monome trong phân tử monome, có thể xác định
một cách chính xác.
B. Do phân tử lớn hoặc rất lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thông
thường.
C. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.
D. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch thẳng.
Câu 63: Cho các phát biểu sau:
(1) Hầu hết polime tổng hợp được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
(2) Các polime đều không tác dụng với axit và bazơ.
(3) Protein là một loại polime thiên nhiên.
(4) Cao su buna-S là sản phẩm của quá trình lưu hóa và có chứa lưu huỳnh.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 64: Nilon-6 là tên gọi của poliamit mà
A. trong phân tử có 6 nguyên tử cacbon.
B. trong một mắt xích có 6 nguyên tử cacbon.
C. tổng số nguyên tử trong một mắt xích là 6.
D. phân tử có 6 mắt xích liên kết với nhau.
Câu 65: Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
A. Monosaccarit là cacbohiđrat ko thể thủy phân được
B. Đisaccarit là cacbohiđat thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit
C. Polisaccarit là cacbohiđrat thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit
D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli -, đi – và monosaccarit
Câu 66: Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(2) Dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(3) Dung dịch saccarozơ hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(4) Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
(2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
(3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin.
(4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
(5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 68: Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
A. Đisaccarit là cacbohiđrat khi thủy phân sinh ra hai loại monosaccarit
B. Polisaccarit là cacbohiđrat khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit
C. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được
D. Tinh bột, saccarozơ và glucozơ lần lượt là poli- đi- và monosaccarit
Câu 69: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản
ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được fructozơ.
(5) Oxi hóa glucozơ bằng nước brom thu được axit gluconic.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 70: Có các phát biểu sau đây:
(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Mantozơ bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.
(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 71: Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A. Phương pháp chung để điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước
B. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 1700C thu được ete.
C. Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh
D. Khi oxi hóa ancol no, đơn chức thì thu được anđehit.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Câu 72: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Propan-2-amin là một amin bậc hai
B. Tên gọi thông dụng của benzen amin (phenyl amin) là anilin
C. Có bốn đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N
D. Dãy đồng đẳng amin no, đơn chức , mạch hở có công thức CnH2n+3N
Câu 73: Trong số các phát biểu sau về anilin:
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 74: Cua là động vật giáp xác mà phần thịt của nó rất giàu đạm. Trong quá trình nấu canh riêu cua, phần nước
thịt cua giã khi đun nóng sẽ hình thành kết tủa có màu nâu nhạt và nổi lên trên (gọi là “gạch cua”). Nguyên nhân
của sự tạo thành gạch cua chủ yếu là do
A. Protein bị thủy phân dưới tác dụng của axit có trong các loại quả chua dùng nấu canh.
B. Protein bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt độ.
C. Protein bị thủy phân trong nước dưới tác dụng của nhiệt độ.
D. Protein bị đông tụ dưới tác dụng của axit có trong các loại quả chua dùng nấu canh.
Câu 75: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 76: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Một phân tử tripeptit phải có 3 liên kết peptit.
B. Thủy phân đến cùng protein luôn thu được α-aminoaxit.
C. Trùng ngưng n phân tử aminoaxit ta được hợp chất chứa (n-1) liên kết peptit.
D. Hợp chất glyxylalanin phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím.
Câu 77: Trong công nghiệp hiện nay, phương pháp dùng để điều chế axetanđehit là
A. oxi hoá etilen bằng O2 có xúc tác PdCl2 và CuCl2 (toC).
B. oxi hoá ancol etylic bằng CuO (đun nóng).
C. cho axetilen hợp nước ở 80oC trong xúc tác HgSO4/H2SO4.
D. thuỷ phân dẫn xuất halogen (CH3-CHCl2) trong dung dịch NaOH.
Câu 78: Khi so sánh HCHO và HCOOH, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. HCHO và HCOOH đều có phản ứng tráng bạc.
B. HCHO và HCOOH đều tan tốt trong nước.
C. HCHO có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của HCOOH.
D. HCHO và HCOOH đều có phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, t0).

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510

You might also like