You are on page 1of 5

NỘI DUNG CHÍNH TIỂU LUẬN (CUỐI KỲ)

1. Thiết lập Nhóm thực hiện hoạt động cuối kỳ (Tiểu luận): Nhóm tối đa 4 thành
viên.
2. GV chỉ định 1 phương pháp tạo hình trong 9 phương pháp tạo hình ở Chương 3
cho Nhóm thực hiện.
3. Chọn 1 bề mặt tạo hình (ứng dụng phương pháp trên); có thể tham khảo bản vẽ
chi tiết máy (Drawing.rar)
4. Chọn dụng cụ cắt thực tế tương ứng với bề mặt và phương pháp tạo hình.

Nội dung thực hiện:

Phần 1. Chi tiết gia công (Phân tích chi tiết gia công)

- Từ thư viện chi tiết máy (Drawing.rar), xác định bề mặt có thể gia công (khả
năng công nghệ)  hãy vẽ bản vẽ chi tiết gia công khổ A3 (vật liệu gia công), bản
vẽ 3D (khổ A4) tô màu bề mặt cần tạo hình,

1. Từ thư mục drawing.rar (hoặc trên Internet) Nhóm chọn ra 1 chi tiết có bề
mặt cần tạo hình phù hợp với phương pháp tạo hình đã chỉ định ở trên (có
thể hiệu chỉnh thêm tùy ý hay có thể chọn chi tiết ở bên ngoài thư mục…)
Từ chi tiết đã chọn, hãy thiết kế lại bản vẽ chi tiết cần gia công (theo TCVN)
gồm:
2. Chi tiết gia công :
• Bản vẽ 2D (khổ A3) : bản vẽ chi tiết gia công thể hiện 3 hình chiếu với các
yêu cầu kỹ thuật :
- Độ chính xác về kích thước (Dung sai)
- Chất lượng bề mặt (độ bóng/độ nhám)
- Sai lệch về VTTQ.
- Sai lệch về HDHHĐQ.
- Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có : xử lý bề mặt sau gia công – thấm C, N, mạ
Cr, tôi, nhiệt luyện ...)
- Bản vẽ 3D: khổ A4, tô màu bề mặt yêu cầu gia công, xoay để thể hiện rõ
vị trí phù hợp (chỉ rõ bằng cách tô màu).
• Trình bày cách kiểm tra bề mặt chi tiết sau khi gia công đạt yêu cầu : độ chính
xác về kích thước, về VTTQ, về chất lượng bề mặt…

Trong thuyết minh, nếu được phải Giải thích tại sao bề mặt cần tạo hình lại có
các yêu cầu về độ chính xác gia công như thế, các thông số về cấp chính xác, độ
bóng, VTTQ, SLHD được lấy ở đâu (dựa trên cơ sở nào …)

PHẦN 2. MÁY CÔNG CỤ


1. Xác định chuyển động tạo hình để tạo hình bề mặt cần gia công  trên cơ sở
đó đề xuất Máy công cụ có các chuyển động phù hợp
2. Hình ảnh thực tế của máy công cụ - video về máy
3. Thông số kỹ thuật của Máy (Ký hiệu, năm sx, nước ... khả năng công nghệ
của máy : gia công LxBxH ; DxL ; ...Các cấp tốc độ, lượng chạy dao, ...Công
suất trục chính, ...)
4. Xác định lượng dư gia công hợp lý : Zb
5. Chọn v, s, t cho gia công (thô, bán tinh, tinh …) và kiểm tra chế độ cắt có phù
hợp với CS máy …(vẽ hình xác định lực cắt P…) – Phần của Dụng cụ cắt.
PHẦN 3: DỤNG CỤ CẮT
Từ hình ảnh thực tế (Tài liệu tham khảo) , vẽ 3D dụng cụ cắt và chi tiết gia công
đã được chỉ định:

GỢI Ý :

2.1. Xác định các chuyển động tạo hình: chỉ lại bề mặt cần tạo hình  xác định các
chuyển động tạo hình, (bản vẽ 3D: chi tiết gia công + dao)

2.1 Xác định các chuyển động tạo hình

1. B1 : Xác định bề mặt cần tạo hình, cấp chính xác và cấp độ bóng đạt
được trong phương pháp này …
2. B2 : Xác định các cđ tạo hình (1, 2, 3) … phương pháp đang gia công
theo nguyên lý tạo hình nào? Ký hiệu, vẽ hình …

2.2 Thông số hình học của Dụng cụ cắt

1. 3.Thông số hình học của Cutting Tools: (HOÀN TOÀN LÀM BẰNG
HÌNH VẼ 3D) - (Cách dựng Hình): Hình dụng cụ cắt 3D;

Xác định Phần cắt, phần thân / trong phần Cắt chỉ ra: MT, MSC, MSP, L/C
chính, L/C phụ, r … (chỉ ra trong Hình 3D)
Xác định các mặt phẳng nghiên cứu: MC, MĐ, N-N…

Xác định các góc độ dao trong các MP tương ứng: 

2.3 Xác định thông số tiết diện lớp cắt - Tiết diện lớp cắt: a, b ….

1. B1 : Vẽ hình chiếu chi tiết gia công và Dao lên MP thích hợp…
2. B2 : X/đ tiết diện lớp cắt trong hình chiếu trên…
3. B3 : Di chuyển tiết diện (phóng lớn …), xác định các thông số a, b, , s,
t …trên hình chiếu…
2.4 Lực cắt (Liên quan Phần 2 – MCC)

Phân tích lực cắt: PZ ..., Moment xoắn …  CS máy

1. B1 : X/đ các Lực thành phần theo các phương cđ tạo hình : PZ, PX,
PY.
2. B2 : Hợp vectơ P  Xác định độ lớn Lực P  Xác định CS máy công
cụ Nm…

Xác định chế độ cắt : căn cứ vào cấp chính xác và cấp độ bóng để chọn:

Xác định chế độ cắt cho tạo hình bề mặt trên (v, s, t dựa theo Sổ tay tra cứu chế
độ cắt, Sổ tay CNCTM, thư viện dụng cụ cắt, …)

• Chiều sâu cắt t…


• Bước tiến / Lượng chạy dao S…
• Vận tốc cắt / Số vòng quay trục chính …

2.3 Xác định vật liệu làm dao? Tuổi bền dao (theo chế độ cắt ở trên) ?

2.4 Hình ảnh, video clip thực tế về dụng cụ cắt (không gia công và có/đang gia
công)
PHẦN 4. ĐỊNH VỊ TRÊN ĐỒ GÁ

Vẽ Sơ đồ gá đặt (Dao, Chi tiết gia công có chuyển động tạo hình…) và xác định:

4.1 Khống chế tối thiểu số bậc tự do cần thiết ? Vẽ hệ tọa độ vào Hình và kể tên
số bậc tự do cần khống chế? Trong sản xuất hàng loạt sử dụng phương pháp điều
chỉnh sẵn thì cần khống chế bao nhiêu bậc tự do?

4.2 Chọn 2 phương án định vị, vẽ hình và ký hiệu định vị vào bề mặt tương ứng cho
2 p/a trên, Từ 2 p/a định vị: chọn p/a định vị có sai số chuẩn C để thực hiện thiết kế
các cơ cấu định vị ? (nên chọn phương án định vị có sai số chuẩn)

4.3 Chọn cơ cấu định vị cho sơ đồ trên? Bản vẽ về phần cơ cấu định vị trên đồ gá
(khổ A3) : 1 bản vẽ lắp + 1 bản vẽ 3D : tô màu bề mặt định vị trên đồ gá.
4.4 Đọc hiểu nguyên lý hoạt động của đồ gá : phần nguyên lý định vị,

4.5 Sai số chuẩn: với phương án định vị có SSC trên hãy tính SSC theo phương
pháp chuỗi KTCN (Vẽ được sơ đồ gá đặt và thiết lập chuỗi KTCN, Tính được c)

- Đồ gá (Máy Công cụ)

Hình ảnh và video clip về máy công cụ đang thực hiện gia công bề mặt cần tạo hình,

Hình ảnh thực tế về đồ gá của Hệ thống này,

Ghi chú :

Hoàn thiện toàn bộ nội dung 4 phần của tiểu luận, đóng Bìa; tờ Nhiệm vụ: ghi chú nhiệm
vụ của từng thành viên trong Nhóm: (Nguyễn Văn A: phần ?, Nguyễn Văn B: phần ?…,)

Nộp cho GV theo hình thức sau:

B1: Gởi toàn bộ file Nội dung thực hiện theo định dạng Nhom…pdf lên trang
utexlms.hcmute.edu.vn (Mỗi SV tự gởi cá nhân);

B2: In và đóng bìa, Lưu Cuốn báo cáo làm Minh chứng (SV tự thực hiện);

You might also like