You are on page 1of 30

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
---o0o---

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:
MẠCH CẢM BIẾN ÁNH SÁNG
VÀ ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT ĐÈN 220V

GVHD: Th.S NGUYỄN HỮU PHƯỚC


SVTH: PHẠM VĂN TIẾN
NGUYỄN THANH PHÚ
LỚP: CĐTĐ 19A
MSSV: 0309191066
MSSV: 0309191095

Tp. HCM, tháng 5 năm 2021


Lời cảm ơn

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện dề tài đồ án môn
điện tử công suất va thực hiện đúng tiến độ, chúng em xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô, gia đình và những người anh
người bạn đã hết mình giúp đỡ, đưa ra lời khuyên và động viên lúc khó
khăn
Chúng em xin giử lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hữu Phước, giảng
viên trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng đã hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện để nhóm có thể thực hiện tốt đề tài của mình.
Và chúng em cũng xin gửi lời tri ân đến các thầy cô trong khoa
Điện-Điện Tử của trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng tận tình dạy dỗ
và giảng dạy cho chúng em những kiến thức cơ bản đến nâng cao tạo cho
chúng em một kiến thức nền tảng vững chắc để hoàn thành đề tài này.
Gia đình luôn là động lực và là cảm hứng để chúng em tiếp tục
phấn đấu và hoàn thành đề tài, xin cam ơn đấng sinh thành đã luôn động
viên chúng em tỏng những lúc bế tắc và chán nãn nhất.

P
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP...........................................................................................2
1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................2
1.2 Mục tiêu của đề tài...................................................................................................2
1.3 Phân công thực hiện đề tài.......................................................................................3
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN........................................................4
2.1 TRIAC..................................................................................................................... 4
2.1.1 CẤU TẠO.......................................................................................................4
2.1.2 Đặc tính..........................................................................................................5
2.1.3 Ứng dụng........................................................................................................5
2.1.3Ứng dụng mạch đèn chiếu sáng.......................................................................6
2.2. QUANG TRỞ.........................................................................................................7
2.2.1 Cấu tạo của quang trở.....................................................................................7
2.3 IC 555...................................................................................................................... 9
2.3.1Cấu tạo............................................................................................................. 9
2.3.2 Sơ đồ khối bộ tạo dao động dùng IC 555.....................................................10
2.4.ROLE....................................................................................................................12
2.4.1 Giới thiệu......................................................................................................12
2.4.2 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................13
2.5 DIOT ZENER........................................................................................................14
2.5.1 Cấu tạo..........................................................................................................14
2.5.2 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................14
2.5.3 Ứng dụng......................................................................................................15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG...............................................................16
3.1 Sơ đồ khối.............................................................................................................. 16
3.2 Lựa chọn các linh kiện trong mạch........................................................................17
3.3 Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động...............................................................18
3.3 Thiết kế và thi công mạch...................................................................................20
3.3.1 Vẽ mạch........................................................................................................20
3.3.2 Mô phỏng......................................................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.........................................................................................25
4.1 Kết luận................................................................................................................25
4.2 Hướng phát triển đề tài.........................................................................................25
MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 1.3 Phân công thực hiện đề tài..............................................................................3


Hình 2.1 Cấu tạo triac....................................................................................................4
Hình 2.2 Đặc tuyến của TRIAC.....................................................................................6
Hình 2.3 Mạch đèn chiếu sáng......................................................................................6
Hình 2.3 Cấu tạo quang trở............................................................................................8
Hình 2.4 Cấu tạo chân IC 555 1....................................................................................9
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý IC 555...............................................................................11
Hình 2.6 Role(relay)....................................................................................................12
Hình 2.7 Cấu tạo Role.................................................................................................13
Hình 2.8 Ký hiệu và ứng dụng của Diode zener trong mạch.......................................14
Hình 2.9 Nguyên lý hoạt động diot zerer.....................................................................15
Hình 3.1: Sơ đồ khối....................................................................................................16
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý............................................................................................18
Hình 3.3 Thiết kế mạch...............................................................................................20
Hình 3.5 Thiết kế mạch...............................................................................................22
Hình 3.6 Thiết kế mạch...............................................................................................23
Hình 3.7 Thiết kế mạch...............................................................................................24

P
Chương 1:Dẫn nhập

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

1.1 Lý do chọn đề tài


Năng lượng điện là một nguồn năng lượng rất quan trọng trong cuộc sống hiện
đại, chính vì vậy mà điện phải được sử dụng một cách thích hợp. Việc chế tạo mạch
cảm biến ánh sáng dựa trên nhu cầu tiết kiệm điện nhưng vẫn không tốn công sức trong
việc điều khiển hệ thống chiếu sáng.

Mạch cảm biến được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều thiết bị chiếu sáng quan
thuộc như đèn đường, đèn công viên, đèn cầu thang…nhằm mục đích đảm bảo được
nhu cầu chiếu sáng đồng thời với việc tiết kiệm điện năng và công sức con người.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sử dụng mạch nguyên lý cảm biến ánh sáng để
phục vụ cho mục đích chiếu sáng, sau đây là một số sản phẩm điển hình: Đèn vườn tự
động đèn sử dụng năng lượng mặt trời, tự động sạc và bật sáng vào ban đêm, đèn cảm
ứng đèn LED cảm ứng tự động phát sáng khi trời tối, tự động tắt khi bật các thiết bị
chiếu sáng khác, có thể cắm ở cầu thang, phòng ngủ, nhà vệ sinh để tránh vấp ngã do
trời tối.

Các sản phẩm trên hầu như điều sử dụng nguồn điện là pin sạc hay năng lượng
mặt trời nên tuổi thọ không cao, và tốn thời gian sạc, nên việc chế tạo một mạch cảm
biến ánh sáng sử dụng nguồn trực tiếp trên mạng điện khá tiện lợi và tuổi thọ cũng tốt,
giúp tiếp kiệm thời gian, không cần sạc.

1.2 Mục tiêu của đề tài


Mục tiêu cụ thể của sản phẩm sau khi hoàn thành là đem vào sử dụng trong cuộc sống
một cách an toàn và tiện lợi nhất.

TRANG 2
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

 Với mạch cảm biến tự động bật đèn khi trời tối và điều khiển độ sáng của đèn
được thì ta có thể áp dụng vào cuộc sống nhiều hơn.
 Mạch được cấp nguồn trực tiếp 220v xoay chiều và được hạ áp trực tiếp bằng tụ
điện khá là nguy hiểm.
 Các linh kiện trong mạch tương đối đơn giản và dễ tìm hiểu.
 Mạch hoạt động được nhờ cảm biến quang(quang trở) và ic555 được cấp nguồn
12v.
 Vì mạch sử dụng TRIAC BT137 nên ta có thể sử dụng công suất lớn trên 100w.

1.3 Phân công thực hiện đề tài

Nhóm có 2 thành viên nên việc phân công thực hiện đề tài cũng rất dễ dàng và thuận
tiện.

Một thành viên sẽ tìm hiểu các linh kiện có trong mạch và tính toán, thành viên còn lại
sẽ thi công mạch, sau đó cả nhóm sẽ cùng viết báo cáo. Tuy chia công việc như vậy
nhưng trong quá trình thực hiện cả hai cùng hỗ trợ nhau nên đồ án tiến triển rất tốt.

Bảng 1.3 Phân công thực hiện đề tài


BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Phạm Văn Tiến Nguyễn Thanh Phú
Tìm hiểu về mạch  
Lựa chọn các linh kiện  
phù hợp trong mạch
Thiết kế và thi công mạch 
Viết báo cáo 

TRANG 3
Chương 1:Dẫn nhập

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN

2.1 TRIAC
2.1.1 CẤU TẠO

Triac là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm việc như 2 Thyristor mắc song
song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai chiều.

Hình 2.1 Cấu tạo triac

Triac có bốn tổ hợp điện thế có thể mở cho dòng chảy qua:

TRANG 4
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

2.1.2 Đặc tính

Đặc tuyến Volt – Ampe gồm hai phần đối xứng nhau qua gốc O, mỗi phần tương tự
đặc tuyến thuận của Thyristor.

2.1.3 Ứng dụng

Dùng cho điều khiển bóng đèn, bơm, quạt...


Điều khiển tốt với những tải thuần trở và gây tổn hao với những tải cảm.

TRANG 5
Chương 1:Dẫn nhập

Hình 2.2 Đặc tuyến của TRIAC


2.1.3Ứng dụng mạch đèn chiếu sáng

Hình 2.3 Mạch đèn chiếu sáng

TRANG 6
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

Đây là mạch điều khiển dòng điện qua tải dùng triac, diac kết hợp với quang trở
Cds để tác động theo ánh sáng. Khi  quang trở Cds được chiếu sáng sẽ có trị số điện trở
nhỏ làm điện thế nạp được trên tụ C thấp và diac không dẫn điện, triac không được
kích nên không có dòng qua tải. Khi quang trở Cds bị che tối sẽ có trị số điện trở lớn
làm điện thế trên tụ C tăng đến mức đủ để triac dẫn điện và triac được kích dẫn điện
cho dòng điện qua tải. Tải ở đây có thể là các loại đèn chiếu sáng lối đi hay chiếu sáng
bảo vệ, khi trời tối thì đèn tự động sáng. TRIAC hoạt động trong mạch này như một
công tắc điều khiển điện áp.

Chú ý khi sử dụng: Những dụng cụ điện tải thuần trở làm việc tốt với các giá trị
trung bình nhờ tác dụng san làm đồng đều. Nhưng các dụng cụ điện tải điện kháng sẽ
bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ động cơ sẽ bị phát nóng hơn mức bình thường, tiêu tốn
năng lượng cao hơn.

Kết luận: Triac có ưu điểm trong mọi vấn đề như gọn nhẹ, rẻ tiền … Dùng Triac
làm biến dạng sin là nhược điểm chính trong sử dụng.

2.2. QUANG TRỞ

2.2.1 Cấu tạo của quang trở

Quang trở là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

TRANG 7
Chương 1:Dẫn nhập

Hình 2.3 Cấu tạo quang trở

Cấu tạo của quang trở gồm 2 phần là phần trên và phần dưới là các màng kim loại
được đấu nối với nhau thông qua các đầu cực. Linh kiện này được thiết kế theo cách
cung cấp diện tích tiếp xúc tối đa nhất với 2 màng kim loại và được đặt trong một hộp
nhựa có thể giúp tiếp xúc được với ánh sáng và có thể cảm nhận được sự thay đổi của
cường độ ánh sáng. 

Tong trường hợp không có ánh sáng giá trị điện trở cao M .Ngay khi ánh sáng rơi
vào cảm biến các electron giải phóng và đọ dẫn vật tăng lên.Khi cường đọ ánh sáng
vượt quá một tầng số nhất định các photton được hấp thụ bởi chất bán dẫn cung cấp

TRANG 8
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

các electron dãy năng lượng cần thiết để nhảy vào dãy dẫn. Diều này làm cho các
electron hoặc lỗ trống tự do dẫn điện vad do đó giảm đáng kể điện trở

2.3 IC 555

2.3.1Cấu tạo

Gồm có một bộ OP – AMP dùng để so sánh điện áp, 1 mạch lật và transistor giúp
xả điện. Cấu tạo rất đơn giản nhưng nó được coi là một mạch tích hợp hoạt động rất tốt
và có độ chính xác khá cao. 

TRANG 9
Chương 1:Dẫn nhập

Hình 2.4 Cấu tạo chân IC 555

TRANG 10
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

Cấu tạo bên trong gồm có 3 điện trở được mắc nối tiếp để có thể chia điện áp
nguồn (Vcc) thành 3 phần giúp tạo nên một điện áp chuẩn. Điện áp ⅓ Vcc sẽ được nối
với chân dương của OP – AMP 1 và điện áp ⅔ Vcc còn lại sẽ được nối với chân âm
của OP – AMP 2. Trong trường hợp khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn ⅓  Vcc thì chân S=
và lúc này FF kích hoạt. Khi điện áp ở chân số 6 mà lớn hơn ⅔ Vcc thì chân R của FF=
và FF sẽ được reset. 

Với đặc tính của Ic 555 thì chân cấp nguồn sẽ được hoạt động với dải điện áp từ
2.0 – 18V, cùng với đó là chuẩn đầu ra tương thích TTL khi được cấp nguồn 5V với
dòng điện rút và ấp có thể lên đến 200mA. 

2.3.2 Sơ đồ khối bộ tạo dao động dùng IC 555

Một bộ tạo dao động có thể được thiết kế bằng cách thêm hai điện trở (RA và
RB trong sơ đồ mạch) và một tụ điện (C trong sơ đồ mạch) vào IC 555. Hai điện trở và
tụ điện (giá trị) này được chọn một cách thích hợp để có được thời gian mong muốn
‘ON’ và ‘OFF’ tại các đầu ra (chân 3). Vì vậy, về cơ bản, thời gian ON và OFF ở đầu
ra (nghĩa là trạng thái 'CAO' và 'THẤP' ở đầu ra) phụ thuộc vào các giá trị được chọn
cho RA, RB và C. Chúng ta sẽ thấy nhiều hơn về điều này trên bộ đa năng đáng kinh
ngạc phần thiết kế được đưa ra dưới đây.

Lưu ý: - Tụ điện C2 (0,01uF) được kết nối với chân số 5 (chân 5 - cực điện áp
điều khiển) thực ra không cần sử dụng. Tụ điện này được sử dụng để tránh các vấn đề
nhiễu có thể phát sinh trong mạch nếu chân đó bị hở.

TRANG 11
Chương 1:Dẫn nhập

        

Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý IC 555

Thông số chuẩn của IC 555 sẽ được liệt kê như sau: 

 Với nguồn điện áp đầu vào nằm trong dải từ 2 – 18V; 


 Dòng điện tiêu thụ: 6 – 15mA; 
 Công suất tiêu thụ lớn nhất (Pmax): 600mW;
 Điện áp logic đầu ra ở mức cao (mức 1): 0.5 – 15V;
 Điện áp logic đầu ra ở mức thấp (mức 0): 0.03 – 0.06V

TRANG 12
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

2.4.ROLE

2.4.1 Giới thiệu

Role (relay) là một trong những linh kiện điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay để
duy trì sự ổn định, an toàn trong quá trình vận hành hệ thống điện.

Hình 2.6 Role(relay)

TRANG 13
Chương 1:Dẫn nhập

2.4.2 Nguyên lý hoạt động

Hình 2.7 Cấu tạo Role


Đây là một ví dụ cơ bản về một rơ le “thường mở” (NO). Các tiếp điểm trong
mạch thứ hai không được kết nối theo mặc định và chỉ bật khi dòng điện chạy qua nam
châm. Các rơle khác là “thường đóng” (NC), các tiếp điểm được kết nối để dòng điện
chạy qua chúng theo mặc định) và chỉ tắt khi nam châm được kích hoạt, kéo hoặc đẩy

TRANG 14
Chương 2:Giới thiệu các linh kiện

các tiếp điểm ra xa nhau. Thông thường rơle mở là phổ biến nhất và được dùng nhiều
nhất hiện nay.

2.5 DIOT ZENER


2.5.1 Cấu tạo
 Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P – N
ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực
thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim lại
một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.

Hình 2.8 Ký hiệu và ứng dụng của


Diode zener trong mạch.
2.5.2 Nguyên lý hoạt động
Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi,
Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.

Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn
U1 thay đổi.

Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng ngược qua Dz có
giá trị giới hạn khoảng 30mA.

Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2 lần Dz và lắp trở hạn dòng
R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz
< 30mA.

TRANG 15
Chương 2: Giới thiệu các linh kiện

Hình 2.9 Nguyên lý hoạt động diot zerer

Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi
Nếu  U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.

2.5.3 Ứng dụng


Thông thường điốt Zener công suất nhỏ được dùng để cấp điện áp mốc (ổn áp)
hoặc hạn chế mức điện áp cho mạch điện.

Điốt Zener công suất lớn được dùng trong mạch ổn áp kiểu song song, tuy nhiên
vì tổn hao điện và mức nhiệt phát ra nhiều trên điốt và điện trở chặn, nên mạch này ít
được sử dụng.

Cặp điốt Zener đấu đối nhau sẽ tạo ra mạch cắt đỉnh tín hiệu xoay chiều, dùng khi
cần tạo dạng (Waveform clipper) hoặc hạn chế mức điện áp, như ở ngõ vào các khuếch
đai

TRANG 15
Chương 3: Thiết kế và thi công

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

3.1 Sơ đồ khối

KHỐI
KHỐI CÔNG
KHỐI KHỐI TÍN
ĐIỀU SUẤT
NGUỒN HIỆU
KHIỂN

Hình 3.1: Sơ đồ khối

TRANG 16
Chương 3: Thiết kế và thi công

 Khối nguồn: Ta sử dụng nguồn 12v cung cấp cho IC555 và 220v cung cấp
cho khối điều khiển
 Khối tín hiệu: Là quang trở có chức năng nhận tác động cường độ ánh sáng
bên ngoài và trả về ic 555 để xuất ra 1 xung kích cuộn dây của relay làm
tiếp điểm của relay thay đổi.
 Khối điều khiển: : Khi nhận được tín hiệu IC555 sẽ xuất 1 xung kích relay
cấp nguồn cho đèn,dùng biến trở volume để điều chỉnh góc mở của TRIAC
điều chỉnh độ sáng của đèn.
 Khối công suất : tải là đèn 220 , đèn huỳnh quang
3.2 Lựa chọn các linh kiện trong mạch
 Vì điện trở của quang trở rất lớn khi không có ánh sáng nên chọn R5 có
giá trị lớn => R5=330k (ohm)
Có thể thay đổi độ nhạy của cảm biến bằng cách thay đổi giá trị của R5 hoặc 1 biến
trở.
 Tụ C3 có tác dụng làm thay đổi độ trễ của mạch.
 Việc gắn relay phải gắn thêm diot (D1) để bảo vệ relay, xả điện áp ngược
cuộn dây của role, bảo vệ ic555. Do trong relay có cuộn dây nên khi tắt
nguồn sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại đánh trở lại relay
nên phải có diot để chặn lại dòng này.
 Phần mạch điều khiển vì điện áp cao 220v nên chọn biến trở có giá trị lớn
=> RV1=500k
 Tụ C4 có tác dụng giảm áp khi dòng điện xoay chiều đi qua.
 Vì không có cực điều khiển nên DIAC được kích mở bằng cách nâng cao
điện áp đặt vào hai cực. DIAC không dẫn điện cho đến khi điện áp được
nâng cao đến mức nhất định (thường là breakover).
 Ở đây chọn Triac Bt137 vì nó có thể chịu dòng điện tối ta 12A giúp ta sử
dụng tải dễ dàng hơn.

TRANG 17
Chương 3: Thiết kế và thi công

3.3 Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động

Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý

TRANG 18
Chương 3: Thiết kế và thi công

 Nguyên lý hoạt động khi trời tối

Điện trở của quang trở tăng lên rất cao, có thể lên hơn 1M ohm khi đó dòng
điện sẽ đi qua điện trở R5 và đi qua R4 vào chân 2 của ic 555 vì dòng điện đi theo
đường có điện trở nhỏ hơn (R4 < R quang trở)

Khi có dòng điện đi vào chân trigger của ic 555 thì 2 opamp bên trong 555 sẽ
so sánh điện áp và xuất ra ở chân số 3 của 555 1 xung 0 đi vào 1 chân cuộn dây của
relay, làm thay đổi trạng thái của relay, điện áp 220v từ ngõ vào IN sẽ qua tiếp điểm
NO của relay vào bóng đèn.

Sau khi điện áp đi qua bóng đèn sẽ qua 1 biến trở 500k, ở đây có thể điều chỉnh
độ sáng bóng đèn bằng cách thay đổi góc mở của Triac Bt137( góc mở càng lớn thì
điện áp đi qua càng lớn và ngược lại).

 Nguyên lý hoạt động khi trời sáng

Điện trở của quang trở rất nhỏ nên dòng điện sẽ đi qua R5 và đi qua quang trở
xuống mass nên sẽ không có điện áp vào chân số 2 và chân 6 của ic 555, 2 op-amp
bên trong IC555 sẽ so sánh áp, vì điện áp so sánh gần bằng 0 nên IC555 sẽ xuất ra
xung 1 đi vào cuộn dây relay làm cho relay không thay đổi trạng thái( vì 2 chân của
cuộn dây relay lúc này đều đang có điện 12v), không có dòng điện qua tải.

TRANG 19
Chương 3: Thiết kế và thi công

3.3 Thiết kế và thi công mạch


3.3.1 Vẽ mạch
Ở đây nhóm vẽ mạch bằng phần mềm Altium Desiger

Hình 3.3 Thiết kế mạch

TRANG 20
Chương 3: Thiết kế và thi công

3.3.2 Mô phỏng

Hình 3.4 Thiết kế mạch

TRANG 21
Chương 3: Thiết kế và thi công

Hình 3.5 Thiết kế mạch

TRANG 22
Chương 3: Thiết kế và thi công

Hình 3.6 Thiết kế mạch

TRANG 23
Chương 3: Thiết kế và thi công

Hình 3.7 Thiết kế mạch

TRANG 24
Chương 4: Kết luận

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


4.1 Kết luận
Sau khi hoàn thành đồ án thiết kế và lắp đặt mạch tự động bật/tắt và điều chỉnh
đèn dùng cảm biến ánh sáng thành công, nhóm thấy mạch khá là hoàn chỉnh, bên
cạnh đó vẫn còn một số điểm cần phải phát triển hơn.
Mạch tự động bật / tắt đèn theo ánh sáng là một mạch tuy đơn giản nhưng đã
được ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực nhất là đèn đường, nhà kho và các
trang tại. Với giá thành để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh khá rẻ và mạch hoạt
động cũng khá ổn định thì đây cũng là một ứng dụng của công nghệ tự động rất là
thành công trong nghành công nghiệp điều khiển tự động. Do sự hiểu biết thực tế
và thời gian có hạn nên quá trình thực hiện đề tài không thể tránh những thiếu sót.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế do việc sử đụng điện 220V là nguồn xoay
chiều nên vấn đề an toàn cần được đặt trên hết, nên việc chế tạo và test cũng có
nhiều rủi ro. Nên khi thi công mạch cần cẩn trọng không chạm vào bất cứ linh kiên
nào khi đã cấp nguồn.
4.2 Hướng phát triển đề tài
Ứng dụng vào các máy móc, thiết bị điện chiếu sáng hằng ngày như đèn đường,
đèn ngủ, để việc điều khiển bật tắt tự động tiếp kiệm thời gian cho con người.
Rộng hơn là ứng dụng được vào sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, nông trại,....

TRANG 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình điện tử công suất-Thượng Văn Bé, trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao
Thằng
2. http://dinh-vision.blogspot.com/2016/02/mach-nguon-ha-ap-su-dung-tu-va-ien-
tro.html
3. Alldatasheet.com
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia
5. www.robocon.vn
6. https://codientu.org
7. SangTaoClub.net

TRANG 26

You might also like