You are on page 1of 8

Ôn tập môn kinh tề lượng căn bản:

Bài 1: Một mô hình hồi quy tuyến tính nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến Y, X2, X3 được đề nghị
như sau: Yt = β1 + β2*log(X2t) + β3*X3t + Ut (*)
Sừ dụng phần mềm Eview để xử lý dữ liệu thống kê của các biến Y, X2, X3, được kết xuất sau:

Câu hỏi:

1- Dựa vào bảng kết xuất, hãy viết mô hình hồi quy ước lượng cho mô hình (*).
2- Hãy xác định chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình nghiên cứu? Giải thích ý nghĩa của chỉ
tiêu này?
3- Với mức ý nghĩa bằng 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho: 2 = 3 = 0 hay không? Nếu bác bỏ giả
thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu là bao nhiêu?
4- Với mức ý nghĩa bằng 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng biến X2 không có ảnh hưởng đến
biến Y hay không? Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu là bao
nhiêu?
5- Một thống kê của các biến, ta có kết xuất sau:

Hãy giải thích sự tác động của X2, X3 đến Y.


Bài 2: Một nghiên cứu về tiền lương và các thuộc tính của 49 nhân viên được điều tra thống kê ngẫu
nhiên từ công ty X.

Mô hình đề nghị nghiên cứu: 𝑇𝐿 = 𝛽 + 𝛽 ∗ 𝐾𝑁 + 𝛽 ∗ 𝐺𝑇 + 𝛽 ∗ 𝐶𝐴𝑃2 + 𝛽 ∗ 𝐶𝐴𝑃3 + 𝑢 (*)

Trong đó:

- TLt : Tiền lương của nhân viên thứ t (1000 đồng)


- KNt: Thâm niên làm việc của nhân viên thứ t (số năm làm việc)
- GTt: Giới tính của nhân viên thứ t (gt = 1 nếu là nam; gt = 0 nếu là nữ)
- CAP2t, CAP3t : Trình độ văn hóa của nhân viên thứ t
o CAP2 = 1 nếu nhân viên có trình độ cấp 2; CAP2 = 0 nếu khác cấp 2
o CAP3 = 1 nếu nhân viên có trình độ cấp 3; CAP3 = 0 nếu khác cấp 3

Yêu cầu:

1- Hãy kỳ vọng sự tác động biên của các biến giải thích trong mô hình (*).

Sử dụng phần mềm Eview để ước lượng mô hình (*) ta có kết xuất sau:

???

2- Dựa vào bảng kết xuất trên, hãy viết mô hình hồi quy ước lượng cho mô hình (*)
3- Xác định chỉ tiêu R-squared còn thiếu trong bảng kết xuất và giải thích ý nghĩa của chỉ tiêu này.
4- Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng biến TL không được giải thích bởi
các biến giải thích trong mô hình (*).
5- Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có sự ảnh hưởng của KN
đến TL hay không? Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng bao
nhiêu?
6- Với mức ý nghĩa α= 3%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có sự khác biệt TL của nam
so với nữ hay không? Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng
bao nhiêu?
7- Giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần của các biến giải thích trong mô hình ước
lượng được.
8- Một kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến, ta có kết xuất sau:

Mô hình nghiên cứu có bị đa cộng tuyến hay không? Giải thích tại sao?

9- Một kiểm định về hiện tượng phương sai thay đổi, ta được kết xuất sau:

Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có hiện tượng phương sai thay
đổi trong mô hình hay không?

10- Một kiểm định về hiện tượng tự tương quan, ta có kết xuất sau:

Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có hiện tượng tự tương quan
trong mô hình hay không?

11- Xác định mô hình thể hiện tiền lương trung bình của nam có trình độ văn hóa cấp 3.
Đáp án:

Bài 1: Một mô hình hồi quy tuyến tính nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến Y, X2, X3 được đề nghị
như sau : Yt = β1 + β2*log(X2t) + β3*X3t + Ut (*)
Sừ dụng phần mềm Eview để xử lý dữ liệu thống kê của các biến Y, X2, X3, được kết xuất sau:

Câu hỏi:

1- Dựa vào bảng kết xuất, hãy viết mô hình hồi quy ước lượng cho mô hình (*):
Y = 110.3749 – 29.47708*log(X2) + 0.436445*X3
2- Hãy xác định chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình nghiên cứu? Giải thích ý nghĩa của chỉ
tiêu này?
R-squared = 0.7025  Các biến giải thích trong mô hình ước lượng (X2, X3) giải thích được
70.25% độ biến thiên của biến phụ thuộc (Y).
3- Với mức ý nghĩa bằng 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho: 2 = 3 = 0 hay không? Nếu bác bỏ giả
thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu là bao nhiêu?
- F-statistic = 8.264964  P-value = 0.014361 < 0.05  có thể bác bỏ giả thuyết Ho: 2 = 3 =
0 ở mức ý nghĩa 5%.
- P-value = 0.014361  Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu là
1.4361%
4- Với mức ý nghĩa bằng 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng biến X2 không có ảnh hưởng đến
biến Y hay không? Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu là bao
nhiêu?

Giả thuyết Ho : 2 = 0

H1 : 2 ≠ 0

t-stat = -3.053  P-Value = 0.0185 < 0.05  Có thể bác bỏ giả thuyết Ho ở mức 5%

P-Value = 0.0185  Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng
1.85%
5- Một thống kê của các biến, ta có kết xuất sau:

Hãy giải thích sự tác động của X2, X3 đến Y.

Ta có:

- Tác động biên của biến X2 = 2 * =– 29.47708 ∗ = − 0.7  Khi X2 tăng 1 đơn
( )
vị thì Y giảm trung bình 0.7 đơn vi.
- Tác động biên của biến X3 = 3 = 0.436  Khi X3 tăng 1 đơn vị thì Y tăng trung bình 0.436
đơn vi.

Bài 2: Một nghiên cứu về tiền lương và các thuộc tính của 49 nhân viên được điều tra thống kê ngẫu
nhiên từ công ty X.

Mô hình đề nghị nghiên cứu: 𝑇𝐿 = 𝛽 + 𝛽 ∗ 𝐾𝑁 + 𝛽 ∗ 𝐺𝑇 + 𝛽 ∗ 𝐶𝐴𝑃2 + 𝛽 ∗ 𝐶𝐴𝑃3 + 𝑢 (*)

Trong đó:

- TLt : Tiền lương của nhân viên thứ t (1000 đồng)


- KNt: Thâm niên làm việc của nhân viên thứ t (số năm làm việc)
- GTt: Giới tính của nhân viên thứ t (gt = 1 nếu là nam; gt = 0 nếu là nữ)
- CAP2t, CAP3t : Trình độ văn hóa của nhân viên thứ t
o CAP2 = 1 nếu nhân viên có trình độ cấp 2; CAP2 = 0 nếu khác cấp 2
o CAP3 = 1 nếu nhân viên có trình độ cấp 3; CAP3 = 0 nếu khác cấp 3

Yêu cầu:

1- Hãy kỳ vọng sự tác động biên của các biến giải thích trong mô hình (*):
- Thâm niên làm việc càng cao kỳ vọng tiền lương càng cao  2 > 0
- Giới tính nam có thể làm việc cho năng suất cao hơn so vơi nữ  3 > 0
- Trình độ văn hóa cấp 2 và cấp 3 cao hơn trình độ văn hóa cấp 1 nên kỳ vọng năng suất làm việc
sẽ cao hơn  4,  5 > 0.
Sử dụng phần mềm Eview để ước lượng mô hình (*) ta có kết xuất sau:

???

2- Dựa vào bảng kết xuất trên, hãy viết mô hình hồi quy ước lượng cho mô hình (*):
TL = 1245.505 + 13.89 * KN + 254.97 * GT + 222.426 * CAP2 + 1155.611 * CAP3
3- Xác định chỉ tiêu R-squared còn thiếu trong bảng kết xuất và giải thích ý nghĩa của chỉ tiêu này:
Cách 1: Áp dụng công thức:
𝐴𝑑𝑗𝑢𝑠𝑡𝑒𝑑 𝑅 − 𝑠𝑞𝑢𝑎𝑟𝑒𝑑 = 1 − (1 − 𝑅 )
49 − 1
→ 0,550209 = 1 − (1 − 𝑅 ) → 𝑅 = 0.5876
49 − 5
Cách 2: Áp dụng công thức:
𝐸𝑆𝑆 𝑆𝑢𝑚 𝑠𝑞𝑢𝑎𝑟𝑒𝑑 𝑟𝑒𝑠𝑖𝑑 8317132
𝑅 =1− =1− =1− = 0.5876
𝑇𝑆𝑆 (𝑆. 𝐷. 𝑑𝑒𝑝𝑒𝑛𝑑𝑒𝑛𝑡 𝑣𝑎𝑟) ∗ (𝑛 − 1) 648.2647 ∗ (49 − 1)
Các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu giải thích được 58.76% sự biến thiên của tiền lương.

4- Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng biến TL không được giải thích bởi
các biến giải thích trong mô hình (*) (Kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu):
Giả thuyết Ho : 2 = 3 = 4 = 5 = 0
H1 : Không phải tất cả các I đều bằng 0 (i=2,3,4,5)

F-statistic = 15.679  P-Value = 0.00000 < 0.05  Bác bỏ giả thuyết Ho  biến TL được giải thích
bởi các biến giải thích trong mô hình (*).

5- Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có sự ảnh hưởng của KN
đến TL hay không? Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng bao
nhiêu?

Giả thuyết Ho : 2 = 0

H1 : 2 ≠ 0
t-stat = 1.35  P-Value = 0.1834 > 0.05  Không thể bác bỏ giả thuyết Ho ở mức 5%

Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng 18.34%

6- Với mức ý nghĩa α= 3%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có sự khác biệt TL của nam
so với nữ hay không? Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng
bao nhiêu?

Giả thuyết Ho : 3 = 0
H1 : 3 ≠ 0

t-stat = 1.906  P-Value = 0.0632 > 0.05  Không thể bác bỏ giả thuyết Ho ở mức 5%

Nếu bác bỏ giả thuyết Ho này thì mức phạm sai lầm loại I tối thiểu bằng 6.32%

7- Giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần của các biến giải thích trong mô hình ước
lượng được.

- Trong điều kiện các yếu tố GT, CAP2, CAP3 không đổi (cùng giới tính, cùng trình độ văn hóa) cứ 1
năm KN tăng thêm sẽ làm TL trung bình tăng thêm 13.89 (1000 đ)
- Trong điều kiện các yếu tố KN, CAP2, CAP3 không đổi (cùng thâm niên, cùng trình độ văn hóa)
thì TL trung bình của nam cao hơn của nữ 254.97 (1000 đ)
- Trong điều kiện các yếu tố KN, GT không đổi (cùng thâm niên, cùng giới tính) TL trung bình của
nhân viên có trình độ văn hóa cấp 2 cao hơn cấp 1 là 222.426 (1000 đ); TL trung bình của nhân
viên có trình độ văn hóa cấp 3 cao hơn cấp 1 là 1155.611 (1000 đ)

8- Một kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến, ta có kết xuất sau:

Mô hình nghiên cứu có bị đa cộng tuyến hay không? Giải thích tại sao?

Do các giá trị của cột Centered VIF đều < 10  Mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa
cộng tuyến.
9- Một kiểm định về hiện tượng phương sai thay đổi, ta được kết xuất sau:

Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có hiện tượng phương sai thay
đổi trong mô hình hay không?

Do giá trị kiểm định F-statistic = 3.479  P-Value = 0.0025 < 0.05  có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho
rằng không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.

10- Một kiểm định về hiện tượng tự tương quan, ta có kết xuất sau:

Với mức ý nghĩa α= 5%, có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không có hiện tượng tự tương quan
trong mô hình hay không?

Do giá trị kiểm định F-statistic = 5.927  P-Value = 0.0191 < 0.05  có thể bác bỏ giả thuyết Ho cho
rằng không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

11- Xác định mô hình thể hiện tiền lương trung bình của nam có trình độ văn hóa cấp 3:

TL = 2656.088 + 13.89 * KN

You might also like