You are on page 1of 3

Giới thiệu môn học

1. Kiến thức chuẩn bị


Để thuận tiện tiếp thu kiến thức môn học này, học viên cần học qua môn Truyền
thông và môn Xử lý tín hiệu số. Đó là những môn cung cấp kiến thức về kỹ thuật
truyền tin tương tự và cách xử lý tín hiệu thông qua các mẫu (sampling) của tín hiệu.
2. Giới hạn kiến thức:
Kênh truyền là kênh Gau, mã là mã kênh.
3. Sự khác biệt giữa truyền tin tương tự và truyền tin số
Chúng ta bắt đầu môn học bằng việc chỉ ra sự khác biệt giữa truyền tin theo kỹ thuật
tương tự (gọi tắt là truyền tin tương tự) và truyền tin theo kỹ thuật số (gọi tắt là truyền
tin số). Sự khác biệt này sẽ là cơ sở đầu tiên tạo nên kiến trúc và những tiêu chuẩn
thiết kế đặc thù trong truyền tin số. (Slice số 3)
Truyền tin tự và truyền tin số có cùng chức năng là mang bản tin từ nơi này đến nơi
khác theo các yêu cầu xa, nhanh, chính xác song có sự khác biệt cơ bản là bản tin
trong truyền tin số là dãy các số nối tiếp có chu kỳ xác định, còn bản tin trong truyền
tin tương tự là tín hiệu tùy ý theo dịch vụ.
Sự khác biệt trên dẫn đến những khác biệt căn bản về dạng sóng truyền và về cấu trúc
hệ thống:
- Dạng sóng trong truyền tin số có thời gian giới hạn và số dạng sóng hữu hạn. Ví
dụ nếu mỗi dạng sóng truyền 1 bít thì cần 2 dạng sóng khác nhau: dạng này qui
ước truyền 1, dạng kia qui ước truyền 0. Nếu mỗi dạng sóng truyền 2 bít thì cần 4
dạng sóng khác nhau, dạng này qui ước truyền 00, dạng tiếp sau truyền 01, 10,11.
Ngoài ra sau khi truyền 00 xong thì dạng sóng này cần kết thúc ngay để truyền
dạng sóng 01,…khác. Thời gian cho mỗi dạng sóng chính là chu kỳ tổ hợp bít mà
nó đại diện. Dạng sóng này còn gọi là symbol.
- Trong khi truyền tin tương tự, số dạng sóng là vô hạn và dạng sóng không bị giới
hạn trong khoảng thời gian nào nên sẽ không bị hạn chế theo những tiêu chuẩn
nghiêm ngặt như trình bày trong những bài sau ở truyền tin số
- Về kiến trúc hệ thống (Slice 4): Ở truyền tin số, trước bộ Điều chế (đưa thông tin
vào sóng mang) như ở truyền tin tương tự, có thêm bộ ánh xạ tổ hợp bít muốn
truyền với dạng sóng được qui ước. Sau bộ Giải điều chế ở bên thu, truyền tin số
thêm bộ lấy mẫu (Sampling) và quyết định (Decision). Đây chính là kiến trúc đặc
thù cho phép áp dụng lý thuyết xử lý tín hiệu số theo dãy các mẫu (Slice số 4)
Ưu nhược điểm của truyền tin số
- Truyền tin số có khả năng chống nhiễu cao (nếu các dạng sóng khác biệt nhau
nhiều, hay “khoảng cách” giữa các dạng sóng lớn) kết hợp năng lực điều khiển
mức độ lỗi
- Có khả năng lập trình mềm dẻo
- Nhược điểm: kiến trúc phức tạp hơn và có độ trễ cao hơn (vì phải thêm bộ A/D và
D/A cho xử lý các nguồn thông tin tự nhiên)
4. Nhắc lại kỹ thuật PCM (Pulse Code Modulation) (slice 7)
Đây là kỹ thuật chuyển bản tin tương tự thành bản tin số để sau đó mới thực hiện
truyền tin số. Kỹ thuật này bao gồm 2 phần:
- Lấy mẫu theo định lý Nyquist để phổ của tín hiệu được lấy mẫu không bị chồng
lấn nhau (Aliasing)
- Lượng tử và mã hóa: Tùy theo số bít biểu diễn độ lớn mẫu và trả giá (trade-off)
với sai số lượng tử
5. Tương phản biểu diễn trong miền tần số và miền thời gian
Khi áp dụng phân tích tín hiệu trong truyền tin số cần đặc biệt lưu ý kỹ thuật biến đổi
giữa miền thời gian và miền tần số: Hữu hạn trong miền thời gian thì vô hạn trong
miền tần số hoặc hữu hạn trong miền tần số thì vô hạn trong miền thời gian (slice 8)
6. Truyền tin băng cơ sở và truyền tin băng thông dải ( slice 9)
Các bài giảng tiếp theo phân chia thành 2 phần: Truyền tin băng cơ sở và truyền tin
băng thông dải.
Truyền tin băng cơ sở là trực tiếp truyền đi tín hiệu lấy mẫu tín hiệu nguồn. Cho dù
tín hiệu lấy mẫu phải tuân thủ tiêu chuẩn Nyquist (gấp 2 lần tần số max trong nguồn),
thì băng tần của nó không quá lớn và ở cạnh tần số 0.
Các môi trường truyền tin thường không thỏa mãn yêu cầu truyền trực tiếp tín hiệu
băng cơ sở nên phải điều chế lên một sóng mang (Carrier) thích hợp (môn học này
không trình bày carrier là các xung băng siêu rộng). Băng tần tín hiệu được dịch lên
cao xung quanh tần số sóng mang nên gọi là truyền tin băng thông dải. Chú ý rằng khi
dịch lên cao tín hiệu trong băng thông dải song vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn trình bày
trong phần truyền tin băng cơ sở vì ở bên thu tín hiệu lại được giải điều chế về tín
hiệu băng cơ sở.
7. Những giới hạn cơ bản trong truyền tin số (slice 10)
Phần giới thiệu này đề cập đến 2 định lý nền tảng, cơ bản của Shannon trong truyền
tin số tức là làm sao để truyền nhanh và truyền hiệu quả. Hai định lý này sẽ được
chứng minh trong chương trình cao học. Riêng định lý 2 được triển khai áp dụng
trong chương trình Đại học:
Truyền nhanh ở đây không phải là tốc độ ánh sáng mà là tốc độ thông tin. Tuy nhiên
nhanh phải cho phép thu tin cậy, điều này phụ thuộc công suất tín hiệu và băng thông
của đường truyền. Với một công suất và băng thông cho trước có một giới hạn trên
cho tốc độ truyền tuân theo công thức…
C=B log 2 (1+S / N )

Ở đây C tính bằng bit/s biểu diễn giới hạn trên về tốc độ truyền tin, B là độ rông băng
thông tính bằng Hz, S/N là tỉ số công suất tín hiệu/ tạp âm tại nơi thu.
Truyền hiệu quả tức là “nói ít, hiểu nhiều”. Điều này đổi hỏi phải diễn đạt nguồn
thông tin thành một số bít tối thiểu. Song nếu “viết tắt”, dùng ít bít quá sẽ làm mất
thông tin tại nơi thu. Với một nguồn thông tin đã cho có một giới hạn dưới cho việc
diễn đạt này để bên thu không bị mất mát thông tin tuân theo công thức…

Ở đây H là entropi của nguồn tin S có K chữ cái tính theo bit. p k là xác suất suất hiện
các chữ cái trong S.
8. Một vài mốc lịch sử phát triển (Sinh viên tự tìm hiểu)
Nyquist 1928: Với 2 định lý nổi tiếng là:
- Lấy mẫu để phổ tín hiệu không chồng lấn
- Tạo dạng xung để lấy mẫu không có ISI
Shanoon 1948: Xây dựng cơ sở lý thuyết cho truyền tin số.

You might also like