You are on page 1of 12

1.

Nhiễu giữa các ký hiệu


Viết tắt là ISI (Inter Symbol Interference). Đó là hiện tượng các dạng sóng đại diện cho các tổ hợp bít khi gửi
đi thì tách biệt lần lượt song khi nhận được lại có phần chồng lấn lên nhau gây khó khăn cho việc nhận diện dạng sóng
ở bên thu. Hiện tượng này đặc biệt thấy rõ khi môi trường truyền là đa đường (multipath). Tuy nhiên ở đây ta nhấn
mạnh là ngay khi truyền 1 đường thì vẫn xảy ra ISI trong truyền tin số. Điều này được giải thích như sau:
- Dạng sóng số giới hạn trong miền thời gian thì cũng vô hạn trong miền phổ
- Kênh truyền thường có băng thông (bandwidth) giới hạn, nên khi dạng sóng truyền qua phổ của nó bị cắt còn
giới hạn
- Phổ giới hạn có nghĩa là dạng sóng xoải rộng ra vô hạn dẫn đến chồng lấn lên dạng sóng tiếp theo.
Cách giải quyết thô sơ là dạng sóng sau phát chậm lại cách biệt với dạng sóng trước để bên thu không còn bị chồng
lấn; tuy nhiên cách này làm giảm nghiêm trọng tốc độ truyền tin.
2. Nyquist
Do tính chất vật lý của kênh truyền và bản chất giới hạn của dạng sóng số trong thời gian, nên hiện tượng ISI
là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong truyền tin số bên thu chỉ quan tâm đến tín hiệu nhận được tại thời điểm lấy
mẫu. nên nếu có cách nào tạo lại dạng tín hiệu trước khi lấy mẫu để tại các thời điểm lấy mẫu không xảy ra ISI (còn
gọi là ISI zero) là đạt yêu cầu, còn các thời điểm khác chồng lấn nhau không sao.
3. Nghiệm lý tưởng
Nghiệm này phổ có dạng chữ nhật (slice..). Rõ ràng dịch liên tiếp phổ này sang bên phải hay bên trái với bước
dịch là 1/Tb sẽ lấp đầy miền tần số với độ lớn T b. Nghiệm này có độ rộng phổ nhỏ nhất còn gọi là phổ Nyquist. Tuy
nhiên dạng sóng miền thời gian tắt chậm (theo 1/t) nên nếu đồng hồ lấy mẫu (sampling) bị rung (xê dịch nhỏ)
cũng tạo cho nhiều giá trị khác zero của các ký hiệu xung quanh cộng thêm vào, gây nên sai khác nghiêm trọng.
Đây là lý do nghiêm nay gọi là nghiệm lý tưởng vì nó đòi hỏi độ chính xác lấy mẫu phải lý tưởng. Điều này không đạt
được trong thực tế
4. Nghiệm cosin tăng
Để khắc phục hiện tương rung của đồng hồ lấy mẫu, dạng sóng mong muồn cần tắt nhanh hơn
Mở rộng phổ theo đường cong cosin
B=W(1+α) với 0<α<1
Mở rông phổ của tín hiệu mong muốn thêm một tỷ lệ α, phổ vẫn thỏa mãn tiêu chuẩn chồng chập các phiên bản dịch
theo tiêu chuẩn Nyquist đồng thời dạng sóng tắt nhanh hơn (theo 1/t2). Từ đó, khi lấy mẫu có xê dịch nhỏ chỉ một số
ít dạng sóng liền kề cộng thêm vào, dạng sóng ở xa không tác động động đáng kể. Khi đó sai sót do ISI nhỏ là chấp
nhận được trên thực tế.
Hệ số mở rộng phổ α được chọn tùy thuộc mức chống chịu lượng ISI của bên thu, và là giá phải trả để dạng sóng co
hẹp lại (tắt nhanh hơn).
5. Bộ lọc phù hợp (Matched filter)
Bộ lọc này nhằm cực đại tỷ số SNR (Signal to Noise Ratio) tại thời điểm lấy mẫu ở bên thu, nhằm giảm ảnh hưởng
của tạp âm.
Đk kết hợp vs Nyquist: đáp ứng tần số của bộ lọc phát và bộ lọc thu được thiết kế bằng căn của phổ Nyquist lựa chọn
khi cho kênh truyền có băng tần đủ rộng.
2. Truyền xung băng cơ sở
Có 3 vấn đề quan trọng trong kỹ thuật truyền xung băng cơ sở là: Nhiễu giữa các ký hiệu, Lọc phù hợp và ước lượng
tỷ lệ bit lỗi.

Giải bài toán trong miền tần số của dạng sóng mong muốn, Nyquist đi đến tiêu chuẩn tạo dạng trong miên tần số là:

Công thức này diễn tả: Chồng chập các phiên bản dịch của P(f), tức là phổ của dạng sóng mong muốn, bằng 1 hằng
số. Có thể thấy rằng tiêu chuẩn này có nhiều nghiệm thỏa mãn.
Bộ lọc phù hợp (Matched filter)
Bộ lọc này nhằm cực đại tỷ số SNR tại thời điểm lấy mẫu ở bên thu, nhằm giảm ảnh hưởng của tạp âm. Vai trò của bộ
lọc phù hợp tương tự như bộ lọc cộng hưởng trong truyền tin tương tự. Khi dò đài trong Radio, ta thay đổi giá trị tụ C
dẫn đến thay đổi tần số riêng cộng hưởng f 0. Khi tần số riêng này trùng với tần số đài nào cần thu sẽ cộng hưởng (hay
phù hợp) với đài đó dẫn đến tăng SNR còn các tần số đài khác không được cộng hưởng sẽ bị triệt nhỏ đi.
Sử dụng bất đẳng thức Schwarz trong biểu diễn miền tần số sau đó chuyển sang miền thời gian, ta có đáp ứng xung
của bộ lọc phù hợp có dạng h(t)=g(T-t). tức là đáp ứng phải phù hợp với dạng tín hiệu.
Do kênh truyền trên thực tế luôn đồng thời có băng tần giới hạn và tạp âm, nên tạo dạng sóng trước bộ lấy mẫu phải
đồng thời thỏa mãn tiêu chuẩn Nyquist và tiêu chuẩn bộ lọc phù hợp. Đây là vấn đề quan trọng trong thiết kế. Để có
câu trả lời ngắn gọn, từ công thức mô tả tổng thể hệ thống truyền thông trên miền tần số (slice..) ta có đáp ứng tần số
của bộ lọc phát và bộ lọc thu được thiết kế bằng căn của phổ Nyquist lựa chọn khi cho kênh truyền có băng tần đủ
rộng.
Ước lượng tỷ lệ lỗi
Trong chương trình đại học ta chỉ xem xét kênh truyền có tạp âm. Khi đã thiết kế tốt theo tiêu chuẩn Nyquist và tiêu
chuẩn lọc phù hợp thì lỗi đường truyền gây nên chủ yếu do tạp âm. Khác với vấn đề ISI là về lý thuyết có thể làm cho
ISI zero, song tạp âm lại không thể làm cho tạp âm zero vì nó sinh ra do chuyển động nhiệt ngẫu nhiên tác động lên
các hạt tải điện.
Tạp âm do nhiệt sinh ra là tín hiệu ngẫu nhiên cộng thêm vào tín hiệu mong muốn. Do là tín hiệu ngẫu nhiên nên
ngoài biểu diễn trên miền thời gian, miền tần số còn có biểu diễn phân bố xác suất theo độ lớn (biên độ) tạp âm. Trong
nhiều thực nghiệm thực tế cho thấy phân bố xác suất theo độ lớn của tạp âm là hàm Gau (hình quả chuông), tức là xác
suất giảm theo hàm mũ của độ lớn. Ngoài ra biểu diễn miền tần số của tạp âm là đường song song với trục tần số, tức
là tần số nào cũng có mặt như là ánh sáng trắng chứa đựng nhiều tần số (màu sắc). Do đó tạp âm nhiệt hay được viết
tắt là AWGN (additional White Gauss Noise)
Tín hiệu dạng sóng có biên độ A (hay -A) đến nơi thu sẽ cộng với tạp âm nên giá trị lấy mẫu có thể lớn hơn A hoặc
nhỏ hơn A theo phân bố xác suất của tạp âm. Thông thường bộ quyết định sẽ chọn ranh giới quyết nằm giữa A và –A
tức là nếu giá trị mẫu>0 quyết là A (ứng với 1), giá trị mẫu <0 quyết là-A (ứng với 0). Do phân bố xác suất của tạp âm
trải dài từ -∞ đến +∞ nên khi quyết như vậy sẽ có tỷ lệ sai do đuôi phân bố của dạng sóng kia lấn sang. Tích phân
phần đuôi phân bố lấn sang trong miền quyết định sẽ cho ta tỉ lệ lỗi đường truyền (slice…)
Tích phân này không tính được trực tiếp (dùng bảng tra) được định nghĩa bằng hàm lỗi erfc(u). Biến của hàm lỗi là
Eb/N0 Và thường đồ thị diễn tả tỷ lệ lỗi viết trong thang Logarit, có dạng hình thác nước (Water fall)
Bên cạnh công thức tính tỷ lệ lỗi chính xác cần lưu ý các ước lượng gần đúng bằng bất đẳng thức (slice…). Các bất
đẳng thức này cho phép ước lượng nhanh cận trên của tỷ lệ lỗi.
5. Lý thuyết không gian tín hiệu
1. Ta sử dụng 2 ví dụ để bắt đầu trình bày lý thuyết không gian tín hiệu
- Kỹ thuật BPSK (Binary Phase Shift Keying): Trong kỹ thuật này thông tin mang bởi pha của sóng mang và
mỗi dạng sóng mang 1 bit nên số dạng sóng M=2,
Số hàm cơ sở chọn là N=1 và được coi là vecto cơ sở. Khi đó dạng sóng biểu diễn qua hàm cơ sở tạo nên
không gian vecto 1 chiều còn gọi là không gian tín hiệu. Các điểm cuối của vecto biểu diễn tạo nên chòm 2
sao tín hiệu
Dựa trên biểu diễn qua hàm cơ sở và không gian tín hiệu, có thể xây dựng sơ đồ thu phát và ước lượng tỷ lệ
lỗi của kỹ thuật này. (theo các slice 4,5,6)
- Kỹ thuật BFSK (Binary Frequency Shift Keying): Kỹ thuật này thông tin mang bởi tần số sóng mang. Do mỗi
dạng sóng mang 1 bít nên số dạng sóng M=2. Song khác với BPSK, ở trường hợp này số hàm cơ sở phải là
N=2 vì các dạng sóng trực giao với nhau. (còn các hàm cơ sở như thường lệ được chuẩn hóa và trực giao
nhau)
Khi đó 2 dạng sóng đươc biểu diễn là 2 vecto trong không gian 2 chiều với các tọa độ ( √ Eb , 0) và (0 , √ Eb)
(slice 9)
Sơ đồ phát thu và ước lượng lỗi được xây dựng và tính toán dưa trên biểu diễn hình học của không gian tín
hiệu, ở đó đường phân giác thứ nhất phân chia 2 miền quyết định, còn đường nối 2 sao tín hiệu trở thành trục
mà chiếu tín hiệu nhận được lên đó ta có bài toán ước lượng lỗi quen thuộc với hệ số tọa độ giảm đi √ 2
Sự khác biệt của hàm lỗi trong kỹ thuật BFSK so với BPSK được giải thích bởi khoảng cách của 2 sao gần
hơn (giảm √ 2 lần) với cùng một năng lượng bít
2. Tổng quát hóa vấn đề: Biểu diễn hình học của tín hiệu
Xuất phát từ nhu cầu truyền nhiều bít trên một dạng sóng dẫn đến rất nhiều dạng sóng phải thiết kế. Số dạng sóng
là lũy thừa 2 của số bít (M=2 n). Yêu cầu đặt ra là khi có nhiều dạng sóng như vậy, chỉ dẫn thiết kế sơ đồ thu phát
như thế nào cho khoa học, cho hiệu quả và đánh giá lỗi của kỹ thuật hạng cao này ra sao.
Lý thuyết không gian tín hiệu nhằm thực hiện điều này. Trong đó 1 dạng sóng được coi như một vecto trong
không gian vecto, tập các dạng sóng tạo nên 1 chòm sao tín hiệu (signal constellation) trong không gian vecto.
Khi đó các dạng sóng có thể biểu diễn như một tổ hợp tuyến tính của các vecto cơ sở. Việc thiết kế sẽ được tối
giản theo số chiều của không gian tức là số vecto cơ sở.
Vấn đề cơ bản là xác định số chiều và các vecto cở sở của không gian này. Khi đó:
Sơ đồ phát chẳng qua là thực hiện phát một tổ hợp tuyến tính các hàm cơ sở (công thức tổng hợp).
Sơ đồ thu là tính các hệ số biểu diễn dạng sóng (công thức phân tích) khi nhân dạng sóng với các hàm cơ sở tại
nơi thu, hay nói các khác là xác định các hình chiếu của vecto tín hiệu nhận được lên các hàm cơ sở.
Ước lượng xác suất lỗi được xác định dựa trên biên phân chia miền chứa sao trong giản đồ chòm sao và dạng
phân bố tạp âm gây nên quyết định sai.
3. Qui trình Gram-Schmidt
Qui trình này nhằm xác định các hàm (vecto) cơ sở của một tập dạng sóng đã cho. Qui tắc gồm các bước:
- Chọn một dạng sóng bất kỳ và chuẩn hóa nó, coi đó là chiều và vecto cơ sở đầu tiên
- Chiếu dạng sóng thức 2 lên chiều đầu tiên và xác định chiều vuông góc với chiều đầu tiên là chiều thứ 2
(thông qua hiệu vecto thứ 2 và hình chiếu của nó lên chiều đầu tiên), chuẩn hóa chiều thứ 2
- Chiếu dạng sóng thứ 3 lên 2 chiều trên và tìm chiều thứ 3 vuông góc với 2 chiều này (thông qua hiệu vecto
thứ 3 với tổng các vecto hình chiếu)…cứ thế cho đến dạng sóng cuối
4. Sự tương đương giữa sơ đồ thu tương quan và sơ đồ thu theo lọc phù hợp
Ở bộ thu có thể thực hiện 2 kỹ thuật:
- Thu tương quan: Phương pháp này thực hiện đúng như công thức phân tích 1 vecto trong không gian vecto để
làm cơ sở nhận dạng vecto đó
- Thu theo lọc phù hợp: Thay vì nhân với các hàm cơ sở, ở bên thu thiết kế các bộ filter phù hợp với các dạng
sóng đến (phương pháp này có nhược điểm nếu số dạng sóng nhiều thì cần nhiều bộ lọc). Lý thuyết chứng
minh sự tương đương của 2 phương pháp này (slice 18)
Tùy theo các mục đích cụ thể mà bên thu lựa chọn cách thiết kế, tuy nhiên sau đó cả 2 kỹ thuật này đều có phần
nhận dạng dạng sóng gioosnh nhau theo tiêu chuẩn MAP, ML hay tiêu chuẩn khoảng cách tối thiểu đây là các kỹ
thuật nhằm đảm bảo xác suất quyết định sai (lỗi) nhỏ nhất, sẽ được trình bày ở phần tiếp sau
5. Hàm log khả năng:
Quyết định dạng sóng nhận được là dạng sóng nào trong số các dạng sóng được thiết kế ở bên phát là quyết định
hậu nghiệm theo đó phải tìm xác suất hậu nghiệm cực đại (MAP) slice 20. Tuy nhiên tính xác suất hậu nghiệm dài
và phức tạp nên khi xác suất tiền nghiệm (xác suất các dạng sóng vào kênh) như nhau, bài toán tìm cực đại xác
suất hậu nghiệm chuyển về tìm cực đại các hàm khả năng (Likelihood function).
Các hàm khả năng sinh ra bởi phân bố tạp âm nên có dạng hàm e mũ. Một cách thuận tiện để làm việc với hàm
khả năng là làm việc với hàm loga của nó (slice 19)
6. Qui tắc quyết định theo xác suất lỗi tối thiểu
Do tổng xác suất các dạng sóng nhận được bằng 1 nên để xác suất quyết định sai nhỏ nhất thì xác suất của dạng
sóng quyết định phải lớn nhât (Pe=1-Pm)
- Qui tắc MAP (Maximum Poster Probability) Để đạt lỗi tối thiểu thì xác suất đầu cuối nhận được phải là lớn
nhất. Việc tính toán xác suất này nói chung phức tạp, vì xác suất đầu cuối bằng tích xác suất nguồn tuôn ra và
xác suất trên kênh truyền. Dùng qui tắc Bayes (đổi xác suất hậu nghiêm thành xác suất tiền nghiệm) và khi
nguồn tín hiệu có xác suất bằng nhau giữa các sao, khi đó xác suất đầu cuối chỉ phu thuộc vào kênh truyền
(tạo ra các khả năng khác nhau), nên qui tắc quyết định sẽ trở nên đơn giản hơn là quyết định sao nào có khả
năng (qua kênh truyền) lớn nhất đó là qui tắc ML.
- Qui tắc ML (Maximum Likelihood): Tính toán qui tắc này dựa trên tạp âm phân bố theo hàm mũ và sau khi
lấy logarit hàm khả năng (Loga Likelihood Function) bài toán đưa về so sánh khoảng cách tín hiệu nhận được
với vị trí các sao trong chòm sao. Qui tắc ML trở thành qui tắc tìm khoảng cách nhỏ nhất
Điều chế số sóng mang I
- Mô hình chung:
Bên phát có bộ ánh xạ tổ hợp nhóm bít vào 1 số phức, số phức này được điều chế lên hàm cơ sở là sóng cosin và sóng
sin.
Bên thu tách sóng (detection) lấy ra lại số phức (đã bị méo do kênh) thông qua việc nhân với các hàm cơ sở, sau đó
quyết định theo qui tắc MAP hoặc ML.
- Kỹ thuật QPSK (Quadrature Phase Shift Keying)
Trong kỹ thuật này mỗi dạng sóng mang 2 bit, thông tin chứa trong pha nên cần 4 dạng sóng (lêch pha nhau π/2). Dễ
dàng tìm ra 2 hàm cơ sở là hàm cosin và hàm sin.
Sơ đồ thực hiện bằng việc trong 1 cặp bit thì tách bit I (bít đứng trước) điều chế sóng cosin, bít Q (bít đứng sau) điều
chế sóng sin. Bít trước được làm trễ T b để 2 phép điều chế là đồng thời sau đó tín hiệu được cộng lại trong thời gian
2Tb tạo nên tín hiệu QPSK.
Sơ đồ giải điều chế và ước lượng BER được coi như 2 quá trình BPSK độc lập
- QPSK.
Nhược điểm của phương pháp QPSK là có thể chuyển pha 180 0 giữa 2 ký hiệu liên tiếp. Điều này tạo nên nhiều hài
phi tuyến và mở rộng phổ truyền. Để tránh điều này OQPSK (Offset QPSK) làm dịch dòng dữ liệu của nhánh I và
nhánh Q một khoảng Tb để không tạo ra dịch pha cùng lúc của nhánh I và Q. Trên giản đồ chòm sao sẽ thấy đường di
chuyển giữa các sao chỉ là hình vuông và không có đường chéo, còn dạng sóng sẽ có sự chuyển mức biên độ nhỏ hơn
ở QPSK.

- π /4 QPSK
Kỹ thuật này dung hòa ưu nhược điểm của 2 kỹ thuật trên, tạo nên dịch pha ở mức 135 0. Điều này được thực hiện
thông qua xây dựng 2 chòm sao QPSK lêch nhau 90 0. Các ký hiệu điều chế được tuần tự nhảy giữa 2 chòm sao, do đó
kỹ thuật điều chế này đòi hỏi phải biết trạng thái điều chế trước đó (điều chế có nhớ). Phương trình điều chế có nhớ và
dạng sóng được cho trên slice.
- MSK (Minimum Shift Keying)
MSK là kỹ thuật điều tần nhị phân đạt một số ưu điểm: khoảng cách 2 tần số nhỏ nhất, các dạng sóng trực giao và có
pha kết nối liên tục (không nhảy pha như QPSK). Để đảm bảo pha kết nối liên tục, kỹ thuật này là kỹ thuật điều chế có
nhớ. Trên giản đồ dạng sóng có 4 dạng sóng song thực hiện truyền 1 bít nhị phân. Dang sóng sau phải có điểm đầu kết
nối với điểm cuối dạng sóng trước và quyết định cũng dựa trên kết quả tích phân có thời gian 2T b.
Phương pháp thực hiện kỹ thuật này cũng dựa trên 2 hàm cơ sở đặc biệt ở bên phát và thu và kết quả tách sóng của ký
hiệu trước đó.
- GMSK
Ở phương pháp này đưa thêm bộ lọc Gau vào để làm trơn dữ liệu trước khi cấp lên bộ điều chế MSK. Điều này đảm
bảo giảm độ rộng phổ của tín hiệu đồng thời vẫn chống ISI hiệu quả. Kỹ thuật này được thực hiện trong hệ thống
thông tin di động thế hệ 2 ở châu Âu là hệ GSM (Global System for Mobile). Hệ thống thống này được du nhập bào
Việt nam thông qua các công ty MobiPhon, Vinaphon, Viettel
- Kỹ thuật DPSK (Difference Phase Shift Keying)
Khác với các kỹ thuật BPSK, BFSK, QPSK là các kỹ thuật tách đồng bộ, tức là đòi hỏi dao động tại chỗ phải không
lệch pha (đồng bộ) với sóng mang tới (đảm bảo điều này thường phải dùng đến vòng bám pha, PLL ngoại trừ một số
kỹ thuật khôi phục sóng mang khác).
Ở DPSK cho phép không phải dùng bộ PLL (Phase Lock Loop), chấp nhận sự sai pha tùy ý (gây bởi đường truyền)
giữa dao động cục bộ và sóng tới. Phương pháp này dựa trên giả thiết là kênh không thay đổi trong thời gian 2T b (khá
hợp lý trên thực tế), điều này dẫn đến ký hiệu trước sai pha thế nào thì ký hiệu sau cũng sai pha như thế. Khi đó thì
hiệu 2 ký hiệu liên tiếp sẽ không còn phụ thuộc đại lượng sai pha (và do vậy không cần biết cũng như không cần điều
khiển đại lương sai pha này này)
Kỹ thuật này đòi hỏi bổ sung bộ mã vi phân ở bên phát: Nếu bít thông tin là 1 thì lối ra giống lối ra trước đó (hay dạng
sóng sau giống dạng sóng trước đó). Nếu bit thông tin bằng 0 thì lối ra đảo so với lối ra trước đó.
Dựa trên điều này bên thu chỉ việc so sánh dạng sóng nhận được và dạng sóng trước đó. Nếu giống nhau quyết định
thông tin là 1, ngược nhau quyết thông tin là 0. Để khắc phục trường hợp lêch pha φ=π/2, bên thu dùng 2 hàm cơ sở
trực giao tách song song và phối hợp với nhau (nếu nhánh cosin cho kết quả bằng 0 khi φ=π/2, thi nhánh sin lại cho
kết quả tách tốt)
Kỹ thuật này đơn giản, rẻ tiền (vì không dùng PLL), song giá phải trả là phải có thêm bộ nhớ ký hiệu trước ở bên thu
để so sánh với ký hiệu sau và phải thiết kế bộ mã vi phân ở bên phát
- So sánh các kỹ thuật
Kỹ thuật M-QAM, M-PSK cho độ lợi về băng tần. Ngược lại M-FSK tốn kém về băng tần. Tuy nhiên có thể thấy sự
trả giá tương ứng về năng lượng để đạt cùng tỷ lệ BER hay độ phức tạp hệ thống. Bổ sung: MSK (Minimum Shift
Keying) và GMSK (Gaussian Minimum Shift Keying)
Đây là các kỹ thuật kiểu điều tần đặc biệt nhằm làm cho khoảng cách các tần số mang thông tin tối thiểu (dẫn đến
băng tần làm việc tối thiểu) đồng thời pha liên tục giữa các ký hiệu (giảm bức xạ hài xung quanh).
Điều chế số sóng mang II
- Tách sóng không biết pha
Kỹ thuật này thông thường dựa vào bộ lọc phù hợp với dạng sóng và quyết định theo độ lớn biên độ. Để khử sự phụ
thuộc vào pha, sau bộ lọc phù hợp là bộ bình phương tín hiệu. Quyết đinh theo tiêu chuẩn ML được áp dụng để phân
biệt 2 dạng sóng khác nhau. Chú ý là công thức tính xác suất lỗi trong kỹ thuật không đồng bộ là hàm e mũ (chứ
không phải erfc). Kỹ thuật này cho xác suất lỗi lớn hơn kỹ thuật đồng bộ do bỏ qua độ chính xác về pha. Để tăng hiệu
quả của kỹ thuật này, 2 dạng sóng được lựa chọn trực giao với nhau như BFSK
Kỹ thuật vi phân là trường hợp đặc biệt của tách sóng không biết pha, song dựa trên kỹ thuật có nhớ và kênh không
kịp thay đổi trong thời gian 2 ký hiệu.
- M-PSK
Nhiều dạng sóng được định nghĩa trên vòng tròn pha. Hàm cơ sở vẫn là 2 hàm cosin và sin. Kỹ thuật này có nhược
điểm là không tận dụng hết không gian pha để tăng hiệu suất phổ (bố trí nhiều sao hơn trong vòng tòn công suất), song
có ưu điểm là biên độ dạng sóng không thay đổi. Thích hợp với đường truyền vệ tinh. Ước lượng xác suất lỗi dựa trên
xác suất lỗi của 2 sao có khoảng cách gần nhất (để tránh tính phức tạp)
Có sự trao đổi giữa hiệu quả phổ, hiệu quả công suất và BER khi M tăng
- M-QAM
Đây là kỹ thuật phối hợp mang thông tin cả trong pha và biên độ. Trên giản đồ pha, ta thấy bố trí được nhiều sao cách
đều nhau hơn trong vòng tròn công suất (dẫn để sử dụng phổ hiệu quả hơn), song kỹ thuật này đòi hỏi bộ khuếch đại
phải hoạt động trong vùng tuyến tính hơn
- Kỹ thuật đồng bộ
Trong truyền tin số, đồng bộ đòi hỏi phải thực hiện cả trong miền tần số (khôi phục sóng mang) và thời gian (khôi
phục thời gian ký hiệu). Có 2 kỹ thuật cơ bản:
- Dựa vào dãy mào đầu trợ giúp (Preamble, header): Hay áp dụng trong Wifi hoặc các tín hiệu tham chiếu như
GSM...
- Dựa vào dữ liệu truyền
Phương pháp phổ biến ở kỹ thuật thứ 2 là cực đại xác suất ML của tín hiệu. Nghiêm cực đại ứng với đạo hàm bằng 0,
song áp dung trên thực tế ta dựa chủ yếu trên phương pháp giảm độ dốc đạo hàm (Gradien Descent) thực hiện theo
một biểu thức đệ qui
Giới thiệu mã kênh
Các kỹ thuật mạch điện tử thông thường đạt được tỷ lệ lỗi p e=10-3 khi truyền qua kênh nhị phân đối xứng (BSC).
Tuy nhiên tỷ lệ này không đáp ứng yêu cầu các dịch vụ phổ biến là cỡ 10 -6- 10-7.
Để giảm tỷ lệ lỗi, một phương pháp cổ điển là dùng mã lặp lại. Thay vì truyền 1 thì truyên 111, thay vì truyền 0
thì truyền 000 sau đó quyết định giải mã theo đa số. Với kỹ thuật này cho phép giảm lỗi truyền tin đến 10 -5 khi
kênh BSC có lỗi 10-3. Tuy nhiên giá phải trả cho kỹ thuật mã lặp lại này là tốc độ truyền tin bị giảm đi 3 lần.
Về phương diện lý thuyết, người ra quan tâm đến kỹ thuật truyền có khả năng đạt được tỷ lệ lỗi nhỏ tùy ý (còn gọi
là truyền tin cậy), tức là pe→0. Nếu như áp dụng cách thức mã lặp lại thì dẫn đến tốc độ truyền tin cũng →0, điều
này không có ý nghĩa thực tế. Câu hỏi đặt ra là liệu có tồn tại 1 phương pháp truyền tin có thể đạt tỷ lệ lỗi → 0 mà
tốc độ không giảm đến 0?
Một phương pháp tự nhiên để vừa đạt việc giảm lỗi vừa không giảm tốc độ truyền là sử dụng mã lặp lại kết hợp
với kỹ thuật truyền hạng cao (tức là 1 ký hiệu, hay 1 dạng sóng mang nhiều bít một lúc). Điều này kèm theo phải
có nhiều dạng sóng: 2n dạng sóng để cho phép 1 dạng sóng mang n bít. Câu hỏi là với một công suất phát hạn chế
tối đa có thể thiết kế bao nhiêu dạng sóng. Slice trình bày cách sắp xếp dạng sóng theo kỹ thuật M-PAM, các
dạng sóng (hay các điểm trong không gian tín hiệu) phải cách nhau 1 khoảng vừa đủ để phân biệt tin cậy tại nơi
thu khi kênh truyền có tạp âm. Như vậy khoảng cách này phụ thuộc công suất tạp âm (còn gọi là bán kính tạp âm).
Shannon đã giải quyết hoàn chỉnh bài toán khi sử dụng mô hình quả cầu công suất N chiều với bán kính

chứa bên trong các quả cầu tạp âm bán kính . Tâm các quả cầu tạp âm là dạng sóng
trong kỹ thuật truyền hạng M để đảm bảo bên thu phân biệt tin cậy. Lấy thể tích quả cầu công suất chia cho thể
tích quả cầu tạp âm ta được số dạng sóng cực đại. Lấy logarit cơ số 2 rồi chia cho N chiều ta được số bít tối đa
trên 1 lần truyền trên 1 chiều không gian tín hiệu. Kết quả có được là :

1 P
2 σ( )
C= log 2 1+ 2 / lần truyền

Nhận xét:
- Khi coi truyền tin cậy đạt được khi các dạng sóng cách nhau k/c ≥ bán kính tạp âm thì số bít tối đa/lần truyền
không lỗi là giá trị C trên (gọi là dung năng/lần truyền)
- Khi truyền số bít/lần truyền >C dẫn đến số dạng sóng nhiều hơn hay các quả cầu tạp âm với tâm là các dạng
sóng giao nhau (có phần chung) dẫn đến bên thu phân biệt không tin cậy hay tỷ lệ lỗi >0
- Khi số bít/lần truyền ≤C cần số dạng sóng ít hơn, các quả cầu bán kính tạp âm có tâm là dạng sóng có thể sắp
xếp xa nhau hơn dẫn đến bên thu phân biệt càng tin cậy
KL: Dung năng/lần truyền là tốc độ truyền không lỗi cực đại/lần truyền của một kênh truyền. Giá trị này phụ
thuộc tỷ số công suất tín hiệu /công suất tạp âm tại nơi thu.
Khi kết hợp với độ rộng băng tần của kênh truyền, ta chỉ cần chú ý kênh có độ rộng băng tần B (Hz) thì có thể có
2B lần truyền/s độc lập. Dẫn đến công thức dung năng/giây của một lần truyền, tức là tốc độ tối đa tính theo bít/s
có thể đạt được mà không lỗi.
Chú ý: Có 2 điểm quan trọng cần chú ý là:
- Sau khi chỉ ra tốc độ truyền tối đa đạt được, Shannon chứng mính đ/lý mã kênh (trình bày trong chương trình
cao học) là nếu tốc độ nguồn tin nhỏ hơn dung năng kênh thì tồn tại kỹ thuật mã làm cho truyền tin không lỗi
hay pe→0. Tuy nhiên đ/lý chỉ chứng minh tồn tại mã mà không đưa ra 1 cấu trúc cụ thể về mã
- Các kỹ thuật mã kênh phổ biến (giảm lỗi đến 10 -6-10-7) đều có tốc độ nhỏ hơn nhiều dung năng kênh. Tức là
trả giá tốc độ truyền tin để được lỗi giảm. Một số kỹ thuật mã hiện đại là Tubo hay LDPC đã đem lại tốc độ
truyền tin gần dung năng kênh mà vẫn đạt yêu cầu về lỗi.
Mã khối
Mã khối được tiến hành theo từng khối bít thông tin. Chẳng hạn cứ k bít thông tin được bổ sung thêm n-k bít kiểm
tra (còn gọi là bít kiểm tra chẵn lẻ vì các phép tính theo modulo-2) tạo nên một từ mã n bít. Trong một từ mã, thứ
tự k bít thông tin giữ nguyên thì gọi là mã hệ thống. Mã lặp lại là t/h đặc biệt của mã khối.
Mã khối tuyến tính
Các bít kiểm tra được tạo ra bằng một tổ hợp tuyến tính các bít bản tin thì ta có mã khối tuyến tính.
Từ các hệ số của biểu thức tổ hợp tuyến tính ta xây dựng được ma trận sinh G. Theo đó vecto k bít bản tin chỉ việc
nhân với ma trận sinh ta được từ mã c
Từ ma trận sinh ta cũng xây dựng được ma trận kiểm tra H theo đó từ mã c nhân với ma trận kiểm tra phải bằng
bằng vecto 0 nếu đường truyền không gây nên lỗi
Nhận xét: Việc bổ sung thêm các bít dư làm khoảng cách giữa các từ mã xa hơn trong không gian các bít biểu
diễn. Ví dụ với khối 4 bit thông tin chỉ có 2 4 tổ hợp thông tin, khoảng cách Hamming tối thiểu giữa các tổ hợp là
1. Khi thêm 3 bít kiểm tra vào ta vẫn chỉ có 2 4 từ mã, song lúc này số bít biểu diễn là 7 nên các từ mã này nằm
trong không gian biểu diễn có 27 tổ hợp bít. Khi thiết kế hợp lý, khoảng cách Hamming giữa các từ mã sẽ xa nhau
hơn trong không gian biểu diễn nên chống nhiễu tốt hơn, hay mã làm cho tỷ lệ lỗi giảm
Giải mã Syndrome
Khi đường truyền gây lỗi bít trong từ mã, từ nhận được nhân với ma trận kiểm tra cho kết quả khác 0. So sánh kết
quả này với kết quả từ bảng các mẫu lỗi ta có thể xác định lỗi nằm ở vị trí nào trong từ mã. Kết quả này chỉ chính
xác khi số lỗi ≤ (dfree-1)/2, ở đó dfree là khoảng cách nhỏ nhất giữa các từ mã trong không gian biểu diễn. Nếu số lỗi
trong từ mã ≥(dfree-1)/2 sẽ vượt quá khả năng hiệu chỉnh của mã và gây nên lỗi không khắc phục được. Tuy nhiên
tỷ lệ xảy ra điều này nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ lỗi mà không thực hiện mã hóa. Sự khác biệt này tính theo đơn vị
logarit gọi là gain mã.
Mã Cyclic
Đây là một lớp con trong mã khối tuyến tính. Mã này có đặc điểm đặc biệt là hoán vị vòng quanh của một từ mã
cũng sẽ là từ mã. Tính chất này gắn liền với cấu trúc toán học là trường và đặc biệt có thể biểu diễn dưới dạng đa
thức trong đó đa thức sinh (có thể kiêm đa thức kiểm tra) là nhân tử của X n+1.
Việc thực hiện tạo mã như sau: Lấy đa thức ứng với khối thông tin nhân với X n-k sau đó chia cho đã thức sinh để
tìm đa thức dư. Đa thức bị chia sau đó trừ (cộng modulo-2) đi đa thức dư tạo nên từ mã ứng với đa thức chia hiết
cho đa thức sinh.
Ở bên thu sẽ kiểm tra lại tính chia hết này. Nếu có phần dư chứng tỏ đường truyền sẽ gây nên lỗi và dựa theo phần
dư cụ thể sẽ định vị được vị trí lỗi trong từ mã.
Mã Cyclic có một đặc điểm thuân lợi là dễ thực hiện trên mạch điện tử bằng các thanh ghi dịch: Phép chia chẳng
qua là các phép cộng dịch khi tính toán theo modulo-2. Ngoài ra hiệu chỉnh lỗi đơn giản bằng cách cộng với đa
thức dư ở bên thu. Có thể so sánh sự khác biệt về mạch điện thực hiện của Cyclic và mã khối tuyến tính ở phần
trên.
Mã chập
Mô tả.
Mã chập khác biệt với mã khối ở những điểm sau:
- Mã tiến hành liên tục nhịp theo dòng dữ liệụ vào mà không theo từng khối dữ liệu vào.
- Lối ra mã phụ thuộc cả dữ liệu vào hiện tại dữ liệu quá khứ thông qua các thanh ghi lưu trữ
Cấu trúc mã chập gồm một số thanh ghi, một số bộ cộng logic và một khối hợp kênh lối ra (slice 2)
Có thể biểu diễn mã chập theo 3 cách:
- Đa thức đại số: Mỗi lối vào vào bộ hợp kênh được coi là lối ra một kênh đơn mà kết quả là chập giữa đáp ứng
xung của kênh này và dữ liệu liệu vào. Đáp ứng xung là kết quả lối ra kênh khi lối vào chỉ cấp 1 xung đơn vị.
Phép chập chuyển sang miền đa thức sẽ chuyển thành phép nhân đại số thông thường. Do đó để đặc trưng một
mã chập chỉ cần biết các đa thức sinh ứng với đáp ứng xung của các kênh đơn
- Sơ đồ cây: Biểu diễn đại số thuận tiện cho nghiên cứu toán học song không thuận tiện cho việc mã và giải mã.
Sơ đồ cây là một cách thuận tiện cho thực hiện. Theo đó cả bên phát và thu đầu có cây mã giống nhau. Mỗi
nút cây rẽ sang 2 nhánh đi lên hay đi xuống ứng với lối vào mã là bít 1 hay 0. Trên lưng của nhánh cây là kết
quả lối ra mã xác định theo một sơ đồ mã chập cụ thể.
Thực hiện mã hóa theo sơ đồ cây sẽ rất nhanh bằng cách khi có nhóm bít thông tin đường đi trong cây sẽ theo
qui tắc chỉ dẫn trên và lấy tất cả kết quả trên lưng các nhánh mà nó đi qua sẽ được từ mã. Giải mã thực hiện
lâu hơn do phải dò tìm các đường đi từ gốc đến nhánh cuối cùng xem đường đi nào gần nhất (tính theo khoảng
cách Hamming) với từ mã nhận được. Tổng cộng có 2k đường đi từ gốc đến ngọn, tức là sẽ có 2k phép dò tìm
- Sơ đồ lưới: Sơ đồ cây theo thời gian sẽ phát triển lớn về không gian, không thuận tiện cho bộ nhớ. Sơ đồ lưới
đưa thêm thông tin về các trạng thái có được ở các thanh ghi. Theo đó đường đi trong lưới vừa cho biết kết
quả lối ra khi biết bít vào vừa cho biết bộ nhớ đã chuyển sang trạng thái nào từ trạng thái trước đó. Sơ đồ lưới
cho phát triển theo thời gian mà không tăng không gian nhớ (không gian chỉ phụ thuộc tổng số trạng thái của
thanh ghi)
Lưu ý: do tính tuần hoàn lặp lại, sơ đồ lưới có thể được rút gọn bằng sơ đồ rút gọn hay sơ đồ tương đương. Sơ
đồ tương đương dùng để giải quyết bài toán tính khoảng cách tối thiểu giữa các đường đi của từ mã theo hàm
đáp ứng, tính được từ các phương trình mạng lưới.
Thuật toán Viterbi
Như đã nói ở trên, bên giải mã sẽ tốn thời gian hơn bên mã hóa do phải dò tìm đường đi nào trong lưới có khoảng
cách Hamming nhỏ nhất với từ nhận được. Có tổng cộng 2 k phép dò tìm. Khi k lớn thời gian cho dò tìm sẽ lớn và
không đáp ứng việc truyền tin thời gian thực (real-time). Thuật toán Viterbi đã rút ngắn tính toán dò tìm đã biến ứng
dụng mã chập khả thi trong thời gian thực. Thuật toán này dựa trên những lập luận như sau:
- Đường đi từ A→B có khoảng cách với từ nhận được là ngắn nhất khi tất cả các phần đường này tính từ A là
có khoảng cách với phần từ nhận được tương ứng ngắn nhất.
- Do đó nếu có 2 đường đi vào 1 nút trong lưới, thì đường đi nào có khoảng cách lớn hơn chắc chắn không phải
là phần của đường đi ngắn nhất
- Tiến hành loại bỏ đường có khoảng cách lớn hơn ở tất cả các nút có 2 lối vào trong lưới, chỉ để lại 1 đường
sống sót. Cuối cùng số đường sống sót chỉ bằng số trạng thái của thanh ghi. Tiến hành so sánh giữa các đường
này, chọn ra đường có khoảng cách nhỏ nhất.
- Sau đó đi ngược lại đường cuối cùng ngày ta tìm ra số bít thông tin cần giải mã.

You might also like