You are on page 1of 17

SỰ LIÊN QUAN GIỮA

GỐC TỰ DO VÀ BỆNH VIÊM GAN

I) Mở đầu
- Gốc tự do (Free Radical) là các tiểu phân hóa học mang một điện tử tự do (chưa cặp
đôi) ở lớp hóa trị ngoài cùng nên mang điện tích âm, vì thế không ổn định, có khả
năng oxy hóa các nguyên tử, phân tử và tế bào khác.
- Tiểu phân hoá học là

- Gốc tự do có thể là là những mảnh phân tử (•CH3, •OH...), phân tử trung hòa điện
(NO, O2, ...), nguyên tử tự do (Cl, Br...) hay ion (O2-•...), trung tính hay mang điện
tích, có lớp điện tử ngoài cùng chứa một điện tử không cặp đôi.
- Khả năng sinh GTD:
+ Do có điện tử không ghép cặp ở lớp ngoài cùng nên gốc tự do rất không ổn định
cả về năng lượng cũng như điện học, chúng luôn có xu hướng cướp điện tử của
các nguyên tử hay phân tử khác để trở về trạng thái ổn định, nhưng lại biến các
nguyên tử hoặc các phân tử này trở thành gốc tự do.
+ Phân tử nhận thêm 1e, tạo ra anion gốc: O2 + 1e  O2-•
+ Phân tách đồng ly: Cl-Cl  Cl• + Cl•
- Tại sao gốc tự do có khả năng phản ứng nhanh và mạnh? Gốc tự do là chất có
hại, tồn tại ở dạng phân tử hoặc nguyên tử bị mất một điện tử (electron) ở quỹ đạo
ngoài cùng. Vì chỉ có một điện tử đơn lẻ, nên gốc tự do luôn ở trạng thái bất ổn và
luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử của nguyên tử khác bằng cách phản ứng nhanh,
dẫn đến phản ứng dây chuyền hình thành hàng loạt gốc tự do trong một thời gian
ngắn". Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền, gây tổn thương màng tế
bào, các phân tử protein và ngay cả ADN... Hậu quả là xuất hiện những biến đổi
làm tổn hại, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào

- Bình thường, cơ thể có rất nhiều GTD và chất chống oxy hoá, ở trạng thái cân
bằng sinh học

- Mọi yếu tố bên ngoài (vật lý, hoá học, sinh học,…) tác động vào cơ thể làm cho
cân bằng giữa GTD và CCOH dịch chuyển theo hướng tăng quá nhiều GTD đều
gọi là stress oxy hoá
- Quá trình POL (Peroxide hoá lipid): GTD có khả năng phản ứng cao và tấn công
hầu như tất cả các phân tử sinh học trong cơ thể. Màng của các phân tử sinh học
chủ yếu là lipid và các acid béo chưa no, vì thế xác suất GTD tấn công vào lipid,
gây ra POL là rất cao và đáng chú ý
POL gồm 3 giai đoạn:
o Giai đoạn khơi mào: Biến một chất hữu cơ thành peroxid
o Giai đoạn phát triển mạch: Tạo ra nhiều gốc mới và phân tử mới, nhiều tâm
gốc và mạch phản ứng mới xuất hiện
o Giai đoạn dập tắt mạch: Dừng các phản ứng gốc, chỉ khi hai gốc có thể kết
hợp thành phân tử không gốc. Trên thực tế quá trình này xảy ra với xác suất
nhỏ
 Khi lượng GTD tăng lên quá nhanh và mạnh trong cơ thể, số lượng CCOH
giảm đi do mất cân bằng nội môn sẽ không thể dập tắt được mạch, giai đoạn
phát triển và phân cắt mạch diễn ra liên tục, POL diễn ra mãnh liệt, màng tế bào
sẽ bị huỷ hoại nghiêm trọng, khi đó các tổ chức sẽ bị viêm, hoại tử, ung thư
II) Bệnh viêm gan:
- Viêm gan là 1 bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, có cả cấp tính và mãn tính,
thường gặp mãn tính – nó tiến hóa bằng 1 quá trình tiến triển từ ung thư biểu mô tế
bào gan nhiễm mỡ, thông qua viêm gan mạn tính, xơ hóa và xơ gan.
- Biểu hiện:
o Những ngày đầu tiên: đau đầu, đau cơ, buồn nôn, ho và các bất tiện khác
o Sau đó: vàng da, nước tiểu sậm , đau bụng và 1 số RL khác
o Trường hợp nghiêm trọng nhất, viêm gan có thể dẫn tới ung thư gan hoặc xơ
gan
- Có các loại viêm gan A, B, C, D, E
o Viêm gan A & E do ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm
o Viêm gan B,C&D do tiếp xúc với các chất dịch cơ thể bị nhiễm ( truyền máu
hoặc quan hệ tình dục)
- Nguyên nhân nhiễm viêm gan nhiều ở Việt Nam là do gan nhiễm virus, do chất
độc hóa học và viêm gan do rượu. Trong cơ thể người, gan là cơ quan có nhiệm vụ
sản xuất protein và chuyển hóa đào thải các chất độc hại. Khi gan bị viêm lâu ngày
mà không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến suy gan, rồi có thể xơ gan, ung thư
gan.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gan. Song hậu quả chung của các tác nhân
này tạo ra là gốc tự do tăng mạnh ở gan, hay còn gọi là stress oxy hoá

III) Liên quan giữa GTD và bệnh viêm gan

(Các yếu tố bên ngoài: Rươu, Thuốc, Chất độc từ môi trường, Virus, Tia UV & các yếu
tố bên trong: Béo phì, Rối loạn Insulun,… đều làm tăng dạng oxy hoạt động trong cơ thể.
Khi dạng oxy hoạt động vượt quá mức, cân bằng nội môi sẽ bị rối loạn, dẫn đến stress
oxy hoá, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh gan nói riêng và các
bệnh mãn tính khác nói chung. Stress oxy hoá phá huỷ DNA, gây nên quá trình peroxid
hoá lipid, liên kết cộng trị protein, rối loạn chức năng ty thể, kích thích quá trình tạo thế
bào sao, từ đó gây nên hội chứng viêm, rối loạn nhiễm mỡ. Từ đó dẫn tới các bệnh xơ
hoá gan, viêm gan mãn tính, ung thư gan)
1) Viêm gan do Virus:
- Sau khi nhiễm vào cơ thể, các virus theo máu đến gan như một kháng nguyên lạ
xuất hiện. Hệ thống miễn dịch kích hoạt (nhận biết, đáp ứng…) sản sinh ra các
kháng thể. Các kháng thể sinh ra kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên tạo ra phức hợp
kháng nguyên- kháng thể, được gọi là phức hợp miễn dịch. Bạch cầu, các đại thực
bào kéo tới dọn dẹp, ly giải và loại trừ kháng nguyên ra khỏi cơ thể
- Ở bạch cầu có sự hoạt hóa mạnh tiêu thụ rất nhiều oxy. Lượng oxy cần cho bạch cầu
trong hoạt động thực bào lúc này cao gấp 10-15 lần so với nhu cầu bình thường, để
tạo ra O2-•, sau đó là H2O2, Oxy đơn bội và các DOHĐ khác. Chính các GTD là một
tác nhân oxy hóa mạnh được bạch cầu sinh ra để tiêu diệt virus.
 Cơ chế bạch cầu ly giải phức hợp miễn dịch này là thực bào sinh ra các gốc tự do.
Vì thế hậu quả của các virus viêm gan gây ra cũng làm tăng các gốc tự do hay các
dạng oxy hoạt động nói chung. POL (peroxid lipid) xảy ra càng làm tăng bệnh cảnh
viêm gan.

Tế bào gan  Tế bào gan bị tổn thương


- Cơ thể sinh ra các kháng thể >< Kháng nguyên lạ

Hiện tượng tự miễn  DOHĐ (POL )

- Khi bạch cầu bị ly giải, các gốc tự do của oxy thoát ra ngoài, tấn công vào các tế bào
xung quanh, gây tổn thương làm cho sự đáp ứng kích thích của tế bào ở khu vực đó
càng xảy ra mạnh hơn, những đáp ứng đó tương ứng trên lâm sàng là các triệu
chứng bệnh lý viêm gan.

Virus HBV, HVC vào cơ thể

Tăng GTD, DOHĐ Giảm CCOH

Kích hoạt NADPH


Oxidase thực bào

Tiết cytokin
Kích hoạt tế bào Kupffer
(đại thực bào)

2) Viêm gan do rượu


- Đồ uống có cồn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng việc lạm dụng rượu
quá mức lại gây ra một loạt các vấn đề về sức khoẻ. Theo báo cáo nghiên cứu của
đại học Cambridge, ước tính có 3,8% trường hợp tử vong trên thế giới là do rượu.
Bệnh gan do rượu mà một trong những nguyên nhân chính của các ca tử vong liên
quan tới gan. Năm 2003, số lượng người tử vong vì bệnh gan có liên quan tới rượu
là 4,4/100.000 người
- Là một bộ phận có chức năng giải độc, gan là một bộ phận vô cùng quan trọng trong
cơ thể. Khi rượu chuyển hóa trong cơ thể, một phần nhỏ được thải ra qua tuyến mồ
hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan.
- Khả năng của ethanol làm tăng GTD – DOHĐ và peroxy hóa lipid đã được chứng
minh trong nhiều hệ thống, tế bào, loài, bao gồm cả con người. Người ta đã nghiên
cứu được rất nhiều điều trong việc chuyển hóa rượu, các con đường khác nhau và
các enzym liên quan, và cách thức rượu ảnh hưởng đến màng tế bào hoặc gián tiếp
qua quá trình trao đổi chất làm thay đổi chức năng tế bào. Một cơ chế chính là quá
trình peroxy hóa lipid và stress oxy hóa trong ngộ độc rượu.
o Hầu hết rượu được chuyển hoá trong gan chủ yếu bởi enzym alcohol
dehydrogenase (ADH) và còn bởi cytochrome P-450 2E1 (CYP2E1) và hệ thống
men oxy hóa men microsomal (MEOS).
o Ở những người uống một lượng lớn rượu thì đầu tiên khi nồng độ cồn trong máu
cao, hệ thống MEOS sẽ hoạt động. Enzyme quan trọng nhất của hệ thống này là
Cytochrom P450 bởi men này không chỉ có vai trò trung tâm trong chuyển hóa
rượu mà còn tham gia vào việc giáng hóa rất nhiều chất của chính cơ thể cũng
như chất lạ từ bên ngoài vào. Cytochrom P450 2E1 (CYP 2E1), một type nhỏ của
Cytochrom P450, có vai trò quan trọng nhất trong chuyển hóa Alcohol thành
Acetaldehyde, phản ứng giáng hóa này sẽ giải phóng ra nhiều GTD – DOHĐ
o Việc thường xuyên sử dụng một lượng lớn Alcohol sẽ làm tăng hoạt động của
enzyme Aldehydoxidase (ALDH) của ty thể, tham gia vào quá trình chuyển
Acetaldehyde thành Acetate. Thông qua hoạt động của enzyme này, thêm một
lượng lớn các gốc tự do gây độc được giải phóng.
o Các gốc H3C-, ∙CH- , ∙OH sinh ra do sự xúc tác của enzym Cytocrom P450
chuyển hóa rượu, liên kết cộng trị với protein làm thay đổi cấu trúc gây bệnh về
gan.
o Những phản ứng oxy hóa trên tạo ra hydro, chuyển đổi nicotinamid-adenine
dinucleotide (NAD) thành dạng khử (NADH), dạng làm tăng khả năng oxy hóa
khử trong gan.
o Quá trình trên đã làm suy yếu vòng acid citric dẫn đến tân tạo đường giảm sút và
gia tăng tổng hợp acid béo, triglycerid làm tăng mỡ máu. Chuyển hoá ethanol còn
gây tăng chuyển hoá cục bộ của gan từ đó làm tổn thương gan nặng thêm do thiếu
oxy ở vùng xung quanh các tiểu tĩnh mạc tận cùng ở gan. Tổn thương gan do rượu
đến một giai đoạn nhất định sẽ có sự đan xen giữa các tổn thương nhiễm mỡ, viêm
gan và xơ gan.
-Tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống, mà phụ thuộc vào lượng cồn
uống vào và tốc độ uống.
-Ngưỡng cho phép là tối đa 1 đơn vị alcohol/ngày đối với nữ giới ở mọi tuổi và nam giới
trên 65 tuổi. Tối đa 2 đơn vị alcohol/ngày với nam giới nhỏ hơn 65 tuổi. (1 đơn vị
tương đương 10g ethanol, ví dụ 250 ml bia 4 độ cồn, 76 ml rượu nhẹ 13 độ cồn, hoặc
25ml rượu mạnh 40 độ).

3) Viêm gan do các chất độc từ môi trường


-Nhiều hóa chất độc hại vào cơ thể đều được gan chuyển hóa. Gan dễ bị tổn thương vì nó
đóng vai trò cơ bản trong quá trình chuyển hóa các chất. Công việc nhất của gan là
chuyển hóa hầu hết các hóa chất và thuốc lưu thông trong máu, đồng thời loại bỏ các
hóa chất khó bài tiết qua thận. Gan biến các hóa chất này thành các sản phẩm có thể
thải ra khỏi cơ thể thông qua đường mật hoặc nước tiểu. Sản phẩm trung gian của các
chuyển hóa thường là các gốc tự do và các chất làm tăng DOHĐ.
-Một số dạng tổn thương gan đã được chứng minh là có cơ chế liên quan tới gốc tự do,
như là haloankanes, azodyes, alkylnitrosamine, adriamycin, paraquat,… Ở đây chúng
ta sẽ xét 3 loại hợp chất: Tetraclorua Cacbon, hợp chất Nitro – Thuốc trừ sâu diệt cỏ và
Paraquat
 Sự chuyển hóa của Tetraclorua cacbon:
CCl4  •CCL3CCl3●O POL
-CCl4 gây độc cho tế bào theo cơ chế chuyển đi một điện tử electron ở lớp ngoài cùng,
chia cắt liên kết giữa C – Cl, từ đó tạo ra một gốc tự do tricloromethyl và một ion Cl-
CCl4 e −¿ •CCl3 +Cl−¿¿ ¿

•CCL3 dễ dàng phản ứng với O2 tạo thành gốc tricloromethylperoxy CCl3●O. Gốc
•CCL3 phản ứng kém với acid arachidonic và các acid béo không bão hoà, trong khi
gốc CCl3●O có khả năng phản ứng rất nhanh và mạnh, tạo ra quá trình peroxide hoá
lipd. Một khi quá trình này xảy ra sẽ làm tổn thương màng tế bào một cách nghiêm
trọng, ức chế hoạt động một số enzym của gan, làm giảm chức năng của tế bào gan.
-Đồng thời, khi CCl4 trải qua quá trình chuyển hoá sẽ sinh ra nhiều GTD, các GTD này
tiếp tục liên kết cộng trị với protein, chính điều nay làm thay đổi cấu trúc và gây ra các
bệnh viêm gan, xơ gan
 Sự chuyển hoá của hợp chất Nitro hữu cơ:

ArNO2 --- … ArNO2-∙ O2-∙ POL


ArNO2 O2
ArNO2 là nhân thơm chứa nhóm NO2, khi vào cơ thể nó nhận điện tử tạo ArNO₂̄ . Sau
đó, khi gặp oxy, anion gốc của nitro này sẽ nhường điện tử tạo ra đc O2-●.

 Quá trình này tăng mạnh làm tăng quá trình POL làm ảnh hưởng đến gan.
 Sự chuyển hoá Paraquat:
-Paraquat, tên khoa học là 1,1'-Dimethyl-4,4' bipyridilium, thuộc nhóm chất diệt cỏ tác
dụng nhanh và không chọn lọc, có tác dụng ăn mòn, xúc tác chuyển hóa, gây ra phản
ứng oxy hóa, giáng hóa NADPH, peroxy hóa lipid. Kết quả là sinh ra các gốc tự do
OH, superoxid, H2O2 …. gây hủy hoại tế bào: phổi, thận, gan, tim…. Hậu quả suy đa
tạng xảy ra trong vài giờ đến vài ngày.
-Paraquat trải qua chu trình ôxy hoá/khử cùng với NADPH và ôxy dẫn tới hình thành gốc
superoxide (˙O₂̄ ). Paraquat hóa trị hai (PQ2+) bị NADPH khử thành các gốc tự do có
hóa trị 1 (PQ1+) và sau đó trở về dạng ban đầu của chúng bằng việc cho ôxy một điện
tử để hình thành gốc superoxide (hình)
-Trong giai đoạn đầu của chu trình này, PQ2+ bị NADPH bị khử thành PQ1+ và NADP+.
PQ1+ phản ứng hầu như ngay lập tức kết hợp với ôxy tái tạo lại PQ2+ và gốc
superoxide. Có sẵn NADPH và ôxy, chu trình ôxy hoá-khử của paraquat xảy ra liên
tục, với việc NADPH liên tục bị mất đi và không ngừng tạo ra gốc superoxide. Gốc tự
do superoxide sau đó phản ứng với nhau để tạo ra peroxide hydro (H2O2), và với
H2O2 + sắt để tạo thành gốc tự do hydroxyl (˙OH)
-Chu trình ôxy hoá-khử liên quan đến paraquat, ôxy, NADPH, sau đó tạo thành gốc tự do
hydroxyl dẫn tới nhiều cơ chế làm tổn thương tế bào. Cạn kiệt NADPH dẫn tới chết tế
bào. Các gốc tự do hydroxyl có độc tính cao và phản ứng với lipid trên màng tế bào,
huỷ hoại lipid của màng tế bào (peroxide hoá lipid). DNA và các protein tối cần thiết
cho tế bào sống sót cũng bị các gốc tự do hydroxyl phá huỷ.
4) Viêm gan do thuốc:
- Chấn thương gan do thuốc là 1 trong những nguyên nhân gây suy gan cấp tính thường
gặp nhất ở các nước phát triển. Hiện nay, dạng tổn thương gan này đang tiếp tục tăng
và là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.
- Tổn thuơng gan do thuốc là sự kết quả của các tổn thương hóa học dẫn đến tổn
thương gan bị gây ra bởi 1 loại thuốc và hoặc các chất chuyển hóa của nó, hoặc là 1
phản ứng quá mẫn với hợp chất
o Thuốc chuyển hóa qua gan chuyển thành quinonimin dễ liên kết với GSH, làm cạn
kiệt GSH => POL tăng
VD: Paracetamol
o 1 số chất của thuốc ức chế chức năng ty thể bằng tác động kép lên quá trình β-oxy
hóa ( tác động sản sinh năng lượng bằng ức chế tổng hợp NAD và FAD, giảm sản
sinh ATP) và các enzym trong chuỗi hoạt hóa tế bào. Các acid béo không được
chuyển hóa và thiếu hô hấp yếm khí  tích tụ Lactate và các GTD. Từ đó xảy ra
các phản ứng với oxy có thể làm đứt gãy các ADN của cơ thể . Kiểu tổn thương
này là đặc trưng của nhiều tác nhân khác nhau bao gồm cả các chất ức chế sao chép
ngược nucleoside gắn trực tiếp vào ADN của ty thể như Acid valproic, Tetracyclin,
Aspirin.
o 1 số thuốc làm giảm lượng GSH, Catalase, SOD nhưng lại làm tăng lượng LDH
(Lactate dehydrogenase) trong huyết thanh cũng như lượng MDA (sản phẩm cuối
cùng của quá trình POL) lên đáng kể như Morphin
o …
 Ở đây chúng ta xét một thuốc tiêu biểu và hay được nhắc đến với tác dụng
không mong muốn là gây viêm gan, hoại tử gan, đó là Paracetamol:
- Paracetamol (acetaminophen; N -acetyl- p -aminophenol [APAP]) là thuốc giảm
đau, hạ sốt an toàn và hiệu quả khi sử dụng ở liều điều trị.
- Khi qua gan, có khoảng 4% lượng paracetamol bị oxy hóa chuyển thành N-
acetylbenzoquinonimin là chất độc gây hoại tử gan không hồi phục. Bình thường,
chất này bị khử độc ngay bằng liên hợp với GSH của gan và được chuyển hóa thành
chất không độc đào thải ra ngoài.
- Do đó, mỗi lần dùng paracetamol (dù ở liều thông thường), cơ thể sẽ mất một lượng
glutathion. Khi dùng quá liều paracetamol (người lớn 6 – 10g/ngày), các quinonimin
quá thừa này (do GSH của gan cạn kiệt, không còn đủ để trung hòa nữa) sẽ gắn vào
protein của tế bào gan và gây hoại tử tế bào. Tác dụng gây độc này là sự chuyển hóa
dẫn đến GSH giảm sút nghiêm trọng. Các bước tiếp theo là tạo ra nhiều DOHĐ và
peroxynitrite… làm cho màng ty thể bất hoạt tổn thương. Quá trình này dẫn đến
GSH giảm, POL tăng cao, làm tăng bệnh cảnh viêm gan.

- Trước đây, các nhà nghiên cứu nghiên cứu cơ chế hoạt động gây độc của APAP tập
trung vào việc kích hoạt chuyển hóa của thuốc, sự suy giảm glutathione và liên kết
cộng hóa trị của chất chuyển hóa phản ứng N -acetyl- p -benzoquinone imine
(NAPQI) với protein tế bào là nguyên nhân chính chết tế bào gan. Gần đây hơn,
người ta phát hiện ra rằng liên kết cộng hóa trị không đủ để tiêu diệt tế bào gan
nhưng là tín hiệu cho độc tính cần khuếch đại trong tế bào. Các bước nội bào quan
trọng đối với sự chết của tế bào bao gồm rối loạn chức năng ti thể và quan trọng là
sự hình thành DOHĐ và peroxynitrite. Stress oxy hóa của ty thể kích hoạt lỗ chuyển
tiếp tính thấm màng của ty thể, làm mất điện thế màng của ty thể, làm cạn kiệt ATP
và giải phóng các protein liên màng, nguyên nhân gây ra sự phân mảnh DNA nhân
điển hình của cái chết tế bào do paracetamol gây ra. Các nhà khoa học đã phát
hiện ra rằng các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như silymarin, bảo vệ gan của
những con chuột bị say paracetamol. Glutathione giảm có thể bảo vệ gan hiệu quả
bằng cách loại bỏ NAPQI và bằng cách giải độc DOHĐ và DNHĐ, chẳng hạn như
peroxynitrite. Cơ chế này là cơ sở cho việc sử dụng hợp lý N -acetylcysteine, tiền
chất GSH, làm thuốc giải độc chống lại độc tính của paracetamol.
5) Viêm gan do thừa Sắt
- Trong cơ thể chúng ta, do chuyển động nhiệt và theo thời gian, các phản ứng gốc
ngẫu nhiên có thể xảy ra, trong đó có phản ứng Fenton
Fe+2 + O2-• -----------> Fe+3 + 1
O2
Fe+3 + H2O2 -----------> Fe+2 + *
OH + -OH
O2-• + H2O2 -----------> 1
O2 + *
OH + -OH
- Khi đó O2-• phản ứng với H2O2 với Fe+2 làm xúc tác, tạo ra nhiều gốc hydroxyl và
oxy đơn bội. Từ đó, lượng GTD tăng lên, thúc đẩy quá trình POL diễn ra mãnh liệt,
gây ra những tổn thương với gan
IV) Các thuốc điều trị viêm gan

- Nguyên tắc: Các thuốc điều trị bệnh viêm gan hầu hết là những chất chống oxy hóa,
ức chế quá trình POL ở gan
- Có nhiều chất chống oxy hoá được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh gan:

1. Các chất chứa nhóm SH (nhóm thiol)


o Methionin, Cystein: Methionin, cystein đều là acid amin chứa nhóm SH. Khi vào
cơ thể các chất này làm tăng cường quá trình tổng hợp ra GSH.
o Acetylsystein: tên khác: Acemuc, Oxomuc, Mucomyst
Có tác dụng chống viêm tiêu đờm.
Dạng dùng: Viên nén 200mg, bột, dung dịch 10% để uống
2. Nhóm Flavonoid
o Flavoinoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, phần
lớn có màu vàng. Về cấu trúc hóa học, Flavonoid có khung cơ bản theo kiểu C6-
C3-C6 (2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon và được chia
làm nhiều nhóm khác nhau. Hầu hết Flavonoid là các chất phenolic, có mặt trong
tất cả các bộ phận của cây)

o Cơ chế: Tác dụng chống oxy hóa của Flavonoid được biểu hiện qua 3 khả năng
sau:
+ Loại bỏ trực tiếp các GTD (O2-∙ ,∙OH…)
 Thiết lập lại cân bằng nội môi giữa GTD và CCOH
+ Phức hóa kim loại Fe+2, Cu+2, ngăn ngừa phản ứng Fenton
 Phản ứng Fenton không diễn ra ngăn ngừa sự sinh ra GTD, ức chế quá trình
POL
+ Tạo gốc bền semiquinol
 Gốc bền semiquinol loại các gốc LO∙,… để tạo ra các sản phẩm không gốc,
làm giảm lượng GTD, ức chế quá trình POL
3. Các chất chống oxy hoá khác như SOD (Superoxid dismutase), Selen, Vitamin C,
Vitamin E,… đã được chứng minh in vivo và in vitro về việc có khả năng ngăn
ngừa các tổn thương gan do các yếu tố độc hại
- Chế phẩm
o Chophytol: hoạt chất chính là Cynarin trong cây Actiso
o Carsil: là hỗn hợp các flavonoid (Bungary)
o Leganol (Pháp), Cigenol, Liverteen… thuốc viên chứa Silymarin
o Nisel, Omitan, Fortex… thuốc dạng viên, chứa (Biphenyl dimetyl dicacbonxylat.)
chất tổng hợp có tác dụng chống oxy hóa tốt
o Protecton, Belaf, Cigelton… Dạng viên nang chứa 4 chất: α - Caroten, Vitamin C,
Vitamin E, Selen trong nấm men.
V) Tác dụng bảo vệ gan của dược liệu
- Dược liệu dùng chữa viêm gan có nhiều. Đáng chú ý là các cây : Nghệ, Nhân Trần,
Actiso, Dành Dành….
- Thành phần của các dược liệu này đều có các Flavonoid. Một số nghiên cứu thực
nghiệm khảo sát tác dụng chống oxy hóa, ức chế quá trình POL, bảo vệ gan

Ví dụ: Ở Việt Nam, cũng có sản phẩm Naturenz Gold của công ty dược Hậu Giang.
Mỗi một viên Naturenz Gold đều chứa đến 5 vị dược liệu chủ lực là nấm linh chi lim,
hà thủ ô đỏ, hoa Marigold, núc nác, đan sâm cùng 2 vị bổ trợ là nấm bào ngư và hoài
sơn. Trong đó núc nác, hoa Marigold, đan sâm là 3 dược liệu giàu các hợp chất
bioflavonoid có cấu trúc phân tử dạng ortho-diphenol và nhiều nhóm hydroxy-phenol;
do vậy hoạt tính sinh - dược học của chúng phong phú và đa dạng, đặc biệt lợi ích cho
gan.
 Với cơ chế ổn định màng tế bào và cải thiện những quá trình chuyển hóa ở tổ chức
gan bị tổn thương, nhóm hoạt chất bioflavonoid giúp ngăn chặn sự loạn dưỡng mô
gan và sự họai tử gan, kích thích sự tạo mật và tổng hợp protein trong gan.

 Đồng thời, hạ thấp mức độ peroxy hóa lipid và sự đọng lại các triglycerid ở tế bào
gan (gan nhiễm mỡ), hạ thấp hoạt động của aminotrans-ferase và các enzym nội
bào khác ở huyết tương.
 Từ đó, hình thành nên sức mạnh có trong Naturenz Gold giúp bảo vệ tế bào gan,
điều chỉnh cân bằng chức năng chuyển hóa của gan, nâng sức đề kháng của cơ thể,
đầy lùi bệnh và ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các tác nhân có hại cho gan.

.: KẾT LUẬN :.

Gốc tự do – Dạng oxy hoạt động có liên quan rất lớn đối với các tổn thương trên gan
(viêm gan, xơ gan, ung thư gan) do rượu bia, virus, các chất độc hại từ môi trường,… Tất
cả những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể đều dẫn tới hậu quả làm số lượng GTD –
DOHĐ tăng lên, giảm lượng chất chống oxy hoá, mất cân bằng nội môi. Từ đó kích thích
quá trình POL, đồng thời làm biến tính protein do liên kết cộng trị.

Trên cơ sở thực tế đó, các liệu pháp chống oxy hoá đơn lẻ hoặc kết hợp với các biện pháp
dược lý khác có thể là phương pháp tối ưu nhất trong việc điều trị các bệnh về gan

You might also like