You are on page 1of 7

 

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI MÔN VOVINAM

1.      Chọn đề tài trong các lĩnh vực thuộc môn Vovinam (từ Võ 1 đến Võ 3).
(1)   Tiểu phẩm (võ nhạc) (7)   Nhà học (13)    Chiến lược
(2)   Tiểu phẩm (kịch) (8)   Thể lực (14)    Phản đòn.
(3)   Kinh nghiệm tự học (9)   Lịch sử (15)    Bạo lực học đường
(4)   Nghi lễ (10)     Bài hát (16)    Luật pháp.
(5)   Trang phục (11)     Tấn (17)    Nội quy
(6)   Phòng tập (12)    Đòn căn bản (18)    …
     Hầu hết các lĩnh vực trên đều có từ Võ 1 đến Võ 3 nhưng lĩnh vực nào làm tác giả ấn
tượng nhất; vì sao (why), lúc nào (when), ở đâu (where), với ai (who), thế nào (how). Từ
“1 lĩnh vực” hoặc một số “lĩnh vực liên quan” để chọn ra tên đề tài cho bài tiểu luận cuối
môn. Tên đề tài tiểu luận cần rõ và gọn – nhưng rõ là chính (không quá 3 dòng bằng
CHỮ IN HOA).
2.    CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI TIỂU LUẬN:

2.1.Trao đổi với Giảng viên – về Lĩnh vực, Đề cương chuẩn bị và Mục lục tiểu luận

2.2.Tìm tài liệu tham khảo: nếu dùng bất kỳ tài liệu nào (dòng, đoạn, trang,…) đưa vào tiểu
luận cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối trang (dòng, đoạn), cuối bài tiểu luận (tên
sách - tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo) để lần sau
tìm lại những thông tin và thể hiện tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.

2.3.Làm mục lục có số trang rõ ràng, các đề mục phân chia hợp lý - đọc trên máy
tính https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-tao-muc-luc-trong-word-
2007-2010-2013-2016-1133724 .
2.4.            TRÌNH BÀY:

2.4.1. Quy định về cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ, canh lề, canh dòng

- Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.

- Fon chữ: Times new Roman.

- Định dạng lề (canh lề):

    + Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm

    + Lề phải: 2,0 cm


    + Lề trái: 3.0->3,5 cm.

- Cỡ (size) chữ (phần nội dung): 13.

- Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 (thường là 13)

- Bảng mã: Unicode.

- Dãn dòng: 1.2-1.3 lines.

- Độ dài tiểu luận: từ 15 trang đến 30 trang (không tính phụ lục).

- Đánh số trang.

- Có một trang tiêu đề ghi rõ họ tên, MSSV, mã môn học và tên đề tài của tiểu luận.

- Dùng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV tác giả ở từng
trang.

 
2.5. BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN:

2.5.1. Trang bìa: in bằng giấy cứng, trình bày như sau:

2.5.1.1. Trên cùng là tên trường/tên Bộ môn/tên Tổ Vovinam/logo trường & logo môn
phái

2.5.1.2. Giữa trang là tên đề tài bằng khổ chữ to

2.5.1.3. Góc phải cuối trang là họ tên GVHD, tên sinh viên (cá nhân, nhóm), mã số sinh
viên, lớp, năm học và ngày tháng năm thực hiện. Trang bìa có khung theo mẫu của
trường.

2.5.2. Trang phụ bìa.

2.5.3. Trang nhận xét của GV phản biện

2.5.4. Lời cảm ơn.

2.5.5. Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục tối đa
là bốn cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp tối thiểu phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.

2.5.6. Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ.

2.5.7. Danh sách bảng, hình vẽ, ảnh…

3. Nội dung chính của bài tiểu luận


3.1.Nội dung chính của của tiểu luận bắt buộc phải có liên quan đến môn võ Vovinam
3.2.Các nội dung góp phần giải đáp, mở rộng, nâng cao kiến thức về vấn đề nghiên cứu
(có ghi trong tên đề tài, trong “lý do chọn đề tài”)
3.3.Ngoài các nội dung tổng hợp từ các tài liệu tham khảo (từ ý kiến có sẵn), tác giả phải
đưa ra những nghiên cứu riêng (số liệu, hình vẽ, ảnh chụp,…), ý kiến riêng về vấn đề
được nêu trong tiểu luận (ghi trong tên đề tài, trong “lý do chọn đề tài”, mục lục).
3.4.Thông thường một tiểu luận có 3 hoặc 4 chương như sau:

Chương 1: Phần mở đầu


1.1.Tính cấp thiết của đề tài (hoặc lý do chọn đề tài)
1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
1.3.Mục đích/mục tiêu nghiên cứu (hoặc yêu cầu nghiên cứu).

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 

Nêu lên các nhóm lý thuyết liên quan đến đề tài - dùng lý thuyết của các nghiên
cứu trước đây, ở các tài liệu tham khảo, các đề tài khác có liên quan (nếu nội dung lý
thuyết quá dài có thể đưa vào phụ lục).
2.1.Cơ sở lý thuyết về…:
2.2.…

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Trình bày rõ và chính xác.


3.1.Nội dung 1
3.1.1.      Tường thuật hoạt động, phương pháp nghiên cứu.
3.1.2.      Nội dung – kết quả 1
3.1.3.      Kết luận 1
3.2.Nội dung 2
3.2.1.      Tường thuật hoạt động, phương pháp nghiên cứu.
3.2.2.      Nội dung – kết quả 2
3.2.3.      Kết luận 2
3.3.Nội dung 3
3.3.1.      Tường thuật hoạt động, phương pháp nghiên cứu.
3.3.2.      Nội dung 3 – Kết quả 3
3.3.3.      Kết luận 3
3.4.…

Chương 4: Kết luận, đề nghị.


4.1.Kết luận chung
4.1.1.      Kết luận về nghiên cứu đề tài (từ 3 kết luận ở chương 3)
4.1.2.      Kết luận chung từ tính cấp thiết của đề tài (hoặc lý do chọn đề tài), ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài và đối chiếu với mục
đích/mục tiêu nghiên cứu (hoặc yêu cầu nghiên cứu).
4.2.Đề nghị
4.2.1.      Đề nghị với Tổ Vovinam
4.2.2.      Đề nghị với Đại học FPT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Tài liệu tham khảo sắp theo khối ngôn ngữ (Ví dụ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức...).
Giữ nguyên ngữ (không dịch), không phiên âm.

2.      Sắp tài liệu (trong từng ngôn ngữ) theo thứ tự A,B,C tên tác giả (người nước ngoài xếp
thứ tự theo họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)

3.      Các tài liệu tham khảo khi vào danh mục phải ghi đủ thông tin cần thiết và theo trình tự
sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu (sách, bài báo, tạp chí,..), nguồn (tên tạp chí, tập,
số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản...)

PHỤ LỤC
1.      Phụ lục là văn bản phụ được trích riêng ở cuối bài tiểu luận để giải thích, chứng
minh chi tiết về vấn đề nào đó, thay vì đưa trực tiếp vào bài luận làm dài dòng nội
dung.
2.      Phụ lục không chỉ gồm nguồn dữ liệu thô, ngoài ra có ảnh, biểu đồ, đồ thị, ghi chú,
phiếu câu hỏi khảo sát. Thường sắp theo đúng trình tự trong bài luận, đặt tên theo loại
(ảnh, biểu đồ, đồ thị, ghi chú, phiếu câu hỏi khảo sát) kèm nội dung và được đánh số
thứ tự. VD:  Hình 1: …; Hình 2: …; Biểu đồ 1: Biểu đồ 2; Phiếu khảo sát 1, Phiếu
khảo sát 2,…
3.      Dữ liệu thô là những dữ liệu nhưng chưa qua phân tích hay xử lý - là những dẫn
chứng quan trọng phục vụ cho các lập luận từ chương 1 đến chương 3.
4.      Phiếu câu hỏi khảo sát: Mọi nghiên cứu cần dựa vào khảo sát (trực tiếp, gián tiếp),
cần trình bày lại các phiếu câu hỏi khảo sát.
5.      Các thiết bị (máy ảnh, máy ghi âm, đồng hồ đếm, dụng cụ bảo hộ,…) phục vụ
nghiên cứu cũng ghi (hoặc chụp lại ảnh) vào phụ lục để người đọc hình dung ra hoạt
động khảo sát.
6.      Phụ lục giúp giải thích sâu rộng các câu hỏi của hội đồng khi kiểm tra độ tin cậy
của số liệu cũng như tính trung thực của tác giả, như:

(1)   Vì sao em có số liệu này, cơ sở nào để ra được con số đó?

(2)   Căn cứ tiêu chí nào để nhóm các em tra số này?

(3)   Theo điều luật nào để chọn bảng tra và tiêu chuẩn tra ?

(4)   Hãy giải thích ý nghĩa của dữ liệu A phần B trong chương C của đề tài.

(5)   …

You might also like