You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC


PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
VÀ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:
NGUYÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI VNPT BÌNH THUẬN

Giảng viên : PGSTS. Trần Quốc Trung


Học viên thực hiện: Nhóm
Lớp : MBA7.2

THÀNH PHỐ PHAN THIẾT


Tháng 05 năm 2021
DANH SÁCH NHÓM:
1. Nguyễn Văn Dũng
2. Nguyễn Văn Bính
3. Lê Văn Vương
4. Trần Quốc Ninh
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
Mục lục
I. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu:......................................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................................1
5. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu:..............................................................................1
II. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết............................................................................2
1. Cơ sở lý thuyết:.............................................................................................................2
1.1. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc của người lao động:..............................2
1.2. Một số học thuyết về sự hài lòng trong công việc..................................................2
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:...................................................................................3
2.1. Các mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài:...............................................3
2.2. Các mô hình và công trình nguyên cứu trong nước................................................4
III. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết:..........................................................................4
1. Mô hình nghiên cứu đề xuất:.........................................................................................4
2. Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu:.............................................................................5
IV. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................5
1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................5
1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.........................................................................5
1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................................5
2. Công cụ nghiên cứu......................................................................................................5
V. Cấu trúc của Đề tài...........................................................................................................6
VI. Kế hoạch thực hiện.......................................................................................................6
VII. Tài liệu tham khảo.........................................................................................................6
1. Tiếng Việt..................................................................................................................... 6
2. Tiếng Anh..................................................................................................................... 7
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả của doanh
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự hài lòng trong công việc của người lao động.
- Có một số NLĐ có trình độ kỷ thuật cao nghĩ việc chuyển qua làm việc cho DN khác.
- Tìm ra được những nhân tố nào giúp cho NLĐ giải tỏa căng thẳng, làm việc tốt nhất.
Nhằm thu hút, giữ chân nhân tài và khai thác, phát huy tiềm năng của đội ngũ lao động
trong đơn vị tạo ra năng suất lao động cao, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất đang
là vấn đề bức thiết đặt ra đối với VNPT Bình Thuận.
 Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề: "Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại VNPT Bình Thuận"
làm đề cương nghiên cứu luận văn thạc sĩ của nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng trong công việc của người lao động tại VNPT Bình Thuận.
- Mục tiêu cụ thể:
 Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của
người lao động tại VNPT Bình Thuận.
 Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số hàm ý quản trị để nâng cao sự
hài lòng trong công việc của người lao động tại VNPT Bình Thuận.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại
VNPT Bình Thuận ?
- Mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người
lao động tại VNPT Bình Thuận ?
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Tất cả người lao động đang làm việc tại VNPT Bình Thuận (có hợp đồng lao động với
VNPT Bình Thuận một năm trở lên).
- Không gian nghiên cứu: tại tỉnh Bình Thuận.
- Thời gian: dữ liệu thứ cấp của 3 năm gần đây, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu khảo sát trong
năm 2021.
5. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu:
- Đo lường được mức độ về sự hài lòng trong công việc của người lao động và xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại VNPT
Bình Thuận. Cơ sở cho VNPT Bình Thuận nâng cao sự hài lòng trong công việc của
người lao động tại đơn vị mình.
- Chưa so sánh với các đơn vị khác cùng ngành nghề tại Bình Thuận cũng như các đơn
vị VNPT tỉnh, thành phố trực thuộc Tập đoàn VNPT, quy mô khảo sát còn hạn chế.
II. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc của người lao động:
Theo Vroom (1964) sự hài lòng trong công việc là trạng thái mà người lao động có
định hướng hiệu quả rõ ràng đối công việc của họ trong tổ chức, hoặc thực sự cảm thấy thích
thú đối với công việc.
Theo Spector (1997) sự hài lòng trong công việc đơn giản là sự cảm nhậncủa nhân viên
về công việc của họ và các khía cạnh khác có liên quan, hay là đánhgiá của nhân viên thích
hay không thích công việc mà họ đang làm. Còn theo James L. Price (1997) thì sự thỏa mãn
trong công việc được định nghĩa là mức độ mà nhân viên cảm nhận, có những định hướng
tích cực đối với việc làm trong tổ chức.
Một định nghĩa mới hơn về các khái niệm về việc làm hài lòng là từ Hulin và Judge
(2003), hai người đã nhắc nhở rằng sự hài lòng công việc bao gồm nhiều chiều phản ứng tâm
lý với công việc của một cá nhân, và những phản ứng đó có nhận thức, cảm xúc và các hành
vi thành phần khác.
Các định nghĩa trên nhìn nhận sự thỏa mãn trong công việc theo nhiều khía cạnh khác
nhau, nhưng có thể hiểu rằng sự thỏa mãn trong công việc là thái độ tích cực và định hướng
rõ ràng đối với công việc của mình, nói đơn giản, đó là cảm xúc vui và yêu thích của nhân
viên đối với công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.
1.2. Một số học thuyết về sự hài lòng trong công việc
Mức độ thỏa mãn trong công việc tùy vào từng nhân viên đánh giá đối với công việc
của mình, có thể cao, có thể thấp. Như vậy, sự hài lòng trong công việc của người lao động
có thể hiểu là cảm nhận về các khía cạnh trong công việc do sự tác động từ phía đơn vị sử
dụng lao động và các yếu tố cá nhân.
- Học thuyết hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow (1954).
- Thuyết nhu cầu của David Mc.Clelland (1961)
- Thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg (1966).
- Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964).
- Mô hình 10 nhân tố tạo động lực của Kovach (1987)
- Chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendal và Hulin (1969)
Các học thuyết có những tiếp cận khác nhau về các khía cạnh cá nhân và tình huống
công việc khi xem xét các yếu tố tạo nên sự hài lòng trong công việc. Nghiên cứu về sự hài
lòng của người lao động đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực và
được ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao đời sống cá nhân cũng như tính hiệu quả của
tổ chức.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
1.1. Các mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài:
- Nghiên cứu của Spector (JSS - Job Satisfaction Survey) (1985) Các mô hình trước JSS
được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất đều cho kết quả khá thấp chính vì thế
Spector (1997) đã xây dựng một mô hình riêng cho các nhân viên trong lĩnh vực dịch
vụ, gồm 9 yếu tố đánh giá mức độ hài lòng và thái độ như:
 (1) Lương,
 (2) Cơ hội thăng tiến
 (3) Điều kiện làm việc
 (4) Sự giám sát
 (5) Đồng nghiệp
 (6) Yêu thích công việc
 (7) Giao tiếp thông tin
 (8) Phần thưởng bất ngờ
 (9) Phúc lợi.
Phương pháp trên đượcc phát triển và ứng dụng chủ yếu ở phòng nhân sự của các tổ
chức dịch vụ và các tổ chức phi lợi nhuận như: bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe…
- Mô hình giá trị đo lường công việc của Edwin Locke (1976) Lý thuyết tác động của
Edwin Locke đưa ra những giá trị đo lường công việc và phương tiện sử dụng tác động
mức độ thỏa mãn của người lao động và lý thuyết này cũng cho thấy sự khác biệt giữa
người lao động muốn gì và có gì ở công việc trong việc đo lường mức độ tác động thỏa
mãn của người lao động. Ông chỉ ra 8 giá trị đo lường công việc sắp xếp mức độ quan
trọng từ cao đến thấp như sau:
 (1) Công việc
 (2) Tiền lương và phúc lợi
 (3) Thăng tiến
 (4) Đánh giá hiệu quả
 (5) Điều kiện làm việc
 (6) Đồng Nghiệp
 (7) Quản lý/Giám sát
 (8) Công Đoàn.
1.2. Các mô hình và công trình nguyên cứu trong nước
- Công trình nghiên cứu của Ngô thị Thanh Tiên (2013): thực hiện công trình nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của người lao động tại ngân
hang Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.
- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuỷ Tiên (2015): thực hiện công trình nghiên
cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên văn phòng
tại VNPT Đắc Lắc”.
- Công trình nghiên cứu của Vũ Nguyễn Công Thành (2018): thực hiện công trình
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động
tại công ty TNHH SAMIL VINA”.
III. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết:
1. Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Qua tìm hiểu các nhóm nhân tố chính yếu ảnh hưởng và tác động đến sự hài lòng trong
công việc của người lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của các công trình
nghiên cứu trước và những nét đặc thù của ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin,
tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 8 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp:
- (1) Tính chất công việc
- (2) Điều kiện làm việc
- (3) Tiền lương và phúc lợi
- (4) Đào tạo và phát triển
- (5) Khen thưởng, kỷ luật
- (6) Mối quan hệ với cấp trên
- (7) Mối quan hệ với đồng nghiệp
- (8) Sự ổn định trong công việc.
Hình 3.1 Mô hình lý thuyết về sự hài lòng trong công việc của người lao động tại VNPT
Bình Thuận.
2. Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Tính chất công việc ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của
người lao động VNPT Bình Thuận.
- Giả thuyết H2: Điều kiện làm việc ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của
người lao động VNPT Bình Thuận.
- Giả thuyết H3: Tiền lương và phúc lợi ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của
người lao động VNPT Bình Thuận.
- Giả thuyết H4: Đào tạo và phát triển ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của
người lao động VNPT Bình Thuận..
- Giả thuyết H5: Khen thưởng, kỷ luật ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của
người lao động VNPT Bình Thuận.
- Giả thuyết H6: Tính chất công việc ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của
người lao động VNPT Bình Thuận.
- Giả thuyết H7: Mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công
việc của người lao động VNPT Bình Thuận.
- Giả thuyết H8: Sự ổn định trong công việc ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc
của người lao động VNPT Bình Thuận.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.
- Dựa vào các tài liệu đã nghiên cứu và các nghiên cứu khảo sát về mô hình sự hài lòng
trong công việc để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc
của người lao động tại VNPT Bình Thuận.
- Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert
5 mức độ.
- Lấy ý kiến thảo luận nhóm chuyên gia, ban giám đốc VNPT Bình Thuận, giám đốc các
đơn vị trực thuộc nhằm hoàn thiện thang đo, bảng câu hỏi phỏng vấn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Chọn mẫu xác suất, ngẫu nhiên.
- Tiến hành khảo sát (thu thập dữ liệu):
 Sơ bộ: 5 người nhằm đánh giá mức độ phù hợp của bảng câu hỏi phỏng vấn đối
với người lao động.
 Chính thức: toàn thể người lao động đang làm việc tại VNPT Bình Thuận (~250
người).
2. Công cụ nghiên cứu
- Sử dụng mô hình phân tích EFA để khám phá nhân tố.
- Cronbach Alpha dùng để kiểm định chất lượng thang đo.
- Phân tích EFA để khám phá nhân tố mới.
- Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết nhằm xác định mối quan hệ của các biến độc
lập với biến phụ thuộc.
V. Cấu trúc của Đề tài
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến sự hài lòng trong công việc.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề nghị: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, hạn chế và
hướng nghiên cứu tiếp theo.
VI. Kế hoạch thực hiện

Tháng
Nội dung
1 2 3 4 5 6
Hoàn chỉnh đề cương chi tiết Χ          
Khung phân tích Χ Χ        
Bảng câu hỏi, Pilot   Χ        
Thu thập dữ liệu     Χ      
Phân tích dữ liệu       Χ    
Viết báo cáo         Χ  
Hoàn chỉnh báo cáo         Χ Χ
VII. Tài liệu tham khảo
1. Tiếng Việt
Đinh Phi Hổ, 2017. Phương pháp nghiên cứu kinh tế & viết luận văn thạc sĩ, TP.HCM: NXB
Kinh tế TP.HCM.
Trần Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực, TP. HCM: NXB. Thống kê.
Đậu Hoàng Hưng, 2018. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòngtrong công
việc của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà
Tĩnh: Tạp chí Khoa học & công nghệ.
Phạm Hồng Mạnh, Trần Thu Hương, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với
công việc của người lao động tại các doanh nghiệp khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh
Hòa: Tạp chí Công Thương.
Vũ Nguyễn Công Thành (2018): thực hiện công trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty TNHH SAMIL VINA”.
Ngô thị Thanh Tiên (2013): thực hiện công trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thoả mãn trong công việc của người lao động tại ngân hang Nông Nghiệp và Phát triển
nông thông Việt Nam trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.
Nguyễn Thị Thuỷ Tiên (2015): thực hiện công trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thoả mãn trong công việc của nhân viên văn phòng tại VNPT Đắc Lắc”.
2. Tiếng Anh
Kovach K.A., 1995. Employee motivation: addressing a crucial factor in your
organization's performance, Employment Relations Today, vol 22, No.2, pp. 93-107.
Maslow A.H., 1943. A theory of human motivation, Psychological Review, vol 50, pp. 370-
396.
Herzbeg F., 1968. One more time. How do you motivate employees?, Harvard Business
Review Classics, vol 1991, pp. 13-62.
Simons T. & Enz, C., 1995. Motivating hotel employees, Cornell Hotel and Restaurant
Administration Quarterly, vol 36, No.1, pp 20-27.
Vroom V. H., 1964. Work and motivation. New York: Wiley. U.S.

You might also like