You are on page 1of 2

Họ và tên……………………………………..

MSSV…………………Lớp………………

ĐỀ THI MÔ PHỎNG (90 phút)

I. Lý thuyết:

1. Hệ số tương tác bậc 2 là gì? Áp dụng như thế nào? Những hệ nhiệt động
nào cần?

2. Nêu 3 bộ điều kiện để tồn tại một dòng? Những thông số nào cần thiết để ta
xác định được một thiết bị phản ứng khuấy lý tưởng, đẩy lý tưởng cho mô
phỏng tĩnh?

3. Một chu trình lạnh cần những thiết bị gì? Theo bạn, chất tải lạnh cần những
yếu tố nào?

4. Nêu một vài ứng dụng của mô phỏng. Và:

a. Đối với K59-60: Từ khi em vào BKsim, em thấy mình đã học thêm
gì và mong muốn điều gì?

b. Đối với K58: Mô phỏng đã giúp gì cho quá trình học của bạn chưa?
Liệu bạn có muốn làm đồ án bằng mô phỏng không?

II. Thực hành mô phỏng tổng hợp toluene

C7H16  C6H5CH3 + 4H2


Độ chuyển hóa xác định theo phương trình:
C(%) = 0.73+ 4,5E-6T + 1,3 E-4T2
Dòng nguyên liệu có nhiệt độ 40C, áp suất 230 kPa, lưu lượng 50kmole/h, được
gia nhiệt lên 800F. Hỗn hợp đi vào thiết bị phản ứng chuyển hóa, đẳng nhiệt; ΔP=10
kPa. Dòng sản phẩm ra được làm lạnh đến 80F rồi đi vào tháp tách sơ bộ.
Phần sản phẩm lỏng sau khi ra khỏi tháp tách sơ bộ được gia nhiệt lên 176 F đưa
vào thiết bị chưng cất. Tháp có 43 đĩa, nạp liệu đĩa số 18; hệ số hồi lưu đỉnh 6, áp suất
đỉnh là 150 kPa, áp suất đáy tháp là 200kPa, độ tinh khiết sản phẩm đáy đạt tối thiểu
99,9%
1. Độ chuyển hóa của phản ứng là bao nhiêu? (4đ)
2. Nhiệt độ tháp tách sơ bộ bao nhiêu để nồng độ n-heptane trong pha hơi nhỏ
hơn 0.05 phần mol (1 điểm)
3. Xác định nhiệt độ và lưu lượng sản phẩm đáy tháp chưng: (1 điểm)
4. Sản phẩm đỉnh sau khi ra khỏi tháp chưng được tuần hoàn trở lại nguyên liệu
đầu. Xác định lưu lượng dòng sản phẩm đáy ra khỏi tháp chưng sau khi tuần
hoàn sản phẩm đỉnh. (2 đ)
5. Sản phẩm sau phản ứng được trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu đầu để tăng
nhiệt độ của dòng nguyên liệu đầu lên 635F. Xác định nhiệt độ dòng sản phẩm
phản ứng sau khi trao đổi nhiệt (1 điểm)

You might also like