You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TPHCM

KINH TẾ VĨ MÔ

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ĐÃ


DÙNG NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ KIỀM CHÉ LẠM PHÁT

Giảng viên: Dương Bảo Trung


Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Thành viên MSSV


Hoàng Ngọc Bảo Khoa 205015798
Nguyễn Thị Phương Uyên 205085274
Lại Thị Khánh Huyền 195040096
Dư Nữ Diệu Anh 205015768
Nguyễn Quốc Hưng 205044794
Hà Vũ Yến Nhi 205010393
Lê Phương Dung 205060883

Tháng 8, năm 2021


MỤC LỤC
1. Khái niệm.................................................................................................................. 1
2. Bối cảnh lạm phát Việt Nam................................................................................... 1
2.1. Kết quả kiềm chế lạm phát năm 2020.........................................................................1
2.2. Kết quả kiềm chế lạm phát 6 tháng đầu năm 2021................................................... 1
3. Các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ Việt Nam trong thời gian
qua.................................................................................................................................. 2
3.1. Công tác quản lý, điều hành giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát........................................................................................................................................ 2
3.2. Điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
................................................................................................................................................ 4
3.3. Chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tiền tệ giúp ổn
định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát:............................................................................. 8
3.4. Đánh giá..........................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 10
1. Khái niệm:
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung
tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó
lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm
phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu
dùng CPI hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một
quý, nửa năm hay một năm.

2. Bối cảnh lạm phát Việt Nam:


2.1. Kết quả kiềm chế lạm phát năm 2020:
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng
12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung
cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Mặt bằng giá có
xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu
cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1,
tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng 4, giảm 1,54% (Hình 1).

Hình 1
2.2. Kết quả kiềm chế lạm phát 6 tháng đầu năm 2021:
Theo thống kê, mặt bằng giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao vào đầu
năm, sau đó giảm trong hai tháng tiếp theo và tăng nhẹ trở lại trong tháng 5 và tháng 6. CPI
bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước (Hình 2), mức tăng
thấp nhất kể từ năm 2016, CPI bình quân quý II tăng 0,45% so với quý trước và tăng 2,67%
so với cùng kỳ năm 2020. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm tăng 0,87% so cùng
kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,47%), điều này phản ánh biến
động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu tăng.
Nhóm 1 1
Hình 2
3. Các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ Việt Nam trong thời gian
qua:
Những kết quả kinh tế tích cực của năm 2020 cho thấy các giải pháp điều hành giá,
chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa là đúng hướng, có hiệu quả, tác dụng thiết thực hỗ trợ
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để
thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, kiềm chế lạm phát,
đóng góp vào thành công chung trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội
mà Đảng và Quốc hội đã đề ra, tạo nền tảng tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển trong
năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính
phủ đã phát huy hiệu quả, các biện pháp quản lý, điều hành giá tiếp tục được triển khai
quyết liệt, phối hợp linh hoạt, đồng bộ với các chính sách tài khóa, tiền tệ đã giúp cho cung
cầu nói chung cơ bản ổn định, ít xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền tảng
kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở trạng thái tốt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm
phát nhưng vẫn hỗ trợ được kinh tế hồi phục tăng trưởng nhanh, góp phần nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, củng cố sức mạnh
tài chính quốc gia.

3.1. Công tác quản lý, điều hành giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát:
Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 21/12/2020 về việc tăng cường
công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán năm 2021, trong đó
chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý, điều hành,
bình ổn giá cả thị trường và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán
nhằm kịp thời nắm bắt tình hình thị trường, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị
trường các mặt hàng thiết yếu, từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm bình ổn thị trường khi
cần thiết; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tăng cao vào dịp lễ, Tết
để hạn chế tăng giá. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành đánh giá, dự báo tình hình giá

Nhóm 1 2
cả và tính toán các kịch bản, giải pháp điều hành báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo,
quán triệt triển khai đồng bộ, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội
và Chính phủ đề ra .
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến giá cả thị trường, Bộ Tài
chính đã có công văn số 4896/BTC-QLG ngày 14/05/2021 đề nghị Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành và
bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu kép của Chính
phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời
sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh để xảy ra các biến động
bất thường về giá ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các mặt hàng do nhà nước định giá được giữ ổn định
nhằm tạo điều kiện cho công tác kiểm soát lạm phát; một số hàng hóa dịch vụ quan trọng
thiết yếu tiếp tục được giảm giá để hỗ trợ nền kinh tế (như mặt hàng điện, dịch vụ chứng
khoán, mặt hàng xăng dầu, sách giáo khoa…), một số mặt hàng không xem xét tăng giá dù
các yếu tố chi phí đầu vào có xu hướng tăng; qua đó đã góp phần giảm chi phí đẩu vào, hỗ
trợ sự phục hồi của sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương giữ ổn
định giá điện bán lẻ bình quân để đảm bảo hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Mặt khác,
qua đánh giá tác động tích cực từ 2 lần hỗ trợ giá điện trong năm 2020, Bộ Tài chính đã
phối hợp với Bộ Công Thương để trình Chính phủ phương án giảm giá điện đợt 3. Trên cơ
sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02/06/2021 về phương án hỗ
trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho khách hàng sử dụng điện như các cơ sở lưu trú
du lịch, các cơ sở đang thực hiện cách li, khám bệnh tập trung, xét nghiệm, điều trị bệnh
nhân nhiễm Covid-19; ước tính số tiền hỗ trợ giảm đợt 3 khoảng 1.200 - 1.300 tỷ đồng.
Giá một số dịch vụ trong lộ trình điều chỉnh nhưng không tăng hoặc hạn chế mức tăng
(như dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục,…); giá nhiều mặt hàng trong danh mục nhà
nước định giá cũng được xem xét giảm giá (như dịch vụ hàng không,…)
Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, ngày
14/5/2021 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 30/2021/TT-BTC về việc kéo dài hiệu lực
thi hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng tại Sở Giao dịch chứng
khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, theo đó tiếp tục kéo dài quy định miễn
thu hoặc giảm giá đối với một số dịch vụ chứng khoán.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương trong việc
cập nhật diễn biến giá thế giới, thường xuyên đánh giá tác động giá xăng dầu trong nước đối
với mục tiêu kiểm soát lạm phát, đồng thời căn cứ diễn biến tình hình kinh tế xã hội và các
giải pháp điều hành vĩ mô của Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp;
trong đó quỹ bình ổn giá liên tục được điều hành theo hướng ngừng trích lập và tăng chi sử
dụng để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước trước biến động tăng của giá thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Liên Bộ đã ban hành 12 văn bản điều hành xăng dầu, trong đó
giá xăng có 9 lần tăng, 1 lần giảm và 2 lần giữ ổn định; giá dầu có số lần điều chỉnh tăng ít
hơn (7-8 lần tùy loại).
Trong 6 tháng đầu năm, các nhà xuất bản đã thực hiện kê khai giá sách giáo khoa lớp 2
và lớp 6 mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ Tài chính đã kịp thời có các
công văn đề nghị các Nhà xuất bản thực hiện kiểm soát, tiết giảm các chi phí trong cơ cấu
giá thành sách giáo khoa để giảm giá sách giáo khoa theo nguyên tắc kiểm soát chặt chẽ chi

Nhóm 1 3
phí sản xuất, chủ động tiết kiệm chi phí, xác định giá sách giáo khoa đảm bảo cân đối hài
hòa lợi ích kinh tế nhà xuất bản và mục đích phục vụ an sinh, xã hội. Đến nay, các Nhà xuất
bản đã nhiều lần thực hiện kê khai và kê khai lại điều chỉnh giảm giá các cuốn sách giáo
khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 mới.
Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương chủ động tuyên truyền, thực hiện công khai minh
bạch thông tin về giá cũng như công tác quản lý điều hành giá giúp ổn định tâm lý người
tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng và tạo sự đồng thuận trong dư luận.
Những giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2021:
Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành
giá, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng,
linh hoạt và chủ động. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ,
ngành địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng theo ý
kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá;
trong đó, tập trung triển khai 5 biện pháp cụ thể sau:
(1) Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên vật
liệu chiến lược trên thế giới; tính toán, dự báo các tác động đến mặt bằng giá trong nước
cũng như các tác động tới sản xuất, kinh doanh nhằm có các biện pháp cân đối cung - cầu,
giá cả kịp thời trong trường hợp tiếp tục có các biến động mạnh. Mặt khác, ngăn chặn các
hoạt động đầu cơ, thao túng giá, các hành động “tát nước theo mưa” để trục lợi.
(2) Công tác tổng hợp, phân tích, dự báo là nền tảng cho việc xây dựng kịch bản điều
hành giá cũng cần được triển khai hiệu quả hơn nhằm tính toán được những thời điểm thuận
lợi, đủ điều kiện cho việc triển khai thực hiện lộ trình thị trường đối với giá dịch vụ công
nhằm nhanh chóng thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về đổi mới cơ chế tự chủ đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập, giải phóng nguồn lực xã hội trong cung cấp dịch vụ
công.
(3) Tiếp tục giữ ổn định chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát
cơ bản. Đồng thời tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực nóng, tiềm ẩn nhiều rủi
ro như chứng khoán, bất động sản. Có các giải pháp điều tiết nhằm tạo sự ổn định cho thị
trường bất động sản, không để xảy ra hiện tượng sốt giá, thổi giá.
(4) Tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách quản lý, điều hành giá cho phù
hợp với thực tế hiện nay; xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ chế phối hợp và đẩy mạnh công
khai minh bạch trong quản lý điều hành giá các mặt hàng.
(5) Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí thực hiện công tác truyền thông,
đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban
chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu
liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát
lạm phát kỳ vọng.

3.2. Điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát:
Chính sách tiền tệ là chính sách vĩ mô, trong đó, Ngân hàng Trung ương thông qua các
công cụ của mình thực hiện kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng. Chính sách tiền tệ
thường chủ yếu hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị của đồng nội tệ và Ngân hàng
Trung ương chủ yếu thực thi chính sách tiền tệ bằng cách đặt ra một mục tiêu cho lãi suất
Nhóm 1 4
qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và điều chỉnh lượng cung tiền của Ngân hàng
Trung ương. Chính sách tiền tệ chủ yếu phát huy tác động tích cực của nó trong ngắn hạn,
nếu như sử dụng nó kéo dài thì có thể gây ra tình trạng lạm phát gia tăng bởi thực chất chính
sách tiền tệ không tác động trực tiếp vào tổng cầu.
Trong bối cảnh đại dịch Covid19 kéo dài ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam, các giải
pháp tiền tệ, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đã được Ngân hàng Nhà nước chủ
động triển khai quyết liệt, kịp thời, góp phần quan trọng trong việc đạt mục tiêu kiểm soát
lạm phát, củng cố nền tảng vĩ mô, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ đà phục
hồi tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:
Thứ nhất, các công cụ chính sách tiền tệ (như lãi suất, tỷ giá hối đoái,…) được điều
hành đồng bộ, linh hoạt; đồng thời, chính sách tiền tệ cũng được phối hợp chặt chẽ với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác để điều tiết thanh khoản, kiểm soát tiền tệ, giảm thiểu áp lực
gia tăng lạm phát, ổn định thị trường, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ứng phó với tác động bất
lợi của đại dịch Covid-19. Lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức dưới 4% (từ 2019 đến
2021) cho thấy sự phù hợp của công tác điều hành chính sách tiền tệ, đóng góp tích cực đến
việc ổn định lạm phát bình quân chung (Đồ thị 1). Lạm phát được kiểm soát ổn định đã tạo
lập nền tảng vững chắc, duy trì niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với môi trường
kinh doanh Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.

Đồ thị 1
Thứ hai, liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn, để hỗ trợ
nền kinh tế. Tính chung trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã
điều chỉnh giảm 1,5 - 2,0%/năm lãi suất điều hành (Đồ thị 2), sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản,
tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà
nước; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để
hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước
chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho
vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho
vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. So với các

Nhóm 1 5
nước trong khu vực, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành
mạnh nhất.

Đồ thị 2
Nhờ đó, mặt bằng lãi suất thị trường giảm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND
đối với các lĩnh vực ưu tiên của tổ chức tín dụng giảm 1,5%/năm so với cuối năm 2019
(cuối năm 2020 là 4,5%/năm); lãi suất cho vay bình quân của các Ngân hàng Thương mại
áp dụng cho các khoản vay mới phát sinh giảm hơn 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục
giảm 0,07%/năm đến hết tháng 01/2021.
Thứ ba, song song với định hướng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, để kịp thời
tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số
01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ
khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, tạo hành lang pháp lý, cơ chế đột phá để các
tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng, phục hồi sản xuất - kinh
doanh.
Đến 22/02/2021, hệ thống các tổ chức tín dụng đã:
(1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 265.191 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19 với dư nợ 366.309 tỷ đồng
(2) Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 625.064 khách hàng với dư nợ 1.061.522 tỷ đồng
(3) Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến 22/02/2021 đạt
2.655.887 tỷ đồng cho 426.134 khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội
(NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 169.770 khách hàng với dư nợ 4.230 tỷ đồng, cho
vay mới đối với 2.258.413 khách hàng với số tiền 81.000 tỷ đồng. (Bảng 1)

Nhóm 1 6
Thứ tư, trong bối cảnh cầu tín dụng của nền kinh tế suy yếu do tác động tiêu cực của
dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung mọi
nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của nền
kinh tế, giảm lãi suất cho vay và lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng; đồng thời, Ngân hàng Nhà
nước chủ động thường xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ
chức tín dụng có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh. Với việc triển khai kịp thời
các giải pháp đồng bộ, quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước cùng sự tích cực, chủ động vào
cuộc của hệ thống các tổ chức tín dụng, chia sẻ khó khăn với nền kinh tế, song song với sự
phục hồi nhanh của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng tăng nhanh hơn từ giữa quý III/2020.
Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 12,17% so với cuối năm 2019, ngày
08/3/2021 tiếp tục tăng 0,61% so với cuối năm 2020, tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp
với chỉ tiêu định hướng, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đi đôi với chất lượng tín
dụng. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, tín dụng có xu hướng tập trung vào
các lĩnh vực có đóng góp và là động lực của tăng trưởng kinh tế như lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, lĩnh vực ưu tiên; trong khi đó, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được hệ thống
các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ.
Thứ năm, điều hành tỷ giá linh hoạt, công bố tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày, phù
hợp với thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách
tiền tệ; góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với
nền kinh tế. Đồng thời, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động
truyền thông, can thiệp mua/bán ngoại tệ với tổ chức tín dụng để bình ổn thị trường, ổn định
kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát.
Nhờ đó, cuối năm 2020, tỷ giá trung tâm ở mức 23.131 VND/USD, giảm -0,1% cuối
năm 2019; tỷ giá bình quân liên ngân hàng khoảng 23.090 VND/USD, giảm -0,35% so với

Nhóm 1 7
cuối năm 2019. Thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng
đầy đủ, kịp thời. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao giúp gia tăng tiềm lực tài chính và
củng cố uy tín quốc gia. Thị trường ngoại tệ duy trì ổn định trong những tháng đầu năm
2021, theo đó ngày 11/3/2021, tỷ giá trung tâm ở mức 23.204 VND/USD, tăng 0,32% so với
mức cuối năm 2020; tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 23.051 VND/USD, giảm 0,17%
so với cuối năm 2020.
Thứ sáu, chính sách tiền tệ cũng được điều hành phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa và các chính sách khác. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên trao đổi thông tin, phối
hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, giá hàng hóa
dịch vụ, dự báo lạm phát; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong trao đổi
thông tin về tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng, qua đó ổn
định thanh khoản hệ thống, kiểm soát tiền tệ, tạo điều kiện để giảm lãi suất trái phiếu chính
phủ khoảng 0,78 - 1,41%/năm ở các kỳ hạn 5 - 30 năm so với cuối năm 2019 và kéo dài kỳ
hạn phát hành (tập trung ở kỳ hạn 10 - 15 năm, chiếm khoảng 80% khối lượng phát hành)
trong năm 2020. Tình hình thực tế trong 2 tháng đầu năm 2021 cho thấy, mặt bằng lãi suất
trái phiếu chính phủ tiếp tục xu hướng giảm khoảng 0,1 - 0,19%/năm ở các kỳ hạn; đến cuối
tháng 2/2021, lãi suất kỳ hạn 5 năm là 1,03%/năm; 10 năm là 2,17%/năm; 15 năm là
2,4%/năm; 20 năm: 2,89%/năm; 30 năm là 3,01%/năm.

3.3. Chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tiền tệ giúp ổn
định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát:
Năm 2021, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến Chính phủ phải có những
biện pháp ứng phó mới khi doanh nghiệp tiếp tục lao đao. Chính phủ đã điều hành chính
sách tài khóa chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với
đại dịch Covid-19.
Nhiều chính sách được thực hiện, như: tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị
định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi
trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021 theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14
ngày 21/12/2020 y ban Thường vụ Quốc hội; giảm nhiều loại phí, lệ phí đến hết năm
2021...Trong 5 tháng đầu năm 2021, đã thực hiện gia hạn thuế trên 24 nghìn tỷ đồng, miễn
giảm khoảng 2,46 nghìn tỷ đồng các khoản thuế, phí, lệ phí cho các đối tượng. Qua đó giúp
doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn, tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất - kinh
doanh, thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Ngoài các cơ chế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, trong nửa đầu năm, cả ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên nguồn, bố trí chi cho công tác phòng, chống
dịch Covid-19 và đảm bảo đời sống cho người dân (thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ
người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ ngh o và cận ngh o, người lao
động bị mất việc làm, thu nhập giảm sâu, hộ kinh doanh; hỗ trợ tiền ăn và tiền chữa bệnh
nền cho người cách ly tập trung và hỗ trợ tiền trực cho các cá nhân tham gia phòng, chống
dịch). Tính cả số 16,83 nghìn tỷ đồng đã chi năm 2020, đến nay Ngân sách Nhà nước đã chi
khoảng 21,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ cho người dân gặp khó
khăn bởi đại dịch Covid-19.

Nhóm 1 8
3.4. Đánh giá:
Những kết quả tích cực về ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo lập môi trường kinh
doanh thuận lợi, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế cho thấy các giải pháp về điều
hành giá, chính sách tiền tệ, tài khóa thực thi thời gian qua là đúng hướng, có tác dụng thiết
thực đối với các doanh nghiệp và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” và
đóng góp lớn vào thành tựu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của cả nước mà
Đảng và Quốc hội đã đề ra, tạo nền tảng vững chắc tiếp tục thực hiện các mục tiêu trong
giai đoạn tới. Mặc dù vậy, thị trường thế giới còn diễn biến bất thường, đặc biệt đại dịch
Covid-19, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường còn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới nền
kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp (mặc dù là số ít trong các quốc gia có tăng trưởng
dương), lạm phát vẫn chịu áp lực khó lường từ giá cả thế giới, áp lực nợ xấu hệ thống ngân
hàng gia tăng từ tác động của đại dịch,….

Nhóm 1 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Minh Thành, Thế Hà, (2021). BỘ TÀI CHÍNH TRẢ LỜI CỬ TRI THÁI NGUYÊN VỀ GIẢI
PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ TRƯỢT GIÁ TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
COVID-19. Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?ItemID=52432
Mộc Lan, (2021). Tăng cường kiểm soát lạm phát, góp phần tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Trang thông tin điện tử Sở Tài chính Quảng Bình.
https://stc.quangbinh.gov.vn/3cms/tang-cuong-kiem-soat-lam-phat-gop-phan-tao-su-on-dinh
-kinh-te-vi-mo.htm
Phạm Thị Hằng, Nguyễn Phương Anh, (2021). Sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát
lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Công thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-dung-chinh-sach-tien-te-nham-kiem-soat-lam-phat-
o-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay-74833.htm
Phạm Thanh Hà, (2021). Điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với đại
dịch Covid-19 và định hướng năm 2021. Tạp chí Ngân hàng.
http://tapchinganhang.gov.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-ho-tro-nen-kinh-te-chong-do-voi
-dai-dich-covid-19-va-dinh-huong-nam-202.htm
Minh Anh, (2021). Chính sách tài khóa kịp thời, “vắc-xin” cho tăng trưởng. Thời báo Tài
chính Việt Nam.
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2021-07-03/chinh-sach-tai-khoa
-kip-thoi-vac-xin-cho-tang-truong-106722.aspx
Đỗ Thị Ngọc, (2021). Điều hành của Chính phủ và lạm phát năm 2020. Tạp chí Con số Sự
kiện. http://consosukien.vn/dieu-hanh-cua-chinh-phu-va-lam-phat-nam-2020.htm
Huy Thắng, (2021). Lạm phát năm 2021 và những yếu tố rủi ro cần kiểm soát. Báo điện tử
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
https://baochinhphu.vn/Kinh-te/Lam-phat-nam-2021-va-nhung-yeu-to-rui-ro-can-kiem-soat/
439403.vgp
Tổng cục Thống kê. www.gso.gov.vn

Nhóm 1 10

You might also like