You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA
TRƯỜNG ĐẠI Y ĐẠI NAM
HỌC
BỘ MÔN:
KHOAY HỌC
Y CƠ SỞ
BỘ MÔN: Y HỌC CƠ SỞ

BÀI TẬP LỚN MÔN VI SINH – KÝ SINH TRÙNG


ĐỀ: A
BÀI TẬP LỚN MÔN VI SINH – KÝ SINH TRÙNG
ĐỀ: A
Sinh viên: Vũ Tạ Thu Hằng
Lớp: D11-03
MSV: 1157200077

Sinh viên: Vũ Tạ Thu Hằng


Lớp: D11-03
MSV: 1157200077

Hà Nội, năm 2021

Hà Nội, năm 2021


MỞ ĐẦU
Vi sinh – Ký sinh trùng phân bố ở khắp mọi nơi trong tự nhiên như
trong đất, trong nước, trong không khí, trên cây cỏ, trong thức ăn, trên
nhiều dụng cụ khác nhau và trên cơ thể người và động vật. Mối quan hệ
giữa vi sinh vật – ký sinh trùng và môi trường ngoại cảnh là rất chặt chẽ gọi
là sinh thái học. Đó là mối quan hệ thích ứng, có nghĩa là vi sinh – ký sinh
có khả năng thích ứng để tồn tại trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp.
Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh – ký sinh vật y học là nghiên cứu các loài
vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương
pháp phòng ngừa chúng, đồng thời nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật –
ký sinh trùng trên cơ thể người để có biện pháp phòng bệnh thích hợp và
hiệu quả

NỘI DUNG
A/ TỔNG QUAN
I. PHẦN VI SINH
Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé (đơn bào, protist) chỉ quan sát được dưới
kính hiển vi. Bao gồm: vi khuẩn, virus, vi nấm…

1. Đặc điểm chung về hình thể, cấu tạo, sinh lí của vi khuẩn phân biệt với
virus, vi nấm
* Các đặc điểm chung của vi sinh vật (VSV):

▪ Kích thước rất nhỏ bé. Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh. Sinh trưởng nhanh, phát triển
mạnh, vòng đời ngắn. Thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị. Phân bố rộng, chủng loại
nhiều

1.1. Vi Khuẩn (Bacteria) ;


1.1.1. Hình dạng và kích thước vi khuẩn
▪ Là sinh vật đơn bào, tế bào chưa có nhân chính thức (procaryote)
▪ Có nhiều hình dạng khác nhau: cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn
▪ Kích thước tế bào thay đổi từ 1 - 10µm tùy loài vi khuẩn
1.1.2. Cấu trúc tế bào vi khuẩn

Cấu trúc bắt buộc Cấu trúc không bắt buộc

2. Thành tế bào 1. Vỏ nhày


3. Màng sinh chất 6. Plasmid
4. Tế bào chất 7. Lông, roi
- Ribosome 8. Nha bào
- Mesosome
5. Thể nhân
1.1.3. Sinh lý của vi khuẩn
* Dinh dưỡng của vi khuẩn
−Nhu cầu dinh dưỡng của vi khuẩn: Vi khuẩn cần 1 lượng lớn thức ăn. Cơ chế
dinh dưỡng nhờ sự hấp thu và đào thải các chất qua màng
* Điều kiện khí trường: Hiếu khí (oxy hóa), kỵ khí, hiếu kị khí tùy tiện, vi hiếu
khí.
* Sinh sản: sinh sản bằng cách tự chia đôi, thời gian phân chia 20 – 30 phút,
riêng vi khuẩn lao khoảng 30 giờ/ một thế hệ
1.2. Virus
1.1.1. Đặc điểm của virus
▪Là dạng sống siêu hiển vi, không quan sát được bằng kính quang học
▪ Không có cấu trúc tế bào, cấy trúc với thành phần cơ bản là acid nucleic được
bao quanh bởi vỏ protein (capsid)
▪ Chỉ chứa một loại acid nucleic: AND hoặc ARN, không có enzyme chuyển hóa
▪ Ký sinh nội bào bắt buộc, đặc hiệu với từng tế bào chủ
▪ Không có hiện tượng sinh trưởng cá thể. Có khả năng biến dị
1.2.2. Hình thể và kích thước
▪ Hình thể mỗi loại virus khác nhau nhưng luôn ổn định với từng loại virus
▪ Kích thước của virus dao động từ 20 – 300nm (0,02 – 0,3µm)
1.2.3. Cấu trúc hạt virus
Mỗi virus hoàn chỉnh được gọi là một hạt virus ( virion). Mỗi virion gồm:
▪ Cấu trúc cơ bản là nucleocapsid gồm: lõi acid nucleic (genome của virus)
được bao quanh bởi vỏ protein (capsid)
▪ Cấu trúc riêng chỉ có ở một số virus: màng bọc nucleocapsid (evelope),
enzyme,…
1.2.4. Sinh lý của virus
* Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn:
▪ Hấp thụ, xâm nhập, tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus, lắp ráp, giải
phóng
1.3. Vi Nấm
1.3.1. Đặc điểm của vi nấm
▪ Là các sinh vật nhân thực
▪ Cấu trúc tế bào gồm đầy đủ các thành phần của tế bào nhân thực và có một số
đặc điểm riêng:
− Thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chất chitin. Màng sinh chất có 1 sterol duy
nhất là ergosterol thay thế cho cholesterol. Chất nguyên sinh không chứa lục tạp,
chất dự trữ chủ yếu là glycogen, ngoài ra còn có giọt mỡ, trehalose, sugar
alcohol, volutin. Nhân thường nhỏ, mỗi tế bào có 1, 2 hoặc nhiều nhân
1.3.2. Hình thể và kích thước
▪ Cơ thể 1 số ít là đơn bào (nấm men): tế bào hình cầu, hình elip…, kích thước từ
( 3 – 5) *(5 – 10)µm
▪ Đa số dạng sợi tạo phân nhánh,sợi có thể có vách ngăn hoặc không có vách
ngăn
▪ Một số nấm men, các tế bào có thể đính với nhau tạo thành sợi giả, một số loài
nấm (nấm bệnh) có dạng lưỡng hình tùy thuộc vào điều kiện môi trường
▪ Ở nấm bậc cao sợi nấm bện chặt chẽ với nhau tạo thành mô giả có hình dạng,
kích thước, chức năng khác nhau như: thể dạng rễ, bó sợi, thể đệm, hạch nấm,
ống mút
1.3.3. Sinh lý của vi nấm.
Sinh vật dị dưỡng, có hệ thống enzyme phong phú. Đa số nấm hiếu khí, ưa ẩm,
ưa nhiệt độ 25-300 C , pH: 5-6. Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
2. Các đặc điểm chung của nhóm cầu khuẩn
▪ Cầu khuẩn là những vi khuẩn hình cầu hiếu khí tuyệt đối hoặc kỵ khí có kích
thước nhỏ tính bằng đơn vị micromet (µm) và được gọi chung là cầu khuẩn sinh
mủ, thường gây ra các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
▪ Tùy theo cách thức liên kết các tế bào mà phân ra các chi sau:
− Đơn cầu khuẩn: Các cầu khuẩn phát triển riêng rẽ, không có sự gắn kết tế bào
− Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus): các cầu khuẩn liên kết với nhau thành tập
đoàn như chùm nho. Đặc trưng có loài Staphylococcus aureus…
− Song cầu khuẩn: Các cầu khuẩn liên kết với nhau tạo thành cặp song đôi. Tùy
thuộc vào liên kết theo trục tế bào tạo thành các Diplococus Gram (+) hay liên
kết mặt bên mà tạo thành chi Neisseria Gram (-), ví dụ: Neisseria meningitidis.
Trong số các song cầu khuẩn một số gây bệnh nguy hiểm cho người
− Tứ cầu khuẩn: Các cầu khuẩn liên kết với nhau tạo thành tập hợp 4 cầu
khuẩn.
− Liên cầu khuẩn: Các cầu khuẩn liên kết với nhau tạo thành chuỗi

II. PHẦN KÝ SINH


Kí sinh trùng (KST) là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang
sống để tồn tại và phát triển.
1. Vị trí, phân loại giun sán trong nhóm ký sinh trùng
1.1, Vị trí
Gian sán thường ký sinh ở ống tiêu hóa ( ở ruột non, manh tràng, đại tràng, tá
tràng, đường dẫn mật), bất thường có thể di chuyển lạc chỗ đến những nơi khác
trong cơ thể vật chủ
1.2, Phân loại
Ngành giun (Vemes)
▪ Ngành giun tròn (Nematode): Gồm các giun có một lớp vỏ bao bọc (vỏ keratin),
có xoang thân, đa số đơn tính
− Lớp giun tròn (Nematode): Cơ thể hình ống tròn, kích thước từ vài mm đến
hàng chục cm
− Lớp giun đầu gai (Acanthoaphda): Đầu giun có bộ phận bán như gai dứa
▪ Ngành phụ giun dẹt ( Platodes): Gồm các sán không có lớp vỏ bao bọc, không
có xoang chân, đa số lưỡng tính
− Lớp sán lá (Trematoda): cơ thể giống hình cái lá
− Lớp sán dây (Cestoda): cơ thể thường dẹt có chia nhiều đốt
2. Các đặc điểm chung về hình thể, cấu tạo của giun ký sinh phân biệt với
sán ký sinh
2.1. Giun ký sinh
▪ Hình thể: Cơ thể hình trụ, thân ống tròn thường có cấu tạo thuôn hai đầu, lớp
vỏ thường trong suốt, màu ngà hay trắng hồng. Trên thân có những vạch nhỏ.
Đầu trước có thể có móc, răng, dao cắt hay cơ cấu về cảm xúc, các bộ phận này
giúp giun hình ống bám sát vào nơi nó sống ký sinh
▪ Cấu tạo: Thường có cấu tạo thuôn hai đầu, có một lớp vỏ bao bọc (vỏ keratin),
có cơ quan tiêu hóa ở dạng ống,có xoang thân (xoang chứa các cơ quan nội tạng
của giun như là cơ quan tiêu hóa, miệng thực quản, ruột, trực tràng hậu môn, cơ
quan bài tiết, cơ quan thần kinh, cơ quan sinh dục), đa số là đơn tính
2.2. Sán ký sinh
▪ Hình thể: Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng
▪ Cấu tạo:− Các sán không có lớp bao bọc, không có xoang thân
− Cơ quan tiêu hóa phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn
− Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn.
− Đa số là lưỡng tính

B/ KẾT QUẢ
I. PHẦN VI SINH
So sánh các đặc điểm sinh vật học, khả năng gây bệnh và cách phòng bệnh
các vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn sau: Staphylococcus aureus,
Streptococcus, Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitides.
1. Điểm giống
1.1. Đặc điểm sinh vật học
▪ Hình thể và kích thước: Là những vi khuẩn hình cầu, đường kính trung bình
khoảng 1µm
▪ Các cầu khuẩn như Staphylococcus aureus, streptococcus, streptococcus
pneumoniae thường bắt màu Gr (+), cùng họ Micrococaceae
▪ Không có lông, không sinh nha bào
1.2. Khả năng gây bệnh
Thường gây bệnh cho con người, ký sinh trên khắp cơ thể người
Có khả năng sinh ra các độc tố enzyme
1.3. Phòng bệnh

Phòng bệnh không đặc hiệu: Phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực tại các ổ
nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, cá nhân, vệ sinh ăn uống, đảm bảo độ vô khuẩn
các dụng cụ y tế, tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Điểm khác
2.1. Staphylococcus aureus ( Tụ cầu vàng )
a. Đặc điểm simh học
▪ Hình cầu xếp thành dạng chùm nho, đường kính 0,8-1µm, thường không có vỏ
▪ Tính chất sinh hóa học: Hyaluronidase (+) ; Coagulase(+) có hai loại: coagulase
tự do và coagulase cố định; Fibrinolysin (+); Desoxyribonuclease (+); β
lactamase(+)
▪ Độc tố
− Độc tố ruột gây viêm ruột cấp
− Efoliatin toxin hay Epidermolytic toxin gây hội chứng phỏng rộp và chốc lở
da ở trẻ em
− Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc
− Ngoại độc tố sinh mủ (Pyogenic exotoxin) có tác dụng sinh mủ và phân bào
lymphocyte
− Độc tố bạch cầu (Leucocidin): làm bạch cầu đa nhân và đại thuecj bào mất
tính di động và bị phá hủy nhân
− Hemolysin (+)
b. Khả năng gây bệnh
Ký sinh trên da và niêm mạc mũi. Có thê xâm nhập qua vết thương hoặc lỗ chân
lông, các tuyến dưới da gây ra các nhiễm khuẩn như:
▪ Nhiễm khuẩn ngoài da: Gây các nhiễm khuẩn sinh mủ như mụn nhọt, đầu đinh,
ổ áp xe, eczema, hậu bối…thường gặp ở trẻ em và người suy giảm miễn dịch
▪ Nhiễm khuẩn huyết: Từ máu, tụ cầu đến các cơ quan khác gây các ổ apxe (gan,
phổi, não, xương…) hoặc viêm nội tâm mạc, có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, tỷ lệ
tử vong cao
▪ Viêm phổi: xảy ra sau viêm đường hô hấp do virus hoặc sau nhiễm khuẩn huyết
▪ Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp: Do ăn uống phải độc tố của tụ cầu hoặc
do tụ cầu vàng.Sau 2-8h bệnh nhân nôn và tiêu chảy dữ dội, phân nhiều nước, có
thể dẫn đến shock do mất nước và điện giải
▪ Nhiễm khuẩn bệnh viện thường rất hay gặp, nhất là gây nhiễm trùng vết mổ…
▪ Gây hội chứng da phồng rộp, viêm da hoại tử, shock nhiễm độc
c. Phòng bệnh
▪ Phòng bệnh đặc hiệu: vaccine ít có kết quả
2.2. Streptococcus
a. Đặc điểm sinh học
▪ Hình cầu xếp liên tiếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau, có đường kính 0,6-1µm,
đôi khi có vỏ.
▪ Tính chất sinh hóa: Hyaluronidase (+); Fibrinolysin (Streptokinase) (+): liên
cầu nhóm A, C, G; Streptodonase (+): thủy phân AND, làm lỏng mủ khi có mặt
của Mg 2+¿¿; Disphospho pyridine nucleotidase (+): gây chết bạch cầu (nhóm
A,C,G); Proteinase (+): thủy ngân protein
▪ Độc tố: − Độc tố hồng cầu (erythrogennic toxin) (độc tố sinh đỏ) bản chất là
protein gây phát ban trong bệnh tinh hồng nhiệt
− Dung huyết tố liên cầu tan máu (β): streptolysin O kích thích cơ thể
hình thành anti streptolysin O (ASLO) và streptolysin S
b. Khả năng gây bệnh
▪ Bệnh do liên cầu nhó A: Là nhóm liên cầu gây bệnh quan trọng nhất ở người,
tùy từng tuýp huyết thanh mà gây ra các thể lâm sàng:
− Nhiễm khuẩn tại chỗ: Viêm họng, eczema, chốc lở, viêm quầng da ở người
lớn, nhiễm khuẩn các vết thương, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm phổi…
− Nhiễm khuẩn thứ phát: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim cấp
− Bệnh tinh hồng nhiệt: Thường gặp ở các nước ôn đới, trẻ em trên 2 tuổi dễ
mắc bệnh hơn
− Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A ở họng hoặc ở da 2-3
tuần
− Bệnh thấp tim sau nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A ở họng 2-3 tuần
▪ Bệnh do liên cầu nhóm D: là vi khuẩn chí ở đường ruột có thể gây nhiễm khuẩn
đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não
▪ Bệnh do liên cầu Viridans gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, là căn nguyên chính
gây viêm màng trong tim chậm (osler) trên những người có cấu trúc van tim
không bình thường
c. Phòng bệnh
▪ Chưa có vaccin phòng bệnh
▪ Phòng bệnh không đặc hiệu: Điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn ở da, họng do
liên cầu nhóm A
2.3. Streptococcus pneumoniae (Phế cầu khuẩn)
a. Đặc điểm sinh học
− Hình thể: Là những song cầu khuẩn hình ngọn nến, đường kính 0,5-1,25µm,
hai đầu to giáp vào nhau, hai đầu nhọn quay ra ngoài, trong bệnh phẩm hay môi
trường nhiều albumin thì chỉ có vỏ, không sinh nha bào
− Tính chất sinh hóa học: Coagulase (+); Tiết protease thủy ngân lgA tiết
− Không có nội và ngoại độc tố
b. Khả năng gây bệnh: Sống ở tỵ hầu người lành (40-70%) có thể gây nên:
▪ Các bệnh đường hô hấp: Điển hình là viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm
phổi, apxe phổi, viêm màng phổi. Viêm phổi thường xảy ra sau các bệnh nhiễm
khuẩn đường hô hấp do virus hoặc do hóa chất
▪ Viêm tai, viêm xoang, nhiễm khuẩn huyết, viem màng não, viêm màng bụng,
màng tim, viêm thận, viêm tinh hoàn…
c. Phòng bệnh
▪ Phòng bệnh đặc hiệu: Dùng vaccine polysaccharide của vỏ phế cầu, tuy nhiên
tác dụng bảo vệ vủa vaccine không hoàn toàn
▪ Phòng bệnh không đặc hiệu: Vệ sinh đường hô hấp
2.4. Neisseria meningitidis ( Não mô cầu )
a. Đặc điểm sinh học
− Hình thể: Là những song cầu khuẩn hình hạt cà phê, kích thước tế bào
khoảng 1µm, hai mặt lõm vào nhau
− Tính chất bắt màu: Bắt màu Gr (-)

Tính chất sinh hóa học Độc tố


▪ Lên men không sinh hơi các loại ▪ Có nội độc tố bền vững với nhiệt
đường glucose, maltose độ
▪ Oxydase (+)
b. Khả năng gây bệnh
▪ Chỉ kí sinh và gây bệnh ở người, thường kí sinh ở mũi, họng người binh thường
( 2-8%)
▪ Trong điều kiện thuận lợi, não mô cầu gây viêm mũi họng nhưng thường nhẹ,
không có triệu chứng
▪ Nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến shock nặng trong vài giờ do nội độc tố
▪ Từ máu vi khuẩn có thể đến màng não gây viêm màng não với các triệu chứng
xuất hiện đột ngột: nhức đầu dữ dội, nôn, cổ cứng, sốt cao, hôn mê trong vài giờ
▪ Từ máu vi khuẩn có thể đến da gây các chấm (patecia) hoặc ban (rash) xuất
huyết. Tổn thương xuất huyết có thể gặp ở cơ quan nội tạng đặc biệt là thận
▪ Hiếm hơn có thể gặp các tổn thương ở khớp, phổi
▪ N. meningitidis có thể gây nên tình trạng đông máu nội mạch rải rác do một
lượng lớn nội độc tố được giải phóng
c. Phòng bệnh
▪ Phòng bệnh đặc hiệu: Dùng vaccine tinh chế từ vỏ polysacchatid của vỏ não mô
cầu
▪ Phòng bệnh không đặc hiêu: Dùng kháng sinh phòng cho những người tiếp xúc
với bệnh nhân hoặc ở trong vùng dịch, thường dùng rifampicin hoặc minocyclin
II. PHẦN KÝ SINH
So sánh các đặc điểm hình thể, vòng đời, bệnh học và phương pháp phòng
bệnh các loài giun ký sinh gây bệnh sau: Ascaris lumbricoides, Enterobius,
Ancylostoma duodenale.
1. Điểm giống
Các loài giun ký sinh trên đều thuộc lớp giun tròn, có hình thể giống nhau:
▪ Hình thể: Hình ống tròn, màu ngà hay trắng hồng, không phân đoạn.
▪ Cấu tạo trong: cắt ngang thân giun từ ngoài vào trong sẽ có các lớp: Lớp vỏ ( vỏ
keratin) – lớp dưới vỏ (lớp hạ bì) – lớp cơ ( cơ sợi, cơ bó, cơ vòng) – cơ quan tiêu
hóa (miệng, xoang miệng, thực quản, ruột, trực tràng, hậu môn) – cơ quan bài tiết
– cơ quan sinh dục – cơ quan thần kinh.
▪ Vòng đời đơn giản
▪ Bệnh học: Nếu nhẹ thường k có biểu hiện lâm sàng rõ rệt
▪ Phương pháp phòng bệnh: Phát hiện và điều trị cho người mắc bệnh, điều trị
hàng loạt và định kỳ. Quản lí và xử lí phân hợp vệ sinh. Diệt côn trùng trung gian
truyền bệnh ( ruồi, gián). Giáo dục vệ sinh cá nhân ( rửa tay trước khi ăn, ăn
chín, uống sôi…)
2. Điểm khác
2.1. Ascaris lumbricoides ( Giun đũa )
a. Vòng đời giun đũa
Thời gian hoàn thành chu kỳ 60 – 75 ngày, tuổi thọ giun đũa 12 – 18 tháng
* Sơ đồ vòng đời giun đũa

Con trưởng thành Trứng Trứng có ấu trùng Ấu trùng


( Ruột non) (Phân, ngoại cảnh) (miệng) ( ruột non,gan, tim,
phổi, ngã ba hầu họng)

b. Bệnh học giun đũa


▪ Khi ấu trùng di chuyển đến phổi, gây ra chấn thương cơ học ở vách phế
nang và phản ứng dị ứng tại chỗ biểu hiện bằng hội chứng Loeffler với các triệu
chứng: ho (ho khan, ho có đờm), đau ngực, chụp Xquang ( có nhiều nốt thâm rải
rác ở hai phổi), xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu toan tính (30-40%)
▪ Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non gây: Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ăn
không ngon, buồn nôn, nôn…),còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, biến chứng
tắc ruột ( giun cuộn lại thành từng búi, xoắn ruột, lồng ruột, thoát vị bẹn), biến
chứng ngoài ruột (tắc ống mật, viêm túi mật, viêm gan, áp xe gan, viêm ruột
thừa, thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc tại chỗ hay toàn cơ thể)
2.2. Enterobius vermicularis ( Giun kim)
a. Vòng đời
* Sơ đồ vòng đời của giun kim:
Con trưởng thành Trứng có ấu trùng bụ Trứng có ấu trùng bụ
(Manh tràng, đại tràng) ( Hậu môn, không khí) ( Miệng)

Trứng có ấu trùng thanh


( Miệng)
b. Bệnh học giun kim
Nếu nhiễm nhiều sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng như: Rối loạn tiêu hóa
(đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy…), ngứa gãi hậu môn, rìa hậu môn bị sây
sát, xung huyết. Ruột có thể bị viêm nhiễm kéo dài nếu phân lỏng, đôi khi có
máu và chất nhày. Đôi khi giun có thể lạc vào thực quản, hốc mũi… gây viêm
nhiễm các bộ phận này
− Ở phụ nữ, giun kim ở hậu môn có thể di chuyển sang âm đạo, rồi lên
tử cung, vòi trứng, buồng trứng gây viêm nhiễm, rối loạn kinh nguyệt, đôi khi tạo
thành các khối u nhỏ ở buồng trứng. Nam giới có thể bị cương dương hoặc di
dinh ở người lớn
c. Phòng bệnh
▪ Cắt móng tay, không cho trẻ em mút tay, rửa hậu môn cho trẻ hằng ngày bằng
xà phòng vào các buổi sáng sớm
▪ Vệc sinh môi trường tại gia đình và nhà trẻ: giặt quần áo, chăn chiếu, lau nền
nhà thường xuyên
2.3. Ancylostoma duodenale ( Giun móc )

a. Vòng đời giun móc

* Sơ đồ vòng đời giun móc:

Con trưởng thành Trứng Ấu trùng (III)

(Tá tràng) ( Phân, ngoại cảnh) (Ngọn cỏ, tàu lá rau)

Ấu trùng (III)
( Da, tim, phổi, ngã ba hầu họng)
b. Bệnh học giun móc
▪ Giun hút máu, kèm theo tiết ra chất chống đông máu và chất ức chế cơ quan tạo
máu gây nên thiếu máu
▪ Giun tiết chất độc vào cơ thể gây hủy hoại glucid, lipid, protein
▪ Gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Gây hiện tượng viêm da, lở loét da
c. Phòng bệnh
Ngoài những biện pháp phòng bệnh đã nêu chung thì cần sử dụng đồ bảo hộ
trong sản xuất nông nghiệp. Không sử dụng phân tươi để bón ruộng và hoa màu
C/ KẾT LUẬN
Như vậy, ở phần vi sinh vật ta đã nghiên cứu những đặc điểm sinh học, khả
năng gây bệnh của các vi khuẩn nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy như liên
cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, não mô cầu. Ta thấy được các cầu khuẩn
trên là căn nguyên thường gặp gây ra các bệnh nhiễm khuẩn nổi cộm nhất như
nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và nhiễm khuẩn huyết…
Và với đặc điểm sinh học ký sinh trùng bao gồm những đặc điểm về sinh lí,
vòng đời, tác động qua lại giữa ký sinh và vật chủ đã biểu hiện các triệu chứng
lâm sàng, khả năng đáp ứng, mẫn cảm của cơ thể con người với ký sinh trùng,
các biện pháp chẩn đoán. Từ đó ta đưa ra các giải pháp phòng và điều trị kịp thời
để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.
Sự ô nhiễm môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không vệ sinh sach sẽ cá
nhân, ăn uống không lành mạnh; môi trường bị ô nhiễm đã sản sinh ra các loài
côn trùng trung gian truyền bệnh, gây ra sự ô nhiễm các sinh vật gây bệnh.
Thấy được mặt tiêu cực về sức khỏe, nền y học đã và đang tạo ra các loại
vaccine thế hệ mới nhờ công nghệ gen, tạo ra các loại kháng thể đơn dùng trong
điều trị và chẩn đoán. Theo ý kiến của cá nhân, nhận thức được những tác hại của
vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của chúng ta, để cải thiện tốt hơn thì mỗi người hãy làm theo phương châm
“ phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Xử
lý chất thải và sát khuẩn đồ dùng bệnh nhân. Thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng sát khuẩn, ăn chín uống sôi. Tăng cường diệt côn trùng trung gian truyền
bệnh ( ruồi, gián ) để có một sức khỏe tốt cho bản thân và tuyên truyền cho người
thân, cho mọi người xung quanh mình!

You might also like