You are on page 1of 9

BÁO CÁO BÀI THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐƠN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

THUỐC CHO MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

Họ và tên sinh viên: Thiều Đăng Phong MSV: 1754010101


Nguyễn Thị Lan Phương 1754010102
Lớp: D4K4
Tổ: 6
Ngày thực tập: 24/6/2021

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LÂM SÀNG 2


Phân tích đơn thuốc
A. Đơn thuốc số 8
Họ tên: PHẠM THỊ NG Tuổi: 39 Giới tính: Nữ
Địa chỉ: Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh
Số thẻ BHYT:
Chẩn đoán: Nhiễm trùng hô hấp dưới cấp không phân loại/ Theo dõi viêm phổi.
Thuốc điều trị:

TT Tên thuốc – Hàm lượng SL Liều dùng- Cách dùng


Cefdinir – 300mg
1 20 viên Ngày 2 viên, chia 2 lần
Oricentri – 300mg
Levofloxacin – 100mg
2 10 viên Ngày uống 1 viên
Philco– 500mg
Loratadin – 10mg
3 5 viên Ngày uống 1 viên
Rinconad-10mg
Cao lá thường xuân khô- 35mg/5ml
4 1 lọ Ngày 15 ml, chia 3 lần
Ivytus – 35mg/5ml
Thymomodulin – 60mg
5 40 ống Ngày uống 2 ống chia 2 lần
Thioserin – 60mg
Ngày 7 tháng 08 năm 2019
BS khám bệnh
1. Phân tích việc lựa chọn thuốc.
a. Oricentri (hoạt chất chính Cefdinir)
- Cefdinir là kháng sinh phổ rộng thuộc dòng cephalosporin thế hệ thứ 3. Thuốc có hiệu
quá tốt đối với đường hô hấp và khá an toàn. Hầu như Cefdinir ái nhạy trên cả chủng
gram âm và gram dương. Trên lâm sàng Cefdinir được dùng điều trị viêm phế quản, viêm
xoang cấp-mạn tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng. Cefdinir còn nhạy với cả tụ cầu
vàng (S. Aureus).
b. Levofloxacin – 100mg
- Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm quinolon (dẫn chất
fluoroquinolon). Cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn
do ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/hoặc topoisomerase IV là những
enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và tu
sửa DNA của vi khuẩn. Levofloxacin là đồng phân S-(-)-isomer của ofloxacin, nó có tác
dụng diệt khuẩn mạnh gấp 8 - 128 lần so với đồng phân D-isomer và tác dụng mạnh gấp
khoảng 2 lần so với ofloxacin racemic. Levofloxacin, cũng như các fluoroquinolon khác
là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Levofloxacin (cũng như sparfloxacin) có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn
kỵ khí tốt hơn so với các fluoroquinolon khác (như ciprofloxacin, enoxacin,
lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin), tuy nhiên levofloxacin và sparfloxacin lại có tác
dụng in vitro trên Pseudomonas aeruginosa yếu hơn so với ciprofloxacin.
- Được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với
levofloxacin như: viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng,
viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không, nhiễm
khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm
khuẩn ruột, dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
c. Rinconad (hoạt chất chính là Loratadin): là thuốc kháng histamin thế hệ 2, tác dụng
chống dị ứng không gây ngủ do không qua hàng rào máu não.
d. Ivytus (Cao lá thường xuân khô): Trong lá thường xuân cũng có chứa glycoside – hoạt
chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, long đờm, giảm đau, thông mũi
và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

e. Thioserin (hoạt chất chính là Thymomodulin):


- Thymomodulin được chứng minh là làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu, đặc biệt là tăng
cao đáng kể số lượng Lympho T - tế bào miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể. Hơn nữa
Thymomodulin có khả năng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập
phức hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Thymomodulin được chỉ định
trên lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân thiếu hụt sự sản sinh kháng thể, khả năng miễn
dịch kém. Thymomodulin cũng được chỉ định để điều hòa miễn dịch tủy xương và hỗ trợ
điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm nhiễm đường hô
hấp, viêm gan ...
- Chỉ định hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus, như viêm gan, nhiễm
khuẩn đường hô hấp, điều trị bệnh giảm bạch cầu nguyên phát & thứ phát, phòng ngừa
giảm bạch cầu do tủy xương - nhiễm độc thuốc, thiếu hụt thành lập kháng thể, kích thích
miễn dịch, thành lập hệ thống miễn dịch.
➔ Các thuốc được chỉ định trong đơn đều có liên quan đến các vấn đề của bệnh nhân.
➔ Việc sử dụng thuốc (1), (2) hiện nay căn cứ vào phác đồ “Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị Viêm phế quản cấp” của Bộ y tế để điều trị viêm phế quản cấp dài (triệu
chứng >7 ngày) là hợp lí.
➔ Loratadin vai trò trong đơn là nhằm giảm tác động của kháng nguyên (vi khuẩn,
chất gây viêm...) => sử dụng hợp lý để giảm ho.
➔ Cao lá thường xuân khô là dược liệu cũng được sử dụng hợp lý để hỗ trợ, cải thiện
hiệu quả hơn tình trạng ho. Đặc biệt là khi kèm theo sự tăng tiết đờm và sử dụng
như liệu pháp hỗ trợ trong bệnh viêm phế quản.
➔ Phối hợp thêm với Thymomodulin để hỗ trợ điều trị, dự phòng ngăn ngừa khả
năng tái phát nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch ở người ốm cũng không có
vấn đề gì.
➔ Theo EMC, việc dùng kháng sinh Cephalosporin có thể gây ra một số tác dụng
không mong muốn lên gan: tăng nhất thời men gan, có một số ít là vàng da (do ứ
mật), viêm gan... nên việc sử dụng Vithalyvermin ở đây sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa
các tác dụng không mong muốn trên do cefuroxime gây ra.
2. Phân tích liều lượng, cách dùng
- Việc ghi liều lượng, cách dùng như trên đơn chưa được rõ ràng nên nhóm có một số đề
xuất bổ sung của nhóm em như sau:
+ Cefdinir 300mg có liều lượng tối đa: 600mg/ngày (uống 300mg sau mỗi 12 giờ hoặc
600mg sau mỗi 24 giờ) trong vòng 10 ngày, liều kê trong đơn là phù hợp.
→ Uống 1 viên/ lần. Ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Không dùng với bữa ăn.
+ Levofloxaxin 100mg liều dùng 100mg/ngày, liều kê trong đơn này là phù hợp
Trong hướng dẫn và điều trị hô hấp của Bộ Y tế năm 2015 với trường hợp bệnh nhân được
chẩn đoán viêm phổi nặng thì liều levofloxaxin sẽ là 750mg/ngày và Cephalosporin 1g x 3
lần/ngày. Do bác sĩ chưa chẩn đoán chính xác nên chưa áp dụng điều trị theo hướng dẫn
này.
→ Uống 1 viên/ lần/ngày. Không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống thuốc trong
hoặc xa bữa ăn.
+ Loratadin 10mg với liều dùng 10mg/ngày là phù hợp.
→ Uống 1 viên/ lần/ngày, uống trước hoặc sau ăn
+ Cao lá thường xuân 35mg/5ml liều dùng 15ml/3 lần/ngày là phù hợp.
→ Uống 5ml/lần. Ngày 3 lần, nên uống sau bữa ăn
+ Thioserin dùng để hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp ở người lớn: Uống 2
ống (120mg)/ngày, chia 2 lần vào sáng và tối. SL: 40 ống
Trước khi sử dụng, người dùng nên lắc đều ống chứa thuốc, bẻ đầu ống đổ thuốc
vào cốc hoặc uống trực tiếp. Uống ngay sau khi bẻ ống, trước, sau hoặc trong bữa ăn đều
được.
3. Phân tích tương tác thuốc
- Sử dụng trang web tra cứu tương tác thuốc www.drugs.com, không có tương tác thuốc-
thuốc đáng chú ý trong đơn này.
- Theo nguồn drugs.com, thì có 1 tương tác đang chú ý của cefuroxime với thức ăn/ đồ
uống/ đời sống nhưng là cefuroxime dưới dạng tiêm (có chứa nhiều natri) nên nhóm em
không đề cập đến vì trong đơn này, cefuroxime được dùng dưới dạng viên nén (lượng
natri rất rất bé so với chế phẩm tiêm)
4. Phân tích về dặn dò của bác sĩ
- Bác sĩ không đưa lời dặn dò.
- Theo nhóm em, thì nên dặn thêm bệnh nhân:
+ Tuân thủ đúng chế độ liều (tránh các tác dụng phụ khi quá liều, giảm thiểu các tác dụng
không mong muốn)
+ Báo cáo ngay với bác sĩ nếu có những triệu chứng không mong muốn điển hình trong
sử dụng cefuroxime: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt
+ Tránh các tác nhân gây tổn hại đến gan, thận: rượu, bia, đồ uống cô cồn, thức ăn quá
mặn... vì cefuroxime thải trừ chủ yếu qua thận và có tác dụng không mong muốn trên
gan.
+ Tập thể dục thể thao hợp lí để tăng cường sức khỏe
B. Phân tích đơn thuốc số 9:
Họ tên: HOÀNG ĐỨC H Tuổi: 77 Giới tính: Nam
Địa chỉ: Hòa Bình, Xã Tân Tiến, Huyện Văn Giang, Hưng Yên
Số thẻ BHYT:
Triệu chứng: Mạch 67 lần/phút Huyết áp: 125/80mmHg
Đi lại mệt, khó thở, đau ngực, nghỉ đỡ.
Chẩn đoán: CABG 2015 – ĐAU NGỰC (CABG – Coronary Artery Bypass Grafting
Surgery)
Thuốc điều trị:
1. Acetylsalicylat acid (Aspirin 81mg) 30 viên
Ngày uống 1 viên buổi tối
2. Ticargrelor (Brilinta 90mg) 60 viên
Ngày uống 2 viên chia 2 lần, sáng 1 viên, tối 1 viên
3. Pantoprazol (Pantostad 40mg) 30 viên
Ngày uống 1 viên buổi sáng
4. Nebivolol (Nebilet 5mg) 15 viên
Ngày uống ½ viên buổi sáng
5. Penridopril (Coversyl 5mg) 30 viên
Ngày uống 1 viên buổi sáng
6. Atorvastatin (Tormeg 20mg) 30 viên
Ngày uống 1 viên buổi tối
7. Furosemid + Spironoloacton (Franilax 20mg/50mg) 15 viên
Ngày uống ½ viên buổi sáng
8. Trimetazidin (Vastarel MR 35mg) 60 viên
Ngày uống 2 viên chia làm 2 lần, sáng 1 viên, tối 1 viên
Lời dặn của bác sĩ:
• Ăn nhạt, kiêng đồ ngọt. Hạn chế da, mỡ, phủ tạng động vật, mì chính. Tăng
rau củ quả thay thế.
• Tập thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất 30 phút/ngày
• Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, các chất kích thích
• Khám lại sau 4 tuần + điện tâm đồ, creatinin, điện giải đồ.

Bài làm:
1. Phân tích việc lựa chọn thuốc:
Toa thuốc bao gồm:
- Acetylsalicylat acid (Aspirin 81mg): (1)
Aspirin hạ sốt, Aspirin giảm đau là 2 tác dụng chính của thuốc Aspirin 81mg trong
việc chữa trị những bệnh lý liên quan đến đau mức độ nhẹ hay trung bình bao
gồmcảm lạnh, đau nhức đầu, đau cơ... Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm giảm đau,
giảm sưng với những bệnh nhân mắc phải bệnh lý viêm khớp. Thuốc Aspirin
81mg có thành phần chính là Salicylate, thuốc nhóm thuốc kháng viêm không
SteroidNSAID, có tác dụng ngăn chặn cơ thể người bệnh khỏi những cơn đau và
sưng tấy. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc cho đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi thì cần
tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Những bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện khối
máu đông cũng sẽ được chỉ định điều trị bằng Aspirin với liều thấp theo chỉ định
của bác sĩ, đặc biệt là trong những bệnh cảnh lâm sàng dễ dẫn đếnđột quỵ vàđau
tim. Những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật như bắc cầu, đặtstent mạch vành thì
Aspirin cũng sẽ được chỉ định ở liều thấp để làm loãng máu, ngăn ngừa nguy cơ
huyết khối
- Ticargrelor (Brilinta 90mg) (2)
Thuốc Brilinta được bào chế ở dạng viên nén, có thành phần chính là Ticagrelor
với hàm lượng 90mg mỗi viên, dùng phối hợp với Aspirin liều thấp (75mg đến
100mg mỗi ngày) để ngăn ngừa đau tim và đột quỵ ở những người có nguy cơ cao
như đã phẫu thuật tim hoặc từng lên cơn đau thắt ngực do bệnh tim.
- Thuốc Pantostad 40mg: (3)
Chứa hoạt chất pantoprazol có tác dụng ức chế bơm proton, ngăn cản bước cuối
cùng trong quá trình tạo axit ở dạ dày. Từ đó dẫn đến sự ức chế cả hai cơ chế tiết
axit dạ dày cơ bản và do các tác nhân kích thích. Sự gắn kết với hệ men (H+, K+)–
ATPase mang lại tác dụng kháng axit kéo dài hơn 24 giờ ở tất cả các liều. Dự
phòng loét dạ dày, tá tràng do dùng NSAIDs (thuốc chống viêm non steroid)
- Nebilet 5mg (4)
Thuốc Nebivolol có tác dụng rất tốt và là lựa chọn của nhiều bác sĩ trong điều trị
cao huyết áp. Từ đó giúp bệnh nhân giảm được các nguy cơ bị tai biến, đột
quỵ, các bệnh lý về thận và đau tim. Nebivolol được xếp vào nhóm thuốc chẹn
beta. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ngăn chặn hoạt động của một số chất
tự nhiên trong cơ thể bạn, chẳng hạn như epinephrine, trên tim và mạch máu. Điều
này giúp bệnh nhân giảm nhịp tim, từ đó ổn định lại huyết áp của cơ thể.
- Coversyl 5mg (5)
Thuốc Coversyl được chỉ định sử dụng điều trị cho bệnh tăng huyết áp, suy tim
sung huyết. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm giãn các mạch máu để giảm huyết
áp và Coversyl đồng thời được dùng trong điều trị suy tim sung huyết mức độ nhẹ
đến trung bình khi dùng chung với các loại thuốc khác như thuốc digoxin và thuốc
lợi tiểu. Thuốc hạ huyết áp Coversyl cũng được sử dụng trong việc làm giảm
những nguy cơ tim sau cơn đau tim gần đây hoặc những người có bệnh mạch vành.
Thành phần của thuốc Coversyl có Perindopril Arginine hàm lượng 5mg. Thuốc
được bào chế với dạng viên nén bao phim, trong đó dạng viên nén chỉ chứa 1 hoạt
chất Perindopril và loại có hai hợp chất Perindopril và Indapamide mục đích lợi
tiểu và giảm huyết áp.
- Tormeg 20mg (6)
Atorvastatin là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc statin có vai trò giúp hạ
cholesterol máu thông qua cơ chế ức chế men khử HMG CoA trong con đường
chuyển hóa cholesterol tại gan. Cùng với chế độ ăn kiêng, atorvastatin được sử
dụng để giảm mức cholesterol "xấu" trong máu (lipoprotein trọng lượng phân tử
thấp hay LDL), để tăng mức cholesterol "tốt" (lipoprotein trọng lượng phân tử cao
hay HDL) và giảm triglyceride.
- Franilax 20mg/50mg (7)
Mỗi viên thuốc chứa: Spironoloacton 20mg + Furosemid 50mg
Chỉ định: phù, báng do suy tim sung huyết và xơ gan; tăng huyết áp nhẹ đến vừa;
hội chứng thận hư
- Vastarel MR 35mg (8)
Chống đau thắt ngực (chống thiếu máu cơ tim cục bộ). Vastarel MR
(Trimetazidine) giúp cải thiện việc sử dụng glucose của cơ tim thông qua việc ức
chế hoạt động thiolase 3-ketoacyl CoA chuỗi dài, dẫn đến giảm quá trình oxy hóa
axit béo và kích thích quá trình oxy hóa glucose. Việc thúc đẩy oxy hóa glucose sẽ
giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng
lượng thích hợp trong thời gian thiếu máu cơ tim.
Tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, giảm tần số cơn đau thắt ngực, giảm
biến động huyết áp, không làm rối loạn nhịp tim do đó dùng để dự phòng cơn đau
thắt ngực
Vastarel không phải thuốc đầu tay điều trị cơn đau thắt ngực đặc biệt là cơn đau
thắt ngực không ổn định, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp. Cần sử dụng cùng với
nhóm thuốc nitrat (Nitroglycerin, isosorbide dinitrate...), có thể giảm liều dùng của
những thuốc này do vậy mà giảm các tác dụng phụ của thuốc nitrat
Điều hòa miễn dịch và chống ung thư: Trong các tế bào ung thư, sự ức chế quá
trình oxy hóa axit béo (FAO) làm thay đổi các quá trình trao đổi chất cần thiết cho
chức năng tế bào khối u và tăng sinh, do đó gây ra sự chết theo chương trình của
các tế bào khối u. Ngoài ra, vastarel có khả năng ngăn chặn quá trình tăng sinh của
các tế bào ác tính.
Ngoài ra, thuốc còn được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn thị lực, chứng chóng mặt,
ù tai có liên quan đến các vấn đề về mạch máu, điều trị tổn thương mạch máu ở
võng mạc
 Theo nhóm chúng em, việc sử dụng thuốc (1) và (2) là hợp lý căn cứ theo “
hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp” việc phối hợp
thêm thuốc (3) làm giảm tác dụng phụ của thuốc (1)
 Đối với thuốc (7) có thể bỏ vì bệnh nhân chưa có dấu hiệu phù

2. Phân tích liều lượng cách dùng:


- Việc ghi liều lượng, cách dùng như trên chưa rõ ràng cho bệnh nhân
- Đề xuất sửa đổi của nhóm em như sau:
Thuốc (5): Ngày uống 1 viên nên uống trước bữa ăn và uống một lần duy nhất
trong ngày vào buổi sáng
Thuốc (7): Uống ½ viên/ ngày. Uống vào bữa ăn sáng hoặc trưa.
Thuốc (8): Viên giải phóng chậm MR 35mg: Uống ngày 2 viên/vào buổi sáng và
buổi tối cách 12 giờ. Sau có thể giảm đến: ngày 2 lần, mỗi lần 20mg.
Không nên sử dụng pantoprazol cho bệnh nhân. Để tăng tác dụng và tránh tác dụng
phụ thì các thuốc: nebivolo, penridopril nên uống trước ăn vào buổi sáng và các
thuốc còn lại đều nên uống sau ngay sau ăn

3. Phân tích tương tác thuốc:


- Aspirin và penridopril là aspirin có thể làm giảm tác dụng giãn mạch và hạ huyết áp
của thuốc Penridopril và các thuốc ức chế men chuyển (nguồn: dugs.com)
=> không nên sử dụng penridopil cho bệnh nhân
4. Phân tích lời khuyên bác sĩ:
Lời khuyên bác sĩ khá đầy đủ nhưng cần bổ sung thêm như sau:
- Thời gian và thời điểm uống thuốc cho bệnh nhân như đã nêu trên
- Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên

You might also like