You are on page 1of 12

Chương một: sơ lược nguồn gốc và quá trình phát triển thuế

I. Sơ lược
- Sự ra đời của nhà nước
- Sự hình thành thu nhập của xã hội
ngân sách nhà nước:
+ thuế: quyền lực bắt buộc
+ Đi vay
+ Quyên góp
1. Chế độ phong kiến
2. Thời kỳ tập trung, bao cấp
- không phát triển, không đa dạng
● Hệ thống thuế Việt Nam
thuế giá trị gia tăng thuế sử dụng đất nông nghiệp
thuế xuất nhập khẩu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thuế tiêu thụ đặc biệt thuế môn bài
thuế thu nhập doanh nghiệp thuế bảo vệ môi trường
thuế thu nhập cá nhân phí và các loại lệ phí khác
thuế tài nguyên

Chương hai: vấn đề cơ bản của thuế


1. khái niệm và các đặc điểm của thuế
- thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo thời hạn, mức độ
quy định sử dụng cho mục đích cộng đồng
- tính bắt buộc: đặc điểm phân biệt với các loại hình thức động viên tài chính khác vào ngân sách
+ không hoàn trả trực tiếp
+ tính pháp lý cao vi phạm - chiếm dụng tài sản quốc gia
2. Phân loại thuế
- Đối tượng(thu nhập, sử dụng tài sản, sử dụng thu nhập)
- Theo phương thức thu thuế
+ Trực thu: huy động từ tài sản, thu nhập
+ gián thu: huy động từ tiêu dùng
- Theo phạm vi thẩm quyền ban hành
+ thuế trung ương
+ thuế địa phương
3. yếu tố cấu thành lên một sắc thuế
- Tên gọi: phân biệt các loại thuế
- Đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế khi đối tượng nộp thuế được cấp 1 mã số
thuế
● thuế suất
+ thuế suất tuyệt đối: là mức thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên cơ sở tính thuế
+ thuế sản xuất tỉ lệ cố định
+ thuế suất luỹ tiến: lũy tiến từng phần, lũy tiến toàn phần
Từng phần: gồm nhiều bậc, ứng với mỗi vật là một mức thuế suất tương ứng và tăng dần theo từng bậc
toàn phần: Chế độ miễn giảm thuế
trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng chịu thuế
Thủ tục kê khai, thu nhập, quyết toán thuế
4. các nguyên tắc của thuế
rõ ràng, công bằng, công khai, thuận tiện cho người nộp thuế

Chương ba: thuế xuất khẩu, thuế nhập Khẩu


I. khái niệm và các đặc điểm của thuế xuất khẩu - nhập khẩu
1. Khái niệm
- thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo quy định
của pháp luật Việt Nam
2. Đặc điểm của thuế XNK
- thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu( Phi mậu dịch: có tính chất thu)
- gắn liền với hoạt động ngoại thương
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố quốc tế
3. Cơ sở pháp lý
- luật thuế XNK, 107/2016…. Thông qua ngày 6/4/2016
- Nghị định 1034/2016 NĐCP
- Nghị định 40/2007 ND-CP ban hành 16/3/2007
- Thông tư số 39/2015- TT ngày 25/3/2015
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
II. tác dụng và phạm vi áp dụng của thuế XNK
1. tác dụng của thuế XNK
- là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương
- là nguồn thu của ngân sách nhà nước
- là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước
- Hướng dẫn người tiêu dùng trong nước
- là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các
nước
2. phạm vi áp dụng
2.1. Đối tượng chịu thuế
- hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
- hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu Phi
thuế quan vào thị trường trong nước
- hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

hàng vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo cả nhân
hàng là quà biếu tặng: của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam….
2.2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau
- Hàng hóa quá cảnh, Chuyển khẩu, trung chuyển
- hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
- hàng hóa xuất khẩu từ khu Phi thuế quan ra nước ngoài: hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu
Phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu Phi thuế quan, hàng hóa chuyển Từ khu Phi thuế quan này
sang khu Phi thuế quan khác
- phần dầu khí được dùng để trả thuế thu nhập cho nhà nước khi xuất khẩu
3. Người nộp thuế XNK:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu,
biên giới Việt Nam
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế
4. Trường hợp được miễn, giảm và hoàn thuế XK-NK
4.1. Trường hợp được miễn thuế
- hàng hóa xách tay, hàng hóa nhập vào nhà hàng miễn thuế, hàng hóa trong mục chính phủ miễn thuế
ký kết trong hiệp định, nghị định
- trong định mức được miễn thuế
tài sản di chuyển quà biếu, quà tặng…
hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân trong danh mục được miễn thuế
4.2. Giảm thuế
- hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng,
mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế
4.3. hoàn thuế
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế
- Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất
khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu Nhưng hàng hóa NK phải tại suất được hoàn thuế NK và
không phải nộp thuế XK
5. Thời hạn nộp thuế
Bảo lãnh tối đa 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
III. tính thuế XK, NK
1. Theo tỉ lệ phần trăm
Thuế XNK= Qxnk. Pt. T%
Pt:Trị giá tính thuế
● Đối với hàng hóa XK: Trị giá hải quan hàng hóa XK là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu
xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế. giá bán của hàng hóa tính đến
cửa khẩu xuất là giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý
tương đương hợp đồng, hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với
hàng hóa thực xuất khẩu
Nghĩa là giá bán tại cửa khẩu xuất ko bao gồm chi phí vận tải (F) và chi phí bảo hiểm (I) theo hợp
đồng bán
- còn trong trường hợp khác ví dụ bán với CIF thì trừ đi F và I
- nếu bán tại xưởng (EXW) phải cộng các chi phí liên quan sao cho bằng bán tại cảng hoặc cửa khẩu.
Cước phí vận tải đã bao gồm VAT
● Đối với hàng hóa NK: Trị giá hải quan hàng NK là giá thực tế phải trả tiền đến cửa khẩu NK Đầu
tiên trên cơ sở áp dụng hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế
mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết, cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên được xác định
như sau:
+ Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên là cảng dỡ
hàng ghi trên vận đơn
+ Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ở
biên giới
+ Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên là cửa khẩu biên giới
nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam
Qxnk: căn cứ vào hợp đồng ngoại thương tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kết quả kiểm hóa của
cơ quan hải quan
Chú ý : Đối với hàng nhập khẩu: Thuế NK = Qnk* Pt* T%
Qnk: là lượng hàng thực tế nhập khẩu nên chưa chắc bằng lượng trong hợp đồng. Dựa vào hóa đơn
mà người suất khẩu gửi cho người nhập khẩu, người nhập khẩu làm tờ khai hải quan có thể nộp
thuế nhiều hơn, tuy nhiên có biên bản giám định hợp lệ sẽ được hoàn lại
giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu
- Pt: trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tiền đến cửa khẩu nhập đầu tiên( VD Đường biển Sẽ tính
bằng giá CIF) và được xác định theo 6 phương pháp
- còn trong trường hợp khác ví dụ mua với giá FOB thì cộng F và I (chi phí vận tải và bảo hiểm)
- T%: thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất Ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất
thông thường và được áp dụng như sau
2. tính thuế XNK Theo phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp
2.1. tính thuế XNK Theo phương pháp tính thuế tuyệt đối
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa XK, NK Được xác định căn cứ vào
lượng hàng hóa thực tế XK, NK và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm
tính thuế
Thuế XNK= Qxnk* T%
2.2. tính thuế xnk Theo phương pháp tính thuế hỗn hợp
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa XK, NK Được xác định là tổng số
tiền thuế theo tỉ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối

2.3. thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
- hàng hóa NK trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối
- hàng hóa NK ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ
quan có thẩm quyền quy định
- hạn ngạch thuế quan: muối, đường, thuốc lá, Trứng
Trình bày hiểu biết về thuế thu nhập cá nhân và dn. Cho ý nghĩa việc nghiên cứu 2 loại thuế trên
Chương năm: thuế tiêu thụ đặc biệt(Ô tô, rượu, bia, thuốc lá, vàng)

I. khái niệm và các đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
1. khái niệm
- là một sắc thuế tiêu dùng, giảm thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục
nhà nước quy định, thường là hàng hóa, dịch vụ chưa thật cần thiết đối với nhu cầu thiết yếu của nhân
dân hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý
2. Đặc điểm
- là một loại thuế gián thu
- Chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ
- Chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hoặc khi nhập khẩu
- thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thường cao do
Điều tiết thu nhập, Hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất hàng nội địa
II. nội dung luật thuế tiêu thụ đặc biệt
1. căn cứ vào pháp lý hiện hành: đọc các tài liệu:

2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt


2.1. Hàng hóa(11)
(1) thuế lá điều, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, Híc, nhai, ngửi, ngậm
(2) rượu
(3) Bia
(4) xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vợ chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết
kế vách ngăn Cố định giữa khoan chở người và khoang chở hàng
(5) xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3
(6) tàu bay cho mục đích dân dụng
(7) du thuyền cho một ít dân dụng
(8) xăng các loại
(9) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90000 BTU Trở xuống
(10) Bài lá
(11) vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi
lưu ý : Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa quy định tại luật thuế tiêu thụ đặc biệt là các
sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này
Đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90000 BTU Chợ xuống thuộc đối tượng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt: trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nghiệp tách riêng từng bộ phận là. cục
nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu ( cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với sản phẩm hoàn chỉnh
2.2. Dịch vụ(6)
(1) kinh doanh vũ trường
(2) kinh doanh mát xa, karaoke
(3) kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi Bằng máy jackpot , solot và các loại
máy tương tự
(4) kinh doanh đặt cược
(5) kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé Chơi
(6) kinh doanh xổ số
3. các trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác
để xuất khẩu
- hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
+ làm viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy
định của chính phủ
+ hàng hóa vận Chuyển quá Cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa
chuyển khẩu theo quy định chính phủ
+ hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xk tái nk không phải nộp thuế nhập khẩu
+ Đồdựng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao
- tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch
và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng
- xe cứu thương, xe ô tô chở phạm nhân, Xe ô tô tang lễ, xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ
đứng chở được từ 24 người trở lên, xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký
lưu hành và không tham gia giao thông
- Hàng hoá NK từ nước ngoài vào khu phí thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và
chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan chỉ trừ ô tô
chở người dưới 24 chỗ
- NAFTA, condensate, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sxuat sản phẩm
(trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu
4. Người nộp thuế TTĐB
- Là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hh và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh XK mua hh thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ
sở sản xuất để NK nhưng ko XK mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh
XK là người nộp thuế TTĐB
5. Căn cứ tính thuế TTĐB
- Là giá tính thuế của hh, dịch vụ TTĐB và thuế suất TTĐB
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB
5.1. Giá tính thuế TTĐB
(1) Đối với hàng sản xuất trong nước
Giá tính thuế TTĐB=( Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế bảo vệ môi trường ( nếu có)): (1+ thuế suất thuế
TTĐB)
Trường hợp cơ sở sản xuất hh chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh của hàng, cơ sở phụ thuộc:
Giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá cho các chi nhánh cửa hàng cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế
GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán hàng đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa
hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT cho cơ sở sản xuất
quyết định chưa trừ đi hoa hồng
Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá
làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ
sở sản xuất nhưng ko được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại đó
bán ra.

(2) Đối với hh chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường
(nếu có) và chưa có thuế TTĐB và ko loại trừ giá trị vỏ bao bì
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và kinh doanh thực
hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cuộc tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi
được phải được dựa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt
(4) Đối với hàng hóa gia công
là giá trị tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương
đương tại cùng thời bán hàng chưacó thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường.
(5)Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng
hoặc sở hữu thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ
đặc biệt là giá bán ra chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường.
(6) Đối với hàng hóa theo phương thức trả góp, trả chậm
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và…
(7) Đối với hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mãi
là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa dịchvụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các
hoạt động này.
(8) Đối với cơ sở kinh doanh sản xuất mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất
khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt= giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế giá trị gia tăng-
Thuế bảo vệ môi trường nếu có chó:(1+ có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
(9) Đối với dịch vụ giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt= giá dịch vụ chưa có thể giá trị gia tăng:(1+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt)
hết rồi

You might also like