You are on page 1of 23

ÔN TẬP: XÁC SUẤT

ThS. Nguyễn Trọng Hiến (hiennt@pnt.edu.vn)


NỘI DUNG
1 B1: Phép đếm, biến cố, xác suất của biến cố
2 B2: Tiếp theo B1 + Bài tập
3 B3: Biến ngẫu nhiên, phân bố nhị thức, phân bố chuẩn
4 B4: Tiếp theo B3 + Bài tập + Ôn tập

B1+2 Xác suất 1 / 46

Tài liệu tham khảo

1 Tập bài giảng ôn tập xác suất


2 Chu Văn Thọ, ... (2011), Bài tập xác suất thống kê, Giáo trình Đại
Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. (xem phần xác suất)
3 Daniel, W., W. (2011), Biostatistics: A Foundation for Analysis in the
Health Sciences (9th Edition) (xem chương 3)

B1+2 Xác suất 2 / 46


1. Ôn tập về phép đếm
Mục tiêu
1 Đếm được các trường hợp dựa trên qui tắc cộng, nhân
2 Phân biệt được các khái niệm tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị
3 Đếm được các trường hợp dựa trên các khái niệm tổ hợp, hoán vị

B1+2 Xác suất 3 / 46

1.1. Quy Tắc cộng


Giả sử một công việc có thể thực hiện bằng một trong k phương pháp,
trong đó
phương pháp 1: có n1 cách thực hiện,
phương pháp 2: có n2 cách thực hiện,
...
phương pháp k: có nk cách thực hiện,
và hai phương pháp khác nhau không có cách thực hiện chung.
Khi đó, ta có:

n1 + n2 + ... + nk cách thực hiện công việc.

Chẳng hạn, Có 2 áo ngắn tay và 3 áo dài tay. Sẽ có 2 + 3 = 5 cách


chọn áo

B1+2 Xác suất 4 / 46


1.2. Quy Tắc nhân
Giả sử một công việc được thực hiện tuần tự theo k giai đoạn, trong đó
giai đoạn 1: có n1 cách thực hiện,
giai đoạn 2: có n2 cách thực hiện,
...
giai đoạn k: có nk cách thực hiện.
Khi đó, ta có

n1 .n2 ...nk cách thực hiện công việc.

Chẳng hạn, Có 5 áo và 4 quần. Sẽ có 5.4=20 cách chọn quần áo.

B1+2 Xác suất 5 / 46

Ví dụ 1: Biển số xe mô tô 5 chữ số ở TPHCM

B1+2 Xác suất 6 / 46


Ví dụ 2: Vé số có 6 chữ số.

1 Có bao nhiêu giải Phụ đặc biệt cho các vé trúng 5 chữ số cuối cùng
liên tiếp theo thứ tự của giải Đặc biệt?
2 Có bao nhiêu giải Khuyến khích cho những vé chỉ sai 1 chữ số ở bất
kỳ hàng nào so với giải Đặc Biệt (ngoại trừ sai một chữ số ở hàng
trăm ngàn)?

1 9
2 45

B1+2 Xác suất 7 / 46

1.3. Chỉnh hợp


Cho tập hợp gồm n phần tử. Mỗi nhóm k phần tử khác nhau, có thứ tự
lấy từ tập hợp này gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử. Số các
chỉnh hợp chập k của n phần tử là
n!
Akn = n(n − 1)....(n − k + 1) = .
(n − k)!

Ví dụ 1: Với ba phần tử {a, b, c}, ta có số các chỉnh hợp chập 2 của 3


3!
phần tử là A23 = (3−2)! = 6, được liệt kê như sau

{ab, ba, bc, cb, ac, ca} .

Ví dụ 2: Một giải bóng đá gồm 14 đội thi đấu hai lượt, tính điểm để phân
hạng. Ban tổ chức giải phải tổ chức:
14!
A214 = = 182 trận.
(14 − 2)!

B1+2 Xác suất 8 / 46


1.3. Chỉnh hợp (tt)
Ví dụ 3: Cho tập các số tự nhiên S = {1; 2; 3; 4}. Ta có số các số tự
nhiên gồm 3 chữ số phân biệt là
4!
A34 = = 24.
(4 − 3)!

Chú ý: Khi k = n ta được một hoán vị của n phần tử. Khi đó, số các
hoán vị của n phần tử là

Pn = Ann = n(n − 1)....2.1 = n!.

Ví dụ: Với ba phần tử {a, b, c}, ta có số các hoán vị của 3 phần tử đó là


3! = 3.2.1 = 6, được liệt kê như sau

{abc, acb, bac, bca, cab, cba} .

B1+2 Xác suất 9 / 46

1.4. Tổ hợp
Cho tập hợp gồm n phần tử. Mỗi nhóm k phần tử khác nhau,
không phân biệt thứ tự lấy từ tập hợp này gọi là một tổ hợp chập k của n
phần tử. Số các tổ hợp chập k của n phần tử là
1 k n!
Cnk = An = .
k! k!(n − k)!

Ví dụ 1: Với ba phần tử {a, b, c}, ta có số các tổ hợp chập 2 của 3 phần


3!
tử là C32 = 2!(3−2)! = 3, liệt kê ra là

{ab, bc, ac} .

Ví dụ 2: Cho 10 điểm trong mặt phẳng sao cho không có 3 điểm nào
thắng hàng. Khi đó, số đoạn thẳng có được từ 10 điểm trên là

2 10!
C10 = = 45 (đoạn thẳng).
2!(10 − 2)!

B1+2 Xác suất 10 / 46


1.5. Sử dụng máy tính

B1+2 Xác suất 11 / 46

Các ví dụ
Ví dụ 1. Sắp xếp 6 sinh viên gồm 3 nam, 3 nữ vào một bàn dài 6 chỗ. Tìm
số cách thỏa
1 Sinh viên ngồi ngẫu nhiên
2 Hai đầu bàn là hai sinh viên nam
3 Hai đầu bàn là một sinh viên nam và một sinh viên nữ
4 Nam nữ ngồi xen kẽ nhau
Giải:
1 6! = 720
2 C32 2!.4! = 144
3 C31 .C31 .2!.4! = 432
4 3!.3!.2! = 72

B1+2 Xác suất 12 / 46


Các ví dụ
Ví dụ 2. Một đội văn nghệ gồm 20 người trong đó có 10 nam và 10 nữ.
Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 5 người tham gia biểu diễn sao cho
1 Có đúng 2 nam
2 Có ít nhất 2 nam và ít nhất 1 nữ
Giải
1 2 C 3 = 5400
C10 10
2 2 3 + C 3 C 2 + C 4 C 1 = 12900
C10 C10 10 10 10 10

B1+2 Xác suất 13 / 46

Các ví dụ
Ví dụ 3. Tung một đồng xu ba lần. Tìm số kết quả có thể xảy ra.

Giải:

Mỗi lần tung, đồng xu chỉ có thể sấp (S) hoặc ngửa (N). Do vậy số các
kết quả của phép tung đồng xu là:

{(SSS); (SSN); (SNS); (NSS); (SNN); (NSN); (NNS); (NNN)} .

Chúng ta dễ dàng tổng quát kết quả trên, khi tung đồng xu n lần sẽ có 2n
kết quả có thể xảy ra.

B1+2 Xác suất 14 / 46


Các ví dụ
Ví dụ 4. Gieo một con xúc xắc 6 mặt 2 lần. Tìm số kết quả có thể của
phép gieo.

Giải:

Mỗi lần gieo, xúc xắc có thể xuất hiện mặt 1, 2, ...,6. Do vậy số các kết
quả của phép gieo là:

{(1, 1); (1, 2); (1, 3); ....; (6, 6)}

có 6.6 = 36 phần tử. Chúng ta dễ dàng tổng quát kết quả trên, khi gieo
con xúc xắc n lần sẽ có 6n kết quả có thể xảy ra.

B1+2 Xác suất 15 / 46

Các ví dụ
Ví dụ 5. Một lô hàng có N sản phẩm, trong đó có K phế phẩm. Có bao
nhiêu cách chọn ra n sản phẩm trong đó có k phế phẩm?

n−k
CKk CN−K

B1+2 Xác suất 16 / 46


Các ví dụ
Ví dụ 6. Một hộp đựng 8 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 3 viên bi vàng. Có bao
nhiêu cách chọn từ đó ra 4 viên bi nếu
1 Có đúng 2 bi xanh
2 Có ít nhất 2 bi xanh
3 Số bi xanh bằng bi đỏ
Giải:
1 C82 C82 = 784
2 C82 C82 + C83 C81 + C84 = 1302
3 C81 C51 C32 + C82 C52 = 400

B1+2 Xác suất 17 / 46

2. Xác suất của biến cố


Mục tiêu
1 Trình bày được hiện tượng ngẫu nhiên, không gian mẫu, các loại biến
cố và tính chất của các biến cố
2 Tính được xác suất của các biến cố dựa trên các định nghĩa, công
thức

B1+2 Xác suất 18 / 46


2.1. Hiện tượng ngẫu nhiên

Định nghĩa
Là hiện tượng mà dù được thực hiện trong cùng điều kiện, vẫn có thể cho
kết quả khác nhau.

Khi tung một đồng xu, có thể xuất hiện mặt ngửa nhưng cũng có thể
không xuất hiện mặt ngửa.
Khi gieo một con xúc xắc, có thể xuất hiện mặt 6 chấm nhưng cũng
có thế không xuất hiện mặt 6 chấm.
Khi khám bệnh cho một người bất kì, có thể có bệnh X nào đó cũng
có thể không có bệnh X.

B1+2 Xác suất 19 / 46

2.1. Hiện tượng ngẫu nhiên (tt)

Cho xuất hiện một hiện tượng ngẫu nhiên được gọi là thực hiện một
phép thử.
Tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không
gian mẫu
Mỗi phần tử của không gian mẫu là một biến cố sơ cấp.
Mỗi tập con của không gian mẫu là một biến cố.

Ta thường dùng kí hiệu Ω cho không gian mẫu, các chữ cái in hoa A, B, C
... kí hiệu tập con của Ω để chỉ các biến cố.

B1+2 Xác suất 20 / 46


Ví dụ
Trong phép thử gieo một con xúc xắc, kí hiệu
Ai : "Xuất hiện mặt i chấm", là các biến cố sơ cấp.
Không gian mẫu Ω = {A1 , A2 , ..., A6 } ≡ {1, 2, ..., 6} .
A: "Xuất hiện mặt số lẻ", A = {A1 , A3 , A5 } ≡ {1, 3, 5} .
B: "Xuất hiện mặt số chẵn", B = {A2 , A4 , A6 } ≡ {2, 4, 6}.
C: "Xuất hiện mặt số nguyên tố", C = {A2 , A3 , A5 } ≡ {2, 3, 5}.

B1+2 Xác suất 21 / 46

2.2. Biến cố chắc chắn, biến cố không thể

Biến cố chắc chắn A = Ω: là biến cố luôn xảy ra.


Biến cố không thể A = Ø: là biến cố không bao giờ xảy ra.

B1+2 Xác suất 22 / 46


2.3. Biến cố tổng
A ∪ B ≡ A + B: ít nhất có A hoặc B xảy ra
Gieo 2 quân xúc xắc
A: "tổng số nút > 10"
B: "tổng số nút < 4"
=> A ∪ B = {(5, 6), (6, 5), (6, 6), (1, 2), (2, 1), (1, 1)} .

B1+2 Xác suất 23 / 46

2.4. Biến cố tích


A ∩ B ≡ AB: Cả A và B cùng xảy ra
Gieo 2 quân xúc xắc
A: "tổng số nút >7"
B: "tổng số nút < 10"
=> A ∩ B = {(2, 6), (6, 2), (3, 6), (6, 3), (3, 5), (5, 3), (4, 5), (5, 4), (4, 4)} .

B1+2 Xác suất 24 / 46


2.5. Biến cố xung khắc, biến cố đối
Hai biến cố xung khắc: A ∩ B = Ø
Gieo 2 quân xúc xắc
A: "tổng số nút < 7"
B: "tổng số nút > 10"
=> A ∩ B = Ø
Biến cố đối của A là Ā thoả: Ā ∪ A = Ω, Ā ∩ A = Ø
Gieo 2 quân xúc xắc
A: "tổng số nút là chẵn"
=> Ā: "tổng số nút là lẻ"

B1+2 Xác suất 25 / 46

Minh hoạ mối quan hệ giữa các biến cố

B1+2 Xác suất 26 / 46


2.6. Một số tính chất của biến cố
Cho các biến cố A, B, C trong không gian mẫu Ω, ta có một số tính chất
thường dùng sau
1 A ∪ (B ∩ C ) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C ), A ∩ (B ∪ C ) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C ).
2 A ∪ B = Ā ∩ B̄, A ∩ B = Ā ∪ B̄.
3 A ∩ Ā = Ø, A ∪ Ā = Ω.
4 B = (B ∩ A) ∪ (B ∩ Ā), (B ∩ A) ∩ (B ∩ Ā) = Ø.

B1+2 Xác suất 27 / 46

Minh hoạ tính chất thường dùng

B = (B ∩ A) ∪ (B ∩ Ā)

B1+2 Xác suất 28 / 46


2.7. Định nghĩa xác suất cổ điển

Định nghĩa
Phép thử với không gian mẫu có n phần tử
Biến cố A có k phần tử
Biến cố sơ cấp có cùng khả năng xảy ra
k
P(A) = .
n

Phép thử gieo một xúc xắc


Không gian mẫu Ω ≡ {1, 2, 3, 4, 5, 6} , n = 6,
A: "nhận được mặt 1 chấm"≡ {1} , k = 1
B: "nhận được mặt lẻ"≡ {1, 3, 5} , k = 3
=> P(A) = 16 , P(B) = 3
6 = 0, 5.

B1+2 Xác suất 29 / 46

2.8. Định nghĩa xác suất bằng tần suất

Định nghĩa:
Phép thử lặp lại n lần trong điều kiện giống nhau
Biến cố A xảy ra k lần
Khi n lớn
k
P(A) = .
n

Khám cho 10000 người dân, có 51 người bị cao huyết áp


Biến cố A: "bi bệnh cao huyết áp"
51
=>P(A) = 10000 = 0, 0051.

B1+2 Xác suất 30 / 46


2.9. Định nghĩa theo tiên đề Kolmogorov

Định nghĩa
Xác suất P(.) là hàm số xác định trên tập các biến cố của không gian mẫu
Ω thỏa:
1 Với biến cố bất kì A, 0 ≤ P(A) ≤ 1.
2 P(Ø) = 0, P(Ω) = 1.
3 Nếu biến cố A và B xung khắc thì P(A + B) = P(A) + P(B).

Hệ quả:
1 P(A) + P(Ā) = 1
2 Công thức cộng: Với các biến cố A, B ta có
P(A + B) = P(A) + P(B) − P(AB).

B1+2 Xác suất 31 / 46

Ví dụ
Một lớp học có 100 HS. Có 30 giỏi cả Toán và Văn, 40 giỏi Toán và 50
giỏi Văn. Chọn ngẫu nhiên một HS và xét các BC
A: "chọn được HS giỏi Toán"
B: "chọn được HS giỏi Văn"
40 50 30
=> P(A) = = 0, 4; P(B) = = 0, 5; P(A ∩ B) = = 0, 3.
100 100 100

Xác suất để HS đó giỏi văn hay toán


P(A ∪ B) = P(A) + P(B) − P(A ∩ B) = 0, 4 + 0, 5 − 0, 3 = 0, 6
Xác suất để HS đó không giỏi môn nào
P(A ∪ B) = 1 − P(A ∪ B) = 1 − 0, 6 = 0, 4

B1+2 Xác suất 32 / 46


2.10. Xác suất điều kiện

Định nghĩa
Xác suất của biến cố A với điều kiện biến cố B đã xảy ra (P(B)>0), được
kí hiệu P(A|B), nó biểu thị khả năng xảy ra biến cố A trong tình huống
biến cố B đã xảy ra
P(A|B) = P(A∩B)
P(B) .

B1+2 Xác suất 33 / 46

Giả sử kết quả chẩn đoán ung thư phổi cho bởi bảng

P(T + ∩D + ) 240/1000
P(T + |D + ) = P(D + ) = 400/1000 = 0, 6
P(T − ∩D − ) 576/1000
P(T − |D − ) = P(D − )
= 600/1000 = 0, 96
P(T + ∩D + ) 240/1000
P(D + |T + ) = P(T + ) = 264/1000 = 0, 9091

B1+2 Xác suất 34 / 46


2.11. Công thức nhân xác suất

Định lí
Với hai biến cố A, B bất kì, ta có
P(AB) = P(A)P(B|A).
Tổng quát, với n biến cố bất kỳ A1 , A2 , ..., An , ta có:
P(A1 A2 ...An ) = P(A1 )P(A2 |A1 )P(A3 |A1 A2 )...P(An |A1 A2 ...An−1 ).

Một lô thuốc có 30 lọ, trong đó 5 lọ bị hỏng. Lấy ngẫu nhiên từng lọ


thuốc (không trả lại). Tính xác suất để:
1 Lọ thứ 1 và 2 đều hỏng (trong 2 lần lấy)
2 Cả 3 lọ đều hỏng (trong 3 lần lấy)
Giải: Với biến cố Ai : "Lấy được lọ thứ i bị hỏng ", i = 1, 2, 3.
5 4 2
P(A1 A2 ) = P(A1 )P(A2 /A1 ) = 30 29 = 87 = 0, 023.
1

5 4 3 1
2 P(A1 A2 A3 ) = P(A1 )P(A2 |A1 )P(A3 |A1 A2 ) = 30 39 28 = 406 = 0, 002.

B1+2 Xác suất 35 / 46

Ví dụ. Phun thuốc diệt lăng quăng trong 3 tuần liên tiếp

Khả năng lăng quăng bị chết sau lần phun thứ nhất là 50%; nếu sống sót
thì khả năng bị chết sau lần phun thứ 2 là 70%; tương tự lần phun thứ ba
là 90%. Tính XS lăng quăng chết sau đợt phun.

Giải:

Đặt các biến cố: A: "lăng quăng chết sau đợt phun thuốc", Ai : "lăng
quăng chết sau lần phun thứ i", i=1,2,3.

P(Ā) = P(A¯1 ∩ A¯2 ∩ A¯3 ) = P(A¯1 ).P(A¯2 /A¯1 ).P(A¯3 /A¯1 ∩ A¯2 )
= [1 − P(A)] 1 − P(A2 /A¯1 ) 1 − P(A3 /A¯2 )
  

= (1 − 0, 5)(1 − 0, 7)(1 − 0, 9) = 0, 015.

Do đó P(A) = 1 − P(Ā) = 1 − 0, 015 = 0, 985.

B1+2 Xác suất 36 / 46


Ví dụ(tt)

B1+2 Xác suất 37 / 46

2.12. Công thức xác suất toàn phần

Công thức xác suất toàn phần


Với hai biến cố A, B bất kì, ta có
P(A) = P(A|B)P(B) + P(A|B̄)P(B̄)

Công thức xác suất toàn phần mở rộng


Giả sử A1 , A2 , ...An là một họ biến cố đầy đủ của Ω, nghĩa là thoả
A1 + A2 + .... + An = Ω
Ai ∩ Aj = Ø, i 6= j
Khi đó,

P(B) = P(B|A1 )P(A1 ) + P(B|A2 )P(A2 ) + ... + P(B|An )P(An ).

B1+2 Xác suất 38 / 46


Ví dụ
Tỉ lệ mắc bệnh H ở khu vực X là 2%. Một loại xét nghiệm,
Mắc bệnh thì cho kết quả luôn dương tính
Không bị bệnh thì kết quả có thể dương tính với xác suất 2%
Chọn ngẫu nhiên một người dân của khu vực X,
1 Khả năng người dân này khi XN cho kết quả (+) là bao nhiêu?
2 Khi người dân này XN có kết quả (+), khả năng người này mắc bệnh
là bao nhiêu?
Đặt các biến cố
D + , D − : Mắc bệnh, không mắc bệnh
T + : XN cho kết quả dương tính

B1+2 Xác suất 39 / 46

Ví dụ (tt)

P(T + ) = P(T + D + + T + D − ) = P(T + D + ) + P(T + D − )


= P(D + )P(T + |D + ) + P(D − )P(T + |D − )
= 0, 02.1 + 0, 98.0, 02 = 0, 0396

B1+2 Xác suất 40 / 46


2.13. Công thức Bayès
P(D + |T + ) = ?????

Công thức Bayès:


Giả sử A1 , A2 , ..., An là một họ đầy đủ các biến cố và xét biến cố B với
P(B) > 0. Với mỗi k = 1,2,...,n ta có

P(B|Ak )P(Ak )
P(Ak |B) = .
P(B)

+ +P(T + |D + )P(D + ) 1.0, 02


P(D |T ) = = = 0, 5051
P(T + ) 0, 0396

B1+2 Xác suất 41 / 46

Ví dụ
Một bệnh viện nhận các lọ thuốc Vắc-xin từ ba xí nghiệp X1 , X2 và X3 .
Tổng số các lọ thuốc Vắc-xin của xí nghiệp X1 chiếm 30%, xí nghiệp X2
chiếm 50%, xí nghiệp X3 chiếm 20%. Trong đó tỉ lệ Vắc-xin không đảm
bảo chất lượng của xí nghiệp X1 , X2 và X3 lần lượt là 1%, 3% và 5%.
Kiểm tra ngẫu nhiên 1 lọ vắc-xin,
1 Tính xác suất để lọ này không đảm bảo chất lượng.
2 Tính xác suất để lọ đó do xí nghiệp X1 sản xuất. Lọ hỏng này có
nhiều khả năng do xí nghiệp nào sản xuất ?
Giải: Xét các biến cố
Xi : "nhận được vắc-xin của xí nghiệp Xi ", i=1,2,3.
B: "nhận được lọ vắc-xin không đảm bảo chất lượng".
P(X1 ) = 0, 3; P(X2 ) = 0, 5; P(X3 ) = 0, 2
P(B|X1 ) = 0, 01; P(B|X2 ) = 0, 03; P(B|X3 ) = 0, 05.

B1+2 Xác suất 42 / 46


Ví dụ (tt)

1 Xác suất để lọ không đảm bảo chất lượng.


Theo công thức xác suất toàn phần, ta có

P(B) = P(B|X1 )P(X1 ) + P(B|X2 )P(X2 ) + P(B|X3 )P(X3 )


= 0, 01.0, 3 + 0, 03.0, 5 + 0, 05.0, 2 = 0, 028.

2 Xác suất để lọ thuốc do xí nghiệp X1 sản xuất.


Theo công thức Bayès

P(B|X1 )P(X1 ) 0, 3.0, 01 3


P(X1 |B) = = = = 0, 1071.
P(B) 0, 028 28

P(X2 |B) = 0, 5357; P(X3 |B) = 0, 3571 => X2


B1+2 Xác suất 43 / 46

2.14. Biến cố độc lập

Định nghĩa
Hai biến cố A, B được gọi là độc lập nếu xác suất để biến cố này xảy ra
không phụ thuộc vào biến cố kia xảy ra, nghĩa là P(A|B) = P(A) và do đó

P(AB) = P(A)P(B).

Thảy một đồng xu và một con xúc xắc, Xét các biến cố
A: "nhận được mặt ngửa của đồng xu"
B: "nhận được nút chẵn của xúc xắc"
Ta có
1 1 1
P(A) = , P(B) = , P(AB) = .
2 2 4
1
Do đó P(AB) = P(A)P(B) = 4 nên A, B độc lập với nhau.

B1+2 Xác suất 44 / 46


2.14. Biến cố độc lập (tt)
Tính chất: Nếu A, B độc lập với nhau thì
A, B̄ độc lập với nhau.
Ā, B độc lập với nhau.
Ā, B̄ độc lập với nhau.

B1+2 Xác suất 45 / 46

Tóm lược

P(Ā) = 1 − P(A); P(B̄|A) = 1 − P(B|A) (đối)


P(A + B) = P(A) + P(B) − P(AB) (Cộng)
P(A + B) = P(A) + P(B) (Cộng, xung khắc)
P(AB) = P(A)P(B|A) (Nhân)
P(AB) = P(A)P(B) (Nhân, độc lập)
P(A) = P(A|B)P(B) + P(A|B̄)P(B̄)(Toàn phần)
P(A|B) = P(B|A)P(A)
P(B) (Bayes)

Nắm rõ
1 Các loại biến cố (tổng, tích, đối, xung khắc, độc lập, ...)
2 Điều kiện áp dụng, thu gọn, mở rộng công thức
Và để tính được XS, cần phép đếm (Tổ hợp, hoán vị, qui tắc nhân-cộng)

B1+2 Xác suất 46 / 46

You might also like